Home Blog Page 11

Ngày cưới, bố tôi lên trao cho con gái 2 cây vàng. Chồng thấy tôi òa khóc thì quay sang “an ủi 1 câu”. Bố tôi nghe xong thì rút hết vàng lại rồi kéo tay tôi tuyên bố “Tôi không gả con gái nữa, họ nhà gái khẩn trương đi về”

0

Nghe bố nói mà tôi cũng muốn về cùng bố luôn nhưng vẫn kìm lại vì sợ cả 2 bên họ hàng bẽ mặt.

Tôi vừa tổ chức đám cưới ngày hôm qua sau 2 năm yêu nhau. Những tưởng đã hiểu hết về tính tình chồng mới cưới rồi nhưng sau sự việc trong đám cưới thì tôi mới biết mình đã nhầm.

Ban đầu mọi việc vẫn tốt đẹp. Tôi trang điểm xong thì ngồi đợi chú rể đến đón. Hơi quá giờ so với lúc bàn bạc một chút nhưng cũng có thể thông cảm được vì đường xa. Trên xe hoa, tôi thấy chồng có biểu hiện mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài, hơi thở thì toàn mùi rượu, biết là ngày vui nên phải uống và có lẽ không được ngủ đủ giấc nên tôi nhắc nhở anh lát nữa uống ít thôi. Tôi còn chuẩn bị trước một chai nước giải rượu để sẵn trong túi xách và bảo chồng uống cho tỉnh táo.

Quan tâm chu đáo như thế mà chồng lại sẵng giọng quát tôi: “Em im mồm đi, nói lắm thế không biết, đang nhức đầu mà cứ lảm nhảm bên cạnh”.

Nghe câu đó mà tôi ấm ức muốn ứa nước mắt nhưng sợ trôi lớp trang điểm nên phải cố kìm lại. Người tài xế nghe thấy, chắc cũng cảm thấy bất ngờ nên liếc mắt nhìn tôi qua gương chiếu hậu càng khiến tôi thêm xấu hổ. Tôi ngồi im không nói thêm câu gì cho tới khi xe hoa dừng lại.

Thấy thái độ của con rể trong đám cưới, bố liền bảo tôi xách váy cưới về cùng ông luôn - Ảnh 1.

Tôi không biết cuộc hôn nhân này liệu có lâu bền. (Ảnh minh họa)

Lúc MC đám cưới giới thiệu cô dâu chú rể lên làm lễ rót rượu mừng và cắt bánh, chồng tôi vừa ngáp vừa cầm chai rượu, anh mở nắp mãi không được nên bực bội định đập vỡ chai rượu thì MC nhanh nhẹn cầm mở giúp. Nhưng đến lúc nhà trai nhà gái lên trao vàng cưới, rồi bố tôi nói vài lời đại ý là gửi gắm con gái cho ông bà thông gia, hy vọng tôi sẽ được chồng yêu chiều, được bố mẹ chồng thương mà nhẹ nhàng bảo ban… Bố tôi có chút hơi men nên nói xong thì rớm nước mắt. Tôi cũng bật khóc nức nở theo. Thế là chồng bấm vào tay tôi đau điếng. Tôi quay sang thì anh trợn trừng mắt lên, bặm môi bảo: “Đừng có khóc, đừng có làm như lấy chồng là khổ lắm như thế”.

Tôi xúc động vì bố mình chứ có phải vì lo khổ sở gì đâu. Thế mà chồng không hiểu cảm xúc của vợ, lại nhẫn tâm nói những lời cay đắng. Bố tôi quay sang thấy thế thì cáu con rể nhưng ông chỉ im lặng.

Đến khi nhà gái ra về, bố bảo tôi: “Bố thấy thằng Tài không ổn đâu, thôi con xách váy về luôn với bố chứ sau này thế nào cũng khổ với nó. Trong ngày cưới mà nó còn đối xử với con như thế thì tương lai khuất mắt người ngoài, không biết nó hành con thế nào”.

Nghe bố nói mà tôi cũng muốn về cùng bố luôn nhưng vẫn kìm lại vì sợ cả 2 bên họ hàng bẽ mặt. Tôi không biết cuộc hôn nhân này liệu có lâu bền, tôi có nên thử thách chồng mới cưới thêm 1-2 năm rồi mới sinh con không? Để nếu không ổn thật thì ly hôn khi chưa có con cái cho đỡ khổ.

Năm vừa rồi có con nhỏ, mẹ chồng cáo ốm không chăm sóc được, mẹ tôi phải lặn lội lên thành phố suốt nửa năm chăm cháu mà chẳng đòi hỏi 1 đồng. Gần Tết, tôi l/é/n biếu bà 3 triệu để bà chi tiêu sắm sửa, ai ngờ bị chồng nhìn thấy. Anh ta nói vọng ra: “Tưởng bà chăm không công chứ lấy tiền ra người ngoài à”. Tối hôm đó, chồng họp gia đình bắt tôi “giải trình”, không ngờ tôi lại lấy ra tờ giấy khiến chồng t/á/i mặt xin tôi tha thứ

0

Sau những lời chồng thốt ra trước ánh mắt soi mói của cả nhà anh, tôi biết, cuộc hôn nhân của mình không nên tiếp tục nữa.

