Người thừa kế cần phải nắm rõ các loại giấy tờ, thủ tục để thực hiện việc sang tên sổ đỏ thuận tiện, nhanh nhất.
Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Hai hình thức thừa kế quyền sử dụng đất gồm, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
+ Thừa kế theo di chúc sẽ gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.
+ Thừa kế theo pháp luật khi người đứng tên trên sổ đỏ để lại di chúc; di chúc không hợp lệ; những người được nhận thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người được nhận thừa kế nhưng từ chối nhận di sản…
Thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất thừa kế
Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.
Giấy tờ chuẩn bị gồm, giấy tờ tuỳ thân, giấy xác nhận cư trú, giấy chứng tử của người đã mất, di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã mất và người được nhận thừa kế, sổ đỏ.
Bước 2: Lập hồ sơ đăng kí biến động.
Trong kỳ hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người nhận thừa kế phải thực hiện đăng ký biến động, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Người nhận thừa kế có thể thực hiện nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi có đất nếu có nhu cầu. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển qua Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Văn phòng đất đai tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ.
Khi nhận được thông báo, người thừa kế có nghĩa vụ nộp các khoản như: lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ…
Bước 5. Trả kết quả.
Thời gian trả kết quả sang tên sổ đỏ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi gặp động vật trên đường, giữ thẳng tay lái và phanh gấp là lựa chọn an toàn hơn so với đánh lái.
Việc động vật bất ngờ xuất hiện trên đường hoặc cao tốc là tình huống hiếm gặp nhưng có thể gây ra nguy hiểm lớn cho tài xế và các phương tiện xung quanh.
Khi đối diện với tình huống này, tài xế có hai phương án để lựa chọn: đánh lái để tránh hoặc phanh gấp. Mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm riêng, đòi hỏi tài xế phải đánh giá nhanh điều kiện xung quanh để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
1. Đánh lái để tránh va chạm
Phương án đánh lái chỉ nên được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện an toàn như đường trống, tầm nhìn rộng và không có phương tiện khác di chuyển gần. Nếu quan sát thấy động vật từ xa, tài xế nên đánh lái từ từ về phía đường trống để tránh va chạm.
Trong trường hợp động vật xuất hiện bất ngờ, tài xế có thể đánh lái gấp nếu vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc đánh lái đột ngột ở tốc độ cao có thể khiến xe mất kiểm soát, trượt bánh hoặc thậm chí bị lật. Vì vậy, kỹ thuật này chỉ phù hợp với những tài xế có kinh nghiệm và hiểu rõ tính năng vận hành của xe.
Một mẹo nhỏ khi đánh lái là hướng xe về phía mà con vật đã đi qua, bởi theo bản năng, động vật thường tiếp tục di chuyển theo hướng của mình. Dù vậy, hành vi của từng loài là khác nhau, nên cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
2. Phanh gấp – Lựa chọn tối ưu trong đa số trường hợp
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, trong phần lớn tình huống, giữ thẳng tay lái và phanh gấp là lựa chọn an toàn hơn so với đánh lái. Khi phanh, tài xế cần đạp phanh mạnh và tăng dần lực để kiểm soát tốt hơn. Đồng thời, tay lái phải giữ thẳng, đảm bảo xe di chuyển đúng làn đường.
Nếu va chạm là không thể tránh khỏi, tài xế nên nhanh chóng đưa xe vào khu vực an toàn, bật đèn khẩn cấp, kiểm tra tình trạng của hành khách và liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Đặc biệt, nếu cần ra khỏi xe trên đường cao tốc hoặc những khu vực có nhiều phương tiện, hãy quan sát kỹ để tránh nguy hiểm.
3. Các lưu ý quan trọng khi lái xe
Khi di chuyển trên đường, tài xế cần quan sát cẩn thận và luôn đề cao cảnh giác trước những tình huống bất ngờ, đặc biệt tại các khu vực dễ xuất hiện động vật như rừng rậm hay ven cánh đồng.
