Home Blog Page 780

10 cách cắm hoa trưng ngày Tết đơn giản, hút tài lộc, ai nhìn cũng khen nức nở

0

Cắm hoa đúng chuẩn không chỉ đẹp, mà còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Dưới đây là gợi ý 10 cách cắm hoa đẹp, đơn giản ai cũng nên biết.

Hoa đồng tiền

Vào dịp năm mới, các chị em thường trưng loài hoa đồng tiền với mong muốn một năm mới tiền bạc, tài lộc dồi dào.

Tham khảo cách cắm hoa được gợi ý trong bài viết này, chỉ với hoa đồng tiền và 1 chút lá trang trí là bạn đã có 1 bình hoa trưng trong nhà dịp Tết cực kỳ bắt mắt rồi. 

Hoa ly

Rất nhiều người yêu thích và lựa chọn hoa ly trang trí nhà ngày Tết. Loài hoa này không những đẹp mà còn có tươi rất lâu nữa.

Hoa ly có nhiều cách cắm khác nhau, tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách cắm trong bức hình này, vừa đơn giản lại rất sang trọng và tinh tế.

Hoa cúc họa mi

Với những ai yêu thích loài hoa trắng tinh khôi như cúc họa mi thì hoàn toàn có thể tham khảo mẫu cắm hoa này.

Một chiếc bình cao không trang trí cầu kỳ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kiểu cắm hoa này. Cúc họa mi xen lẫn một chút hoa dạ thảo tím thì quả là tuyệt vời đúng không nào.

Hoa hồng

Có lẽ loài hoa phổ biến nhất dịp Tết sau hoa đào, hoa mai thì chính là hoa hồng. Loài hoa này vừa dễ mua lại dễ trang trí nhà cửa.

Có rất nhiều kiểu cắm hoa hồng khác nhau, bạn có thể cắm hoa hồng lẫn với hoa baby, hoa cúc, cành măng tuy nhiên đa số chị em ưa thích hoa hồng cắm đơn giản kiểu này. Vừa dễ làm lại không phải đau đầu lựa chọn loại hoa cắm cùng.

Hoa lay ơn

Ngày Tết, các gia đình rất hay mua hoa lay ơn để trang hoàng, người chọn hoa lay ơn cắm cùng các loài hoa khác đặt ngay phòng khách. Cũng có người lựa chọn hoa lay ơn trang trí ban thờ gia tiên.

Đây là một trong những cách kết hợp hoa lay ơn đẹp mà các chị em có thể tham khảo.

Lan tường

Hoa lan tường có hình dáng giống với hoa hồng nhưng mềm mại và nhiều màu sắc hơn. Đây cũng chính là lí do nhiều chị em chọn lan tường làm loài hoa trang trí nhà ngày Tết.

Thông thường, người ta sẽ cắm hoa lan tường mà không thêm bất cứ loài hoa nào khác. Tuy nhiên, cách kết hợp lan tường với cẩm chướng trên đây cũng là gợi ý không tồi.

Hoa đào

Một cách cắm hoa đào đơn giản mà chị em nào cũng có thể tham khảo.

Những cành đào cắt gọn thế này vừa dễ bày trong nhà lại không kém phần đẹp mắt.

Vì sao chuối thờ người ta cứ thích chọn nải quả lẻ dù giá cực cao? Chuyên gia lý giải bất ngờ!

0

Gần Tết, như cầu mua chuối chờ ngày càng tăng cao và những nải chuối có quả lẻ dù giá đắt nhưng vẫn được nhiều người cố gắng tìm mua.

Trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu chuối tiêu chính vì thế, từ ngày 24-25 tháng Chạp trở đi, chuối được bày bán rất nhiều ở các khu chợ, quầy hàng hoa quả. Theo quan niệm tâm linh của người miền Bắc, nải chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm. Nải chuối ngửa lên giống như bàn tay hứng lấy nắng sương, đọng thành quả ngọt với ý nghĩa may mắn, bao bọc và chở che.

Tuy chuối được bày bán nhiều nhưng nhiều người vẫn thích chọn nải chuối có số quả lẻ mặc dù giá rất cao, lên đến vài trăm nghìn đồng (tùy theo số lượng quả). Vậy nên chọn chuối thờ như thế nào mới tốt, vì sao chuối quả lẻ có giá cao lại được nhiều người săn lùng? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Chuối thờ Tết chọn như thế nào mới tốt?

Muốn chuối thờ Tết đẹp, để được lâu, chúng ta cần chọn những nải chuối tiêu già nhưng vẫn còn xanh, quả to đều, có độ cong cũng đều nhau như vậy mới “ôm” hết được những loại hoa quả khác đặt bên trong nó. Tránh chọn những nải xòe ra, khe giữa các quả quá rộng nhìn vừa không đẹp lại khó kẹp được các quả quất.

Lưu ý: Không nên chọn những nải chuối sắp chín hoặc chuẩn bị ngả sang màu vàng. Vì những nải chuối này khi thắp hương, độ nóng của nhang sẽ làm chuối chín nhanh, rụng quả, hỏng cả mâm ngũ quả. Thắp hương những nải chuối tiêu xanh già quả nhưng chưa chín, sau 1 tuần Tết, dưới sức nóng của hương nhang chuối sẽ chín dần là vừa.

Bên cạnh đó, mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Vì vậy, màu xanh của chuối chính là tượng trưng cho hành Mộc. Nếu thờ chuối màu vàng sẽ không đủ ý nghĩa.

Vì sao nhiều người muốn thờ nải chuối có quả lẻ?

Ngoài việc chọn chuối theo hình dáng, màu sắc, người miền Bắc còn rất chú trọng đến số lượng quả trong một nải chuối. Những nải có quả lẻ được người ta mua nhiều nhất chính vì thế nó thường có giá cao gấp nhiều lần các nải có quả chẵn. Nải chuối càng nhiều quả và có số quả lẻ sẽ càng đắt.

Theo T.S, Chuyên gia phong thủy Nguyễn Ngoan cho biết, chẵn là số âm, lẻ là số dương, số âm không có tốt. Hơn nữa trái chuối là số âm nên ta cần số dương. Chính vì thế nên nải chuối có quả lẻ thường bán đắt hơn nải chuối có quả chẵn.

Nhà Nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cũng từng cho biết thêm, do tư duy người Việt thích số lẻ, số lẻ là tượng trưng cho sự sinh sôi nên từ thắp hương, cắm hoa đều chọn số lẻ. “Thắp hương phải kiêng số chẵn, 3 nén hương là thờ Thiên, Địa, Nhân, 5 nén là thờ 5 đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tư duy của con người là thích số lẻ, số lẻ là số của sự sinh sôi”.

Có lẽ vì thế mà nải chuối quả lẻ hay được người ta chọn mua để thắp hương nhiều.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Mẹo ướp thịt xiên nướng bất bại, không khô, không cháy lại rất thơm ngon

0

Thịt xiên nướng là món ăn mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất yêu thích. Với cách làm này bạn có thể tự làm những xiên thịt nướng ngon như ngoài hàng.

Cách làm thịt xiên nướng chuẩn vị – Cách 1

Nguyên liệu

– Hành tím: 1 củ

– Tỏi: 1 củ

– Sả: 1 nhánh

– Nước hàng: 3 muỗng canh

– Nước mắm: 50ml

– Dầu hào: 3 muỗng canh

– Dầu vừng: 2 muỗng cà phê

– Thịt nạc vai: 400g (có thể thay bằng thịt ba chỉ)

– Hạt tiêu, vừng trắng

– Que tre

Cách làm

– Rửa sơ que tre và luộc qua nước sôi. Thịt rửa sạch, thái miếng mỏng vừa (thịt mỏng quá sẽ mất nhiều thời gian cuốn còn thịt dày quá sẽ có cuốn vào xiên). Hành tím, tỏi, sả băm nhỏ.

