Home Blog Page 9

Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe số sàn không lo bị giật, c.h.ế.t máy

0
Xe bị giật hoặc chết máy là tình trạng thường thấy ở những lái mới hoặc yếu tay lái sử dụng xe số sàn. Các tài xế có thể tham khảo các mẹo và kỹ năng dưới để có thể khắc phục tình trạng này.

 

 Xe số sàn đa số được các tài xế mới lái lựa chọn để học lái  xe cũng như thi lấy bằng lái xe hạng B2. So với xe số tự động thì xe trang bị số sàn có cách lái phức tạp hơn hẳn, các tài mới chưa quen thường gặp phải các tình trạng như giật hay chết máy trong lúc xe đang di chuyển, đặc biệt là khi lùi xe vào chuồng hay đề pa lên dốc.

Cách chạy xe số sàn

Những bác tài mới thường chưa quen phối hợp giữa chân côn, chân phanh và chân ga nên tình trạng giật, chết máy có thể nói là xảy thường xuyên. Khi đã quen với các bàn đạp đồng thời nhuần nhuyễn các kỹ năng xử lý tình huống tiếng máy, đi đúng số… thì việc điều khiển xe số sàn sẽ trở lên đơn giản và không bị rơi vào tình trạng chết máy nữa.

Trước khi bước vào tìm hiểu xe số sàn chạy thế nào cho đúng cách không bị giật, chết máy thì độc giả cần nắm rõ các kiến thức về hệ thống bàn đạp và các ký hiệu trên hộp số để tránh nhầm lẫn, có thể dẫn tới các sự cố không mong muốn.

Thao tác hệ thống 3 bàn đạp đúng cách

Ở khu vực để chân của tài xế (phía dưới vô-lăng) trong một chiếc ô tô sử dụng số sàn sẽ có một hệ thống 3 bàn đạp theo thứ tự từ trái sang phải bao gồm: chân côn – chân phanh – chân ga.

3 bàn đạp trên xe ô tô số sàn
  • Chân côn (còn gọi là bàn đạp ly hợp): Đây là bàn đạp điều khiển sự kết nối giữa động cơ và hộp số
  • Chân phanh: Đây là bàn đạp điều khiển hệ thống phanh của xe
  • Chân ga: Đây là bàn đạp điều khiển tốc độ của xe

Các ký hiệu trên cần số của ô tô có ý nghĩa gì

Ký hiệu cơ bản trên cần số:

  • Số trung gian: thường có ký hiệu số N (Neutral), số 0 hay còn gọi là “mo”…
  • Số tiến: số 1, 2, 3, 4, 5…
  • Số lùi: ký hiệu R (Reverse)
Các ký hiệu trên cần số của ô tô số sàn

Khác với ký hiệu số tự động thường được in trên bệ cần số, các ký hiệu số sàn được in hẳn trên tay nắm cần số với sơ đồ theo hình chữ H đặc trưng như sau:

  • Số lẻ 1, 3, 5… nằm ở hàng trên
  • Số chẵn 2, 4, 6… nằm ở hàng dưới
  • Số N nằm trên đường ngang ở giữa (vị trí trung tâm)
  • Số R có thể nằm ở trên, dưới hoặc cùng trục ngang với số N nhưng thường thấy nhất là nằm dưới cùng bên phải

Ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số

Lực dẫn động hộp số cao nhất ở số 1 và giảm dần ở các số tiếp theo. Tương ứng tốc độ xe sẽ thấp nhất ở số 1 và tăng dần ở các cấp số tiếp theo. Tuỳ theo từng thời điểm và tình huống vận hành mà người lại chọn số phù hợp.

Ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số
  • Số 1: Đầy là số có lực dẫn động cao nhất và tốc độ thấp nhất, sử dụng khi  xe bắt đầu đề pa khởi hành, xe cần leo dốc cao…
  • Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ nhì – thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn số 1, thường dùng sau số 1. Tương tự sốc 3 có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2. Số 2 và số 3 thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp.
  • Số 4, 5, 6: Các số này dùng khi xe chạy với tốc độ trung bình đến cao. Khi này xe không cần lực dẫn động lớn mà cần duy trì tốc độ ổn định.
BẢNG TƯƠNG QUAN GIỮA CẤP SỐ VỚI TỐC ĐỘ CỦA  XE
Số 1 16 km/h
Số 2 32 km/h
Số 3 48 km/h
Số 4 72 km/h
Số 5 >72 km/h
Số N 0 km/h (không lăn bánh)
Số R 16 km/h (đi lùi)