Cuộc đời tôi từng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, cả những vấp ngã và sự phản bội nhưng bị coi thường, khinh rẻ thì chưa. Khi tôi tưởng mình đang được sống trong một gia đình hạnh phúc, gia giáo thì một chuyện xảy ra khiến tôi ngã ngửa.

Người chồng tôi từng hết mực yêu thương hôm nay lại bộc lộ bản tính keo kiệt, quá quắt khiến tôi ê chề, nhục nhã.

4 năm lấy chồng thì tôi có gần 2 năm thất nghiệp. Ngày trước, so với anh, thu nhập của tôi hơn nhiều. Khi đó công việc của tôi ổn định, lương cao. Mẹ anh cũng vì thấy tôi xinh xắn, thu nhập tốt mà chấp nhận để anh lấy cô gái tỉnh lẻ như tôi làm vợ. Tôi biết bố mẹ anh chưa thực sự ưng mình nên suốt nhiều năm sống chung với nhà chồng, tôi luôn cố gắng.

Nhưng ở đời không ai biết trước được điều gì. Khi tôi sinh con, vì thời gian nghỉ thai sản khá lâu, con lại ốm đau nhiều nên công ty dần lấy đi những phần việc quan trọng của tôi. Cảm thấy công việc không tốt nữa, tôi quyết định nghỉ. Nhưng lúc kinh tế suy thoái, xin việc không đơn giản. Gia đình lại không có người chăm con nên tôi bàn với chồng ở nhà 1-2 năm để chăm sóc con cái chu đáo rồi đi làm lại. Chồng vui vẻ đồng ý.

Vợ lén biếu mẹ đẻ 3 triệu, chồng mời cả nhà ngồi nghe ‘giải trình’-1

Tôi đau khổ vì chồng keo kiệt, tính toán tiền nong với mẹ vợ. Ảnh minh họa: Sohu

Nhưng tôi không hề biết đó là quyết định sai lầm. Từ ngày tôi không đi làm, mẹ chồng khinh thường ra mặt. Bà luôn khen ngợi mấy cô con dâu nhà hàng xóm, cháu họ của người ta… giàu có trước mặt tôi. Mẹ chồng còn kể chuyện những cô người yêu cũ của chồng tôi ngày trước giờ nhà lầu, xe hơi thế nào.

Những lời nói đó cứ nhồi nhét vào đầu chồng tôi mỗi ngày khiến anh bắt đầu có suy nghĩ lệch lạc về vợ. Rồi anh cũng mang tâm lý so sánh vợ mình với vợ người khác. Anh còn tự ti mỗi lần dắt tôi ra ngoài ăn uống cùng công ty. Bởi khi người ta hỏi nghề nghiệp, tôi chỉ biết nói: “Em ở nhà chăm con thôi ạ”.

Chồng giận vì tôi không giữ sĩ diện cho anh. Anh kêu tôi bịa ra công việc nào oai oách một chút để nói nhưng tôi không làm được. Tôi vốn không thích dối trá, càng không thích sĩ diện hão. Vì không nghe lời chồng, tôi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn với anh.

Hôm trước mẹ đẻ tôi tiện đi khám bệnh nên tạt qua nhà chơi, thăm cháu. Tôi tưởng gia đình chồng sẽ tiếp đón chu đáo nhưng không ngờ, ai cũng lấy lý do bận để trốn tránh. Bố mẹ chồng bận đi ăn cưới còn chồng tôi thì bận việc công ty, buổi trưa mới tranh thủ về ngồi ăn cùng mâm.

Thấy nhà chồng tôi không nhiệt tình nên mẹ biết ý, chiều đó bắt xe về quê luôn. Tôi lo lắng cho mẹ nên biếu mẹ 3 triệu, gói ghém chút quà để mẹ mang về quê. Vậy mà tối hôm đó, chồng kêu tôi và bố mẹ chồng cùng ngồi lại để nói chuyện rõ ràng.

Anh buộc tội tôi không đi làm còn tự động tiêu tiền của anh vào những việc không chính đáng. Anh cho rằng việc tôi biếu mẹ không xin phép chồng là việc không thể chấp nhận được. Vì đó là tiền anh đưa cho tôi và cũng là khoản chi tiêu chung vợ chồng cần minh bạch.

Nghe chồng nói, tôi sôi máu, đứng dậy định bỏ lên phòng. Chồng cố tình gọi với lại rồi bảo tôi vô phép với bố mẹ chồng, yêu cầu tôi phải “giải trình”. Vì tất cả các khoản chi tiêu anh đều tính toán đủ và cũng đưa cho tôi đủ số tiền đó. Anh hỏi tôi, một là số tiền 3 triệu ấy lấy ở đâu ra, hai là nếu rút ở tiền chi tiêu gia đình thì sau lấy gì bù vào? Anh còn yêu cầu tôi sang tháng phải trừ đi 3 triệu đó, không được tính vào tiền sinh hoạt chung. Còn tôi làm cách nào là việc của tôi.

