Home Blog Page 39

Xe Audi chạy đến đâu đèn xanh bật đến đó: Đơn vị quản lý đèn tín hiệu lên tiếng …

0

Đơn vị quản lý không phát hiện lỗi tại cột đèn giao thông và đang cùng công an làm rõ nghi vấn ô tô gắn thiết bị gây nhiễu dẫn đến xe đi đến đâu đèn xanh bật đến đó.

Theo VTC News ngày 04/01/2025 có đăng tải bài viết: “Xe Audi chạy đến đâu đèn xanh bật đến đó: Đơn vị quản lý đèn tín hiệu lên tiếng”. Nội dung như sau:

Video: “Xe Audi đến đâu đèn xanh đến đó” gây xôn xao mạng xã hội. (Ảnh cắt ra từ clip)

Ngày 4/1, ông Lưu Văn Tấn, Giám Đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cho biết, ngay sau khi clip “xe Audi đi đến đâu đèn xanh bật đến đó” lan truyền trên mạng xã hội, trung tâm nhanh chóng vào cuộc xác minh vụ việc.

“Đơn vị cử nhân viên đến tại những vị trí đèn giao thông đang quản lý để kiểm tra tổng thể. Kết quả cho thấy các chốt không có lỗi kỹ thuật, tín hiệu đèn giao thông hoạt động bình thường” , ông Tấn nói.

Với nội dung trong clip thể hiện đèn giao thông nhảy loạn xạ, xe Audi chạy đến đâu thì đèn đang từ đỏ lập tức chuyển sang xanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức đưa ra nhận định ban đầu.

“Nếu clip chưa qua chỉnh sửa thì rất có thể do thiết bị gây nhiễu được gắn trên xe để điều khiển đèn tín hiệu. Về vấn đề này, chúng tôi đang phối hợp với Công an TP Thủ Đức để kiểm tra, làm rõ”, ông Tấn nói thêm.

Hình ảnh đèn giao thông nhảy loạn xạ, sau đó chuyển sang đèn xanh dù khi đó đèn đỏ còn 36 giây.

Giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cho biết thêm, vụ ô tô chạy đến đâu tín hiệu nhảy loạn xạ và chuyển sang đèn xanh là trường hợp lần đầu xuất hiện tại TP.HCM.

Đại diện Đội Cảnh sát giao thông – trật tự Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) thông tin, đơn vị vẫn đang phối hợp lực lượng chức năng liên quan để xác minh, làm rõ nội dung clip đang “gây bão” trên mạng xã hội.

Trước đó, ngày 3/1, trên mạng xã hội lan truyền clip thể hiện nội dung về ô tô Audi màu xanh chạy trên đường. Đáng chú ý, khi xe này đến gần các trụ đèn giao thông, đèn tín hiệu bất ngờ nhảy loạn xạ và chuyển sang đèn xanh dù khi đó đèn đỏ còn rất nhiều giây. Sau khi chiếc xe Audi này vượt qua, đèn tín hiệu lập tức chuyển sang đỏ.

Theo xác minh, các tuyến đường và giao lộ xe Audi này đi qua thuộc TP Thủ Đức như đường Phan Văn Đáng, Trương Văn Bang (đoạn trước UBND TP Thủ Đức)…

Bên cạnh đó, Theo Đời sống và Pháp luật cùng ngày có bài viết: “TP.HCM: Truy tìm ô tô Audi “đi đến đâu đèn xanh bật đến đó”. Nội dung cụ thể:

Trước đó ngày 3/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip về một xe ô tô hiệu Audi chạy trên đường chạy đến đâu đèn tín hiệu nhảy loạn xạ đến đó. Cụ thể, xe ô tô trên đi tới gần các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông thì đèn tín hiệu nhảy loạn xạ.

TP.HCM: Truy tìm ô tô Audi "đi đến đâu đèn xanh bật đến đó"- Ảnh 1.

