Home Blog Page 3

Vàng nhẫn trơn giảm sâu, chỉ còn 78 triệu/lượng

0

Giá vàng hôm nay 15/11/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ nhưng vẫn cách xa ngưỡng 2.600 USD/ounce. Nhẫn 9999 của SJC neo ở mức 79 triệu đồng/lượng (mua vào), liệu có thể xuống 78 triệu đồng/lượng?

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng.

Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 79,1-81,8 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên hôm qua.

Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nâng giá mua vàng nhẫn 9999 lên mức 80,1 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng/lượng so với kết phiên hôm qua và giữ nguyên giá bán ra ở mức chốt hôm qua, ở mức 82,1 triệu đồng/lượng.

Mua vào (đồng/lượng)
Tăng/giảm
Bán ra (đồng/lượng)
Tăng/giảm

SJC
79.100.000
+ 100.000
81.800.000
+ 100.000

Doji
80.100.000
+ 200.000
82.100.000
0

                   Bảng giá vàng nhẫn SJC và Doji cập nhật sáng 15/11

Đầu phiên giao dịch 15/11, giá vàng 9999 của SJC không đổi so với kết phiên giao dịch hôm qua, ở mức 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 8h36′ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 8h32′ như sau:

Mua vào (đồng/lượng)
Tăng/giảm
Bán ra (đồng/lượng)
Tăng/giảm

SJC TP.HCM

80.000.000
0
83.500.000
0

 

Doji Hà Nội
80.000.000
0
83.500.000
0

Doji TP.HCM
80.000.000
0
83.500.000
0

                            Bảng giá vàng miếng SJC và Doji cập nhật đầu giờ sáng 15/11

Tỷ giá trung tâm ngày 15/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.298 đồng/USD, tăng 8 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (15/11) được niêm yết phổ biến ở mức 25.160 đồng/USD (mua vào) và 25.512 đồng/USD (bán ra).

Tới 8h36′ hôm nay (ngày 15/11, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.569 USD/ounce, tăng 14 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.573,9 USD/ounce.

Sáng 15/11, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức gần 79,8 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 14/11, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức trên 2.555 USD/ounce, giảm 1,1% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.558,5 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 14/11 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới chưa ngừng giảm, trong bối cảnh Mỹ công bố đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 217.000 đơn, thấp hơn con số kỳ vọng trước đó là 223.000 đơn. Điều này đáng lẽ sẽ có lợi cho giá vàng bởi nó tác động đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 12.

Tuy nhiên, giá vàng vẫn chịu áp lực giảm trước đồng USD đang ở mức cao nhất trong vòng 7 tháng và lợi suất kho bạc Mỹ tăng mạnh sau khi báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy giá tiêu dùng tháng 10 của nước này tăng.

Chỉ số DXY đo lường đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức trên 106 điểm, tăng 0,35% so với ngày hôm trước.Screenshot 2024 11 05 112635.pngVàng chịu áp lực giảm giá trước đồng USD tăng mạnh. Ảnh: HH
Zain Vawda, chuyên gia phân tích thị trường của OANDA, đánh giá, sau báo cáo dữ liệu giá tiêu dùng, thị trường vẫn đang kỳ vọng Fed nhiều khả năng sẽ cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 12.

Theo Chris Weston, Giám đốc nghiên cứu tại Pepperstone Group Ltd, thị trường vàng về dài hạn chịu tác động lớn từ chu kỳ giảm lãi suất của Fed, việc mua vàng của các ngân hàng trung ương và những rủi ro địa chính trị, kinh tế thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng.

Carsten Menke, nhà phân tích từ Ngân hàng Julius Baer, thì cho rằng xu hướng vàng tăng trong dài hạn được thúc đẩy bởi sự chuyển hướng bớt phụ thuộc vào đồng USD của ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi.

Trong nước, chốt phiên ngày 14/11, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 79-81,7 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 79,8-82,1 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch đang kỳ vọng 79,1% khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào cuộc họp ngày 18/12 tới và 20,9% cho rằng sẽ giữ nguyên lãi suất như thời điểm hiện tại.

Ông Zain Vawda dự báo, khi Mỹ bước vào nhiệm kỳ tổng thống mới, có thể Fed tạm dừng chu kỳ nới lỏng nếu lạm phát tăng vọt sau đợt áp thuế quan mới. Ông cho rằng, trong ngắn hạn, giá vàng có khả năng phục hồi nhẹ, nhưng sau đó sẽ giảm trở lại.

Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cấp cao của Kitco, dự báo thời gian tới vàng sẽ phục hồi trở lại ở mức 2.700 USD/ounce; trong trường hợp không thể phục hồi thì kim loại quý có thể đứng vững ở mức 2.500 USD/ounce.

Biến động vàng chiều ngày 15.11: Bất ngờ quay đầu tăng giá mạnh

0

Sau nhiều phiên mất giá liên tục, giá vàng miếng SJC tính đến sáng nay(15/11) đã dứt đà giảm, vàng nhẫn bất ngờ quay đầu tăng từ 100 – 600 nghìn đồng/lượng.

Cụ thể, tại các đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý như Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý và Tập đoàn Doji, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 80 – 83,5 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với kết phiên ngày hôm qua. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn được giữ ở mức 3,5 triệu đồng/lượng.

Với vàng nhẫn tròn trơn, tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng nhẫn SJC loại 1-5 đã tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra trong phiên giao dịch sáng nay, đưa mức giá mặt hàng này lên 79,3 – 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn Phú Quý 999.9 tại Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở con số 80,7 – 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này đã tăng 600 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên trước.

Vàng nhẫn tròn trơn hiệu vàng Rồng Thăng Long thuộc Bảo Tín Minh Châu cũng ghi nhận tăng giá thêm 760 nghìn đồng/lượng ở giá mua vào và 560 nghìn đồng/lượng ở mức giá bán ra. Sau điều chỉnh, Bảo Tín Minh Châu giao dịch mặt hàng này ở mức 80,78 triệu đồng/lượng mua vào và 82,68 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại Tập đoàn Doji có mức giá 81 -82,7 triệu đồng/lượng ở lần lượt hai chiều mua vào và bán ra. Mức giá này đã tăng 700 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 400 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.

Trên thị trường vàng quốc tế, giá vàng thế giới hiện giao dịch quanh vùng 2.567,7 USD/ounce. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng thế giới hiện có giá trị 79 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 4,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới sụt giảm do chịu áp lực bởi đà tăng mạnh mẽ của đồng USD. Ghi nhận lúc 9h40 ngày 15.11, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 106,739 điểm.

Đà sụt giảm vàng thế giới có dấu hiệu chậm lại khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ giảm xuống. Dữ liệu thị trường lao động tốt hơn dự kiến ​​được công bố sau khi số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế. Hiện tại, kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ 3 liên tiếp vẫn ở mức cao.

Jim Wyckoff – nhà phân tích thị trường cấp cao của Kitco dự báo, thời gian tới vàng sẽ phục hồi trở lại ở mức 2.700 USD/ounce; trong trường hợp không thể phục hồi thì kim loại quý có thể đứng vững ở mức 2.500 USD/ounce.

Diễn biến lạ ở các tiệm vàng

Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” đều giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng mạnh giá mua vào, cao hơn đến 1,2 triệu đồng mỗi lượng. Chưa hết, nhiều nơi còn có diễn biến lạ khác.

Tiệm vàng tăng giá mua vào vàng miếng SJC

Giá vàng hôm nay, ngày 15/11 không biến động nhiều so với hôm qua. Trong khi giá vàng miếng SJC đứng yên thì vàng nhẫn lại nhích tăng nhẹ ở cả chiều mua vào lẫn bán ra.

Lúc 10h sáng, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 80 triệu đồng/lượng, bán ra 83,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán là 3,5 triệu đồng/lượng. Mức giá này giữ nguyên so với hôm qua.

Trong khi đó, vàng nhẫn SJC tại công ty này được điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua. Sau điều chỉnh, giá vàng nhẫn SJC giao dịch ở 79,3 – 81,8 triệu đồng/lượng.

Diễn biến lạ ở các tiệm vàng - Ảnh 1.

Giá vàng hôm nay 15/11: Giá vàng nhẫn SJC giao dịch ở 79,3 – 81,8 triệu đồng/lượng. Ảnh: H.Phúc

PNJ niêm yết giá vàng miếng SJC 80 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra 83,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn PNJ mua vào 80 triệu đồng/lượng, bán ra 81,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán của vàng nhẫn thấp hơn so với giá mua – bán của vàng miếng.

Giá vàng miếng SJC niêm yết tại DOJI khu vực TP.HCM là 80 – 83,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra. Nhẫn tròn 9999 tại DOJI giao dịch 80,1 – 82,1 triệu đồng lượng (mua vào – bán ra).

Đáng chú ý, trong khi các thương hiệu lớn như SJC, PNJ, DOJI giữ nguyên giá vàng miếng SJC thì thương hiệu vàng Mi Hồng tại TP.HCM niêm yết vàng miếng SJC mua vào 81,2 triệu đồng/lượng (cao hơn đến 1,2 triệu đồng/lượng so với SJC). Giá bán ra vàng miếng SJC tại Mi Hồng là 83,5 triệu đồng/lượng theo giá của SJC.

