Home Blog

Tôi là con út, may mắn nhất, lấy chồng giàu có và được gia đình nội quý mến. Thương bố mẹ khó khăn, tháng nào tôi cũng biếu 5 triệu để ông bà chi tiêu sinh hoạt. Mẹ thường nói câu đau lòng: “Con gái thì biếu tiền, con trai thì bòn rút”. Quả thực, những lúc gia đình các anh thiếu tiền, thường xuyên qua vay bố mẹ, nếu bà đòi thì trả, còn không đòi thì chịu mất. Thấy ngoi nhà bố mẹ đang ở lụp xụp, tôi và chồng quyết định xây nhà tặng cho ông bà ngoại để Tết này được sống trong ngôi nhà khang trang. Thế mà thay vì mừng, nhiều người họ hàng, thậm chí 2 người anh trai, chị dâu của tôi còn xì xào nói rằng tôi dựa hơi nhà chồng giàu nên mới có tiền biếu bố mẹ xây nhà to đẹp. Còn với năng lực của tôi, tiền làm ra đắp vào thân chưa đủ. Khi câu nói đó đến tai chồng tôi, anh ấy liền đứng dậy, chỉ tay vào mặt họ và nói…. ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Những lời chồng nói ra trước họ hàng nhà vợ làm tôi hạnh phúc và tự hào về anh ấy vô cùng.

Trong 3 anh em, tôi là cô em gái may mắn nhất, lấy chồng giàu có và được gia đình nội quý mến. Còn 2 người anh trai tôi, cuộc sống lam lũ vất vả, tiền anh chị kiếm được chỉ đủ nuôi các cháu. Chính vì không có tiền nên các anh chị không quan tâm đến bố mẹ.

2 anh trai sống bên cạnh nhà của bố mẹ tôi đều gửi con cho ông bà chăm sóc. Mẹ tôi đang đi rửa bát thuê trên phố phải nghỉ việc để trông coi các cháu.

Những lúc gia đình các anh thiếu tiền thường xuyên qua vay bố mẹ, nếu bà đòi thì trả, còn không đòi thì chịu mất. Ông bà vất vả vì con cháu, vậy mà mỗi năm anh chị chỉ biếu được hộp bánh vào mỗi dịp Tết về.

Thương bố mẹ khó khăn, tháng nào tôi cũng biếu 5 triệu để ông bà chi tiêu sinh hoạt. Mẹ thường nói câu đau lòng: “Con gái thì biếu tiền, con trai thì bòn rút”.

Mỗi lần về quê, nhìn thấy ngôi nhà của bố mẹ thấp bé lụp xụp, công trình phụ tạm bợ mà tôi chán nản. Tôi bàn với các anh xây lại nhà cho ông bà nhưng ai cũng nói đang chạy ăn từng bữa. 2 anh bảo tôi nhà chồng có điều kiện, xin họ ít tiền xây nhà cho ông bà ngoại.

Báo hiếu bố mẹ khi còn đang sống, chứ đợi ông bà mất rồi làm mâm cơm cỗ đầy, đốt nhà lầu xe hơi bằng giấy thì chẳng có ý nghĩa gì. Tôi quyết định bàn với chồng chuyện xây nhà tặng cho ông bà ngoại để Tết này được sống trong ngôi nhà khang trang.

Xây nhà tặng bố mẹ đón Tết, tôi bị mang tiếng dựa hơi nhà chồng, câu đáp trả của chồng làm tôi sững sờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi bàn tính, tôi và chồng mỗi người bỏ ra 500 triệu biếu ông bà. Ngôi nhà được xây dựng từ đầu năm và hiện tại đã xong hết. Hôm chủ nhật vừa rồi là mừng nhà mới, bố mẹ tôi làm 10 mâm cỗ mời anh em họ hàng đến chung vui.

Trong lúc ăn uống nhiều người xì xào nói rằng tôi dựa hơi nhà chồng giàu nên mới có tiền biếu bố mẹ xây nhà to đẹp. Còn với năng lực của tôi, tiền làm ra đắp vào thân chưa đủ.

Khi câu nói đó đến tai chồng tôi, anh ấy liền đứng dậy đính chính ngay. Anh khen tôi không những là dâu hiền vợ đảm mà còn giỏi kiếm tiền. Toàn bộ chi phí xây nhà là do tôi bỏ ra hết, nhà chồng không giúp được gì.

Những lời chồng nói làm tôi rất cảm động và hạnh phúc. Còn mọi người không ai dám mở miệng chê trách tôi nữa.

Khi chỉ còn 2 vợ chồng, tôi nói là chồng cũng góp một nửa số tiền xây nhà cho bố mẹ, tại sao anh lại không nói ra? Anh bảo bản thân lấy được vợ tốt mà chưa biếu bố mẹ được gì. Lần này bỏ chút tiền xây nhà cho ông bà có đáng là gì so với công lao tôi sinh cho anh những đứa con đáng yêu. Thế nên tiền của chồng cũng là của vợ.

