Home Blog Page 83

Đã có 7 người ở Hà Nội thư/ơng vo/ng do bão số 3

0

– Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đến nay, Hà Nội đã có 7 người bị thương vong do cây đổ. Cụ thể, 1 người chết và 6 người bị thương.

Theo UBND TP Hà Nội, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thành phố dự báo, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) từ sáng ngày 7 đến 8-9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10.

Thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9. Kèm theo đó là mưa, dông trên địa bàn thành phố.

Bão số 3
Mưa to kèm gió mạnh do hoàn lưu của cơn bão số 3 đã khiến nhiều cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội. Ảnh: CTVBáo cáo nhanh, UBND Thành phố cho biết, tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 6-9 đến 7 giờ ngày 7-9 ở các khu vực: Hoàn Kiếm là 13,5mm; Hà Đông 19,0mm; Sơn Tây 60,2mm; Ứng Hòa 38,4mm; Ba Vì 50,8mm.

Về tình hình thiệt hại, theo thống kê, đến nay, tại Hà Nội có 7 người bị thương vong do cây đổ, cụ thể tại quận Hoàng Mai có 1 người chết và 1 người bị thương; quận Hoàn Kiếm có 3 người bị thương; quận Hai Bà Trưng có 2 người.

Đối với hệ thống cây xanh, đã có 402 cây đổ, cành gãy. Ngoài ra, tại còn xảy ra một số thiệt hại khác, như ở cột điện bị gãy đổ làm mất điện khoảng 2.517 hộ gia đình ở Hoài Đức; tốc mái nhà lợp tôn, sập mái chuồng bò… Đồng thời nhiều diện tích hoa màu của nhân dân cũng bị thiệt hại, ảnh hưởng.

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của bão số 3, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố đề nghị, UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung ứng phó

X/ó/t x/a đám ta/ng người phụ nữ Thanh Hóa bị cây đổ đ/è t/u/v/ong giữa bão lớn: Dòng người đội mưa đẩy xe tang, chồng và 3 con thơ ngơ ngác

0

Kiếp nạn “từ trên trời rơi xuống” khiến người phụ nữ ở Thanh Hóa tử vong ở Hà Nội, để lại chồng và 3 con thơ. Trong đám tang giữa trời mưa bão, dòng người đến tiễn đưa ai cũng đau buồn, xót xa.
Chiều 7/9, cơn mưa nặng hạt do ảnh hưởng bão Yagi khiến con đường dẫn vào nghĩa trang thôn Xuân Mới, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa càng trở nên lạnh lẽo.

Dọc tuyến đường, hàng trăm người dân đau xót tiễn đưa linh cữu chị L.T.T. (41 tuổi) – nạn nhân bị cây đổ đè tử vong ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, xảy ra hôm qua (6/9).

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 1Bà con trong xóm đội mưa đưa linh cữu của chị T. về nơi yên nghỉ (Ảnh: Bá Quyền).

Đôi mắt thâm quầng, bước đi chậm rãi bên xe tang của vợ, anh Hoàng Sỹ Linh (42 tuổi) suy sụp, không ngừng gọi tên vợ.

Kìm nén nỗi buồn, anh Linh cho biết, nhiều năm qua, vợ chồng anh thường luân phiên thay nhau qua Hàn Quốc làm việc. Hôm xảy ra sự việc, chị T. đang trên đường đi làm visa để quay lại Hàn Quốc.

Anh kể, sáng 6/9, vợ anh đi xe khách ra Hà Nội làm visa. Sau khi làm xong, chiều cùng ngày chị được em chồng chở xe máy ra bến xe Giáp Bát để bắt xe về nhà. Khi lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì bị một cây phượng bật gốc, đè trúng cả hai.

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 2Bà con trong thôn đến viếng, chia buồn cùng gia đình anh Linh (Ảnh: Bá Quyền).

“Buổi trưa hôm đó vợ tôi gọi thông báo đã làm xong visa, đang ra bến xe để về quê. Khi đi vợ tôi còn nhắc thời tiết Hà Nội mưa to, gió lớn, đi lại khó khăn. Tôi dặn vợ, đi đường cẩn thận, nếu trời mưa to quá thì mai hãy về”, anh Linh kể.

Theo anh Linh, khoảng 18h, lãnh đạo thôn, xã báo tin vợ và em trai gặp nạn, anh vẫn mong là sự nhầm lẫn. Anh cố gắng gọi điện thoại cho vợ nhưng đầu dây bên kia chỉ là những tiếng tút dài…

“Lòng như lửa đốt, tôi cùng người thân trong gia đình bắt xe ra Hà Nội. Đến viện tôi mới hay biết, em trai tôi bị thương nặng nhưng may mắn thoát chết, đang cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai, còn vợ tôi thì…”, anh Linh buồn rầu, bỏ dở câu nói.

Anh Linh kết hôn với chị T. năm 2007, vợ chồng có với nhau 3 người con. Các con của anh chị đều ngoan, kinh tế gia đình khấm khá.

