Home Blog Page 42

Phạt gần 62 tỷ đồng v.i ph.ạm giao thông trong 2 ngày đầu năm 2025: TP.HCM gấp 3 lần Hà Nội, các lỗi bị phạt nhiều nhất

0

Sau 2 ngày áp dụng xử phạt theo Nghị định 168/2024, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.079 trường hợp vi phạm, tạm giữ 169 xe ô tô, 8.147 xe mô tô, và 245 phương tiện khác…

Theo báo Lao động Thủ đô, các lỗi vi phạm chủ yếu là vượt đèn đỏ; đi vào đường cấm, đi ngược chiều, vi phạm tốc độ…

Theo Cục Cảnh sát giao thông, trong 2 ngày đầu năm 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.079 trường hợp vi phạm, tạm giữ 169 xe ô tô, 8.147 xe mô tô, và 245 phương tiện khác. Cùng với đó, có 4.261 giấy phép lái xe các loại bị tước.

Các hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm.

Trong đó, vi phạm về nồng độ cồn là 6.079 trường hợp, về tốc độ hơn 5.400 trường hợp, chở hàng quá tải trọng 515 trường hợp, quá khổ giới hạn 60 trường hợp, vi phạm ma túy 60 trường hợp, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có 682 trường hợp, 2.808 trường hợp không đội mũ bảo hiểm…

Tại Hà Nội, chỉ tính riêng trong ngày 2/1/2025, lực lượng chức năng toàn Thành phố đã xử lý 1.005 trường hợp (vi phạm giao thông đường bộ 997 trường hợp; vi phạm giao thông đường thủy 8 trường hợp), phạt thành tiền hơn 2,2 tỷ đồng; tạm giữ 254 phương tiện; tước 32 giấy phép lái xe; trừ điểm giấy phép lái xe 152 trường hợp (trong đó 10 ô tô, 142 mô tô).

Các lỗi vi phạm chủ yếu như: Vượt đèn đỏ 51 trường hợp; đi vào đường cấm, đi ngược chiều 45 trường hợp; vi phạm tốc độ 59 trường hợp; dừng, đỗ sai quy định 180 trường hợp; vi phạm nồng độ cồn 167 trường hợp; vi phạm liên quan đến mũ bảo bảo hiểm 270 trường hợp,…

Trong bài đăng ngày 3/1, báo Đời sống & Pháp luật có bài: “Tiền xử phạt vi phạm giao thông trong 2 ngày ở Hà Nội là 3,9 tỷ và TP HCM 12 tỷ đồng”, thông tin thêm chi tiết về tình hình vi phạm đầu năm.

Tối ngày 3/3, Công an TP Hà Nội đã có thông tin về kết quả 2 ngày triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Theo đó, trong hai ngày 01 và 02/01/2025, phòng CSGT Hà Nội đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện kiểm soát giao thông tại các nút giao quan trọng trên địa bàn Thành phố. Tổ chức tuần tra giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, sử dụng rượu bia khi lái xe…

Trong 02 ngày đầu triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024, Phòng CSGT đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 3,9 tỷ đồng, tạm giữ 443 phương tiện, tước Giấy phép lái xe đối với 51 trường hợp, 152 trường hợp bị trừ điểm Giấy phép lái xe.

CSGT lập biên bản vi phạm – Ảnh: VOV

Theo đó, có 113 trường hợp vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm… Nhiều lỗi nghiêm trọng được xử lý quyết liệt.

Việc này đã có tác động rõ nét, góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông tại Hà Nội.

Việc tăng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch và nhận được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân Thủ đô với những biện pháp mới được triển khai.

Thời gian tới, lực lượng CSGT CATP sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền cho người dân nẵm rõ các quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Từ đó chủ động chấp hành, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm giao thông.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Báo SGGP, lãnh đạo Công an TPHCM cho biết, trong 2 ngày đầu áp dụng Nghị định 168 (ngày 1 và ngày 2-1), CSGT toàn TPHCM đã xử phạt gần 3.300 trường hợp vi phạm.

CSGT TPHCM cũng tạm giữ 664 xe máy, 18 phương tiện khác và tước giấy phép lái xe của hơn 300 trường hợp; số tiền xử phạt hơn 12 tỷ đồng.

Phần lớn CSGT xử phạt các lỗi vi phạm nồng độ cồn (hơn 1.050 trường hợp); đi không đúng phần đường, làn đường (gần 140 trường hợp); vi phạm lỗi tốc độ (300 trường hợp); đi vào đường cấm (hơn 70 trường hợp); không chấp hành tín hiệu đèn (gần 200 trường hợp); điều khiển xe khi cơ thể có chất ma tuý (15 trường hợp); dừng đỗ sai quy định (204 trường hợp)…

Từ năm nay, tiền thu được từ việc CSGT xử phạt vi phạm giao thông được dùng như thế nào, CSGT được hưởng bao nhiêu? Không phải ai cũng biết điều này

0

Việc xử lý vi phạm giao thông được quy định rõ ràng theo luật và số tiền vi phạm cũng được quy định về cách chi dùng.