Nếu lái xe trong điều kiện thiếu sáng, có thể sử dụng đèn chiếu xa để quan sát chướng ngại vật tốt hơn. Đặc biệt, ánh sáng đèn pha giúp phát hiện động vật trong đêm nhờ hiệu ứng phản chiếu từ mắt chúng. Tuy nhiên, chỉ nên bật đèn pha khi không có xe di chuyển ngược chiều để tránh làm lóa mắt tài xế khác, gây nguy hiểm khi lưu thông.
Ngoài ra, luôn thắt dây an toàn đúng cách để giảm nguy cơ chấn thương trong trường hợp xảy ra va chạm với động vật. Đồng thời, tài xế nên trang bị sẵn một bộ sơ cứu cơ bản trên xe để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Thông tư 13/2025/TT-BCA có hiệu lực từ 1.3.2025. Thông tư này quy định một số lỗi giao thông công an xã được xử phạt.
Công an xã tuần tra, kiểm soát giao thông. Ảnh minh họa: Công an Hà Nội
Thông tư 13/2025/TT-BCA quy định sửa đổi các Thông tư về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Thông tư trên quy định liên quan công an xã như sau:
Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì công an cấp xã chỉ được kiểm tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình kết quả thực hiện cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Trường hợp phát hiện người điều khiển xe máy, xe thô sơ có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì được xử lý theo quy định: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; chở quá số người quy định; chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn quy định; dừng, đỗ xe không đúng quy định; lạng lách, đánh võng, điều khiển xe bằng một bánh đối với xe hai bánh; không có gương chiếu hậu ở bên trái theo quy định; sử dụng ô (dù); kéo, đẩy xe khác, vật khác; chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định hoặc phát hiện vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội.
Đối chiếu Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt các lỗi trên như sau:
Khi giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền. Nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Nhiều tài xế đang thắc mắc trước thông tin lan truyền: ‘Dính’ phạt nguội quá 1 năm phải vượt ngàn km đến tận nơi vi phạm đóng phạt. Thực hư thế nào?
Gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội về giao thông, nhiều người lan truyền thông tin: “Dính” phạt nguội quá 1 năm chưa xử lý thì phải về đúng nơi vi phạm, có khi vượt cả ngàn km mới đóng phạt được.
Thông tin này khiến chủ xe lo lắng, đặc biệt là chủ xe ô tô thỉnh thoảng có những chuyến đi về quê, công tác với lộ trình dài.
Xử lý phạt nguội chưa đồng bộ
Trường hợp anh N.D (ngụ Khánh Hòa) bị phạt nguội tại Ninh Thuận. Theo thông báo, anh đến Công an TP.Nha Trang nộp phạt, nhưng vì công an cấp huyện đã giải thể nên anh được 1 người quen hướng dẫn đến tận nơi phát hiện vi phạm xử lý.
“Để kịp đóng phạt, tôi mất hết nguyên một ngày trời, vừa di chuyển, vừa chờ đợi”, anh nói.
Người dân đến đóng phạt nguội tại Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (PC08, Công an TP.HCM)
ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Tại Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), anh K. (45 tuổi) đến đóng phạt lỗi phạt nguội do CSGT Nghệ An phát hiện.
Xác định đây đúng là thời điểm anh chạy xe chở gia đình về quê năm ngoái, nhưng lỗi đã quá 1 năm nên anh đến CSGT TP.HCM đề nghị xóa lỗi vì hết thời hiệu. CSGT không giải quyết xóa lỗi, hướng dẫn anh liên hệ nơi phát hiện vi phạm xử lý.
Anh K. thắc mắc: “Lỗi vi phạm khoảng 1 triệu đồng, nhưng giờ phải vượt hơn 1.000 km từ TP.HCM ra Nghệ An đóng phạt thì tiền vé máy bay hoặc xăng xe gấp mấy lần số này. Đó là chưa kể tôi phải xin nghỉ để đi lại. Tại sao CSGT không xử lý linh hoạt hơn giúp người dân tiết kiệm thời gian, tiền của?”.
