Home Blog

Hướng dẫn cách tách sổ đỏ thửa đất cho con

0

Tách sổ đỏ thửa đất cho con, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản gốc), đơn đề nghị tách thửa…

Không tin nổi hơn 33.000 giáo viên chưa đạt chuẩn, xin tạm biệt!

0

Hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Chuyện giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn… là những tin tức giáo dục nổi bật.

Hơn 1,1 triệu thí sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6 với hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi, chưa kể thí sinh tự do. Giai đoạn đăng ký dự thi chính thức diễn ra từ 21 – 28.4, trước đó có 4 ngày để học sinh đăng ký thử. Kỳ thi gồm 4 môn: Toán và Ngữ văn bắt buộc, 2 môn còn lại thí sinh được tự chọn.

Lớp học “chạy” là một phương pháp dạy và học đang được nhiều trường THPT tại TPHCM áp dụng trong năm học này. Theo mô hình này, ngoài các môn học bắt buộc, học sinh sẽ di chuyển giữa các lớp để học những môn tự chọn theo sở thích. Mỗi học sinh có thể đăng ký 2-3 môn tự chọn phù hợp với nguyện vọng cá nhân, từ đó hình thành các tổ hợp môn học linh hoạt, giúp các em chủ động hơn trong việc định hướng nghề nghiệp và phát triển năng lực.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tinh thần kỳ thi là giảm áp lực, nghiêm túc và công bằng. Ông yêu cầu các trường dạy học hiệu quả, tổ chức thi thử nghiêm túc và phổ biến rõ điểm mới của kỳ thi để học sinh và phụ huynh nắm bắt. Ngoài ra, ông cảnh báo việc rò rỉ đề thi là vi phạm nghiêm trọng và có thể bị xử lý hình sự. Xem thêm…
Học sinh lớp 12 tại TPHCM trong một tiết học. Ảnh: Chân Phúc Học sinh lớp 12 tại TPHCM trong một tiết học. Ảnh: Chân Phúc
Nhiều học sinh ở TPHCM mệt mỏi khi học thêm về muộn sau 20h

Nhiều học sinh lớp 12 tại TP.HCM than phiền mệt mỏi do lịch học thêm dày đặc, thường kết thúc sau 20h. Một số em học tới 4 môn như Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, phải về nhà muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ huynh cũng chia sẻ mong muốn giảm áp lực học thêm cho con.
Học sinh TPHCM tại một lớp học thêm. Ảnh: Chân Phúc Học sinh TPHCM tại một lớp học thêm. Ảnh: Chân Phúc
Trước thực trạng này, Sở GD&ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo quy định không tổ chức dạy thêm sau 20h. Lý do là học sinh đã học ở trường với 2 buổi/ngày, kết hợp việc kẹt xe và thời gian di chuyển khiến các em không có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Các chuyên gia và cán bộ giáo dục cho rằng đề xuất này là hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh và hiệu quả học tập, đồng thời giúp học sinh dành thời gian bên gia đình. Xem thêm…

Chuyện giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn

Tình trạng bạo hành trẻ mầm non tiếp diễn trong những ngày gần đây gây bức xúc dư luận. Gần nhất là hai vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam và TP Hải Phòng cho thấy sự thiếu chuẩn mực trong hành vi và nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên mầm non, đặc biệt tại các cơ sở ngoài công lập.
Công an Quảng Nam làm việc với bảo mẫu có hành vi bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ. Ảnh: Công an cung cấp Công an Quảng Nam làm việc với giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ. Ảnh: Công an cung cấp
Thực tế, cả nước còn hơn 33.000 giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019. Riêng tại các cơ sở tư thục, hơn 16.000 giáo viên chỉ mới đạt trình độ trung cấp theo chuẩn cũ. Việc thiếu hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng chuẩn cũng là một rào cản lớn trong việc cải thiện chất lượng đội ngũ.