Tiếp đó, đèn chuyển sang đèn xanh dù khi đó đèn đỏ còn rất nhiều giây. Sau khi xe ô tô vượt qua, đèn tín hiệu lại chuyển sang đỏ. Qua tìm hiểu, các tuyến đường và giao lộ xe “xịn” đi qua ở TP Thủ Đức (TPHCM) như: đường Phan Văn Đáng, Trương Văn Bang (đoạn trước UBND TP Thủ Đức)…

Nguồn tin của phóng viên cho hay, ngoài lực lượng CSGT TPHCM đang khẩn trương điều tra truy tìm xe sang cùng tài xế thì các phòng nghiệp vụ khác của Công an TPHCM đang truy tìm người đăng tải clip nói trên để điều tra xử lý.

Chồng tôi m:ất cha mẹ từ sớm nên anh trở thành chỗ dựa lớn nhất cho cô em gái kém 7 tuổi, và vô tình sự nuông chiều ấy đã ảnh hưởng đến gia đình nhỏ của chúng tôi. Khi cô ấy kết hôn, anh dùng toàn bộ tiền tiết kiệm 300 triệu đồng để mua nhà cho em gái. Và lần này cô ấy mang thai, muốn về nhà tôi ở cữ, mọi chuyện bắt đầu vượt khỏi giới hạn chịu đựng. Chồng yêu cầu tôi nhường cả phòng ngủ chính cho mẹ con cô ấy để “có không gian thoải mái”. Tệ hơn, em chồng còn đổ oan tôi lấy trộm dây chuyền. không thể kiềm chế được nữa, tôi tức giận quát lớn: “Tôi không phải mẹ cô, chỉ là chị dâu, cô nên biết chừng mực”. Sau đó, tôi chỉ hỏi chồng đúng 1 câu rồi dắt tay con về nhà mẹ đẻ, mặc kệ tiếng gọi với của chồng phía sau… 👇 Đọc câu chuyện đầy đủ dưới bình luận

0

Khi em chồng về ở cữ, chồng tôi yêu cầu tôi nhường cả phòng ngủ chính cho cô ấy để “có không gian thoải mái”. Tôi miễn cưỡng chấp nhận, nhưng những ngày sau đó trở thành cơn ác mộng.

Khi quyết định kết hôn, tôi đã luôn nghĩ rằng gia đình sẽ là chốn bình yên, là nơi mọi thành viên yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng sự thật thì không phải lúc nào cũng giống như mong đợi. Chỉ sau một lần chồng đưa ra quyết định cho em gái về ở cữ tại nhà, mọi thứ trong gia đình tôi đã bị đảo lộn hoàn toàn.

Chồng tôi mất cha mẹ từ sớm, và từ đó, anh trở thành chỗ dựa lớn nhất cho cô em gái kém 7 tuổi. Lời dặn dò cuối cùng của mẹ trước khi qua đời rằng “phải chăm sóc em thật tốt” đã khắc sâu trong tâm trí anh. Anh nuông chiều cô ấy đến mức bất cứ điều gì em gái cần, anh đều ưu tiên, kể cả khi điều đó ảnh hưởng đến gia đình nhỏ của chúng tôi.

Tôi nhớ lần cô ấy kết hôn, anh đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm 300 triệu đồng để mua nhà cho em gái. Khi tôi phản đối vì lo lắng cho tương lai của con trai, anh thẳng thừng nói: “Chuyện của con sau này tính, còn em gái là phải lo ngay”. Tôi đã nhẫn nhịn, nhưng lần này, khi cô ấy mang thai và muốn về nhà tôi ở cữ, mọi chuyện bắt đầu vượt khỏi giới hạn chịu đựng của tôi.

 

Tôi cảm thấy khó chịu khi chồng cho em gái về nhà ở cữ. (Ảnh minh họa)

Tôi cảm thấy khó chịu khi chồng cho em gái về nhà ở cữ. (Ảnh minh họa)

Khi em chồng về ở cữ, chồng tôi yêu cầu tôi nhường cả phòng ngủ chính cho cô ấy để “có không gian thoải mái”. Tôi miễn cưỡng chấp nhận, nhưng những ngày sau đó trở thành cơn ác mộng.

Tôi không chỉ phải lo mọi việc nhà, chăm sóc cả mẹ lẫn bé, mà còn chịu đựng thái độ khó chịu của cô ấy. Cô không tự làm bất cứ việc gì, kể cả hâm nóng đồ ăn. Khi không hài lòng, cô sẵn sàng kể xấu tôi với chồng mình. Tệ hơn, có lần cô ấy còn đổ oan tôi lấy trộm dây chuyền của cô. Tôi thực sự không thể chịu đựng thêm.

