Home Blog Page 812

Ngâm vỏ mướp với nước vo gạo: Lợi ích cực quý giá, nhà nào cũng cần

0

Ai cũng nghĩ vỏ mướp chẳng có tác dụng gì và thường vứt đi, nhưng khi đem ngâm với nước vo gạo chúng lại có nhiều công dụng bất ngờ.

Mướp hương là loại thực phẩm khá quen thuộc đối với mọi người. Đặc tính của mướp hương là có vị ngọt, tính mát, khi chế biến sẽ có mùi hương rất thơm, tạo ra nét đặc trưng cho món ăn, vì vậy mà được nhiều người yêu thích. Bạn có thể dùng mướp hương để luộc, xào, hoặc nấu canh đều rất ngon miệng. Thông thường, khi chế biến các món ăn với mướp, chúng ta sẽ nạo bỏ phần vỏ đi, nhưng thật ra, phần vỏ này lại có rất nhiều công dụng hữu ích, nếu vứt đi thì thật đáng tiếc.

Nước mướp và nước vo gạo dùng để tưới cây

Bản thân xơ mướp rất giàu dinh dưỡng, và cả nước vo gạo cũng vậy. Nếu trước đây bạn thường bỏ 2 thứ này đi thì hãy suy nghĩ lại nhé, nhất là những người trồng cây cảnh, sẽ rất hữu ích!. Cách làm: Vỏ mướp trộn cùng nước vo gạo, sau khi ngâm một thời gian, các dinh dưỡng có trong vỏ mướp sẽ thẩm thấu vào nước vo gạo, lúc này, bạn hãy đổ nước vo gạo vào bình tưới rồi vặn chặt nắp lại.

Tiếp theo, bạn hãy xịt hỗn hợp nước này lên hoa và các gốc cây sẽ có tác dụng rất tốt. Loại nước này được ví như loại phân bón tự nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nếu chăm chỉ tưới sẽ giúp cây phát triển tốt, nhanh ra hoa, giúp hoa tươi lâu hơn…mà không gây hại cho đất như các loại phân bón hóa học, mặt khác, chúng cũng giúp bạn đỡ được chi phí mua các loại phân bón nữa.

Một số mẹo hay với vỏ mướp:

Vỏ mướp sở hữu một mùi thơm khá nhẹ nhàng, khi sử dụng chúng để khử mùi tủ lạnh sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời. Bạn hãy tách lấy phần vỏ mướp, cho vào tô sạch. Đặt tô vào tủ lạnh và đặt ở ngăn mát, sử dụng phương pháp này mỗi tuần 1 lần.

vo-muop-cho-vao-tu

Vỏ mướp sở hữu một mùi thơm khá nhẹ nhàng, khi sử dụng chúng để khử mùi tủ lạnh sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời. Nó sẽ giúp giải quyết được mùi hôi khó chịu của tủ lạnh một cách dễ dàng.

Người xưa dạy không sai: “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ” nghĩa là sao, là tốt hay xấu?

0

Nhiều kinh nghiệm đúc kết của người xưa trải qua nghìn năm vẫn còn nguyên ý nghĩa, vậy chúng ta nên hiểu câu “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ” như thế nào?

Trong một đời người xây nhà là việc vô cùng quan trọng. Việc đặt vị trí nhà, hướng nhà, cách bố trí gian phòng trong nhà hợp phong thủy được xem là yếu tố quan trọng liên quan tới sức khỏe, sự sinh hoạt, cả vận may của những người sống trong nhà. Do đó người xưa thường xem rất kỹ thế đất, hướng nhà, vị trí, cách xây.

Đặc biệt trong đúc rút răn dạy của người xưa có câu “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ”. Câu này của người xưa nên hiểu sao cho đúng và thời bây giờ điều đó ứng dụng thế nào?

truoc-nha-khong-ao

Trước nhà không ao

Trong phong thủy, người xưa quan niệm sơn quản nhân đinh thủy quản tài, nghĩa là nước quản tiền và tài lộc, còn núi quản nhân sự, con người. Phía trước nhà có nước chảy nước sạch, có sông trong, sông lành là tốt. Thế tại sao lại kiêng ao? Dân gian có lưu truyền những câu nói như đào ao trước cửa tan nát cửa nhà. Điều đó có nghĩa ao trước nhà là thế phong thủy rất xấu.

Thực chất nước trong quan niệm phong thủy là nước phải luân chuyển và nước tốt, nước sạch. Thế nên người xưa kiêng sông dữ, mà chọn sông hiền hòa nước trong và nước lưu thông. Nước dữ, nước bẩn, nước tù đọng thì khí lại không tốt.

Thế nên việc đào ao phía trước nhà là tạo thế nước tù đọng, nước không luân chuyển, nước chết. Hơn nữa nước ao không luân chuyển mang hơi ẩm vào nhà nên có thể gây ẩm ướt. Nước ao tù đọng bẩn thỉu thì sẽ gây khí xấu. Hơn nữa ao trước nhà nguy hiểm vì có thể khiến trẻ hay người già trượt chân đuối nước mang lại vận xui rủi cho gia đình.

cua-so-sau-nha

Sau nhà không có cửa sổ

Cửa sổ trong phong thủy thường được mở ở cạnh nhà. Còn xa xưa các cụ thích xây nhà cửa hướng nam để ấm áp, nếu mở cửa sau nhà tức hướng Bắc nên mở cửa sổ hướng Bắc thì gió lùa rất lạnh, mưa hắt. Đo đó sinh hoạt trong gia đình sẽ khó khăn hơn nhà lạnh lẽo hay ốm, ngủ đêm hay bị lạnh.

Hơn nữa thời xưa nhà cửa tường bao đơn giản. Nếu xây cửa sổ sau nhà thì có thể nguy cơ bị trộm cắp cao hơn và bị tò mò dòm ngó. Dân gian lưu truyền câu nói “vách tường có tai” ý chỉ cửa sổ sau nhà khiến cho người ngoài tò mò dòm ngó vào nhà mình, làm ảnh hưởng đời tư cá nhân.