CSGT TP.HCM trích xuất dữ liệu từ camera đường phố để xử lý vi phạm
ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Tại các đội CSGT khác trên địa bàn TP.HCM cũng ghi nhận một số trường hợp bị phạt nguội quá 1 năm đến xử lý. Người dân đặt câu hỏi: Cùng quá 1 năm, cùng vi phạm ở tỉnh khác nhưng tại sao có người đến đóng phạt được, người không?
CSGT TP.HCM xử lý thế nào?
Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, với lỗi vi phạm quá 1 năm do CSGT TP.HCM phát hiện, chủ xe đã nhận thông báo vi phạm qua hình ảnh thì CSGT vẫn lập biên bản, ra quyết định xử phạt.
Trường hợp không nhận được thông báo, quá 1 năm thì theo luật Xử lý vi phạm hành chính, CSGT sẽ giải tỏa (xóa lỗi) cho chủ phương tiện.
Trường hợp không nhận được thông báo và có lý do chính đáng, chứng minh được bằng giấy tờ như: chuyển nơi ở, đi nước ngoài thời gian dài, đau bệnh nằm viện… kèm theo điều kiện quá 1 năm thì CSGT sẽ xóa lỗi.
Camera quan sát giao thông ở TP.HCM có độ phân giải cao, thể hiện rõ biển số xe, vạch kẻ đường
ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Hiện nay, CSGT gửi thông báo phạt nguội bằng thư bảo đảm của bưu điện. Người đưa thư sẽ yêu cầu người nhận ký xác nhận, không có ai nhận thì thư được chuyển hoàn về lại CSGT. Do vậy, CSGT TP.HCM có căn cứ xác định được chủ phương tiện đã nhận thông báo hay chưa.
Theo vị này, với lỗi vi phạm quá 1 năm ở tỉnh khác, người dân mang thông báo vi phạm đến, CSGT TP.HCM vẫn xử lý. Nhưng người dân đến yêu cầu xóa lỗi, CSGT TP.HCM không giải quyết vì không xác minh được chủ xe đã nhận thông báo từ địa phương phát hiện lỗi vi phạm hay chưa.
Trường hợp lỗi vi phạm ở tỉnh khác, quá 1 năm, thất lạc thông báo thì người dân viết cam kết đã nhận thông báo, CSGT sẽ lập biên bản, giải quyết giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại.
Ngày 26/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Công chứng 2024.
Sẽ có hình thức công chứng online trên cả nước từ 01/07/2025
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng 2024 quy định việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến và được quy định như sau:
– Công chứng điện tử trực tiếp là việc người yêu cầu công chứng giao kết giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử;
– Công chứng điện tử trực tuyến (online) là việc các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
Hiện hành, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014, khi ký hợp đồng, giao dịch công chứng thì người yêu cầu và các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch đó phải ký trước mặt công chứng viên. Do đó, không thể thực hiện công chứng online theo quy định hiện nay.
Theo đó, đây cũng là quy định được áp dụng với việc điểm chỉ thay thế cho việc ký hoặc điểm chỉ đồng thời với việc ký.
Cũng tại khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định chỉ có một trường hợp không phải ký trước mặt công chứng viên là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký mẫu chữ ký tại tổ chức hành nghề công chứng.
Trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng không cần ký trước mặt công chứng viên mà có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch.
Sau khi công chứng viên nhận được hồ sơ sẽ tiến hành đối chiếu chữ ký của người này trong hợp đồng với mẫu chữ ký đã đăng ký trước đó tại đây trước khi thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, việc thực hiện công chứng online là quy định mới so với luật hiện hành. Theo đó, từ ngày 01/7/2025, các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên.