Ban đêm, tôi gần như không thể ngủ vì phải dỗ em bé quấy khóc. Ban ngày, tôi còn phải đi làm, nhưng vì liên tục xin nghỉ chăm sóc em chồng, tôi đã bị sếp phê bình nghiêm trọng. Con trai tôi cũng không chịu nổi cảnh sống ngột ngạt, thậm chí đã phải sang nhà ngoại ở tạm.

Đỉnh điểm của sự việc là khi em chồng đổ oan tôi lấy đồ của cô ấy. Tôi tức giận quát lớn:

– “Cô có biết cảm ơn là gì không? Tôi đã bỏ công việc, hy sinh thời gian và sức khỏe để lo cho cô, vậy mà cô còn vu khống tôi. Tôi không phải mẹ cô, chỉ là chị dâu, cô nên biết chừng mực”.

Chồng tôi, người luôn đứng về phía em gái, cuối cùng cũng phải thức tỉnh. Anh quay sang quát lớn:

– “Cô quá đáng vừa thôi! Chị dâu đã hy sinh bao nhiêu vì cô, cô không cảm kích thì thôi, lại còn làm loạn. Nếu cô không biết điều, tôi sẽ yêu cầu cô rời đi ngay lập tức”.

Sau đó, anh gọi điện cho em rể, yêu cầu đến đón vợ về. Dưới sự kiên quyết của anh, em chồng đành thu dọn đồ đạc và rời đi.

Khi em chồng rời đi, cả nhà như trút được gánh nặng. Con trai tôi cũng trở về, còn chồng tôi thừa nhận:

– “Nếu cô ấy còn ở lại, gia đình mình chắc chắn tan vỡ. Anh đã quá nuông chiều em gái”.

Tôi nhẹ nhàng nói với anh:

– “Em hiểu anh thương em gái, nhưng tình thương cần có giới hạn. Nếu cứ chiều chuộng, cô ấy sẽ không thể tự lập. Đôi khi, để cô ấy đối mặt với khó khăn chính là cách giúp cô trưởng thành. Gia đình nhỏ này cũng cần anh bảo vệ, anh hãy đặt nó vào vị trí ưu tiên”.

Sau sự việc này, tôi nhận thấy em chồng dường như đã chín chắn hơn. Cũng vì thấu hiểu nỗi thiệt thòi khi cô ấy không còn mẹ ruột bên cạnh, tôi đã cố gắng nấu những bữa ăn thật ngon để chăm sóc cô ấy trong suốt thời gian ở cữ. Chồng tôi cũng cảm thấy hài lòng, còn tôi thì nhẹ nhõm vì đã làm tròn trách nhiệm, miễn là không phải sống chung lâu dài.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: tinhnga…@gmail.com

Những món ăn dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ sau sinh trong thời gian ở cữ?

Trong thời gian ở cữ, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và hỗ trợ sản xuất sữa cho em bé. Dưới đây là những món ăn nên nấu cho bà đẻ:

– Cháo móng giò: Móng giò chứa nhiều collagen và chất béo, giúp kích thích tiết sữa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

– Canh gà hầm thuốc bắc: Món ăn này giúp bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng.

– Rau ngót nấu thịt nạc hoặc tôm: Rau ngót giàu vitamin và khoáng chất, giúp làm sạch sản dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

– Canh đu đủ xanh hầm móng giò: Đu đủ xanh không chỉ giúp tăng tiết sữa mà còn bổ sung vitamin A và C, rất tốt cho sức khỏe bà mẹ.

– Cá hồi hấp hoặc cháo cá hồi: Cá hồi giàu omega-3 và DHA, tốt cho trí não của em bé và phục hồi sức khỏe của mẹ.

 

– Trứng gà luộc: Đây là nguồn cung cấp protein dễ hấp thụ, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sức.

– Cháo hạt sen và long nhãn: Món này giúp mẹ cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và bồi bổ cơ thể.

– Thịt bò xào giá đỗ: Cung cấp sắt và protein, hỗ trợ mẹ sau sinh cải thiện tình trạng thiếu máu.

– Chè mè đen: Giúp tiêu hóa tốt và hỗ trợ kích thích tiết sữa.