Việc cửa sổ sau nhà cũng biểu trưng cho việc khuất tất có thể diễn ra sau lưng nhà. Thời xưa những nhà có con gái mà có cửa sổ sau nhà thường sợ con gái thông qua cửa sổ trò chuyện với con trai nhà lạ, hoặc sẽ dễ bị hiểu lầm là không đoan chính, cha mẹ khó quản. Hơn nữa có cửa sổ sau nhà thì con gái có thể bị trêu ghẹo nhiều hơn gây phiền lụy tai tiếng cho gia đình.

cua-so-phong-thuy

Có nên áp dụng vào ngày nay?

Việc có ao hồ trước nhà chủ yếu xuất hiện ở những khu nông thôn đất rộng. Nhiều năm trước nhiều nhà cũng từng phá bỏ ao hồ trước nhà lấp đầy vì những tai nạn đuối nước ở trẻ, hoặc phải canh giữ cẩn thận tránh trẻ đuối nước.

Câu nói của người xưa tới nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Thế nên bây giờ nhiều gia đình áp dụng thủy trước nhà bằng bể cá nhưng luôn phải chú trọng việc có thêm thác nước hoặc để nước thường xuyên lưu thông làm sạch bằng hệ thống sục khí, rửa bể cá… Điều đó giúp tạo đúng thế nước trong phong thủy chứ không phải tụ đọng nước như ao.

Việc mở cửa sổ sau nhà đã có thoáng hơn, bởi nhà bây giờ có nhiều hướng. Công nghệ ngăn mưa gió cũng đã khác xưa nên tùy theo cấu trúc nhà mà mở cửa sổ, chỉ là tránh cửa sổ đối diện thẳng cửa chính, hai cửa sổ đối nhau để không làm khí thông thuôn không tụ khí.

Tuy nhiên việc có cửa sổ sau nhà vẫn là điều được nhiều người chú ý, luôn đóng kín khi cần thiết và cũng chỉ mở khi cần để tránh bị dòm ngó, tránh bị mưa gió hắt vào, tránh bị làm phiền.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Cách trữ bưởi ăn Tết: Để 2-3 tháng không héo, không ủng, vỏ vẫn vàng óng, bưởi xuống nước ăn ngọt lịm

0

Cách bảo quản bưởi Diễn rất đơn giản. Chỉ cần làm đúng những thao tác này, bưởi sẽ tươi ngon trong nhiều tháng, không sợ bị hỏng.

Cận Tết là thời gian các nhà vườn thu hoạch bưởi. Trong số rất nhiều loại bưởi, bưởi Diễn là loại được mọi người ưa chuộng. Đây là một giống bưởi ở miền Bắc, có vị ngọt mát, đậm đà. Trước đây, bưởi Diễn thường được dùng để tiến vua, thể hiện sự cao sang, quyền quý.

Bưởi Diễn có một đặc điểm là càng để lâu càng ngon, vị ngọt càng đậm.

Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, bưởi sẽ nhanh chóng bị thối, mốc. Để quản quản bưởi Diễn được lâu, bạn hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây.

Chọn bưởi Diễn ngon

Bưởi Diễn quả to, vỏ nhẵn mịn, có cành lá dùng để chưng cúng trên bàn thờ sẽ đẹp. Tuy nhiên, loại này dễ bị khô, không nhạt, vị ngọt. Những quả bưởi nhỏ, vỏ rám thường ngon hơn. Có thể chọn loại bưởi tầm 6 lạng đến 1kg/quả. Cầm quả bưởi lên thấy nặng tay. Đó là dấu hiệu cho thấy bưởi mọng nước, tép bưởi không bị khô.

Nếu muốn bảo quản bưởi Diễn được lâu, bạn nên chọn quả có núm trên phần cuống quả. Như vậy vi khuẩn sẽ khó xâm nhập vào bên trong làm bưởi bị hỏng.

Bảo quản bưởi Diễn

Bưởi mua về dùng khăn lau sạch phần vỏ bên ngoài. Sau đó, lấy một chiếc khăn khác, thấm ít rượu trắng và lau xung quanh quả bưởi. Đây là một mẹo nhỏ của các nhà vườn giúp vỏ bưởi có màu đẹp. Sau khoảng 3-4 ngày, bưởi sẽ lên màu vàng đậm đẹp mắt.

Lấy vôi tôi bôi trực tiếp lên cuống quả bưởi. Vôi có tác dụng khử khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả bưởi.
bao-quan-buoi-dien-01
Nếu muốn vỏ bưởi tươi lâu, cứ khoảng 2-3 ngày, bạn có thể lấy khăn ẩm lau vỏ bưởi một lần (chú ý không lau vào phần cuống). Đây là cách cấp nước cho quả, giúp phần vỏ không bị khô héo, nhăn nheo.

Xếp bưởi Diễn ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra bưởi một lần để kịp thời phát hiện xem có quả nào bị thối, mốc hay không. Nếu có thì cần loại bỏ ngay để vi khuẩn không lây lan sang các quả khác, làm hỏng tất cả chỗ bưởi bạn đang bảo quản.

Mẹo tận dụng vỏ bưởi

Mỗi khi ăn bưởi, bạn không nên bỏ phần vỏ. Vỏ bưởi có rất nhiều công dụng hữu ích, giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong gia đình.

– Dùng vỏ bưởi để dưỡng tóc

Vỏ bưởi chứa nhiều vitamin A, C có tác dụng dưỡng tóc, giúp tóc khỏe mạnh hơn. Từ lâu, người ta đã sử dụng bưởi để dưỡng tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Bạn có thể lấy vỏ bưởi để đun nước gội đầu. Kết hợp vỏ bưởi với các loại thảo mộc khác như bồ kết, sả… sẽ giúp nuôi dưỡng tóc một cách tự nhiên.

Phần tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích mọc tóc. Bạn có thể dùng vỏ bưởi tươi cho lên tóc, bóp nhẹ để tinh dầu trong vỏ bưởi tiết ra. Massage tóc nhẹ nhàng cho tinh dầu thấm vào tóc.