“Chuẩn” giáo viên không chỉ là bằng cấp mà còn bao gồm cả hành vi, đạo đức, và nghiệp vụ chăm sóc trẻ. Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý mầm non tại đô thị và khu công nghiệp sẽ được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên. Việc chuẩn hóa giáo viên mầm non cần được thực hiện khẩn trương để đảm bảo an toàn và chất lượng giáo dục cho trẻ nhỏ. Xem thêm…

Quảng Ninh có thêm gần 1.000 cơ sở dạy thêm sau Thông tư 29

Từ đầu năm 2025, Quảng Ninh có gần 1.000 cơ sở dạy thêm ngoài công lập đăng ký thành lập, trong đó TP Hạ Long dẫn đầu với 293 cơ sở. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các địa phương rất lớn, một số huyện như Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ chỉ có dưới 10 cơ sở. Các cơ sở này phần lớn mới đăng ký và chưa hoạt động nên chưa thống kê được số giáo viên tham gia giảng dạy.
Các trường công lập ở Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm và học thêm. Ảnh: Nguyễn HùngCác trường công lập ở Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm và học thêm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hiện tỉnh Quảng Ninh đang chờ UBND tỉnh ban hành Quy định chính thức về dạy thêm, học thêm trong tuần này. Dự thảo đã được lấy ý kiến rộng rãi và đang trong quá trình thẩm định. Theo Thông tư 29, các trường tiểu học công lập không được tổ chức dạy thêm, còn THCS và THPT chỉ được dạy miễn phí cho học sinh giỏi, học sinh yếu, và học sinh ôn thi.

Nhằm nâng cao chất lượng và hỗ trợ tài chính cho học sinh, Sở GD&ĐT Quảng Ninh đang phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường công lập, theo chỉ đạo tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.2025. Xem thêm…

Làm thế nào để đi qua vạch xương cá – vạch 4.2 mà không lo bị ph/ạt?

0

Nhiều người thắc mắc vạch xương cá là gì, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải xử lý thế nào để không vi phạm luật giao thông.

Vạch xương cá – vạch 4.2 là gì?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành không có quy định về khái niệm vạch xương cá. Tuy nhiên, vạch xương cá là tên thường được gọi cho các vạch chữ V (vạch 4.2) quy định trong Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.

Đồng thời, theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn. Các vạch chữ V (vạch 4.2) được vẽ song song mỗi vạch rộng 45cm, khoảng cách hai mép vạch rộng 100cm, vạch chữ V được đặt sao cho cạnh chữ V xuôi chiều với hướng chuyển động của xe và hợp với hướng xe chạy một góc 45 độ.

Vạch xương cá, cách đi qua vạch xương cá không lo bị phạt

Bên cạnh đó, theo hình dáng mô tả vạch chữ V trong quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT và hình dạng thực tế trên đường thì khá giống hình xương cá nên vạch này thông thường được nhiều người gọi là vạch xương cá.

Như vậy, vạch xương cá là vạch chữ V (vạch 4.2) theo quy định, có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn.

Ý nghĩa sử dụng vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V – Vạch 4.2 là dùng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.

Cách đi qua vạch xương cá – vạch 4.2

Khi vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V – Vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Quy cách của vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V – Vạch 4.2:

– Vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V – Vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng.

– Vạch này có bề rộng nét vẽ b= 20 cm.

Vạch xương cá, cách đi qua vạch xương cá không lo bị phạt

Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2). (Ảnh minh họa)

Lỗi đè vạch xương cá đối với ô tô theo Nghị định 168

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm n, điểm o khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i, điểm k khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; điểm đ khoản 11 Điều này;

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.

16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Vạch xương cá, cách đi qua vạch xương cá không lo bị phạt

(Ảnh minh họa).

Như đã nêu ở Mục 1, Khi vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V – Vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, đối với lỗi đè vạch xương cá ô tô có thể bị xử phạt theo Nghị định 168 như sau:

Quy định chung đối với vạch kẻ đường theo Quy chuẩn 41:2024/BGTVT?

Quy định chung đối với vạch kẻ đường được quy định tại Điều 48 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT, cụ thể:

(1) Vạch kẻ đường để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

(2) Vạch kẻ đường được dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

(3) Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

(4) Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.

(5) Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo phù hợp về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định.

(6) Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang.

Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.

Danh sách 60 câu điểm liệt thi giấy phép lái xe ô tô: Sai 1 câu là trượt luôn

0

60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết

Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành 600 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái xe mới, thay thế bộ 450 câu hỏi hiện tại. Trong 600 câu này, có 60 câu được xếp vào nhóm điểm liệt. Tức chỉ cần sai một câu trong nhóm điểm liệt, học viên sẽ bị trượt phần lý thuyết. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp toàn bộ 60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết lái xe ô tô cho tất cả các bạn tiện theo dõi và ôn tập.