Quy định CSGT, công chức, viên chức được hưởng bao nhiêu?

Tại Nghị định 176 năm 2024 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2025, mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ (trong đó có CSGT) trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng

Cán bộ làm thêm giờ và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Ca đêm thì chi không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Các cán bộ cá nhân tổ chức cung cấp thông tin về vi phạm giao thông, an toàn giao thông thì không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Tiền thu từ xử phạt vi phạm giao thông được phân chia chi dùng trong nhiều trường hợp. Ảnh minh họa

Tiền thu từ xử phạt vi phạm giao thông được phân chia chi dùng trong nhiều trường hợp. Ảnh minh họa

UBND cấp tỉnh có được sử dụng nguồn tiền từ xử phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 176 cũng quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương; Bộ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt thì được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Cụ thể Nghị định quy định:

– Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

– Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

– Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.

– Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.

– Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu, cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

– Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Người giúp sức chị vợ …. nữ nhân viên ngân hàng Cần Thơ nhận mức án khó tin. Chính thức mất TẾT

0

Pháp luật Việt Nam bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của mọi công dân. Hành vi cố ý gây thương tích, đánh nhau nơi công cộng, làm nhục người khác là hành vi vi phạm pháp luật

 

Báo Đời sống Pháp luật ngày 04/01 đưa thông tin với tiêu đề: “Vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, lột đồ ở Cần Thơ: Có thể bị xử lý thế nào?” cùng nội dung như sau: 

Ngày 3/1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi “cố ý gây thương tích”, “làm nhục người khác” và “gây rối trật tự công cộng”.

Trong vụ việc này, nạn nhân là chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ).

Người gây án là chị H.N.B.T (41 tuổi) đã có hành vi đánh liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng.

Trao đổi với chúng tôi, Ts. Ls. Đặng Văn Cường cho biết, theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, kết quả xác minh ban đầu với những gì diễn ra qua clip thì đây là sự việc rất nghiêm trọng, hành vi của hai người phụ nữ trong clip này là vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý hình sự. Bởi vậy việc cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để xử lý đối với những người này về tội cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng và làm nhục người khác là có căn cứ.

“Pháp luật Việt Nam bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của mọi công dân. Hành vi cố ý gây thương tích, đánh nhau nơi công cộng, làm nhục người khác là hành vi vi phạm pháp luật”.

Luật sư Cường nhấn mạnh thêm, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội hoặc gây ra thương tích cho nạn nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người giúp sức cũng bị xử lý

Thông tin ban đầu cho thấy, nguyên nhân xuất phát từ ghen tuông chuyện tình cảm. Lúc đầu N. cãi nhau với T. giữa đường. Lúc này N. đang nói chuyện điện thoại, T. đứng một bên liên tục chửi bới, ném mũ bảo hiểm xuống đất. N. cũng có thái độ thách thức lại. T. lao đến, ngồi lên người đánh liên tục vào mặt, đầu của N.

Lúc này, một người phụ nữ lớn tuổi khác cũng xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu N. Cô gái liên tục bị đánh, vật xuống đất, nắm tóc và bị kéo rách quần áo mà không thể chống cự.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật thì nơi công cộng là nơi sinh hoạt chung của nhiều người. Ở nơi công cộng thì mọi người đều được đảm bảo các quyền tự do, các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và pháp luật ghi nhận, trong đó có được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.

Hành vi đánh nhau hoặc đánh người nơi công cộng là hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi đánh nhau hoặc đánh gửi nơi công cộng mà chưa gây ra thương tích nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội thì người thực hiện hành vi này cũng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 bộ luật hình sự.

Với kết quả xác minh ban đầu từ phía cơ quan chức năng qua clip, lời khai của nạn nhân, lời khai của những người làm chứng thì việc cơ quan điều tra khởi tố hai người phụ nữ này về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 bộ luật hình sự là có căn cứ và cần thiết.

Dù bất kỳ nguyên nhân gì chăng nữa thì hành vi đánh người nơi công cộng là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này được lan truyền trên không gian mạng gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng, danh dự nhân phẩm của nạn nhân. Bởi vậy. với hành vi này thì cơ quan điều tra khởi tố hai người phụ nữ về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 bộ luật hình sự là có căn cứ.