– Đuổi côn trùng

Cho vỏ bưởi khô vào túi lưới rồi treo quanh nhà, nhất là khu vực cửa sổ, cửa ra vào, các ngóc ngách muỗi hay tụ tập sẽ giúp đuổi muỗi rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đốt vỏ bưởi khô để mùi hương tỏa ra khắp nhà giúp xua đuổi côn trùng.

Cách xông nhà, tẩy uế nhà cửa dịp cuối năm để xua đi xui rủi, đón may mắn trong năm mới

0

Xông nhà, tẩy uế nhà cửa là hoạt động được nhiều gia đình thực hiện cuối năm nhằm xua đuổi tà khí, từ đó mang lại nhiều vận may cho gia chủ trong năm mới. Dưới đây là những cách xông nhà, tẩy uế nhà cửa hiệu quả và dễ làm mà bạn có thể tham khảo.

Xông Nhà, Tẩy Uế Nhà Cửa Bằng Muối

Muối là nguyên liệu có thể hấp thu năng lượng xấu và mang lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà của bạn. Do đó, dùng muối để tẩy uế nhà cửa sẽ giúp xua đuổi những điều xui rủi, đón nhận nhiều vận may.

Là cách tẩy uế đơn giản, dễ làm nhất. Muối có tác dụng trừ tà hiệu quả, hấp thụ năng lượng xấu và mang lại năng lượng thuần khiết cho ngôi nhà, gột tẩy tà khí, đem lại năng lượng tích cực hơn.

Hãy bỏ muối vào nồi, hoặc chảo kim loại nhỏ và đổ cồn nước xâm xấp mặt muối, châm lửa đốt và để cồn cháy hết, sau đó đổ muối vào túi và mang ra ngã ba bỏ đi.

Trong khi đốt đóng cửa để tránh gió thổi vào. Xong xuôi thì mở tất các cửa để ngôi nhà tràn ngập năng lượng mới.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Bỏ muối vào nồi hoặc chảo nhỏ bằng chất liệu kim loại

Bước 2: Sau đó, đổ cồn nước ngập mặt muối rồi châm lửa đốt

Bước 3: Khi cồn cháy hết thì bỏ muối đã đốt vào túi và đem bỏ ở ngã ba đường

Lưu ý: Trong khi đốt nên đóng cửa để tránh gió thổi vào. Sau khi tẩy uế nhà cửa bằng muối xong thì nên mở hết các cửa ra để đón năng lượng mới vào nhà.

Cách Xông Nhà Bằng Vỏ Bưởi

Vỏ bưởi là nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm và xông nhà rất hiệu quả. Việc xông nhà bằng vỏ bưởi sẽ giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại, thanh lọc không khí và tạo cảm giác dễ chịu với mùi hương nhẹ nhàng, tươi mát của vỏ bưởi tiết ra.

Cách xông nhà, tẩy uế bằng vỏ bưởi được thực hiện theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Bỏ vỏ bưởi vào nồi nước nấu rồi đun sôi.

Bước 2: Khi đun xong, gia chủ bê quanh nhà, hương thơm tự nhiên của vỏ bưởi sẽ lan tỏa khắp ngôi nhà mới.Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một ít tinh dầu vào nồi vỏ bưởi sẽ mang đến một mùi hương mới lạ và hấp dẫn hơn đấy.

Xông Nhà, Tẩy Uế Bằng Bồ Kết

Xông nhà, tẩy uế bằng bồ kết là cách được nhiều gia đình thực hiện. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bồ kết, lò than, muối, 1 bó hương và 1 chiếc quạt giấy.

Bước 2: Nướng bồ kết trên lò than nóng và bê đi quanh nhà một cách cẩn thận. Giữ cho than nóng đỏ liên tục bằng cách lấy quạt giấy để quạt. Cứ mỗi 5 – 7 bước đi thì bạn dừng lại và ném vài hạt muối xung quanh nhà.

Bước 3: Sau khi đốt bồ kết xong, gia chủ đốt bó hương và cầm đi quanh nhà theo hướng ngược kim đồng hồ, đi khắp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và đợi đến khi nhang tàn là xong.

Lưu ý rằng: Bạn chỉ nên đốt lượng nhang vừa phải, không nên đốt quá nhiều khiến bị ngạt khói, khó thở.

Cách Xông Nhà, Tẩy Uế Nhà Cửa Cuối Năm Bằng Sả Tươi

Sả tươi tiết ra tinh dầu có mùi hương dễ chịu, thư giãn đầu óc và thanh lọc không khí hiệu quả.

Để xông nhà bằng sả tươi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đem sả rửa sạch sau khi mua về.

Bước 2: Sau đó, đem sả bỏ vào nồi nước đun sôi. Cho thêm nhánh tỏi đập dập hoặc băm nhuyễn vào nồi cùng.

Bước 3: Khi nước sôi, bạn mở nắp nồi để mùi hương sả tỏa ra khắp phòng.

Chú ý: Bạn nên đóng kín cửa để mùi thơm của sả có thể lan tỏa hết mọi ngóc ngách trong phòng.

Dùng Bột Tẩy Uế Chuyên Dụng

Bột tẩy uế, xông nhà thường là thảo dược, cần có chuyên gia giỏi trì chú niệm tụng mới hiệu quả, có công dụng tốt nhất.

Đổ bột vào đĩa sứ vun cao cho dễ đốt, khi tỏa khói thì cầm đĩa đi hơ khắp nhà. Xong xuôi đặt đĩa ở phòng khách và để các thành viên trong nhà bước qua để tẩy sạch uế khí trước khi vào nhà (nam 7 lần, nữ 9 lần) rồi đặt đĩa giữa phòng cho bột cháy hết rồi đổ tàn ra ngã ba đường.

Bột tẩy uế thực chất được chế xuất bằng cách xay nhuyễn lá cây, rễ cây, vỏ cây bồ đề rồi trộn vào một số thành phần, hương liệu khác để tạo mùi thơm.