Nhờ vậy, chênh lệch mua – bán vàng miếng SJC tại Mi Hồng rút ngắn chỉ còn 2,3 triệu đồng/lượng, trong khi các “ông lớn” chênh lệch đến 3,5 triệu đồng/lượng.

Hết vàng miếng lẫn vàng nhẫn để bán

Giá vàng giảm sâu và đang ở vùng thấp so với mốc đỉnh 90 triệu đồng cách đây vài tháng. Do đó, nhiều người có nhu cầu tích trữ bắt đầu mua vào. Tuy nhiên, theo ghi nhận, sau khi có đủ vàng nhẫn lẫn vàng miếng để bán thì nhiều cửa hàng lớn bắt đầu bán ra nhỏ giọt.

Diễn biến lạ ở các tiệm vàng - Ảnh 3.

Giá vàng hôm nay: Vàng Mi Hồng tại TP.HCM niêm yết vàng miếng SJC mua vào 81,2 triệu đồng/lượng (cao hơn đến 1,2 triệu đồng/lượng so với SJC). Ảnh: Hồng Phúc

Tại TP.HCM, hiện chỉ trung tâm vàng bạc của SJC trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 là bán ra “xả láng” vàng nhẫn lẫn vàng miếng. Khách có nhu cầu bao nhiêu cửa hàng này cũng cung cấp.

Đáng chú ý, thủ tục mua vàng tại SJC đã dễ thở hơn nhiều so với trước đây. Khách không cần phải đặt online trước, chỉ cần đến trực tiếp cửa hàng, bốc số và chờ giao dịch.

Lượng người đến mua vàng tại trung tâm SJC vài ngày trở lại đây đã thông thoáng hơn, nhiều khách có nhu cầu mua với số lượng lớn từ vài lượng vàng khá đông.

Trong khi đó, thương hiệu vàng như Mi Hồng tại TP.HCM đang điều tiết bán ra theo tình hình vàng có sẵn tại doanh nghiệp. Nghĩa là, tùy thời điểm, khách đến có thể được mua thoải mái vàng nhẫn lẫn vàng miếng nhưng cũng có thời điểm chỉ được mua tối đa 1 chỉ hoặc 2 chỉ vàng nhẫn.

Nhiều cửa hàng vàng lớn khác như PNJ, DOJI hầu như không có vàng nhẫn để bán. Cuối tuần trước, vàng nhẫn tại các cửa hàng này có lại nhờ lượng người đến bán, tuy nhiên, hiện nay để mua được vàng nhẫn, vàng miếng tại những cửa hàng này là không phải dễ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng thời điểm này, người dân có thể mua vào khi tranh thủ giá vàng đang thấp. Tuy nhiên, theo ông, cái khó là không biết các cửa hàng có vàng để bán hay không.

Theo chuyên gia, nếu người dân mua được, nên lựa chọn ở nơi uy tín, thường xuyên theo dõi giá vàng. Ngoài mua vàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh người dân nên rót tiền vào nhiều kênh đầu tư khác, không nên dồn hết tiền để mua vàng.

Bố và mẹ chồng tôi l:y h:ôn đã lâu, nên từ ngày về làm dâu tôi rất ít tiếp xúc với bà. Mới đây người từ trước đến nay ít khi qua lại bỗng nhiên đến nhà rồi yêu cầu chúng tôi đưa cho em chồng 1 tỷ, nói rằng cô út mua nhà còn thiếu 800 triệu. Nghe mẹ chồng nói “đưa” 1 tỷ chứ không phải “cho mượn”, tôi cảm thấy không vui. Tôi nói thẳng: “Con không đồng ý, cô ấy muốn thì đến hỏixvay, phải ký giấy đàng hoàng, phải trả lãi”. Tôi cứ nghĩ mẹ chồng không xin được tiền thì sẽ tự động rời đi. Nhưng bà lại ở lì trong nhà tôi cả tuần, không có ý định ra về, thậm chí còn bắt đầu can thiệp vào chuyện vợ chồng chúng tôi..

0

Suốt thời gian mẹ ruột tôi lên chăm con gái ở cữ, mẹ chồng luôn tỏ thái độ không hài lòng.

Sau khi kết hôn với chồng, mẹ chồng giống như một cơn ác mộng trong cuộc sống của vợ chồng chúng tôi. Bà ấy và tôi có tính cách khác biệt, từ lần gặp đầu tiên, tôi đã cảm nhận được ánh mắt soi mói của mẹ chồng. Có vẻ như bà ấy có chút bài xích với tôi, mỗi lần gặp mặt đều phải chỉ ra những khuyết điểm. Tôi cố gắng nhượng bộ nhưng dần dần cũng bắt đầu cảm thấy chán chường.

Sau khi mang thai, tôi luôn hy vọng mẹ chồng sẽ quan tâm và chăm sóc tôi hơn một chút. Ban đầu tôi cứ nghĩ rằng phụ nữ mang thai được ví như một người mẹ yếu đuối và xứng đáng được cả nhà yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế nhiều chuyện xảy ra lại khiến tôi thất vọng đến đau lòng.

Khi mang thai 3 tháng đầu, tôi bị ốm nghén nặng, cả ngày không ăn được gì, thậm chí đến uống nước lọc cũng ói. Mẹ chồng thấy vậy, không chỉ không có lời an ủi nào mà còn nhăn mặt trách móc:

-“Sao lại yếu đuối thế này? Trước đây khi mang thai chồng con, mẹ còn phải đi làm ruộng đến ngày đau đẻ mới được ở nhà. Phụ nữ bây giờ sướng thật, mới có chút xíu thôi đã không chịu được”.

Tôi nghe thấy mà trái tim tê tái, nhưng chỉ có thể kìm nén cơn giận, giải thích: “Mẹ, con không phải yếu đuối, mà thực sự là không thoải mái. Mỗi người có cơ địa khác nhau, phản ứng cũng khác nhau.”

Mẹ chồng lại không chịu nghe, lạnh lùng nói: “Cơ địa? Mẹ nghĩ là con đang làm quá vấn đề thôi, cả thế giới này làm như có một mình con có bầu vậy”.

Biếu mẹ đẻ 1.5 triệu đồng vì bà vất vả chăm cữ, mẹ chồng bắt con dâu đòi lại số tiền - 1

Mẹ chồng khiến tôi mệt mỏi trong thời gian mang thai. (Ảnh minh hoạ)

Trong thời gian ở cữ, tôi nghĩ rằng mẹ chồng sẽ chăm sóc tôi một chút nhưng lại tận dụng lý do không khỏe để nằm một chỗ, lơ đi những nhu cầu của tôi. Vì không còn cách nào khác, tôi chỉ có thể nhờ mẹ ruột của mình đến chăm sóc.

Khi mẹ tôi đến, mẹ chồng bắt đầu nói những lời mỉa mai khó nghe. Bà ấy vừa ăn hạt dưa, vừa nói: “Ồ, thật là có phúc quá đấy chứ, lấy chồng mà còn phụ thuộc vào nhà ngoại. Nhà tôi không có quy định như vậy đâu, phụ nữ kết hôn rồi phải tự lập”.

Tôi nghe những lời nói đó cảm thấy rất ấm ức, nhưng cũng không muốn cãi nhau với bà ấy. Tôi biết, một khi cãi nhau, chỉ làm quan hệ gia đình trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy, tôi hít một hơi sâu, cố gắng giữ bình tĩnh, trả lời nhẹ nhàng: “Mẹ, con chỉ muốn mẹ con giúp đỡ chăm sóc cháu một chút thôi, không phải dựa dẫm vào họ. Mẹ không khỏe, con hiểu mà”.

Nhưng mẹ chồng không dừng lại, tiếp tục châm chọc: “Ồ, biết nói chuyện đấy. Không phải con muốn cho mẹ thấy nhà ngoại tốt hơn nhà nội sao? Đừng nghĩ mẹ không biết ý định của con”.

Cuối cùng, tôi không còn chịu đựng được nữa, phản bác: “Mẹ nói như vậy là không công bằng với con. Nhà con giúp đỡ chỉ vì quan tâm và yêu thương con, không phải vì lợi ích gì cả. Nếu mẹ tiếp tục nói như vậy, con sẽ không khoan nhượng nữa”.

Mẹ chồng bị tôi chống đối, im lặng một lúc, khuôn mặt cũng trở nên khó nhìn hơn một chút. Bà ấy quay mặt vào phòng riêng, đóng sầm cửa lại.

Từ đó, mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng trở nên căng thẳng hơn. Tôi biết, cuộc tranh cãi này chưa kết thúc, chỉ là tạm thời dừng lại thôi. Và trong cuộc tranh cãi này, tôi cũng đã học được cách mạnh mẽ và độc lập hơn, không để bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác.

Tôi và chồng ngồi trên ghế sofa trong phòng khách, thì thầm thảo luận về việc mỗi tháng đóng góp 1,5 triệu đồng cho mẹ tôi như một khoản tiền biếu cho việc chăm sóc cháu. Số tiền này mặc dù không nhiều, nhưng là sự biết ơn và đền đáp của tôi đối với mẹ vì những công sức mà mẹ tôi đã bỏ ra.

“May mắn mà có mẹ giúp vợ chồng mình chăm con trong thời gian mới sinh”. Giọng điệu của chồng tôi tràn ngập sự hiểu biết và biết ơn.

Tôi gật đầu, mắt ướt nhòe: “Đúng vậy, họ đã già vài tuổi, vẫn phải lo lắng cho chúng ta như vậy, em thật lòng rất kính phục”.

