Home Blog Page 2

Năm ngoái, vợ chồng tôi mới tích góp đủ tiền để mua một căn hộ nhỏ gần ngoại thành sau 10 năm cố gắng. Vừa mua nhà được một thời gian thì mẹ chồng ở quê qua đời, hai vợ chồng tôi vội vàng về quê lo ma chay cho bà. Sau khi mẹ chồng mất, ở quê chỉ còn lại mình bố chồng. Sức khỏe của ông không tốt nên hai vợ chồng quyết đón ông lên sống cùng tiện chăm sóc. Vốn nghĩ mọi chuyện cứ diễn ra như vậy thì tối hôm kia tôi phát hiện ra sổ đỏ để trong tập hồ sơ trên tủ đã không cánh mà bay, chồng chị cũng không động đến. Dù lật tung phòng khách nhưng chị vẫn không thấy sổ đỏ đâu cả. Đáng nói, đúng lúc này thì bố chồng tôi lại tự mình thu dọn đồ đạc và nằng nặc đòi về quê, thậm chí ông giữ khư khư chiếc túi nhỏ trước ngực khiến tôi sinh nghi. Tình thế này thì tôi không thể ngồi im được mà iên quyết đòi bố chồng mở ra xem bên trong chiếc túi có gì. Bố chồng thấy vậy càng giữ thật chặt và nói rằng: “Cái này của con trai tôi”. Nhất thời không kìm nén được cảm xúc, tôi giật ngay chiếc túi và đổ ra thì tá:i m:ặt khi thấy thứ bên trong

0

Bố chồng giữ khư khư chiếc túi xách không cho con dâu kiểm tra càng khiến cô nghi ngờ sổ đỏ là do ông đánh cắp.

Tâm sự chuyện cuối năm

Chị Trương tâm sự, vợ chồng cô đã kết hôn được 7 năm. Vì gia đình hai bên nghèo khó nên hai vợ chồng tự làm lụng tích góp tiền trang trải cuộc sống. Vài năm gần đây, mỗi tháng vợ chồng chị còn phải gửi tiền sinh hoạt phí về quê cho bố mẹ chồng vì ông bà tuổi cao sức yếu lại không có lương hưu. May mắn là ông bà ngoại vẫn còn sức khỏe và một khoản tiền trợ cấp nhỏ nên tự lo được không cần các con gửi tiền về.

Chăm sóc bố mẹ là trách nhiệm của con cái nhưng đôi khi chị Trương vẫn thấy chạnh lòng. Bạn bè xung quanh đều có bố mẹ cho “của hồi môn”, còn nhà chị thì già trẻ lớn bé đều do vợ chồng chị gánh vác.

Sổ đỏ vừa mất cắp thì bố chồng nằng nặc đòi về quê, con dâu giật túi kiểm tra thì tái mặt với thứ bên trong - Ảnh 1.
Gia đình chị Trương phải chăm lo cho cả bố mẹ chồng vì ông bà tuổi cao sức yếu lại không có lương hưu. Ảnh minh họa

Mãi tới năm ngoái, anh chị mới tích góp đủ tiền để mua một căn hộ nhỏ trong khu tập thể ngoại thành Sơn Đông (Trung Quốc). Tuy không quá rộng rãi nhưng được vị trí thuận tiện, hơn nữa gần trường học, bệnh viện nên vợ chồng chị Trương rất ưng ý.

Vừa mua nhà được một thời gian thì mẹ chồng ở quê qua đời vì đột quỵ, hai vợ chồng chị vội vàng về quê lo ma chay cho bà. Sau khi mẹ chồng mất, ở quê chỉ còn lại mình bố chồng. Sức khỏe của ông không tốt nên hai vợ chồng quyết đón ông lên sống cùng tiện chăm sóc.

Sổ đỏ vừa mất cắp thì bố chồng nằng nặc đòi về quê

Vốn nghĩ mọi chuyện cứ diễn ra như vậy thì một ngày chị Trương phát hiện ra sổ đỏ chị để trong tập hồ sơ trên tủ đã không cánh mà bay.

Sổ đỏ vừa mất cắp thì bố chồng nằng nặc đòi về quê, con dâu giật túi kiểm tra thì tái mặt với thứ bên trong - Ảnh 2.
Chị vội vàng gọi điện cho chồng hỏi xem anh có cất sổ đỏ không thì nhận được đáp án không mong muốn nhất. Chồng chị nói bản thân không động vào sổ đỏ, anh khuyên chị bình tĩnh tìm kỹ lại xem. Nhưng dù lật tung phòng khách nhưng chị vẫn không thấy sổ đỏ đâu cả.

Đúng lúc này thì bố chồng chị lại tự mình thu dọn đồ đạc và nằng nặc đòi về quê. Ban đầu chị Trương không suy nghĩ gì nhiều, chỉ ngăn cản bố chồng sau đó thông báo chồng về thuyết phục bố.

Tuy nhiên sau đó, chị thấy bố giữ khư khư chiếc túi nhỏ trước ngực khiến chị sinh nghi. Ngay khi chồng vừa về nhà, chị kiên quyết đòi bố chồng mở ra xem bên trong chiếc túi có gì. Bố chồng chị thấy vậy càng giữ thật chặt và nói rằng: “Cái này của con trai với vợ tôi, tôi sẽ mang về nhà”.

Nhất thời không kìm nén được cảm xúc, chị Trương đã giật ngay chiếc túi và đổ ra thì tái mặt khi thấy thứ bên trong.

Sổ đỏ vừa mất cắp thì bố chồng nằng nặc đòi về quê, con dâu giật túi kiểm tra thì tái mặt với thứ bên trong - Ảnh 3.
Bố chồng giữ khư khư chiếc túi xách không cho con dâu kiểm tra càng khiến cô nghi ngờ sổ đỏ là do ông đánh cắp. Ảnh minh họa

Hóa ra, bên trong chẳng có quyển sổ đỏ nào cả. Trong túi chỉ có một tấm ảnh cũ đen trắng chụp hai mẹ con, một người là chồng chị còn người kia là mẹ chồng. Bố chồng chị trong lúc xem lại album ảnh của gia đình đã phát hiện ra tấm ảnh này ông chưa có nên định lấy đem về quê.Biết hai con định ngăn cản mình, ông liên tục nói rằng: “Tôi muốn về quê đón giao thừa với vợ, để bà ở nhà một mình tôi không yên tâm”.