*** Lưu ý: Bảng tương quan chỉ mang tính chất tham khảo do hộp số của từng hãng xe, thậm chí là của từng mẫu xe sẽ có sự phân chia tỉ lệ truyền khác nhau dựa trên đặc điểm thế mạnh của xe

Cách chạy xe số sàn không bị giật, chết máy

Nguyên nhân: xuất phát từ việc cài số chưa phù hợp với tốc độ di chuyển trên đường. Chẳng hạn, khi vận hành với tốc độ chậm, tài xế cài số 4 – 5 thay vì lựa chọn số thấp hoặc khi vào cua người điều khiển không về số phù hợp và nhả chân côn ngay.

Muốn chiếc xe của mình chạy mượt mà, các tài xế có thể thao khao một số kỹ năng lái xe dưới đây

1. Khi khởi động

Cách khởi động xe số sàn
  • Bước 1: Hạ phanh tay, sau đó đạp hết chân côn.
  • Bước 2: Nếu xe đang có dấu hiệu trôi thì đạp nhanh chân phanh để xe dừng hẳn
  • Bước 3: Khởi động xe, chân trái đạp hết côn và đẩy cần số lên số 1
  • Bước 4: Nhả côn từ từ, nếu nhả nhanh có thể dẫn đến chết máy. Đồng thời chân phải chuyển sang chân ga, nhả dần chân côn cho đến khi xe từ từ lăn bánh.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng nhấn ga, để vòng tua máy vượt qua chế độ chạy không tải. Tiếp theo là nhả chân côn và nhẹ nhàng đạp thêm ga ở mức độ vừa phải.
  • Bước 6: Vẫn đạp chân ga và bỏ hoàn toàn chân côn để tiếp tục di chuyển đều trên đường.

2. Khi lên số

Cách vào số xe ô tô số sàn
  • Bước 1: Xác định thời điểm lên số. Thông thường, xe sẽ hơi bị gằn khi lên số tại thời điểm vòng tua máy lớn, vậy nên tài xế nên từ từ chậm rãi chuyển sổ.
  • Bước 2: Giải phóng chân ga, đạp cho hết côn. Lưu ý: đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn. Nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ và độ bền của hộp số khi chuyển số.
  • Bước 3: Chuyển cần số lên cao hơn, sau đó bỏ chân côn và đạp thêm ga.

3. Khi về số

Cách về số xe số sàn
  • Bước 1: Xác định thời điểm khi nào về số thấp. Tương tự lúc chuyển số cao, căn cứ vào vận tốc của  xe để tiến hành chuyển số. Thông thường, khi tốc độ động cơ xuống dưới ngưỡng thích hợp với cấp số hiện tại thì xe hơi sẽ bị giật cục và đạp ga không có tác dụng. Lúc này, bạn phải đạp lút côn, tay phải đưa cần số về vị trí thấp hơn.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng nhả chân côn và đặt chân phải lên chân ga. Sau khi về số thấp, xe cho cảm giác như bị ngừng đột ngột. Lúc này tài xế nên nhích nhẹ chân ga để động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe.
  • Bước 3: Thả chân côn và sử dụng chân ga để tăng/giảm tốc độ của xe như bình thường.

4. Khi  phanh để dừng xe

Cách phanh xe số sàn
  • Bước 1: Hãy chắc chắn một điều là phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải ở vị trí N. Nếu cần số ở vị trí N, xe sẽ chạy theo quán tính và phanh sẽ không “ăn”.
  • Bước 2: Giữ phanh cho đến khi tốc độ vòng tua cao hơn chế độ chạy không tải, sau đó cắt côn và đưa cần số về vị trí N.
  • Bước 3: Tiếp tục giữ phanh để chiếc xe dừng hẳn. Sau đó bỏ phanh khi vận tốc xe ở ngưỡng dưới 20 km/h để xe từ từ lăn bánh tới vị trí đỗ/dừng. Thao tác này giúp trọng lực phân bổ ra phía trước thay vì chỉ tập trung ở giảm xóc, tạo thế cân bằng và giúp xe không bị giật khi dừng.
  • Bước 4: Giữ phanh khi xe đã dừng. Thao tác này đảm bảo xe dừng hẳn ở một địa hình bằng phẳng hoặc luồng giao thông đông đúc.

