Home Blog Page 6

Vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng bèo bọt, không ổn định nên 2 năm trước, khi chồng tôi nhận được lời đề nghị đi công tác xa nhà 5 năm nhưng lương cao gấp 10 lần, chồng tôi đã đồng ý. Tiền anh gửi về, tôi sẽ dành dụm, tiết kiệm để sau này còn lo cho tương lai, chuyện ăn học của con. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh đều đặn gửi về cho tôi 30-40 triệu. Nhờ tiền chồng gửi về mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Tuần trước chồng tôi không gọi về cho vợ. Tôi gọi điện, anh cũng không nghe máy. Ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Nơi anh ở rất xa trung tâm thành phố, xung quanh thưa thớt nhà dân, nếu anh có đau bệnh thì cũng khó điều trị thế nên toi tức tốc đến chỗ chồng làm thăm anh. Vượt quãng đường hơn 400 cây số, khi tới nơi nhìn hoàn cảnh sống của anh tôi không cầm được nước mắt tự trách… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Nếu như mẹ chồng không hối thúc, có lẽ tôi sẽ còn chần chừ việc đến thăm chồng.

Vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng bèo bọt, không ổn định vì phụ thuộc vào lượng hàng sản xuất. 2 năm trước, chồng tôi nhận được lời đề nghị từ công ty: Anh ấy sẽ đi làm xa, công ty lo hết chuyện ăn ở, điều kiện là anh phải ở lại nơi công tác đến hết 5 năm. Lương cao nhưng phải xa nhà, xa vợ con 5 năm trời.

Lúc đó, tôi mới sinh con nên anh phân vân. Chính tôi đã động viên anh đi. Làm lương cao, tôi ở nhà sẽ lo cho bố mẹ chồng và con nhỏ. Tiền anh gửi về, tôi sẽ dành dụm, tiết kiệm để sau này còn lo cho tương lai, chuyện ăn học của con.

Con trai vừa thôi nôi thì chồng tôi đi. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh đều đặn gửi về cho tôi 30-40 triệu. Nhờ tiền chồng gửi về mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Tôi lo thuốc men, quần áo chu đáo cho bố mẹ chồng. Tôi cũng đi làm, mỗi tháng trung bình được 9 triệu, lo học hành, sữa bỉm cho con trai và ăn uống trong gia đình. Tiền chồng gửi về, tôi gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tháng nào chồng cũng gửi 40 triệu về nhà, tôi bàng hoàng khi biết cảnh sống của anh trong lần đến thăm đột ngột - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tối nào vợ chồng tôi cũng gọi điện video cho nhau. Chồng tôi luôn than thở ở đó buồn quá, xung quanh toàn là cây cối và tiếng chim chóc, động vật. Dù có tiền, anh cũng không biết phải tiêu xài ở đâu. Tôi an ủi, động viên anh cố gắng vì gia đình. Vài năm nữa, anh về, tiền cũng đủ để xây căn nhà mới rồi.

Tuần trước, chồng tôi không gọi về cho vợ. Tôi gọi điện, anh cũng không nghe máy. Ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Nơi anh ở rất xa trung tâm thành phố, xung quanh thưa thớt nhà dân, nếu anh có đau bệnh thì cũng khó điều trị. Tôi tâm sự với bố mẹ chồng, họ bảo tôi đến thăm anh một lần. Bố mẹ sẽ giúp tôi chăm sóc con trai. Tôi đến đó, sẵn tiện đem theo ít đồ ăn ngon cho anh, gần Tết rồi.

Được sự ủng hộ của bố mẹ chồng, tôi đã mua vé xe, đến nơi chồng công tác ngay trong đêm. Lúc đến nơi là 6h sáng, tôi lại đi tiếp một chặng đường dài nữa bằng xe ôm. Tìm đến nơi chồng ở, tôi sửng sốt khi biết cuộc sống của anh.

Đúng như anh mô tả, xung quanh gần như không có nhà. Đoạn đường từ nơi anh ở đến trung tâm thành phố xa hơn 30km, rất khó đi. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là cây cối.

Tôi vào nhà, thấy chồng nằm chèo queo, cả người nóng sốt. Ngôi nhà nhỏ xíu, chỉ có một phòng ngủ và phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh. Nhưng chồng tôi treo ảnh gia đình khắp nơi.

Thấy tôi, anh ấy còn lơ mơ, hỏi có phải đang mơ không? Nhìn tình cảnh của chồng mà tôi mà rớt nước mắt. Tôi lấy thuốc đã chuẩn bị sẵn từ nhà cho chồng uống rồi nấu cháo cho anh ăn.

Đến trưa, chồng tôi mới đỡ hơn một chút. Anh ôm lấy tôi, bảo cứ tưởng mình đang mơ vì không nghĩ tôi lại đến tận nơi thăm anh. Anh nói làm việc ở đây, lương thì cao thật nhưng quá cô đơn. Đồng nghiệp có vài người nhưng đều đi làm đến tối mịt mới về, cũng chẳng ai biết chăm sóc người ốm. Nhiều khi anh nhớ vợ nhớ con đến quay quắt mà không biết phải làm sao? Vì vợ con, anh phải cố gắng, chứ nếu không, chắc anh đã bỏ cuộc rồi.

Tôi xót xa quá. Ở với chồng 2 ngày, tôi phải về lại. Từ lúc về, tôi luôn nghĩ đến việc xin cho chồng về quê với mình. Tôi không muốn anh sống khổ sở và cô độc như vậy nữa. Nhưng nếu về giữa chừng thì phải bồi thường tiền hợp đồng. Nên làm sao mới đúng đây?

Từ hôm nay, cho trẻ em ngồi đằng trước xe máy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng?

0

Người dân cần cập nhật ngay quy định mới để việc chở trẻ em đi xe máy an toàn hơn đồng thời cũng đảm bảo không bị CSGT xử phạt.