Vợ chồng chị Trương hỏi lại nhiều lần nhưng bố chồng vẫn một mực nói rằng mẹ chồng ở quê chờ ông về. Thấy có dấu hiệu bất thường, vợ chồng chị đã đưa bố tới viện khám thì phát hiện ông mắc Alzheimer.

Hóa ra cách đây ít hôm, nhà có khách tới chơi khá đông. Vì cẩn thận nên ông đã cất quyển sổ đỏ vào trong ngăn kéo trong phòng ngủ của hai vợ chồng. Vốn sau đó ông định nhắc các con nhưng bệnh tái phát nên nhất thời quên đi mất.

Chị Trương sau khi biết được chân tướng sự việc thì hối hận vô cùng vì đã nghi ngờ bố chồng.

Thịt vịt hay bị hôi: Nhớ làm thêm 1 bước này dù nấu món gì cũng thơm ngon, ngọt thịt …

0

Thịt vịt là một món ăn ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu sơ chế sai cách thì mùi hôi đặc trưng sẽ khiến cho món thịt vịt trở nên khó nuốt. Vì thế, bạn nhất định phải biết cách khử mùi hôi của vịt nếu muốn tự làm ở nhà.

Thịt vịt là một món ăn ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu sơ chế sai cách thì mùi hôi đặc trưng sẽ khiến cho món thịt vịt trở nên khó nuốt. Vì thế, bạn nhất định phải biết cách khử mùi hôi của vịt nếu muốn tự làm ở nhà.

Cách khử mùi hôi thịt vịt đơn giản mà hiệu quả

Muốn có món thịt vịt thơm ngon, đầu tiên bạn phải lựa được những con vịt chắc thịt, không quá to cũng như không quá gầy. Nếu như là thịt vịt thịt sẵn, bạn nên chọn những con còn tươi, sờ vào có độ đàn hồi tốt. Tuyệt đối không mua những con vịt có bề mặt thịt căng bóng, thớ thịt quá dày hay có bị biến dạng khi bạn cầm dốc lên (đó là vịt bị bơm nước).

meo-khu-mui-hoi-cua-vit-khi-che-bien-7_800x400

Cho dù bạn mua được một con vịt ngọt thịt, mùi hôi đặc trưng của nó sẽ vẫn khiến món ăn bị mọi người từ chối. Muốn khử mùi hôi thịt vịt, bạn cần loại bỏ triệt để tuyến nhờn ở đuôi. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu đặc trưng của vịt. Tuyến nhờn của vịt rất lớn, nó chiếm gần như toàn bộ phao câu. Do đó, tốt nhất bạn nên cắt bỏ hết phao câu của vịt. Mùi hôi của tuyến nhờn vịt nặng hơn của gà rất nhiều, nên chỉ cần sót lại một chút, món thịt vịt cũng sẽ có mùi khó chịu.

Sau khi đã làm sạch vịt, bạn cần cho nó vào chậu, bóp kỹ với muối, tiêu, gừng đập dập và thêm một chút rượu trắng. Ướp khoảng 30 phút, sau đó bạn mới rửa sạch và để ráo nước. Đây là một cách khử mùi hôi thịt vịt rất hiệu quả. Khi luộc, bạn chỉ cần cho thêm một mẩu gừng đập dập vào là yên tâm đã loại bỏ được hoàn toàn mùi hôi, món ăn sẽ tỏa hương thơm hấp dẫn.

Nếu như thích hương thơm của sả, bạn cũng có thể cho vào nồi nước luộc một vài củ sả đập dập. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn giấm và muối theo tỷ lệ 1:1, chà xát lên con vịt ở khâu sơ chế (nếu không có giấm thì có thể dùng chanh).

Lợi ích của thịt vịt với sức khoẻ con người

de-khu-mui-tanh-hoi-cua-thit-vit-khi-so-che-can-loai-bo-thu-nay-cua-vit-2-1587009301-816-width800height542

– Giảm cholesterol: Chất béo không bão hòa đơn có trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol HDL “tốt” mong muốn. Ngoài ra, nó còn đóng một vai trò trong việc giảm mức độ cholesterol LDL “xấu”. Tuy nhiên, trong thịt vịt cũng có cả chất béo xấu, do đó bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, hoặc hạn chế ăn phần da.

– Tăng cường năng lượng: Thịt vịt có hàm lượng cao các axit amin thiết yếu, nhờ đó giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch: Selen là chất chống ôxy hóa quan trọng có trong thịt vịt có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các tế bào và chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

– Hỗ trợ tuyến giáp: Việc tiêu thụ đủ lượng selen là một điều cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp. Một phần thịt vịt chứa khoảng 250 gram cung cấp hơn 50% nhu cầu selen hàng ngày.

Một điều cần lưu ý khi khi ăn thịt vịt đó là da vịt có lớp mỡ dày nên cung cấp nhiều calo, sẽ dễ gây tăng cân nếu bạn ăn thịt vịt mà không kiểm soát về lượng. Ngoài ra, mỡ vịt nấu chín dễ bị ôxy hóa hơn các loại dầu hay mỡ khác khi bảo quản. Quá trình ôxy hóa lipid sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất và gây hại khi chúng không được sử dụng sớm. Vậy nên, bạn đừng để thịt vịt ở trong tủ lạnh lâu ngày.

Tin vui: 1 ngành học của ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa được tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ lớn, sinh viên học xong không phải lo rồi

0

Hai công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là VinFast và VinRobotics sẽ tài trợ học bổng và cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật nói chung và đặc biệt là sinh viên ngành kỹ thuật ô tô của ĐH Bách Khoa Hà Nội đáp ứng các yêu cầu nhất định.

Ngành học hot của ĐH Bách Khoa

Ngày 24/12/2024 – Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hai công ty VinFast và VinRobotics để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức thực tiễn cho sinh viên và tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp – công nghệ cao của Việt Nam.