Dưới đây là cách thực hiện xông nhà bằng bột tẩy uế:

Bước 1: Đầu tiên chuẩn bị bột tẩy uế, 1 cái thìa, 1 cái bật lửa và 1 cái đĩa.

Bước 2: Xúc khoảng 2 – 3 thìa bột tẩy uế cho vào đĩa sao cho tạo thành một hình chóp để dễ bén lửa hơn.

Bước 3: Dùng bật lửa hoặc châm que diêm rồi mồi lửa ở phần đỉnh bột, khi lửa tắt sẽ tạo thành khói rồi cháy âm ỉ ở phía trong.

Bước 4: Cuối cùng, gia chủ cầm đĩa bột tẩy uế rồi đi quanh mọi ngóc ngách trong ngôi nhà là được.

Cách Xông Nhà, Tẩy Uế Bằng Trầm Hương

Ttrầm hương đắt tiền nhưng có thể giúp giải vía, thanh tẩy không khí, giải trừ tà khí, xua đuổi năng lượng xấu, vận xui, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, hoặc tịnh hóa không gian thờ cúng ngày rằm, mùng một, rằm tháng Giêng, cúng Tất niên hay giao thừa… Nhưng cần biết chỗ mua uy tín để mua được trầm hương tốt xông nhà.

Có nhiều loại trầm hương xông nhà như trầm hương bột, trầm hương mảnh, nụ trầm hương và có cách xông không giống nhau:

– Trầm hương bột: Cho bột trầm vào lò đốt trầm điện, hoặc đổ lên bếp than và quạt để khói lan toả khắp nhà.

– Trầm hương mảnh: Cho trầm hương vào khay đốt chuyên dụng hoặc bếp than và bê đi quanh nhà để khói lan khắp không gian.

– Nụ trầm hương: Bạn đốt nụ trầm hương trên đĩa và để khói tự tỏa đi khắp nhà.

Xông nhà, tẩy uế bằng trầm hương không chỉ giúp loại bỏ tà khí, năng lượng không tốt mà còn tạo cảm giác chan hòa, ấm áp, đón may mắn, bình an cho cả gia đình. Có nhiều loại trầm hương để xông nhà như trầm hương mảnh, trầm hương bột, nụ trầm hương và có các cách xông không giống nhau.

Với trầm hương mảnh: Bạn cho trầm hương vào khay đốt chuyên dụng hoặc bếp than rồi bê đi quanh nhà để khói lan ra khắp xung quanh.

Trầm hương bột: Cho bột trầm vào lò đốt trầm điện, hoặc cho lên bếp than và quạt để khói lan khắp xung quanh nhà.

Nụ trầm hương: Đốt nụ trầm hương trên đĩa để khói tự tỏa đi khắp không gian nhà.Trên đây là cách xông nhà, tẩy uế nhà cửa để may mắn cả năm.

Cách đốt bồ kết xông nhà

Bồ kết hương thơm dễ chịu, tẩy uế nhà mới, xua tà khí, thanh lọc không gian sống. Hãy chuẩn bị lò than, muối, 1 bó nhang, quạt giấy, bồ kết.

Nướng bồ kết trên lò và bê đi quanh nhà và quạt để than nóng liên tục không bị tắt. Đi được 5-7 bước bạn ném vài hạt muối quanh nhà.Đốt bồ kết xong thì đóng kín cửa và cầm lư/lò bồ kết đi xung quanh nhà, từ trên xuống dưới, trong ra ngoài. Khi bồ kết tàn là xong. Nhưng đốt số lượng bồ kết vừa phải để nhà không bị ngạt khói.

Cách xông nhà bằng thuốc bắc

Gói thuốc bắc xông nhà được bào chế theo đơn từ nhà thuốc để xông nhà loại bỏ phong long, tà khí, mang lại sự may mắn, bình an cho gia đạo. Có 2 cách xông nhà bằng thuốc bắc:

Nướng thuốc bắc xông nhà trên than hồng: Dùng 1 lò than và nướng thuốc bắc trên than hồng và bê lò than đi khắp nhà, dùng quạt giấy quạt để khói tỏa khắp nhà.

Xông thuốc bắc bằng hơi nước: Cho thuốc bắc vào nồi nước sạch, sôi trong 30 phút rồi bê nồi thuốc bắc khắp nhà từ trên xuống dưới, trong ra ngoài. Sau đó, đặt nồi thuốc bắc đầu cửa chính và để các thành viên bước qua (nam 7 lần, nữ 9 lần).

Còn có Nước thơm Khai vận ngâm lắng từ các loại thảo mộc như Đinh Hương, Hồi, Quế, Trầm, Gừng… tự nhiên không gây độc hại và không gây ảnh hưởng cho da tay khi sử dụng. Dùng bằng cách vẩy khắp nhà để tẩy uế.

Nên thực hiện ngày nào?

– Sau lễ tạ thần, tạ táo hoặc sau khi bao sái bàn thờ, dọn dẹp xong nhà cửa thì cần xông nhà cuối năm để tẩy trừ uế khí, nghênh đón quý thần năm mới.

– Hoặc thực hiện vào lễ Trừ tịch vào 30 tháng Chạp (năm nay là ngày 29 tháng Chạp) khi kết thúc một năm âm lịch, rước Táo về nhà chuẩn bị đón năm mới, xông toàn nhà trước khi sắp lễ, thắp hương để tăng thêm vượng khí đón rước năm mới.

– Với công ty, văn phòng thì việc xông nhà thực hiện vào ngày mở hàng. Người quản lý hay nhân viên vào ngày mở hàng sẽ đến sớm và thực hiện nghi thức quét dọn và xông khí toàn công ty để đón nhân viên và khách hàng mở hàng đầu năm.

Lưu ý là vật phẩm xông nhà như Bột trừ tà khai vận làm từ thảo mộc hoàn toàn tự nhiên, về nguyên tắc có đủ Âm – Dương ngũ hành, giúp dẫn khí, chiêu tài, nạp phúc… và thường được chuyên gia phong thủy hỗ trợ khai quang, trì chú, xem ngày giờ sử dụng.