– Canh bí đỏ nấu tôm: Bí đỏ chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ.

Khi chế biến, cần tránh những gia vị cay nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ, đồng thời ưu tiên thực phẩm tươi sạch, chế biến đơn giản để dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Từ 1/2025: Xe máy rẽ không xi nhan bị phạt lên đến 14 triệu đồng….

0

Bạn đọc hỏi: Mức phạt lỗi không xi nhan xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu?

Mức phạt lỗi xe máy không xi nhan lên đến 14 triệu đồng

Trường hợp xe máy không xi nhan mà gây tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng. Đồ họa: Hoài Lan
Công ty Luật TNHH Youme trả lời:

Tại Khoản 3, Khoản 10, Khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về lỗi không xi nhan 2025 xe máy như sau:

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
Lỗi không xi nhan 2025 đối với xe máy sẽ phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng trừ trường hợp gây tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: Tô ThếLỗi không xi nhan 2025 đối với xe máy sẽ phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng trừ trường hợp gây tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: Tô Thế
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, lỗi không xi nhan 2025 đối với xe máy sẽ phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Trường hợp lỗi không xi nhan mà gây tai nạn giao thông thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Anh trai bán hết đất của bố mẹ đi để làm ăn, được 2 năm thì thua lỗ cạn sạch tiền. Mẹ tôi bơ vơ không nhà không cửa còn dắt thêm cả 2 đứa cháu sang nhà tôi xin ở nhờ. Thương 2 cháu tôi nên để bà tá túc cùng với vợ chồng. Chưa trụ được 1 tuần thì chồng tôi bất ngờ trở mặt và đối xử với bà không ra gì. Cả tuần nay ăn cơm anh cứ mặt nặng mày nhẹ, bà tắm cho cháu anh kêu tốn nước, cho đến 1 hôm tôi bất ngờ đi làm về sớm, gọi mãi không thấy bà với các cháu đâu, chạy lên phòng ngủ thì thấy chồng mình đang… đọc tiếp dưới bình luận

0

Không ngờ gia đình anh trai tôi lại có ngày rơi vào cảnh bế tắc này.

Mấy năm trước, vợ chồng anh tôi làm ăn rất tốt, có tiền xây nhà 5 tỷ trên mảnh đất của bố mẹ. Sau khi nhà xây xong, anh chị muốn mẹ sang tên sổ đỏ để thuận tiện việc vay tiền ngân hàng, mở rộng kinh doanh.

Đất của ông bà rộng 500m2, tôi muốn bà chia cho một mảnh đất nhỏ, nếu bà ốm đau bệnh tật không có tiền chữa trị thì bán đi. Khi bà không dùng đến thì để cho cháu ngoại. Nhưng trước áp lực của anh trai tôi, mẹ không có tiếng nói, anh nói gì bà cũng nghe răm rắp.

Một năm nay, chuyện làm ăn của vợ chồng anh tôi rất bấp bênh. Thỉnh thoảng về thăm, mẹ kể chuyện người này người kia đến đòi nợ nhưng anh chị không có tiền trả.

Mỗi lần tôi hay mẹ mà hỏi về chuyện nợ nần là anh chị nổi cáu làm chúng tôi sợ không dám hỏi nữa.

3 tuần trước, anh trai gọi điện vay tôi 100 triệu nhưng tôi không cho vay, bởi anh còn nợ 50 triệu từ năm trước chưa trả được, làm sao tôi có thể đưa tiền cho anh nữa. Tôi đành phải chịu cảnh bị anh ấy mắng mỏ trách cứ.

Tối hôm thứ 4 vừa rồi, lúc đó cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm thì mẹ và 2 đứa cháu đến nhà tôi. Mới có hơn một tháng không gặp mà mẹ gầy đi nhiều quá, không hiểu có chuyện gì xảy ra với những người thân của tôi nữa.

Thương 2 cháu bị bố mẹ bỏ rơi, mẹ tôi ôm bọn nhỏ đến nhà con gái tá túc nhưng không thể trụ nổi một tuần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mẹ ngậm ngùi kể, vợ chồng anh tôi nợ nần người ta rất nhiều tiền, suốt một tháng nay, ngày nào cũng có vài ba người đến đòi nợ. Chị dâu tôi lấy hết tiền còn lại trong nhà và bỏ đi biệt tích.