Công chứng online. Đây là nội dung mới được đề cập trong Luật Công chứng mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. (Ảnh minh họa)
Quy định về văn bản công chứng từ ngày 01/7/2025
Theo Điều 64 Luật Công chứng 2024 quy định về văn bản công chứng như sau:
Văn bản công chứng điện tử
– Văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2024:
+ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.
+ Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
– Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Luật Công chứng 2024.
– Việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Văn bản công chứng được chuyển đổi có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, trừ trường hợp pháp luật quy định loại văn bản đó được chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất.
Mở cửa ô tô gây tai nạn có thể bị phạt gấp 50 lần so với trước đây
Tại Điều 19 Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 quy định cụ thể: Chỉ được mở cửa xe khi xe đã dừng, đỗ; Trước khi mở cửa xe, người mở cửa phải quan sát phía trước, phía sau và bên phía mở cửa xe, khi thấy an toàn mới được mở cửa xe, ra khỏi xe; không để cửa xe mở nếu không bảo đảm an toàn.
Việc mở cửa xe hoặc để cửa xe mở mà thiếu quan sát, xâm phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, làm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài phù hợp. Tùy thuộc mức độ, tính chất của hành vi vi phạm sẽ có những các mức và hình thức xử phạt tương ứng.
Mở cửa ô tô thiếu an toàn, gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt nặng, mức phạt có thể lên tới 22 triệu đồng. Ảnh minh họa
Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ôtô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn mà gây tai nạn giao thông
Nếu hành vi gây tai nạn giao thông mà hậu quả làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tuỳ vào mức độ nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc giải quyết, bồi thường thiệt hại do vụ tai nạn gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Mức xử phạt này tăng khoảng từ 36-50 lần so với các mức xử phạt quy định tại Nghị định 100 trước đây.
Kinh nghiệm để mở cửa ô tô an toàn, tránh gây họa
Việc mở cửa xe không chỉ đơn giản mà cần có kỹ năng cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Để tránh những rủi ro không đáng có, có 3 lưu ý quan trọng khi mở cửa ô tô mọi người cần phải chú ý:
Quan sát kỹ trước khi mở cửa
Ngay từ khi chọn vị trí dừng đỗ, tài xế cần đảm bảo xe được đặt gọn gàng và tuân thủ Luật Giao thông đường bộ. Không dừng đỗ tại những khu vực cấm như nơi có biển báo cấm, ngã tư, cầu, hầm đường bộ hoặc các vị trí không được phép dừng đỗ. Đồng thời, cần bật xi-nhan để cảnh báo cho các phương tiện phía sau.
Trước khi mở cửa, người ngồi trong xe phải quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và gương chiếu hậu, đặc biệt là phía bên lái. Chỉ khi đảm bảo an toàn và không có phương tiện nào đang tới, mới tiến hành mở cửa xe.
Cách mở cửa ô tô an toàn, tài xế cần chú ý. Ảnh minh họa
Mở cửa chậm rãi, không “bung” hết tầm
Việc sử dụng tay nghịch còn giúp hạn chế mở cửa quá rộng như khi dùng tay gần cửa, giảm nguy cơ gây va chạm. Người trong xe cần mở cửa chậm rãi, quan sát liên tục và chỉ mở hoàn toàn khi đã bước ra ngoài an toàn.
Ngoài ra, tài xế nên kích hoạt khóa trẻ em để ngăn trẻ nhỏ hiếu động tự ý mở cửa sau, đặc biệt là phía bên lái, tránh nguy hiểm khi có phương tiện đi tới từ phía sau.
Sử dụng tay nghịch
Một cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn khi mở cửa ô tô là áp dụng phương pháp “Dutch Reach” – kỹ thuật mở cửa bằng tay xa cửa hơn. Cách làm này buộc người trong xe phải xoay người lại, qua đó giúp quan sát phía sau dễ dàng hơn trước khi mở cửa.
Bạn đọc Nguyễn Lâm hỏi: “Xe vi phạm giao thông bị CSGT tạm giữ nhưng bị hư hỏng, CSGT có phải bồi thường cho chủ xe hay không?”