5. Khi dừng trên dốc

Cách chạy xe số sàn không bị tắt máy
  • Bước 1: Bắt đầu phanh như bình thường. Khi tới gần chỗ dừng, bạn bỏ chân phanh để chiếc xe di chuyển từ từ về đúng vị trí định dừng. Lúc này, cần số cần để ở vị trí số 1.
  • Bước 2:  Ngắt côn, chân hơi đạp ga khi xe dừng. Nhiều người gọi thao tác này là vê côn. Khi kết hợp nhuần nhuyễn với chân ga và chân côn, người điều khiển không cần đạp phanh, xe vẫn đứng yên. Nếu chiếc xe có biểu hiện trôi dốc, bạn nên nhả bớt chân côn, nếu xe vẫn có xu hướng lăn bánh tiếp thì bạn đạp sâu thêm chân côn. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, bạn chỉ nên sử dụng cách này nếu để xe dừng ở thời gian ngắn hoặc nơi có ít phương tiện giao thông. Hạn chế dùng thao tác này bởi nó làm giảm tuổi thọ của côn.

6. Khi xe vào cua

cách chạy xe oto so san
  • Bước 1: Khi vào cua ở ngã tư vuông góc với vận tốc khoảng 50 km/h trở xuống có thể đạp côn trước, chân phải để vào chân phanh đề rà phanh cho  xe chậm lại và tránh bối rối đạp nhầm chân ga. Nếu thoát khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều thì nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì chỉ cần tăng ga để chạy tiếp. Còn nếu vào cua ở ngã tư với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.
  • Bước 2: Khi vào cua ở quãng đường cong thì không nên đạp côn, nhất là khi đang ở vận tốc lớn sẽ khiến xe dễ mất thăng bằng, không có khả năng bám đường. Tuyệt nhiên không về số trước khi ôm cua, hãy đợi khi cua xong thấy xe bị chậm lại mới trả về số.

Kết luận

Cách chạy xe số sàn không bị tắt máy vừa kể trên đây sẽ phần nào giúp người mới tập lái xe nắm được các kỹ năng điều khiển  ô tô thuần thục hơn. Điều này giúp người lái có thể chủ động kiểm soát các tình huống xảy ra trên đường cũng như giúp xe đạt được mức tiêu thụ nhiên liệu hợp lý khi sử dụng xe số sàn.

TIN CỰC VUI: 5 loại đất không giấy tờ sử dụng ổn định trước 7/2014 sẽ được cấp Sổ đỏ mà không mất 1 đồng, ai không biết là thiệt

0

Đất không  giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Đất không có giấy tờ trước 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ - Bắc Giang

Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.

Ba trường hợp đầu tiên  được cấp sổ đỏ là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014. Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.

Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.
Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.

Khu đất gần 38ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh:  Nguyễn Đông

Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.
Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.
Trường hợp bốn , hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có  giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Trường hợp năm , hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.

Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.
Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.
Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.
Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.
Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đồng tình mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đánh giá việc này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước.
HoREA dẫn chứng, tại TP HCM, việc cấp sổ đỏ đã đạt 99% nhưng vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ dù đã sử dụng đất ổn định lâu đời hàng chục, trăm năm. Nguyên nhân bởi người dân không có giấy tờ đất và cũng không có nhu cầu xin cấp sổ đỏ.
Vì vậy, HoREA cho rằng, việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.

Cách đơn giản để chuyển đất vườn sang đất ở mà không tốn một xu

0

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, họ cần làm gì?

Chuyển đất vườn sang đất ở để bảo vệ quyền và lợi ích

Trường hợp bà N, sinh năm 1968, trú tại thôn Hạ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết, mảnh đất rộng 316m2 mà gia đình bà đang sinh sống lại nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án Đường vành đai 4. Thực tế, gia đình bà N đang sinh sống này là đất ông cha để lại từ nhiều đời nay. Năm 2017, gia đình bà đã được UBND huyện Thanh Oai cấp sổ đất vườn, trên sổ có ghi mục đích sử dụng là  đất trồng cây lâu năm. “Khi đó, do thiếu hiểu biết, nên tôi nhận sổ và không có ý kiến gì” – bà N chia sẻ. Tuy nhiên, phương án đền bù với 2 loại đất này hoàn toàn khác nhau, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình bà.

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.

Liên quan đến trường hợp này, theo các luật sư, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, những người sử dụng đất có quyền đề nghị, kiến nghị đến cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung và công nhận lại diện tích đất ở trong sổ để cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng.