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 3Hiện trường nơi xảy ra sự việc (Ảnh: Hoàng Tuấn).

“Vợ tôi cả đời tằn tiện, chăm lo cho chồng, con, chưa một ngày được thảnh thơi. Tôi nghĩ sống hiền lành, trời sẽ thương, ấy vậy mà số phận cô ấy ngắn ngủi quá!. Nhìn 3 con mất mẹ ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, lòng tôi quặn thắt”, anh Linh bộc bạch.

Anh Linh kể, nhiều năm làm việc ở Hàn Quốc, hai vợ chồng anh đi trồng rau trên đảo, thu nhập 25-30 triệu đồng/người/tháng.

Công việc không quá vất vả nên vợ chồng dự định sẽ tiếp tục làm việc ở xứ người cho đến khi con gái đầu học xong, có việc làm, ổn định cuộc sống. Vậy nhưng, giấc mộng ấy bỗng vụt tắt khi vợ anh gặp kiếp nạn “trên trời rơi xuống”, bỏ lại 4 bố con anh.

Ông Bùi Ngọc Thặn, Trưởng thôn Xuân Mới cho biết vợ chồng anh Linh sống lương thiện, chăm chỉ làm ăn. Ngoài làm nông, vợ chồng còn thay nhau sang Hàn Quốc để lao động.

“Hôm nhận tin chị T. bị cây phượng bật gốc, đè trúng, tử vong, bà con trong thôn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Không quản ngại mưa gió, chiều 7/9, cả thôn tập trung, tiễn đưa chị T. về nơi an nghỉ cuối cùng”, ông Thặn chia sẻ.

Theo ông Thặn, thôn Xuân Mới có hơn 20 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Bà con trong thôn thu nhập khá, nhiều hộ giàu lên khi đi xuất khẩu lao động. Chị T. mất đi, khép lại giấc mơ lao động ở nước ngoài.

Ông Bùi Ngọc Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ cho biết, chị T. là người địa phương, chị tử vong ở Hà Nội khi bị cây phượng bật gốc đè trúng. “Sự việc xảy ra quá đau lòng! Tôi mong anh Linh cố gắng, vượt qua nỗi buồn, nuôi 3 con ăn, học”, ông Tuân bộc bạch.

Tan hoang sau bão Yagi

0

Mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang… trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội khi bão Yagi đổ bộ.

TP Hải Phòng ngổn ngang sau khi bão Yagi quét qua. Cần cẩu ở công trường trên đường Hồng Bàng, quận Hồng Bàng bị gãy đổ, trưa 7/9. Ảnh: Lê Tân

Cây đổ làm sập một phần bức tường bao cảng Hải Phòng, đoạn qua đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền. Ảnh: Lê Tân

Đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, ngổn ngang sau gần 10 tiếng mưa gió mạnh. Ảnh: Lê Tân

Khoảng 50% cây xanh trên các tuyến đường trung tâm thành phố như Lê Thánh Tông, Trần Phú, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo… bị gãy đổ khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Lê Tân

Rào chắn bằng tấm tôn bị quật đổ trong cảng Hoàng Diệu, Hải Phòng. Ảnh: Lê Tân

Quảng Ninh cũng gánh nhiều thiệt hại do bão. Những tấm tôn bay đè lên thuyền tránh bão bên cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn, khiến người dân phải đội mưa dọn dẹp. Ảnh: Giang Huy

Khắp huyện Vân Đồn tan hoang khi những tấm tôn, biển báo đổ sập. Người dân tranh thủ lúc ngớt mưa ra ngoài dọn dẹp. Ảnh: Phạm Dự

Cây ven đường bị thổi nghiêng, lật gốc, gãy cành khi bão Yagi đổ bộ đầu giờ chiều. Ảnh: Phạm Dự

Nằm các xa tâm bão nhưng Hà Nội gió lốc từng cơn từ buổi sáng. Đến đầu giờ chiều tốc độ gió tăng lên, giật dữ dội, thổi bay mái tôn nhà xưởng Công ty giày ở Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh cắt từ clip.

Cây đổ chắn ngang đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy khiến giao thông tê liệt.

Cây cổ thụ gãy đổ trên đường Hoàng Quốc Việt đè bẹp một ôtô đang đậu.

