Home Blog Page 19

Nhà chị dâu sát nhà tôi, cứ đến bữa là 3 con của chị lại chạy qua ăn ch::ự:c, không cần ai phải mời. Các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn nên tốn thức ăn quá, đĩa thịt vừa bê lên, ngoảnh đi ngoảnh lại 3 phút đã hết sạch, con tôi còn nhỏ, ăn chậm chẳng được miếng nào. Kêu với mẹ chồng thì bà thản nhiên: “Thì nấu nhiều lên ăn cho đủ”. Nói thì bảo chấp các cháu nhưng cứ thế này thì tôi không gánh nổi. Đến hôm đó tôi nấu một mâm cơm 10 món rất hấp dẫn nhưng các cháu vừa nhìn thấy thì chạy về ngay. Lúc sau chị dâu chạy sang thông báo …Đọc thêm tại bình luận

0

Vợ chồng tôi mới cưới nhau, kinh tế còn nhiều khó khăn nên kh.ông thể ra ngoài ở riêng mà phải s.ống chung với bố mẹ chồng. Một tháng nay tôi b.ầu bì cơ thể yếu nên nghỉ l.àm để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Chồng tôi đi l.àm xa nhà, ở nhà chỉ có bố mẹ chồng và tôi nên ông bà kh.ông cho ăn riêng. Nhà anh trai chồng ngay cạnh nhà ông bà, l.úc trước ngày nào 3 đứa con anh chị cũng qua chơi nhưng kh.ông bao giờ ở lại ăn cơm. Cho dù ông bà mời kiểu gì bọn trẻ cũng về nhà ăn.

Khi đó tôi cho là bọn trẻ còn nhỏ mà hiểu chuyện, đúng là được bố mẹ dạy dỗ t.ốt mới kh.ông đi ăn chực thế. Vậy mà từ ngày tôi nghỉ ở nhà dưỡng t.hai thì bọn trẻ ngày nào cũng qua ăn chực.

Nhà chỉ có 3 người lớn nên tôi chỉ nấu đủ suất ăn cho bằng ấy người, thế mà cứ thấy động đũa bát là bọn trẻ nhà chị dâu lại chạy qua ăn. Ngày 2 bữa đều như được hẹn giờ vậy.

Bọn trẻ học mẫu giáo và tiểu học, cái tuổi ăn rất khỏe. Từ ngày bọn trẻ qua ăn chực, tôi để ý thấy ông bà ăn ít hơn, nhường hết những món ngon hay trái cây cho các cháu. Còn bố mẹ chồng chỉ ăn cơm chan với nước c.anh là xong bữa cơm.

Một tháng nay tôi b.ầu bì cơ thể yếu nên nghỉ l.àm để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con. (Ảnh minh họa)

Các cháu còn nhỏ ăn uống l.ộn xộn, thấy món ngon thì gắp liên tục như sợ m.ất phần nhìn rất p.hản cảm. Nhiều hô.m tôi mà ngồi mâm trễ thì chắc chắn chỉ còn cơm trắng với nước mắm.

Có hô.m bụng đói nhường đồ ăn cho các cháu, tôi b.ức x.úc góp ý bố mẹ:

“Từ lần sau bọn trẻ chạy qua ăn cơm, con bảo các cháu về thì bố mẹ đừng níu giữ l.àm gì. Nhà các cháu đâu có đói khát gì mà phải qua đây ăn chực. Với lại bố mẹ cũng nên uốn nắn dạy bảo các cháu dần đi, k.ẻo lớn rồi mà còn có thói quen đi ăn cơm rình nhà khác là kh.ông hay đâu. Sau này bọn trẻ lớn lên chúng sẽ xấu hổ khi nghĩ đến chuyện ngày nhỏ đi ăn chực”.

Thế nhưng bố chồng luôn miệng nói bọn trẻ ăn đáng mấy, với lại ăn nhà ông bà nội kh.ông phải ăn chực. Còn mẹ thì nhắc nhở tôi lần sau nấu tăng thêm thức ăn để cho bọn nhỏ ăn k.ẻo đói thì tội.

Mỗi tháng bà đưa tôi có 3 tr.iệu t.iền ăn điện nước, tôi mà tăng t.iền mua đồ ăn nữa thì lấy t.iền túi ra chi sao. Góp ý ông bà kh.ông nghe, ngày nào cũng nhiệt t.ình mời các cháu qua ăn, tôi mệt mỏi để mặc 2 người muốn l.àm gì thì l.àm.

Mẹ nhắc nhở tôi lần sau nấu tăng thêm thức ăn để cho bọn nhỏ ăn k.ẻo đói thì tội. (Ảnh minh họa)

Còn tôi vẫn chỉ mua đồ ăn có giới hạn, ông bà thích có cháu ăn chung cho vui thì nhường suất ăn của bản thân, tôi b.ầu bì phải ráng ăn để có sức s.inh nở.

Ngày hô.m kia, tôi thấy chị dâu qua nhà đưa t.iền cho mẹ chồng. Lấy l.àm lạ nên tôi hỏi t.iền gì thế. Tôi bàng hoàng khi chị dâu nói:

“Từ ngày ăn những món ngon của thím nấu, các con của chị kh.ông chịu ăn cơm nhà nữa. Anh chị đi l.àm cả ngày, t.ối về muộn kh.ông thể nấu những món ngon cho bọn trẻ ăn. Thấy các con thích món ăn của em nấu nên tháng vừa rồi chị góp với mẹ 4 tr.iệu t.iền ăn để cho bọn trẻ ăn cùng.

Còn một tháng hè nữa, em cố gắng giúp chị nấu nướng cho bọn trẻ ăn cùng với nha. Sang tháng 8 bọn trẻ đi học ăn ở trường sẽ kh.ông phải nấu nữa. Em cứ giúp chị đi, mấy bữa nữa em s.inh con chị sẽ nghỉ phép chăm sóc các cháu”.

Tôi kh.ông ngờ chị dâu lại góp nhiều t.iền để cho các cháu ăn với ông bà nội đến thế. Vậy mà mẹ chồng kh.ông nói với tôi việc chị ấy góp t.iền, cũng chẳng đưa thêm t.iền cho tôi mua đồ ăn cho các cháu. Rõ ràng chị dâu đóng t.iền ăn, vậy mà các cháu phải ăn uống tằn tiện.

Theo mọi người tôi nên bỏ t.iền túi ra mua đồ ăn cho các cháu hay nhắc nhở mẹ chồng chi t.iền thêm đây?

