Hướng dẫn chi tiết cách sang tên xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.
Sang tên xe máy là gì?
Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận.
Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ:
Bước 1: Làm thủ tục thu hồi
Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số xe, giấy đăng ký xe.
Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.
Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ
Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.
Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.
Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe
Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.
Sang tên xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của xe thuộc về chủ sở hữu xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.
Khi chủ xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định
Nếu biết được việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền sẽ giúp người dân chủ động hơn về kinh phí, đồng thời cũng tránh tình trạng chậm nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Khi nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ quan thuế người dân có trách nhiệm nộp đúng số tiền và đúng hạn theo thông báo; nếu cần đối chiếu với thông báo nộp tiền, người dân có thể tự mình thực hiện theo cách tính dưới đây:
1. Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
* Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở).
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)
Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:
“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, 02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).
Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp cần theo 03 bước sau:
Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở
– Để xác định cần biết vị trí thửa đất: Tên đường, vị trí thửa đất gồm vị trí 1, 2, 3, 4 hay vị trí còn lại (vị trí 1, 2, 3,… xác định theo chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền – càng lùi sâu giá càng thấp).
– Xác định giá đất trong bảng giá đất (xem tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành).
Bước 2: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp (xác định như bước 1).
Bước 3: Lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
Mặc dù có công thức như vậy nhưng để tính tiền sử dụng đất cho 01 thửa đất cụ thể khá phức tạp, để dễ hiểu hơn bạn đọc hãy xem qua ví dụ sau:
Ông A có 01 thửa đất trồng cây hàng năm khác với diện tích là 1000m2, vì con ông A lập gia đình và có nhu cầu ở riêng nhưng không có đất ở nên ông A muốn chuyển 100m2 đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở. Tiền sử dụng đất được tính như sau:
Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở
Thửa đất của ông A thuộc vị trí 1 (vị trí tiếp giáp đường) có giá đất ở trong bảng giá đất là: 01 triệu đồng/m2.
Bước 2: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp
Cũng vị trí đó giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất là 250.000 đồng/m2.
Bước 3: Tiền sử dụng đất phải nộp của 01m2 là 750.000 đồng (01 triệu đồng – 250.000 đồng).
Tổng tiền sử dụng đất mà ông A phải nộp khi xin chuyển 100m2 sang đất ở là 75 triệu đồng.
Lưu ý: Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất, cụ thể:
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.
– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.
* Lệ phí trước bạ
– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.
– Cách tính lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
* Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:
– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.
– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.
2. Thời hạn nộp các khoản tiền vào ngân sách
Căn cứ khoản 4 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP , thời hạn nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ như sau:
* Tiền sử dụng đất
– Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.
– Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.
* Lệ phí trước bạ : Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.
Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền ? Tuy nhiên, do từng thửa đất có giá đất khác nhau nên bài viết nêu được cách tính cụ thể, từ cách tính đó người dân có thể tự tính được số tiền hoặc ước lượng được số tiền phải nộp để chuẩn bị trước.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nhiều trường hợp, người dân đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT vẫy đi để tránh tắc đường, không ít người lo ngại bị phạt nguội khi đoạn đường đó gắn camera giao thông.
Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho mình cùng những người khác. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, người dân vượt đèn đỏ nhưng không vi phạm, không bị xử phạt hành chính.
Trong đó, trường hợp được nhiều người quan tâm nhất là khi dừng đèn đỏ, CSGT vẫy đi thì liệu có bị phạt nguội không?
Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội?
Có nhiều trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp này, người điều khiển nghe hiệu lệnh của CSGT sẽ không bị coi là hành vi phượt đèn đỏ. Thứ tự mà người lái xe cần nghe theo khi trên đoạn đường có nhiều chỉ dẫn cùng hiệu lực bao gồm:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu
Hiệu lệnh của biển báo hiệu
– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Ngoài ra, trường hợp đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển. Cụ thể, khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:
– Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.
– Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay
Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau:
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).
– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Các vị trí đặt cây kim tiền cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Hãy tham khảo 3 vị trí tốt nhất để mang đến nhiều tài lộc
Cây kim tiền không chỉ là cây cảnh để bàn, trang trí trong phòng làm việc, phòng khách mà còn là cây mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các vị trí đặt cây kim tiền cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Hãy tham khảo 3 vị trí tốt nhất để mang đến nhiều tài lộc
Đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng
Vị trí đầu tiên thích hợp để đặt Cây kim tiền đó là những nơi hứng được nhiều ánh sáng như cửa sổ hay ban công. Cây kim tiền có đặc điểm đó là thân phình to, to khỏe ở dưới gốc cây. Trên mặt đất cây không có thân chính mà mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ hơn.