Gió mạnh làm đổ nhiều gốc cây cổ thụ trên đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân. Thân cây và tán của cây chiếm hết phần đường khiến phương tiện không thể di chuyển. Ảnh: Hoàng Giang

Lực lượng chức năng kết hợp với Công ty cây xanh liên tục trực dọn dẹp cây đổ trên đường phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy. Ảnh: Duy Anh

Nhiều hàng quán tạm trên trên vỉa hè đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) bị gió bão xé toang mái, bạt. Ảnh: Hoàng Giang

Nhiều cây si dưới chân toà chung cư trên mặt đường 70 phường Yên Xá, huyện Thanh Trì bị bật gốc, gãy đổ la liệt. Ảnh: Lê Hiếu

Cây đổ trong trường Đại học quốc gia Hà Nội chiều 7/9. Ảnh: Duy Anh

https://vnexpress.net/tan-hoang-sau-bao-yagi-4790233.html

 

Bão số 3 càn quét Hà Nội, gió rít từng cơn

0

Từ 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9 là thời điểm gió bão mạnh nhất ở Hà Nội. Sau đó, bão số 3 có thể gây mưa kéo dài đến khoảng 8-9h sáng tại khu vực này.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa đưa ra cảnh báo ngập lụt trên địa bàn TP Hà Nội. Trong những giờ tới, khu vực Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi lên đến 70mm. Đợt mưa này gây ngập úng cục bộ cho nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô với độ sâu phổ biến từ 20 – 40cm, có nơi ngập sâu hơn.

Thực tế lúc này, nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, một số điểm ở đường Vành đai 3… bị ngập sâu đến 50cm.

Mưa lớn gây ngập ở đường Nguyễn Tuân. Ảnh: Quang Phong

Trong khi trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có mưa lớn, gió rít từng cơn do ảnh hưởng của bão số 3, Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm đóng cửa đối với sân bay Nội Bài. Cụ thể, thời gian tạm đóng cửa sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến 24h ngày 7/9, lùi thêm 3 giờ so với phương án trước đó.

20h20:

Một số chung cư ở Hà Nội đã bị gió bão gây hư hại tài sản.

 

 

Hình ảnh tại chung cư Goldmark City (trái) và tòa nhà CT12B Kim Văn Kim Lũ.

Nước tràn vào sảnh tòa nhà VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cư dân liên tục lau dọn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về công tác ứng phó với bão số 3, tính đến cuối giờ chiều ngày 7/9, trên địa bàn thành phố có 2 người chết, 7 người bị thương do cây đổ (quận Nam Từ Liêm có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàng Mai có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có 5 người bị thương).

Trước các diễn biến phức tạp của bão số 3, tất cả các tuyến buýt và 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội đã tạm dừng hoạt động. Ảnh chụp tại tuyến Cát Linh – Hà Đông chiều nay.

20h00:

Vị trí tâm bão vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra.

Tính đến cuối giờ chiều 7/9, bão số 3 đã làm trên 240 cây đổ, bật gốc (đường kính từ 18-80cm), có khoảng 300 cành cây gãy đổ (đường kính 8-20cm).

Đến nay, các lực lượng của Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục thống kê số cây gãy đổ, đồng thời yêu cầu các đơn vị duy trì cây xanh đã và đang có mặt kịp thời tại các vị trí cây đổ, cành gãy để thực hiện giải tỏa, thu dọn hiện trường, đảm bảo giao thông.Sở Xây dựng cũng đã yêu cầu các đơn vị huy động 100% lực lượng, phương tiện ứng phó, sẵn sàng giải tỏa cây gãy đổ do bão số 3 với khoảng 573 người, 80 xe máy các loại, 100 cưa máy, 100 cưa tay.

Tại Hà Nội mưa nặng hạt hơn, kèm theo đó là từng đợt gió rít liên hồi. Một số khu vực xảy ra tình trạng mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện.

Một người phụ nữ bị gió quật ngã ở khu vực ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc. Ảnh: Hùng Nguyễn

Theo ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9 là thời điểm gió mạnh nhất ở Hà Nội. Gió bắt đầu lặng ở Hà Nội từ 1h ngày 8/9, nhưng mưa có thể kéo dài đến 8-9h. Đến trưa 8/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, một số khu vực của Thủ đô xảy ra tình trạng mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện.

 

 

Điện lực Hà Nội khuyến cáo người dân, khi có bão, mưa to gió lớn, ngập úng cần tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện. Người dân cần đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra như: cây đổ, cành cây rơi vào trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, nước tràn vào trạm điện… gây cháy, nổ, rò điện.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/truc-tiep-bao-so-3-can-quet-ha-noi-gio-rit-tung-con-2319533.html

Đã có 82 người Việt thuongvong do bão số 3

0

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17h ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 đã có 4 người chết (Quảng Ninh ghi nhận 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người khác bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng ghi nhận 20 người).

Nhà cửa tại tỉnh Quang Ninh tan hoang sau mưa bão.
Nhà cửa tại tỉnh Quang Ninh tan hoang sau mưa bão.
Theo Công an tỉnh  Quảng Ninh , tính đến 17h ngày 6/9, bão Yagi làm 3 người chết, 58 người bị thương, 6 người mất tích.

Cụ thể, 14h30 cùng ngày, tại khu neo đậu, tránh trú bão trên vụng Bồ Nâu (vịnh Hạ Long), tàu lai dắt Hồng Gai của Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh đứt dây neo và bị cuốn ra biển. Lúc này trên tàu có 7 thuyền viên, trong đó 1 người bị rơi xuống biển và  tử vong  (hiện đã vớt được thi thể lên bờ); 6 người còn lại đang mất liên lạc.