Bài văn tả chó của học sinh lớp 3 bị cô giáo cho 1 điểm và mời phụ huynh lên gặp, dân mạng đọc thử rồi tranh c::ãi ầ:m ĩ

0

Không ai có thể lường trước được bước đi này của em học sinh.

Báo Thanh Niên Việt ngày 10/1/2025 đưa thông tin với tiêu đề: “Bài văn tả chó của học sinh lớp 3 bị cô giáo cho 1 điểm và mời phụ huynh lên gặp, dân mạng đọc thử rồi tranh cãi ầm ĩ” cùng nội dung như sau:

Trẻ nhỏ luôn ngây thơ và nhìn nhận thế giới xung quanh theo cách đơn giản, vô tư nhất. Không ít lần người lớn đã có những trận cười vỡ bụng khi đọc những bài văn tả của các em bởi nó chân thật hơn cả… chữ thật như “Mẹ em toàn ngủ đến trưa mới dậy”, “Nhà em có một ông nội” hay “Trên đời bố em sợ nhất là mẹ em”…

Trên MXH năm 2019 cũng đã từng xuất hiện một bài văn như thế khiến cộng đồng mạng xôn xao. Được biết, bài làm này là của một em học sinh lớp 3 viết về đề bài “tả về con vật mà em thích nhất”.

Nội dung bài văn của cậu bé như sau:

“Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi, vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua một cân một, thế là mẹ em cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố em rất thích”

Điều đáng chú ý ở đây là bài văn chân thật này của cậu bé lại làm cho cô giáo bực mình và đã chấm 1 điểm kèm theo lời nhận xét: “Ngày 6/5 phụ huynh lên gặp cô”.

Hành động này của cô giáo đã nhận lại rất nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng. Không ít người cho rằng cô giáo đang chấm điểm hơi gay gắt, bởi học sinh mới chỉ đang học lớp 3 nên thấy gì viết vậy là điều dễ hiểu, chưa đến mức phải mời gặp phụ huynh.

Trẻ con vốn có lối suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, vì vậy có thể chúng sẽ cho “ra lò” những bài văn có nội dung khiến giáo viên phải “ngã ngửa”. Trong trường hợp này, cô giáo nên nhẹ nhàng giải thích để cậu bé có thể hiểu và thay đổi cách viết văn của mình chứ không nên cho điểm kém cũng như mời phụ huynh lên gặp mặt như vậy.

Một vài bình luận của netizen:

– Lớp 3 các cháu vẫn còn thật thà, thấy gì viết vậy cũng là dễ hiểu. Có gì chưa đúng cô giáo nên nhẹ nhàng giải thích chứ không phải cho 1 điểm rồi mời phụ huynh gay gắt như kia, bởi làm như thế trẻ cũng không hiểu mình làm sai ở chỗ nào được.

– Có thể cô giáo không đồng ý với trẻ khi viết về việc ăn thịt chó. Nhưng đó là chuyện riêng của gia đình, cô giáo có thể trao đổi riêng với phụ huynh, không phải lỗi của trẻ, nên cô cho điểm như vậy là chưa được linh hoạt.

– Ít nhất thì bạn học sinh cũng viết văn theo ý hiểu riêng của mình chứ không phải học thuộc theo văn mẫu 10 bài như 1, mình nghĩ cô cũng nên xét đến tính sáng tạo của học sinh chứ.

– Không xét đến việc làm trong bài văn là đúng hay sai, thực chất cậu bé viết cũng thú vị, mạch lạc đó chứ, xét đến cả những yếu tố ấy để chấm điểm nữa chứ.

Trước đó, báo Pháp Luật bạn đọc ngày 29/9/2020 cũng có bài đăng với thông tin: “Học sinh lớp 3 viết văn tả con vật yêu thích, vừa đọc xong cô giáo cho ngay 1 điểm cùng lời phê: “Mời phụ huynh lên gặp cô””. Nội dung được báo đưa như sau:

Tập làm văn là một trong những môn học quan trọng nhất của trẻ nhỏ ở lứa tuổi tiểu học. Thông thường trẻ sẽ được yêu cầu tả một sự vật, sự việc, tả người thân hoặc kể lại một câu chuyện thú vị từng trải qua. Với đầu óc tưởng tượng phong phú, cộng thêm sự ngây ngô mà nhiều khi, trẻ sáng tạo nên vô vàn áng văn bất hủ. Không ít lần, người lớn đọc xong văn của trẻ vừa phì cười vừa giật mình thon thót.

Mới đây nhất, một bài văn được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến các bậc phụ huynh được phen cười lăn lộn. Theo đó một cậu bé học lớp 3 được giao đề bài: “Hãy viết một đoạn văn tả về một con vật mà em yêu thích”. Tuy nhiên cậu học trò nhỏ có vẻ đã nhầm lẫn “nhẹ” và chuyển sang tả… món ăn! Bài văn của cậu bé cụ thể như sau:

“Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi. Vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua một cân. Thế là mẹ cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố mẹ rất thích”.

Bài văn bất hủ của cậu bé lớp 3

Vì bài văn lạc đề nên cô giáo sau đó đã cho 1 điểm, cùng lời phê “6/5 phụ huynh lên gặp cô”. Được biết, bài văn này xuất hiện từ năm ngoái nhưng gần đây bất ngờ được chia sẻ lại và tiếp tục gây bão cộng đồng mạng. Rất nhiều phụ huynh đã để lại những bình luận hài hước như: “Đúng là trẻ nhỏ, thật như đếm”, “Thế này là tả món thịt chó rồi chứ không phải tả con chó nữa”,…

Trước đó, bài văn tả chú chó của một học sinh tiểu học khác cũng khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ. Tuy không lạc đề như cậu bé bên trên nhưng em học trò này lại có cách liên tưởng cực kỳ phong phú: đầu chú chó tròn như hạt mít, hai tai như hai cái lá, mắt tròn như bi ve,…

Bài văn tả chú cho có đôi mắt tròn như bi ve

Đọc xong những bài văn này, người lớn lại càng khẳng định: Chỉ có trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, đáng yêu mới có thể cho ra đời những áng văn bất hủ đến vậy!

Đèn tín hiệu giao thông ‘đang xanh bỗng dưng chuyển sang đỏ”, tài xế có bị mắc lỗi vượt đèn đỏ và phạt tiền lên đến 20 triệu đồng hay không? Bộ GT giải thích …

0

Khi tham gia giao thông, một số đèn đèn tín hiệu có tình trạng đột ngột chuyển màu hay chuyển màu khi chưa hết thời gian đếm giây, hết thời gian đếm giờ nhưng không đổi đèn, dẫn đến việc người dân vô tình vi phạm giao thông.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Trong đó, Nghị định quy định: Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 18-20 triệu đồng.