Nếu UBND cấp xã có biên bản để xác nhận có nguồn gốc sử dụng đất có nhà ở ổn định trước thời điểm ngày 18.12.1980, quá trình sử dụng không tranh chấp, lấn chiếm; sổ mục kê lập theo hồ sơ số 299/TTg thể hiện toàn bộ đất là loại đất thổ cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho gia đình cần được cơ quan chức năng cấp lại cho đúng thực tế. Lúc này toàn bộ thửa đất đó sẽ đủ điều kiện công nhận là đất ở.

Ngoài ra nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình cần căn cứ quy định “Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 5 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai” theo khoản 3, điều 24 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Với quy định này, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Khi giấy chứng nhận đã được cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo, sẽ không còn bị ảnh hưởng, thiệt hại khi tiến hành tách thửa đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Trên thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp người dân đã vận dụng hiểu biết pháp luật này đã triển khai và bảo vệ được tối đa quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

Chạy xe tay ga lâu nay nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này dùng để làm gì không?

0

Nếu các bạn để ý, trên một vài mẫu xe tay ga của Honda đều có một cần gạc màu đen nhỏ, nằm ngay cạnh tay phanh bên trái. Thực ra, đây chính là cần gạt khoá thắng sau, một tính năng đặc biệt hữu ích khi để xe trên dốc.

Cụ thể, chức năng của cần gạt này đó là khóa bánh xe sau để xe không bị trôi khi đỗ xe trên dốc, chân chống nghiêng không đủ sức giữ xe, khi đó khoá bánh sau sẽ phát tác dụng triệt để, tương tự như phanh đỗ trên ô tô.

Mặc dù, khoá phanh này không có tác dụng chống được trộm, nhưng nếu kẻ gian không biết thực hiện động tác mở khóa thì sẽtốn một ít thời gian để lấy xe.

Trong thực tế thì tính năng này đã được trang bị từ khá lâᴜ trên một vài mẫu xe khác nữa, tuy nhiên gần đây mới bắt đầu trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một tính năng nhỏ nhưng lại khá hữu dụng.

Cách khoá thắng sau bằng cần gạt:

Để khoá thắng sau bằng cần gạt, đầu tiên bạn phải bóp hết tay phanh bên trái (phanh sau), sau đó gạt nhẹ lẫy lên cho đến khi nghe tiếng. Sau đó, nhả tay thắng ra, lúc này thì xe sẽ вị khoá bánh sau và không bị trôi khi dừng ở bề mặt nghiêng. Đối với việc mở khoá thắng thì bạn chỉ cần bóp mạnh thắng lần nữa và thả ra là được.

Đi xe tay ga lâu nay nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này dùng để làm gì không?
Đi xe tay ga lâu nay nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này dùng để làm gì không?

Tuy nhiên, khoá phanh sẽ không hoạt động nếu căn chỉnh phanh sau quá chặt. Do đó, quãng bóp phah cần được đặt theo đúng tiêu chuẩn

Những thói quen khi đi xe tay ga phải bỏ ngay nếu không muốn gặp nguy hiểm

1. Dùng phanh trước trong mọi trường hợp:

Khi đối diện với những tình huống bất ngờ, nhiều người giật mình và dồn hết sức mình để bóp phía trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Chính hành động trong vô thức này sẽ làm xe mất kiểm soát và quay vòng, khiến người điều khiển xe dễ dàng ngã xuống đường, gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi lưu thông trên đường, bạn phải tập cho mình thói quen bóp cả phanh trước và sau, khi có ѕự cố hoặc mua xe đời mới, chỉ cần bóp phanh trái và có thể dùng đồng thời cả hai bên.

2. Dừng xe không tắt máy:

Một thói quen vô cùng không tốt chính là không tắt máy khi xe dừng. Khi bạn dừng lại để làm một việc gì đó trên đường hầu như là sẽ không tắt máy để nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên nếu có ai đó hay chính bạn vô tình chạm vào tay ga sẽ khiến xe lao nhanh và bạn không thể kiểm soát.

3. Vừa ga vừa phanh:

Khi lưu thông trên những đoạn đường lên xuống bất thường hay khi dừng đèn đỏ, nhiều người có thói quen vừa ga xe và phanh. Việc này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên, khiến guốc côn của xe bị cháy, chuông côn của xe bị giật, không bốc, tốn rất nhiềᴜ xăng, giảm tuổi thọ của phương tiện.