Tại TP Hạ Long, 1 người chết (do bị mái tôn sập tại phường Hà Trung)

Trực tiếp ảnh hưởng của bão số 3 Yagi: Nhiều chuyến bay bị delay; Sân bay  Nội bài chuẩn bị đóng cửa 11 tiếng
Tại TP Cẩm Phả, 1 người bị chết trong khi chằng chéo mái nhà (phường Cẩm Thạch).
Về tài sản, ở TP Hạ Long, 1 tàu du lịch bị đắm khi neo đậu tại âu tàu; 1 cần cầu nặng 300 tấn đổ vào phân xưởng của Công ty Đóng tàu, làm gãy đôi nhà phân xưởng. Tại huyện Cô Tô, 13 tàu bị đắm khi đang neo đậu tại âu cảng (gồm 12 tàu vỏ xi măng, 01 tàu vỏ gỗ), thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng.

Địa phương cũng ghi nhận hàng trăm nhà dân bị tốc mái, hàng nghìn cây xanh, cột điện, biển báo bị gãy, đổ.

Lúc 16h xảy ra mất điện diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh, vì vậy hệ thống thông tin liên lạc đang bị gián đoạn. Hiện, Công ty Điện lực Quảng Ninh đang thống kê kiểm tra, thống kê thiệt hại.

Huyện lý giải việc nhà dân bị 'phá nhầm' - Báo VnExpress
Công an tỉnh Quảng Ninh đảm bảo an toàn Trại tạm giam và 13 Nhà tạm giữ tại 13 Công an địa phương với 1.552 can, phạm nhân, không để xảy sự cố nguy hiểm.
Dự báo từ chiều tối nay đến sáng 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến 80-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.

Trong ngày và đêm 8/9, Đông Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và giông với lượng mưa phổ biến 20-60mm, có nơi trên 150mm, riêng khu vực vùng núi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Phía Tây Bắc Bộ, mưa lớn nhất từ từ chiều tối 7/9 đến sáng 9/9 với lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại các nơi trũng thấp tại miền Bắc.

Trong cơn bão, tiếng thét chói tai của mẹ khiến tôi giật mình. Mẹ tôi đã ‘ra đi’ như thế, để lại tôi với nỗi day dứt suốt cuộc đời này

0

Mấy hôm này, ngày nào tôi cũng cập nhật tin tức về siêu bão Yagi. Bão càng lớn mạnh, lòng tôi càng bồn chồn và day dứt khôn nguôi. Ký ức cách đây 7 năm ùa về, nguyên vẹn như đang xảy ra ngay trước mắt khiến tôi thức trắng đêm không thể ngủ!

Tôi còn nhớ, vào năm đó, chính là năm 2017, khi cơn bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hòa – Phú Yên. Các cơ quan báo đài cũng cảnh báo rất nhiều trước khi cơn bão tới, bố mẹ tôi cũng rất lo lắng nhưng chỉ có duy nhất tôi là luôn nghĩ ‘mọi người cứ làm quá lên vậy’ Cuối cùng, cái kết tôi nhận lại là sự đau đớn tột cùng, có lẽ tôi sẽ cắn rứt lương tâm suốt cả cuộc đời này.

Năm đó, nhà tôi mới xây cất lại rất khang trang và cao hơn các nhà khác trong vùng. Nghe tin bão đến, bố mẹ khuyên tôi nên mua dây cáp hoặc dùng biện pháp nào đó để gia cố nhà cửa. Nhưng tôi gạt đi và còn ỷ lại, cho rằng bão sẽ không vào được đâu, nó sẽ tự tan trên biển thôi. Và nếu có vào thì nhà tôi là nhà ngói, lại mới, chẳng việc gì phải lo sợ cả. Đúng là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Bố mẹ cứ nói, báo đài cứ rao, tôi vẫn điềm nhiên làm việc của mình.

Khuya đó, bão đổ bộ vào Khánh Hòa – Phú Yên với sức gió kinh khủng mà khi nhớ lại, tôi vẫn còn run rẩy. Nằm trong phòng, tôi nghe tiếng gió gào thét và tiếng cửa cổng bằng sắt đập vào nhau. Một lúc sau, cả nhà tôi hốt hoảng khi gió lùa vào mái ngói và cuốn phăng ngói vứt đi. Ngói vỡ, la phông cũng bị nước mưa tạt ướt nên rơi xuống nền nhà. Tôi và bố cuống cuồng tìm mọi cách giữ la phông lại mà cũng không kịp.

hình ảnh

Tôi sợ bão và sợ những ký ức ùa về trong cơn bão, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Bỗng nhiên cả nhà nghe tiếng thét chói tai của mẹ tôi vang lên ở nhà bếp. Vì sợ ướt gạo nên mẹ tôi xuống bếp định lấy bao gạo đem cất, không may lúc đó mẹ bị mảnh ngói vỡ rơi trúng vào đầu. Khi tôi và bố kịp chạy xuống bếp thì mẹ đã ngất xỉu rồi, m/á/u c/h/ảy ướt cả áo, nhòe với nước mưa. Sỡ hãi. Bàng hoàng. Đau Đớn và Bất lực.

