Home Blog Page 741

Đừng tưởng trời lạnh không thiu: Muốn bánh chưng mềm dẻo, để nửa tháng vẫn ngon chỉ có 1 cách

0

Xếp bánh trên bàn, dùng một lớp giấy báo bọc bên ngoài từng chiếc bánh giúp bánh để được lâu và không bị mốc.

Bánh chưng, bánh tét rất dễ bị ôi thiu, lên mốc nếu không bảo quản đúng cách. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản loại thực phẩm này khỏi mốc, hỏng.

Empty

Cách bảo quản bánh chưng

Bảo quản ở điều kiện bên ngoài

Bước 1: Bánh chưng sau khi được nấu chín, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội rửa lại bánh nhằm rửa sạch các chất nhựa trong lá.

Bước 2: Treo bánh tại nơi thoáng mát giúp bánh khô ráo hoàn toàn.

Bước 3: Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn.

Với cách bảo quản này có thể bảo quản được bánh chưng khoảng 7 đến 10 ngày, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào khâu gói bánh có buột chặt không, điều kiện môi trường ở từng nơi mà thời gian có thể chênh lệch.

Bảo quản trong tủ lạnh

Để bánh được bảo quản lâu bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói vào ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ.

Bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được khoảng 15 đến 20 ngày.

Empty

Bảo quản bằng túi hút chân không

Sau khi hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản từ 5 -10 ngày ở điều kiện bình thường (nhiệt độ phòng), tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương. Ngoài ra, khi bảo quản trong ngăn đá, bánh chưng có thể dùng được trong vòng 15-20 ngày.

Cách bảo quản bánh tét

Khác với bánh chưng, bánh tét mới vớt ra còn nóng bạn nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Không cất bánh vào tủ hay để bánh trong túi kín, bánh bị hầm hơi sẽ rất mau hư.

Với bánh tét bạn có thể treo nơi thoáng mát và bảo quản 2 – 3 ngày, để bảo quản lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh, khi dùng thì đem hấp lại hoặc chiên ăn rất ngon.

Ngoài ra nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn có thể đặt bánh lên ngăn đá, tuy nhiên bạn cần rã đông bánh ở nhiệt độ thường và luộc lại bánh khi dùng. Nếu bảo quản ở ngăn đá bạn có thể để bánh được khoảng 15 ngày.

Empty

Bảo quản bằng túi hút chân không

Cách tốt nhất để bảo quản bánh tét là hút chân không cho bánh, vì công nghệ hút toàn bộ không khí ra giúp bánh được bảo quản lâu nhất có thể, tránh tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bánh chưng ép chân không thì có thể để được khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

9 điều kiêng kị vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo cả năm

0

Trong quan niệm dân gian ở một số nền văn hóa, mùng 1 Tết được coi là ngày đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

Người ta tin rằng những gì làm trong ngày này sẽ ảnh hưởng lớn đến cả năm tới. Do đó, có một số điều kiêng kỵ thường được tuân thủ vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo và mang lại may mắn như sau.

1. Đóng cửa nhà ngày mùng 1 Tết 

Trong quan niệm phong thủy, mở cửa ra ngoài vào ngày mùng 1 Tết được coi là mở đường cho sự thịnh vượng, tài lộc và thành công trong năm mới. Việc này được xem là một cách chào đón các vận khí tích cực và cơ hội mới đến với gia đình.

Ngược lại, đóng cửa nhà vào ngày này được coi là hạn chế sự tuần tự của vận khí và sinh khí, có thể khiến cho gia đình gặp khó khăn trong việc thu hút may mắn và thành công trong năm mới.

Không nên đóng cửa nhà vào mùng 1 Tết

Tuy nhiên, mặc dù là một quan niệm truyền thống, việc mở hoặc đóng cửa nhà vào ngày mùng 1 Tết thực sự phụ thuộc vào quan điểm và niềm tin cá nhân của mỗi gia đình.

2. Tránh sử dụng dao, kéo 

Trong quan niệm phong thủy, việc sử dụng dao kéo trong ngày đầu tiên của năm nên được hạn chế để tránh mang lại sự sát thương và xui xẻo cho gia đình. Dao và kéo được coi là những công cụ có tính chất sắc bén và có thể mang lại nguy cơ cho sự an toàn của con người.

Nếu có việc cần thực hiện như băm hoặc chặt đồ ăn, thì tốt nhất là nên thực hiện vào đêm 30, trước khi chuyển sang ngày mùng 1 của năm mới. Vào sáng mùng 1, thay vì sử dụng dao kéo, bạn có thể tập trung vào việc dọn đồ ăn và tận hưởng khoảnh khắc bên người thân, tạo nên không khí ấm áp và hạnh phúc cho ngày đầu tiên của năm mới.

Tránh sử dụng dao kéo hết mức có thể

3. Hết gạo, muối

Việc đảm bảo có đủ gạo và muối trong nhà ngày mùng 1 được coi là rất quan trọng. Mục đích của việc này không chỉ là để đảm bảo rằng gia đình có đủ thực phẩm cho cả năm mà còn mang ý nghĩa tượng trưng về sự ấm no và đầy đủ.

Cụm từ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” thường được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có đủ muối và gạo trong ngày đầu tiên của năm mới. Muối và gạo không chỉ là những nguyên liệu cần thiết trong chế biến thức ăn hàng ngày mà còn đại diện cho sự sung túc và ấm no trong cuộc sống gia đình.

