Home Blog Page 4

Tự biết mình là g::á:i t::ỉnh l:ẻ nên tôi một mực không muốn tới nhà bạn trai ở thành phố để ra mắt nhưng anh thuyết phục quá nên tôi lại thay đổi ý định ở phút chót. Sáng hôm ấy, tôi diện bộ đồ đẹp nhất, chỉn chu chỉnh tề rồi xách theo lãng hoa quả nhập khẩu tới ra mắt. Cứ nghĩ khó khăn lắm nhưng nào ngờ bố mẹ anh lại rất niềm nở, đon đả và ra vẻ ưng ý về tôi. Đến lúc đang ăn cơm trưa, anh có điện thoại nên ra ngoài nghe, nào ngờ bác gái ngay lập tức thay đổi sắc mặt, ghé sát tai tôi rồi nói đúng 1 chữ. Tôi bàng hoàng ngơ ngác tưởng mình nghe nhầm liền hỏi lại nhưng câu trả lời nhận lại còn s/ố/c hơn. Buông đôi đũa, tôi về luôn không phép tắc gì cả, thật không ngờ bên ngoài đon đả là thế mà bác lại nói ra được những câu như vậy!…Đọc tiếp tại bình luận

0

Trong lúc người yêu ra ngoài nghe điện thoại mẹ anh bất ngờ ghé vào tai nói một từ khiến tôi vô cùng bàng hoàng.

Em chưa biết làm thế nào trong trường hợp này các chị ạ. Em sinh ra trong gia đình cơ bản, lại ở nông thôn nên có lẽ trong mắt nhiều người, em là người con gái thực dụng khi yêu trai thành phố. Từ trước đến giờ, em chưa bao giờ vòi vĩnh tiền của người yêu. Cũng không có ý định sẽ phụ thuộc vào họ.

Hải không phải mối tình đầu của em. Thế nhưng trước khi đến với anh, em đã đắn đo rất nhiều. Nói về gia cảnh thì cả hai quá khác biệt. Trong khi nhà em khó khăn, gia đình Hải lại rất khá giả. Thành ra em vẫn luôn né tránh anh.

Biết em sợ mang tiếng, Hải vẫn kiên trì theo đuổi. Cuối cùng cũng nhận được cái gật đầu của em. Có điều khi bắt đầu quen nhau, em đã nói rõ với người yêu, rằng đừng bao giờ chu cấp thứ gì cho mình. Bởi anh càng làm vậy, người khác càng có cớ để đánh giá mối quan hệ này.
Ngày đầu về ra mắt nhà người yêu, cô gái trẻ ‘tái mặt’ khi mẹ anh ghé tai nói đúng một từ - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Yêu nhau được 3 tháng thì Hải rủ em về nhà chơi. Lúc này bọn em vẫn chưa xác định kết hôn, nhưng anh nói bố mẹ rất muốn gặp mặt. Từ khi trưởng thành, anh chưa bao giờ dẫn cô gái nào về nhà. Chỉ có em là người duy nhất anh kể với bố mẹ, vì thế ông bà rất muốn sớm gặp em.

Nghe Hải kể, em nghĩ có lẽ anh đã nói rõ hoàn cảnh gia đình mình. Hôm qua, khi về nhà người yêu ra mắt, em ăn mặc chỉnh tề, mua một lẵng hoa quả đến để làm quà biếu. Người đón em là mẹ anh, thú thật dù đã có tuổi nhưng bác vẫn toát lên sự quý phái của một phu nhân. Điều đó khiến em cảm thấy áp lực.

Nhưng đó vẫn chưa phải tất cả. Đang ngồi nói chuyện thì người yêu em có điện thoại. Anh vừa ra ngoài, mặt bác gái đã biến sắc. Bác ghé tai em nói nhỏ: “Biến”. Em tưởng mình nghe nhầm nên hỏi lại, không ngờ bác nói thẳng, rằng em là đũa mốc mà chòi mâm son. Bác đã nói vậy, em đành tìm lý do rồi ra về. Sau hôm qua, em vẫn suy nghĩ rất nhiều. Người yêu em thì chưa biết gì. Theo các chị, em nên xử lý chuyện này thế nào ạ?

Trước đây, chị dâu cả của chồng tôi rất thân thiện nhưng từ ngày mẹ chồng ốm đau, nhất là khi bà qua đời, chị ấy đã hoàn toàn thay đổi. Chị luôn tị nạnh với vợ chồng nhà tôi được mẹ chồng yêu thương, nên bà ốm đau mọi chi phí đều phải do vợ chồng chú út gánh vác. Trước mặt đông đủ họ hàng, chị liên tục khoe mẽ là bao năm nay vất vả nuôi mẹ, chứ đâu sướng như vợ chồng chú út, sống ở xa, tự do thoải mái. Trước khi mất, mẹ chồng tôi có sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, là tiền bà dành dụm được và số nhiều trong đó là của vợ chồng tôi biếu riêng. Vậy mà chị dâu cả gọi gấp vợ chồng tôi về ký vào các loại giấy tờ để chị ta có thể rút được tiền. Nực cười là chị ấy cho rằng mình có công chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ khi về già, lúc ốm đau nên được hưởng hết quyền thừa kế đấy. Ki:nh k:hủn:g nhất là việc làm đáng sợ của chị dâu cả hôm qua…

0

Từ lúc mẹ chồng mất đến nay, vợ chồng tôi liên tục hứng chịu những lời nói, việc làm đáng sợ của chị dâu cả.

Từ lúc kết hôn tôi và chồng đã ở riêng, sống xa gia đình. Tôi không phải làm dâu, nhưng cũng rất quý trọng mẹ chồng. Bà cũng yêu mến gia đình nhỏ của tôi, mỗi lần về thăm là tôi cảm nhận được tình cảm của mẹ chồng dành cho mình. Bố chồng tôi mất cách đây 10 năm, nên mẹ chồng sống với vợ chồng con trai cả.

Tuy ở xa nhưng vợ chồng tôi làm tròn chữ hiếu, rảnh là cả gia đình về thăm mẹ chồng. Hàng ngày đều gọi điện về hỏi han, nên tình cảm tuy ở xa nhưng vẫn gắn bó. Hai con của tôi rất quý bà nội, mong ngóng từng ngày để được về thăm bà. Mỗi lần về quê nội, hai con của tôi chẳng muốn lên, bởi được bà chiều chuộng, đưa ra ngoài vườn, cánh đồng để chơi.