60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết

Dưới đây là 60 câu hỏi liệt này:  (đáp án in đậm và nghiêng)

1. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Đỗ xe trên đường phố
B. Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao
C. Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách
D. Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư

2. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không nghiêm cấm
B. Bị nghiêm cấm
C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường
D. Bị nghiêm cấm tuỳ theo loại xe

3. Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?
A. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại
B. Được người dân ủng hộ
C. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

4. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm

B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma tuý ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

5. Việc lái xe mô tô, ô tô, máy kéo ngay sau khi uống rượu, bia có được phép hay không?
A. Không được phép

B. Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn
C. Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp

6. Người điều khiển xe môtô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm

B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

7. Sử dụng rượu bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?
A. Chỉ bị nhắc nhở
B. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm
C. Không bị xử lý hình sự

8. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?
A. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy

B. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới, người đi bộ
C. Cả ý 1 và ý 2

9. Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?
A. Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ
B. Không được phép
C. Được phép tùy từng trường hợp
D. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình

10. Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp
B. Không bị nghiêm cấm
C. Bị nghiêm cấm

11. Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thế nào?
A. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng
B. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm
C. Không vượt quá tốc độ cho phép

12. Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?
A. Đi về phía bên trái
B. Đi về phía bên phải
C. Đi ở giữa

13. Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?
A. Đi ở làn bên phải trong cùng

B. Đi ở làn phía bên trái
C. Đi ở làn giữa
D. Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác

14. Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm khi rất vội
C. Bị nghiêm cấm
D. Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp

15. Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới có được phép hay không?
A. Được phép
B. Không được phép
C. Được phép tùy từng trường hợp

16. Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?
A. Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số
B. Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số
C. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép

17. Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?
A. Trên cầu hẹp có một làn xe. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

B. Trên cầu có từ 02 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên
C. Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt

18. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
A. Được phép
B. Không được phép
C.Tùy từng trường hợp

19. Người lái xe không được quay đầu xe trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

B. Ở phía trước hoặc phía sau của phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên đường quốc lộ, tại nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt
C. Cả ý 1 và ý 2

20. Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không?
A. Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết
B. Không được dừng xe, đỗ xe
C. Được dừng xe, không được đỗ xe

21. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

A. Được phép

B. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình

C. Tuỳ trường hợp
D. Không được phép

22. Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
A. Được phép

B. Tuỳ trường hợp
C. Không được phép

23. Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?
A. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy

B. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hoá; để chân chạm xuống đất khi khởi hành

C. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ
D. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi

24. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A. Được mang, vác, tuỳ trường hợp cụ thể

B. Không được mang, vác

C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn
D. Được mang vác tùy theo sức khỏe của bản thân

25. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
A. Được phép

B. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng

C. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng
D. Không được phép

26. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?
A. Được sử dụng

B. Chỉ người ngồi sau được sử dụng

C. Không được sử dụng
D. Được sử dụng nếu không có áo mưa

27. Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không?
A. Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm

B. Không được phép

C. Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng
D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt

28. Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
A. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng

B. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông
C. Không được phép

29. Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không?
A. Không được vận chuyển

B. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận
C. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km

30. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông

C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ
D. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn

31. Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?
A. Không được quay đầu xe

B. Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn
C. Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn

32. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
A. Phương tiện nào bên phải không vướng

B. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước
C. Phương tiện giao thông đường sắt

33. Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe vào đường cao tốc?
A. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc

B. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhanh chóng vượt xe đang chạy trên đường để nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy qua làn đường đó để vào làn đường của đường cao tốc

34. Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
A. Khi tham gia giao thông đường bộ

B. Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc
C. Khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ

35. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?
A. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn

B. Không được phép
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

36. Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?
A. Từ từ đi cắt qua đoàn người, đoàn xe

B. Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe
C. Báo hiệu từ từ cho xe đi cắt qua để bảo đảm an toàn

37. Khi lái xe trên đường vắng mà cảm thấy buồn ngủ, người lái xe nên chọn cách xử lý như thế nào cho phù hợp?
A. Tăng tốc độ kết hợp với nghe nhạc và đi tiếp

B. Quan sát, dừng xe tại nơi quy định; nghỉ cho đến khi hết buồn ngủ và đi tiếp
C. Sử dụng một ít rượu và bia để hết buồn ngủ và đi tiếp