Không nên để nhà thiếu gạo muối vào mùng 1 Tết

4. Quét nhà 

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong 3 ngày đầu năm có thể ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia đình. Người ta tin rằng việc quét rác trong những ngày này sẽ khiến tiền bạc của gia đình bị mất đi hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải quét nhà để giữ cho không gian sạch sẽ và thoáng đãng, có thể thực hiện nhưng cần chú ý một số điểm sau:

– Quét rác nhưng không nên đổ ra ngoài đường vào 3 ngày đầu năm.

– Tốt nhất là bạn có thể tạm thời chứa rác trong nhà, tại một góc nào đó, để sau 3 ngày đầu năm mới đổ rác đi.

Có thể quét nhà nhưng không nên đổ ra ngoài trong 3 ngày đầu năm

5. Vay tiền 

Vay mượn tiền bạc được coi là một trong những điều kiêng kị trong tâm lý dân gian. Theo quan niệm này, người cho vay có thể gánh chịu mất mát về tài lộc suốt cả năm, trong khi người đi vay sẽ phải sống trong tình trạng túng thiếu, vay mượn suốt năm dài.

Tránh vay tiền đầu năm

6. Nói những điều xui rủi

Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta tin rằng việc nói những điều tốt lành, tích cực sẽ tạo điều kiện cho một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Trái lại, nếu nói những điều xui xẻo, tiêu cực, có thể gây ra tâm trạng không tốt và mang lại những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống trong suốt năm tới. Do đó, nên tránh nói những điều không may, tập trung vào những suy nghĩ tích cực để mang lại may mắn và thành công trong năm mới.

Tránh nói lời xui rủi

7. Cho lửa 

Trong quan niệm dân gian, ngọn lửa được xem là biểu tượng của sự ấm áp, may mắn và sự phồn thịnh. Màu đỏ của lửa thường được liên kết với sự may mắn và tài lộc trong văn hóa nhiều quốc gia. Vào mùng 1, nếu cho người khác lửa đồng nghĩa với việc cho đi sự may mắn của bản thân thì cả năm sẽ xui xẻo, làm việc gì cũng không thuận lợi.

Không nên cho lửa đầu năm

8. Đồ dùng gia đình rơi vỡ 

Quan niệm này phản ánh niềm tin và truyền thống trong văn hóa dân gian, trong đó mỗi hiện tượng tự nhiên hay sự cố như vỡ đồ đạc được coi là điềm báo cho sự chia lìa hoặc đổ vỡ trong gia đình.

Thực tế, việc đồ dùng trong nhà bị rơi vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sơ suất trong quá trình sử dụng, tuổi già, chất lượng sản phẩm, hoặc điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ. Tuy nhiên, việc chăm sóc và sắp xếp đồ dùng trong nhà một cách cẩn thận vẫn là một thói quen tốt để đảm bảo an toàn.

Tránh làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày Tết

9. Người có tang đi xông đất 

Tục lệ dân gian về việc người đầu tiên bước vào nhà vào ngày mùng 1 của năm mới là một trong những truyền thống vẫn được duy trì đến ngày nay. Quan điểm này phản ánh niềm tin vào sức ảnh hưởng của người đầu tiên bước chân vào nhà đối với sự may mắn của cả năm.

Do đó, theo quan niệm dân gian, để tránh thu hút điều không may và xui xẻo cho gia đình, người có tang không nên là người đầu tiên bước vào nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết.

Người có tang không nên đi xông đất hoặc chúc Tết

Lưu ý những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để giữ gìn may mắn và thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.

Nên bỏ phong tục lì xì cho trẻ con ngày Tết?

0

Lì xì là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay khi cuộc sống khấm khá hơn thì những bao lì xì lại trở nên “nặng nề” với không ít người.

Không rõ từ bao giờ, nhưng qua bao nhiêu thế hệ, người Việt vẫn truyền nhau tục mừng tuổi (lì xì) đầu năm mới. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người lại cùng quây quần bên nhau, người lớn lì xì cho trẻ nhỏ mong cho hay ăn, chóng lớn, học giỏi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ thể hiện lòng thành kính biết ơn, cầu chúc cho các đấng sinh thành sức khỏe và nhiều bình an.

Lì xì là mang đến điều may mắn, tốt đẹp cho người nhận nhân dịp đầu xuân năm mới. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không nằm ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít) của phong bao lì xì mà nằm ở giá trị tinh thần năm mới nhận được lời cầu chúc may mắn sẽ hên và hanh thông cả năm. Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở bên trong. Việc để tiền lì xì trong phong bao thể hiện sự kín đáo, khiến người nhận không so bì nhiều ít dẫn đến xích mích hay chuyện không vui.

Nhưng theo thời gian, khi mà điều kiện kinh tế của từng gia đình được cải thiện, cuộc sống khấm khá no đủ hơn, thì cũng là lúc mà câu chuyện lì xì ngày Tết trở thành gánh nặng cho nhiều người. Thậm chí trở nên biến tướng, gây mất thiện cảm trong những ngày đầu năm mới.

Không ít gia đình cảm thấy lì xì là gánh nặng. (Ảnh minh họa)

Dù Tết không có thêm thu nhập nhưng ai cũng phải trích ra một khoản tiền, nhờ người đổi tiền mới để mừng tuổi cho con cháu. Cận kề ngày Tết, mọi người “nhốn nháo” tìm đến dịch vụ đổi tiền mới dù phí cao ngất, lên tới 20%. Rồi đến chuyện trước khi đi chúc Tết phải nhìn xem trong ví có bao nhiêu tiền, lì xì ít thì thấy ái ngại nhưng lì xì nhiều lại “lo” không xuể.