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, một số đèn đèn tín hiệu có tình trạng đột ngột chuyển màu hay chuyển màu khi chưa hết thời gian đếm giây, hết thời gian đếm giờ nhưng không đổi đèn, dẫn đến việc người dân vô tình vi phạm giao thông.

Nghị định 168, phạt lỗi vượt đèn đỏ

Ảnh minh hoạ

Giải đáp về vấn đề này, Bộ Công an cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày. Theo đó, một cột đèn tín hiệu giao thông sẽ chuyển chu kỳ từ khung giờ cao điểm sang thấp điểm hoặc ngược lại.

Để khắc phục tình trạng này, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công an đã có văn bản chỉ đạo công an các địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát sửa chữa đèn tín hiệu, kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ. Những nút giao có hiện tượng “nhảy đèn”, CSGT sẽ không xử phạt , ngoài ra, hiện tượng đèn có độ trễ đó cũng không nhiều.

“Người dân yên tâm sẽ không bị CSGT phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này. Khi lập biên bản xử phạt, lực lượng phụ trách đèn tín hiệu sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, trích xuất camera, hình ảnh vi phạm của người điều khiển xe, cho xem trực tiếp diễn biến hành vi vi phạm và tín hiệu đèn thời điểm đó”, Bộ Công an cho biết

Đối với việc phạt nguội, CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản, đảm bảo người dân “tâm phục, khẩu phục”, tránh oan sai.

Từ ngày s::in::h con xong thì ở nhà b:án hà::ng online. T:iền b:ạc kiếm được không ít hơn chồng, thế nhưng vì ở nhà nên lúc nào cũng mang tiếng ă::n b::á::m. Tôi phát hiện chồng ngo::ạ:::i t::ìn::h cách đây 1 năm. Lúc đầu, tôi nghĩ mình sẽ c::a::m c::hịu. Có điều cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Hôm ấy, khi tôi đang đưa con đi học về thì ngư::ời tì::nh của chồng đến. Cô ta x:::ô::ng vào đ::á:::nh tôi, chỉ vì trước hôm đó con ố::m, tôi nhất quyết không cho chồng đi gặp cô ta. Sau hôm ấy, tôi vừa thư::ơ::ng con vừa thấy mình quá nh::u nh::ư::ợc. Khi phụ nữ đã bị d:;ồn đến chân tường thì có thể nghĩ ra mọi chuyện, tôi không nói chuyện này cho chồng mà dành ra 3 tháng để chuẩn bị cho kế hoạch, đến ngày tôi rời đi cả nhà chồng v::an xin……

0

Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng phải trả món nợ này rồi.

Tôi vừa ký đơn ly hôn xong mọi người ạ. Cảm giác bây giờ là nhẹ nhõm vô cùng. Những người phụ nữ khác sau khi chia tay thường sẽ đau khổ vì tình. Còn tôi thì chẳng có gì để tiếc thương nữa. Có chăng cũng chỉ là thương cho hai đứa con còn quá bé, chưa biết mình sẽ phải sống mà thiếu vắng tình thương bố mẹ.

Tôi từng là người phụ nữ hiền lành, thậm chí có phần nhu nhược. Chồng tôi làm trưởng phòng kinh doanh của một showroom ô tô. Còn tôi từ ngày sinh con xong thì ở nhà bán hàng online. Tiền bạc kiếm được không ít hơn chồng, thế nhưng vì ở nhà nên lúc nào cũng mang tiếng ăn bám.

Tôi phát hiện chồng ngoại tình cách đây 1 năm. Lúc đầu, tôi nghĩ mình sẽ cam chịu. Nếu làm to ra, vợ chồng bỏ nhau thì con cái chịu thiệt. Chưa kể người ngoài sẽ đánh giá chúng tôi thế nào? Vì vậy, suốt thời gian ấy, tôi ngây ngô làm đủ mọi cách giữ chân chồng. Biết anh sẽ ra ngoài để gặp người tình, tôi vẫn cắn răng nín nhịn.
Làm chính thất vẫn bị đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra cú 'chốt' ngỡ ngàng - Ảnh 1
Cho đến cuối tuần trước, tôi đóng vai nạn nhân, nói mình bị người tình của chồng khủng bố. Tôi muốn ly hôn. Ảnh minh họa: Internet

Có điều cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Hôm ấy, khi tôi đang đưa con đi học về thì người tình của chồng đến. Cô ta xông vào đánh tôi, chỉ vì trước hôm đó con ốm, tôi nhất quyết không cho chồng đi gặp cô ta. Sau hôm ấy, tôi vừa thương con vừa thấy mình quá nhu nhược. Khi phụ nữ đã bị dồn đến chân tường thì có thể nghĩ ra mọi chuyện. Bản thân tôi cũng vậy, tôi đã quyết định sẽ không để cả hai người ấy sống một cách vui vẻ.

Thời gian ấy, tôi bắt đầu tiết kiệm tiền rồi mua một căn hộ, nhờ mẹ đẻ đứng tên. Số còn lại cũng đưa cho bà đứng tên sổ tiết kiệm. Sau đó, tôi lấy tiền của chồng đưa rồi nói đầu tư kinh doanh. Chồng tôi vốn chẳng bao giờ tính toán lãi lỗ, vì thế tôi báo thế nào, anh biết thế ấy.

Trong 3 tháng, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi chuyện. Cho đến cuối tuần trước, tôi đóng vai nạn nhân, nói mình bị người tình của chồng khủng bố. Tôi muốn ly hôn. Tất nhiên là chồng tôi không chấp nhận chuyện này. Có điều tôi đã có mọi chứng cứ, khi tôi dọa sẽ kiện ra tòa. Thấy tôi quá quyết liệt, lại sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp, chồng tôi đồng ý để vợ nuôi con và chấp nhận để lại nhà cho vợ.

Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng phải trả món nợ này rồi.