Theo đó, dựa trên thế mạnh của các bên, hợp tác sẽ góp phần tạo ra thế hệ sinh viên ĐHBK Hà Nội không chỉ có kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn có kỹ năng làm việc thực tế, khả năng thực hành cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp – công nghệ cao của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô điện, thúc đẩy tầm nhìn chung về phát triển xanh và bền vững giai đoạn 2025 – 2030.
Ngành Kỹ thuật ô tô luôn được đánh giá rất cao trên thế giới và ở Việt Nam do tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng nhanh về phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt đối với ô tô ở Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ. Nhu cầu kỹ sư ô tô có năng lực làm việc trong các tập đoàn, liên doanh, nhà máy sản xuất ô tô lớn của thế giới (kỹ sư ô tô toàn cầu) không ngừng được nâng lên.

 

Ngành Kỹ thuật ô tô của Viện Cơ khí Động lực, trường Đại Học Bách Khoa đã được xây dựng và phát triển từ năm 1960, với chất lượng đào tạo trình độ cao được minh chứng qua nhiều thế hệ sinh viên. Kỹ sư Kỹ thuật ô tô tốt nghiệp từ Trường ĐHBK HN có kiến thức kỹ thuật và chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ để thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô, quản lý phương tiện, nguồn động lực và thiết bị – xe chuyên dụng.

Chương trình kỹ thuật Ô tô ở trường Đại học Bách Khoa được xây dựng theo hướng kỹ thuật, đào tạo người học có khả năng thiết kế, chế tạo và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô, nguồn động lực và thiết bị-xe máy chuyên dụng. Bên cạnh đó người học cũng được trang bị các kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế. Hoàn thiện chương trình, người học sẽ thu được kiến thức và khả năng liên quan đến chuyên môn, tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm Kỹ thuật ô tô trong nước cũng như trên thế giới.

Ra trường làm gì?

Sinh viên Kỹ thuật ô tô được đào tạo chuyên môn về sửa chữa, bảo dưỡng, tham gia thiết kế và lắp ráp ôtô. Sau khi ra trường, nhân sự ngành này có thể có lương khởi điểm 5-16 triệu đồng, tăng gấp đôi hoặc ba sau 5 năm.

Trong vài năm qua, các ngành học liên quan đến ôtô được quan tâm. Nhiều trường đại học đều tuyển sinh ngành này với mức điểm chuẩn khá cao. Tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô trong vài năm qua luôn dao động quanh 25 điểm, theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM lấy điểm chuẩn ngành này trong khoảng dao động 25,35-27,5. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh dự tuyển ngành kỹ thuật ô tô phải đạt 8-9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.

Mức trúng tuyển ngành Kỹ thuật ôtô của trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chỉ đứng sau nhóm ngành Máy tính, Công nghệ thông tin. Năm 2022, điểm chuẩn ngành này là 60,13/100 theo cách xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí.


Theo thỏa thuận, VinFast, VinRobotics và Đại học Bách khoa Hà Nội , lĩnh vực đào tạo, VinFast và ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ phối hợp xây dựng chương trình kỹ sư chuyên sâu về kỹ thuật ô tô số, đảm bảo phù hợp với các xu hướng công nghệ mới. VinFast cũng sẽ tạo điều kiện cho sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội thực tập toàn thời gian tại công ty, mang đến cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất ô tô mới nhất, bám sát với thực tiễn

Sinh viên ngành này của ĐH Bách Khoa Hà Nội sau khi ra trường sẽ được VinFast hỗ trợ giới thiệu việc làm và tuyển dụng cho các vị trí phù hợp tại công ty cũng như các đơn vị thành viên.

Ông Trịnh Văn Ngân – Phó Tổng giám đốc Sản xuất VinFast toàn cầu cho biết: “Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những nơi đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, là cái nôi sản sinh ra nhiều nhân tài về công nghệ – công nghiệp cho đất nước. Thông qua thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ cùng chung tay thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, qua đó cùng nhau kiến tạo một tương lai xanh bền vững”.

Hợp tác giữa VinFast, VinRobotics với ĐH Bách Khoa Hà Nội góp phần chuẩn hóa nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ngành công nghiệp – công nghệ Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới.

Sau 7 tháng yêu nhau, tôi và anh kết hôn dù trong lòng vẫn có chút nghi ngờ vì tính cách anh trầm lặng, ít nói. Linh cảm của tôi không sai khi ngay trong đêm tân hôn, sau khi tắm xong, chú rể đột ngột biến mất. Tôi tìm điện thoại để gọi cho anh thì phát hiện cả điện thoại lẫn tiền và 15 cây vàng cưới cũng biến mất. Tôi choáng váng nhận ra anh đã ôm tất cả bỏ trốn. Hoảng hốt, tôi chạy xuống tìm bố mẹ chồng và bật khóc nức nở. Ông bà trấn an, bảo chờ thêm 3 ngày, nếu anh không quay về thì sẽ báo công an. Nhưng không cần đợi lâu, rạng sáng hôm sau, anh bất ngờ trở lại. Bố mẹ chồng vội vàng hỏi nguyên do, nhưng anh chỉ im lặng lắc đầu, sau đó kéo tôi lên phòng. Đóng cửa lại, anh lấy ra một phong bì dày cộp và đưa cho tôi…

0

Đêm tân hôn của chúng tôi không có những nồng nàn say đắm nhưng chắc chắn là cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên được.

Đêm tân hôn của chúng tôi không có những nồng nàn say đắm nhưng chắc chắn là cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên được.

Kết hôn sau 7 tháng yêu nhau, thú thật tôi vẫn có điểm không hài lòng ở Vinh, chồng tôi. Đó là anh hơi khô khan, không biết lãng mạn, chiều lòng bạn gái

Tuy nhiên mẹ tôi bảo đàn ông cốt ở bản lĩnh và trách nhiệm. Vinh có công việc ổn định, mức lương khá, gia đình tử tế, không dính líu vào thói hư tật xấu nào, là một người chồng tốt. Nghe lời mẹ nên tôi đồng ý làm vợ anh tuy nhiên trong lòng vẫn có phần tủi thân.