Từ ngày 1/1/2025 Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã tăng nhiều mức xử phạt với một số hành vi vi phạm giao thông. Trong đó có những quy định liên quan tới độ tuổi và cách thức chở trẻ em trên xe máy.

Cho trẻ trên 6 tuổi ngồi trước có thể bị phạt tới 10 triệu đồng?

Trong các hành vi mất an toàn khi chở trẻ đi xe máy đó là cho trẻ ngồi trước trong khi trẻ đã to lớn. Bởi vậy điểm h, Khoản 9 của Điều 7 Nghị định 168 đã quy định:

Phạt tiền 8 đến 10 triệu đồng với hành vi: ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước. Người vi phạm quy định này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Như vậy người dân cần chú ý khi cho con cháu đi xe máy, cần tránh cho trẻ lớn hơn 6 tuổi ngồi ở phía trước.

Ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi này bị phạt 200-300 nghìn đồng. Hơn nữa ở Nghị định 100 không giới hạn rõ ràng độ tuổi trẻ em như ở Nghị định 168.

Do đó từ nay người dân cần chú ý hơn khi chở trẻ em đi xe máy, tránh việc cho trẻ ngồi phía trước, trừ khi trẻ còn nhỏ. Việc chở trẻ ngồi trước cũng không an toàn cho người đi xe máy và không an toàn cho trẻ. Trong trường hợp không may có va chạm, trẻ ngồi trước có thể bị lao về đập vào phía trước ảnh hưởng tới nội tạng của trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ ngồi sau lưng người lái và có dây nịt thắt an toàn cho trẻ.

Chở trẻ đi xe máy phải chú ý tránh bị CSGT xử phạt

Chở trẻ đi xe máy phải chú ý tránh bị CSGT xử phạt

Thay đổi độ tuổi trẻ em trong trường hợp xe máy chở 3

Quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông là chỉ chở tối đa 1 người ngồi sau xe máy trừ trường hợp chở người đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người yếu hoặc người khuyết tật.

Trước đây độ tuổi trẻ em là 14 còn từ ngày 1/1/2025 quy định mới trẻ em dưới 12 tuổi.

Nếu trở trẻ em trên 12 tuổi mà ngồi phía sau có 2 em sẽ bị phạt. Điểm g khoản 2 Điều 7 quy định mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng cho hành vi điều khiển xe 2 bánh chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật.

Trẻ trên 6 tuổi không có mũ bảo hiểm sẽ bị phạt

Theo quy định của Nghị định 168 thì phạt 400-600 nghìn đồng với hành vi: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Theo quy định này trẻ từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải có đội mũ bảo hiểm và đội đúng quy cách khi ngồi trên xe máy.

Sau một năm kết hôn, vợ chồng tôi có con đầu lòng trong sự mãn nguyện của gia đình 2 bên. Ở cữ được 10 ngày, tôi đã không chịu nổi gia đình chồng, mẹ chồng thủng thẳng: “Đợi cháu tôi đủ 36 tháng, anh chị muốn bỏ nhau thì bỏ”, tôi l//ạnh người khi biết tại sao bà chọn 36 tháng chứ không phải thời điểm khác…

0

Sau một năm kết hôn, vợ chồng tôi có con đầu lòng trong sự mãn nguyện của gia đình 2 bên. Mới sinh cách đây hơn 10 ngày. Ban đầu tôi định ở cữ nhà ngoại cho thoải mái, ai cũng đồng ý với ý kiến này, chỉ có mỗi mẹ chồng tôi nhất quyết không chịu.

Bà bảo, con đầu cháu sớm nên ông bà họ hàng rất mong ngóng để bế cháu, đón cháu về nhà chăm bẵm. Cho nên, tháng đầu tiên sau sinh, mẹ con tôi phải ở nội (mặc dù trong thâm tâm tôi thấy không thoải mái), sau đó muốn về ngoại thì về.

Cũng vì không muốn mất hòa khí giữa hai nhà nên tôi cố gắng, mong từng ngày để con tròn tháng sẽ được về nhà ngoại ở cữ cho thoải mái. Bố mẹ đẻ tôi vì thế cũng không ý kiến gì thêm về chuyện này nữa.

Tuy nhiên, về ở cữ tại nhà nội được 10 ngày, tôi đã không thể chịu đựng thêm được nữa mà xách vali, ôm con bỏ về nhà ngoại.

Chẳng là mẹ chồng tôi chăm con dâu theo kiểu cổ hủ thời xưa. Trời thì nắng như đổ lửa mà bà bắt tôi nằm trên than nóng, đã thế than còn đặt trong phòng kín. Tôi phản đối quyết liệt cái này vì sợ ngộ độc khí than cho cả mẹ lẫn con vì tôi đã đọc nhiều vụ việc có thật trên báo rồi. Nhưng dù tôi giải thích mãi thì mẹ chồng vẫn cương quyết không chịu nghe khiến cả 2 bên đều căng thẳng.

Về ăn uống, ngày nào mẹ chồng cũng bắt tôi ăn chân giò, chân dê mặc dù tôi nhiều sữa chứ không phải không có. Ăn đôi bữa thì chẳng sao nhưng một ngày 3 bữa đều ăn chân giò thì tôi không thể nuốt cho nổi. Tôi không ăn thì mẹ chồng lại tỏ vẻ khó chịu, nói xấu con dâu khắp nơi rằng mẹ chồng chăm con dâu ở cữ từ chân răng kẽ tóc nhưng vẫn chê ỏng chê eo, rồi thì bảo “trứng mà đòi khôn hơn vịt”,…

Không chỉ có vậy, mẹ chồng còn can thiệp vào cách nuôi con của tôi một cách quá đáng. Đêm nào bà cũng lọ mọ vào phòng hai vợ chồng với lý do là chăm cháu. Thành ra chồng tôi nằm dưới đất hoặc sang phòng khác ngủ, còn tôi và mẹ chồng sẽ nằm trên giường cùng con. Lúc đầu, tôi cũng không phản đối gì vì nghĩ bà quá quý cháu nên mới vậy.

