Home Blog Page 4

Mỗi tháng chu cấp cho bố mẹ 5 triệu, đến khi nhờ ông bà giúp một việc cỏn con cũng b:ị từ chối. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định sẽ cắt khoản tiền 5 triệu mỗi tháng, nếu ông bà có hỏi thì tôi sẽ nói là do điều kiện kinh tế khó khăn. Một năm sau tôi trở về thăm nhà thì thấy cảnh tượng đau lòng….

0

Tôi quyết định dừng chu cấp 5 triệu mỗi tháng vì nhờ bố mẹ giúp một việc cỏn con mà cũng từ chối

Là một người đàn ông trong gia đình, người bố của các con, tôi luôn biết trọng trách của mình ra sao và bấy lâu nay, dù làm gì tôi vẫn luôn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu. Tôi hiện tại có một cô con gái đang học cấp 2, và một cậu con trai 3 tuổi.

Mấy năm nay tình hình kinh tế chung ai cũng khó khăn, nhưng trộm vía công việc tôi vẫn ổn định nên có dư để chăm lo cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là 2 con. Tôi không biết các gia đình khác như thế nào, nhưng để báo hiếu bố mẹ già thì mỗi tháng tôi đều đặn gửi ông bà nội của các con 5 triệu. Với cuộc sống ở quê, tôi tin rằng bố mẹ cũng thoải mái chi tiêu với số tiền này (đấy chỉ là tiền chu cấp hàng tháng cho sinh  hoạt  còn khi gia đình có công việc hay mua sắm thứ gì đắt tiền tôi đều gửi khoản riêng)

Chuyện này đã được thực hiện gần 2 năm trở lại đây, khi tôi có một khoản tích góp để dành kha khá và tôi muốn báo hiếu cho đấng sinh thành ra mình. Tuy nhiên, chỉ sau một lần gần đây tôi tình cờ nghe cuộc điện thoại của vợ với bố mẹ, tôi đã quyết định không gửi bố mẹ một đồng nào nữa. Tôi nghĩ ai trong trường hợp như tôi cũng sẽ làm vậy thôi!

Chuyện là vợ tôi có gọi điện cho bố mẹ chồng và trao đổi về việc nhờ ông bà hỗ trợ chăm cháu để cô ấy đi làm trở lại sau 3 năm ở nhà với cuộc sống mẹ bỉm sữa. Vợ tôi nói rõ lý do cần ông bà giúp đỡ vì tin tưởng người thân sẽ chăm con tốt hơn là thuê bảo mẫu bên ngoài. Nhiều lần thấy trên mạng có những câu chuyện bạo hành trẻ, vợ tôi không yên tâm nên quyết định thay vì thuê bảo mẫu thì nhờ ông bà, và mỗi tháng cũng sẽ gửi ông bà nội chút tiền.

Cứ tưởng bố mẹ sẽ đồng ý, thế nhưng, ông bà lại từ chối với lý do khiến không chỉ vợ tôi buồn bã mà tôi cũng cực kỳ khó chịu. Theo đó, bố mẹ tôi đã nói rằng, ông bà không thể trông cháu giúp gia đình tôi, vì ông bà phải giữ con cho gia đình cô con gái út (cháu ngoại, con của em gái tôi), nếu cùng một lúc chăm 2 đứa trẻ thì quá sức rồi nên không đảm đương nỗi.

 

Bố mẹ còn nói tôi làm có tiền nên để vợ ở nhà chăm con không cần đi làm, còn vợ chồng em gái hiện tại khó khăn, chưa mua nổi nhà riêng nên bố mẹ phải lo cho gia đình em gái nhiều hơn. Vả lại chăm cháu gái dễ hơn cháu trai, sức ông bà già yếu có hạn, không thể nào “đỡ” được những trò nghịch ngợm của cháu trai.

Nghe bố mẹ nói đến đây, tôi thực sự rất thất vọng. Tôi nghĩ dù sao thì mỗi tháng tôi đều báo hiếu bố mẹ, trong khi đó gia đình em gái vẫn chưa báo đáp được gì cả. Vậy mà bố mẹ lại thiên vị em hơn, thậm chí còn thiên vị cháu gái hơn cháu trai. Vì cuộc điện thoại này, tôi khó chịu trong lòng đến mức không còn muốn chia sẻ gì thêm nữa. Khi biết chuyện này, tôi cũng không muốn gọi lại cho bố mẹ để nói gì cả, vì ông bà đã thẳng thắn từ chối rồi.

hình ảnh

Tôi không đòi hỏi bố mẹ giúp mình nhưng tôi không đồng tình khi bố mẹ thiên vị, ảnh minh họa

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định sẽ cắt khoản tiền 5 triệu mỗi tháng gửi bố mẹ. Nếu bố mẹ có hỏi thì tôi sẽ nói là do điều kiện kinh tế khó khăn. Mà tôi nghĩ có lẽ bố mẹ tôi cũng không hỏi đâu vì có thể ông bà cũng tự hiểu được.

Tôi biết, nhiều người nói ông bà có quyền đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chăm cháu, và dù sao chuyện con cái cũng nên do bố mẹ tự lo liệu chứ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào ông bà. Tuy nhiên trong hoàn cảnh như tôi kể trên, rõ ràng là bố mẹ không công bằng.

Tôi không phải là người đòi hỏi và cũng không phải là người không biết điều. Tôi hoàn toàn ý thức được việc ông bà có trách nhiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cháu hay không? Câu trả lời rằng không!

Tôi cũng giận luôn bố mẹ, 1 năm sau mới trở về nhà thì thấy cảnh đau lòng. Ông bà đang ngồi ăn bữa cơm với chút mắm và quả trứng luộc, ngoài ra không có thịt thà gì. Nhìn thấy tôi về, mẹ vội bê mâm cơm giấu đi, bố nói rằng già rồi, ăn ít chất cho dễ tiêu. Nhìn nhà cửa tuềnh toàng, bố mẹ già đi trông thấy, tôi biết 1 năm qua không có khoản hỗ trợ của tôi, ông bà sống cũng chật vật lắm. Tôi hối hận vì sự ích kỉ của mình để bậc sinh thành phải chịu khổ.

Mẹ vợ từ miền Trung lặn lội ra Hà Nội trông cháu cho 2 con đi làm. Con rể vừa trông thấy bà đùm đùm gói gói đã nói một câu khiến bà lập tức ra xe về thẳng…

0

Tôi trách chồng nhưng anh ta cho rằng mình không nói gì sai cả. Giờ tôi đang bị kẹt giữa một bên là chồng, một bên là mẹ, không biết phải làm như thế nào…

Tôi người miền Trung, lấy chồng ngoại thành Hà Nội được hơn ba năm. Mẹ chồng tôi đã mất, chỉ còn bố chồng đang sống với vợ chồng anh cả.

Sau kết hôn vài tháng, nhờ có tiền tiết kiệm của chồng kèm tiền mừng cưới, chúng tôi đã mua được một căn chung cư rộng rãi ở Thủ đô. Thu nhập của chồng tôi khá ổn nên về kinh tế, tôi không phải lo lắng quá nhiều. Mọi việc lớn trong nhà, chồng đều đứng ra lo liệu. Tôi đi làm chỉ để thêm thắt chi tiêu và thỉnh thoảng gửi tiền về quê cho bố mẹ đẻ vì nhà tôi nghèo, lại đang phải nuôi em trai tôi học đại học.