– Cho thịt vào ướp với một ít nước mắm, nước hàng, dầu hào, đường, hành, tỏi, sản, dầu vừng, hạt tiêu, vừng trắng. Ngâm 2 – 3 tiếng cho thịt ngấm gia vị.

– Mang thịt đi xiên vào que tre. Thịt vụn và các dải thịt nhỏ cuốn vào trong. Những miếng thịt lớn hơn thì cuốn ra ngoài xiên. Cuốn xong thì lấy tay nắn đều cho xiên thịt trộn đều.

– Không nên làm xiên thịt quá dày và cuốn quá chặt vì sẽ làm mất thời gian nướng và có thể khiến bên ngoài cháy, bên trong sống.

– Nướng thịt bằng vỉ nướng trên bếp than là ngon nhất. Bạn cũng có thể nướng trong lò mức nhiệt 200 độ C trong 30 – 35 phút. Khi nướng nên lật mặt xiên thịt để thịt chín đều.

Thịt nướng thành phẩm có màu vàng, thơm ngát nhờ hành tỏi và dậy mùi sả và vừng.

Cách làm thịt xiên nướng – Cách 2

Nguyên liệu

­- Thịt lợn: 450g (chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai có cả nạc cả mỡ thì thịt không bị khô)

– Tỏi: 1 củ

– Hành khô: 2 củ

– Riềng: 1 củ nhỏ

– Sả: 1 cây

– Nghệ: 1 củ nhỏ

– Một thìa cà phê hạt ngò

– Vừng trắng rang thơm: 10g

– Que xiên

Cách làm

– Thịt lợn rửa sạch, thái lát từng miếng mỏng và kích thước nhỏ vừa ăn.

– Tỏi, hành, riếng, sả, nghệ rửa sạch, gọt vỏ và cho vào máy xay nhuyễn, cho vào thịt để ướp, cho cả hạt ngò và mè trắng đã rang thơm vào tô.

– Cho thịt vào tô ướp với 1 thìa nước tương, 2 thìa nước mắm và 1 thìa dầu ăn, dầu hào trộn đều. Trộn đều bát thịt và cho vào tủ lạnh, ướp thịt từ 1 – 2 tiếng để thịt ngấm gia vị.

– Xiên thịt thành từng xiên đều nhau. Nếu dùng que xiên tre bạn ngâm trong nước lạnh 30 phút – 1 tiếng để thịt không bị cháy khi nướng.

– Cho thịt vào vỉ nướng trên bếp than hoặc nướng trong lò nướng, nồi chiên không dầu.

Cách ướp thịt nướng – Cách thứ 3

Chuẩn bị:

– Thịt vai giòn, ớt chuông

– Gia vị ướp: 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1/2 muỗng cà phê mì chính, 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương, 2 muống canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước tương, 2,5 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước hàng, 1 muỗng canh dầu điều hoặc dầu gấc để lấy màu, 4 muỗng canh dầu ăn. 1 muỗng canh bột tỏi, 1 muỗng bột hành (có thể sử dụng hành tỏi tươi băm nhỏ, nhưng lúc nướng thì bỏ ra không dễ bị cháy.

Thực hiện:

Thịt mua về rửa sạch với nước muối loãng, thái lát mỏng.

Gia vị trên trộn đều vào 1 âu to, cho thịt vào ướp qua đêm trong tủ mát hoặc ít nhất 1-2 tiếng.

Ớt chuông cắt vuông quân cờ. Xiên thịt vào từng que xem kẽ ớt chuông và thịt.

Nướng bằng than, nồi thủy tinh, nồi chiên không dầu đều được. Với nồi nướng thủy tinh set nhiệt 230 độ, được 7 phút lật mặt thịt rồi nướng thêm 5 phút nữa là chín. Còn nếu nướng nồi chiên không dầu thì để 180 độ C, 7 phút lật mặt rồi nướng thêm 3,5 phút nữa. Nếu dùng lò nướng thì căn thời gian tùy theo nhiệt của lò.

Pha nước mắm ăn kèm: nước mắm pha theo tỉ lệ: 1 đường – 1 dấm – 1 mắm – 2 nước. Tỏi ớt băm nhỏ bên ngoài rồi cho vào nước chấm.

Thịt nướng kiểu này vừa mềm ngon, không khô dai, vị vừa phải, lại thơm nức, màu đẹp, chỉ nhìn thấy thôi đã thèm chảy nước miếng.

Thịt chín nướng xong đem ăn cùng bánh hỏi, bánh cuốn, bún, xôi hoặc bất cứ với món gì bạn thích.

Cách làm thịt xiên nướng ngon như ngoài hàng – Cách 4

Cách làm

Sơ chế và ướp thịt: Thịt lợn vai đầu giòn rửa sạch, thấm khô hoặc để ráo nước, thái miếng khoảng 0,5cm (không nên thái mỏng sẽ bị khô tóp lại khi nướng, cũng không nên thái dày sẽ lâu ngấm gia vị).

Ướp thịt với 2 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh nước hàng, 2 thìa canh dầu ăn, 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh nước tương (xì dầu), 1 thìa canh sữa đặc có đường, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh mật ong, 2 thìa cà phê hạt tiêu, 1-2 thìa cà phê dầu mè (sẽ thơm hơn), 1 thìa cà phê bột điều (hoặc 1 thìa canh dầu điều).

Sả, hành khô, tỏi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho vào ướp thịt (nếu có bột tỏi, bột hành, bột sả sẽ tiện hơn). Đeo găng tay bóp, trộn đều gia vị, bọc màng bọc thực phẩm để ngăn mát tủ lạnh ướp tối thiểu 2 giờ, nếu để ướp qua đêm sẽ ngon hơn.

Ngâm xiên tre vào nước trước 30 phút để khi nướng không bị cháy.

Xiên thịt: Thịt sau khi ướp đủ thời gian, thêm 1 thìa canh nước cốt chanh và mè trắng (vừng trắng, tùy chọn) vào đảo đều. Lần lượt xiên thịt vào xiên tre với nạc mỡ xen kẽ, nếu miếng nào dài thì gập đôi, dàn ra để thịt chín đều khi nướng. Phần nước ướp còn dư thì giữ lại, thêm 2 thìa canh mật ong, 2 thìa canh dầu điều (hoặc dầu ăn), 1 thìa canh dầu hào trộn đều, dùng để phết lên thịt khi nướng giúp tạo độ bóng và lên màu đẹp.

Nướng thịt: Bạn có thể nướng thịt bằng lò nướng, nồi chiên không dầu, nhưng ngon nhất là bằng than hoa. Phết nhẹ lớp dầu ăn lên vỉ nướng, xếp lần lượt xiên thịt lên dàn đều ra. Nếu dùng lò nướng thì cho thêm nước vào khay đen (hoặc lót giấy bạc), bật trước lò 10 phút ở 180- 200 độ, sau đó cho vỉ nướng xếp thịt xiên vào. Sau 10 phút, lấy thịt ra, quết hỗn hợp nước sốt ở trên. Lặp lại lần nữa, trở (lật) xiên thịt, quết rồi nướng cho tới khi thịt chín vàng, hơi sém là được. Tổng thời gian khoảng 35 – 40 phút. Với nồi chiên không dầu, bạn cũng căn chỉnh nhiệt độ và thời gian như trên.