Nhưng không ngờ, cuộc trò chuyện bình thường này lại giống như một quả bom hẹn giờ, tạo cú nổ lớn trong nhà chúng tôi.

Mẹ chồng không biết từ đâu nghe được cuộc trò chuyện của chúng tôi, bà ấy lao vào phòng khách, mặt tái mét, chỉ vào mặt tôi mắng: “Đồ con dâu vô ơn này, lấy chồng còn cho tiền nhà ngoại. Ba mẹ con có tay có chân, dựa vào điều gì mà bắt con trai mẹ phải cung phụng”.

Tôi bị bà ấy mắng đột ngột đến mức bối rối, cố gắng giữ bình tĩnh và giải thích: “Mẹ, mẹ hiểu lầm rồi. Đây là tiền con biếu ba mẹ, không phải là tiền nuôi dưỡng họ. Mẹ đã giúp con chăm sóc cháu, con chỉ muốn thể hiện sự biết ơn”.

Biếu mẹ đẻ 1.5 triệu đồng vì bà vất vả chăm cữ, mẹ chồng bắt con dâu đòi lại số tiền - 2

Mẹ chồng bắt tôi phải hoàn trả số tiền 1,5 triệu đồng. (Ảnh minh hoạ)

Nhưng mẹ chồng hoàn toàn không nghe lời giải thích của tôi, bà ấy trở nên tức giận hơn, lớn giọng hét: “Biết ơn? Biết ơn là phải dùng tiền sao? Họ là ba mẹ của con, giúp con chăm sóc cháu không phải là điều đương nhiên sao?”.

Tôi tức giận đến nỗi cả người run lên, nhưng vẫn cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình: “Mẹ, mẹ làm sao có thể nói như vậy chứ? Chăm sóc cháu không phải là việc dễ dàng, họ bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Làm con gái, muốn thể hiện lòng biết ơn thì có gì sai sao?”.

Nhưng mẹ chồng không ngừng la mắng, bà ấy nhìn tôi với ánh mắt đanh thép: “Biết ơn? Mẹ nói cho con biết, không dễ dàng như vậy đâu. Con phải trả lại số tiền đó cho con trai mẹ”.

Tôi không thể tin vào tai mình, suy nghĩ của mẹ chồng khiến tôi thấy đáng sợ. Tôi hít một hơi sâu, cố gắng làm cho mình trở nên bình tĩnh: “Mẹ, mẹ nói như vậy là quá đáng. Việc thể hiện lòng hiếu thảo với ba mẹ là quyền tự do của con, mẹ không có quyền can thiệp. Còn việc mẹ yêu cầu con phải trả lại cho mẹ khoản tiền đó, con cảm thấy hoàn toàn không cần thiết. Mẹ không có làm gì cho chúng con, dựa vào gì mà yêu cầu chúng tôi phải trả tiền cho mẹ?”

Mẹ chồng nghe những lời tôi nói, khuôn mặt đột nhiên trở nên tái mét. Bà ấy nói một cách cay đắng: “Cô nghĩ cô là ai? Lấy chồng thì phải nghe theo nhà chồng, nếu không trả lại số tiền đó thì đừng mơ cuộc sống tốt đẹp sau này”.

Tôi không còn chịu đựng được nữa, đứng lên, nhìn bà ấy một cách lạnh lùng: “Mẹ, nếu mẹ vẫn cứ làm phiền như vậy, thì con sẽ không khoan nhượng. Con và chồng con là hai cá nhân độc lập, chúng con có quyền tự quyết định cuộc sống của mình.”

Mẹ chồng bị tôi đối đầu, im lặng không nói một lời, khuôn mặt bà ấy sắc lạnh hơn. Cuối cùng, bà ấy quay lưng đi vào phòng riêng, đóng mạnh cửa lại.

Từ đó, mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng trở nên căng thẳng hơn. Tôi biết, cuộc cãi vã này chưa kết thúc nhưng nó cũng đã giúp tôi nhìn thấy bản chất thực sự của mẹ chồng. Tôi cũng thấy quyết định nhờ mẹ ruột lên chăm sóc mình sau sinh là hoàn toàn đúng đắn.

Lỡ có b:ầu trước khi cưới, nhà trai chỉ mang lễ gồm 2 nai chuối với 1 hộp keo sang nhà dạm ngõ hỏi cưới. Mẹ anh nói thẳng vì tôi cố bẫy con trai bà nên mới phải cưới chứ nhà họ chẳng muốn con trai lấy vợ sớm. Tức khắc, bố tôi cầm chổi đuổi ngay rồi nói 1 câu khiến mẹ bạn trai tái mặt…

0

Nhà họ nghĩ rằng vì tôi có bầu trước nên muốn làm gì nhà tôi cũng phải nghe theo.

Mẹ tôi vừa đưa tôi đi khám thai, em bé được gần 4 tháng rồi, trộm vía phát triển rất tốt mà tôi cũng không nghén ngẩm gì. Từ lúc có bầu đến giờ tôi còn thấy mình khỏe mạnh hơn bình thường, ăn uống cũng thấy ngon miệng hơn nên công việc tôi vẫn làm được tốt, thậm chí còn đủ sức khỏe để nhận thêm việc sếp giao.

Tôi cũng dự định đi làm đến sát ngày sinh rồi mới nghỉ, nếu đủ sức khỏe thì đi làm đến lúc lên bàn đẻ luôn cũng được. Thật ra đi làm cũng là một cách giúp tinh thần thoải mái hơn. Kì lạ là bình thường người ta thấy đi làm áp lực đủ thứ, nhưng với một người phụ nữ đang mang thai thì lại cảm thấy nếu không có công việc dường như bản thân bị tách biệt với xã hội, như vậy còn căng thẳng hơn.

So với thời điểm mới phát hiện mình có em bé thì hiện tại tôi thấy bản thân đã rất ổn rồi, còn nhớ hồi mới thử thai lên 2 vạch tôi đã khóc đến mức bị xuất huyết mắt phải đi viện điều trị. Nếu bố mẹ không ở bên cạnh tôi vào thời điểm đó, tôi không biết mình sẽ còn nghĩ quẩn đến thế nào nữa.

À! Phải nhắc đến bà nội tôi chứ, người bà gần 80 tuổi của tôi đã giúp tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều để có thể vui vẻ, thoải mái tinh thần chờ đón con.

Nhà bạn trai mang 2 nải chuối đến hỏi cưới, bà nội tôi đủng đỉnh làm 1 việc khiến họ phải xấu hổ đi về- Ảnh 1.

 

Thời điểm đó, khi phát hiện mình có em bé, tôi đã nhắn cho bạn trai mình. Chúng tôi yêu nhau cũng hơn 3 năm, lúc ấy tôi không ngờ câu tôi nhận được từ người mà mình từng tin tưởng lại là câu nói như hất chậu nước lạnh vào mặt.

– Thôi chết rồi! Sao em lại bất cẩn thế? Mẹ anh mà biết thì chết, mẹ mắng anh chết!

Ngay từ giây phút ấy tôi đã phần nào hiểu rằng đây không phải người đàn ông mà mẹ con mình có thể dựa vào. Thế nhưng trong tình huống ấy, tôi chỉ có thể im lặng chứ chẳng làm gì khác.

Sau đó, anh ta đưa tôi về ra mắt bố mẹ mình. Ngày hôm đó bố anh ta còn không có mặt ở nhà, chỉ có mỗi bác gái ngồi ở đấy. Từ đầu đến cuối, tôi chào hỏi bác đều không nói năng gì hết. Tôi có cảm giác như mình là thứ tội đồ không thể tha thứ được. Rõ ràng việc có em bé là cả tôi và người yêu đều góp phần, thế nhưng tại sao tôi lại trở thành kẻ duy nhất mang tội?

Ngược lại, khi biết tôi có bầu, bố mẹ tôi không hề có phản ứng nào thái quá, chỉ hỏi tôi bên nhà trai có ý kiến gì không. Tôi cũng kể sơ qua sự việc thì bố cũng bảo để đợi bên nhà họ sang rồi tính tiếp, việc của tôi bây giờ là nghỉ ngơi để dưỡng thai.

Cái ngày mà nhà người yêu sang bàn chuyện cưới hỏi, cả nhà tôi bị ngỡ ngàng vì họ xách theo 2 nải chuối xanh đến. Vì buổi đó chỉ coi như là nói chuyện người lớn với nhau nên nói thật họ không mang gì theo cũng được nhưng xách theo 2 nải chuối thì thật sự là khó hiểu.

Bác gái vào nhà rồi mang cái ánh mắt dò xét y như lần trước gặp tôi để nhìn khắp nhà rồi đánh giá. Lúc ngồi vào nói chuyện, bà nội tôi còn không thèm ngồi vào, chỉ nằm trong phòng nghe radio.

– Tôi nói thật với anh chị, con dại cái mang, tôi không hề muốn để thằng con mình đi lấy vợ sớm thế đâu nhưng tại vì con gái anh chị chửa rồi nên thôi thì cũng đành. Cưới xin thì cứ đơn giản thôi, cũng chẳng báu bở gì chuyện rước trâu mà phải rước thêm cả nghé về, chắc anh chị cũng hiểu nhỉ.