Sau đó, anh tôi bán hết đồ đạc có giá trị trong nhà và bỏ đi trong đêm. Sáng tỉnh dậy, chỉ còn 3 bà cháu ngồi khóc ôm nhau. Cứ nghĩ về già mẹ được hưởng an nhàn yên ổn bên con cháu, không ngờ lại phải sống chui sống lủi thế này. Tôi dỗ dành mẹ là các anh chị không nuôi được thì vợ chồng tôi sẽ lo lắng cho bà.

Thế nhưng từ ngày mẹ vợ đến sống, chồng tôi bắt đầu trở mặt và đối xử với bà không ra gì. Chồng tôi chì chiết chuyện bà không cho đất con gái, giờ lại đến nhà chúng tôi tá túc.

Cả tuần nay, bữa cơm nào chồng cũng mặt nặng mày nhẹ và nói mát mẹ, thậm chí còn có ánh mắt khó chịu khi các cháu gắp thức ăn. Thấy bà tắm rửa cho các cháu, chồng cũng kêu tốn nước, không có tiền để trả. Bọn trẻ nô đùa, nói to là anh mắng như vỗ mặt mẹ vợ.

Lo sợ gia đình tôi tan vỡ vì sự xuất hiện của 3 bà cháu, mẹ muốn đi chỗ khác sống nhưng tôi không đồng ý, bởi bà chẳng có chỗ nào để đi nữa. Tôi không biết phải làm gì để lo cho 3 bà cháu nữa?

Cách kiểm tra điểm của giấy phép lái xe ngay trên điện thoại: Ai không để ý số điểm trên bằng lái xác định mất bằng vĩnh viễn?

0

Người điều khiển phương tiện có thể kiểm tra số điểm còn lại của các loại giấy phép lái xe đang có thông qua ứng dụng VNeID.

Theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, mỗi giấy phép lái xe (GPLX) có 12 điểm. Nếu vi phạm, GPLX sẽ bị trừ số điểm tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi theo các mức gồm: 2 điểm, 4 điểm, 6 điểm và 10 điểm

Thông tin về điểm trừ trên giấy phép lái xe (GPLX) sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và được thông báo đến người vi phạm. Người điều khiển phương tiện giao thông có thể tự kiểm tra số điểm còn lại của từng loại GPLX thông qua ứng dụng VNeID.

Điều kiện đầu tiên là người dùng cần cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh (smartphone) và nâng cấp tài khoản định danh điện tử lên Mức 2. Sau đó, người dùng cần thực hiện tích hợp GPLX vào tài khoản VNeID của mình theo hướng dẫn chi tiết có sẵn trong ứng dụng.

Khi đã tích hợp thành công, người dùng có thể kiểm tra số điểm còn lại bằng cách đăng nhập vào ứng dụng VNeID, chọn mục Giấy phép lái xe trên trang chủ, nhập mã passcode gồm 6 chữ số đã thiết lập trong quá trình tích hợp.

Cách kiểm tra điểm của giấy phép lái xe trên điện thoại ảnh 1

Số điểm còn lại của giấy phép lái xe được hiển thị trên ứng dụng VNeID.

Tại đây, ứng dụng sẽ hiển thị riêng biệt từng loại bằng lái xe mà chủ tài khoản đã tích hợp, bao gồm cả các thông tin quan trọng như số giấy phép, ngày cấp, nơi cấp, thời hạn và số điểm còn lại.Trong trường hợp GPLX đã bị trừ hết điểm, tài xế sẽ không được lái xe theo giấy phép đó trong thời gian ít nhất 6 tháng. Sau đó, tài xế này phải tham gia kiểm tra các nội dung kiến thức pháp luật về trật tự và an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi đủ 12 điểm.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng

0

Theo đề xuất của Bộ Công an xử phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe.

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng  ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

Cùng mức phạt trên, Bộ Công an đề xuất các hành vi sẽ bị xử phạt gồm: Không thắt  dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường, chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy, chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng - 1
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm (Ảnh minh họa: INT). 
Trước đó, ngày 27/6 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định: Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô-tô không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe (hàng ghế trước) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, sử dụng và hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm. Khu vực này sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn so với ghế phía sau xe.