Nhiều người có thóiNhiều người quen vừa ga xe và phanh làm hệ thống phanh nhanh hỏng và phát ra tiếng kêu
Nhiều người có thói quen vừa ga xe và phanh

Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp nhiều bà mẹ chở con nhỏ ngồi phía trước mà không chú ý điều này nên đứa trẻ nghịch ngợm vít ga ɡâγ ra những tai nạn không đáng có

4. Đi xe khi lốp bị non hơi:

Тìпн trạng của lốp xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ tiêu tốn nhiên liệu của động cơ. Đi xe khi lốp bị non sẽ gia tăng độ ma sát với đường trong qᴜá trình di chuyển, khiến động cơ ρнảι hoạt động với công suất lớn hơn và việc tốn xăng dĩ nhiên sẽ xảy ra. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi thực nghiệm đã chứng minh rằng: nếu lốp xe giảm 20% độ căng sẽ khiến nhiên liệu tiêu tốn hơn 10%. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà bơm lốp quá căng bởi khi di chuyển xe sẽ xóc hơn và vào những ngày nắng nóng, xe sẽ dễ bị nổ lốp.

5. Vừa nổ máy đã chuyển bánh:

Thói quen đề nổ và vận hành xe máy tay ga ngay rất nhiều người mắc phải. Vì không biết hoặc vội vàng quá mà nhiều người vừa nổ máy đã chạy đi ngay, không biết rằng hệ thống đèn báo FI của xe vẫn chưa kịp tắt. Đèn báo FI mang biểu tượng động cơ trên bảng đồng hồ trung tâm sẽ sáng trong vòng 2 đến 3 giây để xe có thời gian khởi động, kiểm tra nhiên liệᴜ, cảm biến trước khi đi. Thói quen này có sức “tàn phá” lớn hơn nhiều.

Đèn báo FI của xe vẫn chưa kịp tắt đi đi
Đèn báo FI của xe vẫn chưa kịp tắt đi đi

Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầᴜ, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí “rào rào” phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phả tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại. Ở lần khởi động đầu tiên trong ngày, bạn nên đợi đèn FI tắt, để máy nổ trong vòng 30 giây, máy móc sẽ hoạt động trơn tru hơn. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng xe khó nổ vào mùa đông và chết máy khi đi vào đường bị ngập úng.

6. Thay bừa các loại dầu máy:

Nhiềᴜ người có tâm lý tiết kiệm, thay loại dầu rẻ cho đỡ tốn tiền hoặc ghé vào cửa hàng nào thì thay dầu của cửa hàng đó luôn mà không kiểm tra xem loại dầu nào phù hợp với loại xe của mình. Trên thực tế, có rất nhiều loại dầu xe với nhiều công dụng khác nhau dành cho những loại xe khác nhau. Việc thay dầu ngẫu nhiên sẽ khiến động cơ dễ gặp trục trặc, giảm độ bền.

Vì vậy, bạn nên đọc kỹ cuốn hướng dẫn sử dụng khi mua xe để biết được loại dầu nào thích hợp với xe của mình. Nếu không hãy nhờ đến sự  giúp đỡ củacác nhân viên tại các cửa hàng sửa chữa xe lớn để đưa ra lời khuyên. Bên cạnh đó, việc lười thay dầu xe khi đã hết hạn cũng là một thói quen xấu. Trung bìng đi mỗi 5000km thay dầu máy; 10.000km thay lọc dầu và đảo lốp xe; mỗi 20.000km thay lọc gió điều hòa, lọc gió máy; mỗi 40.000km thay lọc xăng; 100.000km thay bu gi…

Mức phạt cụ thể cho lỗi đi xe ngược chiều là bao nhiêu?

0

Lỗi đi ngược chiều  xe máy gây tai nạn giao thông bị phạt đến 14 triệu đồng năm 2025? Lỗi đi ngược chiều  xe máy gây tai nạn giao thông bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái  xe?

Lỗi đi ngược chiều xe máy gây tai nạn giao thông bị phạt đến 14 triệu đồng năm 2025?

Căn cứ tại điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển  xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

[…]

Theo đó, lỗi đi ngược chiều xe máy của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Như vậy, lỗi đi ngược chiều xe máy gây tai nạn giao thông có thể bị phạt đến 14 triệu đồng.