Khi xông nhà xong cần mở hết các cửa đề thu hút vượng khí vào nhà, đồng thời bật hết các đèn để tăng dương khí cho nhà ở, văn phòng. Việc này cần làm thường xuyên, đặc biệt cuối năm quan trọng hơn cả để tẩy trừ uế khí, nghênh đón quý thần năm mới. Cuối năm, về nhà mới, văn phòng mới… xông nhà đúng cách sẽ giúp gia chủ tăng cường may mắn và bình an, mọi việc hanh thông.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Hy vọng rằng bạn sẽ chọn được cách phù hợp nhất và thực hiện thành công để xua đuổi năng lượng xấu, đón nhiều tài lộc trong năm mới.

Căn nhà không di dời khiến cao tốc phải tách đôi: Chủ nhà không hài lòng mức đền bù 4,5 tỷ và 2 ngôi nhà?

0

Căn nhà không chịu di dời trên đường khiến cao tốc chẻ đôi, chủ nhà không đồng ý với số tiền bồi thường được đề nghị dẫn đến tranh chấp pháp lý giữa hai bên.

Năm 2020, chính quyền thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đã tổ chức lễ khánh thành cầu cao tốc Hải Chu Dũng. Cây cầu này thu hút sự chú ý đặc biệt khi bị tách đôi và uốn cong một phần trên đoạn đường. Giữa hình ảnh độc đáo đó , có một ngôi nhà không chịu di dời nằm giữa làn đường xe chạy. Chủ nhân của ngôi nhà nhất quyết định không di dời và hiện đang phải sống giữa tiếng ồn liên tục từ xe cộ chạy quanh nhà suốt 24/7.

Căn nhà không di dời khiến cao tốc phải tách đôi
Căn nhà không di dời khiến cao tốc phải tách đôi

Đây không phải là lần đầu tiên ở Trung Quốc, các dự án đường sá phải đối mặt với việc xây dựng xung quanh những ngôi nhà không sẵn lòng di dời, được gọi là “nhà đinh”. Do sự cứng đầu của chủ nhà, công trình thi công phải tìm cách xây dựng các cấu trúc xung quanh những ngôi nhà này để không làm ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng.

Một ví dụ nổi tiếng là một căn nhà ở thành phố Ôn Lĩnh, nơi một cặp vợ chồng già không chấp nhận di dời, buộc các kỹ sư phải xây dựng đường đi xung quanh nhà họ. Những người sở hữu những ngôi nhà này không chịu di dời thường từ chối nhận bất kỳ khoản bồi thường nào từ chủ đầu tư hoặc chính quyền. Đôi khi, họ đề xuất các mức bồi thường quá cao, dẫn đến những tranh chấp pháp lý giữa hai bên.

Căn nhà mà chủ sở hữu từ chối chuyển đi để hỗ trợ công tác phát triển cơ sở hạ tầng được gọi là “nhà đinh”.
Căn nhà mà chủ sở hữu từ chối chuyển đi để hỗ trợ công tác phát triển cơ sở hạ tầng được gọi là “nhà đinh”.

Phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ghi lại đoạn video cho thấy ngôi nhà của một phụ nữ bị bó chặt giữa cây cầu cao tốc 4 làn xe ở thành phố Quảng Châu. Bà Liang, chủ nhân của căn nhà cấp bốn với diện tích 40m2 và lợp mái ngói, đã chia sẻ với phóng viên rằng chủ đầu tư không hề đề xuất một căn nhà thay thế phù hợp, mà thay vào đó là một căn hộ gần khu vực nghĩa trang. Bà là người duy nhất trong số 47 hộ dân và 7 doanh nghiệp còn lại trong khu vực, với những người khác đã chấp nhận đề xuất và chuyển đi từ tháng 9 năm 2019.

Mặc dù chính quyền đã đưa ra nhiều đề nghị cho bà Liang , nhưng bà đã từ chối tất cả. Một trong những khoản đền bù lớn nhất bao gồm 2 căn hộ khác và một khoản tiền mặt trị giá 1,3 triệu nhân dân tệ (tương đương 4,5 tỷ VNĐ). Tuy nhiên, bà đã đưa ra yêu cầu đền bù lên đến 4 căn hộ và 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 287.000 USD), một số tiền mà nhiều người cho rằng quá lớn so với giá trị của căn nhà hiện tại của bà.

Ngôi nhà lọt thỏm giữa cao tốc do không chịu di dời.
Ngôi nhà lọt thỏm giữa cao tốc do không chịu di dời.
Căn nhà không di dời khiến cao tốc phải tách đôi: Chủ nhà không hài lòng mức đền bù 4,5 tỷ và 2 ngôi nhà? - ảnh 4

Sau khi không đạt được thỏa thuận, chính quyền địa phương không có lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi kế hoạch ban đầu, quyết định xây cầu bao quanh ngôi nhà đinh.  Câu chuyện về ngôi nhà đinh không chịu di dời đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Hầu hết người dùng đều cho rằng người phụ nữ này đã quá tham lam, trong khi một số người khác lại ủng hộ quyết định của bà.

Rán đậu đừng thả ngay vào chảo, thêm 1 thứ đậu phồng xốp, vàng giòn nức mũi

0

Đậu phụ rán ăn cùng nước mắm chua ngọt rất hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để làm đậu phụ rán vàng giòn, thơm ngon.

Đậu phụ là món ăn đơn giản, rẻ tiền được nhiều người yêu thích. Đậu phụ có thể ăn trực tiếp hoặc rán, sốt cà chua, nấu canh… Một trong những phương pháp quen thuộc mà nhiều người thích nhất khi chế biến đậu phụ đó là rán.

chao-ran-dau

Nguyên liệu:

– Đậu phụ (Lưu ý, muốn rán đậu giòn ngon thì phải chọn đậu phụ săn chắc)

– Dầu ăn

– Muối

Cách làm:

– Thứ nhất là thấm khô đậu:

Đậu phụ mua về, rửa sạch. Có thể để đậu phụ trong ngăn mát tủ lạnh tầm 15-30 phút.