Bố mẹ tôi nào có kịp phản ứng gì đâu, bà nội tôi đi từ trong ra với cái chổi quét nhà rồi ra ngay bàn uống nước quét lấy quét để. Quét xong bà đứng chống nạnh sang sảng nói từng câu.

– Chị có biết ngày xưa người ta cầm chổi ra quét nhà trước mặt khách nghĩa là sao không? Là chúng tôi đuổi khách đấy! Tôi nói cho nhà chị biết, cháu tôi không tự nhiên chửa được. Chúng tôi đang cho nhà chị cơ hội được nhận con nhận cháu, nếu cảm thấy không cần thì thôi mời chị xách 2 nải chuối nhà chị về. Tôi nuôi được chắt tôi, mà con tôi cũng nuôi được cháu nội nó. Mời nhà chị về luôn cho!

Bà nội đã ra mặt thì bố mẹ tôi cũng không lên tiếng nữa, bố không nói gì ra mở cổng đợi họ về.

Tối hôm đó, bà nội sang nói chuyện với tôi, bà bảo thái độ người ta đã coi thường mình như vậy rồi thì khó sống lắm. Nếu tôi vẫn chọn về nhà họ thì để bà và bố mẹ tính tiếp, bà tôn trọng quyết định của tôi.

Ngay từ giây phút ra mắt mẹ người yêu tôi đã phần nào đoán ra được việc này rồi nên tôi có sự lựa chọn riêng của bản thân. Đó là lý do vì sao mẹ tôi là người đưa tôi đi khám thai chứ không phải là bố đứa bé trong bụng.

7 giờ tối, tôi vừa kết thúc tan ca đang trên đường trở về nhà thì điện thoại đột nhiên reo lên. Tôi chẳng buồn nhấc máy, bởi tôi biết người gọi điện là mẹ chồng tôi, suốt từ 4 giờ chiều đến giờ bà ấy gọi điện liên tục không ngừng, mục đích là để giục tôi mau về sớm nấu cơm. Đến nơi, tôi thực sự ngỡ ngàng, bởi tôi vừa bước chân vào cửa nhà đã nghe tiếng mẹ chồng nói không dứt. Hóa ra cả nhà tôi đang phải ăn hoa quả để CHỐNG ĐÓI chứ nhất quyết không ai chịu nấu cơm, chờ tôi về phục vụ. Đã thế, tôi đơn giản nói 1 câu: “Con là con dâu của bố mẹ, chứ không phải là bảo mẫu miễn phí, hôm nay con mệt không nấu nướng gì hết”

0

7 giờ tối, tôi vừa kết thúc tan ca, đang trên đường trở về nhà thì điện thoại đột nhiên reo lên. Tôi chẳng buồn nhấc máy, bởi tôi biết người gọi điện là mẹ chồng tôi, suốt từ 4 giờ chiều đến giờ bà ấy gọi điện liên tục không ngừng, mục đích là để giục tôi mau về sớm nấu cơm mà thôi.

Thấy thái độ của mẹ chồng như vậy, tôi cạn lời không biết đáp sao, chẳng lẽ trước khi con trai nhà họ lấy vợ, cả nhà hít không khí để sống hay gì, ai cũng ở nhà nằm ườn rảnh rỗi, vẫn còn muốn tôi đi làm về lại tất bật hầu hạ cả gia đình nữa?

Tôi mặc kệ điện thoại, bắt xe buýt về nhà. Đến nơi, tôi thực sự ngỡ ngàng, bởi tôi vừa bước chân vào cửa nhà đã nghe tiếng mẹ chồng nói không dứt. Bà đang ngồi trên sô pha ăn quýt, bố chồng thì ngồi đọc báo, nhìn ai cũng có vẻ nhàn nhã lắm. Lúc thấy tôi đi vào, cả nhà đứng bật dậy.

Mẹ chồng nói: “Mẹ gọi cho con mười mấy cuộc điện thoại, sao con chẳng nghe cuộc nào thế? Bây giờ là 8 giờ tối rồi, cả nhà đói lắm rồi, chỉ biết ăn tạm mấy quả quýt thôi, còn con lại một mình ở ngoài thảnh thơi giờ mới thèm về?”.

Em dâu cũng bắt chước mẹ chồng đứng dậy nói: “Chị dâu ạ, em cũng chẳng muốn nói gì chị đâu, nhưng người ta toàn là 5 giờ tan ca, chị thì 8 giờ mới về nhà, chẳng lẽ chị nói dối là tăng ca, hay là đi tụ tập với bạn bè, ăn uống no say một bữa rồi?”.

Bố chồng không trách mắng tôi, cậu em chồng cũng chẳng nói gì nhiều, chỉ bảo tôi mau chóng xuống bếp rửa rau nấu cơm, cả nhà đói đến mức ngực dán vào lưng rồi, muộn thêm chút nữa là lăn ra ngất mất. Nghe cả nhà chồng nói vậy, tôi cực kì tức giận nói: “Chẳng lẽ trong nhà trừ con biết nấu cơm ra thì không có ai biết làm gì nữa à?”.

Cả nhà chồng ăn hoa quả chống đói để chờ con dâu về nấu cơm, ngày hôm sau liền bị thông gia dạy cho một bài học nhớ đời - Ảnh 1.

Em dâu nghe vậy thì máu nóng bốc lên: “Đồ ăn với rau cỏ mẹ mua hết rồi, rửa sạch sẽ rồi, chỉ đợi chị về nấu lên thôi. Mẹ gọi chị bao nhiêu cuộc điện thoại rồi mà không thèm nghe một cuộc nào, chị đây là đang nhất quyết để cả nhà chết đói, thể hiện địa vị gia đình của chị đúng không, để cả nhà bao nhiêu người phải chờ chị cho ăn cơm!”.

Cả nhà nghe em dâu nói vậy xong ai cũng ủng hộ, cứ như là tôi cố ý không nấu cơm cho họ ăn vậy. Chồng tôi đứng cạnh cũng vội vàng xuống bếp vo gạo, còn giục tôi mau mau xuống bếp xào thức ăn.

Tôi quay lại nhìn kĩ một lượt tất cả mọi người trong nhà, ai cũng có chân có tay, sức khoẻ vô cùng tốt, rõ ràng có thể tự mình nấu nướng, thế nhưng cứ nhất quyết chờ tôi tan làm về hầu hạ cả nhà mới chịu. Nhìn thái độ của họ như vậy tôi càng bực mình, dựa vào đâu mà tôi thì cực khổ đi làm, về đến nhà lại còn phải phục vụ bao nhiêu người như thế? Thế là tôi quyết định không đáp ứng yêu cầu của họ như trước nữa, tôi không xuống bếp nấu cơm mà rút điện thoại ra, mở ứng dụng giao đồ ăn, đặt mấy món trên đó. Đặt món xong, tôi lặng lẽ ngồi xuống ghế nghịch điện thoại, xem video giải trí.

Tôi chẳng buồn quan tâm đến ai, cứ ngồi đó lướt điện thoại chờ nhân viên giao đồ ăn đến, rồi cùng con ngồi xuống bàn ăn. Mẹ chồng thấy vậy lại lên cơn tức giận: “Có thực phẩm mà cô còn gọi đồ ăn ngoài làm gì? Cô có biết đồ ăn ngoài đắt thế nào không?”.

Tôi chẳng buồn to tiếng mà chỉ nhẫn nại đáp: “Con là con dâu của bố mẹ, chứ không phải là bảo mẫu miễn phí, hôm nay con mệt, con gọi đồ ăn ngoài một bữa cũng đâu có sao”.

Nói thêm một chuyện, chồng tôi ban đầu chỉ đón bố mẹ chồng đến nhà chúng tôi để tiện chăm sóc, ai ngờ ông bà lại đón cả nhà em chồng đến ở cùng mà chẳng buồn hỏi ý kiến tôi. Lý do rất đơn giản, ông bà muốn cháu nội có môi trường học tập tốt hơn, muốn được ở gần con út. Bây giờ, cả bố mẹ chồng, cả hai vợ chồng cậu út đều ở nhà, thế nhưng chẳng có ai chịu xuống bếp nấu cơm, ai cũng nằm chờ tôi đi làm về nai lưng ra hầu hạ, cứ như há miệng chờ sung vậy.

Tranh cãi về việc con dâu hất bay mâm cơm vì mẹ chồng nhắc rửa bát - 2

Đồ ăn tôi đặt được giao đến, tôi ngồi ăn cùng với bọn trẻ con, tôi chỉ mua vừa đủ 3 người ăn. Nhà chồng đói đến mức không chịu được, chỉ biết quay ra nhìn chồng tôi, chồng tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành gọi thêm đồ ăn ngoài về. Bố mẹ chồng vừa ăn vừa nói mát mẻ, chê đứa con dâu này chẳng hiểu chuyện gì cả, bắt bố mẹ già ăn đồ ăn ngoài, chẳng hiếu thảo gì hết. Tôi mặc kệ không thèm tranh cãi, dắt con về phòng đi ngủ.

Sáng ngày hôm sau, bố mẹ tôi đến nhà chơi. Ông bà hỏi sao vợ chồng chú út lại ở đây ăn bám vợ chồng anh trai? Bố tôi còn hỏi lớn chúng tôi rước ông bà thông gia đến báo hiếu, giờ còn phải báo hiếu cả em chồng nữa à? Cả nhà chồng nghe thế thì xấu hổ cúi mặt.