Mới hơn chục ngày ở cữ nhà chồng mà tôi mệt mỏi kiệt sức không chịu nổi, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Nhưng, lâu lâu mẹ chồng lại bóng gió mấy câu trong lúc nói chuyện điện thoại hay ngồi chơi cùng với mấy người bà con, kiểu như: “Ở nhà nuôi con là ăn bám mà không biết điều”, “Con ngủ rồi dậy làm việc đi, đừng cứ nằm mãi thế. Con khóc thì mẹ dỗ cho”,… khiến tôi rất khó chịu. Tuy nhiên, tôi vẫn nhẫn nhịn vì cho rằng có thể là do sau sinh, tâm lý mình nhạy cảm hơn nên nghĩ nhiều, suy diễn. Nhưng tới ngày thứ 10 ở cữ tại nhà nội, tôi thật sự không nhịn được nữa.

Hôm đó tôi bảo chồng đi làm giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cho con, có gì còn đưa con đi khám. Tuy nhiên, chồng tôi lại theo ý của mẹ, muốn chọn ngày đẹp mới đi làm giấy khai sinh cho con. Không chịu nổi vì quá vô lý, tôi đã không kiềm chế được mà cãi nhau với chồng.

Hai vợ chồng đang cãi nhau thì mẹ chồng xông vào phòng thẳng thừng nói:

– Hai đứa có cãi nhau thì đợi con đủ 36 tháng rồi muốn cãi thì cãi, muốn bỏ nhau thì bỏ. Tôi không cản

Ý của mẹ chồng là muốn vợ chồng tôi ly hôn, nhưng phải đợi con tôi đủ tuổi để nhà nội tranh chấp quyền nuôi con, nuôi cháu. Bởi về nguyên tắc, khi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì pháp luật sẽ luôn cho mẹ trực tiếp nuôi nấng.

Quá bức xúc trước câu nói đó cũng như bị dồn nén cảm xúc từ lâu, tôi không ngần ngại cãi nhau với mẹ chồng. Thật may, trong nhà vẫn còn có người hiểu chuyện là bố chồng tôi. Ông đã lên bênh tôi và trách mắng mẹ chồng vì có những lời lẽ không nên. Sau đó, bố khuyên tôi nên về nhà ngoại ở cữ để bố dạy lại vợ và con trai.

Bố chồng đã có lời, tôi cũng chẳng kiêng nể gì mà không rời khỏi căn nhà với nhiều mệt mỏi này. Tôi lập tức gọi điện cho bố mẹ đẻ sang đón tôi và con về. Lúc hai mẹ con tôi xách vali ra cửa, mẹ chồng mới ríu rít xin lỗi bảo tôi để cháu nội ở lại.

Thật quá vô lý, con tôi mới 10 ngày tuổi còn đang bú sữa mẹ. Giờ lại bảo tôi để em bé lại rồi 1 mình về nhà ngoại thì liệu có ai nghe được không. Tôi mệt mỏi quá rồi, tôi muốn được thoải mái, nghỉ ngơi nên đã lập tức lên xe ô tô không nói 1 lời.

Bố tôi cũng không nhượng bộ, nói thẳng với nhà thông gia:

– Con gái tôi còn có bố mẹ, chúng tôi sẽ không để nó phải chịu ấm ức. Ông bà phải đến nhà tôi có lời chính thức xin lỗi thì chúng tôi mới cho hai mẹ con nó về lại nhà nội sau khi hết cữ. Bằng không, con gái tôi, tôi nuôi, cháu ngoại tôi, tôi chăm, không dám làm phiền tới ông bà nữa.

Đến nay, tôi đã về ngoại được gần 1 tuần rồi. Có ông bà ngoại chăm nom tôi thoải mái, vui vẻ hơn hẳn. Chồng vẫn liên tục xin lỗi, khuyên tôi về nhưng tôi mặc kệ.

Bài học đắt giá cho những người mà đang làm ô s::in như tôi..Mẹ tôi thay đổi hẳn từ ngày lên thành phố làm giúp việc. Mẹ cười nhiều hơn, hay nói hơn, tôi hỏi “Mẹ có tình yêu mới à”, bà chỉ cười e thẹn sau mấy chục năm bố tôi m/ấ/t, 1 mình nuôi các con trưởng thành. Hôm giỗ họ vừa rồi, bà xin về nhà 1 hôm rồi thông báo chuyện quan trọng: Tái hôn với ông chủ góa vợ ở Hà Nội. Mẹ tôi và bố dượng không ĐKKH, chỉ làm vài mâm ra mắt gia tiên. Đúng 3 tháng sau, tôi nghẹn lòng thấy bà xách túi quần áo thất thểu trở về quê và thông báo chuyện đ/ộ/ng tr/ờ/i….

0

Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra là âm mưu

Ông chủ 68 tuổi bày tỏ tình cảm và mong muốn tái hôn với người giúp việc U60. Tuy nhiên, bí mật phía sau khiến người trong cuộc đau lòng.

Mẹ tôi trở về nhà sau 2 năm lên thành phố làm giúp việc với gương mặt buồn bã. Bà nằm lỳ trong phòng, mấy ngày liền chỉ ăn uống qua loa.

Tối hôm qua, tôi thấy mẹ nằm im, nước mắt đọng ở đuôi mắt. Hoảng hốt, tôi lay mẹ ngồi dậy và tìm hiểu nguyên nhân. Tôi dùng mọi cách để thúc ép nhưng mẹ không muốn nói. Cho tới khi tôi òa khóc, mẹ mới mở lòng tâm sự.