– Mang đậu phụ ra, dùng khăn giấy loại dai thấm khô nước trên bề mặt đậu phụ rồi thái miếng vừa ăn. Việc này hạn chế tình trạng bắn dầu trong quá trình rán và giúp đậu khi rán không bị dính chảo. Hơn nữa đậu khô thì cũng sẽ giòn hơn.

– Thứ hai là rắc muối vào chảo

Sau khi đổ dầu vào chảo, bạn đừng cho luôn đậu vào rán mà hãy rắc một ít muối vào chảo dầu sau đó mới tiến hành rán để đậu phụ không bị nát và dính chảo.

chao-ran-dau-cho-muoi

Một mẹo khác là làm nóng chảo, cho muối hạt vào rang và đảo đều lên thành chảo sau đó đổ bỏ muối đi rồi cho dầu vào và chiên đậu như bình thường. Ngoài việc ngăn dầu bắn tung tóe, muối còn có chức năng khử độc tố tạo ra khi dầu bị đun ở nhiệt độ cao.

Một lưu ý nữa là dầu chiên phải nóng già và chiên ngập dầu. Muốn đậu có lớp vỏ vàng giòn, bên trong mềm thì phải chiên đủ dầu. Nếu dùng ít dầu, đậu lâu chín hơn, hơn nữa khi dùng ít dầu, dầu sẽ ngấm ngược vào bên trong đậu, sẽ không ngon.

chao-ran-dau (1)

Tốt nhất là đổ dầu ngập khoanh đậu, chiên chín vàng ở lửa vừa thì vớt ra và để ráo. Khi mới thả đậu vào, không nên đảo hoặc lật đậu ngay, đợi đậu vàng một mặt mới lật mặt kia rán tiếp vì đậu phụ rất dễ vỡ. Sau khi chiên vàng giòn đều hai mặt thì bạn cho đậu ra đĩa và thưởng thức nóng.

Trứng ngỗng bổ hơn trứng gà mà sao ít người ăn? Có phải vì không ngon bằng thịt ngỗng hay không?

0

Có thể thấy, tuy trứng ngỗng rất ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít người ăn. Có phải vì nó không ngon bằng thịt ngỗng hay không?

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng là một nguồn dinh dưỡng phong phú, giàu protein, vitamin A, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác, có khả năng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao hệ thống miễn dịch. Trong các loại gia cầm như gà, vịt, và ngỗng, trứng gà và trứng vịt thường được ưa chuộng hơn, trong khi trứng ngỗng lại ít được chú ý. Sự hiếm thấy của trứng ngỗng không chỉ xuất hiện trong bữa ăn gia đình mà còn ở cả thị trường.

ba-bau-an-trung-ngong-co-tot-kho

Mặc dù người ta thường tiêu thụ thịt ngỗng thông qua các món ăn phổ biến như ngỗng hầm nồi sắt hoặc ngỗng quay, những món ăn nổi tiếng với hương vị đặc biệt thơm ngon, nhưng trứng ngỗng lại ít được ưa chuộng hơn. Điều này làm nảy sinh câu hỏi: tại sao ít người ưa thích ăn trứng ngỗng? Có phải bởi vì chúng không ngon bằng thịt ngỗng?

Tại sao ít người ưa thích ăn trứng ngỗng? Có một số nguyên nhân:

Số lượng trứng ngỗng ít

Trong môi trường nông thôn, gia đình thường chỉ nuôi một con ngỗng vì chi phí và chu kỳ đẻ trứng khá cao. Với chu kỳ đẻ dài và số lượng trứng ít, trứng ngỗng trở nên hiếm hoi.

trung_ngong_co_tac_dung_gi_nen_a

Giá cao

So với trứng gà và trứng vịt, giá trứng ngỗng thường cao hơn đáng kể. Sự hiếm hoi và chi phí nuôi ngỗng làm tăng giá trị của trứng, khiến nhiều người chọn lựa các loại trứng khác.

Mùi tanh nồng

Trứng ngỗng thường có mùi tanh nồng, khó chấp nhận đối với nhiều người. Mùi tanh này có thể làm giảm sự hấp dẫn của trứng trong việc lựa chọn thực phẩm.

Kích thước và bất tiện khi ăn

Trứng ngỗng lớn và vỏ dày hơn so với trứng gà và trứng vịt. Vỏ trứng ngỗng cũng khá bẩn, cần phải làm sạch kỹ trước khi ăn. Kích thước và vỏ dày làm cho việc sử dụng trứng ngỗng trở nên bất tiện.

Giá trị dinh dưỡng không cao hơn

Trái ngược với quan điểm phổ biến, giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng không cao hơn so với trứng gà hay trứng vịt. Hàm lượng protein trong trứng ngỗng thấp hơn trứng gà, và hàm lượng chất béo cao hơn so với cả hai loại trứng kia.

Trứng ngỗng làm món gì ngon?

Trứng ngỗng chiên:

Nguyên liệu:

  • Trứng ngỗng
  • Hành lá
  • Tép tỏi
  • Dầu hào
  • Muối
  • Dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ hành lá và băm nhuyễn tép tỏi. Đập trứng ngỗng vào tô, sử dụng một quả vừa đủ cho một đĩa. Thêm muối theo khẩu vị và khuấy đều với đũa. Trong nồi, đổ một lượng dầu phù hợp và đun nóng đến khoảng 80%. Sau đó, đổ trứng ngỗng vào nồi và chiên trên lửa cao cho đến khi chín vàng, phồng lên thành từng miếng lớn.
  • Chiên trứng ngỗng trên lửa lớn đến khi chúng chín vàng, sau đó thêm hành lá, tép tỏi băm vào xào thơm. Tiếp theo, thêm dầu hào theo khẩu vị và xào đều. Cuối cùng, thưởng thức món ăn ngon.