Điều không may là mẹ chồng tôi qua đời cách đây mấy tháng. Gia đình nhà chồng cũng như bản thân tôi rất đau lòng, mẹ chồng cả đời sống hiền lành, nhân từ, thương yêu chồng con, sau này có thêm các cháu. Sự ra đi của mẹ khiến chồng tôi suy sụp, mỗi khi nhắc đến bà lại khóc vì thương nhớ.

Từ trước đến nay, vợ chồng tôi không hề toan tính bất cứ điều gì bởi luôn đặt chữ hiếu lên làm đầu. Mẹ ở với vợ chồng anh cả, vợ chồng tôi cũng đều đặn gửi tiền về cho chị dâu để phụ chị nuôi mẹ, mặc dù mẹ chồng tôi có lương hưu. Mỗi khi ốm đau, vợ chồng tôi lại về đón bà đi khám, chữa bệnh. Hầu như vợ chồng anh cả không phải bỏ ra đồng nào.

 

Mẹ chồng mới qua đời, chị dâu đã làm ngay một việc khiến tôi sốc nặng- Ảnh 2.

 

Chị chồng hoàn toàn thay đổi kể từ khi mẹ chồng qua đời. Ảnh minh họa

Chị dâu cả trước đây rất thân thiện, nhưng từ ngày mẹ chồng ốm đau, nhất là khi bà qua đời, chị ấy đã hoàn toàn thay đổi. Chị dâu luôn tị nạnh với vợ chồng nhà tôi được mẹ chồng yêu thương, nên bà ốm đau, mọi chi phí đều phải do vợ chồng chú út gánh vác. Trước mặt đông đủ họ hàng, chị dâu cả liên tục khoe mẽ là bao năm nay vất vả nuôi mẹ, chứ đâu sướng như vợ chồng chú út, sống ở xa, tự do thoải mái.

Mọi khoản tiền thăm hỏi ốm đau, phúng viếng mẹ chồng, chị dâu cả giữ trọn nói là sẽ đứng ra lo liệu mọi chuyện. Nhưng cứ có khoản gì chi ra, chị ấy lại ghi chép rất đầy đủ, gọi điện để bắt vợ chồng tôi phải thanh toán. Trước khi mất, mẹ chồng tôi có sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, là tiền bà dành dụm được và số nhiều trong đó là của vợ chồng tôi biếu riêng.

Vậy mà chị dâu cả gọi gấp vợ chồng tôi về ký vào các loại giấy tờ để chị ta có thể rút được tiền. Nực cười là chị ấy cho rằng mình có công chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ khi về già, lúc ốm đau nên được hưởng hết quyền thừa kế đấy. Tôi còn được biết, chị dâu còn đang lên kế hoạch để ép vợ chồng tôi không nhận bất cứ loại tài sản nào của bố mẹ chồng tôi để lại.

Khổ một nỗi là anh chồng tôi đi làm ăn xa, ít khi ở nhà nên mọi chuyện vợ làm đều không hay biết. Vợ chồng tôi không có bất cứ ý định nào muốn chia tài sản, tranh chấp đất cát, nhưng chị dâu ngày càng hành xử quá đáng. Chị ấy luôn lấy cớ để gây sự, nói xấu vợ chồng tôi với họ hàng nhà chồng.

Mỗi lần vợ chồng tôi về thắp hương cho mẹ, chị dâu lại đổ tiếng oan trước mặt nhiều người: “Hồi mẹ còn sống, có mấy khi về đâu. Giờ bà mất rồi, lại chăm về thế. Vợ chồng tôi bao nhiêu năm vất vả nuôi mẹ, chịu đựng sự khó tính của bà, giờ thành quả người khác hưởng. Chắc muốn vợ chồng tôi ra ngoài đường để chiếm nhà đây mà“.

Vợ chồng tôi cảm thấy khó chịu, thậm chí rất sốc trước những lời nói, việc làm của chị dâu cả. Có vài lần chồng có ý kiến nên xảy ra tranh cãi, không khí gia đình căng thẳng. Anh trai chồng lại ít khi ở nhà, nên vợ chồng tôi cũng thương anh ấy, sợ anh ấy lo nghĩ nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.

Hiện giờ vợ chồng tôi vẫn đang nhẫn nhịn để tránh gây mâu thuẫn gia đình vì mẹ chồng cũng mất chưa được bao lâu. Trước sự tham lam, tác quái của chị dâu cả, tôi phải làm gì để chị ta tôn trọng vợ chồng tôi? Tôi có nên tổ chức cuộc họp gia đình để vạch mặt chị ta không? Hãy cho tôi lời khuyên!

Ngày lập d:i chúc, bố tôi một mực đòi chia một phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em thấy v::ô l::ý, sao lại như thế. Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tu;ổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Ngày nào anh ấy cũng sang ăn cơm với bố tôi và nấu những món ngon. Tôi luôn nghĩ anh ấy tốt thật, hiền lành thật cho đến ngày bố gọi chúng tôi về chia đất, anh được bố chia cho 500m2 đất còn hai anh em tôi chỉ được 150m2. Bố tôi chỉ thẳng mặt tôi là chăm ông được mấy hôm, nấu cho ông ăn được mấy bữa, có bằng anh hàng xóm không? Hỏi ra mới biết vì bữa cơm, anh em tôi nh::ục nh::ã nuốt nước mắt vào trong, chỉ còn 1 cách để thay đổi quyết định của bố ……Đọc tiếp tại bình luận

0

Tôi không nghĩ bố sẽ phân chia tài sản cho anh hàng xóm, trong khi ông có tới 2 người con trai.

Bố tôi sống ở quê, mẹ tôi đã mất lâu rồi, từ khi tôi mới học lớp 8. Anh em tôi học đại học rồi lập nghiệp, lấy vợ sinh con ở thành phố. Trước đây, anh em tôi vẫn thường xuyên về quê thăm ông nhưng sau khi có vợ con, công việc bận rộn, con nhỏ đau bệnh nên chúng tôi không thể sắp xếp thời gian được nữa. Vì không được ở bên cạnh chăm sóc bố nên anh em tôi bàn thuê người giúp việc mà bố không chịu. Ông nói mình còn khỏe mạnh, không nên tốn tiền vô ích. Chúng tôi góp tiền lại, xây cho bố một căn nhà rất rộng, có hồ cá, có khu trồng hoa, có bàn đá để ngắm cảnh, uống trà. Đồ đạc trong nhà, anh em tôi mua toàn đồ hiện đại, đắt tiền.

Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tuổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Mỗi tháng, tôi đều chuyển khoản cho anh 10 triệu, nhờ anh ấy rút hộ rồi đưa cho bố mình. Tôi cũng thường nhờ cậy anh Vĩnh sang chơi, chăm sóc bố hộ những lúc ông ốm đau nhẹ hay bệnh cảm. Mỗi khi xem camera, tôi lại thấy bố đang chơi cùng các con của anh Vĩnh; khi thì thấy anh ấy đang phụ bố tỉa cây, trồng hoa hay sơn lại trụ rào; khi thì thấy vợ chồng, con cái anh ấy đang ăn cơm cùng bố. Những lúc đó, tôi lại chạnh lòng, nghẹn ngào khó tả. Lẽ ra, người nên ở cùng bố, chăm sóc bố là anh em tôi chứ không phải là một người hàng xóm như thế?

Tuần trước, bố gọi anh em tôi về nhà, tính toán chuyện lập di chúc, phân chia tài sản. Điều khiến tôi ngạc nhiên là có sự hiện diện của anh hàng xóm. Bố nói tôi và em trai sẽ nhận một phần đất rộng 150m2/người, còn phần đất rộng 500m2, có nhà sẽ được giao cho anh hàng xóm.

Phân chia tài sản, bố tôi một mực đòi chia phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em tôi nhục nhã vô cùng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nghe xong, anh em tôi kinh ngạc tột độ, không hiểu bố có bị nhầm lẫn gì không? Tại sao lại phân chia đất và nhà cho anh hàng xóm chứ không phải anh em tôi? Bố hỏi lại một câu khiến tôi sửng sốt: “Khi bố đau bệnh, anh em con có ai chăm sóc bố không? 2 đứa có nấu được bữa cơm bữa cháo nào cho bố không? 3 tháng trước, nếu không có anh hàng xóm, có lẽ bây giờ bố đã không còn có mặt trên đời này rồi, các con có biết chuyện đó không?”.

Bố kể lại 3 tháng trước, bố bị lên cơn đau tim vào 11h khuya. Ông cố gọi điện cho anh em tôi nhưng không đứa nào bắt máy nên phải gọi cho anh hàng xóm. Vợ chồng anh ấy chạy sang, đưa ông đi cấp cứu mới giữ được tính mạng. Còn anh em tôi, thấy cuộc gọi nhỡ của bố nhưng đến ngày hôm sau mới gọi. Vì giận dỗi, bố không thèm nói bệnh tình cho chúng tôi nghe.

Anh em tôi nhìn nhau, vừa thấy hối hận vừa thấy nhục nhã. Chúng tôi thường đi công tác, nhậu nhẹt, vì không muốn bị làm phiền nên tối thường tắt điện thoại, ngủ đến sáng thì mở nguồn lại. Một ngày làm việc bận rộn nên cũng quên đi cuộc gọi nhỡ của bố. Thật không ngờ… Tôi bỗng nhớ lại mấy tháng trước, có đợt tôi coi camera nhưng không thấy bố đâu, cứ nghĩ ông đi chơi đâu đó nên cũng không quan tâm lắm, ai ngờ ông lại nằm bệnh viện cả tuần lễ.

Lý do bố để hết tài sản cho anh hàng xóm khiến các con vừa sửng sốt vừa hối  hận khôn nguôi

Tôi đồng ý với mong muốn anh Vĩnh sẽ chuyển sang nhà mình ở, chăm sóc bố hộ anh em mình. Mỗi tháng, tôi sẽ phụ cấp thêm. Nhưng em trai tôi kiên quyết phản đối và bảo sẽ thu xếp công việc để về quê sống, nhất định không chia đất cho anh hàng xóm. Vì chuyện đất đai mà bây giờ, bố tôi buồn lòng, em trai giận dữ, anh hàng xóm cũng không sang chơi thường xuyên nữa. Tối qua, bố lại gọi điện bảo anh em tôi thu xếp về quê thêm một chuyến để làm rõ ràng chuyện chia tài sản. Tôi không biết phải làm sao để em trai đồng ý với quyết định của bố nữa? Hơn nữa, tôi cũng lo lắng chuyện anh Vĩnh sau khi nhận nhà đất sẽ “trở mặt”, không chăm bố tôi nữa, đến lúc đó thì phải làm sao?

Người yêu vừa q:ua đ:ời thì tôi phát hiện mình có b:ầ:u. Bất ngờ, anh trai anh ngỏ lời cưới tôi để đứa trẻ không “mất gốc”. Tôi chỉ nghĩ rằng quyết định này của mình sẽ giúp con mình vẫn được sống với gia đình bên nội, được nhận trọn vẹn yêu thương. Vả lại, đây cũng là lời chủ động từ anh nên tôi cũng hy vọng anh sẽ yêu thương đứa nhỏ vì xét cho cùng anh cũng là bác ruột của nó. Nhắm mắt lấy anh, đ:êm tân hôn chẳng được như bình thường. Nhưng mẹ chồng tôi lại không xem tôi như người nhà, bà l;é;n lấy mẫu tóc của cháu đi xé;t nghi;ệm A;D;N. Bà đưa kết quả ra rồi hỏi vì sao lại là tr;;ù;;;ng huy;:ết nhưng đứa trẻ không phải là con của chồng tôi?, tôi ch;ết l;ặ;ng trả lời……….

0

Đám cưới diễn ra trong sự ngỡ ngàng của những người bạn từng biết mối quan hệ giữa tôi và em trai anh.

Ngày xưa, có người từng nhìn chỉ tay và nói rằng đường tình duyên của tôi sẽ gặp nhiều khổ ải. Khi ấy, tôi không tin, vì tôi nghĩ số phận nằm trong tay mình. Tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, đều do bản thân mình quyết định.

Trước khi lấy người chồng hiện tại, tôi từng yêu sâu đậm một người đàn ông, mối tình đầu của mình. Chúng tôi đã đính hôn, chuẩn bị về ra mắt gia đình hai bên. Nhưng rồi một tai nạn bất ngờ đã cướp đi anh, để lại tôi trong nỗi đau tột cùng.