Chồng làm gì cũng nghĩ cho vợ, tôi không biết đáp trả lại tấm lòng của anh thế nào nữa?

Vì sao năm Ất tỵ 2025 được gọi là năm ‘rắn hai đầu’: Ý nghĩa vô cùng đặc biệt

0

Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống Pháo luật ngày 15/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Những điều đặc biệt “có một không hai” chỉ có trong năm Ất Tỵ 2025″. Nội dung cụ thể như sau:

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu

Theo tờ Lao động Thủ đô, theo lịch âm, năm 2025 là năm Ất Tỵ, tức năm con Rắn. Năm nay nhuận tháng 6 âm lịch, khiến năm Ất Tỵ dài hơn bình thường. Hơn nữa, năm Ất Tỵ 2025 cũng 2 lần đón tiết Lập xuân:

– Lần thứ nhất vào đầu năm: ngày 3/2/2025 dương lịch, tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

– Lần thứ hai vào cuối năm: ngày 4/2/2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng Chạp năm Ất Tỵ.

Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập Xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ 2025 có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu là vì vậy.

hình ảnh

Năm Ất Tỵ 2025 là ‘năm rắn hai đầu’ và ý nghĩa đặc biệt của nó

Ý nghĩa hình tượng rắn hai đầu trong truyền thuyết dân gian được nhiều người lưu truyền. Năm con rắn hai đầu là biểu tượng cho sự chung sống của hy vọng và thử thách, nhắc nhở chúng ta rằng dù gặp phải khó khăn nào trong cuộc sống, chỉ cần trong tim có ánh sáng thì bóng tối đều có thể bị xua tan. Cũng giống như cây tre huyền thoại, mỗi người đều có thể hóa thân thành rắn hai đầu trên sân khấu của chính cuộc đời mình, dũng cảm đối mặt với giông bão của tương lai và theo đuổi ánh sáng trong ước mơ của mình.

Trong Năm Rắn hai đầu sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ huyền thoại này, khơi dậy lòng dũng cảm và trí tuệ trong trái tim mình, chào đón một chương mới và khám phá tương lai tươi sáng của chính mình. Dù gặp phải thử thách nào, bạn cũng phải đón nhận những khả năng của cuộc sống với thái độ của con rắn hai đầu.

hình ảnh

Năm âm lịch Ất Tỵ 2025 siêu dài có đến 384 ngày

Nếu để ý trong lịch năm mới bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29/1/2025 đến ngày 16/2/2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.

Nếu lật giở cuốn lịch đến tháng 6 âm lịch, chúng ta sẽ thấy có tới hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25/6 – 24/7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25/7 – 22/8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.

Về điều này, chía sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết Âm lịch có cơ sở là chu kỳ pha của Mặt Trăng – mỗi chu kỳ pha đó được gọi là một tuần Trăng, hay như chúng ta vẫn gọi quen thuộc là một tháng Âm lịch. Độ dài trung bình của một tháng Âm lịch là 29,53 ngày, và do đó độ dài của 12 tháng chỉ là 354 hoặc 355 ngày.

Chuyên gia lý giải: “Cứ khoảng 3 năm thì độ lệch giữa hai hệ thống lịch Âm và Dương sẽ dài thêm 1 tháng, việc đó gây phiền toái cho lịch sinh hoạt của những nơi vẫn sử dụng Âm lịch như Việt Nam, đồng thời ngày tháng trong Âm lịch không còn phản ánh đúng chu kỳ thời tiết”.

Vì lý do đó mà cứ 3 năm chúng ta lại có thêm một tháng được bổ sung vào Âm lịch. Những năm như thế có 13 tháng và được gọi là năm nhuận Âm lịch. Năm Ất Tỵ tới đây là một năm như vậy. Vì có tới 13 tháng nên thay vì 354 ngày thì năm Ất Tỵ kéo dài tới 384 ngày.

Chuyên gia cũng khẳng định điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, vấn đề nông nghiệp hay thời tiết, khí hậu trong năm 2025.

“Âm lịch không được coi là công cụ thích hợp cho việc dự đoán thời tiết, vì vậy việc Âm lịch có thêm một tháng không phản ánh sự biến động thời tiết. Đối với sinh hoạt của người dân, những người sinh sống ở thành phố hoặc làm việc theo lịch hành chính nói chung không gặp bất cứ ảnh hưởng nào.

