Những loại cá này đều được đánh bắt tự nhiên, cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Cá cơm
Cá cơm là một loài cá nhỏ sống ở vùng nước mặn. Tại Việt Nam, khu vực sinh sống của cá cơm trải dài ở hầu hết các vùng biển từ Bắc vào Nam.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết cá cơm có hàm lượng axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng còn chứa các chất béo, cholesterol tốt cho tim mạch.
Vào tháng 7/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp cá cơm vào danh sách những loại cá tốt nhất.
Một lý do khiến cá cơm được xếp vào nhóm “cá sạch” là do vòng đời của chúng ngắn nên khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể thấp hơn hơn so với các loài cá khác.
Cá rô phi đồng
Cá rô phi là loài cá nước ngọt lớn nhanh, chịu nhiệt độ cao và dễ thích nghi, được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, cá rô phi cũng phải đối mặt với thách thức là không thể nuôi nhân tạo. Trước hết, cá rô phi là loài cá lớn ăn cỏ, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh và phiêu sinh vật. Tuy nhiên, rất khó để cung cấp đủ nguồn cung cấp thực vật thủy sinh trong môi trường sinh sản nhân tạo, điều này gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề thức ăn của cá rô phi trong sinh sản nhân tạo.
Thứ hai, cá rô phi có phương pháp sinh sản độc đáo và cần có những điều kiện môi trường tự nhiên nhất định để sinh sản thành công. Trong quá trình sinh sản nhân tạo, khó mô phỏng được môi trường đáp ứng nhu cầu sinh sản của cá rô phi nên khó sinh sản.
Mặc dù cá rô phi khó nuôi nhân tạo nhưng rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không no và các loại khoáng chất, là loại cá bổ dưỡng. Cá rô phi mềm và giàu protein chất lượng cao, giúp thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và duy trì sửa chữa mô. Ngoài ra, cá rô phi còn giàu axit béo Omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
Cá đối
Môi trường sống của cá đối là ở vùng nước mặn miền duyên hải và nước lợ ở các cửa sông lớn. Đây là loại các tương đối quen thuộc đối với người Việt.
Theo y học cổ truyền, cá đối có tác dụng ích khí, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người lớn tuổi, người ốm yếu, người mới khỏi bệnh có thể ăn loại cá này để bồi bổ sức khỏe.
Cá đối sinh sôi khá nhiều và vòng đời ngắn nên chúng ít bị nhiễm các độc tố từ môi trường. Bà nội trợ có thể chọn loại cá này để ăn thường xuyên vì giá của chúng khá “mềm”.
Một số lưu ý khi ăn cá
Hạn chế ăn cá rán
Một trong những cách chế biến cá làm mất đi chất dinh dưỡng đó là rán, đặc biệt là rán kỹ. Ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu đối với phụ nữ lớn tuổi, một bữa cá rán mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ suy tim tăng thêm 48%. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên chế biến cá bằng cách nướng bỏ lò hoặc luộc để giữ nguyên được chất dinh dưỡng trong cá.
Không ăn cá khi đói
Một lưu ý khi ăn cá nữa là không nên ăn cá khi cơ thể đang đói. Bởi vì ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói. Đây là việc làm có hại cho cơ thể mà mỗi chúng ta cần loại bỏ.
Đang dùng thuốc ho thì không nên ăn cá
Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người ho lâu ngày và đang sử dụng thuốc ho điều trị thì tuyệt đối không nên ăn cá, nhất là cá biển, vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và có thể bị dị ứng.
Ngoài ra, khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp… thì cũng không nên căn cá, để giúp cho quá trình điều trị bệnh mau khỏi, đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Không ăn gỏi, cá sống
Đa số các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.
Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng và nang sán cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm và gây ra những cơn đau quằn quại, sút cân và bệnh thiếu máu.
Ăn mật cá
Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.