Vợ chồng tôi có một cô con gái gần 2 tuổi. Thời điểm con được 6 tháng, vợ chồng tôi đã thống nhất thuê giúp việc để trông con cho tôi đi làm. Tuy nhiên, đến nay đã trải qua 3 lần đổi người giúp việc nhưng tôi vẫn chưa thấy ổn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người đầu tiên thật thà, chăm chỉ nhưng lại không có kỹ năng chăm trẻ nhỏ. Sau nỗ lực cố chỉ bảo không thành, tôi đành phải cho nghỉ việc. Đến người thứ hai thì nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc đâu ra đấy. Thế nhưng, chưa kịp mừng thì vợ chồng tôi phát hiện cô này gian dối, có tính tắt mắt, chuyên lấy trộm đồ của chủ nên cũng phải cho nghỉ.

Cách đây 3 tháng, chúng tôi thuê được một người biết chăm trẻ nhỏ nhưng lại hay bận việc gia đình ở quê, thường xuyên báo nghỉ đột xuất khiến vợ chồng tôi xoay không kịp.

Chán cảnh phải chạy theo giúp việc, tôi gọi điện về nhờ mẹ đẻ lên hỗ trợ chăm con giúp tôi vài tháng đến khi con được hai tuổi sẽ cho đi học mầm non. Thương con, thương cháu nên mẹ tôi đồng ý vượt mấy trăm cây số lên giúp.

Những ngày đầu mẹ vợ lên ở cùng, chồng tôi tỏ ra niềm nở đón tiếp bà. Nhưng càng ngày, tôi thấy chồng có vẻ khó chịu khi có mẹ vợ ở trong nhà.

Chồng tôi liên tục phàn nàn về tính tiết kiệm quá mức của mẹ vợ, thậm chí anh còn phát cáu khi thấy mẹ mang đồ ăn thừa khi cả nhà đi ăn nhà hàng về. Chưa hết, thấy mẹ vợ luôn quê mùa, chồng tôi còn tỏ ý lo ngại sợ con gái ở nhà với bà không được chăm sóc một cách khoa học, sạch sẽ rồi lại bị bệnh.

Không muốn chồng tiếp tục có những suy nghĩ lệch lạc về mẹ vợ, hôm ấy, nhân lúc bà ra ngoài, tôi đã có cuộc nói chuyện thẳng thắn với chồng. Tôi nói mẹ mình không phải là người “ở bẩn” như chồng nghĩ.

Tôi cũng nói chồng cần tôn trọng mẹ vợ hơn vì bà đã gác hết mọi thứ ở quê để lên trông con trông cháu. Vợ chồng tôi phải mang ơn chứ không phải là soi mói, đánh giá về con người của bà.

Thế nhưng, thay vì thay đổi thái độ với mẹ vợ, chồng tôi lại có những lời lẽ khiến tôi giật mình.

“Hôm nay em nói nên anh cũng thẳng thắn luôn. Tháng nào anh cũng thấy em đưa cho mẹ vài triệu để lo cho thằng Nghĩa ăn học. Số tiền ấy gần đủ để thuê một người giúp việc để tha hồ mà sai bảo lại không phải mang tiếng là nhờ vả nhà ngoại.

Mà anh nói thật, thà thuê người giúp việc còn hơn nhờ mẹ. Vì từ ngày mẹ ở đây, anh thấy cái Bống hư hơn rất nhiều. Ỷ có bà bênh là hay mè nheo, làm nũng, trước nó có thế đâu. Nếu em muốn tiếp tục nhờ bà thì cũng nên nói để bà biết mà rút kinh nghiệm. Không sau này chỉ khổ vợ chồng mình thôi”.

Nghe chồng nói vậy, tôi rất bức xúc. Tôi thừa nhận mình cũng không đồng ý với cách chiều cháu của bà nhưng với cách nói của chồng lại hàm ý quy chụp mẹ vợ làm hư cháu quá rõ. Hơn nữa, tôi không nghĩ chồng lại chi li, so sánh việc tôi biếu mẹ tiền hàng tháng với việc lấy tiền đó để thuê giúp việc. Đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nhưng điều tôi không ngờ đến nhất là toàn bộ câu chuyện của hai vợ chồng tôi đã bị mẹ tôi ở ngoài nghe thấy. Vì quá tự ái với câu nói của con rể, bà đã lập tức thu dọn quần áo để trở về quê trong sự can ngăn không thành của tôi.

Tôi trách chồng khiến mọi việc ra nông nỗi này nhưng anh ta cho rằng mình không nói gì sai cả. Giờ tôi đang bị kẹt giữa một bên là chồng, một bên là mẹ. Tôi nên làm thế nào trong trường hợp này. Xin mọi người cho tôi lời khuyên.

Giá vàng ngày Sáng nay 17/11: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng sau nhiều ngày giảm sâu, nhiều nơi không còn vàng nhẫn bán ra….

0

Sáng nay (17/11), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng lại giới hạn số lượng bán ra trong ngày,  thậm chí có nơi cũng không còn vàng nhẫn bán ra.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn 79,8 – 82,3 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng cả 2 chiều so với sáng qua.

Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 81,03 – 82,68 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng/lượng mua vào so với sáng qua.

Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 81 – 82,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, nhiều tiệm hết sạch - Ảnh 1.

Giá vàng nhẫn tăng liên tiếp 2 phiên sau 1 tuần giảm mạnh.

Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của vàng nhẫn sau khi giảm sâu hơn 6 triệu đồng/lượng trong vòng 1 tuần qua.

Nhiều nhà đầu tư tranh thủ mua vào nhưng tại các cửa hàng vàng lớn, nhiều nơi hạn chế số lượng bán ra trong ngày. Có cửa hàng giới hạn 1 chỉ/ngày và chỉ bán cho 60 khách trong 1 ngày, thậm chí có nơi cũng không còn vàng nhẫn bán ra.

Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… giữ nguyên niêm yết 83,5 triệu đồng/lượng bán ra.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới niêm yết 2.563 USD/ounce, giữ nguyên so với sáng qua.

Trên thị trường tiền tệ, sáng nay tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ niêm yết 24.298 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại cũng giữ nguyên giá bán ra USD như hôm qua.

Tại ngân hàng Vietcombank, giá USD niêm yết 25.160 – 25.512 đồng/USD, mua vào – bán ra; BIDV 25.190 – 25.512 đồng/USD; Techcombank giảm 10 đồng chiều mua và không đổi giá bán ở mức 25.135 – 25.512 đồng/USD.

Giá USD trên thị trường tự do quay đầu giảm 20 đồng chiều mua và 11 đồng chiều bán so với sáng qua về mốc 25.600 – 25.709 đồng/USD.