Hệ thống an toàn chính của ô-tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu dành cho người lớn.

Trẻ em có thể trạng nhỏ hơn, không phù hợp với các hệ thống này. Không may, trong trường hợp xảy ra tai nạn, do không được bảo vệ tốt nhất, trẻ em có thể gặp nguy hiểm hơn người lớn so với cùng một vị trí ngồi.

Bên cạnh đó, khả năng tự chủ và ý thức hành vi của trẻ trong các sự việc thường chưa cao. So với người lớn, trẻ nhỏ chưa thể hoàn thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát hành vi của mình. Trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò và thích nghịch ngợm.

Do vậy, nếu ngồi ở ghế trước, rất dễ gây ra những hành động khiến người lái mất tập trung, dễ dẫn đến tai nạn trên đường.

Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cụ thể về  ghế ngồi trên ô-tô cho trẻ em ở các lứa tuổi, chẳng hạn như Đức, Pháp, Nga, Anh, Mỹ…

Cách tính các lỗi bị trừ điểm Giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025, vi phạm nồng độ cồn tính ở mức cao nhất

0

Quy định về trừ điểm bằng lái được áp dụng từ 2025 khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành.

Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.

Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, cơ quan chức năng còn quy định hình thức xử phạt mới so với hiện hành, đó là trừ điểm giấy phép lái xe.

Các vi phạm có tính chất nguy hiểm sẽ áp dụng tước bằng lái thay vì trừ điểm. (Ảnh minh họa)

Các vi phạm có tính chất nguy hiểm sẽ áp dụng tước bằng lái thay vì trừ điểm. (Ảnh minh họa)

Theo đó, tùy theo tính chất vi phạm, lái xe sẽ bị trừ tối thiểu 2 điểm và tối đa 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm. Đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức tước ngay bằng lái, không quy định việc trừ tối đa 12 điểm như dự thảo trước đây.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, mỗi giấy phép lái  xe có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được lái xe. Bằng lái sẽ được phục hồi đủ 12 điểm, nếu tài  xế không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế được thi sát hạch để được phục hồi số điểm này.

Còn cơ quan thực thi là Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung kiểm tra gồm: Lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ căn cứ theo câu hỏi sát hạch lý thuyết để cấp bằng lái và các bài mô phỏng những tình huống giao thông trên máy tính do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Các lỗi bị trừ điểm Giấy phép lái xe:

+ Các lỗi vi phạm bị trừ 2 điểm GPLX

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến các vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường và không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển ô tô kéo theo xe khác, vật khác;

– Điều khiển ô tô đẩy xe khác, vật khác…;

– Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển xe.

+ Các lỗi bị trừ 3 điểm GPLX

– Đi ngược chiều trên đường một chiều, hoặc đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều.

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 20km/h đến 35km/h;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ…

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng từ 2025.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng từ 2025.

+ Các lỗi bị trừ 6 điểm GPLX

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, hoặc lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường;

– Bỏ trốn, không đến trình báo với các cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…

+ Các lỗi bị trừ 10 điểm GPLX

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn lại vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc đã vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở.

+ Các lỗi bị trừ 12 điểm GPLX

– Điều khiển xe mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc đã vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;

– Điều khiển xe mà cơ thể có chất ma túy,

– Chở hàng quá tải 150% trọng tải cho phép;

– Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng hoặc điều khiển  vô lăng bằng chân;

– Lái ôtô quá tốc độ mức trên 35km/h…

Các lỗi khiến tài xế bị cấm lái xe tới 2 năm từ 2025, bị tước bằng lái mà vẫn lái xe bị phạt cao nhất 20 triệu đồng

0

Các hành vi vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất, lạng lách đánh võng sẽ bị tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo đó, các hành vi vi phạm luật giao thông giờ đây ngoài việc tăng mức phạt tiền, người vi phạm còn bị trừ điểm và tước giấy phép lái xe (bằng lái) tùy mức độ vi phạm.