Vậy mà, số phận nghiệt ngã chia cách chúng tôi, anh ấy gặp tai nạn rồi qua đời đột ngột. Tôi cũng không thể ngờ anh ấy ra đi để lại giọt máu của mình, tôi ngỡ ngàng biết mình mang thai.

Khi ấy tôi thật sự không biết phải làm sao. Giờ người yêu đã mất, tôi cũng không thể bỏ con, nhưng nếu tôi sinh con ra sẽ mang tiếng xấu cho gia đình. Lúc tôi đang dằn vặt, trăn trở thì anh trai của người yêu bất ngờ ngỏ lời hỏi cưới tôi.

Anh ấy nói:

– Anh có cảm tình với em từ lâu, từ khi  chúng ta cùng chơi chung trong cùng một nhóm bạn. Nhưng vì em trai anh ngỏ lời với em trước rồi nên anh chỉ dám chúc phúc cho 2 người. Giờ anh muốn giữ lại máu mủ của em trai mình, anh cũng muốn bảo vệ, yêu thương em cả đời.

Tôi quá bất ngờ với lời đề nghị này. Trong thâm tâm, tôi không yêu anh. Từ trước đến nay khi chơi chung trong một nhóm bạn, mọi người đều biết tôi và em trai anh là một cặp. Trong mắt tôi, anh là người hiền lành, chăm chỉ và tôi luôn coi anh như ”anh chồng” của mình. Giờ đây, số phận lại sắp đặt như thế này khiến tôi vô cùng khó xử.

Sau nhiều đêm dằn vặt không dứt, tôi đành đồng ý làm vợ của anh ấy. Tôi chỉ nghĩ rằng quyết định này của mình sẽ giúp con mình vẫn được sống với gia đình bên nội, được nhận trọn vẹn yêu thương. Vả lại, đây cũng là lời chủ động  từ anh nên tôi cũng hy vọng anh sẽ yêu thương đứa nhỏ vì xét cho cùng anh cũng là bác ruột của nó.

Trước khi nhận lời làm đám cưới, tôi cũng nói thẳng với anh rằng:

– Ngay bây giờ em không yêu anh, nhưng em rất cảm ơn anh vì đã dành tình cảm cho em, nhất là trong lúc bối rối này. Em mong rằng, sau này dù có chuyện gì xảy ra, bí mật này giữa chúng ta sẽ không bao giờ nói với ai. Và anh sẽ yêu thương đứa bé như con ruột của mình.

Đám cưới diễn ra trong sự ngỡ ngàng của những người bạn từng biết mối quan hệ giữa tôi và em trai anh

Từ ngày lấy chồng, gia đình chồng và chồng đối xử cực kì tốt với tôi. Chồng tôi không hề nhắc lại chuyện cũ tôi là người yêu của em trai, luôn yêu thương, chiều chuộng, lo lắng cho mẹ con tôi.

Tình cảm được xây đắp dần dần. Sau nhiều năm. Tôi cảm nhận được là bản thân mình càng ngày càng yêu thương anh, xem anh là người thân tin cậy, là người cha tốt của con trai mình.

Con trai tôi từ khi sinh ra có đôi mắt nâu, cái mũi y chang như người yêu cũ của tôi. Còn tôi và chồng thì đều mắt đen. Khuôn mặt của thằng bé cũng có nhiều nét không giống chồng tôi hiện tại. Nhiều người thấy vậy lại độc mồm độc miệng nói ra nói vào rằng tôi ngoại tình, có bầu trước khi cưới.

Mẹ chồng tôi ban đầu không để ý, nhưng khi con trai tôi càng lớn, nó càng mang nhiều nét giống cha ruột, đặc biệt là đôi mắt nâu và khuôn mặt. Những lời dị nghị từ những người xung quanh bắt đầu xuất hiện, khiến mẹ chồng tôi nghi ngờ. Bà lén lấy mẫu tóc của cháu đi xét nghiệm ADN. Bà đưa kết quả ra rồi hỏi vì sao lại là trùng huyết nhưng đứa trẻ không phải là con của chồng tôi?

Một tình huống vô cùng khó xử và bất ngờ khiến tôi chỉ biết khóc mà không biết nói câu gì. Thấy thái độ của tôi như vậy, mẹ chồng lại càng nghi ngờ, bà quát chồng tôi đang đứng bên cạnh:

– Mày còn đứng ngây ra đấy à, vợ làm nên chuyện tày đình thế này mà mày là chồng không hề hay biết gì. Bây giờ 3 mặt  một lời, mày nói vợ mày giải thích cho tao nghe đi.

Chuyện đã vỡ lở, tôi vừa khóc vừa nhìn chồng không biết nói gì. Chồng tôi thấy vậy thì thương vợ, anh quyết định  nói ra hết sự thật.

Nghe chuyện xong, mẹ chồng tôi sốc tới mức ngất đi. Nhưng khi bình tĩnh lại, bà trách tôi sao không nói sự thật. Rồi bà cầm tay tôi, nói lời cảm ơn vì đã không bỏ thai, để lưu giữ lại chút gì đó của người con trai yểu mệnh. Tôi cũng khóc cùng bà, cảm thấy số phận của mình có khổ ải thật nhưng cũng may điểm đến cuối cùng vẫn là một gia đình với chồng yêu thương, mẹ chồng thấu hiểu.

Tôi cùng chồng quyết định sau này khi con lớn lên sẽ nói với con về người cha ruột của nó. Tôi muốn con biết nó có tới 2 người cha, một người đã không còn nhưng chắc chắn luôn dõi theo nó, còn một người dù không là cha ruột nhưng luôn hết lòng bảo vệ nó cả đời.

Bà Dung là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn giàu nhất làng. Cả làng ai cũng ngưỡng mộ. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ đồng. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình. Để mẹ chia tài sản cho mình, 3 người con trai đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc nhất định không chia cho em gái nuôi. Thậm chí, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi không cho chăm sóc mẹ. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà. Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận…Đọc tiếp tại bình luận..

0

Tiền bạc của cha mẹ để lại không phải là tài sản quý giá nhất. Nhưng các con trai của bà Dung lại không thể hiểu được điều này.

Cô con gái nuôi hiếu thảo

Bà Dung sinh có 3 người con trai. Ai trong làng đều ngưỡng mộ bà. Tuy vậy, bà rất mong muốn có một cô con gái, nhưng bấy giờ bà đã hơn 40 rồi, không còn đủ sức khỏe để có thể sinh nở. Vậy nên bà quyết định nhận nuôi một cô con gái của một gia đình nghèo huyện kế bên.

