Home Blog Page 47

Từ nay trở đi: Đi xe đạp không có đèn chiếu sáng sẽ bị phạt 200 ngàn đồng

0

Theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Xe đạp không có đèn sẽ bị phạt tiền từ năm 2025?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đã quy định về xử phạt người điều khiển xe thô sơ (trong đó có xe đạp) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này, bao gồm có xe đạp).

Bên cạnh đó, tại điểm e và i khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn có quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đạp trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu

xe đạp không có đèn

(Ảnh minh họa)

Tóm lại, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Trường hợp xe đạp không có đèn mà chỉ có tấm phản quang thì vẫn sẽ không bị xử phạt. Đối với trường hợp xe đạp không có cả 2 thiết bị trên thì sẽ bị phạt tiền theo quy định đã nêu trên.

Quy định về người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe đạp từ 2025?

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

– Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cáchxe đạp không có đèn

 

Việc sử dụng đèn chiếu sáng buổi tối không chỉ giúp người điều khiển xe thô sơ tự bảo vệ bản thân mà còn là một biện pháp an toàn bảo vệ người đi bộ và người tham gia phương tiện giao thông khác. (Ảnh minh họa)

– Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.

– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe

(Điều 31 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Quy định người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ?

– Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.

– Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.

– Không được thả vật nuôi trên đường bộ.

(khoản 3 Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Biển báo zone 60 có ý nghĩa gì? Không đơn giản chỉ là “tốc độ tối đa là 60km/h”

0

Hệ thống biển báo giao thông có rất nhiều loại, trong đó có biển zone 60 và nhiều người khi tham gia giao thông không biết ý nghĩa.

Theo quy định tại Mục D. 19 và D.20 Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thì hệ thống biển zone có các loại biển báo bao gồm các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và biển hết hiệu lực khu vực.

Biển zone 60 có ý nghĩa được quy định tại khoản 36.1 Điều 36 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT là tốc độ tối đa trong khu vực.

Zone ở đây có nghĩa là vùng hay khu vực. Con số 60 trong vòng tròn màu đỏ có nghĩa là tốc độ tối đa là 60km/h. Do đó, biển báo zone 60 có nghĩa là tốc độ tối đa khi đi vào khu vực được đánh dấu bằng biển báo zone 60 là 60 km/h. Các phương tiện tham gia giao thông chỉ được đi với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 km/h.

Zone 60 là biển báo phổ biến trên đường.

.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center
Zone 60 là biển báo phổ biến trên đường

Theo quy định tại khoản 19.2 Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thì  biển zone 60 có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

Quy định tại khoản 38.2 Điều 38 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT: “38.1. Các biển hiệu lệnh phải đặt tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.

38.2. Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Các biển R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.302(a,b,c), R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) và biển R.415 không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để ra, vào cổng nhà hoặc ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị trên đoạn đường có hiệu lực của biển.

38.3. Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng…“.

Như vậy, theo quy định trên thì biển zone 60 có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển

Từ ngày hôm nay: Ô tô – xe máy dừng đèn đỏ quá vạch sơn bị phạt bao nhiêu tiền?

0

Theo quy định mức phạt các phương tiện khi dừng đèn đỏ quá vạch sơn là bao nhiêu?

Vạch kẻ dừng đèn đỏ là gì?

Vạch kẻ đường thường được bố trí để người điều khiển phương tiện có thể phân biệt làn đường, vị trí dừng đỗ khi tham gia giao thông. Trước mỗi cột đèn tín hiệu giao thông đều được kẻ một vạch liền màu trắng cỡ lớn và người điều khiển xe phải dừng trước đó.

Dừng đèn đỏ quá vạch sơn, vi phạm giao thông

Theo Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, vạch kẻ đèn đỏ là 1 dải vạch màu trắng nét liền được kẻ trước tín hiệu đèn giao thông nhằm báo hiệu khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện không được phép cho xe lấn qua vạch, chạm đè lên vạch này. Khi người điều khiển đè lên vạch này tức là phương tiện điều khiển đã vi phạm lỗi, cần bị xử lý phạt.