Lý do anh đưa ra nữa là tháng trước về quê, chúng tôi mới mua quà cáp và biếu xén bố mẹ vợ 2 triệu. Nên hôm nay tôi biếu thêm là vô lý.

Uất ức, tôi nói thẳng với chồng: “Bao năm nay, tôi cung phụng bố mẹ anh, chăm sóc cả cái nhà này. Nếu anh tính toán như vậy thì anh trả tiền lương giúp việc, nấu cơm, trông con cho tôi đi. Nếu tôi đi làm, những việc đó sẽ do mẹ anh làm, hoặc phải thuê giúp việc nên anh đừng quên tôi đã vất vả ra sao. Anh muốn tính toán với mẹ tôi 3 triệu thì tôi nói cho anh biết, từ nay, tiền điện nước trong nhà này chia đôi, tiền ăn cũng chia đôi cho bố mẹ anh”.

Tôi đứng phắt dậy bỏ lên tầng. Thực ra, chuyện hôm nay với tôi chỉ là giọt nước tràn ly. Tôi thực sự không chịu đựng được sự coi thường, khinh rẻ của chồng và gia đình anh. Không đi làm, không kiếm ra tiền không có nghĩa là tôi vô dụng. Nếu không có tôi, sợ rằng cả nhà anh cũng không có bữa cơm đàng hoàng.

Tôi vì gia đình, vì con mà hi sinh nhưng chồng nào có hiểu. Nghĩ lại tất cả, tôi thực sự cho rằng cuộc hôn nhân này không thể nào cứu vãn. Ly hôn chỉ là việc sớm muộn mà thôi.

Từ nay: Ô::m người trước điều khiển xe sẽ bị phạt 10 triệu, ai có thói quen này cần bỏ ngay

0

Theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, 10 hành vi vi phạm giao thông sau đây của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

1. Lạng lách, đánh võng, quẹt chân chống: Hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ, hoặc sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho chính người điều khiển và người tham gia giao thông khác.

2. Chạy quá tốc độ theo nhóm: Việc điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên mà chạy quá tốc độ quy định cũng bị xử phạt nặng, thể hiện sự thiếu ý thức và coi thường pháp luật

3. Gây tai nạn bỏ chạy: Gây tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất là hành vi vô trách nhiệm và sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Từ nay, đi xe máy vi phạm lỗi phổ biến này sẽ bị phạt tới 10 triệu, hầu như ai cũng mắc phải. Ảnh minh họa

Từ nay, đi xe máy vi phạm lỗi phổ biến này sẽ bị phạt tới 10 triệu, hầu như ai cũng mắc phải. Ảnh minh họa

4. Vi phạm nồng độ cồn: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở là một hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao.

5. Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn: Đây là một trong những lỗi phổ biến, đặc biệt là vào các buổi tối hoặc khi các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra. Việc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt tương đương với hành vi vi phạm nồng độ cồn.

6. Sử dụng chất ma túy: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng là vi phạm nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người khác7. Không chấp hành kiểm tra chất ma túy: Tương tự như việc không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, việc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ cũng bị xử lý nghiêm.

8. Ôm người trước điều khiển xe: Hành vi ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước, cũng là một lỗi vi phạm thường thấy và bị xử phạt nặng.

9. Gây cản trở giao thông theo đoàn: Việc điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, sẽ bị xử phạt để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.

10. Sử dụng còi, rú ga liên tục: Việc sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và cũng sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm. Điều này có nghĩa là, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt trong vòng 1 năm kể từ ngày vi phạm. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng các thiết bị nghiệp vụ cũng được giới hạn trong thời gian này. Nếu quá thời hạn trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt, các kết quả thu thập được sẽ không còn giá trị.

Đi làm về ,thấy con riêng của chồng đang nấu cơm mà tôi rơi nước mắt ! Tôi đi làm về sớm hơn chồng nên chứng kiến cảnh con trai vào bếp nấu ăn .Nhìn mâm cơm tuy đơn giản nhưng ấm áp ,tôi không khỏi cảm động …Khi tôi bước vào căn nhà nhỏ của mình hôm đó, ánh mắt tôi chợt dừng lại nơi căn bếp. Trước mắt tôi là một hình ảnh khiến tôi nghẹn ngào: thằng bé – con riêng của chồng tôi, đang loay hoay với đôi tay nhỏ bé nấu ăn. Dáng vẻ gầy guộc của cháu đứng bên bếp lửa, chăm chú lật miếng trứng trên chảo, khiến tôi như bị cuốn vào một cảm giác ấm áp lạ kỳ. Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi gặp thằng bé. Chồng tôi từng ly hôn, và cậu bé – con trai riêng của anh…Đọc tiếp tại bình luận

0

Khi tôi bước vào căn nhà nhỏ của mình hôm đó, ánh mắt tôi chợt dừng lại nơi căn bếp. Trước mắt tôi là một hình ảnh khiến tôi nghẹn ngào: thằng bé – con riêng của chồng tôi, đang loay hoay với đôi tay nhỏ bé nấu ăn. Dáng vẻ gầy guộc của cháu đứng bên bếp lửa, chăm chú lật miếng trứng trên chảo, khiến tôi như bị cuốn vào một cảm giác ấm áp lạ kỳ.

Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi gặp thằng bé. Chồng tôi từng ly hôn, và cậu bé – con trai riêng của anh, sống cùng mẹ ruột. Khi mẹ cháu chuẩn bị đi xuất khẩu lao động, chị ấy dẫn cháu đến gửi lại cho chúng tôi. Lúc đó, cháu đang học lớp 7. Ban đầu, tôi lo lắng, thậm chí trằn trọc mất ngủ nhiều đêm liền. Tôi không dám chắc mình có thể yêu thương một đứa trẻ không phải máu mủ ruột rà.

Đêm tái hôn, ngồi ngắm chồng mới và con trai riêng ôm nhau ngủ lăn lóc trên giường khiến mẹ đơn thân bật khóc

Nhưng từ giây phút đầu tiên thằng bé gọi tôi là “mẹ” thay vì “dì”, mọi bức tường trong lòng tôi dường như bị phá bỏ. Đó không phải là sự ràng buộc về danh xưng, mà là cách cháu nhìn tôi – ánh mắt chân thành, mong đợi, đầy hy vọng. Cháu nắm tay tôi, nói một cách rụt rè nhưng đầy quyết tâm:

Mẹ ơi, mẹ giúp con với nhé.

Tôi nghẹn ngào, không biết nói gì ngoài gật đầu.

Từ đó, cuộc sống của chúng tôi dần thay đổi. Cháu không chỉ gọi tôi là “mẹ” mà còn luôn cố gắng giúp tôi trong mọi việc. Cháu quét nhà, phơi quần áo, rửa bát – những công việc tôi nghĩ rằng một đứa trẻ ở tuổi cháu không cần làm. Mỗi khi tôi bảo cháu nghỉ ngơi, cháu lại cười và nói:

Con làm được mà mẹ, ở nhà con cũng giúp mẹ ruột như thế này.

Những lúc rảnh rỗi, cháu thường hỏi han tôi về em bé mà tôi đang mang trong bụng. Cháu hào hứng lên kế hoạch:

Khi em bé ra đời, con sẽ giúp mẹ chăm sóc em. Con sẽ chơi với em để mẹ không mệt nhé!

Câu nói của cháu khiến tôi vừa buồn cười vừa xúc động. Một đứa trẻ còn chưa đủ lớn đã sẵn lòng san sẻ gánh nặng với tôi, một người mẹ kế.

Tôi còn nhớ một buổi tối, khi cả nhà ngồi xem tivi, cháu đột nhiên hỏi:

Mẹ ơi, mẹ có buồn không khi phải chăm sóc con?

Tôi bất ngờ, đặt tay lên vai cháu và đáp:

Mẹ không buồn, vì mẹ yêu con.

Ánh mắt cháu sáng lên, nhưng tôi cũng nhận ra chút u buồn ẩn giấu trong đó.

Ngày hôm đó, khi tôi thấy cháu loay hoay trong bếp, tôi đã thực sự rơi nước mắt. Cháu không chỉ nấu ăn mà còn pha nước cam cho tôi, bảo tôi ngồi nghỉ. Mâm cơm đơn giản với cá kho, rau luộc và đĩa trứng chiên, nhưng sao tôi lại cảm thấy nó quý giá hơn bất kỳ mâm cỗ nào.

Trong bữa cơm, cháu kể rằng ở trường có bạn bè hỏi về mẹ kế. Cháu chỉ cười và nói:

Mẹ mình rất tốt.

Những lời nói ấy khiến tôi xúc động mãnh liệt.

Từ một người mẹ kế đầy hoài nghi và lo lắng, tôi đã dần trở thành người mẹ thực thụ của cháu. Tôi không biết liệu tình yêu thương tôi dành cho cháu có đủ để bù đắp cho những thiệt thòi mà cháu đã trải qua hay không, nhưng tôi tin rằng chỉ cần tôi hết lòng yêu thương, cháu sẽ cảm nhận được.

Đôi khi, tôi nghĩ về tương lai, khi cháu lớn lên và bước ra khỏi vòng tay của tôi. Dù thế nào đi nữa, tôi luôn biết rằng mình đã may mắn khi có cháu trong đời.

Câu chuyện của chúng tôi là minh chứng rằng tình yêu không chỉ tồn tại giữa những người có cùng dòng máu, mà còn có thể được xây dựng qua sự chân thành, lòng tin và những hành động nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa.

Là dâu trưởng không có tiếng nói nhưng việc gì cũng đến tay. Một năm nhà chồng 14 cái giỗ, thêm đoạn 3 ngày Tết đều phải làm cơm cúng các cụ khiến tôi cho/á/ng v/á/ng. Năm nay, tôi lấy hết can đảm đứng trước họ hàng nhà chồng, tuyên bố từ năm sau sẽ gộp 14 giỗ làm một, đồng thời cơm cúng ngày Tết làm đơn giản, gọn nhẹ. Vừa dứt lời, ông chú bên nội đ/ậ/p bàn qu/á/t lớn: “Loại dâu h/ỗ/n hào, người lớn còn đang sống sờ sờ mà dám quyết việc tày đình thế”. Tôi c/a/y mũi chạy vào đưa ra 1 tờ giấy cho xem, ai nhìn cũng ngượng nghịu rồi l/ủ.i về gần hết

0

Tôi là dâu trưởng không có tiếng nói nhưng việc gì cũng đến tay.

Vợ chồng tôi làm công nhân, thu nhập chỉ đủ nuôi con, mỗi tháng dư được vài triệu đủ tiết kiệm phòng lúc ốm đau. Biết hoàn cảnh chúng tôi khó khăn, khi còn sống bố mẹ bù trừ cho gia đình tôi rất nhiều.

Ngày đó bố mẹ chồng đều có lương hưu và khá cao, bố chồng tôi là con trưởng trong họ, từ giỗ nhỏ đến lớn đều ông đứng ra lo liệu hết. Mỗi khi có giỗ, ông bà không lấy tiền của anh em con cháu, mọi người chỉ việc mang trái cây hay bánh đến cúng là được.

Vợ chồng tôi bận rộn kiếm tiền, những khi có giỗ chạp vào ngày thường thì không tham gia được, chỉ có ngày chủ nhật mới ở nhà. Mẹ chồng tôi rất tâm lý, mỗi khi ai chê trách chúng tôi chỉ lo kiếm tiền, không chịu ở nhà làm cỗ giỗ thì bà ra sức bênh vực các con.

Sau khi bố mẹ chồng mất cả, chồng tôi trở thành con trai trưởng của cả họ và gánh vác tất cả công việc. Mỗi khi trong họ có ai mất là chồng tôi phải nghỉ 2 buổi làm để lo toan cho tròn trách nhiệm làm trưởng, như thế là tháng đó anh sẽ mất 500 nghìn tiền chuyên cần.

Vấn đề tôi đang bức xúc nhất hiện tại là 3 năm nay, vợ chồng tôi phải thay bố mẹ gánh vác 9 cái giỗ trong họ. Đầu tiên là giỗ tổ, kỵ ông kỵ bà, cụ ông cụ bà, ông bà nội, 2 bà cô tổ. Tôi chưa dám tính giỗ bố mẹ chồng vào đó, vì đây thuộc về vấn đề gia đình, chúng tôi phải có trách nhiệm. Chồng tôi giữ từ đường, hương khói đầu và giữa tháng, tiền mua trái cây bánh cúng là tiền túi của chúng tôi.

Những năm qua, vợ chồng tôi cố gắng rất nhiều nhưng chưa bao giờ được anh em trong họ khen ngợi một câu mà toàn thấy chê trách. Lúc thì họ chê việc ăn uống bèo bọt, nhìn không thể nuốt được. Khi thì nói tôi khó tính hay sai bảo những người lớn tuổi trong họ làm việc này việc kia.

 

Tôi muốn gộp 9 cái giỗ làm 1 nhưng cả họ phản đối, tôi nói 1 câu khiến mọi người lặng lẽ ra về- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hôm chủ nhật vừa rồi, sau khi giỗ cụ cố nội xong xuôi, mọi người ngồi quây quần nói chuyện, tôi đứng lên bàn về chuyện gộp 9 cái giỗ thành 1 cái giỗ thật lớn có đông đủ con cháu chắt tham gia và mọi người góp tiền thuê người làm cỗ.

Tôi chưa nói hết câu, ông chú cùng vai vế với bố mẹ chồng tôi đập bàn mạnh và quát:

“Chị làm dâu trong họ có quyền gì mà lên tiếng, giỗ nào ra giỗ đấy, gộp các giỗ vào còn ra thể thống gì. Vợ chồng chị không làm được thì để chúng tôi làm”.

Nghe đến đây, tôi bức xúc kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng làm cỗ, ăn uống xong mọi người chỉ rửa qua loa bát cho xong còn không cần biết bẩn hay sạch. Lần nào tôi cũng phải rửa lại hết bát đũa vì còn toàn dầu mỡ để lâu đồ hỏng hết. Dọn dẹp lau chùi nhà bếp nữa cũng mất cả buổi chiều.

Mọi người đến chỉ mang mỗi người gói bánh hay túi trái cây rẻ tiền, còn chúng tôi phải bỏ tiền ra làm cỗ và tốn mất 1 ngày công. Mấy năm nay, vợ chồng tôi đi làm không có tiền chuyên cần chỉ vì phải nghỉ ở nhà làm cỗ giỗ. Tôi nói nếu ai chịu đảm nhận 9 cái giỗ này thì chúng tôi nhường ngay.

Lời tôi vừa dứt thì một người trong họ nói có việc bận ra về và những người khác cũng vội vã đi theo. Người chú to tiếng mắng tôi bị vợ kéo về, không dám phản đối gì nữa. Tôi thật sự bế tắc, không biết phải làm sao đây?

Lời hối hận muộn màng của bố vợ và con rể đ:.á:nh tài xế GrabBike: ‘Tôi cảm thấy xấ:.u h:.ổ và giờ không được ăn Tết với gia đình’

0

Bố vợ và con rể cầm gậy sắt đánh xe ôm công nghệ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng.

Ngày 21/1/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Lời hối hận muộn màng của bố vợ và con rể đánh tài xế GrabBike: ‘Tôi cảm thấy xấu hổ và giờ không được ăn Tết với gia đình'”. Nội dung cụ thể như sau:

Liên quan đến vụ việc bố vợ và con rể cầm gậy sắt đánh xe ôm công nghệ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, theo thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Tiến Thịnh (33 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) và Thái Hoàng Phương (57 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) về tội gây rối trật tự công cộng.

Nạn nhân bị hành hung trong vụ án nói trên là anh H.T.M (24 tuổi, quê Bình Thuận), tài xế xe ôm công nghệ GrabBike.

Người đi đường can ngăn nhưng người này vẫn lao đến tìm tài xế xe ôm để đánh. Ảnh: Công an nhân dân.

Theo thông tin trên báo Vietnamnet, tại cơ quan điều tra, bước đầu cha con Thịnh và Phương thừa nhận hành vi. Cả 2 khai, do đường ùn tắc bị ức chế tâm lý, lúc này thấy xe của anh M. lưu thông sang phần đường ngược chiều nên càng bực tức, nóng giận không kiềm chế được đã hành xử như thế. Cả 2 tỏ ra ăn năn, hối hận và mong cơ quan pháp luật khoan hồng, cho cơ hội sửa sai.

Là người cầm cây kim loại đánh vào đầu anh M. giờ bị pháp luật xử lý, Thịnh nói: “Tôi cảm thấy xấu hổ và giờ tôi không được ăn Tết cùng với người thân và gia đình”.

Ông Phương cũng bày tỏ sự ăn năn: “Tôi hối hận vô cùng và cảm thấy xấu hổ với gia đình, xã hội vì hành động nông nổi của bản thân. Tôi không được về nhà ăn Tết cùng với gia đình. Tôi mong được tha thứ”.

Trước đó, khoảng 22h30 tối 11/1 do ùn tắc giao thông nên trong quá trình lưu thông từ hướng cầu Kinh về đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, M. điều khiển xe gắn máy lấn sang phần đường ngược chiều để di chuyển. Do đó, anh M. phát sinh mâu thuẫn, cự cãi với Thịnh – là tài xế điều khiển ô tô đi ở phần đường ngược chiều, chở trên xe là ông Phương, cha vợ.

Khi giải quyết mâu thuẫn, cha con Thịnh đã sử dụng 1 cây gậy kim loại tấn công, đuổi đánh anh M. Người dân can ngăn, 2 người mới lên xe bỏ đi.

Nhận tin báo, công an quận Bình Thạnh đã truy xét và qua hôm sau bắt giữ khẩn cấp 2 người này.

Trước đó, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bố vợ và con rể hối tiếc vì đánh người do mâu thuẫn giao thông”. Nội dung như sau:

Ngày 13/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ đối với ông Thái Hoàng Phương (SN 1968, ngụ quận Bình Thạnh), Trần Tiến Thịnh (SN 1992, ngụ TP Thủ Đức, con rể ông Phương) để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý gây thương tích”.

Clip 2 cha con ông Phương hối hận vì đánh người do mâu thuẫn giao thông. Clip: Hoàng Thuận.

Ông Phương và Thịnh là người đã có hành vi rượt đuổi, đánh đập thanh niên đi xe máy trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân phẫn nộ.

Sự việc xảy ra vào khuya 11/1 trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh), nạn nhân là anh H.T.M. (sinh năm 2001, quê Bình Thuận).

Cơ quan công an tống đạt các quyết định đối với ông Phương. Ảnh: Công an cung cấp.

Sau khi clip lan truyền trên mạng xã hội, Công an quận Bình Thạnh đã khẩn trương điều tra và đưa bố con ông Phương về trụ sở để làm việc. Qua đấu tranh, cả 2 đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và bày tỏ ăn năn, hối hận về hành vi của bản thân.

“Tôi hối hận vô cùng và cảm thấy xấu hổ với gia đình, xã hội vì hành động nông nổi của bản thân. Tôi không được về nhà ăn Tết cùng với gia đình. Tôi mong được tha thứ”, ông Phương ăn năn.

Trong khi đó, ông Thịnh cho hay cũng cảm thấy ân hận vì hành động nóng giận, thiếu kiềm chế khi cầm cây kim loại đánh vào đầu anh M. nên bị pháp luật xử lý. “Tôi cảm thấy xấu hổ và giờ tôi không được ăn Tết cùng với người thân và gia đình”, ông Thịnh bày tỏ.

Thịnh (khoanh tròn đỏ) và ông Phương (người mặc áo trắng) chửi mắng anh M. (người ngồi trên xe máy. Ảnh cắt từ clip.

Trước đó vào lúc 22h30 ngày 11/1, do ùn tắc nên trong quá trình lưu thông từ hướng cầu Kinh về đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh), anh M. đã điều khiển xe máy lấn sang phần đường ngược chiều để di chuyển và xảy ra mâu thuẫn với Thịnh đang điều khiển ô tô, chở theo ông Phương ở phần đường ngược chiều.

Ông Phương và Thịnh đã sử dụng 1 cây gậy kim loại tấn công, đuổi đánh anh M..

Hai bố con ông Phương tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp.

Sau khi được mọi người can ngăn, Thịnh và ông Phương lên xe bỏ đi. Anh M. đã đến Công an phường 25 (quận Bình Thạnh) trình báo.

Vào cuộc điều tra, Công an quận Bình Thạnh khẩn trương truy xét, xác định và mời làm việc tất cả các đối tượng liên quan.

Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý.

271 chủ xe có biển số sau đến công an để xử lý phạt nguội

0

Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc công khai 271 trường hợp bị phạt nguội từ ngày 1.1.2025 – 20.1.2025.

Chỉ phạt mạnh vượt đèn đỏ là chưa đủ vẫn bị tắc đường, cần tăng thêm 1 lỗi nữa để giảm tắc đường

0

Phạt mạnh với người vượt đèn đỏ khiến tài xế dừng sớm, nhưng rất nhiều người bằng mọi cách vẫn vào ngã tư dù phía trước đang chật cứng.

Nghị định 168/2024 về phạt vi phạm luật giao thông đường bộ đã thay đổi ý thức của người tham gia giao thông rất nhiều, khi họ biết sợ mà dừng xe trước vạch, không vượt đèn đỏ nữa. Nhưng vẫn còn một hiện tượng mà chúng ta có thể gặp khi bị ùn tắc cục bộ, đó là thế “cài răng lược”.

Một xe máy vượt đèn để lao vào ngã tư khi các phương tiện khác đã di chuyển. Ảnh: Giang Huy

Tắc cài răng lược tại ngã tư hiểu nôm na là xe từ bốn hướng cùng là vào nhau, và đầu xe này tiến thẳng vào giữa thân xe kia. Tình huống này khiến không xe nào có thể đi tiếp. Cứ như vậy, những lớp phương tiện khác lại tiếp tục lao vào ngã tư và làm tình trạng càng thêm trầm trọng.

Thông thường, luật các nước quy định không được làm ùn tắc ngã tư, tức là dù đèn đang xanh, tài xế cũng không được lao vào, với biển báo “Do not block intersection”. Một lần tôi đi Singapore, anh bạn lái xe chở tôi, phía trước còn tới 15 giây đèn đỏ, nhưng anh ta vẫn không đi vào ngã tư, vì phía trước đã tắc dài rồi. Anh nói nếu đi vào, camera ghi hình hoặc cảnh sát bắt được sẽ phạt.

Ở Việt Nam không có luật này, chỉ có vạch mắt võng với ý nghĩa “không được dừng xe trong vùng có vạch mắt võng”. Tuy vậy, loại vạch này tôi thấy hay xuất hiện ở những ngã tư cỡ lớn, đường quốc lộ, trong khi ở thành phố gần như không thấy bao giờ. Nếu phạt, đây cũng chỉ là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

Vì vậy, theo tôi để giải quyết tình trạng ách tắc cục bộ, cài răng lược tại các ngã tư, luật cũng cần nâng cả mức phạt những tài xế cố tình đi vào ngã tư khi phía trước đang tắc, chôn chân tại chỗ.

Độc giả Quang Hà

Không đăng ký biển số định danh bị phạt bao nhiêu tiền? Nếu từ bây giờ đi đăng ký sẽ được hưởng 3 quyền lợi này

0

Từ tháng 1/2025, người dân đi đăng ký biển số xe định danh được hưởng 3 quyền lợi này, ai cũng nên biết.

Biển số xe định danh là gì?

Biển số xe định danh là loại biển 5 số theo quy định của nước Việt Nam cung cấp cho người dân khi muốn sở hữu phương tiện giao thông là xe máy, xe mô tô, xe ô tô….Nếu như trước đây cơ quan nhà nước quản lý xe theo Đăng ký xe, khi người dân bán xe thì sẽ bán luôn cả biển số xe. Nhưng từ nay người dân khi bán xe sẽ giữ lại biển số. Và biển số này được quản lý theo mã định danh thông qua Căn cước của người dân.