38. Trên đường cao tốc, người lái xe xử lý như thế nào khi đã vượt quá lối ra của đường định rẽ?
A. Quay xe, chạy trên lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc

B. Lùi xe sát lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc
C. Tiếp tục chạy đến lối ra tiếp theo

39. Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào dưới đây?
A. Xe cứu hỏa

B. Xe cứu thương

C. Phương tiện giao thông đường sắt
D. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng

40. Trên đoạn đường bộ giao nhau đồng mức với đường sắt, người không có nhiệm vụ có được tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng hay không?
A. Không được phép

B. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể

41. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Thay đổi tốc độ của xe trên đường bộ

B. Thay đổi tay số của xe trên đường bộ

C. Lạng lách, đánh võng trên đường bộ

42. Khi xe ô tô, mô tô đến gần vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc khi có tiếng chuông báo hiệu, người lái xe xử lý như thế nào?

A. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt

B. Nhanh chóng cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

C. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

D. Cho xe dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất

43. Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

A.Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ

B. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường

C. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ

44.Khi muốn lùi xe nhưng không quan sát được phía sau, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Phải lùi thật chậm

B. Có thể được lùi xe nhưng phải mở cửa xe

C. Không được lùi xe

D. Bấm còi 3 lần liên tiếp trước khi lùi

45. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện cơ giới có được dừng đỗ xe trên phần đường xe chạy hay không?

A. Được dừng, đỗ

B. Không được dừng, đỗ

C. Được dừng, đỗ nhưng phải đảm bảo an toàn

46. Người lái xe cố tình không phân biệt làn đường, vạch phân làn, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều được coi là hành vi nào trong các hành vi dưới đây?

A. Là bình thường

B. Là thiếu văn hóa giao thông

C. Là có văn hóa giao thông

47. Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

A. Không bị nghiêm cấm

B. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể

C. Bị nghiêm cấm

48. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

B. Bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm

C. Cả ý 1 và ý 2

49. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn

B. Sơ cứu người bị nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

C. Sơ cứu người gây tai nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

50. Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A.Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

B. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

C. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe

51. Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

B. Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

C. Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

52. Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu

B. Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua

C. Cả ý 1 và ý 2

53. Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

A. Nhả bàn đạp ga, đạp ly hợp (côn) hết hành trình, đạp mạnh phanh chân để giảm tốc độ

B. Về số thấp phù hợp, nhả bàn đạp ga, kết hợp đạp phanh chân với mức độ phù hợp, để giảm tốc độ

C. Nhả bàn đạp ga, tăng lên số cao, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ

54.Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?

A. Quan sát tình hình giao thông phía trước và sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô

B. Mở cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô

C. Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô

55. Khi điều khiển ô tô có hộp số tự động đi trên đường trơn trượt, lầy lội hoặc xuống dốc cao và dài, người lái xe để cần số ở vị trí nào để đảm bảo an toàn?

A. Về số thấp, kết hợp phanh chân để giảm tốc độ

B. Giữ nguyên tay số D, kết hợp phanh tay để giảm tốc độ

C. Về số N (số 0), kết hợp phanh chân để giảm tốc độ

56. Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào?

A.Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng

B.Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn chiếu gần

C.Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước

57. Người lái xe được dừng xe, đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc trong trường hợp nào dưới đây?

A. Xe gặp sự cố, tai nạn, hoặc trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường

B. Để nghỉ ngơi, đi vệ sinh, chụp ảnh, làm việc riêng

C. Cả ý 1 và ý 2

58. Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe số tự động cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Nhả bàn đạp ga, về số thấp (sử dụng số L hoặc 1, 2), đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ

B. Nhả bàn đạp ga, về số không (N) đạp phanh chân và kéo phanh tay để giảm tốc độ

59.Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, người lái xe phải xử lý như nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Giảm tốc độ, nhường đường cho xe trên đường chính từ bất kì hướng nào tới

B. Nháy đèn, bấm còi để xe đi trên đường chính biết và tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính

C. Quan sát xe đang đi trên đường chính, nếu là xe có kích thước lớn hơn thì nhường đường, xe có kích thước nhỏ hơn thì tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính

60. Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?

A. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc

B. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc

C. Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc

Như vậy, chúng tôi đã liệt kê toàn bộ nội dung của 20 câu hỏi điểm liệt. Các bạn đọc thật kỹ nhé.