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ năm 2025

Đối với xe ô tô

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm n, điểm o khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i, điểm k khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; điểm đ khoản 11 Điều này;

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;

Dừng đèn đỏ quá vạch sơn, vi phạm giao thông

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô dừng đèn đỏ quá vạch sơn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Nếu hành vi dừng đèn đỏ quá vạch sơn gây ra tai nạn giao thông, mức phạt tiền sẽ từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe.

Đối với xe máy

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm e khoản 2; điểm a, điểm c, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b, điểm d khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8; điểm b khoản 9; điểm a khoản 10 Điều này;

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng đèn đỏ quá vạch sơn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Nếu hành vi dừng đèn đỏ quá vạch sơn gây ra tai nạn giao thông, mức phạt tiền sẽ từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe.

Dừng đèn đỏ quá vạch sơn, vi phạm giao thông

Đối với xe đạp

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác dừng đèn đỏ quá vạch sơn.

Đối với người đi bộ

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ dừng đèn đỏ quá vạch sơn.

Vạch mắt võng ở làn rẽ phải, có đèn đỏ – được phép đi hay phải dừng lại?

0

Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa, trong thời gian vừa qua cơ quan chức năng đã kẻ nhiều “vạch mắt võng” tại các ngã tư đèn xanh – đỏ. Nếu dừng xe tại “vạch mắt võng” sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi người dân tham gia giao thông thì không được dừng xe tại khu vực “vạch mắt võng”, nếu cố ý dừng xe hoặc đỗ xe tại khu vực này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Vạch mắt võng vẽ ở sát lề rẽ phải ở ngã tư - vạch này có ý nghĩa hay vạch vớ vẩn | OTOFUN | CỘNG ĐỒNG OTO XE MÁY VIỆT NAM

Không dừng xe tại “vạch mắt võng”

Trước đó Báo Thanh Hóa điện tử có đăng bài viết: “Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường. Nội dung bài viết phản ánh về tình trạng tại một số ngã tư đèn xanh – đỏ trên địa bàn TP Thanh Hóa mặc dù đã có biển báo “Đèn đỏ được rẽ phải” và cơ quan chức năng đã tiến hành kẻ vạch, phân làn đường. Theo đó, làn đường trong cùng chỉ dành riêng cho các phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, các phương tiện dừng đèn đỏ để đi thẳng hoặc rẽ trái sẽ không được phép dừng xe ở làn trong cùng này. Mặc dù vậy, có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông khi đi thẳng hoặc rẽ trái lúc chờ đèn đỏ đã không tuân theo chỉ dẫn này, mà dừng đèn đỏ ngay trong làn đường ưu tiên dành cho các phương tiện được phép rẽ phải, gây ách tắc giao thông vào những giờ cao điểm.

Mặc dù đã có “vạch mắt võng” nhưng khi dừng đèn đỏ người tham gia giao thông vẫn không chấp hành (ảnh chụp tại ngã tư Phú Sơn).

Tại các tuyến đường ở TP Thanh Hóa có mật độ người tham gia giao thông cao như: Đại lộ Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Trãi… nhiều người dân khi tham gia giao thông khi dừng đèn đỏ đã không tuân thủ những quy định trong việc nhường đường ưu tiên cho các phương tiện được phép rẽ phải. Trong đó, nhiều phương tiện tham gia giao thông khi chờ đèn đỏ dừng xe ngay trong làn đường dành cho các phương tiện được phép rẽ phải đã khiến cho nhiều ô tô, xe máy lưu thông phía sau muốn được rẽ phải cũng phải dừng theo.

Để tránh tình trạng ách tắc giao thông do việc dừng phương tiện khi tham gia giao thông tại làn đường ưu tiên “Đèn đỏ được rẽ phải”, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa đã tiến hành kẻ nhiều “vạch mắt võng” màu vàng tại một số ngã tư đèn xanh – đỏ có mật độ các phương tiện tham gia giao thông cao. Tại ngã tư Phú Sơn, trên đại lộ Lê Lợi cơ quan chức năng đã kẻ một điểm “vạch mắt võng” màu vàng. Tại ngã tư tượng đài Lê Lợi – Bưu điện, cơ quan chức năng đã kẻ ba điểm “vạch mắt võng” màu vàng trên đại lộ Lê Lợi, đường Quang Trung và đường Bà Triệu.