Có lẽ ngày nay cũng không còn mấy ai đủ can đảm lì xì cho các em nhỏ 10-20 nghìn đồng nữa. Lại có những thực tế rằng, nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi người lớn, chẳng hề để ý đến ý nghĩa hay những câu chúc khi được lì xì, mà chỉ chăm chú mở xem “ruột” được bao nhiêu tiền. Hành động bóc lì xì trước mặt khách rồi bĩu môi chê của không ít đứa trẻ ấy đã trở thành ấn tượng xấu ngày Tết. Cứ thế, Tết mất vui vì những phong bao lì xì.

Phải chăng, tự bản thân chúng ta đang làm phong tục lì xì trở nên xấu xí?. (Ảnh minh họa)

Không phải tự nhiên mà nhiều người kêu gọi nên bỏ phong tục lì xì ngày Tết. Bởi họ cho rằng, bỏ lì xì là bỏ đi nỗi phiền toái, bỏ đi những gánh nặng trong những ngày đầu năm mới. Khách quan nhìn nhận, lì xì ngày Tết vẫn luôn mang ý nghĩa đẹp và nhân văn. Phải chăng, tự bản thân chúng ta đang làm phong tục ấy trở nên xấu xí?.

Để lì xì không làm mất vui ngày Tết, người lớn cần giáo dục con em mình về ý nghĩa của việc lì xì để trẻ nhỏ biết tôn trọng người đang chúc cho mình nhiều điều may mắn như việc không được bóc lì xì ngay hoặc là bóc trước mặt người đưa lì xì. Người lớn cũng như trẻ nhỏ, ngày Tết chớ nên nói chuyện lì xì ít hay nhiều, càng không nên nói chuyện về tiền trong dịp năm mới. Đừng để trẻ thơ bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền.

Khi nhận được lì xì, cần dạy cho trẻ sự biết ơn, quý trọng vì đó là món quà tinh thần to lớn. Người lớn đừng so đo, tính toán thậm chí thể hiện sự sòng phẳng trong câu chuyện lì xì đầu năm. Đừng quan tâm tới giá trị vật chất, hãy hướng đến giá trị tinh thần, để phong tục lì xì luôn mang ý nghĩa tốt đẹp vốn có. *Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Các cụ truyền lại: Sau giao thừa, mua 3 thứ này càng sớm thì năm mới càng nhiều may mắn, giàu có, cầu gì được nấy

0

Kinh nghiệm của người xưa cho thấy mua những thứ này đầu năm mới có thể mang lại sự may mắn phát tài giàu có cho cả năm.

Theo quan niệm của người xưa, đầu năm mới có những hành động là điềm báo cho cả năm. Do đó đầu năm mới, người xưa thường chọn hướng xuất hành, việc đầu tiên thực hiện trong năm để mong năm đó thuận lợi may mắn phát tài.

Do đó sau thời khắc giao thừa thì các cụ thường dặn con cháu mua sắm những thứ này để mang lại may mắn tài lộc cho cả năm:

sau-giao-thua-mua-muoi

Mua muối

Người Việt có tục đầu năm mua muối. Muối biểu trưng cho sự mặn mà đằm thắm nên cả năm sẽ gặp thuận lợi, cuộc sống có nhiều may mắn thuận lợi, gia đình hạnh phúc, tình cảm mặn mà tốt đẹp. Muối cũng là vật phong thủy có công dụng xua đuổi vận xui, trừ tà ma. Do đó mua muối đầu năm giúp cho gia đình thêm tài lộc, tránh được ma quỷ quấy nhiễu.

Mua muối là để cầu mong gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi, cuộc sống mặn mà may mắn, làm ăn phát tài gặp được quý nhân hỗ trợ. Do đó mua muối đã trở thành một thói quen đầu năm của nhiều người. Sau tiếng chuông đồng hồ chuyển ngày mới thì nhiều người đã đi bán muối, tiếng rao bán muối đã len lỏi ở góc phố. Hoặc bạn cũng có thể mua ở những cổng cơ sở tôn giáo, hoặc đợi phiên chợ sớm nhất ở địa phương để đi mua muối.

mua-lua

Mua lửa

Lửa là biểu trưng cho sự phát triển và sự sống. Lửa xua đuổi ma quỷ. Thắp lửa là thắp lên tài lộc giàu sang hạnh phúc. Mua lửa đầu năm rất quan trọng. Trong văn hóa dân gian lửa phỉa duy trì qua năm và không được tắt để mang lại may mắn cho gia đình. Lửa giữ ấm hạnh phúc, lửa mang lại niềm vui, lửa khởi tạo sự sống. Thiếu lửa là vô cùng nguy hiểm vì sẽ làm nghèo và sa sút đi. Do đó đầu năm mua lửa rất quan trọng trong niềm tin dân gian.

Bạn có thể mua bao diêm, mua bật lửa… Nhưng nên lưu ý mua những thứ này thì tránh để rơi mất, tránh cho mượn, tránh cho đi.

mua-mia

Mua mía đường

Những thứ ngọt ngào như cây mía, cân đường hoa quả ngọt… biểu trưng cho năm mới ngọt ngào thành công. Ai cũng mong cuộc sống ngọt ngào, gia đình may mắn, hạnh phúc thành công. Thế nên mua mía đầu năm đã trở thành tập tục quen thuộc của nhiều người. Mía được bán ở cổng đình chùa trong thời khắc giao thừa. Thế nên nhiều người sẽ tiến hành mua cây mía đầu năm để mang lại sự ngọt ngào may mắn.

Nhiều nơi không có tục mua mía thì sẽ mua đường, mua hoa quả ngọt, đỏ như bí đỏ, cà chua, cà rốt… để mong một năm thuận lợi, vận đỏ son trong làm ăn, phát tài phát lộc, may mắn dồi dào, hạnh phúc.

Với những việc làm trên không tốn kém lại rất đơn giản nhưng bạn cũng cần chú ý tránh phạm kỵ tránh cho, mượn những thứ vừa mua trên vì như thế sẽ làm mất đi tài lộc của mình.