Yêu cầu thành phẩm: Thịt xiên mềm, vị mặn – ngọt hài hòa, bóng đẹp, mùi thơm các gia vị đầy ”mê hoặc”, dùng ăn chơi hay ăn kèm bún đều rất phù hợp trong tiết trời lạnh.

Chú ý:

Nên chọn thịt vai đầu giòn hoặc ba chỉ phần nhiều nạc để không bị khô khi nướng.

Sả, tỏi, hành khô rửa sạch, bóc vỏ rồi giã để vắt hoặc ép lấy nước cốt cho vào ướp. Làm như vậy để thịt không bị cháy khi nướng. Nếu có bột tỏi, bột hành, bột sả thì sẽ tiện hơn.

Không dồn hay xiên thịt nhiều quá sẽ làm thịt khó chín, chín không đều khi nướng.

Cách làm thịt xiên nướng ngon bất bại ai ăn cũng phải xuýt xoa – Cách 5

Nguyên liệu

1kg thịt vai đầu giòn/ sấn vai hoặc ba chỉ. Vai đầu giòn là ngon nhất, không quá mỡ, khi nướng thịt không bị khô lại có độ giòn nhất định.

1 thìa cơm sữa đặc.

1 thìa cơm dầu hào.

1 thìa cơm nước tương/ xì dầu (xì dầu Việt Nam mặn hơn nên có thể giảm xuống 1/2 thìa).

2 thìa cơm mật ong dùng để quét thịt khi nướng.

2 thìa cơm nước mắm.

2 thìa cơm mỡ hành hoặc dầu ăn.

2 thìa cà phê hạt tiêu.

2 thìa cơm nước ép sả hoặc 1,5 thìa cà phê bột sả.

2 thìa cơm nước ép hành khô hoặc 1,5 thìa cà phê bột hành.

2 thìa cơm nước ép tỏi hoặc 1,5 thìa cà phê bột tỏi.

2 thìa cơm tương ớt.

2 thìa cơm nước hàng.

1 thìa cà phê bột mắc khén.

1 thìa cơm bột húng lìu/ ngũ vị hương.

1 thìa cà phê bột điều tạo màu.

1 thìa cơm rượu trắng nấu ăn.

2 thìa cơm vừng rang.

1 lon soda.

1 bó que xiên.

Cách làm

Ngâm que xiên vào nước pha rượu 30 phút rồi rửa sạch để khi nướng que không bị cháy.

Thịt lợn rửa sạch, rắc chút baking soda lên 2 mặt thịt, để 15 phút rồi rửa lại. Sau đó cho thịt vào ướp với 1 lon soda, bỏ ngăn mát 30 phút rồi rửa lại, thấm khô, thái bao diêm dày khoảng 2cm, không thái quá dày thịt sẽ khó ngấm gia vị, khi nướng sẽ bị cháy ngoài mà bên trong vẫn đỏ; thái mỏng quá thịt sẽ bị tóp, khô mất ngon.

Sau đó ướp thịt với các nguyên liệu trên, trừ mật ong dùng để quét khi nướng. Bọc kín hoặc bỏ túi zip để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.

Khi chuẩn bị nướng thì rắc vừng rang rồi trộn đều sau đó tiến hành xiên que tre. Cách xiên là mình gấp đôi miếng thịt xiên chéo từ đít lên đầu miếng. Chú ý không xiên quá nhiều, quá khít khiến thịt khi nướng chín không đều.

Nướng than hoa là ngon nhất. Còn nướng lò hoặc nồi chiên không dầu thì chỉnh 180 độ, nướng khoảng 5 phút lấy ra quét mật ong + mỡ hành/ dầu ăn rồi nướng tiếp cho đến khi chín vàng.

Cách làm dưa góp và nước mắm chua ngọt

1 củ cà rốt nhỏ.

1 khúc củ cải trắng.

Cà rốt, củ cải gọt vỏ, bào sợi, xóc với muối cho mềm và ra hết nước rồi rửa lại nước lạnh, vắt khô.

Sau đó pha với nước ấm : giấm : đường theo tỷ lệ 1 : 1 : 1/2. Cho cà rốt, củ cải vào hũ kín, đổ nước giấm chua ngọt vào ngâm trước 1-2 tiếng.

Pha nước mắm

4 thìa cơm nước mắm (dùng nước mắm đạm cao), 2 thìa cơm nước, 2 thìa cơm giấm, 4 thìa cơm đường, 1 thìa cơm tỏi băm, 1 thìa cơm ớt băm. Cho mắm, đường, giấm, nước và 1 cục nhỏ đường phèn vào nồi đun cho tan hết đường, mắm sánh thì tắt bếp, cho tỏi, ớt băm vào, đợi mắm nguội vắt thêm 1 miếng chanh cho thơm.

Chúc các bạn thành công!

Mua hành lá về đừng cho ngay vào tủ lạnh: Làm theo cách này để cả tháng cũng không lo hỏng

0

Với mẹo nhỏ khi bảo quản hành lá dưới đây bạn có thể để hành lá cả tháng cũng không lo bị hư thối, khi cần thiết không phải cuống cuồng chạy ra chợ.

Hành lá là một loại gia vị quen thuộc kết hợp được với rất nhiều loại thực phẩm trong nhà bếp. Một món ăn nếu như không có hành lá sẽ giảm vị đi rất nhiều nhất là với những món canh hay món xào, món kho thì hành lá là thứ nguyên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, hạn chế của hành lá là bảo quản được ngắn ngày. Nên bạn sẽ thường xuyên phải đi chợ để mua chúng. Với mẹo nhỏ dưới đây bạn sẽ có thể bảo quản hành lá cả năm không lo bị thối hỏng.

Hành có giá thành rẻ, nhẹ nên khi mua về hầu hết mọi người đều mua nhiều thể. Hành lá thường dùng để trang trí món ăn nên lượng dùng tương đối ít, do vậy thường thừa nhiều, nhiều người sẽ tiện tay cho phần hành lá còn lại vào tủ lạnh nhưng tủ lạnh không giữ được lâu. Nói chung, có thể để trong tủ lạnh một hoặc hai ngày, nhưng nếu để lâu hơn một chút, hành sẽ bị mất nước, khô và vàng, thậm chí thối rữa. Những cây hành hư hỏng như vậy chỉ có thể vứt bỏ, thực sự rất phí. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 2 phương pháp bảo quản hành, sau khi tìm hiểu các bạn có thể bảo quản được lâu, khi sử dụng cũng rất tiện lợi.

3 nguyên tắc khi bảo quản hành lá, để cả năm không lo thối hỏng

Không rửa hành lá: Thói quen của nhiều bà nội trợ là khi đi chợ mua hành lá về là lập tức nhặt lá vàng, nhặt gốc rễ rồi rửa sạch cho vào túi nilong bỏ vào tủ lạnh dùng dần. Chính thói quen sạch sẽ quá mức này sẽ khiến cho hành lá của nhà bạn nhanh thối hỏng hơn bình thường.

Giữ cho hành lá luôn khô ráo: Để bảo quản hành là được lâu bạn hãy dùng giấy hoặc khăn sạch thấm khô nước ở trên bề mặt hành. Làm tốt điều này sẽ giúp tăng thời gian bảo quản hành lá.