“Hành vi của hai người phụ nữ này không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn xâm phạm đến sức khỏe và danh dự nhân phẩm của nạn nhân. Bởi vậy trường hợp kết quả nạn nhân có thương tích thì dù thương tích dưới 11% cũng sẽ xử lý hai người phụ nữ này về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 bộ luật hình sự, luật sư Cường nhấn mạnh.

Làm nhục người khác

Điều đáng chú ý trong vụ việc này là hai đối tượng không chỉ thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích mà còn lột quần áo nạn nhân để người khác ghi hình đăng lên mạng xã hội, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân nên các đối tượng thực hiện hành vi cởi quần áo người khác nơi công cộng là hành vi làm nhục người khác, mục đích của hành vi này là muốn xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân nên việc cơ quan điều tra xử lý hình sự các đối tượng này về tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự là có căn cứ.

“Pháp luật bảo vệ sức khỏe, danh dự nhân phẩm của sẽ có mức hình phạt rất nghiêm khắc. Hành vi đánh người, lột quần áo nạn nhân nơi công cộng là xâm phạm đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ, đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh, tổng hợp hình phạt

Dù nguyên nhân sự việc là gì chăng nữa thì hành vi đánh người nơi công cộng, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân, đến trật tự công cộng như vậy thì cũng thật đáng lên án, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Về phía nạn nhân trong vụ việc này thì cũng thiếu kỹ năng sống, hành vi thách thức đối tượng khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm, đây sẽ là bài học cho nhiều người về ứng xử trong cuộc sống”, luật sư Cường chia sẻ.

Tội cố ý gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 bộ luật hình sự

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác gây rối;đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.Như vậy pháp luật quy định, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp hành vi được xác định là có tổ chức, có phá phách hoặc xúi giục người khác gây rối thì sẽ bị xử phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tiếp đến, báo Lao Động ngày 03/01 cũng có bài đăng với thông tin: “Thông tin mới vụ nghi đánh ghen xé quần áo ở Cần Thơ”. Nội dung được báo đưa như sau:

Chiều 3.1, Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tiếp tục thông tin về vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị 2 người phụ nữ khác hành hung, nghi do đánh ghen.

Theo đó, chị N.N.N (30 tuổi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, nữ nhân viên ngân hàng) đã được cơ quan Công an đưa đi giám định thương tích để củng cố hồ sơ, xử lý vụ việc theo quy định.

Hiện tại, sức khỏe chị N ổn định và đang còn điều trị, chăm sóc tại cơ sở y tế.

Theo kết quả xác minh ban đầu, rạng sáng 1.1, Công an quận Ninh Kiều tiếp nhận tin báo của chị N.N.N về việc bị H.N.B.T (41 tuổi, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy) sử dụng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích và xé áo, quần.

Sau đó, em gái của chị T là Q cũng sử dụng mũ bảo hiểm đánh chị N. Thời điểm đó, một nhóm người tụ tập xem, sử dụng điện thoại quay lại video clip diễn tiến vụ việc. Sau khi xảy ra vụ việc, các đoạn clip này lan truyền trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.

Qua làm việc tại cơ quan Công an, chị T và em gái Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ về các hành vi gồm: cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và gây rối trật tự công cộng.

Theo cơ quan công an, trong vụ việc xảy ra có sự kích động, xúi giục của một số người có mặt tại hiện trường. Cơ quan công an đang khẩn trương điều tra, đồng thời làm rõ hành vi của những người có liên quan để xử lý theo quy định.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ, phát tán trên không gian mạng các hình ảnh, video clip liên quan vụ việc nêu trên.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền video clip lan ghi lại cảnh sau một lúc cãi vã, T lao đến ngồi lên người đánh liên tục vào mặt, đầu của chị N. Một người phụ nữ khác cũng xông vào dùng nón bảo hiểm đánh vào đầu chị N.

N liên tục bị đánh, vật xuống đất, nắm tóc và bị xé rách quần áo mà không thể chống cự, chỉ biết ngồi gục dưới vệ đường trong tình thế quần áo bị rách, phải dùng tay che chắn lại. Đáng chú ý, xung quanh có nhiều người chứng kiến, dùng điện thoại quay clip nhưng không ai can ngăn.

Kể từ 1/2025: Người dân báo tin vi phạm giao thông ở đâu, gửi như thế nào để lĩnh ngay 5 triệu?

0

Để báo tin vi phạm giao thông, người dân có thể thực hiện ngay trên ứng dụng điện thoại.

Hỗ trợ đến 5 triệu khi cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó, Điều 5, 6 và 7 của Nghị định này quy định về nội dung chi, mức chi kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.

Một trong những điểm đáng chú ý trong Nghị định này là nội dung khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tư, an toàn giao thông.