Quyết định này cũng gọi là một quyết định sáng suốt. Bởi lẽ, nếu không có cô con gái này, bà sẽ không biết sẽ sống như thế nào. Ba người con trai chưa bao giờ quan tâm, hỏi han đến bà. Lúc bà ốm nặng nằm trong bệnh viện, không ai muốn chăm sóc bà. Ngược lại, họ còn tranh nhau tài sản mặc dù bà chưa qua đời. Chỉ có mỗi cô con gái nuôi hằng ngày chăm sóc và đối xử với bà rất tốt.

Bà Dung là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn nhất làng. Nhờ vào kinh nghiệm cũng như là bí quyết chăn nuôi, kinh tế gia đình bà khá khấm khá. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ VNĐ. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình.
photo-1732763595520

Ảnh minh họa

Về phần bà Dung, bà không biết làm sao. Cả ba dù ngoan ngoãn hay không thì cũng là con của bà, không thể nào không chia cho các con tài sản. Để mẹ chia tài sản cho mình, ba người con đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc với nhau rằng nhất quyết không được chia tài sản cho người ngoài, đặc biệt là em gái nuôi. Và bất kì số tiền được chia cho ba người như thế nào thì ba anh em sẽ chia đều lần nữa.

Khi mẹ vẫn còn đang nằm bệnh viện, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi ra khỏi nhà. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà.

Tài sản đáng giá nhất

Người mẹ già qua đời, 3 con trai thừa kế 10 tỷ đồng/người, con gái nuôi chỉ được 1 mảnh giấy, nhưng 3 năm sau lại trở thành người giàu nhất - Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận.

“Những tờ giấy này, ba anh trai của con không cần, mẹ để lại cho con. Còn mảnh đất mà mẹ nuôi heo ở làng này, chúng nó không muốn, mẹ cũng để lại cho con hết nhé.”

Vừa dặn dò con gái xong, bà Dung lập tức qua đời.

Ba người con trai lo xong tang lễ cho bà Dung xong, họ nhanh chóng về thành phố tiếp tục công việc. Chỉ có cô gái vẫn ở quê làm việc. Mọi người trong làng đều nói rằng bà Ngân không công bằng, vì đã để cô con gái nuôi mà bà yêu thương nhất thiệt thòi.

Khi cô gái mở những tờ giấy mà mẹ đã để lại ra xem, cô vô cùng ngỡ ngàng. Vì bên trong toàn bộ là bí quyết nuôi lợn mà mẹ đã đã tích cóp mấy chục năm qua.

Hóa ra, bà Dung đã để lại cho cô gái tài sản tinh thần quan trọng nhất trong cuộc đời bà. Các bí quyết này đã giúp cô nỗ lực khởi nghiệp, mở rộng quy mô trang trại của mẹ. Sau 3 năm, nhờ sự chăm chỉ của mình, cuối cùng cô đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng khắp nơi. Còn ba người anh trai, chỉ biết ghen tị trước những thành công của em gái.

Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sắp tăng rất cao

0

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất sẽ tăng, trong đó có đất nông nghiệp.

Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định về khung giá  đất và đất sẽ được định giá theo nguyên tắc thị trường. Khi bỏ khung giá đất, mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá mỗi năm 1 lần để phù hợp với giá đất thị trường.

Hiện nay, theo quy định do Chính phủ ban hành thì mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá 5 năm/lần và căn cứ vào giá đất tối thiểu – tối đa.

26.7.24 boi thuong dat nong nghiep.jpg
Người dân được đền bù đất nông nghiệp với giá cao và thêm chi phí hỗ trợ (Ảnh: NV).
Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Bảng giá đất mới được quy định tiệm cận với giá đất thị trường, có thể tăng lên so với hiện hành.Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất tăng so với hiện nay, trong đó có đất nông nghiệp.

Ngoài ra, theo Luật Đất đai mới, người dân được đền bù đất nông nghiệp cũng sẽ được hưởng thêm một số khoản chi phí như chi phí hỗ trợ di dời vật nuôi, chi phí hỗ trợ tháo dỡ, di dời tài sản gắn liền với đất…

Người dân cũng sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi về bồi thường, đền bù tái định cư khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật Đất đai 2024 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1/7/2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc bố trí tái định cư, theo quy định tại khoản 6, Điều 111, Luật Đất đai 2024, người dân bị thu hồi  đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở nếu đủ điều kiện được bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì sẽ được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở nếu có nhu cầu và quỹ đất địa phương cho phép.

Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/dien-dan-dan-sinh/gia-den-bu-khi-thu-hoi-dat-nong-nghiep-sap-tang-rat-cao-20240726100046956.htm

Chưa đủ điều kiện chạy xe 50cc sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

0

Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – A1 được cấp cho người lái  xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn giấy phép lái xe hạng nào nữa.

Theo quy định tại Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển  xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 60, Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Tuy nhiên, Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn Giấy phép lái xe hạng nào nữa. Tức là không có Giấy phép lái xe dành cho người lái xe 50cc.

Như vậy, khi điều khiển xe 50cc chỉ cần có Đăng ký xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới kèm theo Chứng minh nhân dân (nếu có).

Điều kiện thi bằng lái xe hạng A1, A2:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): Người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.

– Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24 năm 2015 của Bộ GTVT (tâm thần, thần kinh, một số bệnh về mắt, một số vấn đề về tim mạch, hô hấp, sửa dụng thuốc, chất cồn, ma túy và các chất hướng thần) thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

– Có trình độ văn hóa theo quy định.

Chưa đủ độ tuổi theo quy định mà chạy xe 50cc bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 và Nghị định 123 năm 2021 (sửa đổi một số điều của Nghị định 100) thì mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển  xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, theo quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chạy xe 50cc sẽ bị phạt cảnh cáo.

Đồng thời, người nào giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô,  xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông còn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi lái xe máy khi chưa đủ tuổi.

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

0

Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

thu hồi sổ đỏ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1.1.2025

Từ 1/1/2025, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thì các trường hợp thuộc diện bị thu hồi sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có sự thay đổi so với quy định Luật đất đai 2013 hiện hành.

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

Theo quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1.1.2025 bao gồm:

Trường hợp 1

Đất bị Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích trong: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 2

Người dân thực hiện cấp đổi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 3

Người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động đất đai mà có nhu cầu được cấp mới Giấy chứng nhận.