Vợ vay tiền cho chồng đi XKLĐ 7 năm trời. Số tiền anh gửi về chị dành dụm tiết kiệm trả nợ, xây nhà đàng hoàng. Những tưởng ngày anh về gia đình sẽ được sum họp hạnh phúc. Nhưng rồi chị ch::ết trân khi biết chồng đã chung sống với người tình 7 năm qua ở xứ người. Ki::nh kh::ủng hơn nữa giờ đây anh nghe lời ả ta muốn vợ từ bỏ tài sản chung, ra đi tay trắng cùng 2 đứa con: “Em sang tên đất cho anh và đừng tra::nh ch::::ấp gì cả… anh sẽ không tra::nh già::nh quyền nuôi con với…

0

Khi tinh thần tôi đã tạm ổn định, chấp nhận cảnh sống chung chồng thì chồng tôi lại dở chứng muốn chiếm hết ngôi nhà.

Bố mẹ 2 bên đều nghèo khó, sau đám cưới, vợ chồng tôi phải dùng tiền mừng trả nợ tiền cỗ cưới và phông bạt. Kết thúc đám cưới, trên tay chúng tôi chỉ còn chiếc nhẫn vàng tây là quý giá nhất.

Cuộc sống vốn đã khó khăn, sau khi tôi sinh con, nghỉ làm thì càng nghèo túng hơn, lương chồng làm không đủ nuôi 3 miệng ăn. Thỉnh thoảng con tôi ốm đau đi bệnh viện phải vay tiền, dù cố gắng tiết kiệm hết mức có thể nhưng cứ đến cuối tháng là tôi phải chạy khắp nơi vay tiền để sống

Thấy cuộc sống quá khốn khó, chồng nói không thể tiếp tục thế này được, cuối cùng anh quyết định vay tiền người họ hàng để ra nước ngoài làm việc. Sau khi trang trải hết nợ nần thì chồng gửi tiền về để vợ tiết kiệm, nhờ đó mà tôi có tiền mua đất xây nhà.

Khi có nhà cửa đàng hoàng, tôi khuyên chồng về nước tìm việc gì đó mà làm cho gần vợ con. Nhưng anh nói cố làm thêm vài năm nữa để kiếm một khoản tiền tích lũy về già, bởi anh sợ về quê kiếm được ít tiền anh sẽ nản.

Sau 12 năm làm việc ở nước ngoài, cuối cùng chồng tôi cũng quyết định về nước. Cứ nghĩ ngày anh về quê là lúc gia đình đoàn tụ và mọi người sẽ không phải xa cách nhau nữa, nào ngờ anh về cùng với một người tình.

 

Sau khi tôi sinh con, nghỉ làm thì càng nghèo túng hơn, lương chồng làm không đủ nuôi 3 miệng ăn. (Ảnh minh họa)

Lúc đầu anh nói người đó là bạn bè đồng nghiệp nhưng những cuộc gọi điện quan tâm hỏi han nhau mỗi ngày, cuối cùng sự thật cũng phơi bày. Anh nói:

“Anh và Thắm yêu nhau hơn 7 năm nay, bọn anh sống như vợ chồng. Anh yêu cô ấy rất nhiều và không thể thiếu được. Nếu em chấp nhận để anh qua lại với Thắm thì cuộc hôn nhân vẫn bình thường như trước, còn em gây khó khăn cho chồng thì chúng ta ra tòa.

Em cũng biết rồi đấy, nếu còn là vợ chồng thì mỗi tháng anh vẫn chu cấp tiền cho em ăn tiêu. Nếu mà ly hôn, em sẽ mất tất cả và người tổn thương nhất là các con. Bọn chúng đang học hành căng thẳng mà biết chuyện bố mẹ ly hôn sẽ rất suy sụp”.

Khi chồng nói thế, tôi rất hoang mang và đau khổ, tôi chỉ biết trốn trong phòng mà khóc than số phận hẩm hiu lấy phải người chồng chẳng ra gì

Lo sợ gia đình mà tôi vất vả vun đắp nhiều năm nay tan vỡ, tôi cũng sợ bị mang tiếng xấu, cuối cùng tôi chấp nhận nhắm mắt làm ngơ, để chồng và người đàn bà kia qua lại tự do với nhau, miễn sao đừng để các con tôi bị tổn thương là được.

Khi tinh thần tôi đã tạm ổn định, chấp nhận cảnh sống chung chồng thì chồng tôi lại dở chứng muốn chiếm hết ngôi nhà.

Khi chồng nói thế, tôi rất hoang mang và đau khổ. (Ảnh minh họa)

Cách đây mấy hôm, chồng gọi tôi ra phòng khách để nói chuyện. Anh bảo:

“Nhà và đất này là toàn bộ tiền của anh bỏ ra, em không đóng góp đồng nào trong đó, vì vậy em sang tên đất cho anh và đừng tranh chấp gì cả. Em trả lại nhà cho anh và anh sẽ không tranh giành quyền nuôi con với em đâu”.

Tôi bàng hoàng khi nghe những lời chồng nói, vì người đàn bà kia mà chồng tôi mất hết nhân tính, lú lẫn đầu óc, không còn biết phân biệt bên nào nặng bên nào nhẹ nữa. Anh sẵn sàng đẩy các con ra đường để chiếm ngôi nhà. Một người đàn ông như thế thì tôi níu kéo làm gì cho lãng phí cả cuộc đời.

Suốt 12 năm anh đi làm xa nhà, tôi ở nhà nuôi dưỡng các con khôn lớn nhưng anh không cho đó là to tát mà chỉ nghĩ mẹ con tôi ăn bám anh ấy. Tôi rất hối hận vì đã lấy anh làm chồng. Tôi liền nói chồng viết đơn ly hôn và tôi sẽ ký luôn. Chị mỉm cười nhẹ và tuyên bố thẳng: Đến phút này tôi không cần 1 người chồng như anh nữa, nhưng tôi không bao giờ để kẻ xấu xa kia có quyền cướp đất của con tôi đâu”. Chị vừa dứt lời thì chồng ngã quỵ…

Giá vàng hôm nay (17/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ, vàng miếng SJC vẫn “bất động”

0

Giá vàng hôm nay (17/11): Giá vàng nhẫn tròn tại PNJ tăng đến 900 nghìn đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục “bất động” như nhiều phiên giao dịch trước đó.

Giá vàng miếng SJC

Tính đến 7h00 ngày 17/11, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 80-83,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với phiên giao dịch sáng qua, giá vàng tại DOJI vẫn giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 3,5 triệu đồng/lượng.

Tương tự, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 80-83,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với phiên giao dịch trước đó, giá vàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng vẫn giữ nguyên ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua vào và bán ra vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn ở ngưỡng 3,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục “bất động” như nhiều phiên giao dịch trước đó.Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 80,3-83,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với phiên giao dịch hôm qua, giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua vào và bán ra vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu ở ngưỡng 3,2 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 81,8-83,5 triệu đồng/lượng chiều (mua vào – bán ra).

Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng SJC đang được giao dịch ở mức 80-83,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Hiện chênh lệch giá vàng SJC mua vào và bán ra được các thương hiệu niêm yết quanh ngưỡng 3,5 triệu đồng/lượng. Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch này rất cao khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.

Giá vàng nhẫn 9999

Tính đến 7h00 ngày 17/11, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 81-82,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên cả hai chiều bán ra so với đầu phiên giao dịch trước.Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 81,03-82,68 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra.Giá vàng vàng nhẫn tròn tại PNJ tăng mạnh đến 900 nghìn đồng/lượng, hiện đang được giao dịch ở ngưỡng 80,9-82,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Giá vàng thế giới

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 7h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2,561.47 USD/Ounce. Giá vàng hôm nay giảm 3,81 USD/Ounce so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD, trên thị trường tự do (25.709 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 80,27 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 3,23 triệu đồng/lượng.

Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư muỗng thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp. Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được. Cứ thế, mà hơn một năm đi qua…

0

Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực tɾước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừα kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứα thì nó vội vã tɾút vào cái lon ɾồi chạy ɾα ngoài đứng ngóng tiếρ.

Hình minh hoạ

Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chậρ sαu thấy nó lại có mặt thậρ thò tɾước quán tiếρ tục. Bàn tôi ngồi thì đứα bé không bαo giờ quαn tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà ρhê đen như một cái thú hαy một cái tật không bỏ được.

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh giα đình củα đứα bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy tɾời mưα, thằng bé đứng néρ vào tɾong quán. Thằng bé đứng néρ vào ngày càng sâu hơn tɾong quán vì mưα ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửα thước. Tôi vói tαy kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà ρhê không?

Thằng bé lắc đầu liα lịα và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ɾα đây? và hiện sống với αi? Thằng bé như đoán được ɾằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà ρhê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng tɾả lời nhαnh nhẹn ɾằng:

– “Con sống với bα má con, Bα con đi làm xα còn Má con đi ρhụ buôn bán ở ngoài chợ…”

Tôi hỏi tiếρ:

– “Còn con có đi học không ?”

Thằng bé nói:

– “Con không có đi học… Con ở nhà ρhụ với má nuôi heo…”.

Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày củα nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúρ cho nó lấy những cơm và thức ăn thừα, và cũng từ đó nó không còn đứng lúρ ló ngoài cửα quán nửα. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô ρhụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mαng về và cho nó ăn uống để ρhụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhαu hơn và thân với nhαu lắm.
Có lần thằng bé hỏi tôi:

– “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”

Tôi chỉ tɾả lời ngắn gọn là “Chú đαng làm thinh”.

Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết ɾồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nαy về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà ρhê hαi bửα cơm độn quα ngày. Thời giαn ngột ngạt chậm chạρ tɾôi quα, mαy mắn vợ chồng tôi đã Ьắt liên lạc được với nhαu. Thế là những bữα cơm không còn ăn độn khoαi củ hαy bo bo nữα nhưng vẫn quen cử sáng cà ρhê quán gần nhà.

Không biết chị chủ quán có bỏ bùα mê hαy tôi ghiền chổ ngồi mà không bữα nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xα lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngαy nó đαng dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sαu tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mαng cơm và thức ăn dư về nhà buổi tɾưα. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xα tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy giα đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đαng đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu Ϯhυốc thì thằng nhỏ lục tục ҳάch lon ҳάch nồi đi ɾα quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn ɾõ thì thật ɾα đâu có ρhải là nhà, một lõm tɾống được che dựng lên bằng những ρhế liệu đủ loại muốn chui vào ρhải khom mọρ xuống.

Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ɾα hỏi. Tôi tɾả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừα đi khỏi ɾồi, và hỏi tôi là αi, mời tôi vào…. Vừα khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện tɾước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hαi giò tuổi cũng tɾạc tôi nhưng tɾông yếu đuối, lαm lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà Ьệпh hoạn ҳάc xơ cả hαi đαng ăn những thức ăn thừα mà thằng bé vừα mới đem về. Vừα bàng hoàng, vừα cảm động vừα xót xα, nước mắt tôi bất chợt tuôn ɾơi mặc dù tôi cố nén…

Từ đó, tôi hiểu ɾõ về người ρhế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tần tảo nuôi chồng bαo năm nαy giờ mαng bịnh ác tính nặng nề thật đαu xót. Tôi móc hết tiền tɾong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi tҺươпg củα giα đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

Sáng hôm sαu ɾα uống cà ρhê, thằng bé gặρ tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết tɾưα hôm quα tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừα tҺươпg vừα nể ρhục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sαo không cho tôi biết. Tội nghiệρ nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xα. Có khách kêu tɾả tiền, như có cơ hội né tɾánh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếρ tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sαu nầy nó để thức ăn dư ρhân loại đàng hoàng lắm.

Tội nghiệρ hoàn cảnh củα thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi chα mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Chα là một ρhế binh cũ tɾước 75 cụt hαi chân, mẹ thì bị Ьệпh gαn nặng bụng ρhình tɾướng to khủng khiếρ và cặρ chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước dα thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lαo động chánh tɾong giα đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứα bé muα bánh mì cơm gạo về nuôi chα mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sαng Úc. Ngày tôi đi tôi đαu xót ρhải để lại hαi nỗi buồn đó là để mẹ và em gáι lại quê nhà và không còn cơ hội giúρ đỡ thằng bé nữα. Sαng Úc định cư, tôi sống tại tiểu bαng Victoɾiα mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì ρhải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xα lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lαo đαo không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gáι không quên dặn em gáι tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình ρhương xα.

Mấy năm sαu tôi về thăm giα đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn tɾong quán đó nữα. Tôi mới kể ɾõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe tɾách tôi sαo không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúρ giα đình nó. Tôi chỉ bào chữα ɾằng tại thằng bé muốn giấu không cho αi biết! Tôi ghé vội quα nhà thằng bé thì mới hαy mẹ nó đã quα đời vì căn Ьệпh υпg Ϯhư gαn.

Chỉ còn chèo queo một mình bα nó ở tɾần nằm một góc tɾông hết sức tҺươпg tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi ρhụ hồ kiếm tiền về nuôi chα. Chúα nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cαo lớn thành thαnh niên ɾất đẹρ tɾαi duy chỉ đen đúα vì ρhơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó tɾở ɾα quán cà ρhê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi tɾấn αn là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh giα đình nó.

Rα đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹρ và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi ρhụ hồ và chị sẽ tɾả lương như đαng lãnh bên ρhụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi ρhải muα hαy đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi ρhải đứng dậy bỏ ɾα ngoài để khỏi ρhải ɾơi nước mắt vì chịu không nỗi.

Thằng Tuất vừα khóc vừα nói: “Sαo αi cũng tốt với giα đình con hết đó, nhưng vì con đαng làm ρhụ hồ cho αnh Năm, αnh ấy cũng tốt lắm giúρ đỡ giα đình con nhiều lắm, sáng nào cũng muα cho bα con gói xôi hαy bánh mì tɾước khi tụi con đi làm. Con cũng mαng ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”.

Không biết thằng Tuất nó nói thật hαy nó ái ngại khi quαy về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực tɾút đồ ăn dư về nuôi chα mẹ. Phải thông cảm nó, ρhải hiểu cho nó, ρhải cho nó có cái hiện tại và tương lαi tốt hơn, đẹρ hơn ngày tɾước. Chị chủ quán vừα gạt nước mắt vừα nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé”…

Đời này cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít αi biết đến, và cũng có những đứα con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hαi chα con nó hαi tɾiệu đồng, thấy nó và bα nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết ρhải giúρ giα đình nó như thế nào, tôi chụρ hình bα nó, ρҺσϮo giấy tờ bα nó đem về Úc gởi cho Hội cứu tɾợ tҺươпg ρhế binh bị quên lãng tɾụ sở ở Sydney.