Theo đó, mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giap thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ, việc.

Báo tin vi phạm giao ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?

Người dân có thể gửi phản ánh về hành vi vi phạm giao bằng nhiều cách khác nhau như thông qua ứng dụng VNeTraffic; đến trực tiếp trụ sở đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc để gửi clip vi phạm; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị Cảnh sát giao thông; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua đường bưu điện đến đơn vị cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc.

Cách gửi clip vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTrafficNgười dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Người dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Đầu tiên, người dân cần cài đặt ứng dụng VNeTraffic vào điện thoại thông minh và đăng ký tài khoản. Nếu đã cài đặt ứng dụng từ trước, hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Mở ứng dụng VNeTraffic. Tại màn hình Trang chủ, nhấn vào mục “Tạo phản ánh” hoặc nhấn nút (+))

Tạo màn hình tạo phản ánh, người dân cần nhập các thông tin liên quan đến phản ánh. Khi đã hoàn thành, gấn nút “Gửi phản ánh” để hoàn tất.

Lưu ý, các trường thông tin có dấu (*) là bắt buộc phải nhập

Nhà ông bà T nghèo nhất xã, vất vả lắm ông bà mới nuôi được 3 đứa con lớn thành người. Trong số 3 đứa con, ông T thương cô con gái út nhất vì từ nhỏ, V thiếu ăn, người bị suy dinh dưỡng rất tội nghiệp. Ông h;ận vì đời mình quá ngh;èo, bắt vợ con phải chịu chung cảnh khổ cực với mình. Rồi đùng một phát, V lấy chồng. Ông T buồn k;;in;;h kh;;ủ;ng vì đứa con gái ông thương nhất lại lấy chồng xa nhà những 800 cây số. Chồng V về quê ông xây cầu, thấy V xinh xắn hiền lành nên cưa luôn. Con gái ông lúc đó mới 20 tu;;ổ;;i, cho;á;ng ng;ợp trước vẻ ngoài hào hoa của chàng trai thành phố nên đồng ý luôn mặc dù ông bảo với con rằng: “Lấy chồng xa khổ lắm con gái ơi, ở gần có gì xảy ra còn có bố mẹ ở cạnh”. Nhưng con gái ông không đồng ý vân quyết lấy chồng thành phố để đổi đời. Nhưng rồi chẳng hiểu cuộc sống bên nhà chồng thế nào mà từ hồi lấy chồng V về thăm nhà được đúng 1 lần, những năm Tết dến chỉ gọi điện nhưng rồi 1 năm nay còn mất cả liên lạc. Ông T nóng ruột bán vội ổ lợn để lên thành phố tìm con, vì đã năm chưa thấy mặt con gái. Thế là ông T vượt 800 cây số đến nhà con rể. Vừa đến nơi gõ cửa thì gặp giúp việc, giúp việc gọi bà thông gia ra thì mặt bà lạnh tanh. – À, ông lên trễ rồi, nhưng thôi, đã lên thì cứ vào nhà, có ô sin đón đó. Thằng B nó đi tiếp đối tác rồi, tôi cũng phải đi chúc Tết bây giờ. Con gái ông bị t;;a;;i n;;ạ;;n m;;ấ;;t gần 1 năm nay rồi, gia đình chúng tôi muốn báo cho ông biết nhưng sợ ông bà không chịu được cảnh t;;.a;;ng thư;;ơ;;ng, với cả xa xôi quá. Thôi tôi đi đây. Nhưng không ai cho ông biết tại sao cả. Được một lúc thì bà thông gia gọi điện về bảo ô sin tống cổ thông gia ra ngoài rồi khóa cửa lại. Ông T lân la ở cổng thì gặp hàng xóm rồi khóc lóc kể lại chuyện mình đi thăm con, thấy ông tội nghiệp nên họ kể hết tất cả………Đọc tiếp dưới bình luận

0

Từ ngày cưới đến giờ đã 3 năm, con gái ông chẳng 1 lần về nhà. Thương nhớ con, ông âm thầm ngồi xe khách vượt đèo lội suối, lên thẳng nhà con rể để thăm.

 Nhà ông bà Tú nghèo nhất xã, vất vả lắm ông bà mới nuôi được 3 đứa con lớn thành người. Trong số 3 đứa con, ông Tú thương cô con gái út nhất vì từ nhỏ, Vân thiếu ăn, người bị suy dinh dưỡng rất tội nghiệp. Ông hận vì đời mình quá nghèo, bắt vợ con phải chịu chung cảnh khổ cực với mình.