Vạch mắt võng là gì? Không có biển báo đèn đỏ được rẽ phải nhưng có

Người dân dừng phương tiện tham gia giao thông tại “vạch mắt võng”, ngã tư tượng đài Lê Lợi.

Người dân khi tham gia giao thông, đến khu vực các ngã ba, ngã tư thì không được dừng xe tại khu vực “vạch mắt võng”, nếu cố ý dừng xe hoặc đỗ xe tại khu vực này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Sẽ bị xử phạt

Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, vạch mắt võng là vạch kẻ đường được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường được bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Vạch mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Trang thông tin điện tử Phòng cảnh sát giao thông TPHCM

Tại khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Trong đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Như đã đề cập ở trên, khi thấy vạch mắt võng, người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Một “vạch mắt võng” trên đại lộ Lê Lợi.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn vạch kẻ đường của người điều khiển phương tiện giao thông như sau: Ô tô mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; Xe máy mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; Máy kéo, xe máy chuyên dùng mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; Xe đạp mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 tháng đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông./.

Cục CSGT lên tiếng về thông tin nhiều người tra cứu phạt nguội không được…Hóa ra không phải do web lỗi ….

0

Theo Cục CSGT, đối với các trường hợp người dân tra cứu biển số ô tô, xe máy… mà kết quả hiện về “Không tìm thấy kết quả”, thì phương tiện đó không có vi phạm, chứ không phải là lỗi trang tìm kiếm.

Phản ánh tới báo Dân trí, anh D.T. (ở Thanh Hóa) cho biết, thời gian qua, anh bị Phòng CSGT, Công an tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An gửi giấy phạt nguội về các lỗi vi phạm giao thông. Tuy nhiên sau đó anh có vào trang web của Cục CSGT để tra cứu phạt nguội, nhưng lại không tìm thấy kết quả vi phạm.

Anh T. thắc mắc rằng, không rõ trang web tìm kiếm có bị lỗi hay không?

Cùng thắc mắc này, chị H.H. (ở Hà Nội) cho biết, trong tháng 12/2023 vừa qua, chị cùng gia đình có đi ô tô để về quê ở Ninh Bình, khi đi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, do chồng chị buồn ngủ nên đã đánh xe vào làn khẩn cấp của đường cao tốc, rồi bật đèn cảnh báo để chợp mắt.

Cục CSGT lên tiếng về thông tin nhiều người tra cứu phạt nguội không được - 1
Một trường hợp vi phạm, có kết quả khi tra cứu trên trang web của Cục CSGT (Ảnh: chụp màn hình).

Chị T. thắc mắc rằng, sau đó chị vào trang web của Cục CSGT để tra cứu phạt nguội nhưng không ra kết quả vi phạm, liệu do xe chị mới vi phạm nên kết quả chưa kịp thông báo trên trang tra cứu?

Liên quan tới việc này, sáng 5/1, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, mục tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh của cục vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường.

Cục CSGT lên tiếng về thông tin nhiều người tra cứu phạt nguội không được - 2
Đối với các trường hợp không vi phạm hoặc việc vi phạm chưa quá 7 ngày thì dữ liệu sẽ không tìm thấy trên trang tra cứu (Ảnh chụp màn hình).

Theo Cục CSGT, việc người dân không tra cứu ra kết quả vi phạm có thể xảy ra trong 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi người dân nhập biển số ô tô, xe máy… vào mục tra cứu, nhưng khi tìm kết quả lại hiện ra dòng chữ “Không tìm thấy kết quả!”, tức là phương tiện đó không dính lỗi vi phạm.

Trường hợp 2: Thời gian vi phạm của phương tiện giao thông chưa quá 7 ngày, nên dữ liệu vi phạm sẽ chưa được cập nhật lên trang tra cứu phạt nguội.

Trường hợp 3: Thời điểm tra cứu phạt nguội, do số lượng người dân tra cứu quá đông, dẫn tới tình trạng bị nghẽn mạng, người dân có thể đổi thời điểm để tra cứu phương tiện vi phạm.

Uống bia ‘không cồn’ thổi có lên nồng độ cồn không? Liệu có thực sự đúng

0

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông ngày càng nghiêm ngặt, khiến nhiều người lựa chọn loại bia “không cồn” như một giải pháp thay thế an toàn cho các buổi tiệc cuối năm. Tuy nhiên, liệu bia “0 độ cồn” có thực sự là một lựa chọn không rủi ro?