Trao đổi với PLO, Luật sư (LS) Võ Đan Mạch, Đoàn luật sư TP.HCM phân tích về vấn đề này như sau:
Về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo LS Võ Đan Mạch, Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020); khoản 2 Điều 9 Nghị định 138/2021 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, có quy định: Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, hư hỏng,… thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xe vi phạm tại một địa điểm ở TP.HCM. Ảnh: TN
“Như vậy, xe bị hư hỏng là tang vật hoặc phương tiện vi phạm hành chính đang thuộc trách nhiệm quản lý, bảo quản của cơ quan công an ra quyết định tạm giữ, tịch thu. Hay nói cách khác đã có sự chuyển giao trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện từ chủ sở hữu qua cơ quan công an một cách hợp pháp. Do đó, về nguyên tắc, khi các phương tiện bị hư hỏng thì các cá nhân, cơ quan công an có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường”- LS Mạch cho hay.
Về căn cứ để bồi thường thiệt hại
Cũng theo LS Mạch, trước hết, cần phải tiến hành xác minh, làm rõ về nguyên nhân hư hỏng xe, thống kê thiệt hại trên thực tế. Sau đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác về việc có hay không có căn cứ để chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường thiệt hại.
Theo đó, cơ quan chức năng cần thực hiện các thủ tục cần thiết để xác định một số thông tin như: bãi giữ xe có được trang bị hệ thống các thiết bị bảo đảm an toàn theo đúng yêu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Nguyên nhân gây ra hư hỏng xe có xuất phát từ bên thứ ba hay không? Có do có hành vi phá hoại hoặc bất cẩn của cá nhân nào hay không? Có phải do sự kiện bất khả kháng hay không? Kết luận của cơ quan chức năng sẽ là cơ sở để xác định về căn cứ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, đó là sự kiện xảy ra một cách khách quan, hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của các bên.
– Thứ hai, sự kiện đó không thể nào lường trước được.
– Thứ ba, không thể khắc phục được hậu quả do sự kiện đó gây ra, dù cho bên có nghĩa vụ đã cố gắng áp dụng hết tất cả mọi biện pháp cần thiết và cho phép trong khả năng của mình.
“Như vậy, nếu nguyên nhân hư hỏng xe là do sự kiện bất khả kháng thì cơ quan công an không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu của xe. Ngược lại, nếu có căn cứ xác định nguyên nhân khiến xe bị hư hỏng là do lỗi của cơ quan công an hoặc của bên thứ ba, cơ quan công an vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu, nhưng sau đó có quyền khởi kiện bên thứ ba yêu cầu bồi thường thiệt hại”- LS Mạch nói.
LS Mạch cho biết thêm: Cạnh đó, để có căn cứ yêu cầu để bồi thường thiệt hại (nếu có cơ sở), chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, giấy tờ pháp lý thể hiện quyền sở hữu hợp pháp đối với xe, thông tin về tình trạng xe, loại xe, đời xe,… qua đó có cơ sở xác định giá trị tài sản bị thiệt hại.
Sổ đỏ (tên chính thức là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất của cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức.
– Về mặt màu sắc: Trước đây, Sổ đỏ có bìa màu đỏ (cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp), còn Sổ hồng (bìa màu hồng) cấp cho nhà ở và đất ở. Hiện nay, cả hai đã được thống nhất thành mẫu Giấy chứng nhận chung (bìa màu hồng cánh sen).
Từ năm 2025 không còn sổ đỏ hộ gia đình người dân phải đi đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp không sang tên sổ đỏ bị phạt tiền
Theo quy định pháp luật, việc không sang tên (đăng ký biến động) Sổ đỏ khi mua bán, chuyển nhượng, thừa kế… có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
a) Các trường hợp bắt buộc phải sang tên (đăng ký biến động)
– Mua bán, chuyển nhượng đất/nhà ở.
– Nhận thừa kế, tặng cho đất/nhà.