Đêm giao thừa bất ngờ có chú chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc lo đến mất ăn mất ngủ: ‘Là tốt hay xấu?’

0

Theo người này chia sẻ, vào đêm giao thừa, một vị khách đặc biệt đã ghé thăm ngôi nhà và khiến cả gia đình rất bối rối.

Giao thừa cũng được xem là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên vào khoảnh khắc này, nhiều gia đình đã gặp phải những tình huống vô cùng “khó đỡ”. Câu chuyện sau đây được một cô gái có tài khoản là Đào Nguyễn chia sẻ trên mạng xã hội, vào năm 2019 là một ví dụ.

Dòng trạng thái của Đào Nguyễn viết: “Đúng giao thừa có một em chó chạy vào nhà. Chui vào gầm xe nằm. Mọi người thông thái cho em hỏi là điểm tốt hay xấu ạ?”. Bên dưới bài viết đính kèm hình ảnh chụp chú chó đang nằm cuộn mình trong sân để xe của ngôi nhà.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Hình ảnh chú chó lạ ghé thăm nhà vào đêm giao thừa khiến gia chủ bối rối (Ảnh Đào Nguyễn)

Bài viết của cô gái nhanh chóng thu về lượt quan tâm lớn của nhiều người dùng khác với gần 700 lượt bình luật. Đa phần mọi người đều cho rằng, vào đêm giao thừa nói riêng hay vào những ngày đầu năm mới nói chung, việc có những vị khách lạ, đặc biệt như chú chó, chú mèo ghé thăm nhà là điềm tốt.

Những nhận xét này dựa trên quan niệm dân gian của người xưa. Cụ thể, người xưa từng có câu: “Chó đến thì sang” hay “Chó đến làm giàu, mèo đến xây nhà lớn”. Những câu nói này không biết đã xuất hiện từ bao giờ, song nó vẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác và trở thành quan niệm thân quen trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tuy nhiên dựa trên đời sống thực tế ngày nay, việc không chỉ chó, mèo mà bất kỳ con vật nào ghé thăm gia đình một cách bất ngờ, thì gia chủ cũng nên bình tĩnh mà không nên đánh đập hay xua đuổi chúng. Bởi rất có thể chúng là thú nuôi của một gia đình khác, đang đi lạc. Gia chủ có thể mở rộng cửa để con vật tự rời đi. Chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long giải thích: “Bên cạnh chó, các loài khác như mèo, chim hay cá, rắn. Không nên bắt nhốt các loài này, gia chủ có thể cho chúng ăn và đợi cho đến khi chúng tự rời đi. Với cá hãy đem thả về ao, hồ nước gần nhà, còn rắn thì bình tĩnh, xử lý an toàn để chúng cũng rời đi”.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Khi có động vật lạ vào nhà trong đêm giao thừa hay dịp năm mới, không đánh đập hay nhốt mà hãy để chúng tự rời đi (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho biết, đặc biệt vào đêm giao thừa, khi các gia đình cùng nhau tổ chức các hoạt động để chào năm mới bật nhạc lớn, bắn pháo hoa, việc này sẽ vô tình khiến những chú thú cưng như chó sợ hãi. Lúc này, chúng sẽ chạy đi tìm nơi để trốn, ẩn nấp. “Chắc quê bạn đốt nhiều pháo quá. Khi chưa cấm pháo, cứ giao thừa là chó quê mình chạy hết ra đồng để trốn đấy”, người dùng với tài khoản Hà Thảo bình luận.

Những điều nên tránh vào dịp năm mới

Những quan niệm, tâm niệm được dân gian truyền miệng từ xa xưa cho đến nay vốn dĩ mang tính chất tương đối. Song lại cũng có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là vào những dịp quan trọng như dịp Tết, đầu xuân năm mới. Dưới đây là một số lời khuyên khác từ chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long, về những điều các gia đình tốt nhất nên tránh, hạn chế vào đêm giao thừa nói riêng cũng như dịp đầu năm mới nói chung.

Tránh tranh cãi bất hòa

 

Dù với người bên ngoài hay giữa các thành viên trong gia đình với nhau, mọi người cũng nên tránh việc tranh cãi, bất hòa to tiếng. Điều này sẽ vô tình khiến không khí trong nhà dịp đầu xuân năm mới không được vui vẻ. Thay vào đó hãy luôn hài hòa, vui cười và nói với nhau những lời chúc bình an, may mắn.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Dịp đầu năm, mọi người nên giữ không khí vui vẻ, không nên bất hòa, tranh cãi (Ảnh minh họa)

 

 

Tránh quét nhà đêm 30 và ngày mồng 1

 

Theo quan niệm phong thủy, việc quét nhà được coi như quét đi tài lộc trong nhà. Vì vậy tốt nhất các gia đình nên tránh. Ngoài ra, dịp Tết là thời gian mọi người được thảnh thơi, nghỉ ngơi sau 1 năm, hãy dành thời gian để đi chúc Tết, vui chơi, du xuân thay vì dọn dẹp nhà cửa.