Không đăng ký biển số định danh có bị phạt không?

Theo Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA, các xe đã đăng ký biển số loại 03 số, 04 số hoặc biển 05 số mà chưa làm thủ tục thu hồi thì không bắt buộc phải đổi biển số mới để được định danh. Các xe này vẫn được tiếp tục tham giao thông.

Xe đã đăng ký biển 05 số được định danh mặc định, còn xe loại 03 số, 04 số thì chỉ phải đổi biển số định danh nếu chủ xe có nhu cầu hoặc khi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, cấp lại biển số xe hoặc đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Do đó, xe đã đăng ký, được cấp biển số trước ngày 15/8/2023 không đổi biển số định danh sẽ không bị phạt.

Tuy nhiên, với các trường hợp chuyển quyền sở hữu xe thì cả chủ cũ và chủ mới đều phải nghiêm túc thực hiện các thủ tục đăng ký xe để được cấp biển số định danh.

Theo điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ cũ phải làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số xe trong thời hạn 30 ngày, sau đó chủ mới phải tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe để được cấp biển số định danh.

đi đăng ký biển số xe định danh, đăng ký xe định danh, kiến thức

Nếu không đăng ký biển số định danh theo quy định mới khi chuyển quyền sở hữu xe, cả chủ cũ và chủ mới đều bị phạt (Ảnh minh họa)

Mức phạt được quy định như sau:

– Chủ cũ bị phạt lỗi không làm thủ tục thu hồi:

Xe máy: Phạt từ 800.000 – 02 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 – 04 triệu đồng đối với tổ chức (theo điểm e khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ô tô: Phạt từ 02 – 04 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 – 08 triệu đồng đối với tổ chức (theo điểm c khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Chủ mới bị lỗi không đăng ký sang tên xe:

Xe máy: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng với tổ chức (theo điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ô tô: Phạt từ 02 – 04 triệu đồng với cá nhân, từ 04 – 08 triệu đồng với tổ chức (theo điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Người dân được hưởng lợi gì khi đăng ký biển số xe định danh?

Đăng ký biển số định danh để không bỏ qua 3 quyền lợi

Với các trường hợp được nêu tại mục 1, chủ xe không buộc phải đi đăng ký đăng ký biển số định danh nhưng nếu không đăng ký biển định danh, chủ xe sẽ bỏ lỡ 03 quyền lợi đáng chú ý sau đây:

đi đăng ký biển số xe định danh, đăng ký xe định danh, kiến thức

(Ảnh minh họa)

(1) Được cấp biển số mới thay thế biển số cũ.

Khi đăng ký làm biển số định danh, biển số cũ sẽ bị thu hồi, chủ xe được cấp biển số mới. Lúc này, nếu may mắn, chủ xe có thể bấm chọn cho mình biển số đẹp, hợp phong thủy hơn số biển số cũ đang sở hữu.

(2) Sau khi có được biển số định danh, chủ xe bán xe được giữ lại biển số xe để đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình (theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA).

Thời gian được giữ biển số cũ là 05 năm kể từ thời điểm bị cơ quan đăng ký xe thu hồi giấy đăng ký, biển số xe.

(3) Khi chủ xe là tổ chức chuyển trụ sở, chủ xe là cá nhân chuyển nơi cư trú từ từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại số biển số định danh (theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA).

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe di chuyển nguyên chủ chỉ phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, không cần nộp biển số định danh.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

MỚI NHẤT: Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm Sổ đỏ đất thừa kế 2025, ai cũng làm được

0

2 hình thức thừa kế quyền sử dụng đất

Hiện nay, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo 2 hình thức, gồm: di chúc và pháp luật.

Trong đó, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc có văn bản, hoặc di chúc bằng miệng có người làm chứng.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế năm 2024

Trường hợp thừa kế theo pháp luật là khi người có quyền sử dụng đất mất đi mà không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp; hoặc người thừa kế theo di chúc mất trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc…

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất thừa kế

Hồ sơ cấp sổ đỏ đối với đất thừa kế, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (giấy tờ về thừa kế).

– Trường hợp sử dụng đất do nhận thừa kế trước ngày 1.7.2014 khi nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ, cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người thừa kế nộp văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, như: di chúc, văn bản khai nhận di sản (theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Đồ hoạ: Minh HuyNgười dân cần nắm rõ hồ sơ, giấy tờ để xin làm sổ đỏ thừa kế đất nhanh nhất. Đồ hoạ: Minh Huy

Thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ đất thừa kế

Bước 1: Người nhận thừa kế nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất thừa kế tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

Người làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất thừa kế sau khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng  đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

Sau đó, người dân giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận sổ đỏ.

Bước 4: Trả kết quả.

Thời gian trả kết quả không quá 30 ngày kể từ khi ngận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.