Home Blog Page 815

5 sai lầm khi nấu khiến gạo TRÔI TUỘT chất bổ, còn làm cho nồi cơm CHÓNG HỎNG, ngốn cả chục số điện

0

Để có nồi cơm ngon, đủ chất, bảo vệ độ bền của của nồi cơm chị em cần nhớ tuyệt đối không mắc phải 5 sai lầm dưới đây nhé!

Ở khâu vo gạo, nhiều người đã vo đi vo lại nhiều lần chỉ vì lo lắng hạt gạo bụi bẩn, cho đến khi nước trong thì thôi. Thực tế, bạn không cần thiết phải làm điều này. Bạn chỉ việc vo khoảng 2 lần, không còn thấy bọt bẩn nổi lên nữa là được.

Vo gạo nhiều vô tình làm mất đi lớp cám bên ngoài hạt gạo, mà lớp cám này chứa rất nhiều dinh dưỡng. Mất lớp tinh bột này đi, mùi thơm của hạt gạo cũng mất đi nhiều. Không chỉ thế, hạt gạo bị “chai” đi, do đó, cơm thường bị khô hơn là bạn chỉ vo gạo khoảng 2 lần.

Sau khi vo gạo xong, nên ngâm gạo trong nước từ 20-30 phút. Mục đích là làm cho hạt gạo hấp thụ nước, căng tròn và tăng mùi thơm cho hạt gạo, cơm cũng dẻo hơn. Nhưng bước này bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ không cần thiết nhưng thực tế nó lại rất quan trọng. Nếu quên, bạn có thể thử lại vào lần nấu cơm tới.

Khi nấu cơm, bạn có thể thêm vài giọt giấm trắng. Giấm không làm cơm bị chua mà nó còn khiến cơm trắng, thơm hơn. Tuy nhiên, nếu chất lượng gạo kém thì tác dụng của giấm không rõ ràng.

Bước còn lại là thêm nước. Tùy mỗi loại gạo khác nhau mà lượng nước cũng khác. Điều này bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua gạo này về.

5 sai lầm tai hại khi vo gạo

Không rửa sạch tay trước khi vo gạo

Empty

Trước khi vo gạo bạn có rửa tay thật sạch không? E rằng nhiều người sẽ phải giật mình vì trước giờ hoàn toàn không có thói quen đó. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay của con người. Do vậy nếu bạn bỏ qua việc rửa tay thật sạch trước khi vo gạo thì chắc chắn phần gạo sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn từ tay bạn đó!

Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi

Ai cũng nhầm tưởng rằng ý nghĩa thực sự của lõi nồi cơm điện là để đựng gạo và vo gạo cho tiện. Thực tế không phải vậy, phía dưới lõi nồi bao giờ cũng được nhà sản xuất dán thêm lớp bảo vệ để an toàn với người dùng hơn. Khi chúng ta vo gạo trực tiếp sẽ dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.

Không lau khô đáy nồi trước khi cắm

Dùng lõi nồi cơm điện để vo gạo đã sai, nhưng nếu vo xong không chịu lau khô trước khi cắm thì còn sai lầm kinh khủng hơn nữa. Bạn nên nhớ rằng: Thói quen không lau khô đáy nồi trước khi cắm sẽ làm ướt mâm nhiệt gây nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng.

Dùng nước lạnh để nấu cơm

Rất nhiều gia đình giữ thói quen sử dụng nước lạnh để nấu cơm. Tuy nhiên các chuyên gia cho hay, việc nấu cơm bằng nước nóng sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh.

Lý do là nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất. Trong khi đó, việc nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước.

