Home Blog Page 835

Ngâm ốc với thứ này: Ốc nhả hết bùn nhớt, luộc béo ngậy hơn hẳn

0

Việc sơ chế ốc sao cho sạch sẽ, nhanh gọn và vẫn được giữ được hương vị khi chế biến là điều mà các bà nội trợ đặc biệt quan tâm. Vậy ngâm ốc với gì cho sạch nhanh?

Ngâm ốc vào thau, nồi hoặc thìa kim loại

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì ốc khi gặp kim loại sẽ nhanh chóng nhả hết bùn đất bám sâu bên trong. Cách đơn giản nhất là ngâm vào thau kim loại hoặc để dao sắt, thìa sắt vào cùng trong 2 – 3 giờ. Do kim loại có tính khử, nên khi gặp nước thì khử H2O thành hydro, làm giảm bớt lượng oxy trong nước. Điều này khiến ốc há miệng thở, đồng thời nhả bùn nhớt ra ngoài. Sau đó, cọ rửa nhiều lần cho sạch rồi đem chế biến món ăn.

 

ngam-oc

Ngâm ốc bằng nước vo gạo hoặc bột mì

Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để làm sạch ốc. Ốc sau khi mua về rửa sạch, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2-3 giờ. Lúc này, ốc đánh hơi được thức ăn, há miệng, quơ râu nên chất bùn nhớt cũng theo ra ngoài, vón lại thành từng mảng dưới đáy chậu.

Ngoài ra, nước vo gạo giúp cho ốc thơm béo hơn. Nếu không có nước vo gạo thì cho chút bột mì pha vào nước ngâm ốc cũng giúp làm sạch ốc.

Ngâm ốc với thứ này: Ốc nhả hết bùn nhớt, luộc béo ngậy hơn hẳn

Ốc gác bếp, ngâm trứng, sữa

Trong ẩm thực miền Bắc ngày xưa, đặc biệt là Hà Nội khá cầu kỳ trong việc sơ chế ốc.

Ốc nhồi mua về được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giỏ treo lên giàn bếp, càng nhiều khói càng tốt. Khói và hơi nóng hong khô ốc để tránh ruồi bâu vào, vừa làm cho ốc thơm hơn. Thời gian này có khi cả hàng tuần, ốc chỉ ngủ chứ không chết. Cứ vài ba hôm lại đem xuống ngâm nước vo gạo đặc rồi tiếp tục gác bếp hong khói. Cứ như thế, con ốc trở nên sạch sẽ, hết mùi bùn đất. Cuối cùng, hạ ốc xuống úp miệng vào mâm đồng sâu lòng, đập trứng gà cho hút.

Người dân miền Tây cũng có món ốc lác gác bếp tương tự, chỉ ưu ái có trong các dịp quan trọng. Ốc cũng đem gác bếp ròng rã cả tháng, rồi đem xuống cho ăn sữa tươi, trứng gà. Loại ốc này đem chế biến nhiều món ăn ngon, bình dân và khoái khẩu nhất là món ốc hấp sả chấm cơm mẻ – đặc trưng sông nước nơi đây.

Chế biến sau khi ốc nhả sạch bùn đất:

–  Sả cắt khúc, chẻ nhỏ.

–  Tỏi- ớt băm nhuyễn, lá chanh thái chỉ, gừng gọt vỏ rửa sạch giã nhuyễn, tắc cắt lát.

– Cho ốc vào nồi, thêm sả, lá chanh, ớt cắt lát, cho xíu nước, tí hạt nêm, đậy vung đun sôi. Ốc vừa sôi thì đảo đều, ốc chín tắt bếp, đậy vung giữ độ nóng.

oc-luoc

-Pha nước chấm: 2 muỗng canh nước lọc- 2 muỗng canh đường- 2 muỗng canh nước cốt tắc- 3 muỗng canh nước mắm, khuấy đều, cho gừng- tỏi- ớt- lá chanh- tắc vào.

– Cho ốc ra đĩa và chấm kèm mắm gừng và thưởng thức.

Chúc các bạn thành công!

Còn giữ những thứ đồ này trong nhà gia chủ sẽ mãi “nghèo bền vững”, vận đen đeo bám cả năm…

0

Muốn rước tài lộc và vận khí tốt vào nhà bạn cần xem lại ngay trong căn nhà mình có còn giữ những thứ đồ này không nhé?

 Đôi khi, do thói quen tiết kiệm, nhất là đối với chị em phụ nữ, bạn lại vô tình giữ những món đồ này mãi trong nhà, làm cho vận đen đeo bám. Hãy chấp nhận tống khứ chúng đi để có cuộc sống tốt hơn:

Lịch cũ

2

Một cuốn lịch bloc không có nghĩa là cũ khi được gia chủ mua từ đầu năm vì nó hiển thị ngày, tháng và năm theo hiện tại. Tuy nhiên, gia chủ nên bóc mới tờ lịch từng ngày cập nhật. Không nên treo các tờ lịch tranh đã cũ. Bởi lịch cũ nó phản ánh về các sự kiện ở quá khứ trong đó bao gồm cả những điều tiêu cực, đen đủi, không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của thành viên trong nhà.

Đồ để ăn uống cũ, bị vỡ, sứt mẻ

Hiện nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tiết kiệm bằng việc sử dụng đồ đã cũ, sứt mẻ thay vì vứt bỏ như bát, cốc, đĩa… Về mặt phong thủy, việc tái sử dụng bát, đĩa cũ không đem lại may mắn cho gia chủ.

Cây có gai

Cây xương rồng, cây có gai khác trừ hoa hồng thì không nên trồng trong nhà. Theo Phong Thủy, những cây này mang lại năng lượng tiêu cực, không may mắn, dễ làm cho gia chủ vướng vào những chuyện tranh chấp, cãi cọ, cuộc sống không yên bình.