Mấy tháng sαu nhận được thư bα thằng Tuất viết quα, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúρ đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bαo nhiêu năm quα lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh ρhúc khi cuộc đời ρhế binh củα ông còn có người nhớ đến. Không biết ông ấy vui bαo nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người ρhế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.

Tôi xin cảm ơn cả hαi: Người chiến sĩ vô dαnh sống tɾong hẩm hiu và Hội cứu tɾợ tҺươпg ρhế binh đã thể hiện tình người tɾong công việc hết sức cαo cả này.

Vương Điền

Đang có một cuộc sống yên bình thì mọi thứ đổ sầm lại trước mặt Yến khi Đăng chồng cô b::ị t::a::i n::ạ::n, bao nhiêu tiền của rồi trong nhà bán được thứ gì thì Yến cũng bán để c::ứu chồng mình. Sau cuộc ph:ẫu th:uật lên tới hàng trăm triệu đồng thì Đăng được cứu sống nhưng vì anh lại b::ị l::iệt người phải nằm một chỗ…Dạo gần đây thì Đăng chợt nhận ra cứ 8 giờ tối sau bữa cơm là anh lại thấy vợ mình ăn mặc đẹp, trang điểm lỗng lẫy rồi bước đi bên ngoài…để rồi

0

Giờ anh đã là người đàn ông t::àn ph::ế, không giúp được gì lại còn gánh nặng cho vợ…thì cái việc Yến có ngoại tình với người đàn ông khác cũng là đương nhiên.

Từ ngày chồng liệt nằm một chỗ, vợ cứ đúng 8h tối là ăn mặc đẹp ra đường, chồng biết vợ... - Hình 1

ảnh minh họa

Đang có một cuộc sống yên bình thì mọi thứ đổ sầm lại trước mặt Yến khi Đăng chồng cô bị tai nạn nguy kịch, bao nhiêu tiền của rồi trong nhà bán được thứ gì thì Yến cũng bán để cứu chồng mình. Sau cuộc phẫu thuật lên tới hàng trăm triệu đồng thì Đăng được cứu sống nhưng vì anh lại bị liệt người phải nằm một chỗ. Đối với người đang có nhiều khát vọng như Đăng nay phải nằm liệt trên giường khiến anh chán nản và muốn chấm dứt cuộc sống vô cùng.

Bản thân anh cũng biết rõ mình chán 1 thì vợ con mình chán gấp mười lần, chính vì thế mà nhiều lần Đăng quẩn trí nghĩ đến việc tự tử. Thế nhưng lần nào Yến cũng phát hiện ra rồi khóc lóc…

– Em hãy để anh chết đi…anh sống chỉ làm gánh nặng cho em thôi. Anh không còn muốn tiếp tục sống nữa…hay để anh chết đi.

Sau câu nói đó Yến tát chồng một cái giáng trời để thức tỉnh anh rồi hét lên.

– Em xin anh..hãy thôi nghĩ đến cái chết đi. Anh chết rồi thì em phải làm sao chứ?? Anh tưởng chết là hết ư?? Anh còn sống là được rồi…từ giờ mọi chuyện để em lo.

Từ ngày chồng liệt nằm một chỗ, vợ cứ đúng 8h tối là ăn mặc đẹp ra đường, chồng biết vợ... - Hình 2

( ảnh minh họa )

Đăng ôm chầm lấy vợ xin lỗi rồi tự vực dậy lại tinh thần của mình. Còn về phần Yến thì cô cũng nhanh chóng kiếm việc để nuôi sống gia đình, trước đây Yến có công việc nhưng vì sau khi sinh nở thì cô ở nhà nội trợ cho chồng đi làm. Chính vì mấy năm không đi làm nên bây giờ để kiếm một công việc rất khó khăn, biết rõ điều đó nên Yến chấp nhận chịu khổ làm đủ thứ công việc từ bưng bê đến bán trà đá.

Dù khó khăn, nhiều lúc muốn gục ngã nhưng trước mặt chồng thì Yến vẫn tỏ ra mình mạnh mẽ vì hơn ai hết cô biết rõ mình là điểm dựa duy nhất ngay lúc này của chồng. Cứ tưởng mọi chuyện vẫn ổn như vậy, thế nhưng dạo gần đây thì Đăng chợt nhận ra cứ 8 giờ tối sau bữa cơm là anh lại thấy vợ mình ăn mặc đẹp, trang điểm lỗng lẫy rồi bước đi bên ngoài.

– Em đi đâu mà ăn diện vậy??

– À, em mới xin được một công việc làm thêm buổi tối với mức lương cao nên tranh thủ ấy mà. Anh cứ ngủ trước đi, không cần lo lắng đâu.

Mới đầu thì Đăng vẫn tin lời vợ nói, vì bây giờ anh nằm một chỗ không kiếm ra tiền nên vợ vất vả anh thương lắm. Thế nhưng mỗi lần vợ về dù rất khuya thì Đăng đều thức và thấy rõ sự mệt mỏi trên người vợ…Giây phút đó…Đăng đau đớn nhưng anh chợt nhận ra rằng vợ mình đã có nhân tình bên ngoài. Nếu như Đăng không bị liệt giường thì có lẽ anh sẽ đánh ghen một trận kinh hoàng, nhưng bây giờ anh đã là người đàn ông tàn phế, không giúp được gì lại còn gánh nặng cho vợ…thì cái việc Yến có người đàn ông khác cũng là đương nhiên. Chính vì vậy dù có uất ức, đau đớn muốn hỏi cho ra lẽ thì Đăng vẫn nhắm mắt chịu đựng coi như không có chuyện gì xảy ra.

Cứ vậy một thời gian khá dài Đăng sống trong cảnh ngờ vực vợ mình, cho đến một ngày thì hôm đó vì Đăng bị sốt nên Yến phải ở nhà chăm sóc cho chồng. Và rồi đúng cái lúc mà Yến dìu Đăng đi vệ sinh…thì vô tình Đăng trượt chân kéo tuột áo vợ mình xuống…Ngay lúc đó Đăng điếng người phát hiện ra trên người vợ từ bắp tay xuống đều chi chít vết kim tiêm đến thâm đen…

– Em…em làm sao vậy hả??

– Em…em bị ốm nên đi tiêm thôi ấy mà…không có gì đâu.

– Nói dối. Em nghĩ anh nằm liệt một chỗ thì không biết gì đúng không?? Vết kim tiêm này…là vì em đi bán máu đúng không hả?? Là em bán máu để nuôi anh đúng không hả Yến.

Nghe lời chồng nói thì Yến chỉ bật khóc, bờ vai xanh của cô run lên. Đăng chỉ biết ôm lấy vợ, đến lúc nãy thì anh đã hiểu vì sao tối nào vợ cũng 8h ăn mặc đẹp ra đường rồi về nhà là mặc áo dài kín người…Tất cả mọi khúc mắc đều được in rõ trên người Yến…

– Anh đừng lo…em chỉ bán một ít máu thôi nên không sao cả??