– Góp vốn bằng đất/nhà vào doanh nghiệp.
– Thay đổi thông tin chủ sở hữu (tên, CMND/CCCD).
– Trường hợp có sự chia tách, hợp nhất thửa đất.
b) Mức phạt khi không sang tên Sổ đỏ
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP), mức phạt như sau:
Không đăng ký biến động khi chuyển nhượng, mua bán, thừa kế… 5 – 10 triệu đồng
Không đăng ký khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phạt từ 10 – 20 triệu đồng (cá nhân), Từ 20 – 40 triệu đồng (tổ chức)
– Trường hợp không làm thủ tục sang tên sau khi nhận thừa kế, tặng cho 5 – 10 triệu đồng
Ngoài phạt tiền, người vi phạm vẫn phải thực hiện thủ tục sang tên và có thể bị hạn chế quyền sử dụng đất (không được chuyển nhượng, thế chấp…).
Trường hợp nào cần đi cấp đổi lại sổ đỏ năm 2025
Trường hợp người dân cần phải đổi hoặc cấp lại Sổ đỏ năm 2025
1. Khi có thay đổi thông tin (tên chủ sở hữu, diện tích đất, mục đích sử dụng, v.v.) thì người dân cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ
2. Tất cả những trường hợp khi Sổ đỏ bị hư hỏng, rách, mờ chữ thì người dân nên đi cấp đổi lại sổ đỏ để không thiệt thòi.
3. Khi chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất thì người dân bắt buộc phải đi đổi lại sổ đỏ nếu không sẽ bị xử phạt theo quy đinh.
4. Khi Nhà nước yêu cầu điều chỉnh do thay đổi chính sách (ví dụ: chuyển đổi mẫu Giấy chứng nhận mới).
Lưu ý:
– Không có quy định bắt buộc đổi Sổ đỏ từ năm 2025 nếu thông tin trên Sổ vẫn chính xác và không có thay đổi gì.
– Sổ đỏ cũ (mẫu cũ) vẫn có giá trị pháp lý nếu chưa có yêu cầu thay đổi từ cơ quan nhà nước.- Nếu bạn nghe thông tin về việc bắt buộc đổi Sổ đỏ, hãy kiểm tra lại với Cơ quan đăng ký đất đai địa phương (Văn phòng đăng ký đất đai) hoặc UBND cấp huyện để tránh tin đồn thất thiệt.
Bạn có thể tham khảo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để biết chi tiết. Nếu có thay đổi chính sách, Nhà nước sẽ thông báo công khai.
Kết Luận chung: Như vậy chỉ có những trường hợp nên ở trên người dân mới phải đi cấp đổi lại sổ đỏ, hoặc những trường hợp sang tên chuyển nhượng bất động sản thì mới cần phải cấp đổi lại sổ mới. Còn lại những trường hợp không tiến hành cho tặng, chuyển nhượng, thừa kế, sổ không bị rách hỏng, hoặc sai sót trong thông tin ghi trên sổ, đất vẫn còn thời hạn sử dụng thì không nhất định phải đi cấp đổi lại sổ đỏ theo mẫu mới.
Gần đây, nhiều địa phương có kế hoạch sáp nhập đơn vị hành chính, khiến không ít người dân lo lắng về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có cần phải cấp đổi hay không. Liệu việc thay đổi tên đơn vị hành chính có ảnh hưởng đến tính pháp lý của sổ đỏ đã được cấp trước đó?
Sổ đỏ có bắt buộc phải đổi khi sáp nhập tỉnh?
Theo Luật sư Vũ Kim Hoàn (Công ty Luật HQC) chia sẻ trên Báo Tiền Phong, Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 ngày 19/02/2025 quy định rõ về việc xử lý văn bản, giấy tờ được cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Liệu việc thay đổi tên đơn vị hành chính có ảnh hưởng đến tính pháp lý của sổ đỏ đã được cấp trước đó?