Gia đình tôi không khó khăn đến mức để mẹ đi làm giúp việc. Lúc mẹ thông báo đi làm, mấy chị em tôi ra sức khuyên can nhưng không có kết quả. Mẹ nghỉ hưu ở tuổi 56, ở nhà cả ngày cũng buồn nên đi làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở Hà Nội. Hàng ngày, bà chịu trách nhiệm chăm sóc, nấu ăn… cho người đàn ông 68 tuổi.

Người này bị tai biến nhẹ, phải ngồi xe lăn. Ông sống cùng 2 cô con gái, vợ đã mất hơn 10 năm. Các con của ông bận đi làm, không tiện chăm sóc.

Mẹ tôi vốn kỹ tính lại thương người nên chăm sóc ông rất chu đáo. Từ ngày có mẹ tôi, các con của ông thoải mái đi sớm về khuya.

Tôi về làm vợ của ông chủ suốt 2 tháng nay, thế nhưng chưa đưa cho tôi 1 đồng nào. (Ảnh minh họa)

Người giúp việc đau lòng khi biết bí mật của gia đình ông chủ. Ảnh minh họa: PX

Mỗi lần gọi điện hỏi thăm, tôi thấy mẹ khá vui vẻ và hạnh phúc. Thỉnh thoảng, tôi trêu mẹ đã phải lòng ông chủ. Mẹ nghe vậy liền cười e thẹn.

Bố mất lúc tôi 10 tuổi, mẹ ở vậy nuôi chúng tôi lớn khôn. Từ lâu, tôi thúc giục mẹ tìm người bầu bạn nhưng bà chẳng ưng ai. Lần này, có vẻ như sau thời gian dài tiếp xúc, chăm sóc ông chủ, mẹ tôi đã nảy sinh tình cảm.

Hơn 3 tháng trước, mẹ gọi điện về, tâm sự với tôi rất lâu. Mẹ kể, ông chủ bày tỏ tình cảm và muốn tái hôn với bà. Con gái lớn của ông cũng tác hợp, mong hai người sớm làm bữa cơm ra mắt.

Tôi thấy an tâm nên giục mẹ đồng ý. Được con gái động viên, mẹ tôi chấp nhận chắp nối với ông chủ. Sau đó, con gái lớn của ông chủ gọi điện cho tôi. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ và lên kế hoạch tổ chức buổi lễ nho nhỏ cho bố mẹ.

Cuối tuần vừa rồi, nửa đêm, mẹ tôi xuống bếp uống nước. Sợ mở đèn làm ông chủ tỉnh giấc, mẹ tôi mò mẫm đi trong bóng tối. Bà thấy phòng con gái lớn của ông chủ vẫn sáng đèn và có tiếng tranh cãi. Bà rón rén đến gần nghe trộm.

“Em không đồng ý bố tái hôn với cô H. Tại sao đến giờ chị mới nói với em? Nhà mình có điều kiện, sao lại để bố qua lại với người giúp việc. Gia đình chồng sắp cưới biết chuyện thì em nhục không thể tả”, con gái nhỏ của ông chủ gay gắt.

Nghe đến đó, mẹ tôi tủi thân, định quay về phòng thì tiếng cô con gái lớn vọng ra: “Em dại lắm. Sau này, chị em mình đều theo chồng thì ai chăm bố. Thuê người giúp việc mãi cũng không phải cách.

Bây giờ, mình tìm đâu ra người chăm chỉ, chu đáo như cô H. Nói là tái hôn nhưng họ không đăng ký kết hôn. Họ cứ ở vậy, chị em ta không phải trả lương lại yên tâm”.

Nghe đến đấy, mẹ tôi choáng váng. Bà tựa lưng vào tường, cố gắng hít thở sâu. Bình tĩnh trở lại, bà lặng lẽ về phòng. Mẹ tôi ấm ức, xót xa nhưng chẳng thể nói ra. Bà từ chối tái hôn, rồi quyết định nghỉ việc.

Tôi tức điên khi nghe xong câu chuyện của mẹ. Tôi muốn gọi điện, mắng cho họ một trận tơi bời. Tuy nhiên, mẹ tôi không đồng ý. Bà bảo đau đớn như thế đã đủ lắm rồi. Bà không muốn liên quan đến gia đình đó nữa.

Từ xưa các cụ đã bảo rồi…..Tôi cho con dâu cuốn sổ ngân hàng mừng cháu nội đầy tháng, nhưng khi nghe con dâu giới thiệu ‘Cháu tên Minh Quang, tên ở nhà là Nhím’ thì t:ai tôi ù đi ch:.oáng v:.áng h:.ét lên ‘Nếu không đổi tên cho th:.ằ:.n:.g b:.é thì mẹ sẽ lấy lại cuốn sổ ngân hàng vừa cho’

0

Ngoài tuổi 60, tôi đã được tận thưởng sự bình yên, hạnh phúc của tuổi già. Con trai tôi cưới được một người vợ hiền lành, đức hạnh, mối quan hệ giữa hai vợ chồng nó luôn tốt đẹp nên tôi rất yên tâm.

Cách đây hơn 1 tháng, cháu trai chào đời khiến nhà tôi càng thêm náo nhiệt. Một tuần trước là ngày đầy tháng cháu, tôi quyết định tặng con dâu một món quà lớn. Đó là một cuốn sổ ngân hàng trị giá 300 triệu.

Thực ra từ khi con dâu mang thai 8 tháng, vợ chồng tôi đã bàn tính chuyện này. Thấy hai vợ chồng con sống ở thành phố chịu áp lực kinh tế lớn, con dâu lại muốn mở cửa hàng quần áo nên chúng tôi quyết định rút tiền tiết kiệm của mình và làm một cuốn sổ mới tặng con. Hy vọng số tiền này sẽ giúp hai đứa giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như thực hiện được ước mơ của mình.