Cây kim tiền được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và tiền tài trong cuộc sống. Vì vậy cây kim tiền thường được đặt trong phòng làm việc, phòng khách hay công sở. Để cây phát triển tốt, bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng. Nếu đặt trong phòng, thỉnh thoảng bạn nên đem cây ra phơi nắng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 4 – 5 giờ sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn và không bị sốc nhiệt độ.
Đặt cây kim tiền trên bàn làm việc
Đặt cây kim tiền trên bàn làm việcMột vị trí đặt cây kim tiền nữa mà bạn có thể đặt cây trên bàn làm việc. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy thì cây kim tiền còn có tác dụng làm sạch và thanh lọc không khí. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có hại như xylen, benzen,… sẽ được cây kim tiền hút hết, trả lại không khí trong lành cho con người.
Đặc điểm của cây kim tiền đó là dễ chăm sóc, thân to khỏe, không cần cầu kỳ. Vì vậy bạn có thể đặt một chậu cây kim tiền trên bàn làm việc để thanh lọc không khí, có không gian làm việc trong lành và sẽ mang lại nhiều ý tưởng trong công việc, vạn sự đều hanh thông, suôn sẻ.
Đặt cây kim tiền trong phòng khách
Một ví trí đáng để lưu tâm nữa bạn có thể đặt cây kim tiền đó là trong phòng khách. Phòng khách là vị trí trung tâm của mỗi gia đình, nơi mọi người nói chuyện và cũng là nơi tiếp khách khứa của gia đình. Đây là vị trí phù hợp để đặt cây kim tiền bởi sẽ cải thiện tốt phong thủy trong gia đình của bạn.
Trong số các loại cây cảnh thì cây kim tiền được coi là cây Phát Tài. Chữ Kim trong cây kim tiền có nghĩa là Phú quý, có tác dụng chiêu tài lộc rất tốt. Vì vậy đây cũng là cây được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng trong dịp khai trương cửa hàng, tặng đối tác trong dịp lễ hay ngày tế. Điều tuyệt vời nhất khi trồng Cây kim tiền đó là khi chúng ra hoa đại diện cho sự may mắn. Người ta quan niệm cây kim tiền nở hoa mang rất nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Trong phòng khách, nếu bạn muốn đặt cây kim tiền nên đặt ở cung phía Đông – quẻ chấn – ngũ hành thuộc mộc hoặc cung Đông Nam – quẻ tốn – mộc là cung tài lộc. Tuyệt đối không nên đặt kim tiền trong phòng ngủ. Đối với sảnh nhà, có thể đặt cây này nhưng nên có bệ cao, gần cửa ra vào. Đây là các hướng tốt, nằm ở cung tài lộc, do đó vị trí đặt cây kim tiền ở trong văn phòng như trên sẽ kích thích cung tài lộc để mang đến nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ.
Đặc biệt lưu ý, khi đặt cây kim tiền trong phòng khách đó là tránh đặt cây đối diện cửa. Bởi trong phong thủy thì đây là điều cấm kỵ, vị trí này sẽ gây hao tán tài lộc, tiền tài và phản ý nghĩa của cây kim tiền khi đặt trong phòng khách.
Nhiều bạn đọc thắc mắc đi xe máy điện có cần thi giấy phép lái xe.
Một mẫu xe máy điện trên thị trường. Ảnh: Xuyên Đông
Bạn đọc Hoàng Thị Hằng ở Hưng Yên hỏi: “Tôi có con gái 19 tuổi. Hiện cháu đang đi học trung cấp cách nhà 20 km. Con tôi chưa có giấy phép lái xe. Vậy tôi mua xe máy điện, con tôi có thể lái xe khi chưa có bằng không?”.
Trả lời vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thu Trang – Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long – cho biết, theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Về giấy phép lái xe các hạng, Điều 59 Luật giao thông đường bộ quy định
Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Giấy phép lái xe hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Trong đó, Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP giải thích, xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 04 kW, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h.