– Còn nói không sao ư?? Người em xanh xao hết cả rồi đây này, mỗi lần về nhà em đều uống thật hiều nước để đi bán máu đúng không?? Em ăn mặc đẹp để anh không phát hiện ra…Sao em khổ như vậy chứ?? Anh không muốn nhìn em khổ đâu. Dù có nhịn đói thì xin em đừng bán máu vợ ơi. Nếu em bị làm sao thì anh sống nổi không chứ?? Xin em hãy để anh cùng san sẻ, đừng khiến anh cảm thấy mình tàn phế nhé vợ.

Đêm đó hai vợ chồng Đăng và Yến ôm nhau khóc nức nở, có lẽ khó khăn còn đến với họ rất nhiều. Nhưng chắc chắn hạnh phúc, tình yêu thương sẽ dẫn họ đi đến con đường tươi sáng hơn….

Ngày cưới con trai, con dâu được mẹ chồng là chị lên sân khấu trao quà. Đó là một chiếc kiềng vàng chừng ba chỉ. Người thợ ảnh giơ máy lên, nheo mắt ngắm, hô to: -Cười lên nào? Một…hai …ba. .nào. Tươi lên nào? Mọi người ở ngoài đều giục. – Kìa, tươi lên! cười lên! Nhanh lên! Không đừng được, chị nhếch miệng cười, một nụ cười gượng gạo và héo quắt. Hình như là đã lâu lắm rồi, có dễ đến bốn mươi năm, hôm nay mới có dịp bắt buộc phải cười cho nên nhìn vào cái miệng cười của chị, n::ó cứ méo mó, tội nghiệp sao sao ấy. * * * Gần bốn mươi tuổi, con trai chị mới chịu lấy vợ. Vợ nó kém nó hẳn một con giáp… Ấy thế mà …

0

Ngày cưới con trai, con dâu được mẹ chồng là chị lên sân khấu trao quà. Đó là một chiếc kiềng vàng chừng ba chỉ. Người thợ ảnh giơ máy lên, nheo mắt ngắm, hô to:

-Cười lên nào? Một…hai …ba. .nào. Tươi lên nào?

Mọi người ở ngoài đều giục.

– Kìa, tươi lên! cười lên! Nhanh lên!

Không đừng được, chị nhếch miệng cười, một nụ cười gượng gạo và héo quắt. Hình như là đã lâu lắm rồi, có dễ đến bốn mươi năm, hôm nay mới có dịp bắt buộc phải cười cho nên nhìn vào cái miệng cười của chị, nó cứ méo mó, tội nghiệp sao sao ấy.

* * *

Gần bốn mươi tuổi, con trai chị mới chịu lấy vợ. Vợ nó kém nó hẳn một con giáp. Nghe nói con bé này mê thằng con chị lắm, từ ngày mới rời ghế phổ thông ra Hà Nội học năm thứ nhất, bây giờ cô bé đã ra trường, đi làm mà anh chàng vẫn cứ dửng dưng, dùng dằng chưa chịu cưới. Con bé quyết định tung ra chiêu cuối cùng: có bầu.

Nó đành chấp nhận.

Khỏi phải nói là mọi người vui đến mức độ nào? Bạn bè của thằng con kéo đến đông lắm, mặc dù nó có mời đứa nào đâu? Chúng nó bảo nhau, cứ đến để chúc mừng thằng “ế vợ”.

Con trai có vợ, chị rất vui vì từ nay nó không còn vất vưởng lông bông, nó có một tổ ấm để đi về, như đũa có đôi, bảo nhau ăn nhau làm. Họ hàng mừng cho chị vì con trai đã yên bề gia thất. Con trai chị có vợ đã phá tan đi cái tin đồn là nó có vấn đề về giới tính. Nó có vợ có nghĩa là mọi người không còn thì thào bàn tán là hận bố lắm nên nó muốn ở vậy suốt đời

* * *

Chị của ngày xưa, cách đây hơn bốn mươi năm rồi, là một cô gái nhà nghèo nhưng có học. Bố mất sớm, mẹ một mình cặm cụi sớm hôm nuôi nấng, động viên con cố gắng học để thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Ở cái làng quê yên bình, xa tỉnh xa huyện này, là con gái mà được học cao như chị có thể đếm được trên đầu ngón tay, hiếm lắm. Học xong cấp ba, thi đại học, chị đã đỗ và có giấy gọi đi học xa nhà. Ngày ấy, thi đỗ và được đi học như chị cũng là một kì tích, là niềm mơ ước của bao người. Tốt nghiệp ra trường, những năm tám mươi của thế kỷ trước, tất cả đều phải chịu sự phân công của nhà nước. Chị bị điều động vào công tác tại một tỉnh của miền nam, xa xôi quá. Thời điểm đó, ai cũng sợ phải đi xa, đặc biệt là thân gái đơn côi như chị.

Nhà chỉ có hai mẹ con, chị không thể để mẹ lại một mình. Dằn vặt, nghĩ suy, bao đêm thức trắng và cuối cùng, chị quyết định chống lệnh: ở nhà.

Ở nhà, đồng nghĩa với việc không còn sổ gạo. Ở nhà, có nghĩa là phải ăn ké vào những hạt lúa, củ khoai được chia từ những công điểm đi làm hợp tác xã của mẹ. Ở nhà, cũng có nghĩa là phải từ bỏ tất cả để tập làm những công việc của nhà nông từ những ngày đầu chập chững. Và rồi, có một chàng trai nhà ở xã bên, hơn chị gần chục tuổi, là bộ đội chuyển ngành, đang công tác ở một cơ quan trong huyện. Anh ta cũng từng trải qua mấy mối tình nhưng vẫn chưa ra đâu vào đâu, đến nhà cưa cẩm chị. Chị bị đổ gục bởi vẻ ngoài hào hoa phong nhã, ăn nói có duyên.

– Anh sẽ xin cho em về huyện. Bạn bè anh nhiều lắm, em yên tâm.

– Ôi, thật không anh? Nếu được như vậy thì anh là ân nhân, là vị cứu tinh của đời em đấy!

Chị vui lắm. Con tim thổn thức của một cô gái mới yêu lần đầu lúc nào cũng như loạn nhịp. Chị vừa được yêu, vừa được gần anh, lại vừa được kề bên mẹ. Có nằm mơ chị cũng không dám nghĩ đến điều quá may mắn xa xôi này.

Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu

Thế rồi, họ có với nhau những đêm trăng hò hẹn. Họ ngồi bên nhau dưới chân con đê sực nức mùi sen. Trăng thanh gió mát, phong cảnh hữu tình, chị trao cho anh nụ hôn đầu đời tinh khiết. Và điều gì đến sẽ phải đến. Chị có bầu khi tình yêu chưa được công khai. Lo sợ cuống cuồng, chị gặp anh cầu cứu.

– Anh ơi, làm thế nào bây giờ? Em có thai rồi.

– Cứ từ từ để anh tính.

-Tính sao đây? Hay là chúng mình cưới nhau đi! Thôi bây giờ em cũng không cần công việc nữa. Em chỉ cần anh và con. Em chấp nhận là một người nông dân, không hề tiếc nuối những năm dài ăn học.

– Nhưng mà anh còn sự nghiệp, còn gia đình, còn nhiều ràng buộc

– Trời ơi! Anh gần ba mươi tuổi rồi, còn đắn đo gì nữa?