Rồi đùng một phát, Vân lấy chồng. Ông Tú buồn kinh khủng vì đứa con gái ông thương nhất lại lấy chồng xa nhà những 800 cây số. Chồng Vân về quê ông xây cầu, thấy Vân xinh xắn hiền lành nên cưa luôn. Con gái ông lúc đó mới 20 tuổi, choáng ngợp trước vẻ ngoài hào hoa của chàng trai thành phố nên đồng ý luôn mặc dù ông bảo với con rằng: “Lấy chồng xa khổ lắm con gái ơi, ở gần có gì xảy ra còn có bố mẹ ở cạnh”.

Nhưng Vân không nghe, cô vẫn kiên quyết lấy Bình. Lễ cưới của cô diễn ra nhanh chóng sau đó, Vân theo chồng về thành phố lạ hoắc mà cô chưa từng đặt chân tới lần nào. Vân cười háo hức, cô không biết rằng bố mẹ cô rất buồn và lo khi con gái phải đi lấy chồng xa.

Mẹ Vân từ sau đám cưới của con gái cũng đau ốm suốt nhưng Vân không thể về thăm. Bố mẹ cô cũng hiểu rằng con gái đã đi lấy chồng thì xem như thành con nhà người ta rồi, chẳng trông mong gì nữa. Thế nên ông bà chẳng mấy khi nói về bệnh tật của mình để con gái đi lấy chồng được yên tâm.

Nhưng ông Tú buồn lắm, chả là từ ngày lấy chồng đến nay, con gái ông chỉ mới về nhà một lần sau đám cưới 2 tháng, từ đó trở đi chỉ có liên lạc qua điện thoại. 3 năm liền Vân cũng không về ăn Tết. Vợ chồng ông trông lắm, cứ giáp Tết là gọi điện cho con gái hỏi han đủ thứ, 2 năm đầu thì Vân còn nghe điện thoại, đến năm thứ 3 ông Tú gọi mãi con gái cũng không trả lời, nhà chồng Vân cứ bảo cô bận này nọ, sẽ gọi lại sau nhưng rồi cũng chẳng thấy đâu.

Nhớ con, ông Tú bèn bàn với vợ:

– Bà này, hay năm nay vợ chồng mình mới bán 5 con lợn, cũng có chút tiền, tôi bắt xe đi thăm cái Vân 

Thế là ông Tú vượt 800 cây số đến nhà con rể. Quãng đường xa xôi, lại đúng dịp Tết nên rất đông đúc. Đợt trước nghe phong thanh con gái ông đang mang bầu, không biết giờ như thế nào, ông Tú hồi hộp lắm.

Đến đúng địa chỉ, ông bấm chuông, một cô ô sin ra mở cửa. Ông Tú lắp bắp:

 – Cho tôi hỏi đây có phải nhà của Vân không cháu?

– Vân nào hả bác?

– Vợ của cậu Bình ấy.

– Vợ cậu Bình tên Thu mà bác, à đây, bà Nga ơi.

Bà Nga là thông gia của ông Tú, cũng chính là mẹ của Bình. Bà quát:

– Gì mà mới sáng ra đã gọi ông ổng thế kia?

– Có người tìm cậu Bình nhà mình ạ.

Bà Nga bước ra, thấy ông thông gia thì tái mét mặt lắp bắp:

– Ông thông gia lên khi nào đấy? Có chuyện gì mà ông lên tận đây?

– Tôi lên thăm hai vợ chồng cái Vân. Vân nó 3 năm rồi chưa về quê ăn Tết làm tôi nhớ quá.

– À, ông lên trễ rồi, nhưng thôi, đã lên thì cứ vào nhà, có ô sin đón đó. Thằng Bình nó đi tiếp đối tác rồi, tôi cũng phải đi chúc Tết bây giờ.

– Vậy vợ nó con để ở nhà không? Tôi muốn nói chuyện với cái Vân.

– Vân nào? Thằng Bình lấy vợ khác rồi, thôi ông vào đi, tôi đi đây.

Nói rồi bà gọi con dâu ra. Đúng là vợ khác thật, cô gái này còn trẻ và rất xinh đẹp. Trước khi ngồi lên xe bà Nga còn nói:

– Con gái ông bị tai nạn mất gần 1 năm nay rồi, gia đình chúng tôi muốn báo cho ông biết nhưng sợ ông bà không chịu được cảnh t.ang thương, với cả xa xôi quá. Thôi tôi đi đây.

Nói rồi bà Nga lên xe, vút đi luôn. Ông Tú nghe mà rụng rời tay chân. Ông đi vào nhà thì thấy tấm ảnh của đứa con gái tội nghiệp nằm gọn ghẽ trên bàn thờ. Ông Tú khóc nấc lên gọi tên con gái.