Cụ thể, các văn bản, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành trước khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước, nếu chưa hết hiệu lực hoặc thời hạn sử dụng, thì vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi hết thời hạn hoặc có quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc thu hồi bởi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nhiệm vụ mới.
Ngoài ra, pháp luật cũng nêu rõ: Không bắt buộc tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục cấp đổi giấy tờ (bao gồm sổ đỏ) chỉ vì lý do sáp nhập đơn vị hành chính, trừ khi có quy định khác.
Khi nào cần đăng ký biến động thông tin trên sổ đỏ?
Theo Điều 133 Luật Đất đai 2024, việc đăng ký biến động được thực hiện trong các trường hợp:
Thay đổi ranh giới, mốc giới, diện tích, số hiệu hoặc địa chỉ thửa đất.Có thay đổi thông tin cá nhân của người sử dụng đất.Thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng cho hoặc thế chấp quyền sử dụng đất.Điều này có nghĩa là nếu chỉ thay đổi tên đơn vị hành chính do sáp nhập tỉnh mà không có sự thay đổi về ranh giới, diện tích hoặc mục đích sử dụng đất, thì sổ đỏ vẫn có giá trị pháp lý và không cần cấp đổi.
Cập nhật địa chỉ hành chính trên hệ thống dữ liệu đất đai
Luật sư Vũ Kim Hoàn cũng cho biết, trong trường hợp địa phương có sự điều chỉnh về tên gọi sau sáp nhập, cơ quan nhà nước sẽ tự động cập nhật thông tin địa chỉ hành chính mới vào cơ sở dữ liệu đất đai. Điều này giúp đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, mà không gây phiền hà cho người dân.
Theo Điều 13 Thông tư 10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi có sự thay đổi tên đơn vị hành chính, thông tin cập nhật sẽ thể hiện như sau trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “Đổi tên … (tên đơn vị hành chính cũ) thành … (tên đơn vị hành chính mới)”.
Việc cập nhật này giúp phản ánh đúng tình trạng pháp lý mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Người dân không bắt buộc phải đổi sổ đỏ khi tỉnh hoặc huyện sáp nhập, trừ khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai. Sổ đỏ cũ vẫn có giá trị pháp lý và thông tin hành chính mới sẽ được cơ quan chức năng tự động cập nhật trong hệ thống dữ liệu.
Do đó, nếu không có nhu cầu thay đổi thông tin, người dân không cần lo lắng về việc cấp đổi sổ đỏ mà vẫn có thể sử dụng giấy tờ hiện tại bình thường.
Đất nông nghiệp là loại đất dùng để chăn nuôi, trồng trột, nuôi trồng thủy hải sản, đất rừng, đất lâm nghiệp, đất canh tác…. tóm lại tất cả những loại đất dùng để phòng hộ đê điều hoặc dùng làm phương tiện canh tác thì không phải đất xây nhà để ở thì gọi là đất nông nghiệp. Do đất nông nghiệp chỉ dùng là phương tiện canh tác nên không được xây nhà ai xây nhà trên các loại đất này sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đất đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất thổ cư. Và ó 4 trường hợp này sẽ được miễn phí sử dụng đất.
Trường hợp chuyển sang đất ở được miễn khoản tiền sử dụng đất
Từ ngày 1.1.2025 nếu thuộc trường hợp sau sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển sang đất ở.
– Đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.
– Đã chuyển sang mục đích khác.
– Nay có nhu cầu chuyển thành đất ở.
– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Trường hợp đất nông nghiệp được chuyển sang đất thổ cư
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.
Căn cứ chuyển mục đích sử dụng gồm: Dựa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được phê duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, từ năm 2025, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất ruộng) lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thay vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm.
Luật Đất đai 2024 cũng quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất cũng chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thay vì phải ở trong cùng một thửa đất đã có nhà ở và đáp ứng thêm điều kiện về thời điểm sử dụng đất như quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 201