Đó là một đêm kinh hoàng nhất trong cuộc đời mà tôi từng trải qua. Mẹ vẫn nằm đó với sự sống mong manh, điện cúp, mưa gió bão bùng nhưng tôi không thể đưa mẹ đi cấp cứu được. Cả căn nhà vẫn rung lên vì gió lốc và nước mưa ướt hết tất cả.

Trong khoảnh khắc đó, tôi chỉ có thể băng bó và tìm cách cầm m/á/u cho mẹ. Đến khi gió bớt rú gào, tôi bất chấp nguy hiểm, lái ô tô đưa mẹ đến bệnh viện.

Nhưng chẳng kịp nữa rồi…

Mẹ tôi đã qua giai đoạn vàng để cấp cứu chấn thương sọ não rồi. Bà nằm bệnh viện, điều trị tích cực 3 ngày thì ra đi. Đó là cú sốc vô cùng lớn lao, cũng là nỗi ám ảnh và khiến tôi tự trách mình của tôi suốt 7 năm qua. Ngay cả đến ngày hôm nay, khi nhắc lại nó, nước mắt tôi vẫn rơi, mọi hình ảnh ùa về ngay trước mặt như vừa mới xảy ra chứ không phải là 7 năm trước!

Kể từ ngày mẹ không còn, tôi rất sợ bão. Những cơn bão kèm theo gió rít cuồng phòng, mưa lớn cảm tưởng như xe cuốn đi tất cả. Vậy những những cơn bão ngoài trời đó cũng chẳng bằng cơn bão cuồn cuộn day dứt trong lòng tôi.

Giờ cứ nghe tin siêu bão sắp đổ bộ vào đất liền, tôi chỉ biết cầu nguyện và mong rằng mọi người đừng ai chủ quan, hãy ứng phó kịp thời trước siêu bão. Đừng để phải trải qua những ngày tháng đau khổ và ân hận như tôi.

hình ảnh

Bão ngoài trời có to lớn đến đâu cũng chẳng bằng những cơn bão trong lòng, ảnh: dsD

Ngày hôm nay, khi vừa nghe tin cơn bão Yagi là cơn bão lớn nhất trong lịch sử nhiều năm qua ở Việt Nam, có lẽ nó cũng lớn  hơn cơn bão Damrey mà chúng tôi đã từng trải qua năm đó. Tôi gọi  điện về cho bố để xem tình hình nhà cửa ở nhà có ổn không. Bố tôi chỉ nói ‘bố ổn, con yên tâm nhé’ rồi vội cúp điện thoại. Tôi biết, bố cúp máy vì không muốn tôi nghe được tiếng nấc nghẹn ngào và càng không muốn tôi biết được bố đang rơi nước mắt.

Nhưng dù bố có cố giấu thì tôi đã cảm nhận rõ ràng được điều đó. Tôi cũng cúp máy và thật sự không muốn đối diện nữa. Chắc hẳn, bố cũng như tôi, cũng nhớ mẹ da diết vào những ngày như thế này.

Ở khắp nơi trên mạng xã hội, trên báo, trên tivi, người ta vẫn đăng tải hình ảnh ai đó bị thương, thâm chí là không qua khỏi trong cơn bão. Đó thật sự là những hình ảnh dày vò tôi rất nhiều. Càng xem những thông tin đó, hình bóng của mẹ cứ như rõ ràng hơn ngay trước mắt tôi. Tôi đã từng tự hỏi mình một nghìn lần: Tại sao năm đó, tôi lại  không nghe lời mẹ, không cẩn thận hơn trong việc phòng tránh bão lũ…Tôi đã sai, nhưng lỗi sai này là lỗi sai tôi không có cơ hội  sửa chữa trong đời. Không biết ở một nơi xa nào đó, mẹ có tha thứ cho tôi không. Mẹ ơi, con sai rồi, con rất nhớ mẹ.

Bão số 3: Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, dân Thủ đô không ra đường trước 20h

0

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, đến nay, bão số 3 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói… bay hết. Còn với người dân Thủ đô Hà Nội không nên ra đường trước 20h hôm nay.

Chiều 7/9, tại buổi họp báo Chính phủ, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã cung cấp thông tin về tình hình bão Yagi (bão số 3).

Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề

Theo ông Phạm Đức Luận, bão số 3 vào Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) với cường độ cấp 14, giật cấp 17; Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14. “Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ”, ông Luận chia sẻ.

Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT). Ảnh: Nhật Bắc

Ông Luận cũng thông tin bước đầu ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra. Cụ thể, cơ quan chức năng đã ghi nhận 1 người tại Hải Dương bị thiệt mạng do cây đổ khi đang lưu thông trên đường. 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu tại tỉnh Quảng Ninh.

Trao đổi qua điện thoại, hiện nay, ở Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói… bay hết. Đến sáng mai, mới có thể kiểm đếm hết những thiệt hại này”, ông Phạm Đức Luận nói.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai, đến sáng 8/9, bão di chuyển, đi sâu vào đất liền, khu vực Hà Nội tiếp tục bị mưa lớn ảnh hưởng. “Với cấp bão này thì vùng ảnh hưởng rất lớn, tâm bão ở Quảng Ninh nhưng gió bão ở Hà Nội có thể cảm nhận được rất mạnh”, ông Luận cho hay.

Không để người dân quay lại tàu bè

Trước diễn biến của bão số 3, ông Phạm Đức Luận đề nghị các địa phương kiên quyết không để người dân quay trở lại tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ. Đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho khu sơ tán dân, cũng như nơi neo đậu tàu thuyền, lồng bè.

“Chúng tôi lưu ý người dân không nên ra đường khi bão đổ bộ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Người dân Thủ đô từ nay đến 20h tối không nên ra đường”, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai khuyến cáo.

Chiều 6/7, đường phố Hà Nội vắng lặng. Ảnh: Quang Phong

Đối với vùng miền núi phía Bắc, ông Phạm Đức Luận đề nghị triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, thông tuyến giao thông.

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai còn đề nghị lực lượng chức năng triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh.

https://vietnamnet.vn/bao-so-3-quang-ninh-thiet-hai-rat-nang-ne-dan-thu-do-khong-ra-duong-truoc-20h-2319485.html

Những lời kêu cứu trên mạng khi bão Yagi tàn phá: Nhà bị sập, người bị thương nặng

0

Hiện tại, bão Yagi đã chính thức đổ bộ đất liền và đang tấn công mạnh mẽ khắp các tỉnh phía Bắc. Trong đó, có nhiều tỉnh ghi nhận những thiệt hại vô cùng lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội,….

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người để lại địa chỉ và mong chờ được cứu giúp trong hoàn cảnh bất lực trước gió bão đang cuồn cuộn.

Cư dân mạng khi đọc được những dòng này đều nhói lòng thương xót nhưng trong hoàn cảnh gió bão và khoảng cách địa lý không phải ai cũng có điều kiện giúp đỡ được nên đành bất lực nguyện cầu cho mọi người được bình an, tai qua nạn khỏi.

hình ảnh hình ảnh hình ảnh hình ảnh hình ảnh

Theo thống kê, chỉ tính riêng từ chiều ngày 6/9/2024 đến 16h ngày 7/9/2024, Trung tâm chỉ huy Công an Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 70 tin báo cứu nạn cứu hộ cây đổ do ảnh hưởng của bão Yagi gây ra trên địa bàn. Qua đó, đã điều động hơn 140 lượt xe CNCH, phương tiện phá dỡ với hơn 1500 cán bộ chiến sĩ tham gia triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.

Dự báo mưa bão còn đang tiếp tục tiến vào đất liền và có diễn biến hết sức phức tạp, mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét đánh, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo các phương tiện không nên đi vào những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn; Người dân tuyệt đối không trú mưa dưới gốc cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh. Cần đặc biệt chú ý khi phải đi qua các khu vực có công trường đang thi công, nơi có nhiều tấm tôn, sắt lớn. Khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 hoặc sử dụng ứng dụng “Báo cháy 114” trên thiết bị di động thông minh để được kịp thời hỗ trợ.

Tôn bay, kính rụng hàng loạt trong bão Yagi ở Quảng Ninh, Hải Phòng

Nhiều ngôi nhà, cửa hàng mặt phố khu vực ven biển thuộc Bãi Cháy, Hạ Long (Quảng Ninh) và trung tâm TP Hải Phòng bị tốc mái, bung vách kính vỡ vụn khi bão Yagi quét qua chiều 7/9.

hình ảnh

Trong khi bão Yagi quét qua, tại Hạ Long gió thổi mạnh, nhiều người khi thấy gió ngớt vẫn ra đường. Dãy nhà hàng kinh doanh hải sản ở Bãi Cháy bị sập mái, tốc cửa dẫn tới thiệt hại nặng. Những ô tô đỗ trên vỉa hè cũng bị ảnh hưởng khi nhiều vật dụng rơi vào.

hình ảnh

Một số cửa hàng bị bung biển hiệu quảng cáo, cảnh tượng xác xơ xung quanh khi kính vỡ rụng xuống hàng loạt, rất nguy hiểm. Kính từ trên các tầng cao vỡ tung tóe, rơi xuống bắn ra tận ngoài đường.

hình ảnh

Một căn nhà tan hoàng từ tầng 1 đến tầng 2.

hình ảnh

Ô tô đỗ bên lề đường bị vỡ kính, móp nóc.

hình ảnh

Các vách kính của một tiệm kinh doanh thời trang bị vỡ vụn.

hình ảnh

Cửa kính một cây ATM ở trung tâm Hải Phòng bị gió đẩy vỡ toang.

hình ảnh

Bắc Giang, người dân bỏ xe máy giữa đường rồi bỏ chạy tìm nơi tránh trú

hình ảnh

Cây cổ thụ bật gốc ở Hà Nội.