Empty

Hơn nữa, bạn cũng nên nhớ rằng khi nấu cơm bằng nước nóng cần đậy vung giữ nhiệt, không nên mở nắp ra nhiều, tránh cho gạo tiếp xúc với không khí, như vậy lượng vitamin B1 sẽ giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Để cơm chín quá lâu mới ăn

Vì hoàn cảnh bắt buộc, nhiều gia đình cắm cơm điện rồi lại để rất lâu sau mới ăn. Việc này không chỉ khiến cơm khô, cứng mà còn giảm đi một lượng chất dinh dưỡng. Tốt nhất, mọi người nên ăn cơm sau khi bật nút ủ khoảng 10 – 15 phút, đây chính là lúc cơm ngon, ngọt và tơi nhất

10 cách cắm hoa trưng ngày Tết đơn giản, hút tài lộc, ai nhìn cũng khen nức nở

0

Cắm hoa đúng chuẩn không chỉ đẹp, mà còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Dưới đây là gợi ý 10 cách cắm hoa đẹp, đơn giản ai cũng nên biết.

Hoa đồng tiền

1

Vào dịp năm mới, các chị em thường trưng loài hoa đồng tiền với mong muốn một năm mới tiền bạc, tài lộc dồi dào.

Tham khảo cách cắm hoa được gợi ý trong bài viết này, chỉ với hoa đồng tiền và 1 chút lá trang trí là bạn đã có 1 bình hoa trưng trong nhà dịp Tết cực kỳ bắt mắt rồi.

Hoa ly

2

Rất nhiều người yêu thích và lựa chọn hoa ly trang trí nhà ngày Tết. Loài hoa này không những đẹp mà còn có tươi rất lâu nữa.

3

Hoa ly có nhiều cách cắm khác nhau, tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách cắm trong bức hình này, vừa đơn giản lại rất sang trọng và tinh tế.

4

Hoa cúc họa mi

5

Với những ai yêu thích loài hoa trắng tinh khôi như cúc họa mi thì hoàn toàn có thể tham khảo mẫu cắm hoa này.

Một chiếc bình cao không trang trí cầu kỳ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kiểu cắm hoa này. Cúc họa mi xen lẫn một chút hoa dạ thảo tím thì quả là tuyệt vời đúng không nào.

Hoa hồng

6

Có lẽ loài hoa phổ biến nhất dịp Tết sau hoa đào, hoa mai thì chính là hoa hồng. Loài hoa này vừa dễ mua lại dễ trang trí nhà cửa.

Có rất nhiều kiểu cắm hoa hồng khác nhau, bạn có thể căm hoa hồng lẫn với hoa baby, hoa cúc, cành măng tuy nhiên đa số chị em ưa thích hoa hồng cắm đơn giản kiểu này. Vừa dễ làm lại không phải đau đầu lựa chọn loại hoa cắm cùng.

Hoa lay ơn

7

Ngày Tết, các gia đình rất hay mua hoa lay ơn để trang hoàng, người chọn hoa lay ơn cắm cùng các loài hoa khác đặt ngay phòng khách. Cũng có người lựa chọn hoa lay ơn trang trí ban thờ gia tiên.

8

Đây là một trong những cách kết hợp hoa lay ơn đẹp mà các chị em có thể tham khảo.

Lan tường

9

Hoa lan tường có hình dáng giống với hoa hồng nhưng mềm mại và nhiều màu sắc hơn. Đây cũng chính là lí do nhiều chị em chọn lan tường làm loài hoa trang trí nhà ngày Tết.

Thông thường, người ta sẽ cắm hoa lan tường mà không thêm bất cứ loài hoa nào khác. Tuy nhiên, cách kết hợp lan tường với cẩm chướng trên đây cũng là gợi ý không tồi.

Hoa đào

10

Một cách cắm hoa đào đơn giản mà chị em nào cũng có thể tham khảo.

Những cành đào cắt gọn thế này vừa dễ bày trong nhà lại không kém phần đẹp mắt

Ngâm tỏi với nước rửa bát, 30 phút sau sẽ có ngay thứ “nước thần kỳ” cực hữu ích với mọi nhà

0

Sự kết hợp của hai thứ không liên quan đến nhau này mang lại lợi ích tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tỏi là loại gia vị phổ biến dùng để tăng hương vị của món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạ mức cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu, giảm mỡ máu, giúp loại bỏ các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu…

Nước rửa bát cũng là thứ không thể thiếu trong căn bếp, có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên xong nồi, bát đĩa, đặc biệt là vết bẩn từ dầu mỡ.