Lỗi đi ngược chiều xe máy gây tai nạn giao thông bị phạt đến 14 triệu đồng năm 2025?

Lỗi đi ngược chiều xe máy gây tai nạn giao thông bị phạt đến 14 triệu đồng năm 2025? (Hình từ Internet)

Lỗi đi ngược chiều xe máy gây tai nạn giao thông bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Căn cứ tại điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô,  xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển  xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái  xe 02 điểm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, lỗi đi ngược chiều  xe máy gây tai nạn giao thông bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Người lái xe máy phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe máy phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp dưới đây:

– Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường.

– Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.

– Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

– Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc.

– Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ.

– Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ.

– Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường.

– Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước.

– Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe.

– Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ.

– Gặp xe ưu tiên.

– Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.

– Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.

7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ theo dự thảo Luật đất đai mới

0

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 151 của  Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trong các trường hợp cụ thể:
7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ, người dân mua bán đất phải biết7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ, người dân mua bán đất phải biết

1. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn gồm xây dựng công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; công trình công cộng do UBND cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng, sẽ không được cấp sổ đỏ.

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý gồm đất công trình công cộng và hành lang bảo vệ an toàn công trình; đất có mặt nước của sông và đất có mặt nước chuyên dùng; quỹ đất đã được Nhà nước thu hồi; đất để thực hiện dự án đầu tư; đất dùng vào mục đích công cộng; đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương; đất chưa sử dụng tại các đảo; đất giao cho cộng đồng dân cư quản lý sẽ không được cấp sổ đỏ. Trừ trường hợp đất được giao để sử dụng nằm chung với đất được giao để quản lý, thì được cấp sổ đỏ với phần diện tích giao sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước.

3. Trường hợp đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất sẽ không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phù hợp với dự án đã được phê duyệt.

4. Đất nhận khoán cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đất nông nghiệp, lâm nghiệp có nguồn gốc là đất được giao, giao khoán, khoán trắng, thuê đất, mượn của nông, lâm trường trước 1/2/2015 theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

5. Đối với đất đã có quyết định thu hồi của Nhà nước cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đã quá ba năm từ khi có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện dự án.

6. Đất đang tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để đảm bảo thi hành án hoặc quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không được cấp sổ đỏ.

7. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để dùng vào mục đích công cộng không nhằm kinh doanh, cũng không thuộc diện được cấp  sổ đỏ

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

0

1. Căn cứ pháp lý về thừa kế khi không có di chúc

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người mất không để lại di chúc, di sản của họ sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể là theo hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ/chồng, cha mẹ ruột, con ruột của người mất.
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người mất; cháu ruột gọi người mất là ông/bà.
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người mất; chắt ruột gọi người mất là cụ.

Người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

2. Điều kiện để sang tên sổ đỏ khi không có di chúc

Để sang tên sổ đỏ trong trường hợp không có di chúc, những người thừa kế cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định hàng thừa kế và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản

  • Tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có) phải thống nhất về việc phân chia tài sản.
  • Nếu có tranh chấp, cần giải quyết tại tòa án để có quyết định phân chia di sản.
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (theo mẫu).
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc bản án/quyết định của tòa án (nếu có tranh chấp).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bản gốc.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có thửa đất. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan này sẽ xem xét và giải quyết thủ tục theo quy định.

Bước 4: Đóng thuế, lệ phí và nhận sổ đỏ mới

Người thừa kế có thể phải đóng các khoản thuế, phí sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân (nếu không thuộc diện miễn giảm theo quy định).
  • Lệ phí trước bạ.
  • Phí thẩm định hồ sơ, phí cấp đổi sổ đỏ.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan đăng ký đất đai sẽ cấp sổ đỏ mang tên người thừa kế.

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

3. Một số lưu ý quan trọng

  • Nếu một trong những người thừa kế không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận, việc phân chia di sản phải do tòa án giải quyết.
  • Nếu đất có nguồn gốc chung với nhiều người khác (đồng sở hữu), cần có sự thống nhất của các đồng sở hữu trước khi sang tên.
  • Nếu di sản chưa được chia nhưng đã có người sử dụng hoặc bán phần đất đó, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án can thiệp.