Nhưng không ai cho ông biết tại sao cả. Được một lúc thì bà Nga gọi điện về bảo ô sin tống cổ thông gia ra ngoài rồi khóa cửa lại. Ông Tú lân la ở cổng thì gặp hàng xóm rồi khóc lóc kể lại chuyện mình đi thăm con, thấy ông tội nghiệp nên họ kể hết tất cả.

Thì ra từ ngày lấy chồng, Vân chả khác gì ô sin, làm quần quật từ sáng đến tối nhưng nhà chồng vẫn không hài lòng, họ xúc phạm, miệt thị Vân, cấm không cho cô gọi về nhà mách với bố mẹ. Năm ngoái Vân có thai nhưng vẫn phải làm đủ thứ việc, phát hiện chồng ngoại tình, cô đuổi theo thì bị xe va phải.

Ông Tú khóc nức nở khi nghe lại toàn bộ cuộc đời làm dâu bất hạnh của con gái. Ông tìm ra mộ Vân, thắp cho con gái nén hương rồi thì thầm: “Khổ quá con ơi, cũng là một lần lấy chồng sao số con khổ thế? Bố sẽ đưa con về nhà, giá như ngày đó bố nhất quyết không cho con đi lấy chồng xa…”

Từ tháng 1/2025: Quy định mới nhất về Bảo Hiểm Xe Máy có hiệu lực. Có thể bị phạt 400 -600 nghìn

0

 Kể từ tháng 1/2025, có những thay đổi lớn liên quan đến BHXM, ai cũng nên nắm rõ.

Có mấy loại Bảo hiểm xe máy?

Hiện nay, có 2 loại Bảo hiểm xe máy là bảo hiểm xe máy bắt buộc và bảo hiểm xe máy tự nguyện.

– Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.

– Bảo hiểm xe máy tự nguyện là loại bảo hiểm không bắt buộc, người tham gia giao thông có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Tuy nhiên, nếu tham gia bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về người (bao gồm cả chủ xe và người đi cùng) khi gặp tại nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm, cướp…

Tùy thuộc vào loại bảo hiểm mà đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường sẽ có sự khác nhau.

Quy định mới nhất về Bảo Hiểm Xe Máy có hiệu lực

Quy định mới nhất về Bảo Hiểm Xe Máy có hiệu lực

Từ năm 2025, có bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không?

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại Khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

– Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

– Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

– Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định trên, có thể thấy trong số các loại giấy tờ mà người tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo từ ngày 1/1/2025, vẫn bao gồm giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như quy định đang áp dụng hiện hành (Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, còn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024).

Vì vậy, từ ngày 1/1/2025 người dân khi tham gia giao thông vẫn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy.

Quy định mới nhất về mức phạt lỗi bảo hiểm xe máy

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định xử phạt hành chính đối với lỗi không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Theo Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt dành cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc còn hiệu lực sẽ tăng lên từ 200.000 – 300.000 đồng. So với mức phạt hiện hành từ 100.000 – 200.000 đồng (theo Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021).

Ngoài ra, người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bảo hiểm xe máy 2025 sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Khoản 1 Điều 19 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Mức phạt đối với các phương tiện khác như ô tô, vẫn giữ nguyên. Người điều khiển ô tô không có hoặc không mang theo bảo hiểm bắt buộc sẽ chịu mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, đảm bảo tính nhất quán với các quy định trước đó.

Tôi và người yêu cũ chia tay cũng được 7 năm, sau đó tôi lấy chồng khác rồi cũng ly h:ôn. Tôi bắt đầu nhớ nhung và nghĩ đến bạn trai cũ nhiều hơn. Đúng lúc này, anh tìm đến tận nhà tôi, đưa ra 2 cuốn sổ đỏ đất và hỏi cưới tôi làm vợ. Anh nói luôn hối hận khi đã để mất tôi, giờ anh ấy muốn chuộc lại lỗi xưa. Dù tôi đã từng có gia đình, anh ấy cũng không để tâm đến. Tôi kể cho mẹ nghe, còn nói dự định bán nhà, chuyển đến ở cùng anh. Mẹ tôi nghe xong thì giận dữ mắng tôi d:ại. Thậm chí, mẹ tát cho tôi một cái trời giáng rồi kể cho tôi 1 câu chuyện. Nghe xong, tai tôi như ù đi trước những gì mẹ nói, hèn chi người yêu cũ lại vội vàng đến thế

0

Nghe tin tôi đã ly hôn chồng, bạn trai cũ liền có hành động khiến ai cũng sốc.

Tôi và Hải từng yêu nhau 4 năm. Nhưng lúc đó, chúng tôi đều còn trẻ, cái tôi quá cao. Mỗi lần cãi nhau, chúng tôi sẽ giận dỗi nhau vài tuần vì không ai xuống nước trước. Hải là người có chí tiến thủ, luôn muốn phấn đấu cho công việc. Tôi lại cần sự lãng mạn, quan tâm từ bạn trai. Bất đồng nhiều thứ khiến cuộc tình đi đến hồi kết.