Phần nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ nói qua cấu trúc đề thi lái xe ô tô mới: 

  • – Ô tô hạng B1 số sàn và B11 số tự động bạn cần đạt 27 điểm/ tổng số 30 câu hỏi với thời gian 20 phút.
    – Ô tô hạng B2 bạn cần đạt 32 điểm/ tổng số 35 câu hỏi với thời gian 22 phút.
    – Ô tô hạng C bạn cần đạt 36 điểm/ tổng số 40 câu hỏi với thời gian 24 phút.
    – Ô tô hạng D – E – F bạn cần đạt 36 điểm/ tổng số 45 câu hỏi với thời gian 26 phút.
  • Trong một đề thi sẽ có các câu hỏi điểm Liệt như chúng tôi đã trình bày bên trên.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch.
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.

Cách thức ôn tập hiệu quả:

Bước 1: Luyện trước bộ 60 câu hỏi điểm liệt

Vì sai câu hỏi điểm liệt là trượt ngay nên các bạn cần ôn tập trước cho thật nhuyễn. Thêm nữa, vì yêu cầu có ít nhất 01 câu hỏi điểm liệt trong mỗi đề, nên hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên từ bộ 60 câu hỏi điểm liệt. Điều này giúp các anh/chị tập trung hơn trong quá trình ôn luyện.

Bước 2: Luyện thi theo bộ đề

Lần lượt làm từng đề một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…đến đề 20 của bộ đề cố định

Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần. Lần thứ nhất không đạt thì làm tiếp lần 2, lần 3,… cho đến khi đủ điểm đạt thì thôi. Còn đợi gì nào! Hãy bắt đầu ôn luyện ngay thôi. Nhấn vào nút bên dưới để bắt đầu.

Qua đèn xanh nhưng kẹt giữa đường, có bị ph:ạt nguội vượt đèn đỏ không?

0

Đó là tình thế mà rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Và câu hỏi đặt ra là đèn xanh bao nhiêu giây thì dừng lại cho an toàn?

 - Ảnh 1.

Các camera sẽ tự động phát hiện và ghi nhận trường hợp vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, đi sai làn đường…

Thường xuyên sử dụng  xe ô tô để đi làm mỗi ngày, chị N.K, ngụ tại Q.4 (TP.HCM) nhiều lúc gặp tình cảnh trớ trêu: “Khi đèn xanh khá nhiều, tới hơn chục giây, tôi tiếp tục di chuyển qua ngã tư. Nhưng chiếc  xe đi đằng trước đi quá chậm nên khi tôi tới giữa ngã tư thì thấy tín hiệu màu đỏ. Lúc ấy cảm giác mình vừa khó chịu, nhưng cũng vừa lo lắng không biết có bị phạt nguội hay không?”.

Cùng nỗi niềm trên, anh Lê Tấn Sang, tài xế xe tải ngụ tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) chia sẻ: “Từ khi mức phạt vi phạm giao thông tăng cao, tâm lý của tôi rất lo lắng, sợ rằng dính lỗi thì xem như mất 2 tháng lương. Đối với người tài xế nhiều năm, việc quan sát và chấp hành đèn tín hiệu giao thông đã trở thành thói quen, phản xạ như quán tính, đã làm nghề tài xế thì không ai muốn vi phạm để bị phạt. Nhưng có nhiều trường hợp mình vừa qua đèn xanh thì đèn tín hiệu chuyển đổi, không ít lần mình phải kẹt ở giữa ngã tư, hoặc dừng kịp nhưng lấn vạch. Những trường hợp như vậy không biết có bị phạt nguội hay không?”.

Ngày 8.4, chị Nguyễn Hà, ngụ tại TP.HCM kể: “Tôi đi trên đường Nguyễn Huệ giao với Ngô Đức Kế (Q.1), khi đến ngã 3 thì đèn vàng nhấp nháy rồi chuyển sang đèn đỏ, nhưng không có đèn xanh. Không để ý nên khi đèn vàng tôi chạy qua thì đèn chuyển sang đỏ, giật mình dừng xe lại thì bánh xe đã cán qua vạch. Tôi không biết lỗi này có bị phạt nguội không?”.

Nhiều người lái xe lâu năm chia sẻ kinh nghiệm: “Trong trường hợp cao điểm, khó có thể thoát được giao lộ nhanh chóng thì có thể dừng xe trước khi đèn chuyển sang màu đỏ từ 2-3 giây, bởi với lượng thời gian ít ỏi đó, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột với luồng giao thông khác và gây ra ùn tắc.