Ngày cháu trai đầy tháng, hai vợ chồng con làm tiệc khá to, mời nội ngoại hai bên và một số bạn bè thân thiết. Trước mặt mọi người, con dâu giới thiệu cháu nội tôi trước mặt mọi người:

– Hôm nay là ngày đầy tháng của bé Nhím. Tên con là Minh Quang, hy vọng sau này con là một chàng trai thông minh, tiền đồ rộng mở.

Hôm đầy tháng cháu nội, tôi cho con dâu một cuốn sổ ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Nghe đến cái tên, tai tôi ù đi. Bởi vì tôi từng có một đứa con trai, cũng tên là Minh Quang, nhưng đáng tiếc là nó đã qua đời cách đây 13 năm. Chuyện này đã để lại một nỗi đau dai dẳng trong lòng tôi. Để tránh khơi lại nỗi đau này, cả gia đình không ai nhắc đến cái tên đó nữa. Tôi cũng chưa bao giờ nói chuyện này với con dâu. Tại sao con dâu lại biết rồi đặt cái tên đó cho cháu trai tôi?

Khi khách khứa đã về hết, tôi hỏi con dâu:

– Sao con lại đặt cái tên đó?

Con dâu nhìn tôi với ánh mắt né tránh:

– Mẹ ơi, con nghĩ cái tên này rất hay và có ý nghĩa.

Nhưng tôi cảm nhận rõ ràng rằng con không nói thật. Nói chuyện với con trai tại sao lại đặt tên trùng tên với người em trai quá cố thì con nói:

– Tên em trai, con chưa bao giờ nhắc với vợ, không hiểu sao lại trùng hợp như thế. Cô ấy kiên quyết muốn đặt cái tên đó, bảo tên đó hay, ý nghĩa. Khuyên mãi không được con cũng hết cách, đành chiều theo. Mà tên trùng cũng có sao đâu mẹ, mẹ đừng đặt nặng vấn đề quá.

Khi đặt tên con, hầu như nhà nào cũng phải chọn lựa kỹ càng, tránh trùng tên với những người trong họ hàng. Ấy vậy mà con trai tôi biết trùng tên vẫn đặt, đã thế lại trùng với em trai quá cố khiến tôi tức điên.

Con trai nói cái tên đó là do con dâu đặt, đó là sự trùng hợp nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Nghĩ miên man, tôi chợt nảy ra ý nghĩ: Con dâu có liên quan gì đến đứa con đã mất của tôi không?

Con trai tôi biết trùng tên vẫn đặt, đã thế lại trùng với em trai quá cố khiến tôi tức điên.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định hỏi thẳng con dâu. Ấp úng hồi lâu, con dâu cuối cùng đã nói ra sự thật.

Hóa ra, nó và đứa con trai đã mất của tôi từng yêu nhau. Chúng nó yêu nhau qua mạng từ năm cấp 2. Ngày đó vì đi mua quà cho bạn gái mà con trai tôi bị tai nạn rồi qua đời. Để kỷ niệm mối tình này, nó quyết định đặt tên con trai theo tên bạn trai cũ, tức con trai quá cố của tôi.

Khi biết chuyện, tôi choáng váng, hồi lâu không thể bình tĩnh được. Tôi không thể chấp nhận sự thật này và cảm thấy con dâu đang cố tình chọc tức tôi, cố tình khơi lại nỗi đau trong lòng tôi. Sau khi bình tĩnh lại, tôi nói:

– Chuyện cũ đã qua không thể vãn hồi, mẹ không truy cứu nữa. Nhưng mẹ không chấp nhận được các con đặt tên cho cháu nội mẹ như vậy. Các con phải đi đổi tên cho thằng bé, nếu không mẹ sẽ lấy lại cuốn sổ ngân hàng vừa cho cũng như căn nhà bố mẹ mua cho các con trước khi cưới.

Tuy nhiên, con dâu vẫn một mực làm theo ý nó. Con trai thì trách tôi hẹp hòi, chấp nhặt chuyện cũ, không nên vì chuyện xưa mà gây khó dễ cho vợ chồng nó như thế. Chẳng nhẽ tôi làm sai sao?

Sự ổn định, êm ấm của tôi bắt đầu tan biến kể từ khi tôi đi họp lớp. Hàng năm, tôi vẫn tham gia gặp gỡ thầy cô, bạn bè cũ nhưng không phải vì người ấy như mọi người lầm tưởng. Bởi bạn trai cũ của tôi đã đi nước ngoài từ lâu, chưa từng trở về hay liên lạc với ai. Điều bất ngờ là năm nay, anh có mặt tại buổi gặp từ rất sớm. Sự xuất hiện của anh khiến mọi người đều không khỏi ngạc nhiên, nhất là tôi. Suốt buổi hôm đó, anh chủ động đến kết nối, nói chuyện, luôn ngồi gần tôi và xin số điện thoại, tài khoản mạng xã hội của tôi để sau này tiện liên lạc. Ban đầu, tôi thấy khá vui khi gặp lại anh, không nghĩ ngợi quá nhiều. Nhưng những ngày tháng sau đó, xem ảnh của anh trên Facebook, nhắn tin với anh, tự dưng tôi thấy lòng mình xao xuyến, như được trở về thời cấp 3 yêu đương hồn nhiên, trong sáng. Tôi rất nhớ những kỷ niệm đẹp giữa chúng tôi. Tần suất tôi và anh rủ nhau đi ăn, uống cà phê ngày càng tăng lên. Và tôi biết, mình không thể làm chủ lý trí được nữa. Tôi đã yêu anh một lần nữa, hàng ngày về nhà mà luôn nhớ đến anh. Tôi thậm chí còn ch;;;án gh;;;ét chồng, chồng nói gì cũng thấy kh;;ó ch;;ịu và không cho chồng động vào người mình. Dần dần, tôi bắt đầu có suy nghĩ t;;áo b;;ạo, đó là nhanh chóng l;;y hô;;n….đọc tiếp dưới bình luận

0

Gặp lại anh, tôi thấy lòng mình xao xuyến và rất nhớ những kỷ niệm đẹp giữa chúng tôi. Sau đó, tôi quyết định ly hôn chồng để “yêu lại từ đầu” với bạn trai cũ.