Vậy ngâm tỏi trong nước nửa bát mang lại hiệu quả gì?

Câu trả lời chính là đuổi gián, diệt gián.

Gián là loài sinh vật có khả năng sinh sản mạnh mẽ. Chúng có mặt ở khắp nơi gây ra khó chịu cho con người. Nơi nào có gián thì nơi đó có mùi hôi khó loại bỏ. Hơn nữa, gián cũng mang theo hơn 40 loại vi khuẩn. Nếu chúng bám vào thức ăn và con người lỡ ăn phải thì sức khỏe chắc chắn bị ảnh hưởng.

Để đuổi gián, bạn có thể tự chế thuốc đuổi gián từ tỏi và nước rửa bát.

Đầu tiên, hãy cắt/băm tỏi thật nhỏ rồi bỏ vào bát.

ngam-toi-voi-nuoc-rua-bat-01

Thêm một ít nước rửa bát và nước sạch vào bát rồi khuấy đều. Ngâm tỏi trong nước rửa bát khoảng 30 phút.

ngam-toi-voi-nuoc-rua-bat-02

Sau đó, chắt lấy phần nước và cho vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên những nơi gián hay xuất hiện như nhà tắm, bếp, góc nhà… Số lượng gián trong nhà sẽ giảm dần theo thời gian.

ngam-toi-voi-nuoc-rua-bat-03

Khi ngửi thấy mùi nước rửa bát, chúng sẽ kéo đến và nuốt chất lỏng này. Như vậy, gián cũng sẽ vô tình nuốt cả nước tỏi. Tỏi sẽ kích thích dạ dày của gián và làm gián từ từ bỏ mạng

Ngoài ra, nước rửa bát có chứa chất tẩy rửa bát. Cơ quan hô hấp của gián lại nằm ở bụng. Khi gián bò qua hoặc nuốt phải chất lỏng có chứa chất tẩy rửa, cơ quan hô hấp của gián sẽ bị tắc nghẽn khiến chúng bị ngạt.

Bên cạnh đó, bạn có thể nghiền nát tỏi rồi pha với nước. Xịt dung dịch nước tỏi ở những nơi gián hay xuất hiện. Cách này sẽ giúp xua đuổi gián ra khỏi nhà.

Một số cách đuổi gián bằng nguyên liệu có sẵn trong nhà

Hành tây

Hành tây có mùi nồng và gián không thích mùi này. Bạn có thể thái mỏng hành tây rồi đặt ở những nơi gián hay xuất hiện. Chúng ngửi thấy mùi hành tây thì sẽ bỏ chạy.

Bột giặt

Bạn có thể sử dụng bột giặt để đuổi gián.

Hòa tan bột giặt với nước và thêm một chút đường. Đặt bát nước này ở nơi gián thường xuyên qua lại.

Gián sẽ tìm đến uống nước đường. Khi đó, chúng sẽ nuốt cả bột giặt. Chất tẩy rửa trong bột giặt sẽ bịt kín cơ quan hô hấp ở bụng gián và làm gián bỏ mạng.

Bia

Bia có mùi thơm có thể thu hút gián. Do đó, bạn có thể tận dụng lon bia uống dở để bẫy gián.

Hãy lấy lon bia uống dở đặt ở những nơi gián thường xuyên xuất hiện. Chỉ sau vài đêm, bạn sẽ thấy cả đàn gián bỏ mạng trong lon bia.

Ngon và tiện nhưng có 4 người tuyệt đối không được ăn bánh mì kẻo rước họa vào thân

0

Bánh mì là món được nhiều người đặc biệt yêu thích vì ngon và tiện dụng, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để ăn bánh mì.

Dưới đây là 4 nhóm người nên hạn chế hoặc không nên ăn bánh mì.

4

Người tiểu đường

Cụ thể, người bị bệnh tiểu đường loại 2 tốt nhất không nên ăn bánh mỳ. Nguyên nhân là do bánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao.

Đặc biệt, bánh mỳ có hàm lượng muối quá lớn, hàm lượng dinh dưỡng thấp khiến  cho bệnh tiểu đường nặng hơn.

Người bị bệnh về tim

Những người bị bệnh về tim mạch và cao huyết áp cũng không nên ăn bánh mỳ do bánh mỳ có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Người bị bệnh táo bón

Người bị bệnh táo bón cũng không ăn bánh mỳ vì loại bánh này nhiều tinh bột, rất ít chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón.

Người bị béo phì

Người bị thừa cân, béo phì cũng loại bánh mỳ ra khỏi thực đơn vì bánh này gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì bởi bánh mì được làm từ tinh bột nên rất giàu năng lượng.

Cách nấu thịt đông trong veo “ngon hết nấc”, ăn tan mềm trong miệng mà không hề ngấy

0

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, mẹ đảm hãy vào bếp chế biến món thịt đông bổ dưỡng mà không gây ngấy này nhé.

Cách nấu thịt đông bằng thịt chân giò

Nguyên liệu:

Thịt chân giò lợn còn nguyên bì: 1kg; Mộc nhĩ: 30g; Nấm hương: 20g; Hành khô: 1 củ nhỏ; Hạt tiêu, gia vị.

Cách thực hiện:

– Thịt chân giò làm sạch lông rồi thái miếng vuông cỡ vừa ăn. Ướp thịt với một ít gia vị cho ngấm nhưng đừng nêm mặn quá.

2-cach-nau-thit-dong-ngon-chuan-vi-lai-tot-cho-suc-khoe-2-1568820013-36-width700height606

– Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Sau đó đem mộc nhĩ thái sợi, nấm cắt đôi.

– Phi thơm hành rồi cho thịt vào xào cho ngấm. Tiếp đó đổ nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa, chú ý vớt bỏ bọt để thịt đông được trong.

– Sau khi ninh nhừ thịt thì cho tiếp mộc nhĩ và nấm hương vào đun tiếp cho chín.

– Đổ thịt đông ra bát hoặc khuôn đẹp, rắc một chút hạt tiêu lên bề mặt. Đợi khi thịt nguội, đông cứng, nước trong veo thì mang ra ăn được.

Cách nấu thịt đông bằng thịt gà

Nguyên liệu:

– Thịt gà: 1 con

– Cà rốt: 1 củ

– Mộc nhĩ

– Nấm hương

– Gia vị: hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm

Các bước nấu thịt đông bằng thịt gà:

2-cach-nau-thit-dong-ngon-chuan-vi-lai-tot-cho-suc-khoe-5-1568820013-257-width700height468

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Xát muối, rửa sạch gà và lọc bỏ bớt mỡ ở phần thịt. Sau đó, cho gà vào tủ lạnh một lúc cho gà hơi cứng lại rồi chặt nhỏ thành miếng vừa ăn. Rút bỏ xương ninh lấy nước. Phần thịt còn lại để nấu đông.

– Ướp gà với 1 thìa nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm và hạt tiêu trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

– Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ.

– Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hình hoa rồi đem luộc sơ qua.

Bước 2: Ninh mềm thịt gà

– Phi thơm hành rồi cho thịt gà vào xào qua trong 10 phút. Sau đó đổ mộc nhĩ, nấm hương vào xào cùng. Cho thêm chút hạt nêm và hạt tiêu tùy theo khẩu vị từng người.

– Khi thịt gà săn lại thì đổ phần nước xương đã ninh vào, đun trong nồi áp suất trong 20 phút.

Bước 3: Hoàn thành món thịt gà nấu đông

– Sau khi thịt gà đã chín và mềm hẳn, bạn múc ra khuôn đã chuẩn bị. Để cà rốt đã tỉa hoa ở dưới đáy khuôn cho món ăn thêm phần màu sắc và đẹp mắt.

– Đợi thịt nguội, bạn bọc lại và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 6 tiếng là có thể ăn được.

Lưu ý khi nấu món thịt đông:

cach-lam-thit-nau-dong

– Khi nấu món thịt đông, hãy nhớ không ướp thịt với nhiều nước mắm để giữ cho món ăn có vị thanh mát.

– Món thịt đông có thể ăn kèm với dưa chua, củ kiệu sẽ ngon và đưa cơm trong ngày lạnh!

Chúc các bạn thành công!

Đặt gà cúng quay ra hay quay vào mới là đúng, không thất kính với bề trên?

0

Gà là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ ngày lễ, tết… Tuy nhiên, bạn có biết đặt gà đúng cách trên bàn thờ hay chưa?

Gà là một trong những đồ lễ đặc biệt quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Mùng 1, ngày Rằm, lễ tết hay bất cứ một nghi thức nào cũng đều cần có gà.

Tuy nhiên, nên đặt gà cúng thế nào cho đúng, quay vào hay quay ra thì không bất kính với bề trên thì không phải ai cũng biết

Vì sao phải chọn gà trống choai dâng cúng?

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải… Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn.

Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Vì vậy, dịp Tết giá gà trống rất đắt, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Ở các vùng quê, người dân lo mua gà trống choai về nuôi từ tháng 11, chậm là đầu tháng 12 để dành đến Tết. Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

14

Đặt gà thế nào trên bàn thờ?

Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua (theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới). Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.

Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Cũng theo ông Hà Thanh, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt.

Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.

Cách làm gà cúng đẹp

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Theo chị Nguyễn Thị Thảo (Trưởng bộ phận bếp, Khách sạn Gondola, Hà Nội), để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau (khéo cứa chân để gà không bị co về phía trước – là tư thế gà bực tức, co chân chuẩn bị đá song phi). Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.

Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút. Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn).Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút. Muốn da gà giòn khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà.

Đổ giấm vào máy giặt tưởng vô lý nhưng kết quả khiến ai cũng phải thán phục

0

Máy giặt cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo quần áo giặt xong luôn sạch sẽ. Dùng giấm chính là cách vệ sinh máy giặt tiết kiệm và hiệu quả mà bạn nên thử.

Vì sao cần vệ sinh máy giặt định kỳ?

Khi cho quần áo vào máy giặt, máy sẽ hoạt động với cơ chế quay lồng giặt liên tục giúp quần áo ma sát, va đập vào lồng giặt nhằm đánh bay các vết bẩn.

Sau một thời gian sử dụng, lồng giặt sẽ bị tích tụ các vết bẩn, vi khuẩn, nấm mốc,… khiến cho quần áo khi giặt xong vẫn có mùi ẩm, khó chịu và bám cặn bẩn gây ngứa ngáy khi mặc vào.

Chính vì vậy, việc vệ sinh máy giặt định kỳ là rất cần thiết giúp tăng tuổi thọ máy giặt cũng như giúp giặt quần áo sạch hơn.

Bao lâu nên vệ sinh máy giặt 1 lần?

Nếu nhà bạn dùng máy giặt hàng ngày hoặc trên 4 lần/tuần thì cứ sau 2-3 tháng nên vệ sinh máy giặt một lần. Còn nếu một tuần chỉ dùng máy giặt 1-2 lần thì có thể đợi 6 tháng vệ sinh một lần.

Vệ sinh máy giặt bằng giấm thế nào cho hiệu quả?

Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên giúp làm sạch máy giặt. Nguyên liệu này hầu như bếp nhà nào cũng có nên rất tiện sử dụng khi cần.

– Đối với máy giặt cửa trên: Bạn xả nước đầy lồng giặt (không cho quần áo), tốt nhất nên chọn chế độ giặt nóng. Tiếp đến đổ 3-4 cốc giấm trắng vào máy giặt.