Tránh cắt tóc

 

Điều thứ 3 được chuyên gia phong thủy khuyên nên tránh vào những ngày Tết đó là tránh cắt tóc. Nó không chỉ được áp dụng vào dịp đầu năm mới mà mỗi ngày đầu tháng Âm lịch, mọi người cũng rất kiêng đi cắt tóc.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Quét nhà, cắt tóc cũng là điều nên tránh trong những ngày đầu năm mới (Ảnh minh họa)

Tránh đòi nợ

 

Điều cuối cùng là một điều rất kiêng kỵ, đó là đòi nợ vào năm mới. Đòi nợ ngày đầu năm mới không chỉ khiến đối phương trở nên bối rối, phiền phức mà còn khiến chính chủ trở thành ngườ có phần bất lịch sự trong văn hóa ứng xử thường ngày. Vì vậy vào dịp đầu năm khi gặp nhau, hãy chỉ nên nói những chuyện an lành tốt đẹp, chúc nhau những câu chúc thật đẹp cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Các cụ dặn chẳng sai: Đầu năm mới nhớ ăn cá chép cầu may nhưng phải chừa lại đuôi, vì sao?

0

Trong quan niệm của người xưa việc ăn cá chép đầu năm mang lại may mắn thế nhưng phải tránh ăn đuôi.

Tết nguyên đán là dịp quan trọng trong năm. Theo quan niệm văn hóa tâm linh thì năm tài vận được tính theo năm Âm lịch. Do đó người xưa thường thực hiện các nghi thức tâm linh tính theo thời điểm năm âm lịch.

Để cầu may mắn đầu năm người xưa có những kiêng kỵ và những nghi thức đặc biệt, cả chuyện ăn uống. Đầu năm người Việt dặn con cháu kiêng không ăn những món mang lại xui rủi nặng mùi như thịt chó, thịt vịt, cá mè, mắm tôm, mực, tôm… Bên cạnh đó thì ông bà cũng khuyên nên ăn những món mang lại may mắn gồm các món truyền thống trong dịp Tết như mứt, bánh chưng, giò, chả, cây mía, kẹo ngọt…

Trong các món ăn mang lại may mắn thì các cụ đặc biệt chú trọng cách ăn cá chép.

ca-chep-may-man-dau-nam

Cá chép mang lại may mắn cả năm?

Trong văn hóa Việt, cá chép là hình tượng đặc biệt có ý nghĩa. Cá chép biểu trưng cho sự thành công, bởi câu chuyện cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Thế nên ăn cá chép được cho là biểu trưng sẽ giúp vượt qua khó khăn đạt tới thành công, mang lại may mắn tài lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự hanh thông như ý.

Hình ảnh cá chép vượt qua vũ môn hóa thành rồng đã biểu trưng cho sự phát triển vượt bậc thành công may mắn, giàu có phú quý, phát tài.

Cũng chính vì thế ông bà dặn con cháu nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến. Thế nên nhiều gia đình mua cá chép để ăn Tết mong một năm mua thuận gió hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc, thành công, gặt hái nhiều tài lộc, may mắn…

ca-chep

Tại sao không được ăn đuôi cá chép?

Mặc dù người xưa dăn con cháu nên ăn cá chép để thu hút vận may nhưng lại chừa đuôi không được ăn đuôi. Đây là nghi thức tâm linh thể hiện niềm tin rằng khi để lại đuôi cá tức là mong muốn có sự dư thừa, không hết tận cùng. Ăn đuôi tức là ăn đến tận cùng, do đó cần để lại đuôi để mong có sự dư thừa trong năm để năm mới có tích lũy giàu có.

9 điều kiêng kị vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo cả năm

0

Trong quan niệm dân gian ở một số nền văn hóa, mùng 1 Tết được coi là ngày đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

Người ta tin rằng những gì làm trong ngày này sẽ ảnh hưởng lớn đến cả năm tới. Do đó, có một số điều kiêng kỵ thường được tuân thủ vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo và mang lại may mắn như sau.

1. Đóng cửa nhà ngày mùng 1 Tết 

Trong quan niệm phong thủy, mở cửa ra ngoài vào ngày mùng 1 Tết được coi là mở đường cho sự thịnh vượng, tài lộc và thành công trong năm mới. Việc này được xem là một cách chào đón các vận khí tích cực và cơ hội mới đến với gia đình.

Ngược lại, đóng cửa nhà vào ngày này được coi là hạn chế sự tuần tự của vận khí và sinh khí, có thể khiến cho gia đình gặp khó khăn trong việc thu hút may mắn và thành công trong năm mới.

Không nên đóng cửa nhà vào mùng 1 Tết

Tuy nhiên, mặc dù là một quan niệm truyền thống, việc mở hoặc đóng cửa nhà vào ngày mùng 1 Tết thực sự phụ thuộc vào quan điểm và niềm tin cá nhân của mỗi gia đình.

2. Tránh sử dụng dao, kéo 

Trong quan niệm phong thủy, việc sử dụng dao kéo trong ngày đầu tiên của năm nên được hạn chế để tránh mang lại sự sát thương và xui xẻo cho gia đình. Dao và kéo được coi là những công cụ có tính chất sắc bén và có thể mang lại nguy cơ cho sự an toàn của con người.

Nếu có việc cần thực hiện như băm hoặc chặt đồ ăn, thì tốt nhất là nên thực hiện vào đêm 30, trước khi chuyển sang ngày mùng 1 của năm mới. Vào sáng mùng 1, thay vì sử dụng dao kéo, bạn có thể tập trung vào việc dọn đồ ăn và tận hưởng khoảnh khắc bên người thân, tạo nên không khí ấm áp và hạnh phúc cho ngày đầu tiên của năm mới.

Tránh sử dụng dao kéo hết mức có thể

3. Hết gạo, muối

Việc đảm bảo có đủ gạo và muối trong nhà ngày mùng 1 được coi là rất quan trọng. Mục đích của việc này không chỉ là để đảm bảo rằng gia đình có đủ thực phẩm cho cả năm mà còn mang ý nghĩa tượng trưng về sự ấm no và đầy đủ.