Tân hôn chồng ôm 15 cây vàng biến mất, sáng anh về đưa một thứ tôi khóc nghẹn biết ơn - Ảnh 1.

Nghe lời mẹ nên tôi đồng ý làm vợ anh tuy nhiên trong lòng vẫn có phần tủi thân. (Ảnh minh họa)

Đêm tân hôn, khi tôi từ nhà tắm bước ra thì không thấy chồng đâu cả.

Rõ ràng anh đã cùng tôi lên phòng tân hôn, chính anh còn giục tôi đi tắm trước, tại sao Vinh đột ngột biến mất. Tôi muốn gọi cho anh thì phát hiện điện thoại của tôi cũng không thấy đâu. Choáng váng hơn cả là tiền vàng cưới cũng không cánh mà bay. Rõ ràng Vinh đã ôm 15 cây vàng của chúng tôi do 2 bên gia đình trao tặng mà trốn mất rồi!

Đêm tân hôn, vợ chồng son gây tiếng động “cọt kẹt” cả đêm nhưng lại không thể động phòng

Cưới chồng cao to “6 múi”, tôi có đêm tân hôn cả đời không quên

Đêm tân hôn có mẹ “chứng kiến”, vợ chồng son nín thở động phòng

Đêm tân hôn, chồng chẳng thiết gì chuyện động phòng, còn đưa yêu cầu sốc

Tôi lao xuống tìm bố mẹ chồng gào khóc, báo cho ông bà biết. Bố mẹ chồng đều hốt hoảng chẳng hiểu nguyên nhân tại sao. Mẹ chồng bảo rõ ràng Vinh rất hào hứng với đám cưới, anh không có người khác cũng không nợ nần gì. Hành động ôm vàng bỏ trốn trong đêm tân hôn quá sức bất thường và khó lý giải.

Tôi khóc lóc thảm thiết. Số tôi đúng là bất hạnh, biết thế không kết hôn cho rồi. Vốn đã không hài lòng lắm về cuộc hôn nhân này, cuối cùng lại còn rơi vào cảnh ngang trái tới mức này. Chắc hẳn Vinh có vấn đề gì đó mà ông bà không hay, hay anh ta là người đồng tính, bảo sao mà có vẻ lạnh nhạt với tôi trong suốt thời gian yêu nhau!

Bố mẹ chồng hết lời khuyên nhủ tôi, còn bảo nếu sau 3 ngày không liên lạc được với Vinh thì ông bà sẽ đền bù cho tôi thỏa đáng, chịu hoàn toàn trách nhiệm vì dù sao đó cũng là con trai họ.

Nhưng chưa cần chờ đến 3 ngày, mờ sáng hôm đó Vinh đã trở về. Bố mẹ chồng cuống quýt hỏi lý do nhưng anh chỉ lắc đầu rồi kéo tôi lên phòng. Đóng cửa phòng, anh đưa cho tôi một phong bì dày bịch. Tôi mở ra xem mà xây xẩm mặt mày, bên trong đều là ảnh của tôi và người cũ lúc còn thân mật bên nhau.

– Hôm qua trong lúc em tắm, hắn ta đã gọi điện, nhắn tin đến đòi tiền, nếu không sẽ công khai những tấm ảnh này để em phải xấu mặt. Anh đã hẹn gặp hắn ta. Nhưng tất nhiên đời nào anh giao tiền cho hắn.

Anh chỉ mang tiền theo để hắn ta tin tưởng mất cảnh giác mà thôi. Em biết đấy, anh có học võ mà, khi hắn chủ quan anh liền khống chế lấy xấp ảnh này rồi xóa cả ảnh gốc trong điện thoại. Chắc đêm qua em đã sợ hãi, lo lắng lắm phải không?

Tân hôn chồng ôm 15 cây vàng biến mất, sáng anh về đưa một thứ tôi khóc nghẹn biết ơn - Ảnh 3.

Vinh tưởng chừng khô khan, thiếu quan tâm vợ song tôi lại tìm được sự an tâm, bình yên tuyệt đối. (Ảnh minh họa)

Tôi ngơ ngẩn nhìn anh, nước mắt rơi lã chã vì biết ơn. Bây giờ tôi mới nhận thấy quyết định kết hôn với Vinh là đúng đắn hơn bao giờ hết. Chẳng những anh không hề ghen tuông, để bụng chuyện quá khứ của tôi mà còn có đủ bản lĩnh và sự mạnh mẽ để bảo vệ tôi trước chiêu trò bỉ ổi của người cũ.

Mẹ tôi nói đúng, đàn ông cốt ở bản lĩnh và trách nhiệm. Người cũ tâm lý, ga lăng nhưng đằng sau vẻ đạo mạo, lịch lãm của anh ta lại là một nhân cách thối nát. Ngược lại Vinh tưởng chừng khô khan, thiếu quan tâm vợ song tôi lại tìm được sự an tâm, bình yên tuyệt đối.

Đêm tân hôn của chúng tôi không có những nồng nàn say đắm nhưng chắc chắn là cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi sẽ luôn nhớ và trân trọng khoảnh khắc này bằng tất cả tấm lòng mình, chăm sóc chồng và gia đình thật tốt để không phụ lòng anh.

Chồng tôi và tôi quyết định l:y thân, tôi đưa hai con gái về nhà ngoại sinh sống. Trong thời gian đầu, bố mẹ chồng thỉnh thoảng đến thăm cháu, nhưng vài năm gần đây, vì sức khỏe yếu và đường xá xa xôi, ông bà chỉ gọi điện hỏi thăm. Phần tôi, bận rộn công việc và không muốn chạm mặt chồng cũ, nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được. Suốt 7 năm qua, bố chồng tôi đều đặn gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng. Lần đầu tiên, ông nói đó là tiền ông bà dành để lo việc học hành của các cháu. Dù tôi từ chối, ông vẫn kiên quyết chuyển khoản, đúng ngày mùng 5 hàng tháng. Ban đầu tôi ái ngại, nhưng lâu dần, tôi chấp nhận và dùng số tiền ấy để chăm lo cho hai con, giúp cuộc sống bớt phần khó khăn. Hai tháng trước, bố chồng tôi đột ngột qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa hai con về viếng tang ông nội. Điều khiến tôi bất ngờ là sau khi ông mất, tôi vẫn nhận được số tiền 6 triệu như thường lệ. Để làm rõ sự việc, nhân dịp 49 ngày của ông, tôi quyết định đưa các con về nhà nội một lần nữa để tìm câu trả lời….Đọc tiếp tại bình luận..