Còn với hoạt động nông nghiệp, việc đón Tết muộn sẽ khiến người nông dân cần điều chỉnh lại một số thời điểm, chẳng hạn như việc cấy lúa thường diễn ra trong khoảng từ tháng 1 tới đầu tháng 2 Dương lịch nên việc nghỉ đón Tết vào thời điểm nào sẽ quyết định sự sai khác trong thời điểm gieo mạ và cấy lúa, tuy nhiên sự sai khác này không có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả khi thu hoạch”, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.

Ở góc nhìn khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất khi một năm Âm lịch có 13 tháng là trẻ nhỏ phải chờ đợi dịp nghỉ Tết lâu hơn và ngược lại, người lớn lại “thở phào” vì làm được nhiều việc trước khi phải dốc ví cho việc mua sắm cuối năm.

hình ảnh

Khởi đầu chuỗi 8 năm không có ngày 30 Tết

Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ không có 30 Tết vì tháng Chạp năm Giáp Thìn chỉ có 29 ngày. Điều thú vị là từ đó cho đến Tết Nhâm Tý 2023 – 8 năm liền – chúng ta đón giao thừa sau khi ngày 29 Tết kết thúc. Phải đến Tết Nguyên đán Quý Sửu 2033, chúng ta mới gặp lại ngày 30 Tết.

Chu kỳ 8 năm không có ngày 30 Tết xảy ra do sự trùng khớp giữa chu kỳ đối lệch (đặt thêm tháng nhuận trong mỗi 2-3 năm) và chu kỳ quay của Mặt Trăng. Hiểu đơn giản rằng, trong khoảng thời gian này, không có năm nhuận rơi vào tháng Chạp, dẫn đến chu kỳ ngắn ngày liên tục.

Chu kỳ “thiếu ngày 30 Tết” gần nhất từng xảy ra là giai đoạn từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020). Những năm này đều không có tháng Chạp đủ.

Khái niệm tương tự đã được nhà thiên văn học Meton (người Hy Lạp) biết đến và giới thiệu vào khoảng năm 432 TCN, và ứng dụng để tính toán ngày lễ Phục Sinh. Người đời sau gọi đây là Chu kỳ Meton.

Năm nay, người dân trên cả nước được nghỉ Tết 9 ngày, bắt đầu từ 25/1 đến 2/2 (ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng 1 năm Ất Tỵ). Dù nghỉ từ 26 Tết nhưng tháng Chạp chỉ có 29 ngày khiến nhiều người có cảm giác thời gian chuẩn bị cho Tết bị rút ngắn.

Việc nhiều năm liên tiếp có hoặc không có ngày 30 Tết khá thường gặp. Chẳng hạn, 8 năm liền kể từ 2014 đến 2021, Tết Nguyên đán luôn có ngày 30 Tết. Sau đó là năm 2022 (Nhâm Dần) có tháng Chạp thiếu, năm 2023 (Quý Mão) và 2024 (Giáp Thìn) lại có tháng Chạp đủ. Tiếp theo là 8 năm liền kết thúc năm Âm lịch bằng ngày 29 tháng Chạp.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/vi-sao-nam-at-ty-2025-duoc-goi-la-nam-ran-hai-dau-y-nghia-vo-cung-dac-biet

Kể từ nay: X-úc ph-ạm không chấp hành hiệu lệnh CSGT bị phạt tới 37 triệu đồng…

0

(Dân trí) – Theo Nghị định 168, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền 35-37 triệu đồng.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm.

Trong đó, tại Điều 9, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị nghiêm cấm.

Xúc phạm, không chấp hành hiệu lệnh CSGT bị phạt tới 37 triệu đồng - 1
Xúc phạm, đe dọa… người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm (Ảnh minh họa: G.Đ.).

Tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, Điều 12 có quy định về mức xử phạt đối với hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ.

Cụ thể, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền 35-37 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi rải vật sắc nhọn trên đường bộ.

Báo Dân trí ra mắt chatbot AI hỗ trợ hỏi đáp về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các mức phạt khi vi phạm luật trong các tình huống giao thông thường gặp. Bạn có thể trải nghiệm ở ô bên dưới. Xin lưu ý thông tin chỉ mang tính tham khảo.

Cuối cùng ngày này cũng xảy đến với gia đình tôi….Buồn cười quá, anh chồng đòi chia đôi ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ t:iền ra mua. Nghĩ chồng tôi mất rồi, tôi hiền lành lắm hay sao mà muốn làm gì thì làm. Tôi đã cao tay hơn đi trước một bước rồi ông anh ạ…Đọc tiếp tại bình luận

0

Cuối cùng ngày này cũng xảy đến với gia đình tôi.

Suốt 16 năm, chồng tôi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, kiếm được tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con. Anh luôn mong muốn cố gắng kiếm một khoản tiền kha khá để về quê nghỉ ngơi và sum họp cùng vợ con.

Ước mơ của anh ấy chưa đạt được thì gia đình tôi đã nhận được tin đau buồn, anh bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Sự ra đi đột ngột của chồng là tổn thất quá lớn với gia đình tôi. Cả đời anh vất vả vì 3 mẹ con tôi, chưa được hưởng thụ đã ra đi mãi mãi.

Tính đến nay, chồng tôi đã mất 9 năm, mỗi khi nhìn cơ ngơi anh để lại, tôi luôn căn dặn các con rằng có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay là bố phải đổ máu và nước mắt mới có được. Vì thế các con phải chăm chỉ học tập lao động để sự hi sinh của bố có giá trị.

3 năm trước bố chồng tôi qua đời, tháng vừa rồi bà cũng ra đi do tuổi già sức yếu. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng.

Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi mất nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình mâu thuẫn.

Anh chồng đòi được chia một phần ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua, tôi đã cao tay hơn đi trước một bước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà tôi và đưa ra yêu cầu quá đáng. Anh ấy bảo:

“Mảnh đất này đứng tên chú thím, theo luật, bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”.

Sau khi chồng tôi mất, bố mẹ đẻ tôi nói anh chồng tôi là người ranh mãnh và tham lam, người như thế phải đề phòng. Bố khuyên tôi nhờ bố mẹ chồng ra phòng công chứng ký vào giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của chồng tôi, sau đó làm sổ đỏ đứng tên tôi để tránh gặp rắc rối với anh chồng.

Nhờ bố hiểu luật mà bây giờ tôi có thể bảo vệ được tài sản của vợ chồng tôi làm ra. Tôi bình tĩnh đưa cuốn sổ đỏ đang đứng tên tôi cho anh chồng xem. Đến lúc này thì anh ấy không nói được lời nào nữa mà xấu mặt bỏ về.

Tôi thấy thật buồn, người thân lần lượt ra đi, còn mỗi vợ chồng anh ấy là chỗ dựa, vậy mà việc làm của anh khiến tôi không còn tin tưởng và thật sự coi thường, ghét bỏ. Tôi không biết sau này sẽ đối mặt với anh ấy thế nào nữa?

Theo Thanh Niên Việt

Mẹ chồng thông báo Tết này lên chơi và ở lại luôn với cháu, tôi lo ngay ngáy vì tính bà hay dò xét, lúc nào cũng thích ch/ê b/a/i. Mấy ngày Tết lúc nào tôi cũng căng thẳng, mặt nặng mày nhẹ không cười nổi. Mẹ chồng có vẻ nhận ra điều không ổn nên bà cũng không nói gì nhiều, chỉ lẳng lặng nấu nướng rồi chơi với các cháu. 10 hôm sau bà báo nhà có việc bận phải về ngay. Tôi mừng như mở cờ, biếu mẹ ít tiền rồi hí hửng gọi taxi cho bà ra bến xe. Đến bữa mở tủ lạnh nấu cơm, tôi ch.e.t đứng thấy mẹ chồng để trong đó 1 thứ này ..Đọc thêm tại bình luận..

0

Mẹ chồng gọi điện nói rằng sẽ lên chơi Tết và ở lại luôn khiến tôi cảm thấy lo lắng và hụt hẫng.

GĐXH – Một mình vất vả nuôi con trong khi chồng ngoại tình còn có con riêng, muốn ly hôn nhưng bố mẹ đẻ ra sức cấm cản.

Tôi và chồng kết hôn dựa trên tình yêu thương và hợp nhau về mọi thứ. Cả hai đến với nhau gặp nhiều thuận lợi, chúng tôi sớm có nhà riêng ở thành phố, cuộc sống đầy đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần. Chồng tôi yêu thương vợ con, anh ấy luôn nỗ lực mỗi ngày để gia đình được tốt hơn. Tôi rất tự hào về chồng và gia đình nhỏ của mình luôn ngập tràn tiếng cười vui.

Khi đã có đầy đủ về vật chất, tôi luôn mong muốn làm tốt trách nhiệm với gia đình hai bên. Tôi cố gắng để mình và chồng làm tròn chữ hiếu với bố mẹ, họ hàng hai bên. Bên nhà chồng hầu như ai cũng quý mến tôi, duy chỉ có mẹ chồng là thể hiện sự ác cảm với con dâu ngay từ đầu.

Dù ở xa, mẹ chồng vẫn luôn tìm cách kiểm soát con dâu. Hàng ngày bà gọi điện chỉ để dò xét xem con dâu cho con trai, cháu nội ăn gì. Nếu như ăn ít món lại buông lời trách móc con dâu cho con trai, cháu nội ăn uống đạm bạc, cho ăn như vậy để tích tiền mang về nhà ngoại… Tôi đến khổ sở vì mỗi khi mẹ chồng nghe thấy tin tai nạn, bệnh tật ở đâu là lại gọi điện yêu cầu con dâu phải chăm sóc chồng con cho tốt.

Cả năm tôi đã hứng chịu khổ sở mỗi lần về quê nội và thậm chí ở nhà cũng bị mẹ chồng kiểm soát chi tiêu, việc nhà. Vậy mà cuối năm, mẹ chồng còn vừa gọi điện lên: “Tết này mẹ lên đấy ăn Tết với con cháu, mẹ cũng chuẩn bị luôn đồ đạc để ở đấy luôn. Chắc tụi nhỏ thích bà lên ở lắm đấy. Con nhớ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và chuẩn bị phòng cho mẹ nhé“.

Con dâu lo mất ăn mất ngủ khi mẹ chồng thông báo Tết này lên chơi và ở lại luôn- Ảnh 2.

Con dâu lo lắng trước thông báo của mẹ chồng Tết này sẽ lên sống cùng. Ảnh minh họa

Nghe mẹ chồng thông báo lên ăn Tết và ở luôn làm tôi lo lắng. Tôi không trốn trách trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng, nhưng quả thật nếu bà lên chơi ít hôm tôi còn chịu được, đằng này lên ở hẳn thì tôi nghĩ thôi đã thấy sợ rồi. Còn nhớ lần gần đây nhất mẹ chồng lên chơi vài hôm thôi mà tôi đã thấy khổ rồi, bà dò xét từng nơi trong nhà, sẵn sàng chê bai, trách con dâu lười nhác, vụng về.

Chồng tôi thì mong ngóng, các con tôi thì cũng hờ hững vì cũng ít chơi với bà nội, một năm gặp cũng chỉ vài lần. Ngày nào chồng cũng thúc giục tôi dọn nhà, chuẩn bị đón mẹ lên ở. Tôi thì ngổn ngang tâm trạng, không biết những ngày sắp tới mình sẽ ra sao khi sống chung mái nhà với mẹ chồng

Mẹ chồng không thích tôi từ trước nên làm gì bà cũng không vừa lòng. Rồi mẹ chồng tôi hàng ngày sẽ soi mói, để ý con dâu từng chút một. Tôi còn công việc, chăm sóc chồng con, giờ đây phải lo sợ mẹ chồng, còn đâu tâm trí mà làm tốt mọi thứ. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần, cố gắng để chịu đựng, tỏ ra mềm mỏng với mẹ chồng… Nhưng càng nghĩ, tôi thấy càng không ổn chút nào, tôi có làm thế nào đi chăng nữa bà cũng sẽ vẫn cứ tỏ ra khó chịu.

Sống chung nhà, hàng ngày gặp nhau sẽ không tránh khỏi những sai sót, lúc đó có xảy ra xích mích thì chồng cũng đứng về phía mẹ chứ không bênh vực tôi. Đã nhiều lần định chia sẻ thật với chồng cân nhắc việc đón mẹ lên ở, nhưng rồi lại thôi vì sợ rằng anh ấy đánh giá sai về vợ. Nhưng cận kề ngày mẹ chồng dọn lên, tôi càng cảm thấy lo lắng.

Muốn tránh gia đình lâm vào cảnh rạn nứt khi có sự xuất hiện của mẹ chồng, tôi có nên trao đổi thẳng với chồng không? Có cách nào để tôi có thể sống chung với mẹ chồng một cách hòa hợp? Hãy cho tôi lời khuyên!

Cay đắng…Chồng học Thạc sĩ trên Hà Nội 2 tháng nay chưa về, tôi sốt ruột nên cuối tuần tranh thủ lên thăm anh. Vừa mở tủ lạnh, tôi ch/e/t sững biết anh đang ở cùng với em sinh viên năm cuối như vợ chồng tại xóm trọ này. Tôi vờ không biết, ở với chồng 2 ngày rồi về quê. Vừa về, tôi lôi ngay 1 thứ đặt lên bàn rồi gọi cả họ đến thông báo …Đọc thêm tại bình luận

0

Là người phụ nữ thông minh, nhạy cảm, Thương nhanh chóng phát hiện chồng có nhân tình, phản bội mình.

Thương và Phú yêu nhau từ hồi còn học cấp 3. Kết thúc đại học, 2 người tổ chức đám cưới nho nhỏ, mời họ hàng và bạn bè đến tham dự. Bởi gia đình Phú không có điều kiện. Tuy vậy nhà Thương vẫn thông cảm và gả con gái cho.
Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu

Sau khi kết hôn, Phú ở trên Hà Nội đi làm và học thêm lên Thạc sĩ. Còn Thương phải về quê làm việc để chăm sóc bố mẹ chồng. Bởi họ cũng già rồi, nhà Phú lại có mỗi mình anh

Từ Tết đến giờ chưa thấy chồng về quê thăm vợ và bố mẹ, Thương cứ nghĩ anh bận rộn. Lần nào gọi cho chồng cũng là thuê bao. Khi Phú gọi lại thì thường giải thích rằng anh bận đi làm, bận học thêm. Nghĩ chồng vừa học vừa làm vất vả, tuần trước Thương đã khăn gói từ quê, vượt chặng đường hơn 250km để thăm Phú.

Gọi cho chồng từ sáng để thông báo việc mình lên Hà Nội mà không được. Phải đến khi Thương xuống xe, ngồi chờ 1 lúc lâu ở bến, Phú mới gọi lại. Nghe vợ nói đang ở Hà Nội, Phú có phần bối rối. Anh trách vợ sao không thông báo với mình trước, trách vợ đang yên đang lành lên làm gì? Thương có hơi chạnh lòng, nhưng cô vẫn thông cảm cho chồng.

Đợi gần 2 tiếng nữa mới thấy Phú phóng xe ra đón. Trên trán chồng còn lấm tấm mấy giọt mồ hôi. Thương lại thấy tội nghiệp chồng, chắc anh vừa làm xong thì mải mốt ra đây đón vợ!Lặn lội từ quê lên thăm chồng, vợ chết lặng khi phát hiện anh cặp bồ, cách cô trả thù kẻ phản bội cao tay đầy phũ phàng-1

Bước vào phòng trọ của Phú, Thương hơi bất ngờ. Căn phòng gọn gàng sạch sẽ không giống như nơi ở của người bận rộn. Cô cất lời khen anh: “Được đó, không còn là ông Phú luộm thuộm, lôi thôi của ngày xưa”. Chồng Thương cười lại, anh phản đối lời vợ, khẳng định mình vẫn luôn là người ngăn nắp!

Lướt nhìn căn phòng 1 lượt, bằng giác quan nhạy cảm của người phụ nữ. Thương thấy có gì đó không đúng. Phú không phải là người thích chơi hoa. Vậy mà trên bàn làm việc của anh có 1 lọ hoa hồng đỏ thắm. Nhìn những bông hoa đang đổi màu sang héo úa, Thương đoán chắc đây không phải là Phú vừa cắm vì biết vợ lên đây.

Chưa hết, trong tủ lạnh của anh còn có đồ ngọt và bánh kem. Trước nay Phú chúa ghét bánh kem, vậy làm sao nó tồn tại chình ình trong tủ của anh được? Và thêm 1 chi tiết nữa – chi tiết quan trọng nhất, đó là trong nhà vệ sinh sạch sẽ lại có 1 lọ dung dịch vệ sinh phụ nữ. Phú sống 1 mình, điều đó không phải rất khó hiểu sao?

Mặc dù phát hiện ra hàng loạt chi tiết bất thường trong phòng trọ của chồng, nhưng Thương vẫn tỏ ra vui vẻ. Cô ở thêm 2 hôm nữa thì đòi về. Phú cũng chẳng giữ vợ.

Ngay khi rời phòng chồng, Thương nhờ những mối quan hệ của mình khi xưa học cùng đại học để tìm 1 đội thám tử. Thương bỏ ra 6 triệu để họ theo dõi Phú trong 1 tuần trời. Quả nhiên, đến ngày thứ 7, họ trả về cho Thương 1 xấp ảnh Phú đang ở chung với 1 người phụ nữ khác. Cô nàng này là sinh viên năm cuối, khóa dưới của Phú.

Thương cay đắng nhận ra mình bị phản bội. Cô ở nhà làm như thiêu thân để nuôi chồng ăn học, chăm sóc bố mẹ chồng. Vậy mà anh lại “tặng” cho cô cặp sừng vừa to vừa dài. Gạt đi dòng nước mắt, Thương quyết định sẽ trả thù kẻ làm tổn thương mình.

Hôm thứ 7, nhà chồng Thương có giỗ. Hôm đó, Phú cũng về bởi anh là cháu đích tôn của dòng họ. Đợi mọi người ăn uống no say, Thương mới đứng lên thưa chuyện: “Dạ thưa bố mẹ, các bác, các cô, các chú… hôm nay nhân dịp cả nhà đông đủ, con có 1 thông báo quan trọng ạ. Đó là từ ngày mai, con trả chồng về cho bố mẹ con. Con ở nhà làm lụng vất vả, cố gắng làm vợ thảo dâu hiền, nhưng không ngờ chồng con lại có nhân tình bên ngoài. Chắc cô gái này phải có sức hút và tốt hơn con gấp bội, nên anh ấy mới bỏ hạnh phúc gia đình và chìm đắm trong mối quan hệ bất chính như thế!”. Nói xong, cô mở túi lấy xấp ảnh chồng cùng nhân tình đưa cho mọi người xem.

Cả họ nhà Phú ai cũng nổi giận, bất bình thay Thương. Bố anh không bình tĩnh được lao ra tát con trai 2 cái cháy má. Uổng công bấy lâu nay mọi người vẫn coi Phú là tấm gương để các em nhìn vào, bây giờ tấm gương đó “nát hơn tương bần”!

Chưa hết, Thương còn thẳng thắn đuổi Phú ra khỏi căn nhà vợ chồng cô đang ở. Bởi nhà đó do Thương xây dựng, Phú chẳng góp được ngày công hay đồng tiền nào. Thương nói: ”Từ nay con sẽ tự nuôi con. Anh Phú không có quyền về nhà và cũng không có tư cách làm bố nữa. Đơn ly hôn con gửi thẳng lên xã rồi, sẽ sớm có giấy triệu tập thôi”.

Từ qua đến nay nhà Phú loạn hết cả lên. Bố mẹ anh nổi giận lôi đình, đuổi Phú ra khỏi nhà và quyết không nhận anh con trai bất hiếu, phản bội vợ con này nữa. Còn Phú thì run rẩy, lạy lục trước cửa nhà Phương, nhưng cô không mở cửa!

Từ ngày 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe sẽ thay đổi từ 19h-5h sáng hôm sau, người dân lưu ý để tránh mất tiền, đi tong tháng lương

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) yêu cầu bật đèn sớm hơn từ 18h và có quy định chi tiết hơn về sử dụng đèn khi tham gia giao thông.

Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, Điều 20 quy định người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Theo đó, Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định về sử dụng đèn xe như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

Tin tức sáng 28-7: Khung giờ bắt buộc bật đèn xe theo luật mới; Giá nhà liền thổ ở Hà Nội tăng mạnh - Tuổi Trẻ Online

 

+ Khi gặp người đi bộ qua đường;

+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về bật đèn xe như sau:

– Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Phải bật đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ.

– Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.

Như vậy, so với quy định hiện hành, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thành 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

Về quy định xử phạt, hiện Nghị định 100/2019 chỉ có quy định mức phạt đối với việc không bật đèn xe từ 19 giờ. Do đó, chúng ta phải chờ hướng dẫn mới của cơ quan chức năng đối với việc áp dụng quy định xử phạt từ 1/1/2025.

Chính thức: Sang tên xe máy không cần chủ cũ cũng chẳng tốn 1 đồng kể từ 1/1/2025, chỉ cần đúng 1 giấy này…

0

Hướng dẫn chi tiết cách sang tên xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.

 

 

Sang tên xe máy là gì?

 

Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận.

dang-ky-xe3
Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ

 

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).
dang-ky-xe
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Sang tên xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của xe thuộc về chủ sở hữu xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.

Khi chủ xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), 3 con giáp CÁ CHÉP HÓA RỒNG, tiền vô như nước, đổi đời giàu sang, vận may mỉm cười, chạm tay vào thành công

0

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp CÁ CHÉP HÓA RỒNG, tiền vô như nước, đổi đời giàu sang, vận may mỉm cười, chạm tay vào thành công từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch)

Con giáp tuổi Mùi 

Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), tuổi Mùi sẽ gặp nhiều may mắn. Bản mệnh giải quyết được những vấn đề trục trặc trong công việc một cách suôn sẻ và triệt để. Hơn nữa, bản mệnh cũng có nhiều cơ hội để xây dựng các mối quan hệ xã giao mới tốt đẹp, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp hiện tại cũng như tương lai của bản mệnh.

Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), 3 con giáp CÁ CHÉP HÓA RỒNG, tiền vô như nước, đổi đời giàu sang, vận may mỉm cười, chạm tay vào thành công - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Về tài lộc, tuổi Mùi cũng có tiến triển nhanh chóng. Ngay cả trong công danh sự nghiệp, bản mệnh cũng nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và đồng nghiệp xung quanh. Tiền bạc rủng rỉnh, bản mệnh có thể thoải mái chi tiêu và mua sắm mà không phải lo lắng quá nhiều.

Con giáp tuổi Dậu 

Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), Thiên Tài mang tới những cơ hội kiếm tiền bất ngờ cho con giáp tuổi Dậu. Có những việc tưởng như giúp đỡ đơn thuần cũng giúp bạn kiếm được tiền, thậm chí có những người còn được trúng thưởng, giật giải lớn.
Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), 3 con giáp CÁ CHÉP HÓA RỒNG, tiền vô như nước, đổi đời giàu sang, vận may mỉm cười, chạm tay vào thành công - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Internet

Nếu có thể, hãy mở rộng mối quan hệ của mình hơn nữa. Nhớ bắt đầu “tuyển chọn” những đối tác tiềm năng, hoặc bất cứ ai có thể giúp bạn biến hóa một dự án tâm huyết thành nguồn thu nhập mới cho bản thân.

Con giáp tuổi Tuất 

Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), nhờ có Lục hợp, con giáp tuổi Tuất sẽ được những người xung quanh ủng hộ hết mình trên mọi bước đường bạn đi. Những khởi đầu hứa hẹn trong thời gian tới sẽ cho bạn thêm cảm hứng sống và cố gắng hết mình để đạt được điều mình muốn.
Từ đây đến Tết Ông Táo (23/12 âm lịch), 3 con giáp CÁ CHÉP HÓA RỒNG, tiền vô như nước, đổi đời giàu sang, vận may mỉm cười, chạm tay vào thành công - Ảnh 3

Ảnh minh họa: Internet

Tiền bạc có thể là vấn đề mà bản mệnh phải lo nghĩ nhiều hơn trong thời gian này. Tuy nhiên, đó cũng là cách mà bạn và mọi người cùng học cách thích nghi với hoàn cảnh thị trường đang ngày càng khó khăn hơn trong hiện tại.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tu-ay-en-tet-ong-tao-2312-am-lich-3-con-giap-ca-chep-hoa-rong-tien-vo-nhu-nuoc-oi-oi-giau-sang-van-may-mim-cuoi-cham-tay-vao-thanh-cong-717163.html

“Tắc đường – đừng đổ lỗi cho quy định mới hay phạt nguội”..Lý do chính là…

0

(Dân trí) – Tình trạng tắc đường diễn ra thời gian gần đây “trùng hợp” với thời điểm mức xử phạt vi phạm giao thông nghiêm khắc hơn so với trước nhưng tôi cho rằng đừng đổ lỗi cho luật (Độc giả Vũ Thành).

Những ngày gần đây, đường phố đông đúc và hình ảnh dòng phương tiện xếp hàng dài tại các nút giao ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cũng từ đầu năm 2025, khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành.

Tắc đường - đừng đổ lỗi cho quy định mới hay phạt nguội - 1
Các tuyến đường tại TPHCM kẹt cứng vào giờ cao điểm (Ảnh minh họa: Nam Anh).

Nghị định với những quy định hết sức nghiêm khắc, mức xử phạt tăng nhiều so với trước đã góp phần thiết lập lại kỷ cương giao thông. Nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng xuất hiện những thông tin nói rằng Nghị định 168 là nguyên nhân dẫn đến tắc đường. Cá nhân tôi phản đối hoàn toàn ý kiến này.

Luật giao thông đường bộ trước đây quy định đèn đỏ cấm đi và luật mới áp dụng từ 2025 cũng vậy. Tương tự, đèn xanh là được đi và giờ vẫn thế, nhưng được làm rõ hơn đó là trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang ở lòng đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường.

Ngay cả vấn đề đèn vàng gây nhiều tranh cãi thì luật mới chủ yếu làm rõ hơn và văn minh hơn. Đầu tiên là khi thấy đèn vàng thì người điều khiển phương tiện theo luật mới và luật cũ đều phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp, còn luật mới nói rõ là trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp.

Như vậy, cơ bản tài xế vẫn phải tuân thủ quy định về đèn tín hiệu giao thông như trước đây. Thậm chí, luật mới còn nêu rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Tắc đường - đừng đổ lỗi cho quy định mới hay phạt nguội - 2
Nhóm người đi “bão” vẫn dừng chờ đèn đỏ – hình ảnh hiếm thấy trước đây tại nước ta (Ảnh: Trần Thanh).

Cái khác ở đây chính là ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Trước đây, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng của người điều khiển xe máy chỉ từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Từ 2025 lên mức 4-6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe.

Trước đây, mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, đèn vàng là từ 4 – 6 triệu đồng và bị tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng. Hiện nay mức phạt tiền 18-20 triệu đồng và cũng bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe.

Mức xử phạt nghiêm khắc hơn, góp phần khiến người tham gia giao thông tuân thủ luật hơn, rõ ràng đây là điều tốt và chẳng liên quan gì đến tắc đường thời gian gần đây cả. Đặt câu hỏi ngược lại, vậy trước đây không tắc đường là “nhờ” tài xế vượt đèn đỏ chăng?

Chắc chắn là không rồi nhưng ngay cả khi giả sử vượt đèn đỏ mà giúp “giảm” tắc đường (điều không đúng) thì đây cũng là cái đánh đổi quá lớn. Nửa tháng qua khi thực hiện Nghị định 168, tình hình trật tự, an toàn giao thông chuyển biến rõ rệt khi giảm cả về số vụ, số người chết, số người bị thương so với trước đây.

Độc giả Vũ Thành

Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Báo Dân trí.