Theo Nghị định 168, thời gian bị tước giấy phép lái xe lâu nhất do vi phạm luật giao thông là 22-24 tháng. Đây đều là những lỗi nghiêm trọng nhất trong hệ thống vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như nồng độ cồn, ma túy, đua xe, lạng lách đánh võng. Bên cạnh tước bằng, người lái xe còn bị phạt tiền hoặc tịch thu xe với một số trường hợp.

Dưới đây là những lỗi bị tước bằng lái 22-24 tháng:

Khi bị tước bằng lái, tài xế sẽ không được phép tham gia giao thông trong thời gian này, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt 2-4 triệu đồng đối với xe máy dưới 125 phân khối, 6-8 triệu đồng đối với xe máy trên 125 phân khối, và 18-20 triệu đồng đối với ôtô.

Từ 1/2025: 7 trường hợp này đi xe máy ra đường bị CSGT tịch thu xe vĩnh viễn, đó là những trường hợp nào?

0

Bộ công an đã đề xuất dự thảo Nghị định về xử phạt liên quan tới vi phạm hành chính trong trật tự an toàn giao thông, theo đó nhiều lỗi sẽ bị thu xe.

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế rất nhiều người đi xe máy vi phạm an toàn giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và cho người cùng tham gia giao thông.

Tại dự thảo lần 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe thì những lỗi sau đây bị đề nghị tịch thu phương tiện với người đi xe máy:

– Điều khiển xe chạy bằng 1 bánh với xe 2 bánh, chạy bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh

– Buông cả 2 tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi về 1 bên khi điều khiển xe

– Nằm trên yên khi điều khiển xe, thay người điểu khiển khi xe đang chạy

– Quay người về phía sau khi điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe

– Điều khiển xe tham gia giao thông mà xe được lắp ráp trái quy định

– Không có chứng nhận đăng ký xe hoặc chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung số máy hoặc bị tẩy xóa

– Tái phạm lạng lách đánh võng

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều hành vi bị đề nghị tăng mức xử phạt

– Vượt đèn đỏ bị đề nghị tăng mức xử phạt lên nhiều lần: mức xử phạt quy định hiện tại là 800.000 – 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 4-6 triệu đồng.  Hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, chủ yếu là vượt đèn đỏ, diễn ra phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh thành. Thời gian vi phạm thường là sáng sớm hoặc ban đêm tại các giao lộ vắng CSGT. Hành vi này chủ yếu do chủ quan nóng vội và đây là hành vi vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông nên bị đề nghị tăng mức xử phạt để răn đe.

– Giao xe cho người không đủ điều kiện: mức phạt hiện hành đang là 600.000 – 800.000 đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 8-10 triệu đồng. Giao xe cho người không đủ điều kiện tức là giao cho người không có bằng lái, chưa đến tuổi lái xe. Đặc biệt hiện nay nhiều cha mẹ giao xe cho con mình chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái. Gần đây đã có những trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra do trẻ chưa đủ tuổi lái xe. Thế nên con lái xe ra đường, cha mẹ ở nhà bị phạt. Hành vi này để tránh ý thức chủ quan về việc giao xe máy vào tay con chưa đủ điều kiện lái xe vừa mất an toàn cho con vừa gây nguy hiểm cho người khác.

Bởi vậy người đi xe máy cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh bị xử phạt, tránh hối hận vì một vụ tai nạn có thể khiến nhiều gia đình chia ly mãi mãi.

Từ ngày mai: Chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư có thể bị phạt tới 12 triệu đồng

0

Từ ngày 1/1/2025 quy định mới về vận tốc ô tô  xe may trong những khu vực trung tâm đông dân cư có sự điều chỉnh, ai cũng nên biết kẻo bị phạt nặng.

Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của  xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có quy định về tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc).

Theo đó, từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư như sau:

– Trong trường hợp đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60km/h.

– Trong trường hợp đói với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50km/h.

Quy định về mức vận tốc tối đa của xe máy, ô tô từ 1/1/2025

Quy định về mức vận tốc tối đa của xe máy, ô tô từ 1/1/2025

Lưu ý: Tốc độ tối đa theo quy định trên không áp dụng với các loại xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, cụ thể:

– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa là 40 km/h.

– Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 30 km/h.

– Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển  xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe chạy quá tốc độ phạt như thế nào?

Xe chạy quá tốc độ phạt như thế nào?

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

 Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo,  xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).