Mẹ tôi liền cười nói có nhà đầu phố đang cho thuê, hỏi vợ chồng chú út có thuê không thì bà dắt tới đó xem. Sau đó mẹ tôi nhanh gọn giục em chồng tôi đi xem nhà, rồi làm hợp đồng. Ngày hôm sau đã ép được hai vợ chồng họ chuyển ra ngoài ở. Tôi cũng tạm yên lòng, giờ chỉ còn phải lo cho bố mẹ chồng thôi.

Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi. S:o với người cha của tôi, ông ấy t:ầ:m th::ường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến. Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi của tôi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 đối với một nửa kia chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi. Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…Nhưng rồi một hôm ….

0

Ông bố dượng 50 tuổi và câu chuyện thấm thía về hai chữ “người nhà”.

Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi. So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến.

Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi của tôi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 đối với một nửa kia chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi. Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối. Bởi ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, ông chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.

Thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng, mẹ đã có thiện cảm với ông ấy bởi tài nghệ nấu nướng của ông.

Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: “Bà Lý này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!”. Tấm lòng chân thành của ông khiến mẹ tôi không nỡ từ chối, bà đã ở lại. Ông không để bà động tay đến, thoáng chốc đã làm một bát canh với bốn loại rau, đặc biệt là món bí ngô nấu thịt, mẹ tôi đã ăn ngon đến không nỡ đặt đũa xuống.

Trước khi đi, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Sau này nếu như muốn ăn nữa, thì hãy đến đây. Nhà tôi tuy không khá giả lắm, nhưng chiêu đãi món bí ngô thì không tốn công phí sức chút nào”.

Về sau, mẹ tôi lần lượt gặp thêm vài người lão niên khác nữa, tuy điều kiện của mọi người mẹ gặp đều tốt hơn ông ấy, nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn chọn ông. Lí do thật ra cũng được xem là ích kỷ, bà ấy đã phục vụ và chăm sóc ba tôi hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần được người ta chăm sóc lại.

Sau 50 tuổi, đàn ông còn "quan tâm" đến 4 điều này chứng tỏ có thể

Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…

Người ngoài hay người nhà?

Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, thêm tôi nữa, còn có gia đình ba người của con trai ông cùng dùng một bữa cơm với nhau.

Tôi đặc biệt sắp xếp bữa cơm này trong một khách sạn năm sao sang trọng, bên ngoài thì là bày tỏ sự tôn trọng đối với ông, thật ra là thông qua đó tôi thể hiện đẳng cấp của mình.

Khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi: “Từ nay chúng ta đã là người nhà với nhau rồi, là hai bố con đấy! Sau này nếu con muốn mời bố ăn cơm thì chỉ việc đi đến những quán ăn bên đường là được rồi, ở đó bố sẽ ăn được thoải mái hơn, lòng không bị đau và cũng không thấy tiếc tiền”.

Chính tình cảm chân thành của ông đã làm tổn thương cái tâm hư vinh giả dối của tôi, khiến tôi cảm thấy đấu trí với một người thật thà, giống như một người lớn lấy kẹo để dụ dỗ một đứa con nít vậy, thật là vô sỉ chẳng còn gì để nói nữa.

Ông ấy đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt, bà ấy mỗi lần gặp tôi đều bảo cần phải giảm cân, đó là một giọng điệu hạnh phúc. Ông ấy nấu ăn thật sự rất ngon. Một lần nọ, khi cùng ăn cơm với mọi người, tôi không nhịn được nói với vợ rằng: “Lần sau khi chú Đường làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút”.

Tôi thấy sắc mặt của vợ vốn không hề có phần muốn học, trái lại còn có mấy phần tức giận.
Ông vội vàng đứng ra giải vây, ông nói: “Một đời này của bố đều không làm được gì tốt cả, chỉ có chút tài nghệ làm được mấy món ăn, các con đều là những người làm chuyện đại sự, tuyệt đối đừng có học theo ta, nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây, đến bất cứ lúc nào cũng được. Nấu ăn, sợ nhất là món ăn mình làm ra không có người ăn”.

Hôm chúng tôi ra về, ông ấy đã gói rất nhiều đồ do chính tay ông làm bảo chúng tôi mang về, vừa cầm lấy tay tôi vừa nói: “Đừng có khen cơm bố nấu ngon nữa, nói thật lòng, hễ có người nói đến ưu điểm này thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn những phương diện khác thì lại không làm được trò trống gì cả, đây đâu thể nói là ưu điểm được”.

Trên đường về nhà, tôi đã kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói: “Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta, trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi còn làm một hoàng thái hậu”.

Tôi vừa lái xe, vừa dùng mắt liếc nhìn vợ, cảm nhận sự khinh thường của vợ đối với ông ấy, trong lòng lại không biện giải gì cho ông. Rốt cuộc, ông trước sau vẫn là một người ngoài mà.

Xấu hổ

Hôm tôi dọn sang nhà mới, ông ấy và mẹ đã đến nung đáy nồi (một tập tục khi dọn nhà) cho chúng tôi. Ông đã làm theo tập tục một cách cẩn thận, kỹ càng, đâu vào đấy. Nhưng, đến lúc ăn cơm, ông lại không xuất hiện trên ghế dành cho bề trên, tìm khắp nơi đều không thấy ông ấy, gọi điện thoại cho ông, cũng ở trong tình trạng khóa máy.

Dường như đã tính toán kỹ thời gian, khi khách khứa đi hết cả, ông đã quay trở lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa bừa bộn đó, đem những đồ ăn còn thừa lại đựng trong hộp cơm mà ông đã chuẩn bị sẵn, để mang về nhà ăn.

Mẹ không mong ông làm như vậy, cảm thấy tủi thân cho ông, ông nhỏ tiếng nói thầm với bà rằng: “Buổi tối anh sẽ nấu cơm mới cho em, những cái này anh sẽ tự ăn hết”.

Mẹ nói: “Làm gì mà ngày nào cũng phải ăn cơm thừa rau thừa như vậy chứ? Anh có biết rằng em thấy anh làm như vậy, trong lòng rất khó chịu hay không?”.

Ông ấy an ủi mẹ tôi rằng: “Em tuyệt đối đừng thấy khó chịu, để anh nhìn thấy lãng phí như vậy, trong lòng anh mới không dễ chịu. Tiền của Thụ Tán (tên của tôi) đều rất vất vả mà đánh đổi lấy, chúng ta không giúp con nó được gì cả, vậy thì hãy gắng sức tiết kiệm thay cho nó”.

Lời của ông khiến mẹ tôi day dứt, sau đó bà ấy quyết định nói với tôi. Nghe mẹ nói thay cho ông ấy trong điện thoại, cảm giác trong lòng tôi lúc ấy rất phức tạp, đồng thời cũng cảm thấy rất xấu hổ. Dần dần, thiện cảm đối với ông ấy mỗi lúc một nhiều hơn.

Ông ấy âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi: thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà, khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi.

Chỉ là không ngờ có một ngày, ông cũng ngã bệnh, hơn nữa bệnh còn rất nghiêm trọng. Trên đường ông ấy đưa con của tôi đến nhà trẻ thì đột nhiên ngã xuống – bệnh tai biến mạch máu não, bán thân bất toại mà nằm trên giường.

Tôi và con trai của ông ấy, ban đầu đều rất tích cực đối với việc trị liệu của ông, chúng tôi mong ông mau chóng khỏe lại, vẫn có thể chịu mệt nhọc vất vả mà phục vụ cho chúng tôi giống như trước đây.

Nhưng mà, ông đã không bao giờ đứng dậy được nữa. Trước đây ông lúc nào cũng mỉm cười, không ngờ giờ đây đã biến thành yếu ớt như vậy, lúc nào cũng chảy nước mắt.

Mẹ chăm sóc cho ông, ông khóc; chúng tôi đẩy xe lăn dẫn ông đi chơi vùng ngoại ô, ông khóc; nhiều lần nằm viện, nhìn thấy tiền tiêu đi như nước; ông khóc.

Một ngày, ông đã dùng con dao cạo râu ra sức cắt cổ tay của mình. Cấp cứu trong suốt 5 giờ đồng hồ, ông mới từ cõi chết trở về, rất mệt mỏi, cũng rất tuyệt vọng.

Điều thật sự không ngờ rằng, người đầu tiên bỏ ông ấy đi lại chính là con trai của ông. Con trai của ông rất ít khi đến thăm ông, sau này còn không ló mặt đến một lần. Mỗi lần gọi điện thoại, anh ta đều nói rằng mình đang đi công tác, trở về sẽ ghé thăm ông.

Điều khiến tôi không ngờ hơn nữa, mẹ tôi vào lúc này cũng đề xuất với tôi rằng bà muốn chia tay với ông. Hai người vốn dĩ chưa đăng ký, chỉ là chuyện vỗ mạnh một cái mỗi người mỗi ngả.

Mẹ nói với tôi rằng: “Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể mang một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được”. Đây chính là hiện thực tàn nhẫn.

Tôi không muốn để mẹ tôi làm người ác, thế là tôi đành phải nhẫn tâm đóng vai kẻ ác, quyết định tự mình đến nói ra chuyện chia tay này.

Tôi nói với ông, vẫn đang nằm trên giường bệnh rằng: “Chú Đường, mẹ con bệnh rồi”. Nước mắt của ông lại tuôn trào ra như mưa. Tôi gắng sức nói tiếp những lời tàn nhẫn: “Chú biết đấy, mẹ con cũng đã có tuổi rồi. Những ngày này, bà ấy đối với chú như thế nào, chú cũng đã thấy rồi”.

