Home Blog Page 784

Tổ tiên dặn: “Tứ thụ đại ma” đại kỵ trồng tước nhà kẻo gặp họa, đó là những cây nào?

0

Cây xanh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Theo kinh nghiệm người xưa truyền dạy: “Tứ thụ đại ma”, bạn có biết đó là những cây nào không?

Cây xanh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Theo kinh nghiệm người xưa truyền dạy: “Tứ thụ đại ma”, bạn có biết đó là những cây nào không?

1. Cây dâu

Người xưa cho rằng “phía trước không trồng dâu, phía sau không trồng liễu”, cây dâu và cây liễu là hai trong “Tứ thụ đại ma”.

Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với các loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

cay-canh-khong-nen-trong-truoc-nha-1

Người ta cho rằng, phát âm chữ dâu trong tiếng Hán là 桑 (tang) hài âm với chữ 丧 (tang) là tang ma. Trước nhà có cây dâu sẽ “chiêu tang dẫn hoạ” 招丧引祸, mang bất hạnh đến cho cả nhà.

Còn theo sách “Hán thư” thì ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái thường tới đó tụ tập hát gợi chuyện không đứng đắn. Vì vậy, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái. Do vậy, cây dâu chính là “cây ma quỷ” trong quan niệm của người xưa.

2. Cây liễu

Sau nhà không trồng liễu, là do vì trong quan niệm của người xưa, vàng bạc châu báu vào từ cửa trước, nhiều phúc khí được giữ trong nhà, nếu sau nhà trồng cây liễu, thì vàng bạc châu báu và phúc khí sẽ theo cửa sau 流 lưu đi mất, nó tượng trưng cho điều không cát lợi.

Từ “liễu” nghe âm gần giống với từ “lưu”, tức là chảy đi, đổ đi mất, vì vậy trồng loại cây này trước cửa nhà có thể khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo, hao tài tốn của, tài sản trong nhà chảy đổ hết xuống sông xuống biển. Vì vậy, tốt nhất gia chủ không nên trồng cây liễu cả trước và sau nhà để tránh gặp phải những điều không may mắn theo phong thủy nhà ở.

3. Cây dương

Cây dương thường được người chơi cây cảnh yêu thích vì lá cây xanh, tán lá rất đẹp. Tuy nhiên trong dân gian, cây dương được cho là dẫn dụ ma quỷ về nhà nên nó được cho là loại cây không mang lại may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, cây dương mang tính âm nên chắc chắn âm khí theo đó mà đến với ngôi nhà của bạn nếu trồng cây này trong vườn nhà. Điều này ảnh hưởng đến sinh khí và sức khỏe của toàn bộ thành viên sống trong ngôi nhà. Chính vì vậy, rất nhiều người kiêng kỵ loại cây này trồng trong khuôn viên nhà.

cay-canh-khong-nen-trong-truoc-nha-2

4. Cây đa

Ông bà ta có câu “Chùa bóng đa, nhà bóng khế”, điều này có nghĩa cây đa là một cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của những linh hồn vất vưởng nên thường có nhiều âm khí. Không chỉ ở Việt Nam, trong Ấn Độ giáo, lá của cây đa được cho là nơi an nghỉ của thần Krishna. Trong đạo Hindu, cây đa có liên quan với lễ hội Vat Purnima. Trong kinh điển tiếng Pali của Phật giáo, cây đa (tiếng Pali: nigrodha) mang tính biểu tượng, được nhắc nhiều lần. Ở Philippines, người ta gọi cây đa là cây balete, nơi trú ngụ của một số vị thần và linh hồn.

Hơn nữa, xét trên góc độ khoa học, gốc rễ to và thô khiến địa hình lồi lõm ảnh hưởng đến phần đất của ngôi nhà, thậm chí, khí rễ ăn sâu xuống lòng đất ảnh hưởng đến móng nhà.

Chính vì vậy, ít ai có nhu cầu lựa chọn trồng cây đa ở trước nhà mà nó chỉ xuất hiện ở đình chùa, miếu mạo mà thôi.

Trước khi rán nem nhớ cho thứ này vào chảo, nem vàng ruộm, vỏ giòn tan, để lâu không ỉu

0

Để có những cuộn nem rán vàng ruộm, vỏ giòn, để không sợ bị ỉu, bạn hãy lưu lại những bí quyết dưới đây.