Trứng ngỗng hấp:

Nguyên liệu:

  • Trứng ngỗng
  • Nước ấm
  • Nước tương
  • Dầu mè

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch trứng ngỗng và đập chúng vào tô. Thêm muối theo khẩu vị và khuấy đều bằng đũa. Sau đó, đổ nước ấm vào tô và khuấy đều, sử dụng thìa hớt để lấy bọt ra, đổ hỗn hợp vào một bát lớn.
  • Bọc màng thực phẩm và sử dụng tăm để chọc vài lỗ nhỏ vào. Đun sôi nước trong nồi và đặt bát trứng ngỗng vào hấp trên lửa lớn trong khoảng 10 phút. Sau đó, lấy ra và thêm nước tương nhạt cùng dầu mè, sau cùng là thưởng thức.

Mặc dù trứng ngỗng cung cấp một số dưỡng chất như protein, lecithin, chất béo, vitamin A, canxi và sắt, nhưng giá trị này không đủ để làm cho trứng ngỗng trở nên phổ biến. Đối với nhiều người, trứng gà và trứng vịt vẫn là lựa chọn phổ biến và thuận tiện hơn.

Dùng thứ này làm sạch nồi chiên không dầu, chỉ 3 phút là dầu mỡ trôi sạch, không tốn công cọ rửa

0

 Sau khi sử dụng, nồi chiên không dầu có thể dính nhiều vụn thức ăn cũng như dầu mỡ. Việc vệ sinh nồi lúc này có thể mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với cách làm dưới đây, bạn có thể làm sạch nồi chiên không dầu một cách nhanh chóng, không tốn nhiều công sức.

Cách làm sạch nồi chiên không dầu sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng, bạn hãy cho một ít nước vào phần khay nướng của nồi chiên không dầu, thêm một chút nước rửa bát. Đặt khay nướng vào phần thân nồi và làm nóng nó trong 3 phút. Nước nóng sẽ làm dầu mỡ và các cặn thức ăn dễ dàng bong ra. Sau đó, bạn hãy lấy phần khay nướng ra ngoài, đổ hết nước bẩn trên trong ra. Dùng nước ấm và miếng bọt biển rửa bát để rửa lại phần lòng nồi, tráng bằng nước sạch.

lam-sach-noi-chien-khong-dau-01

Với cách này, bạn sẽ không mất nhiều công vệ sinh mà cặn thức ăn, dầu mỡ đều nhanh chóng.

Ngoài ra, để không mất nhiều công cọ rửa nồi chiên không dầu, khi sử dụng, bạn có thể lót ở dưới đáy của khay nướng một tờ giấy nến hoặc giấy bạc.

Cách vệ sinh toàn bộ nồi chiên không dầu

Sau một thời gian sử dụng, bạn nên tiến hành tổng vệ sinh nồi chiên không dầu. Bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật dụng như bàn chải lông mềm, nước rửa bát, baking soda, khăn giấy, khăn lau.

Trước khi vệ sinh nồi, bạn hãy rút phích cắm điện của thiết bị. Đây là bước đầu tiên phải làm trước khi vệ sinh tất cả các thiết bị điện để phòng tránh tình trạng giật điện, chập cháy.

Rửa phần khay nướng bằng nước rửa bát và nước ấm cho sạch dầu mỡ rồi để sang một bên cho ráo nước.

Bên trong nồi chiên không dầu có một bộ phận rất quan trọng là bộ phận làm nóng. Để vệ sinh bộ phận này, bạn nên lật ngược nồi lại.

lam-sach-noi-chien-khong-dau-02

Pha một ít nước rửa bát với nước sạch và đổ vào bình xịt. Xịt dung dịch này vào bên trong nồi và lấy khăn để lau sạch cách cặn bẩn, dầu mỡ. Khi đã lau sạch hết các vết bẩn, hãy dùng một chiếc khăn sạch, thấm chút nước để làm ẩm và lau bên trong nồi một lần nữa để loại bỏ hết cặn xà phòng.

Nếu bên trong nồi có dính thức ăn, bạn hãy lấy bàn chải lông mềm nhúng vào hỗn hợp nước và baking soda rồi chà nhẹ. Khi các cặn bẩn bong ra, bên trong nồi được làm sạch, hãy lấy khăn khô để lau toàn bộ lòng nồi một lần nữa.

Dùng khăn lau sạch vỏ ngoài của nồi là hoàn thành.

Chân giò trước hay chân giò sau ngon hơn, làm cách nào để phân biệt, tránh mua nhầm?

0

 Chân giò lợn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chân giò trước hay chân giò sau ngon hơn?

Cách phân biệt chân giò trước và chân giò sau

– Nhìn hình dáng

Chân giò trước thường sẽ phải chịu trọng lực của cơ thể đè xuống và di chuyển nhiều nên có hình dáng to, thô và hơi cong. Thịt chân giò thường dày hơn, có thể dễ dàng nhìn thấy các nếp nhăn trên bề mặt chân giò trước.

Chân giò sau chủ yếu hỗ trợ vận động, ít chịu lực hơn nên thường có hình dáng mảnh hơn chân giò trước. Chân sau cũng thẳng hơn, ít thịt, bề mặt ít nếp nhăn hơn so với chân giò trước.

– Nhìn móng của chân giò

Móng lợn thường có 4 ngón. Khi di chuyển, sẽ chỉ có 2 ngón chạm mặt đất. Ở chân giò trước, các ngón chân của lợn thường lớn và đều nhau. Trông chúng cũng khá mượt mà. Trong khi đó, ngón chân ở chân sau sẽ thô hơn và thường có kích thước không đồng đều.

chan-gio-01

Sự khác nhau về hương vị của chân giò trước và chân giò sau

Chân giò trước thường có phần thịt dày, nhiều gân nên khi nấu lên sẽ dai ngon hơn. Trong khi đó, chân giò sau ít thịt hơn, xương to hơn. Tùy theo món ăn, bạn có thể lựa chọn chân giò trước hoặc chân giò sau cho phù hợp. Với các món om, quay, nướng thì nên dùng chân giò trước. Với các món hầm, canh… thì có thể chọn chân giò sau.

Dù chọn phần chân trước hay chân sau, bạn cũng nên chú ý đến những điều sau khi mua chân giò lợn.

Khối thịt chân giò phải rắn chắc. Dùng tay ấn vào miếng chân giò thấy có độ đàn hồi tốt. Quan sát phần thịt thấy thờ thịt đều, mặt cắt của miếng thịt khô ráo, màu sắc tươi hồng.

Thịt lợn siêu nạc thường có mùi tanh khó chịu hơn thịt lợn sạch.

Không nên mua loại thịt bị cứng khô, ấn vào không có độ dàn hồi, cảm giác bên trong bị ứ nước, cắt ra thấy có dịch vàng.

Chân giò ngon thường có màu hồng tươi, vết cắt khô ráo, máu sắc tự nhiên, tươi sáng, không có nhớt, không chảy dịch.

Chân giò mua về cần cạo sạch lông và các chất bẩn bám ở phần móng. Tùy theo món mà bạn có thể có cách sơ chế khác nhau. Với một số món, người ta có thể thui chân giò trên lửa trước khi nấu để loại bỏ phần lông còn sót lại cũng như giúp món ăn thơm ngon hơn.

Rán cá ngon, vàng giòn, không bắn dầu nhớ làm thêm 1 bước này: Đừng cho ngay vào chảo dầu đang sôi

0

Bạn đã biết một vài mẹo nhỏ để món cá thêm hoàn hảo, không bắn dầu, không nát hay chưa? Hãy thử ngay mẹo rán cá dưới đây nhé!

Cá là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, trong đó cá rán là một trong những món ăn phổ biến. Quen thuộc là vậy nhưng bạn đã biết một vài mẹo nhỏ để món cá thêm hoàn hảo, không bắn dầu, không nát hay chưa? Hãy thử một trong số các cách dưới đây, đảm bảo việc rán cá sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bí quyết rán cá vàng ươm, giòn rụm, không bắn dầu

+ Thấm khô bề mặt cá trước khi rán

Đầu tiên, bạn cần làm sạch vẩy, loại bỏ ruột và mang cá. Hãy cạo sạch cả lớp màng đen trong bụng cá. Đây là những phần khiến cá có mùi tanh nên cần phải loại bỏ trước khi chế biến.

Để khử tanh của cá, bạn hãy cho cá vào bát tô rồi thêm rượu trắng, muối và gừng. Bóp cho các loại gia vị phủ đều miếng cá và để trong vòng 10 phút. Cách này giúp cá đậm đà, loại bỏ nhớt và giảm mùi tanh. Sau đó, đem cá rửa lại với nước sạch. Lúc này, bạn đừng đem cá đi rán ngay mà hãy làm thêm một bước. Đó chính là dùng khăn giấy thấm khô con cá. Nếu rửa cá xong mà bỏ vào chảo rán ngay thì dầu sẽ bắn lung tung có thể gây bỏng và khó chịu khi rán và đặc biệt cá dễ bị sát chảo. Thấm khô cá trước khi rán sẽ giúp ngăn chặn việc bắn dầu.

tham-ca-kho-truoc-khi-ran-1

+ Bôi lòng trắng trứng hoặc giấm/đường lên da cá

Trước khi rán, bạn có thể bôi lòng trắng trứng lên khắp bề mặt cá. Làm như vậy, cá rán sẽ giòn ngon và không bị dính chảo.

Nếu không dùng trứng, bạn có thể phết một lớp giấm mỏng lên da cá. Sau đó, thêm một chút xíu đường lên khắp con cá. Tiếp đến, hãy dùng giấy thâm khô. Việc phết đường và giấm lên cá là một cách bảo vệ da cá, giúp cá không bị nát. Ngoài ra, cách này cũng giúp phần da giòn hơn và có màu đỏ vàng đẹp mắt.

+ Tẩm bột cho cá

Nếu không dùng lòng trắng trứng, bạn cũng có thể tẩm một chút bột cho cá. Chỉ cần phủ một lớp tinh bột/bột chiên giòn mỏng lên con cá rồi cho vào chảo rán. Như vậy cá sẽ vàng giòn và không dính chảo.

+ Xát gừng xuống đáy chảo

Trước khi rán cá, bạn hãy đun nóng chảo. Cắt vài lát gừng rồi chà xát khắp lòng chảo. Đây là cách chống dính khi rán cá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách này cho bất cứ thực phẩm nào. Sau khi chà xát gừng vào chảo, hãy đổ dầu ăn và đun nóng. Tiếp đến, hãy bỏ cá vào rán như bình thường.

Một số lưu ý cần nhớ khi rán cá

ran-ca-1

+ Chú ý nhiệt độ khi rán cá

Trong quá trình rán, hãy để lử nhỏ để cá chín từ từ, chín đều từ trong ra ngoài. Khi cá chín mới mở lửa to để lớp da bên ngoài vàng giòn.

Khi rán cá, cần phải để dầu đủ nóng mới cho cá vào. Nếu vừa đổ dầu đã cho cá vào chiên thì cá rất dễ dính chảo và nhanh vỡ nát, không vàng giòn.

Để kiểm tra dầu đạt hay chưa, bạn có thể nhúng đầu đũa xuống dầu ăn. Nếu thấy bong bóng nổi lên ở đầu đũa là được.

+ Không lật cá nhiều lần

Trước khi rán cá, bạn phải đảm bảo chảo khô, không đọng nước. Nếu có nước sẽ khiến da cá không giòn. Lượng dầu cần đều, nếu chiên ngập dầu thì cũng cần lưu ý điều này.

Khi dầu nóng khoảng 60% thì cho cá vào rán, không nên để dầu nóng già. Dầu quá nóng mới cho cá vào dễ cháy cá. Đợi mặt cá se vàng chuyển màu vàng đẹp mới lật. Lật quá sớm và lật nhiều lần khiến cá dễ bị nát. Nhiều người dùng dụng cụ lật cá để tránh cá bị vỡ và dính vào chảo.