Chú tiếp tục chảy nước mắt gật đầu. Tôi lại nói tiếp: “Chú Đường, chúng con còn phải đi làm, mẹ con sức khỏe lại không tốt. Chú xem như vậy có được không, sau khi xuất viện, chú hãy về nhà của chú, con sẽ thuê một bảo mẫu cho chú. Đương nhiên, tiền sẽ do con trả, con cũng sẽ thường xuyên đến thăm chú”.

Khi nói đến đây, chú không khóc nữa. Chú gật đầu liên hồi, nói một cách cảm kích: “Nếu được như vậy thì tốt quá, nếu được như vậy thật đúng là tốt quá. Không cần mời bảo mẫu, thật sự không cần…”.

Tôi bước ra khuôn viên của bệnh viện mà chảy nước mắt, không rõ đó là cảm giác nhẹ nhõm sau khi được giải thoát, hay là trong lòng có nỗi day dứt không nói thành lời.

Tôi thuê một bảo mẫu cho ông ấy, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi đến nhà ông ấy, thuê công nhân tu sửa lại nhà của ông một chút, tôi đã cố gắng trọn nhân trọn nghĩa. Không phải vì ông, chỉ vì an ủi nỗi bất an trong lòng. Cái ngày ông ấy xuất viện trở về nhà, tôi không đến đón, mà bảo tài xế trong đơn vị đến đón ông.

Tài xế sau khi trở về đã nói với tôi rằng: “Chú Đường nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy”.

Những lời này, đã an ủi tôi ít nhiều, khiến tôi nhẹ nhõm phần nào, nhưng loại an ủi này vốn không duy trì được bao lâu.

Ngày xuân lạnh buốt

Ngày Tết không có ông ấy ở nhà, chúng tôi cảm thấy có chút buồn tẻ, không còn một người bằng lòng vùi đầu vào trong nhà bếp, làm đủ các loại món ăn cho chúng tôi.

Chúng tôi ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lại không cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của ngày Tết nữa. Con trai trên đường về nhà nói: “Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm”.

Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng nói nữa, nhưng con lại càng dữ dội hơn: “Tại sao mọi người không để ông nội về nhà đón Tết, mọi người thật đúng là xấu xa mà!”.

Vợ tôi tức giận giáng cho con trai một cái bạt tai thật mạnh. Nhưng cái bạt tai đó như là đang đánh vào mặt tôi vậy, khắp mặt sưng lên đau đớn. Một câu nói của con trai, khiến cho điều chúng tôi tự thấy an ủi đều đã sụp đổ tan tành.

Tôi nhìn qua kính chiếu hậu, nhìn thấy đôi mắt của mẹ cũng đang đỏ hoe. Đó là ngày 30 Tết buồn biết mấy. Tôi thấy rất nhớ năm ngoái, năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, được xây dựng trong sự lặng lẽ của một người.

Không biết giờ này, chú Đường đang đón tết với ai? Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng? Liệu có vì sự vô tâm của chúng tôi mà cảm thấy tủi thân?

Về nhà

Sau khi tiếng trống đầu xuân vang lên, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Đường. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng thì nở nụ cười, nhưng mắt lại đẫm lệ.

Đi vào ngôi nhà lạnh lẽo của ông, nước mắt của tôi cũng không thể ngăn lại. Tôi cầm điện thoại lên gọi cho con trai của ông ấy, sau khi mắng chửi cho anh ta một trận, bắt đầu gói sủi cảo cho ông.

Bảo mẫu đã về nhà đón Tết, trên đầu giường đã chuẩn bị sẵn điểm tâm đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15, trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ.

Những chiếc sủi cảo nóng hổi cuối cùng đã giúp nhà ông ấy có được một chút không khí ấm cúng của ngày Tết. Chúng tôi cứ ăn một miếng sủi cảo, nước mắt lại rơi lã chã.

Buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một, tôi lảo đảo rời khỏi căn nhà của ông, tôi uống rượu. Tôi đậu xe ngay dưới lầu của nhà ông ấy, một mình đi trên con đường lạnh tanh, trong lòng đầy thê lương.

Điện thoại reo lên, là vợ gọi đến: “Anh ở đâu vậy hả?”.

Tôi phát hỏa: “Tôi đang ở trong nhà của một ông lão cô độc, nghe rõ chưa hả? Chúng ta là loại người gì vậy hả? Khi ông ấy có thể đi lại được, chúng ta lợi dụng người ta; bây giờ ông không cử động được nữa, chúng ta lại gửi trả về. Lương tâm chúng ta phải chăng đã bị chó tha mất rồi, vậy mà còn đòi học theo người ta nói nhân nghĩa đạo đức, tôi khinh!”.

Ở trên đường cái, tôi mắng chửi bản thân mình thật tệ hại, mắng đủ rồi, mắng mệt rồi, tôi không chút do dự mà chạy trở lại, cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra bên ngoài. Ông giãy giụa, hỏi tôi: “Con làm vậy là sao?”.

Tôi lấy giọng điệu chắc nịch mà nói với ông rằng: “Về nhà”.

Ông nội mà, chính là để chúng ta yêu thương

Ông ấy đã trở về. Người cảm thấy vui nhất là con trai tôi. Nó vừa ôm vừa hôn ông, luôn miệng đòi ăn món cá chép, đòi ăn món bánh quai chèo, muốn làm thẻ siêu nhân.

Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi: “Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?”.

Tôi không còn nổi nóng nữa, ôn hòa nhã nhặn nói với cô ấy: “Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta, không nên lấy đó làm cái cớ để chúng ta bỏ rơi ông ấy.

Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em yêu anh, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà, bởi trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi”.

Cùng một lời này, khi nói với mẹ, bà nước mắt như mưa, nắm chặt lấy tay tôi nói rằng: “Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy”.

Tôi nói: “Mẹ, mẹ yên tâm đi. Nói hơi khó nghe một chút, cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời, với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy nào là chuyện khó gì? Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?”.

Một lúc sau, con trai tôi đi vào xin tôi: “Bố ơi, đừng có gửi ông nội về nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!”.

Tôi ôm con trai vào lòng, trống ngực đập thình thịch, thật may là vẫn chưa quá muộn, còn may chưa để lại một ấn tượng bất hiếu trong lòng của con.

“Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!”. Tôi mở miệng nói đùa với con trai, để củng cố niềm tin vững chắc cho nó…

Đọc xong, bạn có lĩnh ngộ được đạo lý giản dị trong đó hay không?

Thật ra cha mẹ vốn đòi hỏi không nhiều, chỉ là một lời chào hỏi: “Cha, mẹ hôm nay có khỏe không?”, chỉ cần mua một ít thức ăn khuya, nấu một bữa tối đơn giản, trước khi ngủ đắp chăn cho họ, trời lạnh thêm áo ấm, đeo găng tay giúp họ, chỉ những cử chỉ rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến họ thấy ấm áp vui vẻ rất lâu.

Có những lúc, tôi thường hay nghĩ: “Tôi mong con cái của tôi sau này sẽ đối xử với tôi thế nào đây?”. Tôi tin rằng, đời người là một vòng tuần hoàn; bây giờ bạn đối đãi với cha mẹ như thế nào, sau này con cái của bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy.

Bạn thân mến, trên đời này ân tình khó trả nhất chính là ân tình của cha mẹ, mong chúng ta đều có thể lấy tâm hiếu thuận mà chăm sóc cho cha mẹ, lấy tâm cảm ân mà hiếu thuận với cha mẹ!

Sinh mệnh không đòi hỏi chúng ta phải trở thành người tốt nhất, mà chỉ đòi hỏi chúng ta cố gắng hết sức mà thôi!

Cây muôn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn tận hiếu nhưng song thân không còn nữa. Chuyện khó chờ đợi nhất trên đời này, chính là hiếu kính cha mẹ, đừng đợi đến khi mất đi rồi mới hối tiếc rằng bản thân ngày trước không biết trân quý.

Giá vàng hôm nay, 15-11: Giảm sâu rồi bật tăng

0

Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi Mỹ thông báo không cần vội vàng giảm lãi suất, USD tăng giá lên mức cao nhất trong 1 năm qua

Đêm qua, gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực Dallas-Fort Worth để trao đổi về chính sách tiền tệ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – ông Jerome Powell – thông báo FED không cần vội vàng giảm lãi suất.

Đêm qua, giá vàng thế giới có lúc giảm hàng chục USD/ounce nhưng sau đó bật tăng trở lại

Lập tức, thị trường tiền tệ có phản ứng. Chỉ số USD Index lên tới 106,87 điểm, đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong 1 năm qua.

Thế nên, vàng trở nên đắt đỏ đối với những người sử dụng các loại tiền tệ khác, khiến giới đầu cơ lo ngại giá vàng bị “chê”. Từ đó, nhiều người đã bán ra. Giá vàng thế giới có lúc giảm hàng chục USD/ounce.

Tuy nhiên, thị trường vẫn tin rằng sau khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump sẽ áp thuế quan mức cao, làm cho lạm phát tại Mỹ nóng lên. Theo đó, nhiều người muốn nắm giữ vàng để phòng ngừa những rủi ro có thể đến từ lạm phát.