Bia 0 độ cồn: Liệu có thực sự “0 độ”?

Thị trường hiện nay tràn ngập các loại bia được quảng cáo là “0 độ cồn”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phần lớn các loại bia này vẫn chứa một lượng cồn nhất định, dù rất nhỏ. Con số này có thể dao động trong khoảng 0,05%, và tùy theo quy định của từng quốc gia, nồng độ cồn này có thể vẫn được xem là 0%. Một lon bia 0 độ 500ml có thể chứa 0,25% cồn, đủ để tạo ra những hệ quả bất ngờ.

 bia không cồn, thổi nồng độ cồn

Uống bia “không độ”, thổi nồng độ cồn có bị phạt không? (Ảnh minh hoạ)

Việc dán nhãn “0 độ” là một chuyện, còn thực tế nồng độ cồn có đúng với con số đó hay không lại là một vấn đề khác. Nhiều trường hợp người dùng uống bia 0 độ khi bị kiểm tra nồng độ cồn vẫn cho ra kết quả dương tính, đặc biệt là khi uống quá nhiều hoặc khi loại bia đó có nồng độ cồn thực tế cao hơn so với công bố.

Nguy cơ tiềm ẩn từ bia “không cồn”

Mặc dù bia “không cồn” được xem như một loại nước giải khát, nhưng việc quản lý chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm này vẫn chưa được chặt chẽ. Điều này đặt ra những lo ngại về an toàn thực phẩm, cũng như những tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Dù đã có các nghiên cứu đánh giá trên thế giới, các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn cần tiến hành các khảo sát và kiểm định chất lượng, đảm bảo các sản phẩm này an toàn cho sức khỏe và môi trường trước khi đưa ra thị trường.

Một số người sau khi uống bia 0 độ, khi đo nồng độ cồn ngay lập tức thì kết quả vẫn cho thấy có cồn, tuy nhiên sau khi súc miệng bằng nước lọc thì kết quả lại âm tính. Điều này cho thấy nồng độ cồn trong bia 0 độ có thể gây ra những sai sót trong quá trình kiểm tra.

 bia không cồn, thổi nồng độ cồn

(Ảnh minh hoạ)

Các loại bia có nồng độ cồn dưới 0,5% có thể chỉ gây ra cảm giác “lâng lâng” nhẹ. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là khi lái xe, những tác động này có thể gây nguy hiểm. Hơn nữa, việc các loại bia “0 độ” không hoàn toàn loại bỏ cồn cũng tạo ra rủi ro về việc bị xử phạt khi tham gia giao thông.

Lời khuyên cho người tiêu dùng

Các loại đồ uống có cồn, dù là loại “không cồn”, đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Việc tiêu thụ các sản phẩm này liên tục có thể gây áp lực cho gan, đặc biệt khi uống với số lượng lớn. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải tỉnh táo và cân nhắc trước khi lựa chọn các sản phẩm này.

Trong bối cảnh quy định cấm sử dụng rượu bia khi lái xe, việc lựa chọn bia “0 độ” không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn an toàn. Một số loại bia được dán nhãn “không cồn” vẫn có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị xử phạt nếu như uống quá nhiều hoặc chọn phải loại bia có nồng độ cồn cao hơn so với công bố.

Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Dắt bộ xe máy có bị phạt nồng độ cồn? Trường hợp thấy chốt CSGT kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt? Câu trả lời là không…Chi tiết tại bình luận

0

Uống rượu bia rồi dắt bộ xe máy về nhà có bị phạt nồng độ cồn? Trường hợp thấy chốt cảnh sát giao thông kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt? Người điều khiển xe gắn máy có quyền từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông khi không uống rượu bia hay không?

Uống rượu bia rồi dắt bộ xe máy về nhà có bị phạt nồng độ cồn?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có nêu cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Đồng thời, tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cũng quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan không có quy định nào nghiêm cấm chủ phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong người dắt xe về sẽ bị phạt.