Cây chết

12403

Nếu bạn không có đủ thời gian để chăm sóc cây, tốt nhất không nên trồng trong nhà. Vì khi để cây khô và chết, đó là một cách biến tài lộc thành điều xấu, không đem lại may mắn trong cuộc sống cho gia chủ.

Tranh tường thể hiện sự chết chóc

Nhiều gia chủ chọn những bức tranh tường có nội dung chết chóc, màu sắc u tối ảm đạm thì nên cân nhắc lại vì nó lại rất kị trong phong thủy.

Ghế bập bênh cũ không sử dụng

0046_1485238018_YYYYYYY_170124_0031

Nhiều ngôi nhà có những chiếc ghế bập bênh nhưng chẳng sử dụng đến. Trong phong thủy thì nó không hề đem lại may mắn cho gia chủ. Bởi có quan niệm rằng những chiếc ghế bập bênh cũ không dùng đến thì nó sẽ là nơi để “thế lực vô hình” ngồi ngự trị và điều đó sẽ mang lại bất hạnh hoặc mất mát cho gia chủ.

Cánh cửa sơn đen

Nhiều gia chủ thích sử dụng cửa màu đen để giúp ngôi nhà giảm bớt được cái nóng, hoặc theo phóng cách trang trí. Nhưng trong phong thủy, cánh cửa màu đen được xem như dẫn đến bất hạnh, xui xẻo vì nó chào đón những điều xấu đi vào nhà. Trừ khi cánh cửa ra vào quay về hướng Bắc thì gia chủ không phải lo lắng.

Đồng hồ chết

0704_1

Về phong thủy không nên lưu trữ các đồ vật bị hư hỏng trong nhà, đặc biệt là đồng hồ chết. Điều này được quan niện rằng: đồng hồ là tượng chưng cho thời gian của sự sống, nếu nó chết cũng hàm nghĩa mang lại sự mất mát, không may mắn cho gia chủ. Nếu bạn không muốn vứt đồng hồ chết đi thì nên nhanh chóng sửa chữa nó.

 Gương vỡ

Gương là một phần thiết yếu của nhiều ngôi nhà. Nhưng đối với gương bị vỡ, rạn nứt, hay quá cũ thì bạn nên cân nhắc sử dụng. Trong phong thủy, gương vỡ là đồ dùng đại kỵ vì nó đem lại điều không tốt cho gia chủ.

5 Cách hóa giải khi làm vỡ gương trừ vận xui

Hãy nhanh chóng “tống cổ” những thứ đồ này ra khỏi căn nhà bạn để đón tài lộc mới nhé!

Hoa giấy rất ưa loại gia vị này: Hòa vài thìa vào nước rồi tưới cây, hoa tuôn rực rỡ đẹp quanh năm

0

Với mẹo chăm sóc hoa giấy dưới đây bạn sẽ có những cây hoa giấy đẹp rực rỡ suốt năm, nhìn vào ai cũng mê đắm.

Hoa giấy là loại hoa quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta chúng thường được trồng trên hàng rào, trước cửa nhà, hoặc ban công nhưng ngôi nhà cao tầng. Hoa giấy tươi lâu bắt mắt lại rất dễ chăm sóc. Để có những cây hoa giấy đẹp nhiều hoa ít lá vàng bạn hãy nhớ mẹo chăm sóc hoa giấy này nhé!

Cách cho hoa giấy nở bông đẹp quanh năm

Để sở hữu những giàn hoa giấy đẹp, tươi tốt và nở hoa quanh năm bạn cũng cần nắm rõ những kỹ thuật dưới đây:

Cây hoa giấy là loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Vì vậy, nó sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nước vừa đủ. Để cây không bị ảnh hưởng bởi ngập úng, hãy đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy, hãy đảm bảo rằng đất duy trì độ pH thích hợp. Cây hoa giấy chỉ phù hợp với loại đất chua, thường sẽ không ra được hoa như mong muốn nếu đất chỉ có độ pH cân bằng.

hoa-giay

Đối với cây con mới trồng cần đảm bảo tưới 1 lần/ngày trong vòng 15 ngày đầu. Bên cạnh đó bạn cũng nên che nắng và gió giúp cây phát triển tốt. Khi cây phát triển ổn định cần tưới cây 3 – 4 lần/tuần tùy điều kiện thời tiết.

Không nên tưới quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây hoa giấy. Khi hoa trong thời gian trổ bông bạn nên tưới nước liên tục trong nhiều cây để đảm bảo độ ẩm và sự phát triển của hoa giấy.

hoa giay

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm tương đương với 150ml với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.

Cây hoa giấy tương đối dễ chăm sóc, vào mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều nắng nên bạn cần chú ý hơn một chút. Duy trì trạng thái đất tơi xốp, thoáng khí, thường xuyên bổ sung 3 loạn phân là đạm, lân, kali thì cây hoa giấy sẽ phát triển tốt.

Cách trồng hoa giấy ra hoa quanh năm tươi tốt bên cạnh tưới tiêu, bạn cũng cần lưu ý tới bấm ngọn và cắt tỉa cho hoa theo định kỳ.Trước hết cần khử trùng sạch sẽ dụng cụ cắt tỉa để tránh vi khuẩn và nấm gây bệnh.

Nên cắt tỉa những cành cây hoa giấy bị chết để tránh lây bệnh sang những nhánh bên cạnh của cây. Kết hợp với tỉa các nhánh có 2 – 3 chồi ở thân chính giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng cho cây ra hoa sai.

hoa-giay

Xử lý thời gian ra hoa: Nên cắt tỉa và tạo cành

Nên cắt tỉa cành và tạo tán trước Tết khoảng 60 – 70 ngày. Bên cạnh đó bạn cũng nên hãm nước cho cây.

Bổ sung dinh dưỡng: Có thể sử dụng các loại phân bón (phân gà, phân trùn quế…) để tưới cho hoa giấy giúp kích hoa.