Trong cuộc đời tôi, tôi từng trải qua hai mối tình. Tình đầu của tôi kéo dài 5 năm, từ khi học cấp 3 đến năm thứ hai đại học. Thời ấy còn trẻ, hay giận hờn vu vơ, chúng tôi vì những tranh cãi nhỏ nhặt mà dần xa nhau.

Còn mối tình thứ hai chính là chồng tôi bây giờ. Anh là đồng nghiệp của tôi, nói đúng hơn là cấp trên trong công ty. Anh là người chủ động tán tỉnh tôi trước. Chúng tôi yêu nhau hơn một năm, đều ở ngưỡng hơn 30 tuổi, cảm thấy đối phương phù hợp nên quyết định tiến tới hôn nhân, chứ không phải là yêu quá mặn nồng hay sâu sắc gì.

Nói thật đến giờ, tôi vẫn chưa thể quên người bạn trai đầu tiên. Anh là mối tình tôi yêu rất lâu, từ thuở còn trong sáng, ngây thơ, không nghĩ ngợi gì. Sau khi chia tay, anh đi du học rồi định cư luôn ở nước ngoài nên chúng tôi chưa từng gặp lại nhau.

Nói thế không có nghĩa là tôi không yêu chồng mình hay ngoại tình trong tư tưởng. Chồng tôi là người tốt bụng, tử tế. Chúng tôi có với nhau một con trai 3 tuổi. Tuy nhiên, 6 năm qua, chúng tôi sống chung phần nhiều vì trách nhiệm, cảm thấy phù hợp hơn là vì tình cảm.

Thực ra, chuyện này cũng bình thường đối với các gia đình hiện nay. Kể cả những cặp đôi yêu nhau lâu năm, đến khi kết hôn, để có thể ở bên nhau lâu dài, họ tựu trung cũng vì tình nghĩa, trách nhiệm.

Sau buổi họp lớp, tôi mải mê chạy theo mối tình đầu và cái kết bất ngờ - 1Tôi đã đánh mất tất cả sau khi gặp lại tình cũ (Ảnh minh họa: Sina).

Tuy nhiên, sự ổn định, êm ấm của tôi bắt đầu tan biến kể từ khi tôi đi họp lớp. Hàng năm, tôi vẫn tham gia gặp gỡ thầy cô, bạn bè cũ nhưng không phải vì người ấy như mọi người lầm tưởng. Bởi bạn trai cũ của tôi đã đi nước ngoài từ lâu, chưa từng trở về hay liên lạc với ai.

Điều bất ngờ là năm nay, anh có mặt tại buổi gặp từ rất sớm. Sự xuất hiện của anh khiến mọi người đều không khỏi ngạc nhiên, nhất là tôi. Suốt buổi hôm đó, anh chủ động đến kết nối, nói chuyện, luôn ngồi gần tôi và xin số điện thoại, tài khoản mạng xã hội của tôi để sau này tiện liên lạc.

Ban đầu, tôi thấy khá vui khi gặp lại anh, không nghĩ ngợi quá nhiều. Nhưng những ngày tháng sau đó, xem ảnh của anh trên Facebook, nhắn tin với anh, tự dưng tôi thấy lòng mình xao xuyến, như được trở về thời cấp 3 yêu đương hồn nhiên, trong sáng. Tôi rất nhớ những kỷ niệm đẹp giữa chúng tôi.

Tần suất tôi và anh rủ nhau đi ăn, uống cà phê ngày càng tăng lên. Và tôi biết, mình không thể làm chủ lý trí được nữa. Tôi đã yêu anh một lần nữa, hàng ngày về nhà mà luôn nhớ đến anh. Tôi thậm chí còn chán ghét chồng, chồng nói gì cũng thấy khó chịu và không cho chồng động vào người mình.

Dần dần, tôi bắt đầu có suy nghĩ táo bạo, đó là nhanh chóng ly hôn để trở về bên tình cũ. Xưa nay, tôi vốn là người quyết đoán và mạnh mẽ, nghĩ được là làm được. Một mặt, tôi đưa đơn ly hôn cho chồng ký, một mặt tôi hẹn gặp bạn trai cũ để chia sẻ mong muốn của mình.

Ngày hôm ấy, tôi hân hoan trong hạnh phúc, nghĩ chắc chắn rằng mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng dự định của tôi. Tôi biết bạn trai cũ vẫn còn nhiều tình cảm với tôi. Chứ không tự dưng anh lại về nước, đến họp lớp và chủ động tiếp cận, tâm tình với tôi như vậy.

Nhưng hóa ra, tôi đã đánh giá mình hơi cao. Lúc nhận tin tôi sẽ ly hôn chồng để tiến tới với bạn trai cũ, anh tỏ ra rất ngạc nhiên, hoảng hốt và liên tục vạch rõ ranh giới, nói rằng tôi đã có suy nghĩ không đúng, lầm tưởng quá đà.

Anh khẳng định, anh về nước vì sau nhiều năm sống ở nước ngoài vẫn cảm thấy không phù hợp. Cha mẹ anh cũng già yếu rồi, anh muốn được ở gần để chăm sóc họ. Chuyện anh chưa lấy vợ đơn giản vì anh theo chủ nghĩa độc thân, hoàn toàn không phải vì vẫn còn yêu hay nhớ nhung tôi.