Đối chiếu theo các quy định trên, pháp luật chỉ bắt buộc phải có bằng lái xe đối với các loại xe mô tô, xe máy chạy bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên (các dòng xe máy chạy bằng xăng).
Do đó, xe máy điện có công suất dưới 50 km/h thì không cần có giấy phép lái xe. Chị Hằng có thể chọn mua loại xe máy điện này cho con gái để tham gia giao thông.
Khi mua bảo hiểm xe máy, khách hàng sẽ được đền bù nếu như xảy ra tai nạn mà gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tôi muốn hỏi mức bồi thường của công ty bảo hiểm khi tôi đi xe máy gây tai nạn hiện nay là bao nhiêu? Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm gồm những giấy tờ gì?_Bảo Lâm(Hà Nội)
Chào anh, Ban biên tập xin giả đáp như sau:
1. Bảo hiểm xe máy bắt buộc là gì? Mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn mới nhất
Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy): Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn như sau:
Mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng:
– Số tiền bồi thường bảo hiểm cụ thể được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án (nếu có) nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định.
– Theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.(Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
Đồng thời, tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức bồi thường được xác định cụ thể như sau:
+ Bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người với trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật.
+ Bồi thường theo mức độ thương tật:
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm
Lưu ý: Nếu lỗi hoàn toàn do bên thứ ba thì công ty bảo hiểm chỉ bồi thường với tối đa bằng 50% mức quy định.
Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Phụ lục VI)
Mức bồi thường về tài sản:
– Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản do xe máy gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.(Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Như vậy, theo quy định trên thì có 02 mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn là mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng và mức bồi thường về tài sản. Đồng thời, mức bồi thường tối đa cho một người trong một vụ tai nạn do xe máy gây ra là 150 triệu đồng về sức khỏe, tính mạng và 50 triệu đồng về tài sản. Tuy nhiên, mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
2. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe máy gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn gồm những giấy tờ sau:
(1) Văn bản yêu cầu bồi thường.
(2) Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
– Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).
– Giấy phép lái xe.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận thương tích.
– Hồ sơ bệnh án.
– Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
(4) Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
– Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
(5) Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.
(6) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
(7) Quyết định của Tòa án (nếu có).
Lưu ý:
– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại (1), (2), (3), (4) và (7).
– Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại (5) và (6).
Như vậy, hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên để chứng minh thiệt hại, xác định trách nhiệm và thực hiện bồi thường theo quy định.
Khi tham gia giao thông, không ít người dù vô tình hay cố ý đã thực hiện hành vi vượt đèn đỏ. Điều này không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không?
1. Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không?
Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
2. Thấy xe cứu thương khi đang dừng đèn đỏ thì có nhường đường không?
Căn cứ Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe:
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Theo quy định trên thì cho dù tất cả mọi người có đang đứng chờ đèn đỏ mà nghe được tín hiệu phát ra từ xe cứu thương thì phải di chuyển xe sang 2 bên đường để nhường đường cho xe cứu thương được đi.
3. Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 3 và Khoản 11 Điều 5 Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không
Tại Khoản 2 và Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
4. Mức phạt khi vượt đèn đỏ là bao nhiêu?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ; (bị bãi bỏ).
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
Tiền học bằng lái xe đã tăng gấp đôi trong chục năm qua, nhưng tài xế thì liều lĩnh, không tuân thủ luật.
Học một bằng lái xe ôtô hạng B2 giờ đây gần 20 triệu, thậm chí những nơi “dịch vụ cao” còn tới gần 30 triệu. Hàng chục triệu đồng để có được tấm giấy chứng nhận có thể điều khiển “nguồn nguy hiểm”, theo cách định nghĩa của các cơ quan chức năng làm luật.
Theo cách hiểu thông thường, dịch vụ càng đắt, nhẽ dĩ nhiên là chất lượng phải càng tăng. Nhưng không, cảm quan và các con số đều cho thấy dường như không có nhiều thay đổi.
Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia năm 2010, cả nước cóc 14.442 vụ tai nạn, chết 11.449 người, chủ yếu là tai nạn đường bộ. Trong khi đó, năm 2023, theo Tổng cục thống kê, số vụ tai nạn là 14.059 vụ. Như vậy từ năm 2010 đến nay, số vụ tai nạn không thay đổi. Nhưng nếu chi phí học bằng lái xe hiện nay so với 2010 thì số tiền đã tăng gấp đôi.