Hãm nước: Thời gian hãm nước khoảng 15 ngày, cần ngưng tưới nước và không để nước mưa hay sương thâm nhập vào cây.

Tuốt lá: Nếu lá không rụng hết cần tuốt và ngắt bỏ lá giúp tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Nấu xôi lạc bằng nồi cơm điện đơn giản, thơm ngon béo ngậy, chớ quên 1 điểm quan trọng này

0

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách nấu xôi lạc ngon, đơn giản tại nhà.

Nguyên liệu làm xôi lạc bằng nồi cơm điện

400gr gạo nếp

200gr lạc

150ml nước cốt dừa

Gia vị: Đường, muối, dầu ăn

Nồi cơm điện

gao-nep-la-gi-gao-te-la-gi-tac-dung-va-cach-phan-biet-gao-nep-tipsnote-800x500

Cách chọn gạo nếp ngon:

Cách đơn giản nhất để chọn được gạo nếp ngon phải kể đến là dựa trên hình thức của hạt gạo nếp: hạt to, tròn đều, màu trắng đục, không bị gãy, không bị mùn hay đồ lông và có màu vàng và đặc biệt khi nếm thử bằng miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ.

Cách chọn lạc ngon

61PR07fNmFL._SL1500_

Hiện tại, ở nước ta thì phổ biến hai loại lạc là lạc đỏ và lạc trắng. Đối với mỗi loại lạc đều có mục đích sử dụng và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Để chọn được lạc ngon, bạn cần lưu ý:

Chọn những hạt lạc tẻ, chúng là loại có lớp vỏ ngoài sáng, có nhiều nếp nhăn thì sẽ ngọt hơn. Lạc già thì lớp ngoài sẽ có màu sẫm, nhiều đốm, nhiều dầu và béo hơn.

Với loại lạc đã được tách vỏ thì chọn loại lạc có kích thước đều như nhau, không có dấu hiệu mối, mọt hay sâu đục.

Với những loại lạc còn nguyên lớp vỏ cứng. Nếu bạn mua về để luộc thì chọn những hạt lạc có phần vỏ màu trắng hồng, phần hạt đầy, không bị lép. Nếu mua về để phơi khô lấy hạt ăn, tách thử lạc ra. Chọn loại có lớp vỏ màu sẫm bao quanh bên ngoài, hạt lạc cứng.

Cầm lạc lên lắc, nếu nghe thấy tiếng hạt va vào thành của vỏ. Nếu tiếng lớn hoặc hạt di chuyển nhiều thì là lạc lép, hay lạc để quá lâu nên bị khô. Vỏ lạc giòn, dùng tay bấm vào khi vỡ sẽ có tiếng đặc trưng.

Hạt mẩy, bấm móng tay và thấy chắc, có tiết ra dầu.

Không chọn những loại có màu sắc hay mùi lạ.

Cách làm xôi lạc bằng nồi cơm điện

xoi-lac

Bước 1

Sơ chế nguyên liệu

Cũng tương tự cách nấu xôi lạc bằng xửng hấp, bạn mang lạc và gạo nếp ngâm từ 3 – 4 tiếng. Hoặc ngon hơn, bạn có thể ngâm qua đêm.

Bước 2

Nấu lạc và trộn nếp

Lúc này, bạn cũng cần phải luộc lạc từ 15 đến 20 phút và ngâm gạo nếp cùng nước cốt dừa. Tiếp theo, cho ⅔ thìa cà phê muối vào gạo nếp.

Tuy nhiên, khi nấu bằng nồi cơm điện, bạn nên cho thêm vào gạo nếp 1 muỗng cà phê dầu ăn. Việc này sẽ khiến cho hạt xôi bóng và ngon hơn.

Bước 3

Nấu xôi lạc ngon bằng nồi cơm điện

Cho gạo nếp vào nồi cơm điện, trộn đều với lạc đã nấu chín. Khi xôi chín và bật nút lần đầu, bạn cần xới đều xôi lạc lên, kế đến lại bật nút nấu thêm 1 lần nữa. Điều này sẽ giúp xôi lạc khô ráo và ngon như khi nấu bằng xửng hấp.

Bước 4

Thành phẩm

Một đĩa xôi lạc chín đều, thơm, béo, ngọt, bùi, hạt xôi căng mẩy chính là thành quả mà nồi cơm điện mang lại. Với xôi lạc vừa ngon vừa dễ làm, lại thêm lạc tốt cho sức khỏe, đây chắc chắn là một món ăn bổ dưỡng cho cả gia đình bạn đấy!

Đổ bia vào muối ăn, giải quyết nhiều vấn đề trong nhà, thật tiếc giờ tôi mới biết mẹo này

0

Nếu uống bia thừa, đừng đổ đi mà phí. Hãy tận dụng để giải quyết một số rắc rối trong nhà, rất hữu ích đấy!

Nhiều người rất thích uống bia nên trong nhà luôn có sẵn bia trong tủ lạnh. Còn muối là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp. Bia và muối là hai thứ rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, mỗi thứ đều có công dụng riêng. Tuy nhiên nếu kết hợp lại với nhau sẽ có công dụng rất tuyệt vời, giải quyết được nhiều vấn đề trong nhà.

Cụ thể, bạn hãy cho một một ít muối ăn vào bát, tiếp theo đổ bia thừa vào. Nếu có bia thừa, bạn hãy dùng bia thừa để tránh lãng phí. Tiếp theo, hãy cho vào đó một ít nước rồi dùng đũa khuấy cho tan muối.

Đổ bia vào muối ăn, giải quyết nhiều vấn đề trong nhà, thật tiếc giờ tôi mới biết mẹo này - 1

Cuối cùng, đổ dung dịch vào bình xịt để thuận tiện hơn khi dùng. Vậy tác dụng của dung dịch bia và muối là gì?