Thế nên, trong phiên giao dịch đêm qua, khi giá vàng giảm sâu còn 2.540 USD/oune, không ít nhà đầu tư nhanh tay mua vào. Giá vàng hôm nay bật tăng 25 USD để cán mức 2.565 USD/ounc lúc 6 giờ ngày 15-11.

Trước đó, tại Việt Nam, giá vàng SJC trong ngày 14-11 xuống còn 83,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn xuống còn 81,7 đồng/lượng.

Nguồn : https://nld.com.vn/gia-vang-hom-nay-15-11-giam-sau-roi-bat-tang-196241115063742959.htm

Vàng nhẫn ngày rằm: Xin chia buồn các nhà đầu tư, l::ỗ không thể g::ồng

0

Giá vàng nhẫn giảm mạnh khiến người mua chỉ sau 2 tuần đã bị lỗ nặng.

Sáng 15.11, giá vàng thế giới tiếp tục đà giảm, xuống 2.567 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 7 USD. Thậm chí trong phiên giao dịch trên thị trường Mỹ, vàng thế giới có lúc rớt xuống mức 2.564 USD/ounce.

Trong nước, vàng miếng SJC đầu ngày được giữ nguyên giá mua vào 80 triệu đồng/lượng, bán ra 83,5 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn 999 tại cửa hàng Mi Hồng (TP.HCM) được mua vào mua vào 79,5 triệu đồng/lượng và bán ra 82 triệu đồng, tăng 300.000 đồng so với sáng hôm qua.

Giá vàng hôm nay 15.11.2024: Người mua vàng nhẫn sau 2 tuần lỗ 10,5 triệu đồng- Ảnh 1.

Dù vậy, vàng nhẫn 4 số 9 ở nhiều cửa hàng vào cuối ngày 14.11 đã giảm mạnh. Chẳng hạn, SJC mua vào 79 triệu đồng/lượng, bán ra 81,7 triệu đồng, giảm 500.000 đồng so với đầu ngày; Doji mua vàng nhẫn với giá 79,8 triệu đồng, bán ra 82,1 triệu đồng, giảm 300.000 đồng ở chiều mua nhưng giảm 900.000 đồng ở chiều bán… So với mức kỷ lục 89,6 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 10 vừa qua thì chỉ sau 2 tuần, vàng nhẫn đã bốc hơi gần 8 triệu đồng. Cộng thêm chênh lệch giá mua và bán vẫn duy trì ở mức 2,7 triệu đồng thì người mua vàng nhẫn 4 số 9 sau 2 tuần đã bị lỗ khoảng 10,5 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới tiếp tục đi xuống do giá USD tăng không ngừng. Chỉ số USD-Index tiếp tục đi lên mức cao nhất một năm khi đạt 106,79 điểm. Theo CNBC, tại một sự kiện ở Dallas trong ngày 14.11, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) – Jerome Powell – đã gửi đi thông điệp rõ ràng về việc không vội vã hạ lãi suất. Theo ông, việc nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt sẽ cho Fed thêm thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về quy mô và tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này khiến các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed tiếp tục giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 12 tới…

Chuyên gia khuyên nên mua hay bán vàng lúc này

Trao đổi với Dân Việt, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định giá vàng trong nước đang theo chiều hướng giảm sâu theo giá vàng thế giới.

Khi được hỏi người dân nên mua vàng hay bán vàng ở thời điểm này, khi giá vàng trong nước đã giảm mạnh và rời mốc đỉnh 90 triệu đồng lập được cách đây ít tháng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng giá vàng giảm mạnh người dân có thể đầu tư vào vàng, tuy nhiên, nên thận trọng.

“Giá vàng giảm có thể đầu tư vào nhưng tại thời điểm này, người dân nên hết sức cẩn thận bởi giá vàng sẽ tăng giảm liên tục. Ngoài ra, người dân nên phân bổ tiền đầu tư của mình vào những cái kênh đầu tư khác chứ không nên đổ tất cả trứng vào cùng một giỏ”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Giá vàng lại giảm tiếp, chuyên gia khuyên nên mua hay bán vàng lúc này? - Ảnh 2.

Khách giao dịch mua vàng nhẫn tại tiệm vàng Mi Hồng, quận Bình Thanh, TP.HCM. Ảnh: Hồng Phúc

Chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không nên mua đi bán lại khi thấy giá vàng giảm mạnh hiện nay, bởi khi nhiều khả năng “ôm” lỗ khi giá vàng tăng trở lại.

“Vấn đề là có mua có được vàng lúc này hay không. Nếu mua được thì cũng nên phân bổ tiền đầu tư của mình ra và không nên bỏ tất cả quả trứng vào một rổ, đặc biệt thường xuyên theo dõi thị trường”, TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.

Chuyên gia vàng Trần Duy Phương nhận định giá vàng trong nước đang giảm khá mạnh, giá quy đổi giá vàng trong nước và thế giới đang ngang bằng nhau. Đây cũng là cơ hội tốt khá tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư.

“Chúng ta cũng nên chia tiền và mua dần chứ không nên đổ xô mua hết một lần”, ông Phương nói thêm.

Cũng theo chuyên gia vàng này, những người muốn bán vàng ở thời điểm này nên cân nhắc. Nếu chúng ta cần tiền và trước đây mua được ở giá khoảng 60 – 70 triệu đồng/lượng thì có thể bán chốt lời, trường hợp chưa cần thiết lắm thì nên chờ thời điểm thích hợp khi giá vàng hồi phục trở lại.

Khi viết những dòng này tâm sự với các chị em thì tôi đã được bố mẹ đẻ đón về, mới sinh xong được 1 ngày mà tôi không thể nghỉ ngơi, trong đầu chỉ có một quyết tâm duy nhất là phải bỏ chồng bằng được. Tất cả vì 1 câu nói của gh::ê người của mẹ chồng bên ngoài phòng sinh

0

Nhìn ᵭứa con ᵭỏ hỏn mới chào ᵭời, tȏi ᵭau ᵭḗn mức khȏng thể khóc nổi. Đúng là khác máu tanh lòng…

Khi viết những dòng này tâm sự với các chị em thì tôi đã được bố mẹ đẻ đón về, mới sinh xong được 1 ngày mà tôi không thể nghỉ ngơi, trong đầu chỉ có một quyết tâm duy nhất là phải bỏ chồng bằng được. Đúng là cá không ăn muối cá ươn, gia đình từng can ngăn tôi lấy Kiên nhưng vì yêu đương mù quáng nên tôi nằng nặc đòi cưới. Bây giờ thì tôi đã nhận ra bộ mặt thật của cả nhà chồng, cay đắng nhất là câu nói mà mẹ Kiên buông ra ngoài cửa phòng sinh khiến tôi suýt chết.

Tôi mang bầu bé Bột rất vất vả, cưới chồng 2 năm cố mãi mới có con, chịu đủ lời xì xào mỉa mai từ hàng xóm lẫn người thân trong nhà. Sức khỏe tôi yếu nên mấy lần bị dọa sảy, tới tháng thứ 6 thì tôi buộc phải nghỉ làm, nằm nhà suốt mấy tháng cuối để giữ con trong bụng an toàn. Chồng tôi rất nhu nhược, thương vợ nhưng không biết quan tâm chăm sóc, cái gì cũng nghe theo lời mẹ bảo, có lần bắt tôi ăn canh rau ngót mà không biết thứ đó sẽ gây sảy thai.

Cố gắng mãi đến tuần 37 thì vỡ ối, may là tôi nhập viện lúc sáng sớm nên cả nhà có mặt đông đủ. Chồng tôi xin nghỉ phép luôn, ở cạnh an ủi vợ cố gắng vượt qua cơn đau. Đúng là không gì đáng sợ bằng đau đẻ, tôi khóc la muốn ngất đi khiến bố mẹ 2 bên sợ toát mồ hôi.

Vào phòng sinh, tôi cố làm theo lời bác sĩ để sinh thường nhưng cuối cùng con gái bướng bỉnh của tôi lại quay ngược đầu không thể chui ra được! Thấy tôi quá yếu không thể rặn thêm hơi nào nữa, các bác sĩ quyết định phải chuyển sang đẻ mổ ngay. Tôi mê man chẳng nhớ gì mấy, không biết thời gian trôi qua bao lâu, chỉ tỉnh dậy khi nghe tiếng con khóc oe oe ngay cạnh.

Vừa ly hôn vợ cũ đã sinh con, tôi tìm đến nhận thì biết được bí mật động  trời - 2sao

(Ảnh minh họa)

Mở mắt ra thì thấy chồng đang đứng giữa can ngăn mẹ ruột với mẹ chồng tôi cãi nhau, tôi mệt quá chẳng nói được gì nhưng loáng thoáng nghe được câu chuyện thật kinh khủng. Trong lúc tôi nguy kịch ở phòng sinh, bác sĩ chạy ra thông báo với người nhà là phải chuyển sang đẻ mổ gấp, mẹ chồng tôi đã cố tình ngăn lại và nói một câu khiến ai nấy sững sờ. Nguyên văn lời bà nói được chính miệng bà thuật lại khi cãi nhau, từng lời từng chữ như cứa vào tim gan tôi đau muốn nghẹn thở.

⁃ Nghe nói sinh thường thì con mới thông minh nên tôi mới không muốn cho con Hạnh đẻ mổ, ngày xưa tôi đau đẻ mất 2-3 ngày ở trạm xá, rặn mãi thằng Kiên mới chịu ra có sao đâu.