Cụm từ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” thường được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có đủ muối và gạo trong ngày đầu tiên của năm mới. Muối và gạo không chỉ là những nguyên liệu cần thiết trong chế biến thức ăn hàng ngày mà còn đại diện cho sự sung túc và ấm no trong cuộc sống gia đình.

Không nên để nhà thiếu gạo muối vào mùng 1 Tết

4. Quét nhà 

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong 3 ngày đầu năm có thể ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia đình. Người ta tin rằng việc quét rác trong những ngày này sẽ khiến tiền bạc của gia đình bị mất đi hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải quét nhà để giữ cho không gian sạch sẽ và thoáng đãng, có thể thực hiện nhưng cần chú ý một số điểm sau:

– Quét rác nhưng không nên đổ ra ngoài đường vào 3 ngày đầu năm.

– Tốt nhất là bạn có thể tạm thời chứa rác trong nhà, tại một góc nào đó, để sau 3 ngày đầu năm mới đổ rác đi.

Có thể quét nhà nhưng không nên đổ ra ngoài trong 3 ngày đầu năm

5. Vay tiền 

Vay mượn tiền bạc được coi là một trong những điều kiêng kị trong tâm lý dân gian. Theo quan niệm này, người cho vay có thể gánh chịu mất mát về tài lộc suốt cả năm, trong khi người đi vay sẽ phải sống trong tình trạng túng thiếu, vay mượn suốt năm dài.

Tránh vay tiền đầu năm

6. Nói những điều xui rủi

Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta tin rằng việc nói những điều tốt lành, tích cực sẽ tạo điều kiện cho một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Trái lại, nếu nói những điều xui xẻo, tiêu cực, có thể gây ra tâm trạng không tốt và mang lại những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống trong suốt năm tới. Do đó, nên tránh nói những điều không may, tập trung vào những suy nghĩ tích cực để mang lại may mắn và thành công trong năm mới.

Tránh nói lời xui rủi

7. Cho lửa 

Trong quan niệm dân gian, ngọn lửa được xem là biểu tượng của sự ấm áp, may mắn và sự phồn thịnh. Màu đỏ của lửa thường được liên kết với sự may mắn và tài lộc trong văn hóa nhiều quốc gia. Vào mùng 1, nếu cho người khác lửa đồng nghĩa với việc cho đi sự may mắn của bản thân thì cả năm sẽ xui xẻo, làm việc gì cũng không thuận lợi.

Không nên cho lửa đầu năm

8. Đồ dùng gia đình rơi vỡ 

Quan niệm này phản ánh niềm tin và truyền thống trong văn hóa dân gian, trong đó mỗi hiện tượng tự nhiên hay sự cố như vỡ đồ đạc được coi là điềm báo cho sự chia lìa hoặc đổ vỡ trong gia đình.

Thực tế, việc đồ dùng trong nhà bị rơi vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sơ suất trong quá trình sử dụng, tuổi già, chất lượng sản phẩm, hoặc điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ. Tuy nhiên, việc chăm sóc và sắp xếp đồ dùng trong nhà một cách cẩn thận vẫn là một thói quen tốt để đảm bảo an toàn.

Tránh làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày Tết

9. Người có tang đi xông đất 

Tục lệ dân gian về việc người đầu tiên bước vào nhà vào ngày mùng 1 của năm mới là một trong những truyền thống vẫn được duy trì đến ngày nay. Quan điểm này phản ánh niềm tin vào sức ảnh hưởng của người đầu tiên bước chân vào nhà đối với sự may mắn của cả năm.

Do đó, theo quan niệm dân gian, để tránh thu hút điều không may và xui xẻo cho gia đình, người có tang không nên là người đầu tiên bước vào nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết.

Người có tang không nên đi xông đất hoặc chúc Tết

Lưu ý những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để giữ gìn may mắn và thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.

Cúng Giao thừa Giáp Thìn 2024, mâm lễ ngoài trời để hướng nào là chuẩn nhất, mang may mắn về nhà

0

Đặt mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đúng hướng sẽ giúp gia chủ đón được nhiều may mắn trong năm mới.

Cúng Giao thừa Giáp Thìn 2024, mâm lễ ngoài trời để hướng nào là chuẩn nhất?

Lễ cúng giao thừa hay còn được gọi là lễ trừ tịch sẽ được tiến hành vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới trong đêm 29 Tết (với năm thiếu) hoặc 30 Tết (với năm đủ).

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt ở hướng Bắc hoặc hướng Đông điều kiện của từng gia đình. Dân gian cho rằng hướng Bắc là hướng của Thượng Đế còn hướng Đông là cúng Thiên Tử. Vì vậy, đặt mâm lễ cúng giao thừa theo các hướng này là phù hợp nhất.

le-cung-giao-thua-ngoai-troi-01

Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc giao thừa, quan hành khiển của năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho quan hành khiển năm mới. Việc này sẽ diễn ra rất nhanh chóng, khẩn trương. Các thần sẽ đi ngang qua để chứng giám lòng thành của gia chủ. Vì vậy, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng giao thừa đặt ở giữa sân (nếu không có sân thì đặt trước cửa chính hoặc trên tầng thượng).

Ngoài ra, còn một quan niệm khác về hướng cúng giao thừa. Trong năm Giáp Thìn 2024, hướng Đông Nam là hướng của Hỷ thần, hướng Tây Bắc là hướng của Tài thần. Gia chủ có thể nhằm hướng này để cúng khấn. Lưu ý, không nhất thiết phải đặt mâm cúng về hướng này mà chỉ cần người đúng khấn quay mặt về hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc để cúng.

Tùy vào phong tục địa phương, quan niệm của từng gia đình mà gia chủ có thể chọn hướng cúng cho phù hợp.

Cúng Giao thừa lúc mấy giờ?