1. Làm sạch vết dầu mỡ trên bếp

Sau khi nấu ăn, bếp sẽ bám đầy dầu mỡ, thức ăn thừa rơi vãi, trông rất bẩn. Nếu sau khi nấu ăn xong, bạn dùng khăn lau luôn thì vết bẩn nhanh chóng được loại bỏ một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu để lâu ngày thì lúc đó các vết bẩn đã cứng lại, rất khó để lau chùi.

Đừng lo lắng, hãy xịt dung dịch bia muối lên bếp, tường bếp rồi để yên trong 2 phút. Muối đóng vai trò khử khuẩn, axit trong bia có thể nhanh chóng làm mềm các vết dầu mỡ. Sau 2 phút, chỉ cần lấy khăn lau qua là vết dầu mỡ sẽ biến mất.

Đổ bia vào muối ăn, giải quyết nhiều vấn đề trong nhà, thật tiếc giờ tôi mới biết mẹo này - 3

2. Vệ sinh và khử mùi hôi bồn cầu

Bồn cầu thường dễ bị các mảng bám bám vào và có mùi hôi khó chịu. Nhưng bạn đừng lo, chỏ cần xịt dung dịch bia muối vào bên trong bồn cầu rồi dùng chổi cọ toilet để vệ sinh thì bồn cầu sẽ sạch sẽ.

Phương pháp này không chỉ có thể làm sạch nhà vệ sinh mà còn có thể khử mùi hôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổ dung dịch này xuống cống thoát nước để khử mùi hôi, tiêu diệt những con côn trùng bay nhỏ bay từ dưới cống lên.

3. Lau kính

Sau một thời gian sử dụng, kính dễ bị bám bẩn, gương trong nhà tắm thì dễ bị đọng vệt nước, vết bẩn. Những vết bẩn này sẽ không thể biến mất nếu bạn lau bằng nước thông thường.

Hãy xịt dung dịch muối ăn và bia lên kính, gương trong nhà tắm. Dùng giẻ sạch để lau thì kính và gương sẽ sạch bong sang bóng, không còn vết bẩn.

Đổ bia vào muối ăn, giải quyết nhiều vấn đề trong nhà, thật tiếc giờ tôi mới biết mẹo này - 4

4. Làm sạch đường ron gạch men

Vết bẩn bám trên đường ron gạch men thì khá khó để loại bỏ, nhất là với đường ron gạch men trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Nếu không vệ sinh thường xuyên, gạch men sẽ bị ố vàng trông rất bẩn.

Lúc này bạn cần dùng tới chất tẩy rửa mạnh mới có thể làm sạch nó. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng dung dịch bia và muối ăn. Chỉ cần xịt dung dịch lên gạch men rồi dùng bàn chải cọ sạch, dội lại nước là được.

Từ nay: Xây nhà ở có phải xin giấy phép xây dựng không? Mức phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép

0

Nhiều người khi có ý định xây nhà thường có chung thắc mắc không biết có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không.

Giấy phép xây dựng là gì?

Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình.

Xây nhà có bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá được miễn giấy phép xây dựng.

Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị cần những điều kiện gì?

Theo quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì:

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96, Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Mức phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép

Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng như sau:

– Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử – văn hoá tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng tại khu vực đô thị.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là “linh hồn” khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời

0

Chắc hẳn những “tín đồ” của thịt chó sẽ không còn xa lạ gì với loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được nhắc tới ở trên, đó chính là lá mơ lông.

Lá mơ lông –  một loại lá thường xuyên được sử dụng làm rau sống, nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon. Mặc dù khi ăn sống thì vị của chúng không được ngon cho lắm nhưng nó lại là hương vị không thể thiếu của các món ăn đặc thù riêng.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 1.

Lá mơ lông là loại lá gì?

Thế nhưng, chắc hẳn trong chúng ta, ít người biết được rằng, ngoài ăn kèm và làm rau ăn sống như trên thì lá mơ lông còn có rất nhiều tác dụng như: chữa đau khớp, đau dạ dày, viêm tai, ho gà …
Lá mơ lông là loại lá gì?
Có lẽ chỉ dân thành phố thì may ra mới không biết tới lá mơ lông, chứ lá mơ là loại rau phổ biến trong rất nhiều món ăn ở làng quê Việt. Thậm chí, nhà nào ở quê cũng có ít nhất một bụi lá mơ lông mọc trên một góc của bức tường rào xung quanh nhà.

Lá mơ còn có tên gọi khác là lá mơ lông, mơ tam thể, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, ngưu bì đồng, khau tất ma, ngũ hương đằng,…

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 2.

Lá mơ lông khi vò có mùi hôi hơi khó chịu.

Cây lá mơ lông là loài thực vật dây leo, thân thảo, sống lâu năm. Thân dây leo dài từ 3-5m, thân non hơi dẹt, không có lông, có màu xanh hoặc tím đỏ. Rễ mọc thành chùm, rễ đốt mọc trên trụ bám.

Lá mơ lông mọc cách, phiến lá hình bầu dục hoặc hình tim, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, gốc thì tròn. Hai mặt lá có màu lục hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía. Mặt trên lá nhẵn không có lông, mặt dưới thường có nhiều lông dày hoặc không có lông, gân lá rõ ở mặt trên, cuống lá mảnh, dài 1-2cm.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 3.

Lá mơ lông là loại rau được ăn như rau sống và thường được ăn kèm với món thịt chó.

Hoa của lá mơ lông mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu ngọn, hoa có màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 30cm. Hoa có đài nhỏ, ống tràng hình phễu, màu tím và có lông mịn ở ngoài, nhị 5, bầu 2 ô. Quả có hính tròn, hơi dẹt, nhẵn, vỏ quả mỏng có màu nâu bóng, 2 nhân dẹp. Mỗi quả có 2 hạt dẹp màu đen..
Trong lá mơ lông có chứa những thành phần nào?