Để nguyên rễ và lá: Một trong những nguyên tắc khi bảo quản hành lá là hãy để nguyên gốc rễ để như vậy bảo quản sẽ giúp hành lá của nhà bạn tươi lâu hơn không lo bị hư thối. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp cho món hành lá của nhà bạn ăn tươi ngon như mới nhổ ngoài vườn vào không bị mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.

Nguyên nhân là do việc bạn cắt rễ và lá hành vô tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hành nhanh thối, hỏng.

Cách bảo quản hành lá đơn giản, tươi lâu để cả năm không lo hỏng

Bảo quản hành lá trong thùng carton

Theo chia sẻ của những người nông dân trồng hành lá lâu năm thì có một phương pháp bảo quản hành lá đơn giản, hiệu quả là dùng thùng carton.’

Cách làm:

Đầu tiên, bạn đem hành lá để ở nơi thoáng mát. Kiểm tra thấy hành khô ráo, không còn nước trên bề mặt thì cho hành lá vào trong thùng carton. Nên để gốc hành xuống dưới, lá hành hướng lên trên. Bằng cách này, hành có thể giữ tươi được tới vài tháng.

Bảo quản hành trong tủ lạnh

Cách 1: Đặt trong ngăn mát 

Đây là một cách đơn giản phổ thông mà được nhiều chị em áp dụng là bảo quản hành lá trong tủ lạnh.

Cách làm: Bạn hãy đem hành lá tươi nguyên làm sạch rễ và lá vàng rồi rửa sạch nước lạnh để ráo nước. Tiếp sau đó, bạn hãy xịt 1 lớp nước muối mỏng lên bề mặt hành rồi để ở nơi thoáng mát. Nước muối sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại có trên hành lá. Sau khi hành lá khô ráo, bạn đặt chúng vào túi zip hoặc dùng màng bọc thực phẩm quấn xung quanh. Để túi hành lá lên ngăn đá của tủ lạnh.

Lưu ý, hành đã sau khi bỏ ra môi trường bên ngoài phải sử dụng ngay và không cấp đông lần 2.

Nếu đặt hành lá trực tiếp trong tủ lạnh, tối đa chỉ bảo quản được một tuần. Nếu như để lẫn hành lá lẫn với các loại rau củ khác, hương vị cũng như độ tươi ngon của chúng sẽ nhanh chóng mất đi.

Nên sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản nguyên liệu này. Chia hành lá thành những phần nhỏ, đủ cho nhu cầu sử dụng mỗi lần. Sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín. Chú ý nên quấn chặt tay, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh, nơi bảo quản rau củ tươi. Hành lá bảo quản theo cách này có thể sử dụng trong vòng một tháng mà không bị biến chất hay héo vàng.

Chú ý là hành lá chỉ nên bảo quản tối đa bốn tuần, khi lấy ra ngoài cần chế biến ngay.

Cách 2: 

Để hành trong ngăn đá

Ngoài bảo quản ở ngăn mát, có thể bảo quản hành lá ở ngăn đông lạnh.

Bước 1: Hành lá mua về nhặt sạch rễ, bỏ phần lá bị úa vàng hay dập nát.

Bước 2: Rửa sạch với nước, khoảng 2-3 lần cho hết hẳn bụi bẩn rồi để ráo nước (có thể dùng máy quay rau làm sạch nước khi rửa nếu có)

Bước 3: Thái nhỏ hành tùy theo mục đích sử dụng. Nếu làm các món xào, có thể cắt hành thành các đoạn dài 3 cm.

Bước 4: Hành vừa cắt cho vào túi ni lông hoặc hộp trữ. Chú ý là túi nilong hay hộp đựng phải thật sạch, khô ráo và không thấm nước. Nếu không, hành rất dễ bị đông đá thành cục.

Bước 5: Rút hết không кhí trong túi ra, buộc chặt lại để tránh làm mất độ ẩm của hành, bên cạnh đó ngăn cho hành không bay mùi ra ngoài, làm ảnh hưởng tới tủ lạnh. Hộp trữ phải đậy thật kín. Đặt hành thành phẩm vào ngăn đá tủ lạnh.

Bước 6: Khi cần chế biến có thể lấy ra dùng ngay và không cần rã đông trước như vậy hành sẽ không bị bầm.

Để dễ dàng hơn trong mỗi lần sử dụng, có thể chia nhỏ hành lá vào nhiều hộp hoặc từng túi nilon nhỏ. Khi đông đá, hành khó lấy ra, không nên bảo quản nhiều hành lá vào một hộp lớn.

Vùi hành lá trong đất

Cách mà nhiều người áp dụng là vùi hành vào trong đất. Bạn chỉ cần vùi phần rễ hành vào trong chậu đất là cây sẽ luôn tươi tốt. Nếu không sẵn chậu đất thì bạn có thể cho hành lá vào cốc nước.

Ngoài ra, nếu nhà bạn ở thành phố hoặc ở chung cư không dễ dàng lấy đất thì bạn có thể trông hành lá thủy canh. Cũng tương tự như đất, nước sẽ giữ cho hành lá tươi lâu hơn. Với hình thức “thủy canh” thì sau 10 ngày bạn phải thay nước 1 lần để đảm bảo hành luôn tươi và phát triển tốt nhất.

Lưu ý, không nên ngâm hành ngập trong nước mà chỉ cần sử dụng 1 lượng nước vừa đủ cho rễ sinh trưởng là được. Nếu bạn cho quá nhiều nước hành lá dễ bị úng và thối hỏng.

Phương pháp thủy sinh

Nếu hành lá có rễ, tiếp tục phát triển khi mua về, có thể trồng thủy sinh.


Chai dầu ăn sử dụng hết cắt bỏ phần trên hoặc bất kỳ chiếc lọ nào có phần miệng lớn, xúc rửa sạch sẽ. Đổ lượng nước khoảng 3 cm cho ngập phần rễ hành lá. Để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên thay nước thường xuyên để hành lá tươi lâu và tiếp tục phát triển.

Nấu canh cá bỏ nước sôi hay nước lạnh: Hóa ra bao lâu này nhiều người làm sai hết cả

0

Với công thức nấu canh cá dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon không bị tanh, ai cũng phải gật gù ưng ý.

Món canh cá là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, nấu được một món canh cá thơm ngon không phải dễ dàng mà cần phải có kỹ thuật bởi nếu bạn nấu không khéo thì rất dễ bị tanh khiến món ăn khó nuốt. Với công thức nấu canh cá dưới đây đảm bảo món canh của bạn hết sạch mùi tanh, ăn đậm đà tới người khó tính cũng phải thích thú khi thưởng thức.

Để có một món canh cá ngon cần khử mùi tanh của cá

Có rất nhiều nguyên liệu giúp khử mùi tanh của cá hiệu quả, bạn có thể ngâm và rửa cá với rượu và gừng, cá sẽ nhanh hết mùi tanh, thịt cá thơm ngon hơn.

Vì gừng có mùi nồng, bạn nên dùng lượng nhỏ, không nên dùng quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm cá trong nước vo gạo hay sữa tươi khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch cũng giúp khử mùi tanh.

Bên cạnh đó, bạn có thể lấy muối hột chà lên thân cá hoặc ngâm cá trong nước muối sau đó rửa sạch cá với nước thì mùi tanh ở cá cũng sẽ giảm.