Đất đai là của cha mẹ. Nay tôi muốn lập di chúc chia mảnh đất và căn nhà cho 2 con đều phần nhau. Con trưởng có trách nhiệm to hơn nhưng con thứ lại là người cho ti:ền xây nhà, nên tôi không thể thiên vị con nào được. Nhưng ngày tôi gọi các con về họp gia đình, có cả các bác trong dòng họ tới chứng kiến, thì con dâu trưởng lại khiến mọi người ph:ẫn n:ộ. Con dâu bảo: “Con phản đối quyết định này của mẹ. Con thấy mẹ lẩm cẩm rồi đấy. Nhà này mẹ để cho vợ chồng con, chúng con lấy thêm 80m2 làm sân vườn. Còn chú Tuấn nhiều ti:ền nhiều của lại đang độc thân thì nhận 150m2 còn lại mà tự xây nhà ở riêng cho thoải mái”. Tôi n:ó:ng mặt nói lại: “Việc này chưa tới lượt con lên tiếng”. Con dâu cũng hùng h:ổ c:ãi: “Con được cưới hỏi đàng hoàng, có giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu cũng đã chuyển về đây, mẹ chính là người mang trầu cau tới nhà con xin dâu, tại sao con không được quyền lên tiếng? Mẹ chia bất cập như thế, chẳng lẽ chúng con phải nghe theo răm rắp?……

0

Tôi nóng mặt nói lại: “Việc này chưa tới lượt con lên tiếng”. Con dâu liền hùng hổ cãi lại.

Vợ chồng tôi sinh được 2 người con trai, cách nhau 6 tuổi. Năm con trai trưởng bước vào kỳ thi đại học, do lúc đó nghề kế toán đang dễ xin việc nên tôi đã bảo con thi ngành đấy. Con thì thích học công nghệ thông tin nhưng dưới sức ép của bố mẹ, đành từ bỏ ước mơ, đi học kế toán. Ra trường, con dễ dàng xin vào làm ở một công ty xuất khẩu, công việc đều đặn, lương tháng cố định. Rồi con lấy vợ sinh con, cuộc sống bình bình trôi qua.

Nhưng tôi cảm nhận con không yêu nghề. Con thường than chán việc, nhiều khi nói chuyện với tôi bằng thái độ giận dỗi.

Con trai thứ 2 thì thi vào công nghệ thông tin, rồi ra trường làm lập trình viên ở một công ty công nghệ. Bước đầu thì cũng khó khăn, nhưng sau này dễ kiếm tiền hơn. Con còn lập trình game nhỏ đem bán nên thu nhập rất tốt, cho tôi tiền xây lại nhà và tự mua ô tô.

Những lúc như thế, con trai trưởng trách: “Ngày trước mà mẹ để con học công nghệ thông tin thì có phải giờ con cũng kiếm được nhiều tiền như chú Tuấn không, tại mẹ mà đời con bết bát. Lương chỉ 15 triệu quay đầu, làm cả đời chẳng khá hơn được”.

Tôi bảo con: “Thời của con khác thời thằng Tuấn, cứ cho lúc đó con học công nghệ nhưng ra trường chắc gì đã xin được việc luôn. Vì lúc đó có quá ít công ty công nghệ. Rồi lận đận vài năm trời không đâu ra đâu, con lại oán mẹ không hướng dẫn chỉ đường cho con thôi”.

Mẹ già lập di chúc chia nhà cho 2 con, thái độ của con dâu trưởng khiến cả họ phẫn nộ, còn tôi lên cơn đau tim - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi nói vậy nhưng con không nghe, con vẫn một mực trách tôi đã phá hủy giấc mơ của con. Tình cảm mẹ con cũng nhạt nhòa hơn rất nhiều. Tôi bị ốm, con vẫn quan tâm hỏi han nhưng cảm giác cho xong nghĩa vụ mà thôi

5 năm trước, chồng tôi qua đời. Mấy tháng nay, tôi cảm thấy sức khỏe của mình cũng yếu đi nên muốn lập di chúc trước.

Vợ chồng tôi có mảnh đất 350m2, cả gia đình đang sinh sống trong căn nhà rộng 120m2 (do tiền của con thứ cho để xây). Vợ chồng con trai trưởng trực tiếp ở với chúng tôi tại quê nhà, còn con thứ (chưa lấy vợ) thì thuê trọ trên thành phố, chỉ cuối tuần hoặc cuối tháng mới về.

Nay tôi muốn lập di chúc chia mảnh đất và căn nhà cho 2 con đều phần nhau. Con trưởng có trách nhiệm to hơn nhưng con thứ lại là người cho tiền xây nhà, nên tôi không thể thiên vị con nào được.

Căn nhà được xây theo kiểu chữ L 2 tầng, tôi cắt cho con trưởng phần lớn nhà là 80m2 và 100m2 sân vườn, còn nửa kia 40m2, tôi bảo con thứ xây thêm lắp vào cho vuông vắn nên cho con thêm 130m2 đất.

Đây cũng là tôi suy tính kỹ càng rồi mới quyết định. Nhưng ngày tôi gọi các con về họp gia đình, có cả các bác trong dòng họ tới chứng kiến, thì con dâu trưởng lại khiến mọi người phẫn nộ.

Con dâu bảo: “Con phản đối quyết định này của mẹ. Con thấy mẹ lẩm cẩm rồi đấy. Người ta chỉ chia đất chứ ai chia cả nhà ra như thế. Nhà này mẹ để cho vợ chồng con, chúng con lấy thêm 80m2 làm sân vườn. Còn chú Tuấn nhiều tiền nhiều của lại đang độc thân thì nhận 150m2 còn lại mà tự xây nhà ở riêng cho thoải mái”.

Tôi nóng mặt nói lại: “Việc này chưa tới lượt con lên tiếng”.

Mẹ già lập di chúc chia nhà cho 2 con, thái độ của con dâu trưởng khiến cả họ phẫn nộ, còn tôi lên cơn đau tim - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Con dâu cũng hùng hổ cãi: “Con được cưới hỏi đàng hoàng, có giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu cũng đã chuyển về đây, mẹ chính là người mang trầu cau tới nhà con xin dâu, tại sao con không được quyền lên tiếng? Mẹ chia bất cập như thế, chẳng lẽ chúng con phải nghe theo răm rắp? Ngày trước nếu mẹ không cản thì chồng con giờ đâu có hèn kém hơn em trai như vậy. Chúng con có khi chẳng thèm đất đai tổ tiên mà đã tự mua được nhà lầu xe hơi ở nơi khác rồi”.

Tôi tức đến đau tim, ngã vật ra vuốt ngực mãi mới thở lại được. Các bác trong họ phẫn nộ quát con dâu trưởng thì con mới im lặng. Tôi rất buồn vì con trai trưởng không hề lên tiếng, dường như con cũng cảm thấy lời vợ nói là đúng. Con trai thứ thì nói con không cần nhà, con xin mẹ 100m2, tự con sẽ xây căn nhà khác để lấy chỗ sau này còn về quê hương khói cho bố mẹ.

Tôi biết, con cảm nhận được sự lạnh nhạt từ anh trai, sợ rằng sau khi bố mẹ mất, con không có nơi để về. Nhưng căn nhà chúng tôi đang ở, con đã bỏ ra hơn 2 tỷ để xây, sao có thể nhường hết cho anh trai như vậy được. Huống chi thái độ của con dâu trưởng khiến tôi nhận ra, con chỉ bo bo phần mình, chẳng biết nghĩ cho người khác.

Cuộc họp gia đình chia tài sản phải dừng lại do tôi không đủ sức khỏe để nói tiếp nữa. Các bác trong họ trấn an rằng tôi cứ làm theo ý tôi, giấy trắng mực đen đây rồi thì cứ lên phòng tư pháp mà tách sổ, các con phải chịu. Tôi hiểu ý các bác, nhưng tôi làm sao có thể khiến các con mâu thuẫn được. Việc chia đất đai này phải được sự đồng thuận từ 2 con thì sau này mới không nảy sinh vấn đề. Tôi không biết phải làm sao cho công bằng nữa?

Hàng triệu tài xế nên biết bây giờ tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần. Hoá ra đây là lý do …

0

Tài xế lái xe ô tô được chạy tối đa 48 tiếng/tuần đúng không? Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng tuần năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe để cho tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần phạt bao nhiêu?

Tài xế lái xe ô tô được chạy tối đa 48 tiếng/tuần đúng không?

Theo Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ

1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

Theo đó, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

Như vậy, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 48 giờ trong một tuần

Lưu ý: Quy định này áp dụng với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.

Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025

Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 (hình từ internet)

Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần năm 2025 theo Nghị định 168?

Theo điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ với xe ô tô vận chuyển hàng hóa
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe;
c) Điều khiển xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có tác dụng trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô;
d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.

13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe (khi điều khiển xe ô tô) 02 điểm;

Theo đó, điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, như đã phân tích ở trên, thời gian tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải không quá 48 giờ trong một tuần. Do đó, nên tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải quá 48 tiếng/tuần có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, tài xế lái xe ô tô kinh doanh vận tải quá 48 tiếng/tuần còn bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe.

Chủ xe để cho tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần phạt bao nhiêu?

Theo Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;

b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị định này;

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 20; điểm b khoản 5 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 20; điểm b khoản 5 Điều 21 của Nghị định này;

….

21. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm g, điểm m khoản 7; điểm đ, điểm e khoản 8; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a, điểm b, điểm đ khoản 11; điểm a khoản 12; điểm c khoản 13; điểm đ, điểm h khoản 14 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;

Như vậy, nếu chủ xe ô tô giao phương tiện hoặc để cho tài xế là người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện lái xe ô tô kinh doanh vận tải quá 48 tiếng/tuần có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.

Còn vài ngày nữa là Tết nhưng đến giờ phút này, tôi không còn thiết tha gì nữa. Tôi thẳng tính, không khéo nên không được lòng mẹ chồng. Vì thế, bà lúc nào cũng soi mói, xét nét con dâu, rồi can thiệp cả vào chuyện p:hò:ng t:h:e của hai vợ chồng khiến tôi rất khó chịu. Tôi muốn phát triển sự nghiệp nên chưa có con. Vậy mà mẹ chồng gọi điện về quê than phiền với mọi người rằng sợ tôi “tịt” không đ:ẻ được. Thậm chí bà còn giao chỉ tiêu cho vợ chồng tôi trong năm nay phải có em bé, nếu không, bà sẽ không để yên cho tôi. Hôm ấy liên hoan, tôi có uống vài chén rượu cùng mọi người, gần 11h mới về tới nhà. Mở cửa vào, tôi khá bất ngờ khi mẹ chồng đang ngồi khoanh tay ở ghế sofa đợi. Thấy tôi có mùi rượu, mẹ chồng lập tức mắng tôi như tát nước vào mặt, cho rằng tôi là loại con dâu “mất nết”, “không ra thể thống gì”. Nói qua nói lại một hồi, mẹ chồng đùng đùng chạy vào phòng, mở tủ vơ quần áo rồi ra ném thẳng vào người tôi. Vừa làm bà vừa lớn tiếng đu:ổi tôi ra khỏi nhà….

0

Còn vài ngày nữa là Tết nhưng đến giờ phút này, tôi không còn thiết tha gì nữa…

Gần Tết, mọi người đang hối hả chuẩn bị chào đón một năm mới. Còn tôi, tôi đang phải lang thang, có nhà mà không được về. Ngay từ lúc quyết định cưới, tôi biết sống cùng mẹ chồng trước sau gì cũng xảy ra xích mích nhưng tôi không ngờ tôi lại phải chịu cảnh nhục nhã, ê chề đến mức này.

Tôi mới lấy chồng giữa năm ngoái. Trước khi cưới, cả tôi và chồng đều có một chút tiết kiệm nên sau khi kết hôn, hai đứa vay mượn thêm để mua được một căn chung cư trả góp trên thành phố. Do bố chồng đã mất, nhà còn mình mẹ chồng nên chúng tôi đón bà từ quê lên sống cùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi thẳng tính, không khéo nên không được lòng mẹ chồng. Vì thế, bà lúc nào cũng soi mói, xét nét con dâu, rồi can thiệp cả vào chuyện phòng the của hai vợ chồng khiến tôi rất khó chịu.

Tôi muốn phát triển sự nghiệp nên chưa có con. Vậy mà mới vỏn vẹn vài tháng, mẹ chồng gọi điện về quê than phiền với mọi người rằng sợ tôi “tịt” không đẻ được. Thậm chí bà còn giao chỉ tiêu cho vợ chồng tôi trong năm nay phải có em bé, nếu không, bà sẽ không để yên cho tôi.

Ở công ty, tôi làm trưởng bộ phận nên cũng không tránh được những lúc họp hành về muộn. Mẹ chồng không những không thông cảm mà luôn cho rằng tôi lấy cớ để trốn phải về cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.

Đi làm đã mệt mỏi, về nhà mẹ chồng lại luôn mặt nặng mày nhẹ, bóng gió đủ điều khiến tôi stress. Cộng với việc sống chung, khác biệt quan điểm sống, ăn uống nên mâu thuẫn, xích mích ngày càng gia tăng. Nhiều lúc chính chồng tôi phải thốt lên rằng mẹ mình quá đáng nhưng anh lại không dám góp ý trước mặt bà sợ bà giận bỏ về quê. Thành ra tôi lúc nào cũng phải nhận phần ấm ức về mình.

Những ngày giáp Tết, trong lúc tôi đang bù đầu xử lý nốt công việc còn dang dở thì mẹ chồng lại luôn thúc giục tôi phải về quê sớm để lo dọn dẹp nhà cửa. Tôi nói bà về trước, tôi sẽ đưa tiền thuê người làm nhưng bà nhất quyết yêu cầu phải là tôi vì năm nay là năm đầu tiên tôi ăn Tết ở nhà chồng.

Thuyết phục mẹ chồng không được, tôi đành hẹn bà sau buổi tất niên công ty, tôi sẽ sắp xếp đưa bà về quê để 2 mẹ con sửa soạn đón Tết. Nào ngờ, ngay hôm đó, mẹ chồng đã biến mọi chuyện thành ra phức tạp như thế này.

Hôm ấy tôi có uống vài chén rượu cùng mọi người nên gọi taxi đi về. Cận Tết gọi xe khó và đường khá đông nên gần 11h tôi mới về tới nhà. Mở cửa vào, tôi khá bất ngờ khi mẹ chồng đang ngồi khoanh tay ở ghế sofa đợi. Thấy tôi có mùi rượu, mẹ chồng lập tức mắng tôi như tát nước vào mặt.

Bà nói tôi vô trách nhiệm, Tết nhất đến nơi, dâu con không về quê lo sắm sửa cho nhà chồng mà vẫn vô tư váy dài váy ngắn đi nhậu nhẹt đến đêm mới biết đường mò về.

Tôi có giải thích, tôi là trưởng bộ phận, tiệc tất niên của công ty không thể không vắng mặt. Hơn nữa, trong buổi lễ, tôi đại diện bộ phận nên phải uống xã giao vài chén. Tất cả chỉ là phép lịch sự. Nhưng mẹ chồng vẫn cho rằng tôi là loại con dâu “mất nết”, “không ra thể thống gì”.

Nói qua nói lại một hồi, mẹ chồng đùng đùng chạy vào phòng, mở tủ vơ quần áo rồi ra ném thẳng vào người tôi. Vừa làm bà vừa lớn tiếng đuổi tôi ra khỏi nhà. Hành động quá quắt của mẹ chồng khiến tôi sốc nặng. Tôi biết mẹ chồng khó tính, khắt khe nhưng chưa bao giờ nghĩ bà lại ứng xử thậm tệ đến mức ấy.

Mẹ chồng lớn tiếng khiến chồng tôi từ trong phòng chạy ra. Chưa hiểu chuyện gì, anh lập tức khuyên tôi tạm thời lánh mặt một đêm, đợi mẹ nguôi giận thì về. Mẹ chồng đã vậy, chồng lại nhu nhược không bảo vệ vợ khiến tôi vô cùng uất ức. Sẵn có hơi men trong người, tôi thẳng thừng nói nhà của tôi, tôi không phải đi đâu cả.

Vin vào câu nói ấy, mẹ chồng càng được đà lớn tiếng mắng tôi là con dâu hỗn láo, ngụ ý đuổi mẹ chồng. Thậm chí bà còn thách thức sẽ bắt xe về quê ngay trong đêm vì không muốn nhìn thấy mặt tôi nữa.

Vì sợ mẹ làm thật, chồng tôi đã lập tức đẩy tôi ra khỏi nhà, đóng sập cửa lại một cách lạnh lùng không thương tiếc khiến tôi như bị rơi xuống vực sâu của sự cay đắng. Hai hôm nay, những cảm xúc ấy vẫn còn nguyên…

Còn vài ngày nữa là Tết nhưng đến giờ phút này, tôi không còn thiết tha gì nữa. Mẹ chồng quá quắt, chồng nhẫn tâm đẩy vợ ra ngoài giữa đêm lạnh, vậy tôi có nên cố gắng vun đắp cuộc hôn nhân này nữa hay không?

Sức khỏe của vợ tôi vốn rất tốt, nhưng khi man:g tha:i lại có những phản ứng ố:m ngh:én nghiêm trọng. Tôi lo lắng gọi điện cho mẹ, mong bà đến giúp chăm sóc vợ mình. Thế nhưng, mẹ không hề giúp đỡ hay chăm sóc con dâu ốm nghén mà liên tục đòi tiền, trong lúc hai vợ chồng đang khá căng về tài chính do công việc có chút trục trặc. Hôm qua vợ và mẹ tôi có tranh cãi, bà đã đẩy cô ấy ngã cầu thang… và để rồi …..

0

Mẹ tôi làm vợ suýt s:ả:y t:ha:i, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn

Tôi không ngờ chỉ vì bênh mẹ và bắt vợ nhẫn nhịn mà sau khi sinh xong, vợ tôi kiên quyết ly hôn; cô ấy hận vì suýt mất con do sự khắc nghiệt của mẹ chồng.

Tôi và vợ quyết định đến thành phố lớn để phát triển sự nghiệp vào năm thứ hai sau khi kết hôn. Cả hai đều nhận thấy chuyên môn của mình sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn ở nơi này. Trước khi thực sự ổn định, cuộc sống của chúng tôi gặp vô vàn khó khăn, hai đứa cố gắng tiết kiệm và luôn thấu hiểu nhau, chưa bao giờ phàn nàn về đối phương, cùng chia sẻ việc nhà, xây dựng một gia đình nhỏ hạnh phúc.

Sau ba năm ở thành phố, cuộc sống dần dần khởi sắc. Tôi được cấp trên công nhận năng lực và bắt đầu tham gia các dự án lớn. Công việc của vợ tôi cũng ổn định, cô ấy không còn phải tăng ca thường xuyên và trở thành chỗ dựa vững chắc cho tôi.

Đúng lúc này, vợ tôi phát hiện mình mang thai, đứa trẻ đến bất ngờ ngoài dự định gây ra cú sốc cho cả hai vì sự nghiệp đang trên đà phát triển. Dù bối rối nhưng niềm vui có con khiến chúng tôi quyết định giữ lại em bé sau nhiều ngày suy nghĩ.

Sức khỏe của vợ tôi vốn rất tốt, nhưng khi mang thai lại có những phản ứng ốm nghén nghiêm trọng, dẫn đến kiệt sức. Tôi lo lắng gọi điện cho mẹ, mong bà đến giúp chăm sóc vợ mình. Mẹ tôi lập tức từ chối, nói bà bị  ngã gãy chân, đến nhà tôi sẽ chỉ gây thêm phiền phức. Sau đó, tôi phát hiện mẹ chỉ bịa chuyện để tránh chăm sóc con dâu, đành thuê người giúp việc.

Vợ tôi vẫn tưởng mẹ chồng đau chân, nên dù vốn không có thiện cảm với bà, cô ấy vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm, hết sức áy náy vì mình ốm nghén quá mức không thể thăm nom, và gửi tiền nhờ anh chị em ở quê đưa bà đi khám và điều trị.