Người mất không để lại di chúc vẫn có thể sang tên sổ đỏ nếu những người thừa kế thực hiện đúng quy trình pháp lý. Quan trọng nhất là cần có sự thống nhất giữa các đồng thừa kế để tránh tranh chấp, giúp việc sang tên diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

0

Đất được chuyển nhượng trước ngày 1/8

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?
Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

Đối với các trường hợp giao dịch trước ngày 1/8 sẽ có 2 trường hợp là thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ nhất là trường hợp mua bán đất chưa được cấp sổ đỏ.

Khoản 5 Điều 137 Luật Đất đai 2024 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, nhưng đến trước ngày 1/8 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu đã chuyển nhượng trên thực tế (một bên trả tiền, bên còn lại giao đất nhưng chưa sang tên) thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất mà phải thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lần đầu không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay mà muốn được cấp giấy chứng nhận thì người nhận chuyển nhượng phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024.

Thứ hai là mua bán đất đã được cấp sổ đỏ.

Khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024 quy định trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 1/8 mà bên nhận chuyển nhượng chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển nhượng theo quy định thì người nhận chuyển nhượng nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có để có giấy chứng nhận mới.

Nhiều người lo lắng những mảnh đất giao dịch bằng giấy viết tay sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, có 2 trường hợp giao dịch và cách xử lý khác nhau.

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?
Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

Đất được chuyển nhượng từ ngày 1/8 đến nay

Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Theo đó, chỉ trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản mới không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Mặc dù vậy, Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối với các hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng.

Tuy nhiên, việc yêu cầu tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng không công chứng hoặc chứng thực có hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp hơn việc các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Mặt khác, việc không công chứng hợp đồng có rủi ro lớn về tranh chấp pháp lý.

Vì vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay chỉ có hiệu lực nếu thời điểm chuyển nhượng diễn ra trước ngày 1/8.

Tại sao khi xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn?

0

Xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn? Khôпg phải пgẫu пhiên mà lại có thôпg tin lan truyền troпg пhan gian пhư vậy
Từ thời xa xưa ông bà có câu “ Xây nhà hay gặp nạn”, ta vẫn thường nghe được ở đâu đó. Không phải hiển nhiên có câu nói đó, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Chính đó cũng là nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ làm nhà.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng không tin vào điều này, suy nghĩ lại cũng không phải không có căn cứ để ông cha nói như vậy. Sự thật hiện tượng Xây nhà hay gặp nạn như thế nào, cùng nhau tìm hiểu nhé.

Hạn xây nhà mới là thế nào?
Hạn khi làm nhà có thể hiểu một cách đơn giản, trong khi hoặc sau khi xây nhà gia chủ, những người thân trong nhà gặp phải những xui xẻo, rủi ro. Công việc làm ăn không thuận lợi, tình cảm vợ chồng trục trặc, bệnh tật liên miên, thậm chí cũng có trường hợp mất mạng…

Hạn xây nhà mới
Những nạn thường gặp khi xây nhà mới
Xây nhà trên đất “chủ cũ” mà chưa xin phép
“Chủ cũ” ở đây có thể là người chủ đất đầu tiên, đó là người đi khai hoang vùng đất của bạn. Ngoài ra, có thể là ông bà tổ tiên, những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi chủ cũ mất đi, được chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại mảnh đất này để cai quản khu đất như đang còn sống.

Trường hợp khác, là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất xây nhà. Mà bản thân người mua đất lại đôi khi không hề biết điều đó. Ở các trường hợp trên có thể nói: gia chủ đã xâm phạm đến người đã khuất. Giống như nhà mình đang ở mà có người lạ vào mà chưa có sự xin phép. Đặc biệt với trường hợp đất trên khu nghĩa địa, Khi thực hiện “giải phóng mặt bằng” không được ổn thỏa dung hòa thì người sống khó mà yên lòng.Chính vì thế mà những người “chủ cũ” có thể gây khó dễ cho mọi người trong gia đình đặc biệt là chủ nhà, nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng. Đây là trường hợp phổ biến khi nói đến gặp nạn khi xây nhà

Không hợp tuổi để xây
Lý do thường gặp nếu bạn xem phong thủy, hơn hết dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phương diện phong thủy, bước đầu làm nhà sẽ xem tuổi và cung mệnh của gia chủ. Nếu không may năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn lớn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc, thì sẽ hoãn lại ý định làm nhà lại.

Do trường năng lượng xung khắc
Xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa, âm khí xung quanh nhà luôn nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe gia đình, khi xây nhà ở, âm dương không được cân bằng.