Có chứa protein gồm các axit amin như argenin, histidin, lysin, threonin, tyrosin, tryptophan, phenyllalanin, cystein, methionin và valin.
Có chứa vitamin C và caroten.
Mùi hôi ở lá là do có methylmercaptan.
Có chứa hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể người (alkaloid) gọi là paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như thuốc kháng sinh.

Trong Đông y, lá mơ có vị hơi đắng, tính mát, có mùi hôi, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Lá mơ lông có tác dụng chữa những bệnh gì?
1. Chữa chứng bí tiểu tiện:  Lấy lá mơ tươi sắc uống ngày 2-3 lần.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 4.

Trứng rán lá mơ là món khoái khẩu của rất nhiều người.

2. Điều trị các bệnh khớp ở người già như phong thấp, đau nhức khớp

Bài thuốc 1: Lấy 1kg gồm thân cây và lá mơ băm nhỏ đã phơi hoặc sấy khô. Cho ngâm cùng với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày, rồi lấy uống mỗi ngày 1-2 ly hoặc xoa bên ngoài.

Bài thuốc 2: Lấy lá mơ gãi dập pha cùng một nước sôi và một ít rượu rồi uống.

Bài thuốc 3: Lấy cả thân và lá mơ đem sắc lấy nước uống.

3. Chữa đau dạ dày:  Giã nát khoảng 2-3 lá mơ lông rồi vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 5.

Giã nát lá mơ lông rồi vắt nước uống có tác dụng chữa đau dạ dày.

4. Chữa viêm tai giữa ở trẻ

Hơ lá mơ lông trên lửa cho nóng rồi vò lá và nhét vào tai trẻ, để qua đêm đến sáng mới lấy ra. Lá mơ sẽ hút hết mủ có trong tai, trẻ sẽ hết đau.

5. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (đi ngoài nhiều lần, đi liên tục)

Băm nhỏ 40-100g lá mơ lông. Giã nát 10g gừng tươi, lọc lấy nước. Trộn lá mơ với nước gừng và thêm 1 lòng đỏ trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn khi còn nóng.

6. Chữa tiêu chảy do nóng

Cho 16g lá mơ,8g nụ sim vào 500ml nước, sắc đến khi còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.

7. Chữa chưng sôi bụng, ăn khó tiêu

Ăn lá mơ tươi như một loại rau trong bữa ăn hoặc giã nát lá mơ tươi lấy nước cốt uống. Liệu trình 2-3 ngày.

8. Giảm đau do bị trướng bụng, đầy hơi

Đun 15-60g lá mơ tươi với 3 bát nước, chắt bỏ bã lấy nước. Thêm nước ép trái cây vào nước lá mơ, uống hỗn hợp ngày 1 lần. Với cách dùng này không những giảm đau mà còn giúp thanh lọc cơ thể và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

9. Trị giun sán

Giã nát 50g lá mơ mông tươi, vắt lấy nước, thêm một chút muối, uống vào buổi sáng lúc đói. Hoặc lấy cả lá và ngọn mơ cho vào nước sôi để nguội, trước khi đi ngủ dùng nước này thụt hậu môn sẽ trị được giun kim.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 6.
10. Trị chứng kiết lỵ

Lỵ mới phát: Lấy 1 nắm lá mơ và 1 nắm lá phèn đen, rửa sạch bằng nước sôi, giã nát vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.

Lỵ lâu ngày: Lá mơ thái nhỏ, đập vào lòng đỏ trứng gà, trộn đều , bọc lá chuối hấp cách thủy hoặc nướng, chia ăn 2-3 lần trong ngày, ăn liên tục 2-3 ngày.

11. Chữa bệnh ho gà

Lấy 150g lá mơ lông, 250g cỏ mần trầu, 250g bách bộ, 250g rễ chanh, 150g cam thảo dây, 250 cỏ nho nồi, 250g rau má, 100g trần bì, 50g gừng tươi thái lát, đướng trắng. Cho tất cả vào 6 lít nước, đun sôi cho đến khi còn 1 lít, chia uống 2-3 lần trong ngày.

12. Chống co giật

Giã nát 1 nắm lá mơ tươi, thêm 1 bát nước ấm rồi vắt lấy nước, lọc bã, uống 1 lần trong ngày, trước bữa tối.

13. Làm lành vết thương:  Xay nhuyễn 1 nắm lá mơ lông rồi lấy bã đắp lên vết thương.

14. Chữa cảm lạnh:  Lấy khoảng 20-25 lá mơ tươi hấp chín ăn hoặc ăn sống.

15. Trị mụn, ghẻ:  Lấy lá mơ lông, giã nát, vắt lấy nước rồi chấm nước vào các vết mụn, ghẻ.

16. Chữa các bệnh về da như nấm da, chàm, eczema, zona

Lấy cây mơ lông gồm thân và lá, xay mịn rồi đắp vào chỗ ngứa.

17. Hỗ trợ chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Lấy 20g rễ cây mơ và 1 cái dạ dày lợn, đem hầm nhừ, thêm gia vị vừa ăn rồi cho trẻ ăn, 2 tháng cho trẻ ăn 1 lần.

18. Kích thích tạo sữa

Lấy lá mơ nhồi với bột nếp cho hỗn hợp sệt rồi cho lên chảo xào nóng, đắp lên 2 bầu ngực 1 tiếng để kích thích sữa về cho con bú.

19. Chữa chấn thương do ngã

Lấy 60g rễ cây mơ sắc với rượu trắng, lấy nước vừa uống vừa xoa trực tiếp lên vết thương.

20. Chữa bệnh lỵ amip

Lấy 50g lá mơ lông tươi, 150g cỏ nhọ nồi tươi, 30g lá đại thanh, 16g hạt cau khô sao vàng, 12g bách bộ, 8g vỏ cây đại đã cạo bỏ vỏ ngoài và sao vàng. Cho tất cả sắc nước uống, ngày uống 3 lần, sau bữa ăn 30 phút. Ngày 1 thang trong 2 tuần, nếu có hiên tượng đi ngoài nhiều thì có thể bỏ vỏ đại.

Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là "linh hồn" khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời - Ảnh 7.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông.

21. Đối với các mẹ bầu, có thể dùng lá mơ như sau

Làm món ăn chống ngán bằng cách, thái nhỏ lá mơ trộn với trứng gà, thêm gia vị rán với 1 chút dầu ăn hoặc đem hấp cách thủy để ăn.

Hoặc dùng lá mơ để tẩy giun: lấy khoảng 30-50g lá mơ giã nát, 30-50g hạt trâm bầu nghiền nát, và 100g bôt nếp. Trộn hỗn hợp trên nặn thành viên rồi đem hấp, ăn 1 viên vào bữa sáng khi đói và không ăn thêm gì sau đó cho đến trưa, ăn như vậy khoảng 3-5 ngày sẽ sạch giun.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Khi dùng lá mơ tươi giã lấy nước, lá mơ phải được rửa sạch và đươc rửa qua nước đun sôi để nguội để đảm bảo vệ sinh.

Lá mơ có tác dụng tiêu hủy protein nên thường được ăn kèm với các món ăn nhiều chất đạm như thịt chó, gỏi sẽ giảm cảm giác đầy bụng, nóng bụng, khó tiêu.

Khi áp dụng một số bài thuốc từ lá mơ để chữa bệnh, người bệnh cần nhận được chẩn đoán và tư vấn cụ thể của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

Nhà giàu thích trồng 5 cây cảnh này ở sân nhà, dòng họ trăm năm giàu sang, hưng thịnh

0

Những loại cây này rất tốt theo phong thủy, có thể giúp gia chủ bình an, giàu có.

Tùng La Hán

3

Người xưa có câu: “Gia đình có các vị La Hán, các thế hệ sẽ không nghèo” là nói về tầm quan trọng của việc trồng cây cảnh tùng La Hán trong nhà. Tuy có vẻ hơi phóng đại nhưng giá trị mà tùng La Hán đem lại là không sai.

Tùng La Hán (tên tiếng Anh là Podocarpus macrophylllus) là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý.

Những chậu cây tùng La Hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.

Một cây cảnh tùng La Hán có thể truyền từ đời này qua đời khác, cây cành nhiều tuổi càng có giá. Từ xa xưa đến nay, cây cảnh tùng La Hán thường được các gia đình giàu có yêu thích. Dù là khu vườn nhỏ, trong sân hay trong nhà, nhiều gia đình giàu có đều thích bày cây cảnh tùng La Hán.

Cây tùng La Hán sinh trưởng khá chậm nhưng có tuổi thọ rất cao. Trong dân gian, cây tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế.

Đây cũng là cây cảnh “gia truyền” được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.

Cây lựu

4

Nếu bạn đã từng sống ở vùng quê thì chắc chắn sẽ nhớ đến cây lựu (tên tiếng Anh là pomegranate). Trong sân nhỏ ở quê ngày xưa rất hay trồng loại cây cảnh này vừa ngắm hoa, vừa ăn quả, lại có những lời chúc phúc tốt đẹp cho gia đình.

Cây lựu mang ý nghĩa cầu chúc cho tương lai tươi sáng, đông con, nhiều phúc, gia đình an khang, thịnh vượng, sum họp, vui vầy.

Từ xa xưa, người ta đã thích trồng lựu trong nhà vì nó mang nhiều ý nghĩa may mắn. Hoa lựu đỏ, quả lựu cũng màu đỏ, tất cả đều tượng trưng cho hỷ tín, vận may, hạnh phúc. Trồng lựu trước nhà còn mang ý nghĩa cầu chúc gia đình ngày càng súc túc, có cuộc sống bình an.

Cây lựu ngoài ý nghĩa tốt đẹp còn là cây cảnh khá ấn tượng. Khi chúng chỉ có lá thì hình dáng cũng rất đẹp, còn khi chúng nở hoa, cả cây lựu như “thắp lửa”, sáng bừng và đẹp rực rỡ. Đến khi cây cảnh này đậu quả cũng là cảnh sắc đáng xem.

Cây mộc hương

5

Mặc dù mộc hương (tên tiếng Anh là Osmanthus) là loài cây lý tưởng để trồng trong các sân nhỏ. Nó tượng trưng cho chữ “vàng ngọc”, nuôi trong nhà chẳng khác gì đem vàng, rước ngọc vào nhà.

Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo phong thủy, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.

Cây mộc hương cũng có thể trồng trong chậu, làm vật trang trí trong phòng khách, cho hương thơm rất sảng khoái. Hình dáng của cây cũng rất đẹp mắt, ấn tượng.

Mộc hương cũng có tuổi thọ cao và dễ sống, về cơ bản sau khi trồng không cần quản lý, sau nhiều năm chúng cũng vẫn phát triển đều mà không bị tàn lụi. Dáng cây đẹp, hoa thơm và không cần cắt tỉa.

Khi nở rộ, cây sẽ vàng rực toàn hoa. Đây là cây cảnh được yêu thích trong khu vườn của nhiều gia đình. Cây cảnh này cành lá xum xuê, hầu như xanh tốt quanh năm, lượng hoa ra nhiều và hương hoa tràn ngập.

Cây Hồng

6

Ý nghĩa của cây hồng có nghĩa là cả đời. Trong phong thủy, cây hồng là biểu tượng của sự may mắn cả đời.

Cây hồng mang ý nghĩa mùa màng bội thu, mang lại niềm vui sướng, hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình.

Màu cam đỏ rực rỡ của quả hồng cũng tượng trưng cho điềm lành, may mắn. Người ta cho rằng cây hồng càng sai quả thì gia chủ càng nhiều tài lộc, may mắn.