Lễ cúng giao thừa (còn gọi là trừ tịch) được thực hiện vào thời khắc đất trời giao thoa, năm cũ kết thúc, năm mới bắt đầu. Do đó, gia chủ có thể tiến hành làm lễ cúng vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp.

Trường hợp gia chủ không thể thực hiện lễ cúng vào đúng 12 giờ đêm thì có thể chuẩn bị mâm lễ vào khoảng 11h30 đêm 30 Tết. Sau đó đốt hương sao cho hương vẫn chay tới đúng thời điểm giờ chính Tý (12 giờ đêm).

Làm lễ cúng giao thừa 2024 trong nhà hay ngoài trời trước?

Lễ cúng ngoài trời sẽ được tiến hành trước, lễ cúng trong nhà làm sau bởi cúng giao thừa là tống cựu nghênh tân, tiễn quan hành khiển cũ, đón quan hành khiển mới. Trong thời khắc giao thừa, gia chủ cần thực hiện lễ cúng ngoài trời để các vị thần chứng giám, sau đó có thể tiến hành lễ cúng trong nhà tại bàn thờ gia tiên.

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời 2024

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn PhậtHoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.

Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………

Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thầnNay là phút giao thừa giữa năm Quý Mão và Giáp Thìn.

Chúng con là…………….., tuổi:………..Ngụ tại ……………………………………….

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.Nam mô Bồ tát Ma ha tát đại chứng minh.

(Lạy 3 lạy)

Sự giống nhau kỳ lạ giữa Bảo Thanh và Lan Phương

0

Sự giống nhau kỳ lạ giữa Báo Thanh và Lan Phương “Thương ngày nắng về”.Ảnh: ST
Trong những bức ảnh hậu trường ghi hình chương trình “Chào 2021” của VTV, hai nữ diễn viên Bảo Thanh và Lan Phương đã cùng đứng chung một khung hình khoe sắc. Ngay lập tức, khán giả chú ý đến sự tương đồng bất ngờ của cặp diễn viên.

Bảo Thanh nổi tiếng từ bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”. Trong phim, Bảo Thanh vào vai Vân – người luôn phải chịu đựng sự tai quái của mẹ chồng – do NSND Lan Hương thủ vai.

Hiện, NSND Lan Hương đang đóng mẹ chồng trong phim “Thương ngày nắng về”, con dâu của NSND Lan Hương ở phim này là… Lan Phương. NSND Lan Hương tiếp tục có một vai mẹ chồng nanh nọc, tai quái, thậm chí tàn nhẫn, quá quắt, khiến Vân Khánh (Lan Phương) điêu đứng.

Khi xem Lan Phương vào vai Vân Khánh chịu đựng sự quá quắt của mẹ chồng do NSND Lan Hương thủ vai, khán giả lại nhắc nhớ đến vai Vân của Bảo Thanh ở “Sống chung với mẹ chồng”.

Tuy các vai diễn có màu sắc khác nhau, được diễn xuất với tài năng cá nhân khác biệt, nhưng mô hình “mẹ chồng – nàng dâu” bất hòa, đối chọi nhau, vẫn khiến khán giả làm phép so sánh, và dành nhiều lời ngợi khen cho cả Bảo Thanh, Lan Phương và NSND Lan Hương.
Trên trang cá nhân, Lan Phương chia sẻ một số hình ảnh và thừa nhận gương mặt có nhiều điểm tương đồng: “Hình như khác mỗi cái bụng bầu“.Trên trang cá nhân, Lan Phương chia sẻ một số hình ảnh và thừa nhận gương mặt có nhiều điểm tương đồng: “Hình như khác mỗi cái bụng bầu“. Ảnh: FBNV
Trước đó, từng có nhiều người còn so sánh vẻ bề ngoài giống nhau như hai giọt nước của Bảo Thanh và Lan Phương.

Dù khá chênh lệch độ tuổi – Bảo Thanh sinh năm 1990, còn Lan Phương sinh năm 1983, nhưng xét về mọi góc cạnh trên gương mặt, Lan Phương và Bảo Thanh đều giống nhau đến “giật mình”.
Không chỉ giống về nhan sắc mà ngoại hình, lối ăn mặc, cách trang điểm cũng khá tương đồngKhông chỉ giống về nhan sắc mà ngoại hình, phong cách thời trang của cả hai cũng khá tương đồng. Ảnh: FBNV
Thời điểm Bảo Thanh mới nổi, không ít lần cô bị khán giả nhận nhầm là Lan Phương. Nữ diễn viên “Về nhà đi con” từng chia sẻ, có một lần cô được một người đuổi theo xin chữ ký và chụp ảnh cùng. Sau đó, người này quay lại hỏi: “Em xem phim của chị suốt, chị có phải là chị diễn viên… Lan Phương không?”
 Nhiều khán giả khó có thể phân biệt được đâu là Lan Phương, đâu là Bảo Thanh. Ảnh: FBNV
Cả hai không chỉ giống nhau về những đường nét trên khuôn mặt mà còn giống nhau về cách ăn mặc cũng như phong cách trang điểm. Bảo Thanh và Lan Phương đều thường xuyên lựa chọn những bộ quần áo nhẹ nhàng, phù hợp với vóc dáng.
Từ phong cách trang điểmTừ phong cách trang điểm
Cho tới gu thời trang của cả hai đều nhẹ nhàng, thanh lịch. Ảnh: STCho tới gu thời trang của cả hai đều nhẹ nhàng, thanh lịch. Ảnh: FBNV
Được biết cả hai nữ diễn viên khá thân thiết với nhau. Mặc dù chưa có dịp làm việc chung nhưng Lan Phương và Bảo Thanh đều xem nhau như chị em trong nhà, trò chuyện thân thiết với nhau trên mạng xã hội. Tại các sự kiện chung, cặp chị em luôn tận dụng cơ hội để chụp ảnh.
 Ngoài đời, cả hai diễn viên đều khá thân thiết và thường xuyên tương tác với nhau trên mạng xã hội.
Bảo Thanh tên thật là Vũ Thị Phương Thanh, sinh năm 1990. Bảo Thanh được biết đến nhiều qua vai diễn Minh Vân trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”, “Người phán xử”, “Về nhà đi con”.