– Đối với máy giặt cửa trước: Bạn đổ giấm vào trong lồng giặt trước khi máy bắt đầu chu trình giặt.

Bạn ngâm trong khoảng 30 phút – 1 tiếng để tẩy sạch tất cả các chất bẩn bám bên trong. Giấm sẽ thấm sâu các ngóc ngách của lồng giặt và giúp loại bỏ các vết nấm mốc còn lại.

Tiếp đến bạn khởi động máy giặt, chọn chu trình giặt có thời gian lâu nhất. Khi máy kết thúc chu trình thì bạn dùng khăn sạch nhúng giấm lau lại máy giặt một lần nữa. Sau đó mở cửa máy giặt để bên trong được khô hoàn toàn.

Cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và rất nhiều chi phí liên quan. Quan trọng là đem lại hiệu quả vệ sinh cao.

Những cách vệ sinh máy giặt tiết kiệm khác

Vệ sinh máy giặt bằng giấm và baking soda

Trong baking soda có chất tẩy tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn mà khi lau bằng khăn ẩm bình thường sẽ không thể làm sạch.

Bạn xả nước ấm vào lồng giặt, thêm vào 2-3 chén giấm. Ngâm khoảng 30 phút thì cho 250g bột baking soda hòa tan vào nước. Sau đó giặt với chu trình lâu nhất. Tiếp đến bạn dùng khăn khô lau bên trong máy giặt.

Bạn cũng có thể pha baking soda với một chút nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi lau chùi các vết bẩn bám lâu ngày trên bề mặt thân vỏ máy.

Vệ sinh máy giặt bằng bột tẩy

Các gói bột tẩy chứa chất tẩy hóa học có tác dụng loại bỏ cặn bẩn. Nhưng bạn không nên sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh vì nếu chúng còn bám trong lồng giặt sẽ dính trên quần áo và gây hại đến sức khỏe.

Bạn xả nước ấm vào lồng giặt và cho bột tẩy vào bên trong. Bạn lưu ý không đổ vào khay đựng xà phòng và nước xả. Sau đó khởi động máy với chế độ tự làm sạch hoặc vắt nhẹ và dừng máy ngay trước khi xả nước. Ngâm khoảng 3 tiếng rồi tiếp tục chu trình giặt đầy đủ. Máy giặt xong bạn dùng khăn lau và mở cửa cho khô hoàn toàn.

Cách bảo quản giò chả được lâu tận 20 ngày, cận Tết mẹ tha hồ mua để nhà ăn dần hay đãi khách

0

Từ xa xưa, giò chả luôn xuất hiện trên mâm cỗ trong những dịp lễ lớn, đặc biệt là Tết. Bởi trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm từ công thức tạo nên. Cụ thể, “trong ấm” là chả lụa được làm từ thịt thăn heo là chính, nên để chả lụa ngon ngọt, thơm thì phải chọn được thịt thăn tươi ngon và còn ấm thì mới làm được chả lụa ngon. Còn “ngoài êm” là chả lụa đúng cách phải được bọc bằng 3 lớp lá chuối để bảo quản chả một cách tự nhiên, bên trong là lớp non nhất, bên ngoài là lớp lá xanh già. Do đó, độ khoảng mấy ngày trước Tết mọi người thường xúm xính làm giò chả hoặc nếu bận quá không có thời gian thì ra chợ mua với số lượng lớn để ăn dần. Và nếu như người không biết cách bảo quản sẽ dễ bực mình khi mới để 1-3 ngày đã hư, còn người nào tinh tế hơn, nắm rõ cách bảo quản giò chả dưới đây thì vô tư để lâu rồi nhé.