Thân hồng cao, thăng tắp. Vào mùa thu, khi lá hồng rụng gần hết, những chùm quả hồng màu cam đỏ, sai trĩu trịt mang lại phong cảnh rất đẹp.

Thông đỏ

7

Tuổi thọ của cây cảnh thông đỏ (tên tiếng Anh là Yew) có thể lên tới hơn 5.000 năm. Đây là cây cảnh trường sinh thực sự, mang ý nghĩa về sức khỏe và trường thọ. Nhiều người cao tuổi thích chăm sóc cây cảnh này tại nhà.

Tuy nhiên, muốn trồng cây cảnh thông đỏ trong sân nhỏ cần lưu ý một số điểm. Cây cảnh này ưa môi trường râm mát, tốt nhất nên trồng ở sân có ánh sáng kém.

Thứ hai, thông đỏ cần trồng có đôi, để đạt được giá trị làm cảnh cao nhất, bạn cần trồng hai cây cảnh thông đỏ, một đực và một cái.

Hiệu ứng màu đỏ tươi của quả thông đỏ cùng với màu xanh ngọc bích của lá trông như một “cảm giác sang trọng” và viên mãn.

Nhiều cây thông đỏ ngoài tự nhiên được coi là “bảo vật quốc gia” và được nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay nhiều giống thông đỏ đã được nhân giống nhân tạo. Các cây cảnh này rất dễ thích nghi với môi trường nên không khó để trồng chúng.

Sau nhiều năm trồng những cây cảnh này, đến khi về hưu, bạn có thể thưởng thức hoa vào mùa xuân, tận hưởng bóng râm vào mùa hè, thu hoạch trái cây vào mùa thu và đón lá rơi vào mùa đông. Thật là cảm giác viên mãn và hạnh phúc.

Vườn nhà trồng 4 loại cây này rắn mê như điếu đổ, 3 loại rắn thấy chạy xa không dám bén mảng

0

Những loại cây trồng dưới đây hút rắn muốn an toàn nên nhổ bỏ kẻo dễ gặp họa, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạch hoa xà

Nghe cái tên thôi thì mọi người đã biết được hoa này mang màu sắc trắng thanh khiết, đã vậy còn có hình dạng bé xinh, dễ yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vậy nên, một số người đã trồng loại hoa này trước sân để tô điểm nhưng lại không biết vô tình dẫn dụ rắn tìm đến nhà.

cay-trong-ran-me

Bởi lẽ bạch hoa xà có mùi hương rất “được lòng” rắn, mà hoa này nở quanh năm, nhiều nhất là tháng 5 và 6. Lúc này, hương thơm bay xa và một khi rắn ngửi được thoang thoảng thôi sẽ nhanh chóng tới ngay. Vậy nên, không được trồng hoa này, còn lỡ trồng rồi thì phải chặt bỏ, đừng để bất cứ ai trong nhà xảy ra chuyện thì hối hận không kịp.

Bạch hoa xà thiệt thảo

Tuy thêm hai từ thiệt thảo phía sau làm nhiều người lầm tưởng là tên gọi khác của bạch hoa xà, nhưng không phải đâu ạ. Hai loại hoa này hoàn toàn khác nhau và bạch hoa xà thiệt thảo còn được gọi là lưỡi rắn trắng. Và tất nhiên cái tên gọi này có nguồn cơn khi bạch hoa xà thiệt thảo phát triển tốt ở nơi ẩm ướt, đến mùa hoa nở trắng xóa, dẫu hoa nhỏ có đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu rất đẹp nhưng mọi người tuyệt đối không nên trồng, vì người xưa bảo rằng ở đâu có hoa này là y như rằng ở đó có rắn.

Sa nhân tím

Nhìn qua thì sa nhân tím không gì đẹp, nhưng nó lại quý giá vì được xem là dược liệu chữa được những triệu chứng phổ biến như: lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau nhức răng… nên nhiều người cũng chuộng trồng. Nhưng khổ nỗi những người này lại không biết rằng, sa nhân tím có vị ngọt, chuyên là thức ăn của loài chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất thích ăn những con vật này nên sẽ mò đến nơi có sa nhân tím để săn mồi.

cay-trong-vuon

Một số loại hoa có mùi thơm

Những loại cây có mùi thơm phổ biến được trồng trong nhà như hoa quỳnh, hoa nhài, cây cỏ hương cũng có thể hấp dẫn các loài rắn. Ngoài ra, những loại cây có thể mọc thành giàn lớn, tạo không gian mát mẻ như hoa giấy, hoa lý cũng thu hút loài rắn lục xanh.

Rắn sợ cây gì?

Sắn dây: Sắn dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.

Cây sả: Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Đây là loại cây gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, lá của chúng còn được dùng để xông giải cảm, trị cảm mạo, sốt… Trồng 1 bụi sả trong sân vườn hay trồng chậu cho ban công, sân thượng thì chúng còn có công dụng là 1 loại cây đuổi rắn.

cay-trong

Cây lưỡi hổ: Cây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó. Cây lưỡi kổ có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt.

Ngoài ra chúng còn là cây đuổi rắn được nhiều người biết đến và trồng nhiều hiện nay. Những khu vườn sẽ dường như không thấy sự xuất hiện của rắn nếu như bạn trồng loại cây này.

Đến tuổi trung niên mới biết anh chị em ruột không bao giờ là người một nhà: Đau mà thật

0

Cha mẹ luôn dạy các con phải biết yêu thương nhau nhưng khi mỗi đứa con trưởng thành, khôn lớn và lập gia đình, mối thâm tình này sẽ dần lỏng lẻo.