Anh xin lỗi vì thời gian qua thường xuyên gặp gỡ và liên lạc với tôi. Anh viện cớ do sống ở phương Tây đã lâu nên tính cách anh khá thoải mái. Anh không nghĩ việc bạn bè cũ gặp nhau, chưa từng vượt quá giới hạn lại khiến tôi có ý định bỏ chồng như vậy. Rồi anh dứt khoát đề nghị chúng tôi chấm dứt liên lạc để không đẩy sự việc đi xa thêm nữa.

Mỗi lời anh nói như cứa vào trái tim tôi, khiến tôi đau đớn tột cùng. Buồn bã trở về nhà, tôi giật mình khi không thấy chồng con đâu. Thay vào đó là tờ đơn ly hôn được đặt trên bàn, bên trong đã có chữ ký của chồng tôi.

Chồng nhắn, anh sẽ trả lại tự do cho tôi theo như tôi mong muốn. Tuy nhiên, điều kiện của anh là con phải để anh nuôi. Anh tạm thời đưa con về sống ở nhà ông bà nội. Hôn nhân giữa chúng tôi, anh sẽ cố gắng giải quyết sớm.

Đến lúc này, tôi mới nhận ra, mình đã làm mọi thứ tanh bành, tự tay mình đã đập nát hạnh phúc, làm khổ chồng con. Sao tôi lại có thể sống sai trái như vậy chỉ vì nhân danh tình yêu đích thực, viển vông chạy theo tình cũ?

Giờ tôi thực sự hoảng hốt, sợ hãi. Liệu tôi có thể “quay đầu là bờ”, còn có cách nào giúp tôi cứu vãn cuộc hôn nhân của mình không?

Ai cũng bảo vợ chồng tôi có phúc. Vợ chồng tôi làm nông, cả đời chẳng xây nổi căn nhà khang trang, thấy bố mẹ chồng khổ quá nên con dâu mới quyết định xuống tiền xây tặng cho chúng tôi căn nhà 2 tầng. Ngày tân gia, nhìn căn nhà đúng như trong giấc mơ vậy, vợ chồng tôi hạnh phúc vô cùng. Lúc bày mâm cúng, thiếu mỗi đĩa muối gạo mà con dâu vẫn nhờ tôi xuống lấy, vừa mở tủ bếp thì thấy tờ giấy A4 rơi ra, cầm lên đọc tôi sả-ng hồ-n khi biết…

0

Vợ chồng tôi, cả đời làm nông, quanh quẩn với ruộng đồng, con gà con lợn. Giấc mơ về một căn nhà khang trang chỉ như làn khói trong gió, thoảng qua rồi tan biến. Căn nhà cũ của chúng tôi xập xệ, mỗi khi trời mưa, nước dột từ mái đến tận nền nhà. Thế mà, chẳng thể làm gì hơn vì cơm áo gạo tiền còn chưa đủ.

Thấy cảnh bố mẹ chồng khổ cực, con dâu tôi – đứa con gái tôi từng lo lắng liệu có hợp nếp nhà quê này – đã khiến chúng tôi xúc động đến nghẹn lời. Nó quyết định bỏ tiền xây cho vợ chồng tôi một căn nhà hai tầng. Ban đầu, vợ chồng tôi gạt phăng đi, bảo:

– “Thôi con ơi, ba mẹ già rồi, sống ngày nào hay ngày đó. Con còn lo cho gia đình nhỏ của mình nữa.”Nhưng nó chỉ cười, ánh mắt kiên quyết:
– “Ba mẹ cứ để vợ chồng con lo. Đây là ước nguyện của tụi con, không chỉ là việc báo hiếu mà còn là giấc mơ của cả nhà mình.”

Thế là, sau bao ngày mong ngóng, căn nhà mới khang trang cũng hoàn thành. Ngày tân gia, nhìn mái nhà cao ráo, những bức tường vững chãi, tôi không kìm được nước mắt. Vợ tôi đứng bên, mắt cũng đỏ hoe. Chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ có ngày được sống trong một căn nhà như thế này.

Khi mọi người còn đang rộn ràng sắp lễ, tôi lặng lẽ xuống bếp lấy ít muối gạo để bày mâm cúng. Nhưng vừa mở tủ bếp, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Bên ngoài là dòng chữ “Gửi ba mẹ” viết bằng nét chữ quen thuộc của con dâu tôi.

Tôi lặng người, tim đập mạnh. Chuyện gì đây? Tay run run mở thư, tôi đọc từng chữ:

**”Ba mẹ kính yêu,

Con biết, để đồng ý nhận căn nhà này, ba mẹ đã trăn trở nhiều lắm. Nhưng ba mẹ ơi, đây là tất cả tấm lòng của con. Suốt những năm qua, con chứng kiến ba mẹ vất vả mà không thể làm được gì nhiều. Bây giờ, khi vợ chồng con có chút khả năng, con chỉ mong được san sẻ với ba mẹ.

Căn nhà này không chỉ là chỗ ở, mà là lời cảm ơn của con dành cho ba mẹ – những người đã sinh ra và nuôi dạy chồng con thành người đàn ông tốt bụng, nhân hậu.

Con cũng mong ba mẹ hiểu rằng, đây không phải là món nợ, mà là tình cảm của con. Ba mẹ hãy vui vẻ sống trong căn nhà này, cùng con cháu trải qua những tháng ngày an yên nhất của tuổi già.

Yêu thương ba mẹ thật nhiều,
Con dâu của ba mẹ.”**

Thủ tục cúng nhập trạch nhà mới chuẩn phong thủy | Lễ...

Tôi đọc xong, mắt nhòe đi. Bàn tay cầm lá thư run rẩy, trái tim dường như không chịu nổi. Vợ tôi từ trên nhà đi xuống, nhìn thấy tôi đứng sững, bèn hỏi:
– “Ông cầm gì mà đứng ngẩn ra thế?”