Hành động của vợ khiến tôi cảm thấy áy náy. Tôi nhớ lại ngày mới lấy nhau, mẹ lấy lý do tôi là đứa con thành đạt nhất trong nhà và là con thứ nên không đóng góp gì cho đám cưới. Thực tế, cha mẹ tôi không thiếu tiền nhưng luôn muốn giữ lại toàn bộ cho con trai út. Dù trong lòng có phần bất mãn, tôi vẫn cố gắng che giấu, tự mình xoay xỏa các khoản chi cho đẹp mặt với nhà vợ.

Một thời gian sau, mẹ bất ngờ đến nhà tôi, nói là để chăm con dâu bầu bí. Vì đã quên mất cái cớ mình đưa ra trước đó, bà để lộ với vợ tôi sự thật mình không hề gãy chân. Nhìn ánh mắt khó hiểu của vợ tôi, tôi buộc phải giải thích sự việc, khiến vợ tôi vốn đã không ưa càng mất thiện cảm với mẹ chồng.

Những ngày ở nhà tôi, mẹ không hề giúp đỡ hay chăm sóc con dâu ốm nghén mà liên tục đòi tiền, trong lúc hai vợ chồng đang khá căng về tài chính do công việc có chút trục trặc. Trong vòng một tháng, bà đã tiêu số tiền lớn chỉ để mua trang sức cho mình và con dâu út. Trong tháng thứ hai, bà lấy cớ thuê giúp việc quá tốn kém nên tự ý sa thải, thực tế là muốn lấy số tiền lương mà tôi trả cho chị ấy mỗi tháng.

Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn-1(Ảnh minh họa: Nothingshare)

Mặc dù nhận tiền công chăm sóc con dâu, mẹ tôi chẳng làm gì mà còn thường xuyên bắt nạt cô ấy, ngày nào cũng gây căng thẳng khiến vợ tôi càng mệt mỏi, bị động thai suýt nữa thì sẩy. Vợ tôi đến lúc đó thì không nhẫn nhịn nữa, lên tiếng phản kháng với bà.

Tôi biết mẹ mình khắc nghiệt và vô lý với con dâu, nhưng phận làm con, tôi không cho phép vợ mình trách móc hay nặng lời với mẹ, yêu cầu cô ấy nhẫn nhịn, dù sao bà cũng là bề trên.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn gia đình là trong một lần mẹ tôi làm quá, vợ vốn đã hận vì suýt mất con nên dứt khoát yêu cầu bà về quê. Sau đó, cô ấy nhờ mẹ đẻ đến chăm sóc. Sau khi em bé ra đời, vợ yêu cầu ly hôn. Tôi quá sốc, không ngờ vì chút mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu trong thai kỳ mà tỏ ra quyết tuyệt như vậy.

Đương nhiên tôi không đồng ý, và cô ấy nói:  “Anh có biết tại sao em muốn đến Bắc Kinh không? Em muốn anh tránh khỏi sự thao túng của gia đình, có thể cân bằng cuộc sống riêng và trách nhiệm đối với gia đình lớn. Lâu nay chính anh biết rõ cha mẹ thiên vị chị gái và em trai, mọi thứ tốt đẹp đều dành cho họ, nhưng lại đòi hỏi ở anh nhiều nhất, mà anh thì không bao giờ biết phản biện hay từ chối.

Từ sự việc lần này, em hiểu rõ ràng trong lòng anh, em sẽ không bao giờ quan trọng bằng gia đình anh. Nếu không phải vậy, anh đã không bắt em phải nín nhịn hoàn toàn khi mang thai khổ sở, thậm chí cả khi bà ấy khiến em suýt sẩy thai, trong khi anh không hề phê bình hay góp ý một câu nào với mẹ”.

Nghe vợ nói, tôi nhận thức được mình đã sai, nhưng không thể chấp nhận rằng chỉ vì thế mà cô ấy nằng nặc đòi ly hôn, không hề cho chồng cơ hội sửa chữa hay bù đắp. Vợ nói cô ấy đã hoàn toàn thất vọng về tôi và biết chắc hai đứa sẽ không hạnh phúc nếu tiếp tục. Cố níu kéo không được, cuối cùng tôi đành buông tay, đồng ý ly hôn.

Đến bây giờ, tôi vẫn bàng hoàng không tin kết cục đó lại là sự thật. Có phải phụ nữ bây giờ quá khắt khe và không quý trọng hôn nhân? Chẳng lẽ lỗi của tôi lớn đến mức không thể tha thứ như vậy sao?

2 khung giờ lái xe phải lưu ý việc bật đèn, bấm còi. Cập nhật ngay không là mất tiền triệu đấy …

0

Kể từ ngày 1/1, Luật trật tự giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực. với nhiều thay đổi. Đáng chú ý, thời gian bắt buộc bật đèn xe và không được sử dụng còi xe khi tham gia giao thông.

Thay đổi khung thời gian bắt buộc bật đèn xe 1/1

Cụ thể, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc sử dụng đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

+ Khi gặp người đi bộ qua đường;

+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;

Như vậy, khung thời gian bắt buộc bật đèn xe mới nhất từ 01/01/2025 là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Trong trường hợp có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn hoặc di chuyển trong hầm đường bộ thì không cần biết là mấy giờ.

Không bật đèn xe trong khung giờ quy định bị xử phạt thế nào?

Đối với người đi xe máy không bật đèn xe trong khung giờ quy định

Theo Điểm I, Khoản 1; Điểm c, Khoản 10 và Điểm m, Khoản 3 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

– Nếu người điều khiển xe máy không bật đèn xe khi tham gia giao thông trong khung thời gian cho phép thì bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng cho lỗi vi phạm.

– Nếu chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng thì bị xử phạt từ 400.000-600.000 đồng.

– Trường hợp điều khiển xe máy vi phạm hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với xe ô tô không bật đèn chiếu sáng trong thời gian quy định

Theo Điểm g, Khoản 3 Điều 5 và Điểm r, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp người đi xe ô tô không bật đèn chiếu sáng trong thời gian quy định và trong hầm đường bộ sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Tránh bị phạt, lái xe trên đường đặc biệt lưu ý 2 khung giờ này từ 2025 - 1
Từ ngày 1/1/2025, người dân cần chú ý để áp dụng theo quy định mới khi tham gia giao thông (Ảnh minh họa: IT).

Khung giờ không được sử dụng còi xe từ 1/1

Theo Điều 21 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người tham gia giao thông chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:

Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;

– Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

Lưu ý là không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

Như vậy, theo quy định nêu trên, từ ngày 1/1, khi điều khiển xe tham gia giao thông trong khung giờ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên) thì người điều khiển xe không được sử dụng còi.