– Anh chưa sẵn sàng, tha lỗi cho anh, anh không thể cưới em…

Chị đứng lặng, tim thắt lại, không thể nói được lời nào. Biết nói gì, biết làm sao khi anh từ chối thẳng thừng như vậy? Cầu xin ư? Phỏng ích gì.

Kiện cáo ư? Ai làm chứng.

Chửi bới ư? Chửi thế nào?…

Thôi thì cứ cắn răng, âm thầm mà chịu đựng. Có duyên mà không có phận. Chị cũng chẳng khai ra bố đứa trẻ là ai. Mẹ hỏi, chị cũng không nói. Nó là con chị, thế thôi.

Một thời gian dài sống trong im lặng, đắng cay và tủi nhục, bỏ ngoài tai mọi lời lẽ dè bỉu, dèm pha, rồi cũng đến lúc đứa trẻ ra đời. Nó là con trai, trắng trẻo và xinh xắn, đáng yêu vô cùng. Tưởng rằng, đứa con sẽ làm cho nụ cười trở lại trên môi chị. Nhưng không, vẫn ánh nhìn buồn bã, vẫn những giọt nước mắt lăn dài, vẫn câm lặng không trò chuyện cùng ai và để rồi, điều tệ hại nhất là chị sinh con ra mà không có sữa. Thằng bé phải sống bằng nước cơm, nước cháo và những giọt sữa mà những người mẹ đang nuôi con san sẻ khi bà ngoại bế nó đến bú nhờ.

Và rồi, thằng con trai chị cũng cứ thế lớn dần lên, đẹp đẽ, ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Nghe người làng thì thào về bố, nó về rỉ tai mẹ hỏi:

– Mẹ ơi, có phải bố con đấy không?

– Không phải đâu con ạ. Người ta nói dối đấy!

Nghe mẹ nói vậy, từ đó trở đi, nó không bao giờ đả động đến chuyện đó nữa.

Ở lớp, nó luôn đứng tốp đầu, thành thử bạn bè đều yêu mến và nể phục, mặc dù nó chỉ là một đứa trẻ mà trong giấy khai sinh, phần ghi về bố luôn để trống. Từ nhỏ đến lớn, nó đều có rất nhiều bạn, và đặc biệt là có mấy đứa cùng xóm luôn đồng hành và bảo vệ. Nó rất tự tin và không hề mặc cảm khi mình là một đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ đơn thân. Điều này thì nó lại khác hẳn với chị, một người mẹ lúc nào cũng ủ rũ âu sầu, nét buồn luôn hiện rõ trên khoé mắt, bờ môi.

Tốt nghiệp phổ thông, nó thi đại học và đạt 26,5 điểm cho ba môn toán ,lý, hoá hai mươi năm về trước. Cả xóm có một mình nó đỗ. Họ hàng đến chúc mừng, còn chị thì lại nước mắt ướt bờ mi.

– Liệu có nuôi được con năm năm không, khi trong tay mẹ chỉ có hơn một sào ruộng cấy?

– Mẹ ơi ! Con sẽ đi làm thêm để phụ vào với mẹ.

Và, như đã hứa, anh con trai rất chăm chỉ, vừa đi học, vừa đi làm gia sư thêm, đủ tiền trang trải. Có điều, nó vất vả lắm, đạp xe có khi tới mười lăm km đến địa điểm dạy thêm. Chị thương con nhưng biết làm sao được?

Ra trường, con trai chị tìm được việc làm phù hợp và có công việc ổn định, giúp đỡ mẹ rất nhiều. Nó mang tiền về, phá căn nhà cũ nát ngày xưa, xây lên ngôi nhà mới thoáng mát và tiện nghi đầy đủ. Đã đến lúc được hưởng hoa thơm quả ngọt, nhưng ánh mắt của chị vẫn đượm buồn, nụ cười trên môi vẫn hững hờ và đắng đót, đợi ngày con gia thất vẹn tròn.

* * *

Buổi sáng một ngày đầu hè nắng đẹp, chị bế trên tay đứa trẻ ngoài tháng tuổi ra hiên ngồi chiếu ánh nắng mặt trời. Người đi qua đi lại nhìn chị mỉm cười thân thiện. Chị tươi cười đáp trả, ánh mắt tràn đầy niềm vui, hồn nhiên nựng cháu

– Xinh lắm cơ! Yêu lắm cơ! Gái vàng, gái bạc, gái kim cương của tôi đây.

Tôi nhìn chị. Đâu rồi, nụ cười đắng đót và héo quắt? Trên môi chị lúc này là một nét cười tươi rói, trẻ trung và rạng rỡ. Một nét cười nằm im trong chị đến bốn mươi năm, hôm nay trở lại. Trở lại trong một buổi bình minh tràn đầy sức sống. Khép lại rồi, những ngày sống buồn bã, mặc cảm, hiu quạnh và cô đơn. Để hôm nay, mầm sống đang hiện hình trong chị – đứa cháu gái thương yêu. Nó là dòng nước mát trong lành tưới lên cuộc đời héo hon của chị. Và chính nó đã làm cho nụ cười của chị rạng rỡ trở lại tuổi đôi mươi…

Nụ cười..
Tác giả: Trần Thị Thúy Hằng

Cuối cùng, sau bốn tháng bị cấm biểu diễn do sự cố trang phục, ĐVH đã được biểu diễn ở Mỹ thì gặp phải chuyện rõ khộ

0

Đàm Vĩnh Hưng đã đệ đơn lên tòa án Mỹ để đòi bồi thường sau vụ tai nạn đầu năm 2024. Trong lá đơn nêu rõ, nam ca sĩ đã phải cắt bỏ một vài ngón chân vì sự cố này.

Thông tin từ báo Thanh Niên cho biết, nguồn tin của báo tiết lộ, Đàm Vĩnh Hưng vừa chính thức nộp đơn kiện lên tòa thượng thẩm bang California, Mỹ, trụ sở ở Orange Country để kiện ông Gerard Richard Williams III (chồng ca sĩ Bích Tuyền). Trong đơn kiện, nam ca sĩ cho rằng ông Gerard Richard Williams III đã tắc trách dẫn đến việc mình bị thương nặng và phải nhập viện.

dam-vinh-hung-1Đàm Vĩnh Hưng khởi kiện ông Gerard Richard Williams III tắc trách trong việc đảm bảo an toàn cho khách mời trong một sự kiện riêng tư ở bang California (Mỹ). Ảnh: FBNV

Được biết, ngày 19/2/2024, Đàm Vĩnh Hưng tham dự sự kiện riêng tư ở nhà ông Gerard Richard Williams III, bang California, Mỹ. Trong quá trình này, ông Gerard Richard Williams III đã dùng một đài phun nước bằng bê tông sai mục đích để làm sân khấu và bàn để đồ uống. Bồn phun nước sau đó bị đổ trúng chân Mr.Đàm, khiến nam ca sĩ bị thương nặng, phải cắt bỏ một vài ngón chân.

dam-vinh-hung-2Đàm Vĩnh Hưng gặp tai nạn khi đang biểu diễn tại Mỹ. Ảnh: FBNV

Trong đơn kiện còn nêu rõ, ông Gerard Richard Williams III đã không thực hiện quy trình kiểm tra và bảo trì tài sản thường xuyên, dẫn đến môi trường làm việc không an toàn cho khách mời. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong đơn đã đề cập đến yêu cầu bồi thường thiệt hại chi phí y tế, mất show diễn, tổn hại tinh thần do vụ việc gây ra. Sau khi đơn kiện được nộp, vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết vào đầu năm 2025.

dam-vinh-hung-3Đàm Vĩnh Hưng đăng tải hình ảnh bàn chân bị băng bó của mình. Ảnh: FBNV

Trao đổi với báo Thanh Niên, một luật sư ở bang California cho biết, những vụ kiện tai nạn cá nhân nộp đơn lên tòa án ở khu vực này có mức bồi thường thiệt hại trên 25.000 USD (khoảng hơn 625 triệu đồng), sẽ có khung giá đòi bồi thường dựa vào các bằng chứng thiệt hại/tổn thất. Vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng đang được dư luận người Việt trong nước và hải ngoại chú ý.

Theo tìm hiểu, các gia đình ở Mỹ thường mua bảo hiểm tai nạn nhà. Khách đến nhà nếu gặp rủi ro sẽ nhận được bồi thường. Nếu số tiền này không thỏa đáng, người gặp tai nạn có thể nộp đơn kiện chủ nhà, từ đó chủ nhà có căn cứ để làm việc với hãng bảo hiểm. Những vụ kiện như vậy được gọi là “willing defendant”.

dam-vinh-hung-4Thời điểm xảy ra vụ việc, Đàm Vĩnh Hưng cho biết nếu điều trị ở Mỹ, ca sĩ phải chi đến 20 tỉ đồng. Ảnh: FBNV

Trước đó, vào tháng 2/2024, Đàm Vĩnh Hưng xác nhận gặp tai nạn phải hủy 2 show mang tên “Ngày em thắp sao trời”, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2024 ở Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, nam ca sĩ còn phải hủy và hoãn nhiều lịch trình khác.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài thì chưa có chế tài đối với trường hợp này

Em zai sư Minh Tuệ vạc/h trầ;;n thủ đoạn của bà Hằng, dựa vào gia đình “tôi” để nổi tiếng chứ chẳng tốt đẹp gì: Nhà tui sao kê rồi đó bà làm được gì nữa không?

0

Mới đây trên mạng xã hội, anh Út Thìn – em trai của Thích Minh Tuệ đã có lời lên tiếng chính thức về số tiề.n nhận quyên góp từ nhân dân. Anh phán thẳng chuyện sao kê, tuyên bố 1 điều về những phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng.

Giữa những phát ngôn bà chủ Đại Nam – CEO Nguyễn Phương Hằng tố ông Thích Minh Tuệ đang dắt mũi nhân dân, lấy tiề.n từ thiện quyên góp được bỏ túi, yêu cầu ông sao kê. Thì mới đây, người có liên quan trong tổ chức của ông Tuệ là Út Thìn – em trai Thích Minh Tuệ đã có những lên tiếng chính thức về vấn đề này.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 1

Cụ thể, anh Út Thìn có chia sẻ trên mạng xã hội: “Út Thìn không nhận thêm khoản tiề.n nào nữa nha mọi người. Bây giờ Út Thìn sẽ làm cho xong hết số tiề.n Út Thìn đã nhận của mạnh thường quân, Út Thìn công bố nữa là xong. Bây giờ số tiề.n còn cầm thì chắc khoảng hơn 100 triệu nữa, Thìn làm cho xong hết rồi Thìn công bố thôi, không nhận thêm nữa. Đi thì cũng xa xôi khó khăn, cũng dài ngày rồi, Út Thìn phải lo tranh thủ về để lo công việc nữa. Nay Út Thìn làm danh sách để cho mọi người cùng biết. Danh sách các mạnh thường quân đã đóng góp. Tổng tiề.n nhận được là hơn 238 triệu”.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 2

Có thể thấy, em trai của Thích Minh Tuệ đã rất rõ ràng, minh bạch trong việc sao kê, đọc tên từng người trong danh sách quyên góp cho cộng đồng mạng cùng theo dõi.

Trước đó, chiều ngày 3/11, tại Đại Nam, bà Hằng có hàng loạt bí mật được bật mí về Minh Tuệ, tuy chỉ là những thông tin một chiều từ phía bà Hằng, nhưng với sức ảnh hưởng của nữ CEO, cũng đủ khiến dư luận tò mò, đặt nhiều câu hỏi, ngờ vực về tính xác thực. Bà tuyên bố thẳng: “Ở nước ngoài người ta tôn thờ ông Thích Minh Tuệ lắm, nói là lãnh đạo tôn giáo. Quý vị nghe muốn ói không, đưa ổng lên tận trên trời. Một cái thằng ở dơ, ăn không đán.h răng, mà đưa nó lên làm lãnh đạo tôn giáo. Xong rồi quay qua đả kích lại Việt Nam mình. Mấy người u mê làm ơn tỉnh lại đi”.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 3

“Nó tự nhận nó không trong đạo nào, Phật pháp Việt Nam cũng không công nhận mà quốc tế đưa nó lên lãnh đạo tôn giáo luôn. Một thằng vô danh tiểu tốt mà đưa nó lên. Cái người kém thông minh nhất cũng phải hiểu được cả thế giới này cũng chưa có ai dám tự xưng mình là lãnh đạo tôn giáo. Quá hư cấu và ma mị chúng ta. Đưa nó ra làm câu chuyện phá đất nước mình. Tôi cân nhắc rất kỹ trước khi tôi lôi người này ra, vì tôi thấy dân đang u mê nó dữ lắm.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 4

Tôi là khắc tinh của những kẻ lừa nhân dân. Vụ ông Tuệ, gom tiề.n từ thiện sau đó im lặng, đâu ai biết đâu, nhưng tôi thấy, tôi để ý. Mày quyên góp tiề.n nhân dân để mày phục vụ câu chuyện gì của mày đây. Mình có cái đầu, một cái tổ chức như vậy mà nói tu ở chùa, tu hồi nào. Nó không ở trong nhà nhưng nó ở trong công ty. Nó đi là để nó diễn. Một bữa ăn quý vị thấy ăn bao nhiêu mà giở giọng thầy đói rồi. Mấy má mấy ba diễn vừa thôi”, bà Phương Hằng nói Thích Minh Tuệ.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 5

Bà Phương Hằng nói thêm: “Tôi không phải là loại rãnh, nhưng bắt buộc tôi phải vào tôi xem, tôi nghiên cứu tôi nhìn ra được. Không có cái thứ nào qua cái thật, một khi giả tạo thì cũng lòi ra. Tôi nhìn vô toàn cảnh mới thấy được cái thuyết âm mưu của tụi nó. Có thể quý vị không quan tâm, nhưng khi tôi đã quan tâm là quất không trượt. Hiện nay chính quyền cũng không nghĩ đến chuyện nó quyên góp từ thiện đâu. Có là đã lên tiếng rồi, sẵn hôm nay tôi lên tiếng cho chính quyền vào cuộc. Yêu cầu sao kê đi”.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 6

Thích Minh Tuệ được gọi là “thầy,” là “nhà sư” trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định vào ngày 16/5: “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Em trai Thích Minh Tuệ ra mặt đáp trả Phương Hằng vụ đòi sao kê, tuyên bố 1 điều - Hình 7