Trao đổi với PV Thanh Niên, cán bộ CSGT tại TP.HCM cho biết: Tại Khoản 4 Điều 11, luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 quy định, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ. Trong đó, khi tín hiệu đèn màu xanh, người tham gia giao thông được phép đi (giảm tốc độ hoặc nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường).

Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp. Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác. Còn tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

Như vậy, trong tình huống “vào giao lộ khi đèn giao thông vẫn xanh, nhưng chưa kịp thoát giao lộ mà đèn đã chuyển màu đỏ” thì có thể hiểu, người điều khiển phương tiện đã đi qua vạch dừng khi đèn vẫn còn xanh, không vi phạm quy định về chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông, cho nên sẽ không bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ (kể cả phạt nguội). Trường hợp đã vượt qua vạch khi đèn xanh nhưng sau đó bị ùn tắc thì phương tiện vẫn được tiếp tục đi, nếu không đi mà cố tình dừng lại giữa giao lộ thì bị phạt.

Đối với các trường hợp phạt nguội, một cán bộ CSGT cũng cho biết: “Các camera sẽ tự động phát hiện và ghi nhận trường hợp vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, đi sai làn đường…

Sau đó sẽ tự động gửi hình ảnh vi phạm về trung tâm chỉ huy. Khi tiếp nhận hình ảnh  xe vi phạm trên đường, nếu vào các thời điểm không có lực lượng trên đường, trung tâm sẽ ghi nhận hình ảnh, sau đó xác minh, phân tích từng tình huống vi phạm cụ thể.

Khi xác định có đủ cơ sở để xử phạt, CSGT sẽ gửi thông báo bằng văn bản về nơi cư trú của người điều khiển phương tiện theo địa chỉ đăng ký biển số xe đồng thời cập nhật trên website của Cục CSGT và hệ thống ứng dụng”.

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư: cao nhất 5.200 đồng/km

0

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 cao tốc gồm Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây.

Theo Đề án do Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng, bốn cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo – Phan Thiết chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật Đường bộ nên được đề xuất mức phí thấp nhất là 900 đồng/km với  xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện thu phí (đường 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục) được đề xuất mức phí thấp nhất là 1.300 đồng/km.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc.

Cục Đường bộ Việt Nam tính toán khi thu phí 5 cao tốc nêu trên, sau khi trừ chi phí tổ chức thu, mỗi năm sẽ nộp ngân sách khoảng 1.700 tỷ đồng.

Hồi đầu năm, Cục Đường bộ Việt Nam đã dự thảo hai mức phí. Trong đó mức 1 áp dụng với cao tốc đã hoàn thành, đạt tiêu chuẩn; mức 2 với cao tốc chưa đạt chuẩn như chưa có trạm dừng nghỉ, làn dừng khẩn cấp, đường gom. Mức phí cụ thể như sau (đơn vị đồng/km):

Nhóm Phương tiện chịu phí Mức 1 Mức 2
1  Xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt vận tải hành khách công cộng 1.300 900
2 Xe từ 12 đến 30 chỗ, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn 1.950 1.350
3 Xe từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn 2.600 1.800
4 Xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn, xe container dưới 40 feet 3.250 2.250
5 Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container từ 40 feet trở lên 5.200 3.600

Về thời hạn thu phí, theo Thông tư số 23/2023 của Bộ Tài chính, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết thời gian tính hao mòn thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung và máy móc, thiết bị văn phòng từ 5 đến 8 năm. Do đó, cơ quan này đề xuất thời hạn khai thác tài sản là 7 năm. Cục sẽ quản lý thu, nộp, sử dụng phí đường bộ cao tốc; đồng thời kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí của đơn vị vận hành, nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Hiện nay cả nước có 12 cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Ngoài 5 cao tốc nêu trên, 7 dự án đã khai thác song chưa đủ điều kiện thu phí gồm: Hà Nội – Thái Nguyên, Lào Cai – Kim Thành, Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn, La Sơn – Túy Loan, TP HCM – Trung Lương. Cục Đường bộ sẽ nghiên cứu để tiếp tục lập đề án khai thác ở giai đoạn sau.

Luật Đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2024 đã bổ sung nhiều quy định về quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, trong đó có thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do nhà nước đầu tư.

Xe gắn máy có được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt không?

0

Luật Giao thông đường bộ có quy định rõ về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe.

Xe gắn máy có được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt không?

Căn cứ theo điểm o khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về dừng xe, đỗ xe như sau:

Dừng xe, đỗ xe

4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;

l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.

5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

Theo đó, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt.

đỗ xe máy trên đường dành riêng cho xe buýt

(Ảnh minh họa).

Xe gắn máy đỗ xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng cấm đỗ đối với xe máy như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

d) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép;

đ) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

e) Dừng xe, đỗ xe trên điểm đón, trả khách, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Theo đó, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp xe gắn máy vi phạm đỗ xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ.

đỗ xe máy trên đường dành riêng cho xe buýt

(Ảnh minh họa).

Người lái xe ô tô đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo tại điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;

đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

e) Đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều này;

Theo đó, người lái xe ô tô đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng xe thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng xử phạt người lái xe ô tô đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng xe này không áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả ‘khủng’ hàng trăm tỉ đồng

0

14 người trong đường dây sản xuất thuốc giả sản xuất, bán hàng ngàn sản phẩm, thu lời hơn 200 tỉ đồng, công an thu giữ gần 10 tấn tang vật.

Ngày 16/4/2025, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả ‘khủng’ hàng trăm tỉ đồng”. Nội dung như sau:

Ngày 16-4, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh này vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.

Nhóm đối tượng trong đường dây sản xuất thuốc giả cực “khủng” được Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện trên địa bàn TP Thanh Hóa và một số địa phương khác có một nhóm đối tượng có dấu hiệu nghi vấn sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi nên đã lập án đấu tranh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, đồng thời huy động lực lượng phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hóa của các đối tượng trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.

Hàng chục ngàn sản phẩm thuốc giả được ổ nhóm này bán ra thị trường, thu lời bất chính hơn 200 tỉ đồng

Qua khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả gồm: 44 hộp thuốc Tetracyclin, 40 hộp thuốc Clorocid, 49 hộp thuốc Pharcoter, 52 hộp thuốc Neo-Codion; 1232 hộp nhức khớp tê bại hoàn; 4122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong (thường gọi là thuốc thoái hóa Sigapore); 2285 hộp Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn; 1923 hộp Profeessor’s Pill (thường gọi là khớp xanh); 5172 hộp Mujarhabat Kapsul (thường gọi là khớp xanh); 2017 hộp thuốc Gai cốt hoàn; 930 hộp thuốc Tọa cốt thiên ma thống phong hoàn; 6612 hộp thuốc Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn; 1014 hộp thuốc Phong tê nhức Bạch Xà Vương; 4743 hộp thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn…

Ngoài ra, công an còn thu giữ hơn 18.000 vỏ hộp các loại, 142 kg các loại viên hoàn, viên nén, bột và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất thuốc giả; dây chuyền sản xuất, máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán và hàng ngàn các sản phẩm hàng hóa là thuốc chữa bệnh khác chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, đây là đường dây sản xuất thuốc giá quy mô lớn được đơn vị triệt phá

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, cầm đầu đường dây này là Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đạt đã câu kết với nhóm của Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp đã đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.

Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm bán ra thị trường qua các kênh phân phối.

Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỉ đồng.

Hiện, vụ án đang được Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra, làm rõ.

Tiếp đó, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “‘Lật mặt’ đường dây thuốc giả gần 200 tỷ: ‘Đại bản doanh’ rải từ Hà Nội đến miền Tây”. Cụ thể như sau:

Theo cơ quan điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã phát hiện trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và một số địa phương khác có một nhóm đối tượng có dấu hiệu nghi vấn sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Tiến hành lập án đấu tranh, chỉ trong một thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, đồng thời huy động lực lượng phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hoá của các đối tượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.

Lực lượng chức năng khám xét thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả (ảnh CA Thanh Hóa)

Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả gồm:

Các loại thuốc tân dược giả gồm:

44 hộp thuốc Tetracyclin,

40 hộp thuốc Clorocid,

49 hộp thuốc Pharcoter,

52 hộp thuốc Neo-Codion;

1.232 hộp nhức khớp tê bại hoàn;

4.122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong;

2.285 hộp Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn;

1.923 hộp Profeessor’s Pill (thường gọi là khớp xanh);

5.172 hộp Mujarhabat Kapsul;

2.017 hộp thuốc Gai cốt hoàn;

930 hộp thuốc Tọa cốt thiên ma thống phong hoàn;

6.612 hộp thuốc Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn;

1.014 hộp thuốc Phong tê nhức Bạch Xà Vương;

4.743 hộp thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn;

845 hộp thuốc đa xoang mũi;

4.012 hộp thuốc Viên vai cổ;

2.413 hộp thuốc Yuan Bone;

834 hộp thuốc thoái cốt hoàn plus;

515 hộp thuốc thoái hóa nhức khớp hoàn plus;

657 hộp thuốc thoái hóa tọa cốt đơn.

Các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuốc giả gồm:

Hơn 18.000 vỏ hộp các loại, 142 kg các loại viên hoàn, viên nén, bột và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất như: dây chuyền sản xuất, máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán và hàng nghìn các sản phẩm hàng hoá là thuốc chữa bệnh khác chưa xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả là gần 10 tấn.

Các đối tượng cùng tang vật vụ án

Theo kết quả điều tra, nhóm đối tượng do Nguyễn Tiến Đạt, sinh năm 1991 trú tại Chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội cầm đầu đã câu kết với nhóm đối tượng của Trịnh Doãn Giáo, sinh năm 1985 trú tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp.

Các đối tượng đã đầu tư mua thiết bị, máy móc, các nguyên liệu dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, ép thành viên nang, vỉ, đóng gói thành phẩm thuốc giả, đưa ra thị trường bán qua các kênh phân phối. Từ năm 2021 đến khi bị bắt các đối tượng đã sản xuất, bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, thu lời bất chính gần 200 tỷ đồng.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 14 đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh; tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt đến 250.000 đồng

0

Tại Nghị định 168/NĐ-CP mới có hiệu lực, ngoài quy định về trừ điểm giấy phép lái xe và tăng mạnh nhiều mức phạt đối với ô tô, xe máy, Chính phủ cũng tăng mức phạt đối với người đi bộ.

Theo điều 10 Nghị định 168, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 150.000 – 250.000 đồng, thay vì bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng theo Nghị định 100/2019 trước đây.

Đi bộ vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 250.000 đồng- Ảnh 1.

Nhiều hành vi đi bộ trái quy định cũng bị tăng mức xử phạt từ ngày 1.1

Mức phạt này cũng quy định với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT.

Ngoài ra, người đi bộ sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (mức phạt cũ 100.000 – 200.000 đồng); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông hoặc đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy cũng bị phạt 400.000 – 600.000 đồng (mức phạt cũ 60.000 – 100.000 đồng).

Dắt vật nuôi vào đường cao tốc bị phạt tới 2 triệu đồng

Điều 11 của Nghị định 168 quy định 3 mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông.

Mức 1, phạt từ 150.000 – 250.000 đồng nếu không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè; để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn; đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển; điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Những hành vi này theo Nghị định 100 trước đây bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.

Mức 2, phạt từ 400.000 – 600.000 đồng thay vì 100.000 – 200.000 theo Nghị định 100 với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT; dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang lái phương tiện tham gia giao thông; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.

Mức thứ 3, phạt từ 1 – 2 triệu đồng với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc, thay vì phạt 400.000 – 600.000 đồng theo mức phạt cũ.

Kiến nghị ‘nới’ thời gian lái xe kinh doanh vận tải

0

So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới “khống chế” tổng thời gian lái  xe trong một tuần không quá 48 giờ.

Giảm giờ lái xe sẽ giảm thu nhập

Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng.

“Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải “chôn chân” trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường”, anh Trung nói.

 - Ảnh 1.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định người lái  ô tô kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ một ngày và không quá 48 giờ một tuần

ẢNH: HOÀNG TUÂN

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là “rất khó” để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).

Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu “đóng khung” thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều “biến số” ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc – Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.

Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.

Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc – Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả  xe có thiết kế giường nằm).

“Nới” thời gian lên 70 giờ sẽ phù hợp?

Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.

Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 – 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 – 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…

Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.

Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 – 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 – 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.

Lý do “đóng khung” thời gian lái xe

Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.

Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. “Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động”, vị đại diện CSGT nhận định.

Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng  xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.

Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.

Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế  ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 – 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 – 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 – 12 triệu đồng (tổ chức).

CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trình

Theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.