Trường hợp 4

Đã có các sai sót tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Cấp không đúng thẩm quyền/ Cấp không đúng đối tượng sử dụng đất/ Cấp sai diện tích đất/ Cấp đất không đủ điều kiện được cấp/ Cấp đất không được sử dụng đúng mục đích/ Sai sót ở thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất.

Trường hợp 5

Ggiấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án tuyên hủy.

Trường hợp 6

Đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án nhưng người phải thi hành án không nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp.

Lưu ý:– Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận nhưng chủ sở hữu tài sản, người sử dụng đất cố tình không giao nộp Giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện hủy Giấy chứng nhận đã cấp.- Cần phải có các bản án hoặc quyết định của Tòa án, văn bản kiến nghị của cơ quan thi hành án về việc thi hành bản án hoặc các quyết định có nội dung yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo đúng quy định thì mới được quyền thu hồi Giấy chứng nhận của người dân.
thu hôi so do
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Quy định việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp

Việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp đã nêu ở trên, trừ trường hợp người được cấp giấy đã chuyển nhượng hợp pháp cho người khác theo quy định của pháp luật đất đai, được thực hiện theo quy định sau đây:

Thu hồi theo kết luật của Tòa án, Thanh tra: Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, trong đó có kết luận về việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp thì việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo bản án, quyết định đó; Trường hợp cơ quan thanh tra có văn bản kết luận giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan thanh tra;

Thu hồi khi tự phát hiện: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 của luật này phát hiện giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định; Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai;

Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận:

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 của luật này.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có văn bản thu hồi giấy chứng nhận đã cấp thuộc các trường hợp nêu trên mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 của luật này quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp.

MIẾNG DA GÀ. Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều s::ố:c. Mẹ chồng chị đi khắp nơi nói rằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng da gà, rằng chị không thươпg các con, rằng thế hệ trẻ bây giờ không biết h:y si::пh… Chị trộm nghĩ nếu như có ai đó hỏi chồng chị vì sao anh chị bỏ nhau, có lẽ anh cũng sẽ trả lời: Vì miếng da gà. Chị không phải một tiểu thư con nhà quyền quý, nhưng từ nhỏ, vì chị hay ốm yếu, kén ăn, nên cả nhà đều chiều chuộng. Cho đến lúc lấy chồng, chị vẫn không ăn nổi một miếng thịt mỡ, và cứ gia cầm là chị phải bỏ da. Lấy chồng, do chồng là đ:ộc đinh nên chị cũng đồng ý sống cùng bố mẹ chồng. Chị nghĩ cứ sống biết điều, biết quan tâm, chia sẻ thì dù mẹ chồng khó tính đến mấy rồi cũng sẽ hòa hợp được thôi. Bữa cơm đầu tiên khi chị về làm dâu…Đọc tiếp tại bình luận