0

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động.

Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Chúng tôi chưa ra tòa ly hôn vì còn liên quan tới quyền lợi của các con và cũng vì bố mẹ chồng tha thiết muốn chúng tôi suy nghĩ lại. Ông bà bảo chúng tôi cứ tách nhau ra một thời gian, suy nghĩ chín chắn cẩn thận, nếu cảm thấy tha thứ được cho nhau thì quay về. Trước sự mong mỏi của bố mẹ chồng, tôi đành gật đầu đồng ý mình sẽ suy nghĩ kỹ việc này. Nhưng thật không ngờ, chúng tôi ly thân một mạch 7 năm liền.

Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu, hỏi tôi khi nào quay về. Nhưng tôi thì không muốn quay lại với chồng nữa nên luôn tìm đủ lý do từ chối. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được.

Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Tôi bảo ông bà cứ để tiền đó dưỡng già. Tôi biết tổng lương hưu của ông bà được khoảng 14-15 triệu/tháng, đủ cho ông bà chi tiêu, nhưng trích ra mỗi tháng 6 triệu cho 2 cháu thì cũng khá nhiều. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản qua app, tháng nào tôi cũng nhận được, đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả.

Bố chồng gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng đều đặn trong 7 năm, tới khi ông mất, tôi ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật ẩn giấu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Thật lòng tôi rất thương bố mẹ chồng, ông bà rất tốt với tôi, sự ra đi của ông khiến cả tôi và 2 con vô cùng đau xót và hụt hẫng.

Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật. Và tôi ngỡ ngàng khi biết, thì ra 7 năm qua, người chuyển tiền cho tôi chính là chồng tôi, anh dùng danh nghĩa của bố mẹ để chuyển trợ cấp cho các con, để tôi và các con sẽ ghi nhớ ơn nghĩa của nhà nội. Bởi anh biết, nếu là anh chuyển thì tôi sẽ cho đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của anh. Thế nên anh chuyển dưới tên bố chồng tôi.

Tôi vừa kinh ngạc khi biết chuyện, vừa cảm thấy hóa ra anh có lòng như vậy, vẫn biết đường mà chu cấp cho các con, có trách nhiệm của một người cha.

Mẹ chồng nhân cơ hội này khuyên tôi quay về, bà bảo 7 năm là quá dài rồi, chồng tôi trong thời gian đó vẫn không muốn ly hôn, vẫn quyết định chờ tôi và các con về. Bà nói tôi nên cho chồng một cơ hội.

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động. Tôi không biết có nên tái hợp không nữa! Tôi rất sợ tình cảnh cãi vã suốt ngày trước kia lại tái diễn. Nhưng nếu không mở lòng thì cuộc sống của chúng tôi cứ bế tắc thế này cũng không ổn. Mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Thấy bố chồng càng gi;;à càng y;;ếu lại hay lẫn chẳng thể tự chăm nổi mình, tôi định bụng sẽ thuê 1 cô giúp việc về trông nom ông nhưng vợ nằng nặc đòi nghỉ việc để ở nhà phụng dưỡng cho tôi yên tâm công tác. Nghe vợ nói vậy mà tôi rớt nước mắt, thầm cảm ơn em vừa ngoan ngoãn, hiểu chuyện lại có hiếu quá. Nhưng cũng từ ngày ấy, vợ chồng tôi dường như ít có thời gian g;;ần g;;;ũi hơn vì tối nào em cũng nói mệt và muốn nghỉ sớm để hôm sau dậy làm đồ ăn cho bố. Hôm chủ nhật vừa rồi, vợ bận nên tôi chăm bố thay 1 hôm. Đúng lúc chuẩn bị tắm cho ông, bố chợt nắm chặt tay tôi rồi run rẩy nói 1 câu trong nước mắt. Nghe xong, tôi bàng hoàng, quyết định không nói với vợ mà âm thầm hôm sau thử về nhà sớm một hôm. Và rồi đúng như lời bố mình nói, tôi ch::ế:t đ::ứ:ng phát hiện bí mật k::inh h::oàng vợ vẫn che giấu suốt bấy lâu nay

0

Dù nói vậy nhưng tý thì bố Hải lại quên sạch không nhớ gì, thế nhưng anh biết lúc đó bố nói với mình là ông đang hoàn toàn tỉnh táo. 

Hải lấy Ly về làm vợ đến nay cũng đã được hơn 6 năm, ai nhìn vào cũng nói Ly sướng khi cưới được ông chồng giỏi giang lại thành đạt. Thế nhưng sự thật thì chính Hải mới thấy mình may mắn khi có Ly trong cuộc đời mình. Hải mất mẹ từ nhỏ, bố anh vất vả cảnh gà trống nuôi con. Chính vì vậy là khi về làm vợ Hải thì Ly thay anh chăm sóc cho bố chồng. Ngày mới cưới thì bố Hải vẫn còn rất khỏe mạnh, thế nhưng sau hơn 2 năm thì ông ốm yếu rồi mắc chứng bệnh đãng trí khi nhớ khi quên.

Thậm chí nhiều lúc bố Hải còn không nhận ra con cái xung quanh, lúc đó Hải thương bố lắm. Anh cũng thương cả vợ thì hàng ngày vất vả lo cơm nước rồi còn chăm sóc cho bố chồng già yếu nữa. Chính vì thế mà Hải quyết định thuê ô sin, thế nhưng Ly một mực phản đối.

– Sao phải thuê ô sin, bố bây giờ trí nhớ kém rồi thì cần phải có con cái ở bên chăm sóc. Anh bận việc thì cứ làm, bố để em chăm. Chứ để người chăm em không an tâm đâu.

– Anh biết thế. Nhưng anh sợ em mệt.

– Chăm bố em chả mệt gì cả. Vậy nên anh cứ an tâm đi, mình phận con phải phụng dưỡng cha mẹ chứ. Có em lo cả rồi anh đừng lo lắng gì cả.

Nghe vợ nói câu đó mà Hải chỉ biết rớm nước mắt, hơn ai hết anh hiểu giờ chẳng có mấy nàng dâu nào chịu chăm sóc cho bố mẹ chồng. Vì chê bố mẹ già yếu lại bẩn thịu, thế mà với Ly thì Hải thấy vợ chăm bố mình rất chu đáo.
Vợ cứ đòi ở nhà chăm bố ốm bị lẫn, cho đến hôm tôi về sớm thì mới tá hỏa biết được bí mật đằng sau của nàng dâu ngoan ngoãn - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet

Từ ngày chăm bố bận bịu thì vợ chồng Hải ít có thời gian gần gũi hơn. Thấy cậu con trai lớn cũng đã được 5 tuổi nên lần này Hải gạ vợ gần gũi để hâm nóng tình cảm cũng là để sinh thêm một đứa con nữa. Cứ tưởng vợ sẽ đồng ý ai dè Ly cứ kêu mệt.

 

– Dạo này em sao vậy? Bình thường có bao giờ em từ chối anh trong chuyện ấy đâu cơ chứ? Em mệt thì anh hiểu được, nhưng cả tháng nay em kêu mệt rồi đấy.

– Thật ra thì…em…em bị rối loạn nên bị rọng kinh lâu nay rồi anh ạ.

– Rong kinh á? Sao em không nói với anh.

– Chuyện phụ nữ anh biết có làm được gì đâu chứ. Em không sao đâu chỉ cần uống thuốc là ổn cả thôi. Vậy nên anh đừng giận em nhé, đợi em khỏe rồi vợ chồng mình sẽ sinh con thứ 2 nhé.

Hải ôm vợ và tự trách mình quá đa nghi, những ngày sau đó thì Hải còn mua ngải cứu về hầm cho vợ ăn vì anh đọc trên mạng thấy ngải cứu có tác dụng rất tốt với phụ nữ bị rong kinh. Và có lẽ Hải vẫn tin tưởng vào người vợ hiền lành của mình nếu như anh không phát hiện ra bí mật tày đình đó.

Ngày hôm đó Ly có việc bận nên Hải tranh thủ ngày chủ nhật ở nhà chăm sóc cho bố. Mọi chuyện vẫn diễn ra tốt đẹp thế nhưng lúc tắm cho bố thì bỗng bố Hải nắm chặt tay con trai rồi nói.

– Từ nay con về nhà sớm được không? Có người đàn ông cứ 4 giờ chiều lại đến nhà mình rồi kéo con dâu vào phòng nói chuyện. Bố đòi vào nhưng cửa khóa…bố lo lắm. Lỡ như con dâu bị đánh phải làm sao?

– Có người đàn ông thường xuyên vào nhà mình ư? Bố nhớ được sao? Bố không bị lẫn nữa sao?

– Bố không lẫn…bố nhớ mà…từ nay con về sớm nhé.

Dù nói vậy nhưng tý thì bố Hải lại quên sạch không nhớ gì, thế nhưng anh biết lúc đó bố nói với mình là ông đang hoàn toàn tỉnh táo. Hải quyết định không nói với vợ mà âm thầm hôm sau thử về nhà sớm một hôm. Và rồi đúng như lời bố mình nói thì cứ 4 giờ là có gã đàn ông lạ đến nhà mình, khi Hải bước vào nhà thì nghe thấy vợ mình và gã kia đang ân ái đến sập cả giường. Giây phút đó Hải chết lặng đi, vì anh không ngờ người vợ mà mình tin tưởng lại khốn nạn như vậy. Hóa ra lâu nay cứ đòi sinh thêm con là Ly từ chối vì thế. Vì Ly sợ có bầu rồi thì không ân ái với nhân tình trẻ của mình được…

Hải không lao vào đánh ghen, chỉ gõ cửa rồi ném tờ đơn ly hôn vào mặt vợ. Dù cho Ly có van xin thế nào thì Hải cũng không bao giờ tha thứ.

Từ 28/12/2024: Các xe mua không giấy tờ được sang tên chính chủ

0

Theo Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ 15.8, người dân được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời, kể cả xe mất giấy tờ.

Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có có nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, quy định người dân được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời được đánh giá là sát nhu cầu thực tiễn của người dân.Điều 31 của Thông tư 24 quy định việc giải quyết đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân như sau: Tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe; trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì không phải làm thủ tục thu hồi.

Thông tư 24: Được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời! - Ảnh 1.

Từ 15.8, người dân được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời

Hồ sơ, thủ tục đăng ký sang tên xe:

Giấy tờ của chủ xe.Giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe.
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.
Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe).

Trường hợp cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thay chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Sang tên xe chính chủ trong bao lâu?

Thông tư 24 quy định, trường hợp tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định và đăng ký sang tên xe.

Thông tư 24: Được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời! - Ảnh 2.

Sang tên chính chủ xe mua bán qua nhiều đời chủ mất giấy tờ sẽ được giải quyết trong 30 ngày

Trường hợp tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Cơ quan đăng ký xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, cơ quan đăng ký xe phải gửi thông báo cho chủ xe và cơ quan đăng ký xe đã đăng ký cho xe đó; niêm yết công khai về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký của tổ chức, cá nhân tại trụ sở cơ quan đăng ký xe; tra cứu, xác minh tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe.

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe.

Thông tư 24: Được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời! - Ảnh 3.

Thay đổi của Thông tư 24 giúp đảm bảo quyền lợi của người dân mua xe qua nhiều đời chủ, xe mất giấy tờ

Thông tư 24 quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận văn bản của cơ quan đăng ký xe đề nghị xác minh, đơn vị quản lý dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký xe.