Theo đó, người dắt xe có thể được xem là người đi bộ trên đường bộ và phải chấp hành thực hiện các nguyên tắc tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 như: phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường,… Đồng thời, tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định những nguyên tắc chung đối với người tham gia giao thông, phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy, trường hợp người sau khi uống rượu bia chỉ dắt bộ xe máy về nhà mà không ngồi lên xe để điều khiển thì cảnh sát giao thông sẽ không có căn cứ để xử phạt nồng độ cồn theo quy định của pháp luật.

Dắt bộ xe máy có bị phạt nồng độ cồn? Trường hợp thấy chốt CSGT kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt?

Uống rượu bia rồi dắt bộ xe máy về nhà có bị phạt nồng độ cồn?Trường hợp thấy chốt CSGT kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt? (Hình từ Internet)

Trường hợp thấy chốt cảnh sát giao thông kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt nồng độ cồn không?

Đối với trường hợp người uống rượu, bia điều khiển xe máy, nhưng thấy chốt/trạm CSGT mới xuống dắt bộ nhằm đối phó với việc kiểm tra nồng độ cồn thì vẫn có thể bị xử phạt hành vi vi phạm trước đó nếu CSGT chứng minh được lỗi của người tham gia giao thông.

Tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với các trường hợp điều khiển xe máy khi tham gia giao thông được áp dụng tùy theo từng trường hợp nồng độ cồn cao hay thấp, cụ thể mức phạt nồng độ cồn như sau:

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng đối với hành vi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng đối với hành vi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn từ vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc từ vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, nếu có hành vi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 2 triệu – 8 triệu đồng và bị tịch thu bằng lái xe từ 10 đến 24 tháng tùy thuộc vào mức vi phạm nồng độ cồn.

Xe đạp không có đèn trong khung giờ này sẽ bị phạt tiền từ năm 2025 theo Nghị định 168?

0

Theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Xe đạp không có đèn sẽ bị phạt tiền từ năm 2025?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đã quy định về xử phạt người điều khiển xe thô sơ (trong đó có xe đạp) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này, bao gồm có xe đạp).

Bên cạnh đó, tại điểm e và i khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn có quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đạp trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu.

xe đạp không có đèn

(Ảnh minh họa)

Tóm lại, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì xe đạp khi điều khiển trên đường thì cần phải có đèn hoặc tấm phản quang (trước và sau xe) để báo hiệu vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau.

Trường hợp xe đạp không có đèn mà chỉ có tấm phản quang thì vẫn sẽ không bị xử phạt. Đối với trường hợp xe đạp không có cả 2 thiết bị trên thì sẽ bị phạt tiền theo quy định đã nêu trên.

Quy định về người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe đạp từ 2025?

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

– Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.

xe đạp không có đèn

Việc sử dụng đèn chiếu sáng buổi tối không chỉ giúp người điều khiển xe thô sơ tự bảo vệ bản thân mà còn là một biện pháp an toàn bảo vệ người đi bộ và người tham gia phương tiện giao thông khác. (Ảnh minh họa)

– Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.

– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe

(Điều 31 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Quy định người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ?

– Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.

– Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.

– Không được thả vật nuôi trên đường bộ.

(khoản 3 Điều 32 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Xe máy vi phạm có bị phạt nguội không, cách tra cứu để nộp phạt? đơn giản…

0

Theo quy định hiện nay thì xe máy cũng bị phạt nguội như ô tô với một số lỗi như: chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đèn vàng, sử dụng điện thoại khi lái xe, đi ngược chiều, dừng đỗ xe không đúng quy định…

Phạt nguội hiểu đơn giản là hình thức xử phạt những lỗi vi phạm giao thông được phát hiện thông qua camera giám sát, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan chức năng hoặc thông qua hình ảnh, video do cá nhân đăng tải trên mạng xã hội.

Xe máy cũng bị phạt nguội như ô tô

Theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BCA thì xe máy cũng bị phạt nguội như ô tô với một số lỗi như chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đèn vàng, sử dụng điện thoại khi lái xe, đi ngược chiều, dừng đỗ xe không đúng quy định…

Xe máy vi phạm có bị phạt nguội không, cách tra cứu để nộp phạt? - 1
Để tra cứu xe máy có đang bị phạt nguội hay không, chủ phương tiện hãy vào website theo địa chỉ csgt.vn (Ảnh chụp màn hình: Trần Huyền).