Bão số 3, tên gọi là bão Yagi xác lập nhiều kỷ lục chưa từng có trong lịch sử khí tượng Việt Nam

Theo cơ quan khí tượng, siêu bão Yagi xác lập nhiều kỷ lục với những cột mốc đặc biệt như:

– Đây là cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (tính đến thời điểm hiện tại).

– Là cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử khí tượng Việt Nam (48 tiếng).

– Lần thứ 3 trong lịch sử cấp độ rủi ro thiên tai Cấp độ 4 (Màu đỏ) được ban hành và cũng lần đầu tiên trong lịch sử cấp độ 4 được sử dụng ở Vịnh Bắc Bộ.

– Top 3 siêu bão đạt cấp 16 trở lên khi hoạt động trên biển Đông.

– Giá trị khí áp tại tâm bão giảm xuống thấp nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua trong lịch sử quan trắc bão của khí tượng Việt Nam.

hình ảnh

Những điều cần làm trong khi bão đổ bộ

– Người dân vẫn cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa phát thanh của thôn, xã…

-“Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật… Tuyệt đối không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào”, cơ quan phòng, chống thiên tai khuyến cáo.

– Đặc biệt, người dân cần chuẩn bị sẵn đèn pin để đề phòng mất điện, không sử dụng nến thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

– Nếu được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.

– “Phải thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn cứu hộ”, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh.

– Luôn bật đèn xe khi trời mưa: Trong điều kiện mưa bão, tầm nhìn bị hạn chế nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, luôn bật đèn pha ở chế độ chiếu gần. Tuy nhiên, cần lưu ý không bật đèn khẩn cấp vì có thể gây lóa cho xe phía sau và làm tình hình thêm khó khăn.

Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

0

Bão số 3 đổ bộ với cấp gió rất mạnh, với hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây mưa rất to khắp Bắc Bộ. Cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét ở hoàng loạt tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc

Theo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11 giờ ngày 7-9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/giờ), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/giờ.

Như vậy, bão đã giảm thêm 1 cấp so với sáng sớm nay 7-9.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 3. Nguồn: Hệ thống giám sát thiên tai

Dự báo thời gian gió, mưa mạnh nhất ở TP Hải Phòng – Quảng Ninh là từ khoảng 13 giờ đến 19 giờ tối nay 7-9; còn khu vực Thái Bình – Nam Định là từ 16-22 giờ; khu vực TP Hà Nội là từ 18 giờ ngày 7-9 đến 1 giờ ngày 8-9.Gió giật rất mạnh, mưa sẽ lên đến 500 mm

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10,…

Đến 22 giờ ngày 7-9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/giờ đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ.

Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến chiều tối 7-9).

Khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 m (Thanh Hóa) đến 2 m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7-9.

Từ chiều 7-9 đến sáng 9-9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa xảy ra mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, có nơi trên 450 mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong chiều và đêm 7-9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7-9 đến đêm 8-9).

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi, trung du của Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An.

Cụ thể, từ đêm 6-9 đến 8-9, cần đặc biệt lưu ý các huyện có nguy cơ rất cao sau đây:

Quảng Ninh (12 địa phương): Thị xã Đông Triều, Quảng Yên, TP Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long, Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu.

Lạng Sơn (10 địa phương): Hữu Lũng, Bình Gia, Lộc Bình, Văn Lãng, Cao Lộc, Văn Quan, Chi Lăng, Bắc Sơn, Đình Lập, thành phố Lạng Sơn.

Bắc Kạn (6 địa phương): Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, TP Bắc Kạn.

Thái Nguyên (9 địa phương): Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên, các TP Sông Công, Thái Nguyên và huyện Đại Từ.

Bắc Giang (8 địa phương): TP Bắc Giang, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang.

Vĩnh Phúc (5 địa phương): Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên.

Hòa Bình (11 địa phương): Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong, Mai Châu, TP Hòa Bình, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Yên Thủy.

Phú Thọ (9 địa phương): Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập.

Tuyên Quang (4 địa phương): Sơn Dương, Chiêm Hóa, Yên Sơn, TP Tuyên Quang.

Yên Bái (9 địa phương): Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, TP Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.

Sơn La (8 địa phương): TP Sơn La, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên.

Lai Châu (3 địa phương): Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên.

Lào Cai (4 địa phương): Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên.

Thanh Hóa (10 địa phương): Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Mường Lát, Như Xuân, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành.