Trong khi đó, Lan Phương được biết tới là diễn viên đa tài ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh diễn viên điện ảnh, người đẹp sinh năm 1983 còn là diễn viên hài, diễn viên kịch và người dẫn chương trình. Tên tuổi của cô gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Thương ngày nắng về”, “Nàng dâu order”, “Cả một đời ân oán”

Nam Em công khai theo phe bà Phương Hằng: Bức xúc khi nghe án tù 3 năm, đá đểu người sống giả tạo

0

Những chia sẻ của Nam Em đang khiến dư luận xôn xao vì hiếm nghệ sĩ nào công khai ủng hộ bà Hằng như thế.

Những ngày qua, phiên toà xét xử bà Nguyễn Phương Hằng vẫn gây xôn xao dư luận bởi bản án mà nữ đại gia phải nhận sau 18 tháng tạm giam. Theo đó, vợ ông Dũng “lò vôi” chịu mức hình phạt 3 năm tù vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” nhưng nhiều người cho rằng bà Hằng xứng đáng được tại ngoại vì thời gian tạm giam là đã quá đủ với tội danh mà bà đã vấp phải.

Giữa ồn ào sự việc vẫn chưa chấm dứt, mới đây, Nam Em bất ngờ có bài đăng gây xôn xao trên mạng xã hội khiến dân tình phải chú ý. Người đẹp sinh năm 1996 không ngần ngại nhắc đến tên bà Hằng và khẳng định quan điểm theo “phe chính nghĩa”. Cô cũng bức xúc vì những người sống tốt lại phải đi t.ù, còn người sống giả tạo thì lại nhởn nhơ.

Nam Em bất ngờ lên tiếng về vụ việc của bà Phương Hằng khiến dân tình chú ý. (Ảnh: FBNV)

Theo đó, Nam Em chia sẻ một đoạn video bà Phương Hằng ở phiên toà ngày 21/9, kèm theo đó là dòng trạng thái ủng hộ nữ đại gia: “Tôi về phe cô Hằng nha. Bây giờ ai cũng thích sự giả tạo. Con người sống thật sống tốt thì cho đi t.ù?”.

Lời công khai theo phe bà Hằng cùng việc đá đểu lối sống giả tạo từ phía Nam Em khiến cộng đồng mạng vô cùng xôn xao. Không ít người cho rằng nữ ca sĩ đang có những phát ngôn quá liều lĩnh bởi cô hoạt động trong showbiz và việc ủng hộ nữ đại gia Bình Dương sẽ động chạm đến rất nhiều nghệ sĩ. Người đẹp 27 tuổi cũng là sao Việt hiếm hoi và dường như là duy nhất dám nói lên tiếng nói của mình về phiên tòa đầy ồn ào này.

Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng, không chỉ riêng Nam Em mà bất kỳ ai cũng có quyền nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề. Vì vậy, việc người đẹp gốc Tiền Giang chia sẻ dòng trạng thái “theo phe cô Hằng” thì cũng hết sức bình thường vì trên cơ bản, nhiều người ủng hộ vợ ông Dũng “lò vôi” sau khi có quá nhiều lùm xùm về giới nghệ sĩ.

Nam Em công khai về phe bà Hằng, bức xúc vì người sống tốt lại phải đi t.ù. (Ảnh: Bí Mật Showbiz)

Lý do khiến bà Phương Hằng được dân mạng cả nước quan tâm chú ý, là bởi bà chính là người đầu tiên và hiếm hoi công khai vạch trần hàng loạt mặt tối của thế giới showbiz. Nhiều ngôi sao hạng A đều phải lao đao dưới những chia sẻ của vợ ông Dũng “lò vôi”. Cụ thể, thời điểm năm 2021, nữ đại gia đã sử dụng hình thức livestream, lên mạng xã hội để truyền bá những thông tin gây hoang mang dư luận.

Trong số đó, NSƯT Hoài Linh, vợ chồng Công Vinh – Thuỷ Tiên, Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng,… đều bị bà Hằng lôi vào cuộc. Thời điểm đó, những nghệ sĩ này đều bị khán giả quay lưng, chỉ trích không ngừng vì bị nữ đại gia tố ăn chặn tiền từ thiện, sống giả tạo, ăn gian nói dối, lấy tiền của mạnh thường quân quyên góp sau đó sử dụng vào mục đích riêng. Không nói suông, bà chủ Đại Nam còn đưa ra nhiều bằng chứng và chính điều này đã lấy được niềm tin của công chúng.

Bà Hằng tổ chức nhiều buổi livestream khiến giới nghệ sĩ lao đao. (Ảnh: VietNamNet)

Tuy nhiên, cũng vì tổ chức quá nhiều buổi livestream “kể xấu” người khác mà nữ đại gia đã bị làm đơn khởi tố và tạm giam suốt 18 tháng và nay là phạt tù 3 năm. Dù rất tiếc, song luật pháp thì phải chấp hành, tại phiên xét xử, bà chủ Đại Nam cũng chấp thuận và không hề có bất kỳ ý kiến nào.

Nữ đại gia bị phạt tù 3 năm sau tất cả những gì đã làm. (Ảnh: Tuổi Trẻ)