Để tra cứu xe máy có đang bị phạt nguội hay không, chủ phương tiện hãy vào website theo địa chỉ csgt.vn và thực hiện các bước sau: Nhìn qua bên góc tay phải sẽ thấy khung TRA CỨU PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM GIAO THÔNG QUA HÌNH ẢNH. Nhập thông tin bển kiểm soát, chọn loại phương tiện là xe máy, nhập mã bảo mật. Sau đó bấm vào tra cứu và chờ kết quả trả về.

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), đến hết năm 2023, tổng số lượng xe máy ở Việt Nam đạt hơn 73 triệu chiếc. Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, đến tháng 11/2023, có hơn 8 triệu phương tiện tham gia giao thông, trong đó chủ yếu là xe máy với 6,7 triệu chiếc.

Được biết lực lượng cảnh sát giao thông hiện đã triển khai phạt nguội với xe máy. Vào cuối tháng 3, qua trích xuất camera giám sát, Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã phát hiện, xử lý nhiều tài xế điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông.

Trong đó có trường hợp bà N.T.T. (41 tuổi, trú tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa). Chỉ trong tháng 2, bà đã vi phạm 26 lần, cụ thể là 16 lần vượt đèn đỏ và 10 lần không đội mũ bảo hiểm. Với các lỗi vi phạm này, bà T. bị xử phạt 15,4 triệu đồng.

Tại Hà Nội, cảnh sát giao thông cũng tiến hành xử phạt nguội với người điều khiển xe máy. Việc xử lý phạt nguội không chỉ được ghi nhận thông qua hệ thống giám sát mà còn từ thông tin, hình ảnh của người dân gửi cho cảnh sát giao thông thông qua Zalo.

Các trường hợp xe máy bị phạt nguội

Theo quy định, các trường hợp xe máy bị phạt nguội gồm: Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/giờ đến dưới 10km/giờ, theo điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021) của Chính phủ, bị phạt tiền 300.000-400.000 đồng.

Người điều khiển phương tiện cũng có thể bị phạt tiền 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/giờ đến 20km/giờ; Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này; Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/giờ cũng có có thể bị xử phạt 4-5 triệu đồng.

Theo luật mới áp dụng vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng có ý nghĩa là gì

0

Theo quy chuẩn mới nhất được áp dụng từ ngày 1/1/2025, vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng có ý nghĩa thế nào, người tham gia giao thông cần nắm rõ để chấp hành.

Từ ngày 1/1/2025, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT chính thức có hiệu lực, trong đó ý nghĩa, sử dụng vạch kẻ đường được quy định cụ thể.

Với 2 loại vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng, mỗi loại có ý nghĩa khác nhau và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý.

Cụ thể, vạch màu vàng là nhóm vạch tim đường, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Vạch màu trắng là nhóm vạch phân chia làn đường của xe chạy cùng chiều.

Nhóm vạch màu vàng-vạch phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều

Trong nhóm vạch màu vàng (vạch tim đường), sẽ gồm: Vạch dạng đơn, đứt nét (vạch 1.1); Vạch dạng đơn, nét liền (vạch 1.2); Vạch đôi song song, liền nét (vạch 1.3) và dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt (vạch 1.4).

Cụ thể, dạng vạch đơn, đứt nét dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch màu vàng dạng đơn, đứt nét (vạch 1.1) là vạch tim đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.

Vạch màu vàng dạng đơn, đứt nét (vạch 1.1) là vạch tim đường phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.

Dạng vạch đơn, nét liền dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều và xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Dạng vạch đôi, nét liền dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch (thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác).

Dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Nhóm vạch màu trắng-vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Nhóm vạch màu trắng-vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều sẽ gồm dạng vạch đơn, đứt nét (vạch 2.1) và dạng vạch đơn, liền nét (vạch 2.2).

Nhóm vạch màu trắng dùng để phân chia làn đường xe chạy cùng chiều.

Nhóm vạch màu trắng dùng để phân chia làn đường xe chạy cùng chiều.

Trong đó, dạng vạch đơn, đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Còn với dạng vạch đơn, liền nét thì dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.