0
MIẾNG DA GÀ
Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều sốc. Mẹ chồng chị đi khắp nơi nói rằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng da gà, rằng chị không thươпg các con, chị ích kỷ, rằng thế hệ trẻ bây giờ không biết hy siпh… Chị trộm nghĩ nếu như có ai đó hỏi chồng chị vì sao anh chị bỏ nhau, có lẽ anh cũng sẽ trả lời: Vì miếng da gà.
Chị không phải một tiểu thư con nhà quyền quý, nhưng từ nhỏ, vì chị hay ốm yếu, kén ăn, nên cả nhà đều chiều chuộng. Cho đến lúc lấy chồng, chị vẫn không ăn nổi một miếng thịt mỡ, và cứ gia cầm là chị phải bỏ da.
Lấy chồng, do chồng là độc đinh nên chị cũng đồng ý sống cùng bố mẹ chồng. Chị nghĩ cứ sống biết điều, biết quan tâm, chia sẻ thì dù mẹ chồng khó tính đến mấy rồi cũng sẽ hòa hợp được thôi.
Bữa cơm đầu tiên khi chị về làm dâu, chị không phải nấu, nhưng lại có món gà luộc. Chị cũng vô tư ngồi xuống ăn. Mẹ chồng chị gắp cho chị miếng thịt gà, theo thói quen, chị bóc da bỏ đi, bà chép miệng thở dài.
Bà bảo là phụ nữ phải biết tiết kiệm, vun vén cho gia đình, không thể hoang phí như thời còn con gái. Ban đầu chị không hiểu ý, nhưng đến khi chị bỏ miếng da thứ hai đi thì bà bảo, con không ăn được da thì đưa mẹ ăn, bỏ đi như thế phải tội.
Mẹ chồng nói thế làm sao chị dám bỏ da vào bát của bà, đành nhắm mắt, nhắm mũi ăn. Chồng chị ngồi cạnh cũng không nói gì.
Lần sau nhà làm ngan, chị không ăn được da, nhưng biết ý chị bỏ ra sang bát chồng. Mẹ chồng cuống quýt nói: “Thằng T mỡ мáu cao, bác sĩ bảo hạn chế ăn da, con không ăn được da, cứ đưa cho mẹ, trước bố mày bỏ da, tao cũng toàn ăn, đến thằng T không ăn da tao cũng ăn, đàn bà mà không biết hy siпh cho chồng, cho con thì gọi gì là đàn bà”.
Chồng chị vẫn im lặng, điềm nhiên gắp miếng thịt thật nạc nhồm nhoàm nhai.
Chị không giận mẹ chồng chị, chị chỉ thấy thất vọng vì thái độ của chồng. Không một lần nào, anh nghĩ cho chị, dường như bao nhiêu năm anh đã quen với sự hy siпh của mẹ, và bây giờ anh nghĩ vợ anh cũng phải như vậy.
Chị làm giáo viên, công việc không quá vất vả nhưng không hề nhàn hạ. Vì về đến nhà chị vẫn phải làm việc, chị phải soạn giáo án, chấm bài, rồi dạy thêm nữa.
Khi làm dâu, chị không thể để kệ mẹ chồng làm hết việc nhà, nhưng tệ nhất là mẹ chồng chị đã quen với việc chồng chị đi làm về là không phải làm gì cả. Bà đã quen với việc dù bận đến mấy phụ nữ cũng phải làm tất cả mọi việc.
Bực mẹ chồng, con dâu ăn cơm không thèm mời, bà liền vứt bát đưa tôi đến  một nơi
Nên có những ngày đi làm về, chị mệt nhoài vẫn phải vào bếp phụ mẹ chồng nấu cơm, đợi chồng và bố chồng ăn xong thì dọn dẹp, rồi lên gập quần áo, lau nhà, mãi hơn 9 giờ chị mới được tắm.
Mọi chuyện vẫn còn tương đối dễ chịu khi vợ chồng chị chưa có con. Khi có con rồi, niềm vui làm mẹ chưa trọn vẹn, chị đã ứa nước mắt khi vừa sinh mấy ngày, sữa vừa về ngực căng tức, mẹ chồng bảo chị đêm không được gọi chồng dậy pha sữa, trông con vì sáng nó còn đi làm, mình ở nhà cả ngày, chịu khó thức đêm, cần gì thì gọi mẹ.
Cứ thế chị lủi thủi một mình, vừa dỗ con, thay bỉm cho con, pha sữa cho con… Trộm vía con chị rất ngoan, ít quấy khóc. Đến bữa cơm, chị xuống ăn cùng cả nhà để mẹ chồng không phải mang cơm lên phòng, chị lại ứa nước mắt thêm lần nữa khi bữa cơm rất nhiều món nhưng đều là những món mà chồng chị thích, chị là gái đẻ chỉ có một bát thịt nạc, một đĩa rau muống luộc, và nước nước luộc rau.
Mẹ chị gọi chị suốt hỏi thèm ăn gì để mẹ nấu mang sang. Mẹ chị hầm gà, hầm chim, ngày nào cũng mang sang, tiện thể mang quần áo của con gái và cháu về giặt. Cũng vì việc này mà mẹ chồng mắng chị không biết thươпg bà ngoại, để bà mang đồ về giặt, không biết đường tự mang lên sân giặt rồi phơi. Chồng chị vẫn im lặng, anh còn bận chơi điện tử.
Làm dâu, chị thấy thươпg mẹ hơn. Mẹ làm dâu mấy chục năm, bao nhiêu lần chị thấy mẹ nén nước mắt. Lấy chồng rồi, ngồi vò quần áo cho bố mẹ chồng, chị mới nhớ ra chị chưa từng giặt quần áo cho bố mẹ chị, chưa từng nấu được cho mẹ bát cháo, chưa từng bóp lưng cho mẹ.
Chị làm giáo viên, nên có việc gì không bằng lòng, chị chọn cách im lặng. Chị không thể cãi bà vì chị sợ mang tiếng là láo. Thâm tâm chị chỉ ước chồng chị bênh chị một lần, đứng ra bảo vệ chị một lần.
Nhưng anh chỉ nói với chị: “Mẹ ngày trước khổ như thế nào chẳng kêu, sao em cứ kêu ca suốt thế”… Và trước bất kỳ sự bất công nào đến với chị, anh đều chọn cách im lặng.
Cứ như thế thời gian trôi đi, cùng với sự ra đời của hai đứa trẻ là tình yêu chị dành cho anh cứ cạn dần. Đôi lúc chị không hiểu chị duy trì cuộc hôn nhân này là vì điều gì nữa?
Nhờ sống với anh, với gia đình anh, mà dần dần chị bắt đầu ăn thịt mỡ, ăn da, thậm chí là cả đầu gà, đầu cá, thứ trước đây chị không đụng đũa bao giờ. Khi chị về nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ chị kinh ngạc khi thấy con thay đổi quá nhiều.
Bố mẹ chị cứ nói đùa là chồng chị giỏi, thay đổi được nhiều thói quen mà bố mẹ bao nhiêu năm không lay chuyển được. Chồng chị cười còn chị chỉ thấy xót xa trong lòng.
Tháng trước, thấy tóc bạc nhiều bất thường, chị đã định đi khám nhưng tiếc tiền lại thôi. Đúng đợt cơ quan chị tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chị mới biết mỡ мáu chị cao khác thường, chức năng gan, thận đều không tốt, có nguy cơ bị GOUT. Bác sĩ chỉ định chị phải đi khám lại và lên một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Khi về nhà, nhìn mặt chị buồn anh cũng chẳng hỏi han, ngồi xì xụp ăn mỳ do mẹ anh nấu. Mẹ chồng than vãn: “Mày về muộn, thằng T chờ mãi, hôm nay mẹ mệt không cơm nước gì được, đành nấu cho bố con nó bát mỳ, còn ít thịt gà trong bát, mày lấy mà nấu”.
Chị hỏi: “Cả nhà ăn cả rồi ạ, hai đứa ăn gì ạ?”. “Nấu mỳ ăn cả rồi! Ăn mỳ một bữa cũng được, sau làm gì thì thu xếp về sớm sớm, không phải lúc nào tôi cũng làm osin cho nhà anh chị được!” – Bà nói dỗi.
Như mọi khi, chị không nói gì, vào bếp với lấy gói mỳ, đun nước định nấu nhưng khi ngó vào bát thịt gà mọi người để lại, chỉ toàn da, chân, đầu với cáпh, chị nghẹn không tài nào ăn được. Chị tắt bếp lên gác nằm. Đêm ấy chị không ngủ được.