 

Một CSGT có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký xe nhìn nhận: “Thay đổi của Thông tư 24 giúp đảm bảo quyền lợi của người dân mua xe qua nhiều đời chủ, xe mất giấy tờ. Bên cạnh quyền lợi, người dân cũng bị chế tài về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe theo quy định để tránh việc chây ì không làm thủ tục mua bán”.

 

Trước đó, Thông tư 58 cho phép người dân được sang tên xe không có giấy tờ mua bán hoặc mất giấy tờ đến hết năm 2021, sau đó thì không giải quyết nữa.

Như vậy, từ 15.8.2023, người dân được sang tên chính chủ xe thiếu giấy tờ mua bán qua nhiều đời, kể cả xe mất giấy tờ.

Mức phạt không làm thủ tục đăng ký sang tên xe:

– Xe máy: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.

– Xe ô tô: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Từ ngày 1/1/2025: Tài xế lái xe quá 48 giờ/tuần sẽ bị ph::ạt nặng, nắm rõ để đảm bảo an toàn

0

Đây là quy định mới trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/6/2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Từ năm 2025, tài xế lái xe quá 48 giờ/tuần sẽ bị phạt

Căn cứ Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định mới về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ như sau:

– Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

– Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

Hiện hành, tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô như sau:

– Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

– Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định trênThời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày. (Ảnh minh họa)

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày. (Ảnh minh họa)

Như vậy, Luật mới đã bổ sung thời gian làm việc trong một tuần của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ. Khi đó, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt.

Theo Điều 23 và Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện quá thời gian quy định.

Lưu ý: Quy định này áp dụng với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.

Shipper không giao hàng tận nhà, cụ ông leo 6 tầng thang bộ xuống lấy thì đột quỵ qua đời, gia đình đòi bồi thường 1,7 tỷ đồng: Công ty chuyển phát khẳng định không làm sai!

0

Gia đình cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông lão là do shipper đã không thực hiện đúng yêu cầu giao hàng tận cửa nhà.

Ông Hy (tên nhân vật được thay đổi) 80 tuổi, sống cùng vợ trong một căn hộ nhỏ nằm trên tầng 6 của tòa chung cư cũ ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Vì là nhà ở xã hội và được xây cách đây hàng chục năm nên tòa nhà này không có cầu thang máy. Do đó, hai vợ chồng ông Hy chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như đi chợ, gặp gỡ bạn bè hay các dịp lễ tết.

Cho đến đầu tháng 12 năm 2021, vợ của ông Hy là bà Chương đi du lịch trở về nhà. Khi lên đến tầng 4, bà nhìn thấy chồng mình đang nằm bất tỉnh trên cầu thang với nhiều món đồ vương vãi bên cạnh. Bà Chương lập tức gọi cấp cứu và nhờ hàng xóm đưa chồng đến bệnh viện. Tuy nhiên, bác sĩ thông báo ông Hy đã qua đời vì đột quỵ.

Sau đó, gia đình nhờ ban quản lý trích xuất lại camera giám sát quanh khu nhà. Các đoạn phim cho thấy ông Hy đang ngồi xem TV thì nhận được một cuộc gọi giao hàng từ shipper. Sau đó, ông tự di chuyển xuống 6 tầng cầu thang để lấy hàng. Khi trở lại nhà, ông Hy có biểu hiện choáng váng, sau đó ngã nhào xuống đất. Vài tiếng sau, bà Chương trở về thì phát hiện chồng bị ngã ở bậc cầu thang.

Ông Hy đã tự mình di chuyển xuống 6 tầng cầu thang để lấy đơn hàng chuyển phát nhanh rồi quay lại. Ảnh minh họa.

Trước đó, ông Hy đã đặt một thùng bia nặng gần 11kg. Khi shipper giao hàng đến, thùng bia được bọc trong hộp bìa cát tông lớn, kích thước khoảng 50cmx20cm. Gia đình khẳng định trọng lượng của đơn hàng này vượt quá sức chịu đựng của ông lão. Chưa kể, ông còn phải đi bộ 6 tầng cầu thang xuống nhận hàng, sau đó lại leo 6 tầng nữa thì mới lên đến nhà. Ngoài ra, bà Chương cũng cho biết trên hóa đơn chuyển phát nhanh có ghi ‘‘sẽ giao hàng tận nhà’’ nhưng người chuyển phát nhanh lại không làm như vậy.

Gia đình cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Hy là do người shipper đã không thực hiện nghĩa vụ “giao hàng tận nhà” của mình. Sau cùng, gia đình ông lão yêu cầu công ty chuyển phát nhanh phải công khai xin lỗi về sự việc. Còn shipper phải bồi thường số tiền 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) cho mất mát về mặt tinh thần và chi phí tang lễ.

Liên quan đến cái chết đột ngột của ông Hy sau khi nhận đơn hàng chuyển phát nhanh, vài ngày sau, nhân viên bộ phận quan hệ công chúng của công ty vận chuyển đã có phát ngôn trả lời phóng viên tờ Beijing News. Sau quá trình xác minh bản ghi âm cuộc trò chuyện giữa shipper và ông Hy, họ cho biết shipper đã yêu cầu giao hàng tận cửa nhà nhưng ông lão lại đề xuất tự mình xuống lấy. Sau khi giao hàng cho khách và hoàn tất ký gửi, shipper mới rời đi. Điều này cho thấy shipper đã thực hiện đúng quy trình chuyển phát nhanh của công ty.

Công ty chuyển phát cho biết shipper đã thực hiện đúng quy trình giao hàng được quy định. Ảnh minh họa.

Phía công ty cũng cho biết, sau khi sự việc xảy ra, người phụ trách cơ sở liên quan đã thay mặt công ty gửi lời chia buồn tới gia đình ông Hy. Đồng thời, vào ngày gia đình báo cáo sự việc, công ty đã hợp tác và cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin liên quan để phục vụ cho quá trình điều tra.