Ngày chia tay, Hải rơi nước mắt, ôm chầm lấy tôi, năn nỉ tôi suy nghĩ lại. Ý tôi đã quyết, tôi không muốn sống cả đời với một người đàn ông chỉ biết đến công việc. Đàn ông càng vô tâm, phụ nữ càng thiệt thòi

Rồi tôi lấy chồng ngay trong năm đó. Chỉ sau vài tháng tìm hiểu chóng vánh. Chồng tôi rất lãng mạn. Anh ấy là dân nghệ sĩ, lãng mạn đến mức rời bỏ thực tế. Suốt ngày anh ấy chỉ ôm máy ảnh tìm kiếm những phong cảnh đẹp để chụp choẹt. Tiền kiếm ra bấp bênh. Tôi trở thành trụ cột chính trong nhà.

Chúng tôi dần lệch pha nhau. Chồng luôn nói những gì trên trời, nào là mây là gió, là cây là lá. Còn tôi chỉ biết nói đến các khoản tiền. Anh ấy trách tôi sống thực dụng. Tôi trách anh ấy quá hờ hững và vô trách nhiệm. Cũng vì bản tính lãng mạn quá mức của chồng mà tôi không dám có con.

Sau 2 năm sống chung, tôi không thể chịu đựng nổi chồng mình nữa. Tiền hết, anh ấy sẵn sàng vay tiền sống chứ không đi làm. Bố mẹ đau bệnh cũng phó mặc cho tôi chăm sóc vì bận đi chụp ảnh. Tôi ức chế quá nên đã quyết định ly hôn.

Biết tôi ly hôn, bạn trai cũ tìm đến tận nhà, đưa 2 cuốn sổ đỏ để hỏi cưới: Bí mật bàng hoàng sau cái tát trời giáng của mẹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hậu ly hôn, tôi lại cảm thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn. Trải qua một lần đổ vỡ, tôi lại càng thấm thía cách chọn chồng sai lầm của mình. Tôi bắt đầu nhớ nhung và nghĩ đến bạn trai cũ nhiều hơn. Người đàn ông như Hải mới có thể đem lại hạnh phúc vững chắc cho vợ mình. Tiếc là mọi chuyện đã muộn rồi.

Không ngờ, tôi ly hôn được tròn 3 tháng thì Hải tìm đến tận nhà tôi. Sau một hồi trò chuyện vui vẻ, anh ấy đưa ra 2 cuốn sổ đỏ đất và hỏi cưới tôi làm vợ. Hải nói luôn hối hận khi đã để mất tôi, giờ anh ấy muốn chuộc lại lỗi xưa. Dù tôi đã từng có gia đình, anh ấy cũng không để tâm đến.

Tôi vui lắm, có cảm giác ông trời đang bù đắp cho mình. Chúng tôi qua lại với nhau thân thiết hơn một tháng nay rồi. Ở bên Hải, tôi như trở về ngày xưa, được yêu chiều và hạnh phúc.

Tôi kể cho mẹ nghe, còn nói dự định bán nhà, chuyển đến ở cùng Hải. Mẹ tôi nghe xong thì giận dữ mắng tôi dại. Bà hỏi tôi có tìm hiểu kỹ chưa, mới ly hôn mà lại tiếp tục đòi kết hôn? Tôi bảo mình yêu Hải, tôi sẽ đến ở cùng anh, không cần tổ chức đám cưới.

Mẹ tát cho tôi một cái trời giáng. Bà nói tôi điên rồ. Hải đang nợ nần ngập đầu, nhà cửa đều đã thế chấp ngân hàng rồi. Giờ tìm đến tôi chẳng qua muốn dụ dỗ tôi bán mảnh đất đang ở để kiếm tiền trả nợ thôi.

Tôi bàng hoàng trước những gì mẹ nói. Hèn chi, Hải cứ liên tục hối thúc tôi bán nhà. Anh ấy vẽ ra viễn cảnh được chung sống với tôi như vợ chồng. Nhưng 2 cuốn sổ đỏ mà Hải đưa đều mang tên anh. Anh còn hứa chỉ cần tôi chịu làm vợ anh, anh sẽ để tôi cùng đứng tên 2 cuốn sổ đỏ đó.

Tôi như bị rơi vào một ma trận, không biết đâu là thật đâu là giả? Có khi nào mẹ tôi cố tình nói thế để tôi đừng quay lại với Hải không?

Từ 1/1/2025 giấy phép lái xe hạng B1 đổi sang hạng B: Cấp mới, đổi lại thế nào?