Nghệ An (4 địa phương): Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/bao-so-3-do-bo-gay-mua-rat-to-khap-mien-bac-canh-bao-lu-quet-o-nhieu-tinh-thanh-196240907105957223.htm

Thủy Tiên sẽ tự bỏ tiền túi đi làm từ thiện, không kêu gọi ủ::ng hộ nữa?

0

Sau khi tiếp nhận hơn 18.107 trang sao kê về số tiền hơn 177 tỉ đồng trong tài khoản từ thiện miền Trung chiều 17-9, Thủy Tiên thừa nhận còn thiếu sót trong việc làm từ thiện nên sẽ không kêu gọi quyên góp nữa.

Thủy Tiên nói còn thiếu sót, sẽ không kêu gọi quyên góp từ thiện từ cộng đồng nữa - Ảnh 1. 

Thủy Tiên – Công Vinh đang livestream giấy tờ sao kê tiền từ thiện kêu gọi cho miền Trung chiều 17-9 – Ảnh: TIẾN VŨ

Sau buổi livestream công khai sao kê 18.107 trang cho số tiền hơn 177 tỉ đồng trong tài khoản từ thiện miền Trung, Thủy Tiên tiếp tục có chia sẻ mới về hoạt động từ thiện của mình.

Thủy Tiên cho biết sau 3 tháng kể từ khi kết thúc đợt từ thiện, trong tài khoản kêu gọi đóng góp của cô còn hơn 4 triệu tiền lãi. Ban đầu, vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh dự định để dành lại số tiền trên cho những đợt từ thiện sau.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, khi việc làm từ thiện vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, Thủy Tiên bày tỏ: “Sau chuyến đi vừa rồi, Tiên nhận ra mình vẫn còn nhiều thiếu sót nên Tiên sẽ không kêu gọi từ thiện nữa. Xin phép “mạnh thường quân” cho Tiên chuyển số tiền này đến Mặt trận Tổ quốc.

Thời gian tới, chắc chắn Tiên vẫn sẽ tiếp tục thực hiện thiện nguyện, nhưng sẽ không kêu gọi từ cộng đồng nữa, mà chỉ thực hiện với tư cách cá nhân như từ trước đến nay”.

Thủy Tiên nói còn thiếu sót, sẽ không kêu gọi quyên góp từ thiện từ cộng đồng nữa - Ảnh 2.

Thủy Tiên – Công Vinh làm việc với phía ngân hàng trước khi nhận 18.107 trang sao kê – Ảnh: TIẾN VŨ

Chiều 17-9, Thủy Tiên chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về cuộc sống của cô vài tháng trở lại đây: “Hiện tại tôi chỉ mong cuộc sống gia đình bình an như trước đây. Thời gian qua, bố mẹ, chồng con bị ảnh hưởng nhiều quá. Bố khóc, mẹ khóc, không ngủ được…

Bạn có thể nhìn câu chuyện của người khác rất đơn giản rồi chửi rủa một câu, khen ngợi một câu. Chuyện ấy rất nhỏ với bạn, nhưng với người phải nhận thì có khi sẽ rất khủng khiếp”.

Công Vinh nói thêm: “Chúng tôi không ngủ được. Nhiều hợp đồng quảng cáo của Thủy Tiên đều bị ảnh hưởng, thậm chí phải đền bù. Thiệt hại nặng nề chứ, gần như mất hết mọi thứ. Nhưng khi chúng tôi đưa tất cả thông tin cho pháp luật và kiện một số cá nhân thì họ phải bồi thường”.

Buổi livestream công bố sao kê thu hút đông người xem và không đảm bảo an toàn phòng dịch, khiến lực lượng công an phải can thiệp – Video: TIẾN VŨ

Trên mạng xã hội, buổi livestream “Mang sao kê ra trước công chúng” đang nhận nhiều tranh luận. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng để minh bạch tài chính thì cần phải có sự tham gia của cơ quan kiểm toán.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, Công Vinh cho biết: “Kiểm toán nhà nước thì đây có ngân hàng rồi. Chúng tôi đã liên hệ một đơn vị kiểm toán nhưng họ chỉ kiểm toán cho công ty, chứ không cho cá nhân. Chúng tôi gọi rồi chứ không phải không gọi. Không có luật nào cho kiểm toán cho cá nhân cả”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phan Vũ Tuấn (Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam) – luật sư đại diện của Thủy Tiên, Công Vinh – nói:

“Chúng tôi đã, đang và sẽ gửi văn bản tố cáo một số cá nhân, tổ chức về mặt hình sự tới các cơ quan tư pháp, tố tụng hoặc cơ quan nhà nước để yêu cầu thực hiện biện pháp về mặt hành chính, dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Thủy Tiên, Công Vinh.

Trong phạm vi cho phép, chúng tôi đại diện Công Vinh, Thủy Tiên sẽ cung cấp tối đa các thông tin công chúng mong chờ. Tuy nhiên cũng có những thông tin mà chỉ có cơ quan điều tra mới được biết”.