“Anh em như tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”

hay

“Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.”

là những câu ca dao, tục ngữ nhắc nhở những đứa con trong gia đình là anh em ruột rà với nhau phải biết thương yêu và đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh.

hình ảnh Nhắc đến hai chữ anh em là nhắc đến ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau lớn khôn từ những ngày thơ ấu đến khi trưởng thành như những anh chị em trong cùng một nhà. Tuy nhiên, sự bền chặt của tình cảm anh em lại không dài theo năm tháng đời người cũng không thể cùng nhau đi qua mọi thăng trầm như những gì bố mẹ vẫn luôn mong cầu.

Theo tuổi tác và trải nghiệm trưởng thành, những đứa con trong gia đình dần nhận ra rằng mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một nhà không phải lúc nào cũng trọn vẹn đến cùng.

Tuy cùng một mẹ sinh ra, lớn lên dưới một mái nhà nhưng khi đến tuổi trung niên, thật chua chát khi nhiều người nhận ra rằng anh chị em không phải người một nhà. Tất cả bởi vì bản chất con người quá thực tế.
1. Sự khác biệt  của mỗi cá nhân dẫn đến khác biệt về thái độ sống
Có câu  “Anh em một lòng, hóa nguy thành may”,  nhưng thực tế cho thấy hầu hết anh chị em rất khó tìm được tiếng nói chung. Đơn giản vì mỗi người con trong gia đình mang một cá tính khác nhau, sở thích khác nhau và quan niệm sống không như nhau.

Cũng như ngoài xã hội, dù được nuôi dưỡng chung trong cùng một bầu khí gia đình nhưng mỗi đứa con lại là những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn hoặc thậm chí là đối lập hoàn toàn giữa mỗi đứa con với nhau. Cha mẹ nuôi con sẽ dễ dàng nhận ra, chỉ riêng trong việc ăn uống, đứa thì thích ăn cá, đứa khác lại thích ăn thịt; đứa không ăn hành, đứa nữa không có hành nhất định không chịu ăn.

Thậm chí không đơn thuần chỉ là khác biệt của mỗi cá nhân mà khác biệt đó trong mỗi đứa con lại đôi khi dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Các con có khi sẽ gây gổ với nhau vì sự đối nghịch đó và cần cha mẹ phải trở thành trọng tài phân xử đúng sai.

Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.

Xét cho cùng, không chung thái độ sống rất khó hòa hợp và trong bất kỳ một mối quan hệ nào dù tốt đến đâu cũng sẽ bị thời gian làm tan loãng.
2. Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau
Hoàn cảnh gia đình khác nhau tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu theo đuổi khác nhau.

Thử nhìn vào những gia đình con một mà xem! Những đứa con một có thể dễ dàng dựa vào tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống và hoàn thành mục tiêu của cuộc đời mình. Nhưng những đứa con trong gia đình có nhiều anh chị em lại khác. Chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà phải tự dựa vào chính mình hoặc dựa vào anh chị em. Hoàn cảnh sống này dẫn đến quỹ đạo khác biệt trong cuộc đời mỗi người.

hình ảnh

Ảnh minh họa
Anh chị em cùng nhau lớn lên nhưng đến lúc đủ lông đủ cánh, mỗi người sẽ phải tự bay đi đến vùng đất mình muốn đến. Ở mỗi nơi với mỗi mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau sẽ hình thành nên những quỹ đạo cuộc đời khác nhau. Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển. Cứ như vậy, anh em qua trải nghiệm sống khác nhau sẽ dần có khoảng cách và đến một lúc nào đó sẽ nhận ra không còn gắn kết với nhau nữa.

Nếu đầu mối kết nối những sợi dây tình thâm là cha mẹ mất đi, tình cảm anh em sẽ càng nhạt dần theo thời gian.
3. Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng
Đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng và toan tính riêng để vun vén cho gia đình nhỏ của mình, anh em trong gia đình sẽ dần nảy sinh mâu thuẫn.

Khi còn nhỏ, anh em cãi nhau vì ai cũng mong được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên, vì lợi ích kinh tế, anh em có thể xung đột nhau bởi đều muốn cha mẹ để dành cho mình phần hơn trong số tài sản kế thừa.

Đối mặt với lợi ích riêng, ai cũng trở nên ích kỷ và dần nhận ra một sự thật phũ phàng rằng vì nó mà tình nghĩa anh chị em có thể sứt mẻ. Một khi sự phân chia của cha mẹ không đồng đều khi các con đã ở tuổi trưởng thành, sự mâu thuẫn không chỉ dẫn đến xung đột mà thậm chí có thể là chuyện sống còn nếu một trong số những anh chị em để cho lòng tham và sự đố kỵ xâm chiếm toàn bộ lý trí. Đã có rất nhiều gia đình phải đau đớn vì bi kịch phân chia đất đai, tài sản bởi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia.

Suy cho cùng, đã là con người, ai cũng ích kỷ. Ai cũng mang những toan tính nhỏ nhặt của riêng mình, ngay cả cha mẹ trước mặt mỗi đứa con cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là khi nhắc đến vấn đề phân chia gắn liền với lợi ích, tình thân ruột thịt có thể trở nên bằng không.

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, là cha mẹ ai cũng dự cảm được xung đột lợi ích trong tương lai nên ngay từ khi các con còn nhỏ đã luôn nhắc nhở. Tuy nhiên, thật khó để nói trước được điều gì xảy ra trong tương lai nhất là khi trong mỗi đứa con luôn tồn tại một bản ngã khác biệt.

Tất nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn từ thực tế bởi không phải gia đình nào con cái trưởng thành từ chỗ anh chị em cũng trở nên người xa lạ. Ngược lại, có những gia đình bố mẹ mất, anh em càng cố gắng nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau qua những thử thách cuộc đời. Họ vẫn luôn tự hào là những anh chị em được sinh ra dưới cùng một mái nhà, được lớn lên cùng nhau và được gọi chung một người là mẹ, là cha.

Là cha mẹ và cũng là những người con trong gia đình, các phụ huynh nghĩ gì về điều này?