Mức phạt lỗi sử dụng còi xe sai quy định như sau:

* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

(Điểm a, g, khoản 1; điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

(Điểm a, n khoản 1; điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

* Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

(Điểm a khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Mừng cưới em trai và em dâu 2 vợ chồng tôi điều kiện nên đi phong bì gần 200 triệu. Vậy mà không ngờ ngày đầy tháng con, 2 vợ chồng làm 1 buổi tiệc nhỏ mời họ hàng đến ăn, vợ chồng em trai tận trưa mới ló mặt đến, không cho cháu 1 đồng nào. Đến khi mọi người về hết mới thấy 2 đứa lò dò lại gần, tay cầm tờ giấy đặt xuống bàn rồi đưa cho tôi 2 cái chìa khóa. Tôi tức nghẹn họng khi em trai quá tính toán không cho nổi cháu 100 nghìn. Tối hôm đấy định vứt luôn tờ giấy vào thùng rác thì mới ngỡ ngàng khi trên đó ghi…

0

Năm nay, gia đình tôi hạnh phúc chào đón sự ra đời của cô con gái, như vậy là nhà tôi đã có đủ nếp đủ tẻ. Để kỷ niệm ngày đầy tháng của con, vợ chồng tôi đã làm một bữa tiệc nho nhỏ.

Tôi đã gặp chồng mình khi học đại học, anh cao ráo, đẹp trai và là một người tình cảm, chu đáo. Anh luôn nhường nhịn, chiều chuộng tôi. Ngay cả khi tôi sai, anh cũng luôn nhẹ nhàng phân tích cho tôi hiểu, nhờ đó mối quan hệ của chúng tôi rất tốt đẹp, không cãi nhau khi nào.

Sau khi tốt nghiệp và đi làm được 3 năm, dưới sự chúc phúc và thúc giục của hai bên gia đình, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Gia đình tôi sống ở nông thôn, có hai chị em, tôi và em trai. Từ nhỏ, chúng tôi rất thân thiết, em trai kém tôi 2 tuổi.

Ban đầu, gia đình tôi có điều kiện kinh tế tạm ổn, nhưng khi cả hai chị em đi học, chi phí sinh hoạt tăng lên đáng kể, khiến thu nhập hàng năm của bố mẹ không đủ trang trải. Họ đã phải tiêu tốn gần hết số tiền tiết kiệm trước đó. Vì thế, khi tôi kết hôn, bố mẹ không có nhiều tiền của để cho con gái.

Gia đình chồng có điều kiện hơn, nên đã mua nhà cho chúng tôi để ổn định cuộc sống. Bố mẹ chồng là những người rất tốt, tư tưởng hiện đại. Sau khi kết hôn, tôi có mối quan hệ rất tốt với bố mẹ chồng, gần như không xảy ra xích mích gì cả.

Năm thứ hai sau khi cưới, chúng tôi đã có một cậu con trai, và ông bà đã tới ở cùng để giúp đỡ chúng tôi chăm sóc bé.

Ngày con tôi đầy tháng, em dâu đưa ra 2 tờ giấy, tôi tròn mắt khi đọc dòng chữ trên đó - 1

Tôi có mối quan hệ rất tốt với bố mẹ chồng, gần như không xảy ra xích mích gì cả. (Ảnh minh họa)

3 năm trước, em trai tôi cũng kết hôn. Mặc dù em trai tôi là một sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, nhưng sau khi tốt nghiệp, em không đi làm mà luôn ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, vì vậy việc kết hôn của em bị trì hoãn mãi. Mãi tới khi em dâu trót mang thai ngoài ý muốn, cả hai mới tổ chức đám cưới.

Thời điểm đó, công việc của em trai đang trong giai đoạn khó khăn. Bố mẹ tôi không có nhiều tiền của để cho em làm sính lễ. May thay, em dâu và gia đình em đều là người tốt bụng, không đặt nặng vấn đề tiền bạc nên không làm khó gia đình tôi. Tuy nhiên, là chị gái, tôi không nỡ nhìn em mình chịu khổ, nhất là khi em dâu đang mang thai.

Khi đó, điều kiện của vợ chồng tôi tương đối tốt. Vì vậy sau khi bàn bạc, chúng tôi đã quyết định hỗ trợ em trai 200 triệu. Em trai và em dâu rất cảm kích khi nhận được món quà này của chúng tôi.

Sau khi kết hôn, sự nghiệp của em trai tôi lên như diều gặp gió. Dần dần, điều kiện sống của chúng cũng cải thiện, mua được nhà và xe. Nhìn thấy các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, tôi cũng thấy vui thay.

Ngày con tôi đầy tháng, em dâu đưa ra 2 tờ giấy, tôi tròn mắt khi đọc dòng chữ trên đó - 2

Khi vợ chồng em trai kết hôn, tôi hỗ trợ 200 triệu. (Ảnh minh họa)

Năm nay, gia đình tôi hạnh phúc chào đón sự ra đời của cô con gái, như vậy là nhà tôi đã có đủ nếp đủ tẻ. Để kỷ niệm ngày đầy tháng của con, vợ chồng tôi đã làm một bữa tiệc nho nhỏ.

Dĩ nhiên, gia đình em trai cũng đến dự tiệc. Tuy nhiên, điều khiến tôi kinh ngạc là món quà mà họ mang đến. Em dâu đã trao cho tôi 2 tờ giấy cùng 2 chiếc chìa khóa và nói:

– Đây là quà em biếu 2 cháu, gồm 2 căn hộ nho nhỏ. Nếu ngày trước không có sự giúp đỡ của vợ chồng chị trong lúc khó khăn, vợ chồng em đã không có thành tựu như ngày hôm nay. Vợ chồng em cảm ơn anh chị nhiều lắm, anh chị hãy nhận lấy món quà này đi. Anh chị xứng đáng có được nó.

Nhìn tên hai con ghi trên hai giấy chứng nhận bất động sản, tôi cảm kích không nguôi, xen lẫn đó là sự kinh ngạc. Tôi không ngờ vợ chồng em trai giờ đây lại phát đạt như vậy, tặng những 2 căn nhà một lúc.

Nhưng tôi cũng ái ngại vì món quà này quá lớn. Vợ chồng em trai thuyết phục mãi, tôi mới đành nhận. Chỉ hi vọng công việc của em thuận lợi, tình cảm giữa hai gia đình chúng tôi sẽ luôn êm ấm, hòa thuận như bây giờ.