Đã thế bà còn bồi thêm câu “Rặn đẻ cũng không nên hồn” khiến tôi càng sốc, thất vọng và ấm ức ghê gớm. Không hiểu bà học đâu ra cái quan niệm cổ hủ sinh thường thì con mới thông minh? Bất chấp tình cảnh lúc đó cả con dâu lẫn cháu nội đều gặp nguy hiểm, bà đưa ra lý do ngăn cản khiến bác sĩ cũng tức giận.

Nhưng quan trọng hơn cả, tôi cứ tưởng chồng mình sẽ hiểu chuyện và bảo vệ vợ con. Ấy thế mà anh lại bỏ mặc tôi đau đớn trên giường bệnh, nước mắt ướt nhẹp cả gối khi nghe anh và mẹ đứng gân cổ lên cãi lại mẹ ruột tôi ngoài hành lang bệnh viện. Bà ngoại Bột xót con xót cháu, tuyên bố sẽ đón tôi về nhà ngay lập tức, không muốn đôi co với người không hiểu lý lẽ như bà thông gia. Bố tôi cũng chuẩn bị sẵn xe cộ đồ đạc, bác sĩ cho ra viện là ông gọi thêm mấy anh chị họ đến để bảo vệ mẹ con tôi.

Thất vọng tràn trề, tôi chẳng thèm nói lời nào với chồng, chỉ âm thầm nhắn tin báo sẽ làm thủ tục ly hôn. Kiên nhảy dựng lên không đồng ý, càng nghĩ đến lời của mẹ chồng tôi càng tức nên cũng tuyên bố luôn sẽ để con gái mang họ của mình. Biết ngay là bên nhà chồng ầm ĩ lên phản đối, nhưng họ vốn dĩ không quan tâm đến sống chết của mẹ con tôi, chỉ tin vào cái điều nhảm nhí vớ vẩn để cháu thông minh nọ kia thì tôi cần gì quan tâm đến họ nữa phải không các mẹ?

Nhìn đứa con đỏ hỏn mới chào đời, tôi đau đến mức không thể khóc nổi. Đúng là khác máu tanh lòng…

Thương đứa trẻ đ::ỏ h::ỏ:n bị bỏ rơi giữa đường lúc trời mưa xối xả nên tôi đưa về nhận nuôi mà chẳng toan tính 1 đồng nào. 24 năm sau, ngày cháu mới về nhà chồng, tôi lên dọn dẹp phòng thì rùng mình khi thấy bức thư rơi ra từ tủ quần áo

0

Nhặt được đứa trẻ bị bỏ rơi, ông lão thương xót nhận nuôi. Nhưng ông đâu ngờ rằng, 24 năm sau mình lại nhận lấy một cái kết đau lòng.

Nguyễn Văn Tài sinh năm 1962, sống trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Quảng An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bố mất sớm, một mình mẹ ông Tài phải gánh vác nuôi hai người con. May mắn thay, ông Tài và anh trai đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và luôn cố gắng đỡ đần công việc giúp mẹ.

Đặc biệt, ông Tài là người thông minh, lanh lợi và biết nghe lời, là niềm an ủi lớn nhất của gia đình. Nhưng tai nạn xảy ra vào năm ông Tài 18 tuổi đã khiến gia đình thêm một lần nữa rơi vào cảnh bất hạnh.

Bé gái 2 tháng tuổi bị bỏ rơi ven đường lúc trời tối kèm lời nhắn

Sau một trận sốt cao, ông Tài rơi vào trạng thái hôn mê. Vì nhà quá nghèo, không có tiền chữa trị, mẹ ông chỉ có thể tự tìm các bài thuốc dân gian để hạ sốt. Sau khi uống thuốc, cơn sốt của ông Tài đã hạ nhưng khi tỉnh lại, ông trở thành một người gần như mất trí, khả năng giao tiếp trở nên hạn chế.

Mẹ ông Tài sợ hãi, bán tất cả tài sản trong nhà để đưa con đi khám. Nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ nói đã quá muộn vì ông Tài bị viêm não, trí tuệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, ông sống như một người khờ khạo.

Dù đau đớn nhưng mẹ ông Tài không còn cách nào khác ngoài chấp nhận sự thật, bà cố gắng làm việc ngày đêm để chăm sóc cho con trai.

Sau khi anh trai kết hôn, trong nhà chỉ còn lại hai mẹ con. Ông Tài vẫn thường giúp mẹ làm việc nhà, nhưng sức khỏe của mẹ ngày càng yếu. Bà lo lắng rằng, sau khi bà mất, ai sẽ chăm lo cho con trai.

Mùa đông năm 1993, khi dân làng đang làm việc ngoài đồng thì xuất hiện một cặp vợ chồng lạ mặt, trên tay họ bế theo một đứa trẻ sơ sinh. Họ nói rằng nhà có bốn người con, không thể nuôi nổi nên muốn nhờ ai đó nhận nuôi đứa bé gái này.

Mọi người trong làng đều ngó lơ, chỉ riêng ông Nguyễn Văn Tài đứng ra xin nhận nuôi đứa trẻ. Mọi người phản đối vì ông Tài bị tật nguyền, mẹ ông thì già yếu, kinh tế lại không có, làm sao mà nuôi nổi đứa bé? Thế nhưng, ông Tài vẫn kiên quyết nhận nuôi. Cặp vợ chồng kia sau khi trao con lại vội vã bỏ đi.

Mẹ và anh trai ông Tài cũng kịch liệt phản đối, nhưng không còn cách nào khác khi đứa trẻ đã ở lại. Trưởng thôn cũng khuyên nhủ rằng, nếu nuôi đứa bé, sau này có thể nó sẽ chăm sóc ông Tài khi về già. Vậy là, ở tuổi ngoài 30, ông Tài chính thức có con gái nuôi, đặt tên là Nguyễn Thị Hạnh.

Thời gian trôi qua, mẹ ông qua đời. Ông Tài một mình nuôi nấng con gái khôn lớn. Nhờ có Hạnh, bệnh tình của ông cũng thuyên giảm dần. Để có tiền lo cho con ăn học, ông Tài đi làm thuê khắp nơi, cơ cực đến nỗi tóc đã bạc gần hết chỉ trong vài năm.

Trong lúc ông Tài đi làm xa, anh trai là người chăm sóc và đưa đón Hạnh đi học. Mỗi khi có dịp nghỉ ngơi, ông lại về thăm con gái. Dù cuộc sống có vất vả, ông vẫn luôn hạnh phúc vì tình yêu thương mà ông dành cho con.

Khi Hạnh lên 10 tuổi, cha mẹ ruột của cô bất ngờ tìm đến. Gia đình họ lúc này đã khá giả hơn và muốn đưa Hạnh về sống cùng. Ban đầu, ông Tài không chấp nhận, nhưng nhìn ánh mắt mong đợi của con, ông đành đồng ý để Hạnh về nhà cha mẹ đẻ chơi vài ngày.

Về nhà cha mẹ ruột, Hạnh được sống trong ngôi nhà khang trang, có anh chị em ruột. Cô bé chơi đùa vui vẻ đến quên cả cha nuôi. Sau đó, ông Tài phải nhờ dân làng giúp mới tìm lại được con gái và đưa cô về nhà.

Những năm sau đó, Hạnh trưởng thành và quyết định nghỉ học khi lên trung học để đi làm kiếm tiền. Đôi lúc cô gửi ít tiền về cho cha nuôi.

Hủy hoại một đứa trẻ dễ dàng thế nào? Những câu chuyện thực tế sau đây có thể khiến vô số bố mẹ giật mình vì nhận ra mình đã từng một

Năm 16 tuổi, Hạnh dẫn về nhà một cậu bạn trai và thông báo sẽ kết hôn. Cậu trai đó ở một nơi rất xa, và việc Hạnh lấy chồng sẽ khiến ông Tài mất đi người con mà mình đã chăm sóc bao năm. Tuy nhiên, vì áp lực từ dân làng, cuối cùng Hạnh và chồng đồng ý đưa ông Tài về sống chung.

Anh trai ông Tài thương em, quyết định đưa cho Hạnh 30 triệu đồng và yêu cầu cô chăm sóc cha nuôi. Sau đó, Hạnh ký một thỏa thuận và đưa ông Tài về nhà chồng cô ở Đắk Lắk.

Tuy nhiên, gia đình nhà chồng không hài lòng với sự hiện diện của ông. Năm 2015, mâu thuẫn giữa ông Tài và gia đình con rể bùng nổ, Hạnh yêu cầu ông trở về quê. Anh trai ông Tài phát hiện số tiền mà Hạnh đã nhận cũng đã bị sử dụng hết.

Năm 2016, Hạnh và chồng về thăm ông Tài vào dịp Tết, nhưng lại bất ngờ tuyên bố sẽ kiện ông ra tòa để chấm dứt quan hệ cha con nuôi.

Tòa án huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phán quyết vô hiệu hóa quan hệ cha con nuôi giữa ông Nguyễn Văn Tài và Hạnh, vì ông không đáp ứng các yêu cầu của luật nhận con nuôi.

Sau phán quyết, Hạnh đã cắt đứt liên lạc với ông. Những ngày cuối đời, ông Tài sống cô đơn và cay đắng, không biết trong lòng ông có hối hận vì đã nhận nuôi đứa con này hay không.