Chưa kể đến trường hợp, năng lượng của mảnh đất không hợp với chủ nhân mới. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn, đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.

Chủ đầu tư không có kinh nghiệm
Trường hợp thực tế nhất, do kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật không có kinh nghiệm. Dẫn đến nhà ở sẽ không đảm bảo các yếu tố cấu trúc kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu bị cắt xén, không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải nguy hiểm lớn khi sống trong đó.

Thêm trường hợp, khi xây nhà chủ quan, không chú ý quan tâm an toàn lao động cho bản thân. Vì thế khó tránh khỏi bị ngã, trượt , rơi từ trên xuống… Và rủi ro lúc đang xây nhà gặp này thì đều xếp vào hạn do làm nhà.

Nạn xây nhà mới kéo dài bao lâu?
Thông thường nạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm bắt đầu làm nhà. Theo quan niệm của ông bà và phong thủy nếu cố ý xây vào thời gian này, gia chủ sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may.

Hạn khi xây nhà
Lý do khi xây nhà cần đảm bảo 2 yếu tố quan trọng: tuổi và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần chú ý phân tích các yếu tố như: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.

Cách hóa giải xây nhà mới hay gặp nạn
Thông thường hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian bị hạn này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu trường hợp gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có cách để tránh gặp nạn khi xây nhà.

Đối với nạn do không hợp tuổi, gia chủ có thể mượn người thân tuổi hợp làm nhà. Người được mượn tuổi sẽ thay thế chủ nhà động thổ, cúng bái tổ tiên, làm lễ nhập trạch,.Và bán lại nhà cho bạn. Cách này khá hay, có thể tránh được điều không may. Lại không trì hoãn tiến độ thi công, hoàn thiện.
Còn đối với các trường hợp gặp nạn làm nhà khác, như chưa xin phép chủ cũ. Gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi đồng ý, gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Nếu nguyên nhân từ việc không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, chủ quan, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp nạn mà lỗi một phần do gia chủ.
Vì thế, đồng ý với quan điểm nhiều chuyên gia phong thủy, quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần đội ngũ tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo an toàn hạng mục, thông số về kỹ thuật, vật liệu xây dựng sử dụng phải chắc chắn, an toàn.

Tuy trường hợp gặp vận hạn khi xây nhà mới khiến gia chủ vô cùng lo âu, nhưng chỉ cần làm đúng theo hóa giải về mặt phong thủy, tâm linh, khoa học đúng cách thì chuyện rủi ro sẽ rất khó xảy ra. Gia chủ hãy tìm hiểu thêm và phong thuỷ để hạn chế những rủi ro và giúp việc xây nhà mới được diễn ra thuận lợi hơn.

Dùng sổ đỏ tên người khác có thế chấp vay ngân hàng được không? Nắm lấy để dùng khi cần thiết

0

Luất thế chấp nhà, đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Cũng theo Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản, quyền tài sản; khi đủ điều kiện sẽ được thế chấp. Như vậy, thế chấp nhà, đất là một dạng thế chấp tài sản.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.

Trường hợp dùng sổ đỏ tên người khác có vay vốn được ngân hàng
Trường hợp dùng sổ đỏ tên người khác có vay vốn được ngân hàng

Căn cứ các quy định trên, 2 trường hợp có thể mượn sổ đỏ của người khác vay thế chấp.

Thứ nhất, hợp đồng thế chấp nhà, đất do người đứng tên giấy chứng nhận ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác – Thực chất đây là việc người có nhà, đất thế chấp nhà, đất của mình và khi nhận được tiền thì lấy tiền cho người nhờ đi thế chấp vay.

Thứ hai, hợp đồng thế chấp được người mượn sổ đỏ ký tên nhưng phải được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền bằng văn bản – Thực chất đây là thực hiện công việc được ủy quyền, hay nói cách khác là thực hiện thay người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.

Trường hợp không đủ điều kiện thế chấp vay vốn

Không đáp ứng điều kiện chung để vay thế chấpTheo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024), người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:

Sổ đỏ tên người khác có thể vay vốn ngân hàng được không?
Sổ đỏ tên người khác có thể vay vốn ngân hàng được không?

Thừa kế quyền sử dụng đất.

Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

– Đất không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa hoặc phán quyết của Trọng tài… đã có hiệu lực pháp luật.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên… để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Như vậy, nếu thiếu một trong 05 điều kiện trên thì người sử dụng đất không đủ điều kiện thế chấp.