Cách bảo quản giò chả trong tủ lạnh

Ngăn mát tủ lạnh chính là môi trường lý tưởng nhất để bảo quản thực phẩm. Với nhiệt độ từ 5 – 10 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp để giữ lại độ tươi ngon của thực phẩm, và giò chả cũng không ngoại lệ. Cách bảo quản giò chả bằng tủ lạnh chỉ hiệu quả tối đa với điều kiện chả vẫn còn nguyên cây chưa cắt ra. Lúc này, các mẹ chỉ cần cho vào một góc thoáng của tủ.

hình ảnh

Ảnh minh họa – nguồn internet

Nếu cây chả đã cắt và sử dụng một phần, các mẹ nên dùng màng bọc thực phẩm bọc thật kỹ phần lại. Mỗi lần lấy chả ra sử dụng, các mẹ hãy thay các lớp bọc mới. Màng bọc thực phẩm sẽ ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như lây nhiễm chéo vi sinh vật giữa các loại thực phẩm. Lưu ý là khi cắt giò chả, cần sử dụng dao sạch không dính nước, nếu không sẽ khiến cho món ăn nhanh bị hỏng hơn.

Thông thường, ngăn mát tủ lạnh thì có thể để giò chả được từ 4 – 6 ngày. Còn ngăn đá có thể giữ giò chả được trong khoảng 10 – 20 ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa – nguồn internet

Cách bảo quản giò lụa khi không có tủ lạnh

Thực tế, mùa Tết ở miền Bắc nước ta luôn trong mùa lạnh, nhiệt độ cao nhất cũng không quá 27°C nên việc để giò chả ở ngoài tủ lạnh cũng không gặp vấn đề quá lớn. Các mẹ chỉ cần để nơi thông thoáng, không để phần lớp bọc bên ngoài làm bí khí là được.

Trường hợp ở những nơi có khí hậu nóng hơn, các mẹ nên để vào một thùng chứa đá giữ nhiệt để đảm bảo giò chả. Khi sử dụng có thể đem hấp lên hoặc rán qua

Ngoài ra, có một cách bảo quản giò chả khi không có tủ lạnh thường được ông bà thời xưa áp dụng. Đó là sau khi luộc xong rửa tráng giò bằng nước lã, để ráo, xếp thành lớp, dùng vật nặng đè lên cây giò ép cho nước ra bớt, để trong vòng vài giờ rồi treo lên nơi khô ráo trong nhà hoặc các mẹ cũng có thể ngâm xuống giếng nước, nhiệt độ ổn định ở dưới giếng nước bảo quản được giò chả trong vài tháng liền đấy ạ.

Tiền điện không tăng dù dùng bình nước nóng cả ngày nhờ 5 mẹo “nhỏ mà có võ”

0

Để tiết kiệm tiền điện khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn hãy áp dụng những nguyên tắc dưới đây.

Lựa chọn dung tích bình nóng lạnh phù hợp với nhu cầu

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc sử dụng bình nóng lạnh. Dung tích bình phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ đảm bảo việc dùng nước nóng không bị gián đoạn, giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tiết kiệm điện.

Nếu gia đình có 2-4 người thì nên dùng loại bình 20-30 lít. Nếu gia đình đông người hơn và có bồn tắm thì nên chọn bình nóng lạnh có dung tích lớn hơn từ 50-150 lít.

Thường xuyên kiểm tra và bảo trì bình nóng lạnh

Khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì. Việc này giúp bạn phát hiện sớm các sự cố để giải quyết kịp thời, tiết kiệm chi phía và hạn chế xảy ra tai nạn nguy hiểm.

Không bật bình nóng lạnh cả ngày

Nhiều người có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 để có nước nóng dùng cả ngày, đặc biệt là trong mùa đông. Tuy nhiên, việc này sẽ gây tốn rất nhiều điện, giảm tuổi thọ của bình. Bạn chỉ nên bật bình trước khi sử dụng khoảng 20-30 phút để tránh lãng phí điện.

su-dung-binh-nong-lanh-tiet-kiem-dien-01

Hạ nhiệt độ làm nóng nước cho bình

Giảm nhiệt độ của bình xuống 5 độ bạn có thể tiết kiệm 3-5% tiền điện tiêu hao do sử dụng bình nóng lạnh mỗi tháng.