Đối với khoản bồi thường 500.000 NDT mà gia đình ông Hy yêu cầu, phía công ty cho biết đây là tranh chấp dân sự và cần thông qua pháp luật. Đồng thời, họ tin rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết khách quan và chính xác nhất về sự việc. “Cho dù kết quả phán quyết của tòa án thế nào, thì công ty vẫn sẽ lên tiếng xin lỗi vì đã để xảy ra tình huống đáng tiếc như vậy . Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục hợp tác trong việc thu thập chứng cứ để thuận tiện cho việc đưa ra phán quyết của tòa án trong thời gian sớm nhất”.

Một thời gian sau đó, phía gia đình ông Hy đã đồng ý thỏa thuận với phía công ty chuyển phát và không yêu cầu bồi thường 500.000 NDT như trước.

Nguồn : https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/shipper-khong-giao-hang-tan-nha-cu-ong-leo-6-tang-thang-bo-xuong-lay-thi-dot-quy-qua-doi-gia-dinh-doi-boi-thuong-1-7-ty-dong-cong-ty-chuyen-phat-khang-dinh-khong-lam-sai-a493602.html

6 năm Đi XKLĐ tháng nào cũng gửi tiền đầy đủ cho bố mẹ, vừa để trả nợ, vừa để xây lại căn nhà. Một hôm bố mẹ gọi điện khoe đã mua được mảnh đất đẹp gần trung tâm xã, giá cả hợp lý. Tôi vui mừng vì ước mơ của mình đang dần thành hiện thực. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục gửi tiền về để xây nhà. Sau 6 năm tôi quyết định về nước thì mọi chuyện cũng phát sinh từ đây, bố mẹ không chịu sang tên ngồi nhà, đến khi tôi mời luật sự mới biết sự thật

0

Hải, một chàng trai sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông thôn nghèo khó, quyết định đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sau khi tốt nghiệp trung học. Với mong muốn cải thiện cuộc sống gia đình, anh không ngần ngại vay mượn để có chi phí sang Nhật Bản làm việc.

Những năm tháng đầu tiên nơi đất khách quê người thật không dễ dàng. Hải phải làm việc quần quật trong nhà máy, chịu đựng áp lực công việc và nỗi nhớ nhà da diết. Nhưng nghĩ đến mục tiêu của mình, Hải tự nhủ phải cố gắng hơn nữa. Mỗi tháng, anh đều gửi phần lớn tiền lương về cho bố mẹ, chỉ giữ lại một ít để sinh hoạt. Trong lá thư đầu tiên, Hải dặn dò bố mẹ dùng số tiền ấy để mua một mảnh đất ở quê, sau này anh về sẽ xây nhà.

Mọi chuyện dường như suôn sẻ. Bố mẹ Hải thường gọi điện khoe đã mua được mảnh đất đẹp gần trung tâm xã, giá cả hợp lý. Hải vui mừng vì ước mơ của mình đang dần thành hiện thực. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục gửi tiền về để xây nhà. Qua những tấm ảnh bố mẹ gửi, căn nhà hai tầng khang trang được hoàn thiện, khiến Hải càng thêm quyết tâm làm việc.

Sau bảy năm xa quê, Hải quyết định về nước. Anh dự tính sẽ ổn định cuộc sống, mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ và sống trong căn nhà mà mình đã dành dụm xây dựng. Nhưng ngày trở về không như anh mong đợi.

Hải phát hiện mảnh đất và căn nhà đều đứng tên bố mẹ anh. Khi Hải đề cập đến việc chuyển sang tên mình, bố mẹ anh lảng tránh. “Nhà này là của chung gia đình, có gì mà phải sang tên? Con cứ ở cùng bố mẹ là được rồi,” bố anh nói.

Hải cố gắng thuyết phục, giải thích rằng anh cần đứng tên để thuận lợi cho các kế hoạch kinh doanh sau này. Nhưng càng nói, bố mẹ càng tỏ ra khó chịu. “Con đừng nghĩ quá nhiều về chuyện giấy tờ. Bố mẹ nuôi con lớn, giờ con lại tính toán với bố mẹ thế sao?” mẹ anh trách móc.

Những lời nói ấy như gáo nước lạnh dội vào lòng Hải. Anh cảm thấy nỗ lực của mình suốt bảy năm qua dường như không được trân trọng. Hơn nữa, Hải lo ngại nếu không đứng tên, tài sản có thể bị sử dụng vào mục đích khác mà anh không hề hay biết. Sự bất đồng quan điểm giữa anh và bố mẹ ngày càng lớn, khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Một ngày, Hải tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và người chú họ. Hóa ra, mảnh đất này đã được thế chấp ngân hàng để bố mẹ anh vay tiền đầu tư kinh doanh từ vài năm trước. Việc kinh doanh thua lỗ khiến gia đình đang đứng trước nguy cơ mất nhà.

Hải cảm thấy bị phản bội. Anh quyết định đối diện trực tiếp với bố mẹ. Trước sự chất vấn của con trai, bố mẹ Hải đành thú nhận sự thật. Họ xin lỗi và mong anh thông cảm, nhưng lòng Hải ngổn ngang. Anh nhận ra, không chỉ có tình cảm gia đình mà cả niềm tin cũng bị thử thách.

Cuối cùng, Hải quyết định thuê luật sư để tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình. Dù đau lòng, nhưng anh biết rằng nếu không dứt khoát, công sức của mình sẽ đổ sông đổ bể. Câu chuyện này là một bài học quý giá không chỉ với Hải mà còn với nhiều người trẻ khác: khi giúp đỡ gia đình, hãy đặt ra những nguyên tắc rõ ràng để tránh những rạn nứt không đáng có.

Sau khi giải quyết ổn thỏa vấn đề pháp lý, Hải quyết định dành thời gian để tự mình xây dựng lại niềm tin và kết nối với gia đình. Anh tìm cách đối thoại với bố mẹ, chia sẻ những khó khăn, tổn thương và mong muốn của mình. Qua nhiều lần trò chuyện, cả hai bên dần hiểu nhau hơn. Hải nhận ra rằng dù có những sai lầm, bố mẹ anh cũng chỉ mong muốn điều tốt nhất cho gia đình. Họ cũng dần ủng hộ anh trong việc tự lập và quản lý tài sản.