Nếu tiền học tăng gấp đôi, ước gì số vụ tai nạn giảm một nửa, tất nhiên hai con số này không có quan hệ toán học nào cả. Còn về cảm quan, tài xế hiện nay, sở hữu những chiếc xe hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đường cao tốc nhiều, đường quốc lộ, đường phố cũng to rộng hơn, nên tôi thấy họ chạy cũng bất chấp hơn. Người chạy chậm không nhường làn trái cho người chạy nhanh, người đi sai đường sẵn sàng quay đầu, đi lùi trên cao tốc, dừng đỗ lung tung… Lái xe ở Việt Nam, đi nhanh dễ tai nạn, mà đi chậm thì thật ức chế.Vậy theo các bạn, vì sao tiền học ngày càng tăng, mà chất lượng tài xế ra đường dường như không thay đổi?
Vào mùa gặt nông dân phơi rơm rạ, thóc, nông sản trên đường rất nhiều gây cản trở giao thông. Trưởng hợp như trong video, người dân địa phương rải lúa phơi sát tới vạch kẻ phân cách giữa hai làn đường, lái xe buộc phải lấn làn đi ngược chiều để đi qua đoạn đường này. Không ít lần lái xe phải đối đầu trực tiếp với các phương tiện đi đúng chiều khá nguy hiểm.
Theo nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông, hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị phạt 100.000-200.000 đồng với cá nhân và 200.000-400.000 đồng với tổ chức. Mức phạt này phải chăng còn quá thấp? Thiệt hại gây ra từ những lần phơi lúa, rơm, rạ là rất lớn. Có xe còn bị rơm quấn vào gầm gây cháy xe.
Tài xế không thể đè lên lúa của người dân để đi. Vậy chỉ còn cách đi sang làn ngược chiều. Trong tình huống này lái xe đi hẳn sang làn ngược chiều có bị phạt?
‘Khó xử phạt xe đi ngược chiều vì tránh lúa phơi trên đường’
Tài xế không còn lựa chọn nào khác nên để không chèn lên lúa của người dân thì phải đi ngược chiều.
Với câu hỏi Ôtô phải đi thế nào khi người dân chiếm đường phơi lúa?, dưới góc độ luật về hành vi này như sau:
Theo quy định tại Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Căn cứ theo quy định trên, phải hiểu hành vi đi ngược chiều bao gồm: đi ngược chiều của đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Tuy nhiên, trong tình huống video, đoạn đường lái xe đang chạy không phải đường một chiều và cũng không có biển “Cấm đi ngược chiều”. Do đó, lái xe không bị phạt lỗi đi ngược chiều.
Mặt khác, luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Trong video, đoạn đường xe chạy là đường hai chiều (đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy). Căn cứ quy định này thì người lái xe phải điều khiển xe đi bên phải chiều đi của mình, đi đúng phần đường. Trường hợp này, vì tránh vật cản là thóc, lúa, rơm, rạ, … nên lái xe đi không đúng phần đường nên có thể bị xử phạt.
Tuy nhiên, cũng theo nghị định 100/2019 thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị xử phạt. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của lái xe là từ hành vi vi phạm của người khác. Pháp luật cũng chưa có quy định giải quyết đối với tình huống này.
Do đó, trường hợp này, cơ quan chức năng cũng cần xem xét kỹ lưỡng khi quyết định xử phạt lái xe để hợp tình, hợp lý. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa các tình huống tai nạn giao thông đối với trường hợp này, lái xe cũng cần tuân thủ đúng các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn… để có thể xử lý tình huống không may xảy ra.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông
Chuyển đất vườn sang đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Khi thực hiện thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng số tiền và đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định rõ, khi chuyển từ đất vườn sang đất ở có thể xảy ra 2 trường hợp và tiền sử dụng đất ở mỗi trường hợp là khác nhau.
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp sau:
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm đất ở;
– Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01.7.2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Có thể khái quát thành công thức tính tiền sử dụng đất như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở
Nếu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm thì tiền sử dụng đất được tính theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Mặc dù có cách tính như trên nhưng để tính được số tiền sử dụng đất thì người dân phải biết giá đất theo Bảng giá đất, địa chỉ thửa đất, vị trí thửa đất.
Điều kiện đất vườn chuyển lên đất thổ cư?
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vì thế, người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.