Không vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh

Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh sẽ khiến bình phải hoạt động liên tục gây tốn nhiều điện năng. Ngoài ra, quá trình sử dụng nhiệt độ nước cũng không ổn định. Hơn nữa bật bình nóng lạnh trong lúc tắm sẽ gây ra nguy hiểm cho người sử dụng vì các tai nạn rò điện, cháy nổ.

Giảm thời gian tắm

Nhiều người dành rất nhiều thời gian để tắm nhưng đây là điều không nên đặc biệt là trong mùa đông. Tắm lâu sẽ gây tốn nước và tốn điện. Ngoài ra nó cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh.

Nên dùng vòi hoa sen

Nếu được lựa chọn giữa vòi hoa sen và bồn tắm thì bạn nên chọn tắm vòi để tiết kiệm nước và tiết kiệm điện.

Tuổi này đại kỵ với cây lưỡi hổ: Trồng 1 cây cũng đủ tổn phúc, tiền của không cánh mà bay

0

Lưỡi Hổ là một loại cây phong thủy, có thể chiêu tài lộc, tuy nhiên không phải tuổi nào cũng thích hợp để trồng cây lưỡi hổ.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 – 60cm.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Ads (0:0 3 )

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là:  Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Những tuổi kỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là:  Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Những tuổi kỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là:  Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?
Vị trí thích hợp để đặt cây lưỡi hổ trong nhà là phòng khách, nên đặt ở các góc phòng hoặc bên cạnh ghế sofa, cạnh kệ tivi. Hoặc bạn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ 2 bên lối cửa ra vào, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa xua đuổi điềm rủi, thu hút may mắn.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ cũng sẽ giúp thanh lọc không khí tốt hơn, cây sẽ hấp thụ lượng khói thuốc, CO2 và Nitơ và tăng cường lượng oxi cho không khí cải thiện sức khoẻ gia đình.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Loại đất thích hợp: các loại đất cằn cỗi là điều kiện thích hợp cho cây phát triển như đất cát, đất sỏi… yêu cầu đất mang hàm lượng vôi cao.

Nên cho cây lưỡi hổ tắm nắng nhiều, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt vì đây là loài ưa nắng. Dù vậy nếu không có nhiều ánh nắng cây vẫn có thể thích nghi và sống khá dễ dàng.

Nước: Đây là loại chịu hạn khá tốt , nhu cầu nước không cao. Vào mùa đông hoặc trồng trong nhà, có thể tưới nước 2 lần/tháng.Vào mùa hè hoặc là trồng bên ngoài với ánh sáng trực tiếp thì tưới nước thường xuyên hơn khoảng 1lần/tuần.

Nhiệt độ: Lưỡi hổ là loài cây phát triển trong đất khô cằn, vì vậy chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng bức, tuy nhiên để cây phát triển tốt, nhiệt độ nên rơi vào khoảng từ 15-30 độ C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp ( dưới 10 độ C ) cây có thể chịu được trong thời gian ngắn, nếu không được cải thiện cây sẽ chết.

Độ ẩm: cây là loài chịu hạn tốt nên nếu trong điều kiện tưới quá nhiều nước hoặc có độ ẩm cao lưỡi hổ sẽ bị thối rễ 1 trong những lý do hàng đầu gây chết cây.

Lưỡi hổ nên trồng ở đâu là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ, lưỡi hổ có thể được trồng trong sân vườn, trang trí dưới dạng tiểu cảnh, hoặc trồng trong chậu.

Bón phân: Bón một lượng phân vừa đủ cho lưỡi hổ vì cây vốn ưa loại đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Phân chuồng hoặc phân hữu cơ loại tan chậm là lựa chọn hợp lý, giúp cây dễ hấp thụ. Một lưu ý là không nên bón phân vào mùa lạnh dễ làm cây chết.