Chị nhận ra chị chẳng hề có vai trò đáng kể nào trong gia đình. Với các con chị, những gì chị làm đều là điều đương nhiên. Chị thường nghe bà nội nói với các con những câu đại loại như: “Nói khẽ thôi, để bố ngủ bố còn đi làm, bố đi làm mới có tiền nuôi các con chứ”; “Hai đứa ăn gì ngon phải phần bố, bố đi làm vất vả”…
Trong những câu đó không bao giờ có chị. Chị nghe quen rồi, cũng chẳng thấy chạnh lòng. Chị là giáo viên dạy văn cấp 2, chị nghĩ về những bài văn chị hướng dẫn học trò về thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Bây giờ chế độ phong kiến qua rồi, mà sao chị thấy thân phận người phụ nữ vẫn nhỏ nhoi, chẳng khác gì con sâu, con kiến…
Chị có cô con gái, năm nay 7 tuổi, nhưng chị đã nghe thấy mẹ chồng chị dạy con bé phải nhường em, vì em là con trai, con là con gái con phải biết hy siпh, trong bữa ăn, miếng ngon nhất bao giờ bà cũng bảo để phần ông, phần bố, phần em trai, mình là con gái ăn ít đi chút không sao… Bỗng nhiên chị thấy rùng mình…
Hôm sau chị cầm tờ giấy khám sức khỏe đưa cho anh, anh xuống bảo mẹ là giờ hạn chế dầu mỡ thôi, đừng ăn nhiều đồ xào rán, mẹ nó (ám chỉ chị) đi khám mỡ мáu cao, phải ăn kiêng. Mẹ chồng chị bĩu môi:
“Bao nhiêu năm ăn có sao đâu, không khám không sao, khám lại nhanh chết!”. Chồng chị quay sang bảo chị: “Có khi bác sĩ cứ làm quá lên để ăn tiền, rồi bảo em mua thυốc nọ thυốc kia, chứ cả nhà đều ăn thế, có sao đâu?”.
Chị không nhịn được nữa, gào lên: “Cả nhà ăn thế cái gì, bao nhiêu năm cái gì ngon nhất là đàn ông ăn, một miếng da anh có bao giờ phải ăn? Mà anh nói cả nhà? Anh đã bao giờ phải ăn đồ thừa, đồ cũ bữa nào?
Cam em mua về, bà bảo phải để dành vắt cho anh, cho ông nội, cho các con, phụ nữ chẳng cần cầu kỳ. Thế em không đi làm à? Em không vất vả à? Hay là đàn bà thì không phải con người?”.
Mẹ chồng chị lần đầu tiên thấy chị như vậy, bà dỗi bảo chị láo. Chồng chị thiếu chút nữa vung tay lên cho chị một cái bạt tai, may mà phút cuối anh kiềm chế được. Anh bỏ đi làm. Tối về, bà nội dỗi không ăn cơm, anh bảo chị phải xin lỗi bà.
Chị nói chị không làm gì sai, không có gì phải xin lỗi. Bà khổ, chị biết, nhưng không thể bắt chị và con gái chị cũng khổ giống như bà. Quan điểm của bà chị không đồng tình, sự vô tâm của anh không phải điều chị chờ đợi trong cuộc hôn nhân này. Nếu anh cảm thấy chị quá đáng, có thể viết đơn ly hôn, chị ký.
Lần đầu tiên anh thấy chị thách thức anh, chẳng chần chừ anh viết đơn luôn và nói: “Nếu cô không xin lỗi mẹ tôi, thì tôi với cô chẳng còn gì để nói”.
Nước mắt chị chảy dài, chị cầm lá đơn ký ngay không suy nghĩ, rồi ngay lập tức chị thu dọn quần áo về nhà bố mẹ đẻ.
Bố mẹ đẻ thấy chị trở về, tiều tụy, hốc hác, tóc bạc đến một phần ba, ông bà hiểu rằng, chị đã trải qua rất nhiều trăn trở, mới quyết tâm kéo vali về nhà, bất chấp điều tiếng.
Chị thấy chị vẫn còn may mắn lắm khi vẫn còn nơi để trở về. Mẹ chồng chị, chị biết, bà sẽ không bao giờ cho phép con trai hạ mình xin lỗi vợ, càng không bao giờ gọi điện cho chị, khuyên nhủ, dù bà luôn nói thươпg chị hơn cả con gái, bởi vì bà từng bảo, đã đi thì đừng về, phải giữ cái thế nhà chồng, để nhà gái không coi thường được, chết cũng không cho con trai xin lỗi vợ.
Anh cũng gật gù thấy đúng. Nên bao nhiêu năm làm vợ chồng, chưa một lần anh xin lỗi chị, có chuyện gì anh chỉ lân la bắt chuyện làm lành, đối với anh thế đã là tốt lắm rồi. Anh kể từ nhỏ mỗi lần mẹ mắng, anh lại dỗi bỏ ăn cơm. Bà sợ anh gầy, ốm yếu lại dỗ dành, xin lỗi.
Giờ lấy vợ rồi, cãi nhau với chị, anh vẫn giữ thói quen bỏ ăn cơm, hoặc đi nhậu thật khuya mới về. Mẹ anh lo cho sức khỏe con trai, lần nào cũng giục bắt chị gọi điện cho anh về, rồi bảo phải nhịn chồng, xin lỗi chồng, chồng mình chứ ai mà so đo hơn thiệt.
Hỏi rằng, chị có buồn không? Có cô đơn không? Có chứ. Chị có thươпg các con không? Có chứ. Chị cũng muốn cho các con có được một gia đình đầy đủ, ấm áp. Trong gia đình ấy luôn đầy ắp, tiếng cười, sự quan tâm, mỗi một thành viên đều quan trọng. Nhưng chị không làm được.
Chị hiểu rằng nếu chị cứ thỏa hiệp, chị sẽ trở thành một bà mẹ chồng y như mẹ chồng chị sau này. Đến giờ bà vẫn lặng lẽ khóc mỗi khi ông quát nạt bà trước mặt các con, hoặc ông giận dỗi bà bỏ đi chơi qua đêm từ ngày ông bà còn trẻ, để mặc bà với con nhỏ ốm sốt.
Anh thường kể với chị sự chịu đựng vĩ đại của bà và nói rằng: “Chị sướng hơn bà nhiều lắm, vì ít ra anh không tệ như thế!”.
Chị quyết định ly hôn. Mặc kệ mọi người bảo chị cố chấp, bảo chị ích kỷ, mặc kệ mẹ chồng đi rêu rao khắp nơi chị đòi bỏ chồng chỉ vì miếng da gà.
Chị thì chị nghĩ cũng nhờ miếng da gà mà chị biết vị trí của mình ở đâu trong gia đình. Cũng nhờ miếng da gà mà chị hiểu chị cần sống khác đi, cần yêu thươпg bản thân mình trước nhất.
Để ít ra sau này con gái chị, sẽ không vì một miếng da gà mà phải chịu đựng, chôn vùi tuổi thanh xuân, chỉ duy nhất diễn ra một lần.
Tác giả: Giang Đinh

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2024

0

Hiện nay, khi dân số tiếp tục tăng và đất ở có giới hạn nên nhu cầu chuyển chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tăng cao. Năm 2024, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu?

Hiện nay, khi dân số tiếp tục tăng và  đất ở có giới hạn nên nhu cầu chuyển chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tăng cao. Năm 2024, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu?

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật  Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng không phải “toàn quyền” quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (sẽ thẩm định sau khi nhận hồ sơ).

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

* Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất.

+ Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất

Nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng  đất tính theo giá đất nông nghiệp)

+ Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

* Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

* Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.