0

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Giao thông đường bộ mới có hiệu lực, quy định về hạng giấy phép lái xe cũng có những thay đổi đáng kể.

Một trong những thay đổi được nhiều người quan tâm nhất là việc giấy phép lái xe hạng B1 sẽ được đổi sang hạng B. Vậy quy định cụ thể như thế nào và người lái xe cần lưu ý điều gì?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27/6/2024 quy định trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/1/2025) có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau:

Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động; Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển  xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg.

Ảnh minh họa: Tổ Quốc.

Ảnh minh họa: Tổ Quốc.

Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg; Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg; Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;

Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg; Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.

Ngoài ra, các loại giấy phép  mô tô như Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;

Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A; Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1.

Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công Hiếu(tổng hợp)
Nguồn: https://vtcnews.vn/tu-1-1-2025-giay-phep-lai-xe-hang-b1-doi-sang-hang-b-cap-moi-doi-lai-the-nao-ar902553.html

Phân biệt vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng

0

Vạch kẻ đường có 2 màu trắng-vàng và mỗi loại vạch này có những ý nghĩa khác nhau mà người tham gia giao thông cần phân biệt rõ để tránh vi phạm Luật Giao thông.

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm tuân theo Quy chuẩn 41/2016 gồm vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.

Mỗi loại vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng lại có những ý nghĩa khác nhau. Về cơ bản thì vạch kẻ đường màu vàng rộng 15cm là vạch phân luồng cho đường trên 60km/h. Vạch kẻ đường màu trắng rộng 10cm dành cho đường từ 60km/h trở xuống. Sự khác nhau nằm ở 2 chi tiết là tốc độ của đường và độ rộng của vạch.

Phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Theo Quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Theo quy định mới nhất của Luật Giao thông đường bộ thì vạch kẻ đường giao thông màu vàng sử dụng phân biệt làn ngược chiều trong khi vạch trắng dùng tách làn cùng chiều.

Khi thấy vạch kẻ đường màu trắng thì đây là vạch dùng để ngăn cách, phân biệt giữa các làn trong cùng 1 chiều đường.

Vạch màu vàng để ngăn cách, phân biệt giữa 2 chiều đường ngược nhau và vạch liền không được phép đè, vạch đứt được đè.

Vạch 1.1: Vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: Vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền thì xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: Vàng nét liền đôi

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch 1.5: Vạch vàng đứt song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch 2.1: Vạch trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Vạch 2.2: Vạch trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Nguồn: https://vtcnews.vn/phan-biet-vach-ke-duong-mau-trang-va-mau-vang-ar881556.html

Vạch kẻ đường hình con thoi mang ý nghĩa gì?

0

Vạch kẻ đường hình thoi mang ý nghĩa chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, ký hiệu là vạch 7.6

Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ đường hình thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, ký hiệu là vạch 7.6.

Nói cách khác, vạch kẻ đường hình thoi giúp cảnh báo người tham gia giao thông về việc sắp đến đoạn đường được bố trí vạch đi bộ qua đường. Các bác tài cần chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường để tránh gây tai nạn đáng tiếc

Vạch 7.6 được sơn màu trắng, có dạng hình thoi với độ dài hai đường chéo lần lượt là 2,5m và 1m. Các hình thoi vẽ cách nhau từ 10 – 20m đảm bảo đủ để tài xế có thể chú ý quan sát.

Các vạch này được bố trí cách vạch đi bộ qua đường từ 30 – 50m, đủ xa để tài xế có thể giảm tốc độ và thực hiện nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Vạch kẻ đường hình thoi ký hiệu là vạch 7.6
Vạch kẻ đường hình thoi ký hiệu là vạch 7.6 

Vạch kẻ đường nói chung là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có vạch kẻ đường. Do đó, khi thấy vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông phải tuân thủ chỉ dẫn của loại biển này: “Vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường

Như vậy, khi nhìn thấy vạch kẻ đường hình thoi, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, chú ý quan sát vì phía trước có đường dành riêng cho người đi bộ. Trường hợp có dấu hiệu người đi bộ qua đường trong khu vực vạch dừng thì người điều khiển phương tiện còn phải dừng xe lại để nhường đường cho người đi bộ.

Các phương tiện tham gia giao thông khi thấy vạch kẻ đường hình thoi phải chú ý quan sát để nhường đường cho người đi bộ ở đoạn đường gần đó.

Nếu không chú ý quan sát tại những nơi bố trí vạch kẻ đường này, người tham gia giao thông rất dễ gây tai nạn đáng tiếc. Lúc này, người điều khiển phương tiện không chỉ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mà còn phải chịu trách nhiệm cho người bị tai nạn do mình gây ra.