Ướp gia vị cho cá để món ăn đậm đà

Cá ướp gia vị trước khi chế biến sẽ có vị ngon đậm đà và giảm mùi tanh. Bạn có thể ướp cá với các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, ớt, rau răm…

Đặc biệt, nếu bạn muốn ướp cá với gừng thì không cho gừng sống vào ướp với cá sống vì khi chế biến, cá bị nóng lên, protein có trong cá sẽ chảy ra ngoài và cản tác dụng khử mùi của gừng. Nếu nấu cá với nước chưa sôi, máu và các chất nhầy còn sót lại trong cá sẽ hòa vào nước, làm nước canh tanh hôi, rất khó ăn.

Nên nấu bằng nước sôi thay vì nước lạnh giúp cá không tanh

Một trong những kinh nghiệm để món canh cá của bạn không bị tanh là nê nấu bằng nước sôi và để canh cá ngon, miếng cá thấm gia vị đều, không bị nát, bạn có thể chiên cá trước khi nấu canh.

Sau khi chiên cá xong, bạn cho cá vào nồi canh đang sôi đã cho đủ nguyên liệu, gia vị, nấu thêm một lúc là bạn có thể tắt bếp và múc canh ra dùng.

Cho rau thơm vào canh cá sau khi nấu như hành lá, ngò, thì là…, ớt sau khi nấu xong canh cá, canh sẽ có mùi thơm hấp dẫn và không còn mùi tanh cá nữa nhé.

Công thức nấu canh cá ngon

Nguyên liệu cho món canh cá

– Cá quả tươi sống: 500g

– Me: 3 quả

– Cà chua: 3 quả

– Dọc mùng: 2 nhánh

– Dứa xanh: ½ quả

– Những nguyên liệu khác: Hành lá, hành củ, ớt, thì là, gừng, nước mắm

Sơ chế nguyên liệu

– Cá đánh vảy, làm sạch ruột sau đó dùng muối hạt chà sát xung quanh thân cá để sạch nhờn và mùi tanh. Rửa lại bằng nước sạch và chặt thành khúc.

– Dọc mùng tước vỏ, cắt mỏng rồi bóp qua với chút muối, rửa sạch để ráo.

– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt và thái thành từng miếng.

– Gừng băm nhỏ. Ớt, hành, thì là thái nhỏ.

Hướng dẫn cách nấu canh cá

Bước 1: Ướp cá

– Cho muối, hạt nêm, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 25 phút cho cá ngấm các gia vị.

Bước 2: Rán cá

– Cho dầu vào chảo đun nóng lên rồi cho cá vào rán sơ qua. Bước này vô cùng quan trọng để khử mùi tanh và giúp cho cá không bị nát trong quá trình đun nấu.

Bước 3: Làm nước canh

– Đổ ít dầu ăn vào nồi, cho hành củ đã băm phi thơm lên rồi cho cà chua, nước mắm vào xào sơ.

Cho một lượng nước vừa đủ ăn cùng 2 quả me và dứa vào đun sôi.

Bước 4: Nấu canh cá

– Khi nước canh sôi cho cá vào đun cho đến khi sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa đun liu riu trong khoảng 20-30 phút.

– Sau đó cho dọc mùng vào đun tiếp đến khi nào sôi lại thì tắt bếp. Vì dọc mùng nhanh chín nên không để sôi quá lâu sẽ rất dễ dẫn đến bị nhừ mất ngon.

– Vớt me ra bát dằm nát rồi lọc vỏ bã lấy nước cốt me cho lại vào nồi.

– Cho hành lá, thì là vào để tạo mùi thơm.

Bước 5: Hoàn thành

– Cuối cùng cho ra tô rắc vài miếng ớt đã thái lên trên và thưởng thức, ăn luôn lúc còn nóng sẽ ngon hơn.

Dùng bình nóng lạnh, nhớ thực hiện 7 điều để tiết kiệm một nửa tiền điện

0

Bình nóng lạnh có công suất rất lớn, “ngốn” rất nhiều điện năng. Vì vậy, để tiết kiệm điện, gia đình bạn phải chú ý tới điều này.

Bình nóng lạnh là thiết bị điện gia dụng được lắp đặt ở hầu hết các hộ gia đình hiện nay. Dù không sử dụng liên tục nhưng mức tiêu thụ điện năng của bình nóng lạnh rất, có thể làm tăng gánh nặng tài chính của gia đình. Vì vậy, để sử dụng bình nóng lạnh một cách tiết kiệm, đặc biệt là thời điểm mùa đông đang đến gần, chúng ta cần chú ý một số điều dưới đây.

Chọn bình nóng lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng

Ngay từ đầu khi lắp bình nóng lạnh, bạn cần phải chú ý đến dung tích bình. Nó có ảnh hưởng đến công suất và khả năng tiêu hao điện năng. Bình nóng lạnh càng lớn điện năng tiêu hao càng nhiều. Tuy nhiên, nhà đông người mà lắp bình nóng lạnh quá nhỏ sẽ khiến bạn phải bật bình nóng lạnh liên tục mới đáp ứng đủ nhu cầu.

Nếu 1-2 người nên dùng bình thể tích 15-20 lít; nếu 3-4 người dùng bình thể tích 20-30 lít.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bình nóng lạnh

Bảo dưỡng các thiết bị điện trong nhà định kỳ là việc làm cần thiết. Việc này giúp chúng ta phát hiện hỏng hóc và sữa chữa kịp thời, giúp hạn chế tiêu hao điện năng và giảm nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Do đó, chúng ta không được quên bảo dưỡng bình nóng lạnh cũng như các thiết bị điện khác trong nhà thường xuyên. Bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng dễ bị bào mòn và xảy ra các vấn để khi hoạt động. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ cháy nổ, rò điện.

Các nhà sản xuất khuyến cáo, bạn nên kiểm tra bình nóng lạnh đình kỳ 3 tháng một lần. Trong mùa đông, khi tần suất sử dụng cao hơn, bạn có thể kiểm tra bình hàng tháng để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Để đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ điện, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì bình nóng lạnh, đặc biệt là thời điểm trước khi vào mùa đông. Cách tự kiểm tra rất đơn giản, bạn có thể sử dụng bút thử điện để thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước để phát hiện sớm sự cố rò điện và giải quyết kịp thời.

Hạ nhiệt độ làm nóng cho bình

Bình nóng lạnh thường có một bộ điều chỉnh nhiệt. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ làm nóng nước phù hợp với nhu cầu. Khi hạ nhiệt độ làm nóng nước, bạn có thể tiết kiệm điện. Cứ giảm đi 5 độ thì có thể tiết kiệm 3-5% tiền điện bình nóng lạnh hao tốn hàng tháng.

Sử dụng vòi hoa sen

Sử dụng vòi hoa sen là cách tiết kiệm cả tiền điện lẫn tiền nước. Vòi hoa sen sẽ giúp bạn tiết kiệm lượng nước nóng khi tắm, khi thoa xà phòng, gội đầu…

Nếu được lựa chọn giữa vòi hoa sen và bồn tắm thì bạn nên chọn tắm vòi để tiết kiệm nước và tiết kiệm điện.

Tắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng

Vào mùa đông, có nhiều người giữ thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày để luôn có nước nóng. Tuy nhiên, cắm điện cả ngày khiến bình nóng lạnh tiêu hao nhiều điện năng, dễ bị quá tải và nhanh hỏng hơn. Để tiết kiệm điện, bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi sử dụng khoảng 15-20 phút. Khi nước đã đủ nóng, hãy tắt bình nóng lạnh rồi mới sử dụng để hạn chế tai nạn xảy ra.

Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh sẽ khiến bình phải hoạt động liên tục gây tốn nhiều điện năng. Ngoài ra, quá trình sử dụng nhiệt độ nước cũng không ổn định. Hơn nữa bật bình nóng lạnh trong lúc tắm sẽ gây ra nguy hiểm cho người sử dụng vì các tai nạn rò điện, cháy nổ.

Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh là sai lầm tai hại mà nhiều người vẫn đang mắc phải. Mặc dù nhà sản xuất luôn quảng cáo thiết bị của họ có khả năng chống rò điện, an toàn khi sử dụng nhưng chúng ta vẫn nên đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra. Sau một thời gian dùng, các bộ phận, chi tiết của bình bị hao mòn, không còn hoạt động hiệu quả như ban đầu. Điện có thể rò vào nước bất cứ lúc nào, nguy hiểm cho người dùng.

Trước khi tắm, tốt nhất bạn nên ngắt điện hẳn rồi mới sử dụng.

Không bật bình nóng lạnh cả ngày

Nhiều người có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 để có nước nóng dùng cả ngày, đặc biệt là trong mùa đông. Tuy nhiên, việc này sẽ gây tốn rất nhiều điện, giảm tuổi thọ của bình.

Nhiều gia đình có thói quen để bình nóng lạnh cả ngày, khi cần sử dụng là có nước nóng ngay. Tuy nhiên, cắm liên tục 24/24 giờ chỉ khiến tốn nhiều tiền điện.

Theo nguyên lý, bình nóng lạnh làm nóng nước như ấm điện đun nước. Khi đạt đến nhiệt độ nhất định, rơ le nhiệt của bình sẽ tự ngắt. Tuy nhiên, bình nước sẽ nguội từ từ nếu không được sử dụng. Nếu không tắt bình, khi nước nguội, bình sẽ đóng điện trở lại để làm nóng nước. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục trong ngày dẫn tới lãng phí điện không cần thiết.

Ngoài ra, việc bật bình nóng lạnh cả ngày là tác nhân hàng đầu làm bào mòn lớp cách điện, khiến hệ thống ngắt điện hoạt động không còn hiệu quả. Về lâu về dài dễ dấn tới rò điện, gây nguy hiểm.

Bật bình trước khi sử dụng từ 15 – 20 phút trước khi sử dụng.

Nếu muốn có nước nóng nhanh, nên sử dụng bình nóng lạnh trực tiếp. Loại bình này không dùng bình chứa như bình nóng lạnh gián tiếp mà làm nóng nước trực tiếp nên không phải chờ đợi, tuy nhiên sẽ không có nước nóng chờ như bình gián tiếp.

Giảm thời gian tắm

Nhiều người dành rất nhiều thời gian để tắm nhưng đây là điều không nên đặc biệt là trong mùa đông. Tắm lâu sẽ gây tốn nước và tốn điện. Ngoài ra nó cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh.

 

Nữ shipper quẹt hư bộ đèn trăm triệu, chủ xe vẫn nhẹ nhàng cho qua

0
Tưởng rằng chủ xe ô tô sẽ bắt đền người phụ nữ vì va hỏng mất bộ đèn xe, thế nhưng anh ta chỉ nhẹ nhàng bỏ qua.
Nữ shipper quẹt hư bộ đèn trăm triệu, chủ xe vẫn nhẹ nhàng cho qua
 Tưởng rằng phải đền bù thiệt hại nhưng không, chị shipper đã gặp một người đàn ông tốt bụng. Ảnh: Hóng biến đường phố.

Dân mạng đang xôn xao trước sự việc một người phụ nữ đi xe máy va chạm với một xe ô tô trên đường. Cú húc mạnh khiến đèn chiếc ô tô hỏng nặng, thế nhưng chủ xe ô tô không hề bắt đền mà còn sẵn sàng bỏ qua.

Cụ thể, một người đi đường đã chụp lại khoảnh khắc này và kể: “ Chị giao hàng không biết đi đứng như nào tông bể đèn chiếc xe. Chú chủ xe xuống nhìn qua nhìn lại, nói mấy câu rồi bảo chị shipper đi đi, chứ mà đền thì nói ra giá chắc chị ngất tại chỗ. Bác chủ xe tốt bụng.”

“Gặp người tốt nó thế”

Ngay khi sự việc được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Đa số đều bày tỏ sự thích thú trước hành động của chủ xe cũng như cảm thán rằng người tốt thực sự vẫn còn tồn tại.

“Dù bao nhiêu t.iền, rẻ hay mắc gì thì chú chủ xe cũng là người tốt, không làm khó dễ, cho đi vậy cũng mừng. Người tốt cũng được báo đáp mà thôi.”

“Việc sửa chữa xe hơi hư hỏng cực kỳ khó chịu và mắc t.iền vì đây dòng xe cao cấp của Đức. Chỉ riêng chiếc đèn xe thôi cũng đã đội giá lên trăm triệu. Do đó, chủ xe không bắt đền chứng tỏ anh ta rất hào phóng và tốt bụng.”

“Chúc chú chủ xe nhiều điều may mắn nhé, thời bây giờ không mấy người tốt bụng đâu. Thôi thì sống tốt trời thương.”

Rất nhiều dân mạng hoan nghênh hành động của anh chủ xe. Ảnh chụp màn hình: Hóng biến đường phố.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng vì có thể xe đã mua bảo hiểm nên chủ xe không lo lắng lắm về thiệt hại. Song, nhiều ý kiến khác lại phản đối vì không ít trường hợp xe có bảo hiểm, chủ xe vẫn “ăn vạ” và bắt đền bù cho bằng được.

“Tôi nói thật cho các bạn biết chứ do tâm cả, tấm lòng bao dung hay thương người nó thế, chứ xe có bảo hiểm hay không bảo hiểm không quan trọng, gặp người khác xem, dù có bảo hiểm nó cũng bắt đền nhưng đây gặp người tốt nó thế.”

“Xe hơi nào chả có bảo hiểm, cũng tùy từng người thôi, gặp người củ chuối nó đ.ấm cho rồi lại còn bắt đền. Anh chủ xe rất tốt đó và chị shipper cũng may mắn.”

“Xe đắt này không có bảo hiểm đâu các thánh. Chẳng qua chủ xe là người hào phóng mà thôi.”

Chủ xe Porsche Panamera va chạm móp đầu xe vẫn không bắt đền người gây tai nạn

Cách đây không lâu cũng từng xảy ra trường hợp tương tự. Tài xế siêu xe Porsche Panamera bị xe máy “hôn” móp đầu xe nhưng vẫn không bắt đền người gây ra tai nạn.

Chia sẻ với Báo về lý do không bắt đền, tài xế xe Porsche cho biết: “Xe ô tô Porsche Panamera của tôi bị vỡ đèn pha, có thể bị vỡ cả két nước và chi phí sửa chữa sẽ khá lớn. Tuy nhiên, tôi không bắt đền lái xe máy và cũng không thanh toán chi phí trên từ phía bảo hiểm. Bởi lẽ 2 người gây ra cú va chạm quê ở Nghệ An, đi làm thuê ở Bắc Giang, trong túi họ không có nổi 200 nghìn đồng thì t.iền đâu mà đền.”

Hiện trường vụ va chạm. Siêu xe hư hỏng khá nặng. Ảnh: VTC News.

Kết

Qua 2 câu chuyện trên, có thể thấy rằng cuộc sống này vẫn còn có những người tốt bụng. Rõ ràng là dù xe có bảo hiểm hay không thì chắc chắc họ cũng sẽ không được trả 100% t.iền nhưng vẫn sẵn sàng rút hầu bao và bỏ qua cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Thịt lợn chần qua nước sôi, tưởng sạch mà ngấm thêm chất độc, mách bạn cách làm sạch dễ hơn nhiều

0

Khi chưa rửa sạch thịt mà đã đem chần với nước sôi sẽ làm các thớ thịt bên ngoài bị co cứng lại, làm cho chất bẩn không thể thoát ra ngoài, tạo cơ hội cho chất bẩn trên miếng thịt ngấm vào sâu hơn.

Có nên chần thịt bằng nước sôi trước khi chế biến?

Để có những bữa ăn ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm, những người nội trợ rất quan tâm trong việc lựa chọn thực phẩm ngon sạch. Nhiều người mách nhau khi mua thịt lợn về, trước khi chế biến nên chần qua bằng nước đun sôi để loại bỏ các chất độc hại. Nước sôi ở nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ hết virus, vi khuẩn có hại… Nhưng sự thực thì việc làm đó không có tác dụng loại bỏ chất độc, chất bẩn ra khỏi miếng thịt mà còn có tác dụng không tốt đối với sức khỏe người sử dụng.

Vì dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein và mỡ, còn vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Do vậy khi thịt chưa được rửa sạch mà chần qua nước sẽ làm các thớ thịt bên ngoài co lại, làm các chất bẩn trong thịt không thể thoát ra. Từ đó làm cho thịt bị ngấm ngược chất bẩn vào bên trong.

Cách chọn thịt lợn ngon

Trước tiên, bạn nên mua thịt tại các cửa hàng uy tín, chất lượng, thịt đã được qua kiểm định để đảm bảo an toàn.

Khi chọn thịt, nên chọn miếng có lớp màng khô ở mặt ngoài, bề mặt hơi se lại; mặt cắt của thịt màu hồng sáng, bì mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt (lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại vết móng tay).

Miếng thịt ngon là miếng có mỡ màu sáng, độ chắc, mùi thơm đặc trưng, mặt khớp xương láng và trong, dịch hoạt trong, tuỷ bám chặt vào thành ống tuỷ, đàn hồi. Chú ý không nên chọn miếng thịt ít mỡ, lỏng lẻo và chuyển màu khác lạ. Nếu thịt lợn đã bị tiêm thuốc, miếng thịt thường nhão, không có sự đàn hồi.

Miếng thịt có các dấu hiệu sau chứng tỏ đã bị ôi, không nên mua: Mặt ngoài miếng thịt bắt đầu nhớt, hoặc nhớt nhiều (tuỳ mức độ ôi), mặt cắt hơi ướt, độ dàn hồi kém (ấn ngón tay vào thịt khi buông ra còn để lại vết lõm tay), mỡ tối màu, độ chắc giảm, có mùi hôi, mặt khớp xương có nhiều nhớt, dịch hoạt đục, tuỷ dễ tróc ra khỏi ống, màu sắc đã tối hoặc nâu.

Xem thêm: Mua thịt lợn nên chọn miếng đậm hay miếng nhạt: Hai loại này có sự khác biệt lớn, không phải ai cũng biết

Sơ chế thịt sao cho sạch?

Để có miếng thịt thơm ngon, khi mua thịt về trước tiên hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó có thể dùng muối xát vào miếng thịt, hoặc rửa nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.

Ngoài ra, có thể ngâm thịt hoặc xương trong nước vo gạo khoảng 1giờ. Cách này rất hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt xương sườn, máu thừa ở thịt và mỡ xương, vừa giảm mùi tanh giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon.

Hoặc có thể cho xương hoặc thịt vào bát nước có pha chút giấm trắng, ngâm trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến. Giấm có tác dụng làm mềm thịt, loại bỏ máu thừa trong thịt.

Nên luộc thịt bằng nước sôi hay nước lạnh?

Nhiều người có thói quen luộc thịt bằng nước lạnh, nhưng cũng không ít người lại luộc thịt bằng nước nóng. Vậy đâu là phương pháp chế biến ngon và có lợi cho sức khỏe?

Thịt luộc bằng nước sôi sẽ ngọt hơn thịt luộc bằng nước lạnh. Bởi thịt giữ được chất dinh dưỡng, không bị phân hủy do đun sôi quá lâu. Thịt luộc bằng nước lạnh tuy miếng thịt không ngon bằng nhưng nước luộc thịt lại ngọt, đậm đà vì chất dinh dưỡng đã tiết ra nước. Có thể tận dụng để nấu canh.

Vì vậy, tùy vào nhu cầu để chọn luộc thịt theo cách nào. Trong quá trình chế biến, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng nên dùng thìa để hớt bỏ đi.

Để thịt thơm ngon, tránh mùi hôi, có thể cho thêm củ hành khô nướng thơm hoặc một chút sả… khi chế biến.

Chảo mất sạch lớp chống dính đừng vội vứt đi: Thả lát này vào khi rán, món nào cũng vàng ươm, không bị vỡ nát

0

Với mẹo nhỏ dưới đây dù chảo nhà bạn không còn lớp chống dính thì việc chiên rán cũng vô cùng dễ dàng, đừng bỏ qua.

Dùng khoai tây phục hồi chảo chống dính

Cách làm:

Bước 1 Bạn tiến hành gọt sạch phần vỏ của củ khoai tây, rửa sạch để ráo rồi cắt làm đôi.

Bước 2: Tiếp đó, bạn hãy rắc một ít muối ăn lên trên mặt cắt của nửa củ khoai tây rồi chà mặt đó vào mặt chảo chống dính để làm sạch chảo. Bạn hãy dùng khoảng 1/2 củ còn lại thì bạn dùng để chà vào đáy chảo hay những vị trí lớp chống dính bị bong tróc, sau đó rửa chảo lại bằng nước sạch và lau khô.

Côn dụng của khoai tây giúp để làm sạch hết lớp gỉ sét bên ngoài chảo, do củ khoai tây có chứa nhiều hợp chất axit có thể làm sạch.

Cách phục hồi chảo chống dính bằng giấm và dầu ăn

Cách làm: Nếu như bạn thấy chảo mất hết lớp chống dính thì hãy làm sạch chảo chống dính bằng giấm ăn, rồi dùng dầu ăn tráng sơ lúc chảo đang nóng để phục hồi chảo chống dính hiệu quả và cách làm này cũng khá đơn giản.

Bước 1: Bạn rửa chảo thật hãy làm sạch, lau cho khô chảo.

Bước 2 : Tiếp theo, bạn hãy bắc chảo lên bếp, bạn cho giấm ăn vào chảo rồi bật bếp để làm nóng.

Bước 3: Tiếp theo, bạn nhúng miếng bọt biển vào trong chảo chà vài lần, sau đó tắt bếp đổ bỏ phần giấm đi và rửa lại bằng nước sạch.

Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp lần nữa và đun nóng cho khô mặt. Sau đó bạn cho một ít dầu ăn vào tráng đều, khi dầu sôi thì tắt bếp.

Bước 5: Sau cùng thì bạn để chảo nguội thì đổ hết dầu và rửa sạch như vậy bạn đã có một chiếc chảo chống dính như mới.

Cách phục hồi chảo chống dính bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu vừa giúp làm sạch, vừa giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải bắc chảo lên bếp, bạn cho 1 muỗng canh dầu dừa vào chảo đun nóng rồi tráng đều.

Bước 2: Tiếp theo đó bạn hãy để dầu sôi trong khoảng 2-3 phút thì bạn đổ bỏ dầu ra, rắc muối ăn lên trên sao cho phủ kín mặt chảo.

Bước 3: Sau đó, bạn hãy dùng khăn giấy chà lên bề mặt chảo cùng với muối vài vòng, sau đó đổ hết muối ra. Tiếp tục bạn dùng tờ khăn giấy khác lau sạch hết muối và dầu trong chảo. Như vậy là bạn đã có môt chiếc chảo rán gì cũng giòn tan vàng ươm không lo bị dính chảo.

Dùng muối tinh trước khi cho thực phẩm vào chiên

Cách này rất đơn giản. Trước tiên bạn cho dầu ăn vào chảo, đun đến khi dầu nóng thì rắc đều một ít muối vào rồi với cho thực phẩm vào chiên. Bên cạnh việc khử độc tố trong dầu, muối còn giúp làm giảm đáng kể lượng dầu văng ra ngoài.

Dùng chanh chà đều lên đáy chảo

Cách đơn giản này ai cũng có thể áp dụng. Bạn chỉ cần thả một lát chanh vào đáy chảo trước khi cho dầu mỡ vào sẽ thấy rõ hiệu quả.

Dùng gừng áp chảo trước khi đổ dầu vào

Gừng là gia vị quen thuộc mà hầu như nhà nào cũng có. Bạn hãy rửa sạch củ gừng và lau khô sau đó cắt một lát mỏng. Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp, bật lừa và chờ chảo vừa nóng tới thì cho lát gừng vào, dùng đũa vừa ấn nhẹ vừa chà xát ra khắp đáy chảo.

Bạn làm như vậy khoảng đôi ba phút và đều khắp hết đáy chảo. Sau đó bạn gắp lát gừng ra và cho dầu vào chiên bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể học theo những cách giúp chiên thức ăn không bắn dầu này:

Sử dụng màn chắn thay cho nắp đậy

Bạn có thể mua màn chắn tại các cửa hàng bán dụng cụ nhà bếp. Màn chắn có những lỗ nhỏ li ti giúp ngăn dầu bắn ra ngoài hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thoát khí tốt, giúp thực phẩm giòn ngon hơn. Khi áp dụng cách này bạn không nên đậy nắp kín khi chiên vì sẽ làm thức ăn không được giòn như ý muốn.

Nên để thực phẩm thật ráo nước trước khi chiên

Vì nước và dầu ăn không hòa tan được với nhau nên khi bạn thả thực phẩm có nước vào dầu đang sôi sẽ làm dầu ăn bắn tung tóe. Vậy nên bạn hãy tránh chiên rau củ mới rửa xong hay thức ăn rã đông còn ứ nước.

Dùng chảo chống dính có thành cao

Chảo chống dính có thành cao là lựa chọn thông minh khi chiên rán. Chảo giúp bạn thao tác lật thực phẩm dễ dàng, hạn chế cháy, dính trong quá trình chiên và giúp món ăn hấp dẫn hơn. Bạn nên chọn loại chảo có thành cao ít nhất 5cm để hạn chế dầu mỡ bắn ra ngoài gây nguy hiểm cho bạn.

Cách vệ sinh chảo chống dính an toàn

Khi bạn mua chảo chống dính để bảo vệ lớp màng chống dính này tồn tại được lâu bạn không nên cọ rửa quá mạnh tay sau khi sử dụng. Đặc biệt, không nên dùng như vật cứng như thìa sắt, môi sắt, hay những nùi rẻ làm bằng sắt chà xát lên bề mặt chảo. Bởi điều này sẽ khiến cho lớp chống dính của chảo nhanh chóng bong ra khiến cho chảo nhanh chóng hư hỏng.

Bạn chỉ nên rửa bằng rẻ vải nhẹ nhàng không mạnh tay, và sau khi dùng xong bạn nên treo chúng ở nơi khô thoáng mát không có ánh nắng chiếu trực tiếp.

Đi chợ thấy gừng như thế này tuyệt đối không mua, người bán rau cũng không ăn, đọc xong đừng chọn nhầm

0

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của gia đình, nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Gừng là một gia vị trong nhà bếp. Khi chế biến nhiều món ăn, thêm một ít gừng vào có tác dụng làm món ăn có hương vị tươi và thơm. Gừng rất giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể con người. Chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong gừng là gingerol. Nếu chất dinh dưỡng này được ăn nhiều hơn, nó có thể chống lão hóa, làm đẹp da.

Gừng có nhiều lợi ích nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Vào mùa thu – đông, nếu ăn nhiều gừng có thể ngăn ngừa ho và cảm lạnh. Vì trong gừng có một số chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt đối với cơ thể.

Gừng có nhiều lợi ích nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Ngoài việc mua gừng già, có một số điểm cần lưu ý nữa dưới đây.

1. Mua gừng đã mọc mầm

Khi mua gừng, chúng ta phải mua gừng tươi. Nếu gừng bạn mua là gừng “chết”, héo úa và bị hư thì đây là loại gừng có giá trị dinh dưỡng thấp nhất, khi gặp loại gừng này chúng ta không nên mua dù rẻ.

Mặc dù gừng tươi đắt hơn, nhưng lại tốt nhất về hương vị và dinh dưỡng. Một trong những cách tốt nhất để nhận biết gừng tươi là xem gừng đã mọc mầm chưa, nếu gừng đã mọc mầm thì đó là gừng tươi.

Vì vậy, muốn mua gừng, ta phải chọn những củ gừng đã mọc mầm rồi mới mua. Nhưng tỷ lệ mọc mầm của gừng không nên quá cao, mỗi củ chỉ khoảng 1 đến 2 mầm mới nhú. Nếu củ gừng nảy mầm quá nhiều thì các chất dinh dưỡng trong đó cũng sẽ bị các búp gừng này hấp thụ hết. Sau khi mua gừng về, chúng ta cần vứt bỏ phần mầm gừng để giữ lại giá trị dinh dưỡng của củ gừng.

2. Mua gừng xấu, càng xấu càng tốt

Thứ hai, khi mua gừng, bạn nên chọn những củ xấu hơn để mua. Những củ trông rất sáng và đẹp thì hầu hết đã được ngâm trong lưu huỳnh. Gừng ngâm lưu huỳnh có độc, không nên ăn.

3. Nhìn thịt gừng

Ngoài ra khi mua gừng, chúng ta phải dùng tay bẻ đôi củ gừng và xem các vân nhỏ bên trong. Nếu gừng được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, các vòng tròn bên trong sẽ phát triển đặc biệt tròn, và thịt gừng sẽ đặc biệt săn chắc, do đó giá trị dinh dưỡng của gừng sẽ cao.

Nếu gừng bị hỏng, phần xơ bên trong sần sùi, không còn tươi thì tốt nhất bạn không nên mua loại gừng như vậy. Loại gừng này đã để quá lâu hoặc bị suy dinh dưỡng.

4. Nhìn vào các nếp gấp ở vỏ

Cuối cùng, chúng ta phải quan sát các nếp gấp của vỏ củ gừng. Những nếp gấp này càng rõ ràng thì việc mua gừng càng phù hợp. Chỉ có gừng phát triển đặc biệt tốt mới có nếp gấp như vậy. Ngoài ra, trong các nếp gấp này sẽ có nhiều bùn và cát, loại gừng này nhìn chung chỉ tươi không lâu sau khi thu hoạch.

Khi mua gừng, hãy nhớ chọn những củ gừng to và căng mọng, chúng sẽ rất tươi.