Nhân nem

Với món nem, bạn có thể thay đổi phần nhân tùy theo sở thích. Thông thường, nhân nem sẽ có một số loại rau củ như củ đậu, giá, cà rốt… cùng với thịt, tôm, miến, trứng…

Phần rau củ nên được vắt bỏ nước để khi trộn nhân không bị ra nước, làm nem bị mềm ỉu, dễ bục.

Lượng trứng cho vào nem cũng chỉ nên vừa phải để nhân kết dính, không bị khô. Cho quá nhiều trứng sẽ khiến nhân nem bị ướt.

Miến ngâm với nước ấm cho mềm. Không nên ngâm miến với nước nóng già khiến miến nở to, làm nem dễ bị bung ra trong quá trình rán.

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại rau và gia vị khác để nem thơm ngon hơn, chẳng hạn như hành lá, rau mùi ta, hạt tiêu…

Chọn loại bánh đa gói nem

Mỗi loại bánh đa sẽ mang lại một độ giòn khác nhau. Vỏ ram, vỏ nem rế, bánh tráng đậu xanh sẽ giúp nem rán lên có lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan.

Bạn cũng có thể xếp 2 miếng bánh đa chồng lên nhau để tạo lớp vỏ dày hơn giúp nem rán được giòn, không dễ bị bục. Hãy đặt một miếng bánh đa nem xuống mặt phẳng, lấy 1/3 hoặc 1/2 miếng bánh đa nem khác đặt lên trên rồi mới cho nhân vào giữa để gói.

Gói nem

meo-ran-nem-01

 

Khi gói nem, bạn chỉ cho một lượng nhân vừa phải và gói không quá chặt tay. Gói quá chặt sẽ khiến niếm và trứng nở ra trong lúc rán, làm rách phần vỏ. Gói hơi lỏng tay một chút sẽ giúp nhân có không gian để “nở ra”.

Cho nem vào tủ lạnh

Để nem được chắc, rán không bị vỡ, bạn có thể cho nem đã gói vào ngăm mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Trong thời gian này, nem sẽ chặt và khô hơn, rán lên sẽ giòn hơn.

Thoa nước đường lên nem

Bạn có thể pha một bát nước nước đường loãng và thoa một lớp mỏng lên các cuốn nem chưa rán. Nước đường sẽ giúp vỏ nem giòn và vàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước sạch rồi thoa đều lên bánh đa nem trước khi gói. Giấm giúp làm mềm bánh đa nem để việc cuộn nem được dễ dàng hơn, nem giòn và đẹp hơn khi rán.

Rán nem 2 lần

Để nem được giòn ngon, lên màu đẹp, không bị cháy, bạn nên rán 2 lần.

Khi rán, hãy thái vài lát gừng và bỏ vào chảo dầu. Gừng sẽ giúp nem giòn, thơm và không dễ bị vỡ. Rán cho lớp vỏ nem se lại, nem chín khoảng 70% thì vớt ra để ráo dầu.

Nếu không cho gừng, bạn cũng có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào chảo. Nước cốt chanh sẽ ngăn tình trạng bắn dầu khi rán và giúp nem có lớp vỏ giòn.

meo-ran-nem-02

Nếu làm nhiều thì ở bước này, bạn có thể chờ nem nguội và xếp vào hộp rồi cất tủ lạnh để dùng dần.

Nếu ăn ngay, bạn hãy làm nóng dầu vào cho nem vào rán lần hai ở lửa vừa. Khi thấy nem chuyển màu vàng nâu thì tăng nhiệt để nem không bị ngấm dầu và giúp lớp vỏ giòn hơn.

Khi nem đã vàng đều các mặt thì gắp ra, xếp vào giấy thấm dầu cho hết phần dầu thừa rồi mới xếp nem ra đĩa.

meo-ran-nem-03

Cách bảo quản nem

Bạn có thể gói nhiều nem một lần rồi bảo quản để dùng dần. Có nhiều cách để bảo quản nem khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

– Bảo quản nem sống

Sau khi gói xong, bạn hãy xếp nem vào khay rộng. Nên để các cuốn nem cách nhau một chút để chúng không dính vào nhau. Cho khay nem vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 40 phút cho các cuốn nem cứng lại.

Khi nem đã cứng, hãy lấy chúng ra và xếp vào hộp, đậy kín nắp. Cho hộp nem vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng thì lấy nem ra, rã đông tự nhiên khoảng 20 phút là có thể rán được.

– Bảo quản nem đã rán

Bạn cũng có thể rán sơ nem rồi gắp ra, để cho nem nguội và ráo dầu rồi mới xếp vào hộp vào cất vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi cần ăn thì lấy nem ra rã đông và rán lại cho vỏ vàng giòn.