Tôi chỉ đưa lá thư cho bà, không nói nên lời. Đọc xong, bà cũng lặng đi, rồi ôm lấy tôi mà khóc.Chúng tôi chưa từng nghĩ rằng, đứa con dâu ấy lại yêu thương vợ chồng tôi đến vậy. Nó không chỉ xây cho chúng tôi một căn nhà, mà còn dựng lên cả một mái ấm đầy tình nghĩa và lòng biết ơn.

Từ giây phút ấy, tôi biết rằng, cuộc đời này chẳng cần gì hơn nữa. Chúng tôi đã có tất cả, không phải là căn nhà, mà là một gia đình trọn vẹn yêu thương.

*Chiếc phong bì ấy được cất kỹ trong ngăn kéo, như một báu vật quý giá nhất mà vợ chồng ông bà trân trọng suốt phần đời còn lại.*

Mức phạt đối với hành vi phơi lúa, chơi thể thao trên đường

0

Các cá nhân có hành vi như đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hay phơi thóc, lúa, rơm, rạ… trên đường bộ sẽ bị xử phạt.

Theo báo Tiền Phong đưa tin, trường hợp thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lực lượng cảnh sát giao thông công an huyện Tam Đảo nhắc nhở người dân không phơi thóc, rơm trên đường vi phạm luật giao thông đường bộ. Ảnh: Cổng thông tin huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX), thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Cụ thể, Điều 12 Nghị định 168 quy định việc xử phạt, trừ điểm GPLX các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác sẽ bị phạt tiền.

Trong đó, phạt tiền từ 200-250 nghìn đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi: Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông; Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; Phơi thóc, lúa , rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ…

Đối với hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa, để vật liệu xây dựng , để xe trông giữ xe bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng – 1 triệu đồng đối với cá nhân và 1-2 triệu đồng đối với tập thể.

Nghị định 168 quy định việc phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường, vỉa hè.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ…

Đặc biệt, đối với hành vi sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác (theo quy định phải có giấy phép) mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép sẽ bị xử phạt 10-15 triệu đồng đối với cá nhân và 20-30 triệu đồng đối với tổ chức.

Trong trường hợp thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại khoản 4 Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm”.

Ngoài lỗi trên, nhiều người còn lo lắng về mức phạt dành cho người đi bộ trong một số trường hợp vi phạm. Giải đáp thắc mắc, báo Tuổi trẻ ngày 5/1 có bài viết: “Đi bộ qua đường không chấp hành đèn tín hiệu, bị phạt ra sao?”
Cảnh sát nhắc nhở và xử phạt người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định – Ảnh: HỒNG QUANG
Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1-1, đã tăng cao mức phạt với người đi bộ vi phạm giao thông.

 

Người đi bộ bị phạt cao gấp 2,5 lần so với trước đây, nếu không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

 

Trước đây mức phạt tại nghị định 100/2019 (sửa đổi bổ sung nghị định 123/2021) là 60.000-100.000 đồng.

Ngoài ra người đi bộ sẽ bị phạt nếu đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) hoặc mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy…
Mức phạt đối với người đi bộ theo nghị định 168 – Đồ họa: VÕ TÂN

Thủ tướng yêu cầu khắc phục ngay ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM, nói rõ 1 chuyện

0

Cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả hai vụ tai nạn thảm khốc làm 9 người chết, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông hợp lý, khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 01 của Thủ tướng nhằm thăm hỏi và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.

Hồi 17h ngày 12/1, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), do ô tô tải mang biển kiểm soát 37C-537.03 mất lái đâm vào nhà dân. Hậu quả vụ tai nạn làm 6 người chết.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM - 1Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Nghệ An khiến 6 người tử vong (Ảnh: Phan Chương).

Tiếp đến, 4h ngày 13/1, ô tô tải mang biển kiểm soát 98C-308.16 đâm vào xe máy đi cùng chiều trên đường Võ Nguyên Giáp (thành phố Hà Nội) cũng khiến 3 người tử vong.

Ngay khi nhận được thông tin các vụ tai nạn, Thủ tướng đã chỉ đạo gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong và động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương

Người đứng đầu Chính phủ đồng thời chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo thành phố Hà Nội và lực lượng Công an đến hiện trường các vụ tai nạn để chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn.

Để khắc phục hậu quả và ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát đối với ô tô, nhất là xe tải, xe chở khách khối lượng lớn trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về phần đường, làn đường, tránh, vượt trái quy định, vi phạm về nồng độ cồn, đi quá tốc độ, chở quá số người quy định…

Cùng với đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp dừng xe trên đường cao tốc, kể cả dừng xe do sự cố của phương tiện để phòng tránh tai nạn giao thông.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM - 2

Tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở TPHCM (Ảnh: Nam Anh)

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông khoa học, hợp lý để khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông, nhất là tại Hà Nội và TPHCM.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh Nghệ An và TP Hà Nội được giao tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân trong các vụ tai nạn nêu trên; đồng thời khẩn trương làm rõ các vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GTVT chỉ đạo Cục Đường bộ rà soát và tăng cường tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, đường có độ dốc lớn… nhằm bảo đảm an toàn giao thông và tránh ùn tắc giao thông.

Từ hôm nay: Lỗi đè vạch vàng xe ô tô phạt bao nhiêu?

0

Người điều khiển ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào? Tài xế có bị tước bằng lái xe không?

Ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

…11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Theo quy định này, lỗi đè vạch kẻ đường được xác định là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo đó, người đi xe ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền, người đi xe ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Phân loại vạch kẻ đường

Căn cứ theo khoản 53.2 Điều 53 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng.

53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.

53.1.2. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

53.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:

53.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;

53.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;53.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác….