Home Blog

Cả làng tôi không ai chia đất thừa kế cho con gái vậy mà bố mẹ chồng tôi định phá lệ chia 1 mảnh cho cô út vì chồng cô ấy vừa mất, vợ chồng tôi tức tốc về ngay trong đêm…sự thật dần h::é lộ ….

0

Ngôi làng nhỏ nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, nơi tôi sinh ra và lớn lên, có một nếp sống từ bao đời nay: đất đai, nhà cửa luôn dành cho con trai. Con gái, theo một luật bất thành văn, lấy chồng là về bên nhà chồng, không có phần thừa kế. Nếu có, cũng chỉ là một mảnh đất nhỏ hoặc chút tiền bạc, thường là để giúp nhà chồng vượt qua khó khăn.

Nơi đây, nhà nào đông con trai thì lại càng vất vả, vì phải lo đủ đất cát cho từng đứa. Còn những gia đình chỉ có con gái thì gần như chẳng ai bận tâm về chuyện phân chia tài sản, vì “con gái có phần bên nhà chồng rồi”. Cái nếp sống ấy in sâu vào suy nghĩ của người làng tôi, đến mức chẳng ai thấy cần phải thay đổi.

Nhà ông Thịnh, bố mẹ tôi, cũng không ngoại lệ. Gia đình tôi có hai chị em gái. Tôi là chị cả, em gái tôi, Lan, nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, bố mẹ đã dạy chúng tôi rằng con gái không nên tham lam đòi hỏi gì từ gia đình. “Các con rồi sẽ lấy chồng, hưởng phần bên nhà chồng. Đừng vì đất cát mà làm mất tình cảm anh chị em,” mẹ tôi thường nói.

Ba người con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ: Xin chia đất, mất tình thân -  Tuổi Trẻ Online

Những lời ấy khắc sâu vào tâm trí tôi, khiến tôi luôn tự nhủ rằng mình không nên kỳ vọng vào bất cứ điều gì. Khi lớn lên, học hành và lập gia đình, tôi càng hiểu rằng quan niệm này không chỉ tồn tại trong gia đình tôi, mà là điều mặc định trong cả ngôi làng.

Tôi lấy chồng năm 24 tuổi, về sống ở làng bên, cách nhà bố mẹ chừng 10km. Chồng tôi, Minh, là người đàn ông tốt, yêu thương vợ con, nhưng gia đình anh khá khó khăn. Nhà chồng tôi chỉ có một mảnh đất nhỏ, vừa đủ xây căn nhà cấp 4. Chúng tôi phải tiết kiệm rất nhiều mới đủ tiền sửa sang lại căn nhà, nhưng vẫn thiếu một khoản.

Thấy con gái vất vả, bố mẹ tôi cắt cho tôi một mảnh đất nhỏ ở rìa vườn để bán đi lấy tiền. Mẹ nói:

Nhà chồng con khó khăn, bố mẹ chẳng giàu có gì, nhưng giúp được chút nào hay chút ấy.

Tôi rưng rưng nước mắt, cảm ơn bố mẹ. Nhưng việc này đã khiến nhiều người trong làng bàn tán. Họ bảo bố mẹ tôi “làm trái luật làng”, rằng “con gái có phần bên nhà chồng rồi, sao còn lấy của bố mẹ?”.

Câu chuyện của gia đình tôi không phải duy nhất. Vài năm gần đây, làng tôi cũng dần có những thay đổi. Một số gia đình bắt đầu suy nghĩ thoáng hơn, chia thừa kế cho cả con gái. Tuy nhiên, phần của con gái thường ít hơn rất nhiều so với con trai.

Như nhà bác Hải, có ba con trai và một con gái. Bác quyết định chia đất cho cả bốn người con, nhưng con gái chỉ được một phần nhỏ. Chị gái tôi – người con gái duy nhất của bác – nhận phần đất, nhưng lại bị các anh trai trách móc.

“Cô có chồng rồi, sao còn về đây đòi đất?” – anh cả của chị gắt lên trong một cuộc họp gia đình.

Chị tôi khóc, bỏ về nhà chồng, để lại bác Hải trong sự day dứt. Bác thở dài bảo mẹ tôi:

“Thật khó mà thay đổi được suy nghĩ của mọi người.”

Nhưng không phải ai cũng cam chịu. Câu chuyện của Lan – em gái tôi – là một ví dụ.

Lan là cô gái cá tính, mạnh mẽ. Em không chấp nhận những gì bất công, kể cả luật bất thành văn của làng. Khi bố mẹ già yếu, em là người chăm sóc họ nhiều nhất, dù đã đi lấy chồng. Em chạy qua chạy lại, lo thuốc thang, chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho bố mẹ.

Khi bố tôi qua đời, ông để lại di chúc, chia đều tài sản cho cả hai chị em tôi. Lần này, mẹ tôi ủng hộ quyết định của bố, nhưng người trong làng lại xôn xao. Họ nói mẹ tôi “phá vỡ truyền thống”, rằng “con gái lấy chồng rồi thì thôi, còn quay về nhà đòi đất làm gì?”.

Lan cười, đáp lại họ:

“Con gái cũng là con. Nếu tôi chăm sóc bố mẹ nhiều hơn, tại sao tôi không có quyền được thừa kế?”

Câu chuyện của làng tôi vẫn tiếp diễn, giữa những người bảo thủ giữ gìn “luật làng” và những người như Lan, dám đấu tranh để thay đổi. Tôi tự hào về em gái mình, vì nó đã dũng cảm đứng lên, để chứng minh rằng con gái cũng có quyền được yêu thương và công bằng như con trai.

Dẫu biết rằng để thay đổi nếp sống này không dễ, nhưng tôi tin, từng câu chuyện nhỏ như của Lan sẽ dần làm thay đổi suy nghĩ của mọi người. Và biết đâu, một ngày nào đó, làng tôi sẽ chẳng còn khái niệm “luật bất thành văn” đầy bất công ấy nữa.

Sau khi lập gia đình, bố mẹ tôi đã tặng cho tôi một mảnh đất và hỗ trợ 2 tỷ đồng để xây nhà riêng. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là tôi phải nhận trách nhiệm chăm sóc anh trai tôi suốt đời.  Nhà chồng tôi có đông anh em nên trách nhiệm chăm sóc bố mẹ chồng cũng không đến lượt vợ chồng tôi. Nhưng rồi câu chuyện không như chúng tôi vẫn nghĩ, bỗng một ngày bố chồng đem đến 300 triệu và nói muốn ở cùng chúng tôi. Dù không muốn nhưng không còn cách nào khác vợ chồng tôi phải chấp nhận. Ở chung nhà với anh trai tôi nhưng bố chồng luôn tị nạnh việc nhà, soi xét anh tôi đủ kiểu rồi nói móc mỉa là anh ăn bám vợ chồng tôi dù mỗi tháng anh vẫn nhận việc về nhà làm kiếm thêm 4-5 triệu phụ giúp tôi. Không dừng lại ở đó, bố chồng còn nhiều lần gọi điện cho họ hàng ở quê, bóng gió rằng nhà bị m;ất ti;ền trong khi nhà chỉ có bố chồng và anh trai tôi ở nhà. Cách đây vài ngày, bố chồng tự ý vào phòng anh trai tôi và làm rơi vỡ hai chiếc tách mà anh rất trân trọng. Thấy tách bị vỡ, anh tôi không kiềm chế được, lớn tiếng quát bố chồng. Ông cũng không chịu nhường mà mắng lại anh. Cuộc cãi vã trở nên g;ay g;ắt, cả hai bên đều tuôn ra mọi bức xúc. Đ;ỉ;nh điểm, bố chồng lớn tiếng đu;ổi anh tôi ra khỏi nhà, nói rằng đây là nhà của vợ chồng tôi đứng tên, đúng lúc đó tôi về đến nhà tôi lao vào nói ……..

0

Sau vụ việc này tôi không biết phải giải quyết làm sao cho ổn thỏa mối quan hệ giữa bố chồng và anh ruột mình…

Sau khi lập gia đình, bố mẹ tôi đã tặng cho tôi một mảnh đất và hỗ trợ 2 tỷ đồng để xây nhà riêng. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là tôi phải nhận trách nhiệm chăm sóc anh trai tôi suốt đời.

Anh trai tôi bị khuyết tật ở hai chân và phải sử dụng xe lăn. Hàng tháng, bố mẹ sẽ đưa thêm 2 triệu đồng để hỗ trợ chi phí thuốc men và sinh hoạt cho anh. Sau khi bàn bạc với chồng, vợ chồng tôi đã đồng ý với điều kiện này. Tôi chỉ có một người anh trai, và vì tình trạng khuyết tật, anh không thể lập gia đình. Là em gái tôi không thể bỏ rơi anh ruột của mình.

Gia đình chồng tôi biết chuyện chúng tôi xây nhà riêng nhưng không phản đối mà còn ủng hộ. Gia đình chồng đông anh em, có đến bốn người con và chồng tôi là con út nên không phải nhận trách nhiệm chăm sóc cha mẹ. Vợ chồng tôi cũng không nhận bất kỳ phần tài sản hay đất đai nào từ phía nhà chồng.

Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến tháng 9 vừa rồi, khi bố chồng tôi về hưu. Ông kiên quyết đòi đến sống cùng chúng tôi. Ông nói rằng mình có 600 triệu đồng, sẽ chia đôi: mẹ chồng 300 triệu, ông 300 triệu. Ông mang số tiền đó đến nhà tôi và yêu cầu chúng tôi chăm sóc ông đến khi qua đời. Dù không hài lòng nhưng vì thương chồng, tôi vẫn đồng ý để ông đến sống cùng.

Vợ chồng tôi nhường cho bố chồng căn phòng trên lầu, vì dưới tầng trệt đã có phòng của vợ chồng tôi, phòng của con gái nhỏ 3 tuổi và phòng của anh trai tôi. Con gái tôi còn nhỏ, tôi không dám để con ở trên lầu vì sợ con té cầu thang. Anh trai tôi bị tật nguyền nên không thể lên xuống cầu thang. Nhưng bố chồng không chịu. Ông cho rằng chúng tôi không thương ông, để ông già đau nhức xương khớp phải leo cầu thang mỗi ngày. Cuối cùng, vợ chồng tôi đành chuyển lên lầu, nhường căn phòng rộng và đẹp nhất cho ông.

Từ khi chuyển đến, bố chồng thường xuyên đụng mặt anh trai tôi. Dù anh trai tôi tật nguyền nhưng vẫn cố gắng giúp tôi những việc nhỏ nhặt như rửa chén, bỏ quần áo vào máy giặt hay lau chùi bàn ghế. Anh còn làm việc online cho một công ty kế toán, kiếm được 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng.

Tuy vậy, bố chồng tôi không hề tôn trọng anh trai tôi mà còn tỏ ra ghét bỏ. Khi anh rửa chén, ông luôn kiểm tra xem chén có sạch không, thậm chí ngửi để xem có mùi xà phòng. Khi anh bận việc không kịp ra ăn cơm, ông lại bóng gió rằng anh lười biếng, chỉ biết ăn với ngủ. Trong mắt ông, anh trai tôi là người vô dụng, ăn bám vợ chồng con trai ông.

Không dừng lại ở đó, bố chồng còn nhiều lần gọi điện cho họ hàng ở quê, bóng gió rằng nhà bị mất tiền. Họ hàng đều biết bố chồng sống với chúng tôi và nhà có anh trai tôi bị tật nguyền, không có khả năng lao động. Những lời nói của ông chẳng khác nào ám chỉ anh tôi là kẻ ăn cắp. Tôi tức giận cãi lại để bảo vệ anh trai thì bị ông quát mắng. Chồng tôi khuyên nhịn vì tính khí ông khó chịu, đến mức các chị dâu không sống nổi nên ông mới đến ở với chúng tôi.

Cách đây vài ngày, bố chồng tự ý vào phòng anh trai tôi và làm rơi vỡ hai chiếc tách mà anh rất trân trọng. Hai chiếc tách này được anh làm trong chuyến du lịch vài năm trước, có in hình gia đình tôi và khi ghép lại sẽ thành một bức ảnh đầy đủ các thành viên. Anh rất quý, luôn đặt chúng trên bàn làm việc.

Thấy tách bị vỡ, anh tôi không kiềm chế được, lớn tiếng quát bố chồng. Ông cũng không chịu nhường mà mắng lại anh. Cuộc cãi vã trở nên gay gắt, cả hai bên đều tuôn ra mọi bức xúc. Đỉnh điểm, bố chồng lớn tiếng đuổi anh tôi ra khỏi nhà, nói rằng đây là nhà của vợ chồng tôi đứng tên, anh không có quyền gì cả.

Tôi đứng giữa, chỉ biết khóc vì thương anh và giận bố chồng. Chồng tôi tức giận, yêu cầu bố thu dọn đồ đạc, mang tiền về quê sống với các anh chị, đừng gây rối cho gia đình chúng tôi nữa.

Bố chồng lầm lì bỏ vào phòng, trách chồng tôi nhu nhược, bênh vợ mà không bênh bố. Suốt mấy ngày nay, ông chỉ ra ngoài vào giờ cơm, còn lại đóng cửa trong phòng. Tôi thật sự rối bời, không biết phải làm sao để giải quyết mọi chuyện.

Cách đây một tuần, tôi có tâm sự với chồng dự định Tết này biếu ông bà ngoại 5 triệu tiêu Tết, ông bà nội 10 triệu. Tưởng được chồng đồng tình, nào ngờ anh ấy nổi giận: “Ông bà ở quê Tết giản dị, gà nhà có, cây nhà lá vườn đầy ra, tiêu gì đến tiền đâu mà biếu nhiều thế. Em xem bên nhà anh, bố anh là trưởng họ, biết bao nhiêu việc phải chi tiêu. Mà anh biết thừa, em đưa 5 triệu trước mặt anh, còn không có ăn chắc là đưa gấp mấy lần”. Nghe chồng nói vậy, tôi 3 m:á:u 6 c:ơ:n quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh chín”, đọc thêm dưới đây ….

0

Đang từ chuyện vui, vợ chồng tôi lại trở nên căng thẳng vào dịp cuối năm chỉ vì đi Tết nội ngoại.

Dù chưa đến Tết nhưng do vào dịp cuối năm bận việc, nên tôi cũng phải dự tính trước mọi thứ để tránh rơi vào bị động. Chuyện mà vợ chồng tôi nhắc đến nhiều nhất vẫn là sẽ về nhà nội, nhà ngoại hôm nào. Năm nay tôi làm ăn cũng tốt nên cũng để ra một ít tiền. Dự định cuối năm nay sẽ mua sắp nhiều, đi Tết hai bên tươm tất hơn so với năm trước.

Những tưởng được chồng đón nhận vì dù sao số tiền tôi làm ra, chứ không phải anh ấy. Nào ngờ tôi đón nhận sự thờ ơ của chồng, anh ấy cho rằng còn lâu mới đến Tết, nên đến đó hẵng hay. Nhưng tôi lại háo hức, nửa năm nay tôi chưa về nhà ngoại, nên muốn về nhà thăm, vào dịp Tết lại càng vui. Nhất là các con của tôi, hai đứa rất thích về nhà ông bà ngoại chơi.

Cách đây một tuần, tôi có tâm sự với chồng dự định Tết này biếu ông bà ngoại 5 triệu tiêu Tết, ông bà nội 10 triệu. Tưởng được chồng đồng tình, nào ngờ anh ấy nổi giận: “Ông bà ở quê Tết giản dị, gà nhà có, cây nhà lá vườn đầy ra, tiêu gì đến tiền đâu mà biếu nhiều thế. Em xem bên nhà anh, bố anh là trưởng họ, biết bao nhiêu việc phải chi tiêu. Mà anh biết thừa, em đưa 5 triệu trước mặt anh, còn không có ăn chắc là đưa gấp mấy lần“.

Nghe chồng nói vậy tôi thất vọng vô cùng, chưa bao giờ tôi lén lút làm việc gì thiếu minh bạch. Từ lúc lấy chồng đến nay, mua gì, biếu gì bố mẹ đẻ tôi đều làm trước mặt chồng và xin phép từ trước rồi mới làm. Vậy mà chồng buông những câu trách móc, quy kết tôi. Không hiểu sao chồng chỉ muốn về nhà nội, còn nhắc tới nhà ngoại là tìm cách né tránh.

Dự định biếu bố mẹ đẻ 5 triệu tiêu Tết, chồng nói một câu làm tôi ấm ức muốn ly hôn - Ảnh 2.

Vợ chồng tranh cãi, rạn nứt cũng chỉ vì chuyện biếu tiền Tết bố mẹ. Ảnh minh họa

Tôi cũng không chịu nổi cách so đo của chồng nên hai chúng tôi đã nảy ra tranh cãi. Chồng tôi giận dỗi, còn tuyên bố: “Từ giờ trở đi, việc nhà ai người đấy đi mà lo liệu. Tết hay công việc gì bên nhà tôi, không cần cô phải tham gia. Thế cho đỡ mệt đầu, cô lúc nào cũng chỉ có nhà ngoại, sao không về đấy mà ở hẳn đi“.

Tôi giận chồng đến mức chỉ muốn ly hôn. Còn chồng bực tức là thế, xong lại ngon ngọt với lý do cuối năm cần đầu tư vào làm ăn. Chồng muốn tôi có tiền đưa cho để phục vụ công việc. Nhưng tôi thừa biết ý đồ thật sự là gì, chồng chỉ vì lo sợ tôi đưa tiền về nhà ngoại nên nghĩ cách làm cho vợ không có tiền để về quê ngoại. Càng nghĩ tôi lại càng thấy sợ chồng, anh ta tìm mọi cách để đạt mục đích nhỏ nhen.

Tôi vẫn chưa đồng ý đưa tiền cho chồng, vậy nên anh ta kiếm cớ gây sự, hàng ngày đi ăn nhậu tới khuya mới về. Lúc về đến nhà là buông lời trách móc, bóng gió muốn ly hôn. Tôi rất mệt mỏi, trong khi việc công ty bộn bề cả núi việc chưa làm xong mà chuyện nhà lại rạn nứt.

Chồng tỏ rõ thái độ bất cần chỉ vì chuyện đi Tết nhà ngoại. Để nhà cửa yên ổn, tôi có nên đưa hết tiền cho chồng và hứa Tết này chỉ về nhà ngoại biếu gói bánh kẹo để anh ta vừa lòng?

Trong cơn gi::ận d:ữ, cả nhà chồng Nhung nhao nhao đ::uổi cô ra khỏi nhà. Mẹ chồng gằn giọng: – “Cô bước chân vào đây chẳng mang gì theo, giờ thì đi cho kh::uất mắt tôi!” Nhung im lặng, mắt lạnh lùng nhìn mọi người. Cô bước thẳng đến bàn thờ, mở ngăn kéo, rút ra cuốn sổ tiết kiệm 3 tỷ đồng, đặt mạnh xuống bàn. “Đây là tiền tôi dành dụm để lo cho gia đình này, để mẹ hưởng tuổi già. Nhưng giờ thì thôi. Thế là mẹ hết số hưởng rồi nhé!” Cả nhà ch::ết l::ặng, không ai dám nói thêm một lời.

0

“Thế là mẹ hết số hưởng rồi nhé. Đây là cuốn sổ tiết kiệm 3 tỷ, con định cho mẹ và bố để dưỡng già nhưng giờ mẹ đuổi con đi thì đành chịu thôi”.

Hôm Hưởng quyết định lấy Vân, cả nhà anh cứ nhao nhao lên phản đối. Đầu tiên là mẹ anh, bà gắt lên:

– Mày điên à? Lấy ai không lấy, lại lấy con bé mất cha mất mẹ, nghèo kiết xác ấy về làm vợ?

Em gái Hưởng nghe mẹ nói vậy cũng khuyên:

– Đúng đó anh. Nhà mình đâu đến nỗi nào, anh cần em giới thiệu cho bạn em nhiều đứa xinh mà gia đình có điều kiện lắm.

– Nhưng anh yêu cô ấy mà.

– Mày yêu thì có mài ra ăn được không?

Hưởng bực tức bỏ vào phòng. Anh mặc kệ, anh yêu Vân và anh thấy Vân là cô gái đầy nghị lực, anh phải lấy Vân cho bằng được, mặc kệ bố mẹ anh phải đối.

Tình yêu, Hạnh phúc gia đình, Cuộc sống vợ chồng, Tâm sự

(Ảnh minh họa)

Thế là sau cùng cả nhà Hưởng cũng không thể ngăn cản được đám cưới. Mẹ Hưởng bó tay trước sự cứng đầu của con trai thì nghĩ ra cách khác. Kiểu gì bà cũng sẽ khiến cho Vân điêu đứng mà chạy khỏi nhà chứ chẳng cần đuổi.

Vân bảo cô đi làm thuê cho một shop quần áo, mẹ chồng cô bắt phải ở nhà để lo cơm nước, nội trợ. Báo hại Vân phải nghỉ việc, tiền lương của chồng thì mẹ chồng nắm hết nên Vân không có tiền, cả năm về làm dâu chẳng mua được cái quần cái áo mới nào. Đến mức có hôm khách vào chơi cứ tưởng cô là ô sin cho nhà Hưởng nên cứ sai nhiêt tình.

Hưởng đi làm xa, mọi việc ở nhà do mẹ anh quản hết, khi anh về nhà nghe vợ nói bị mẹ mình hành hạ thì anh không tin vì thấy mẹ và em gái đối xử với vợ không đến nỗi nào, bà còn bảo bà muốn giữ tiền lương của anh để vài năm nữa thêm tiền vào mua cho hai vợ chồng căn chung cư để cho hai vợ chồng ra ở riêng, khỏi phải ở chung vì biết Vân không thích nên khi nghe vợ nói vậy Hưởng nghĩ vợ nói dối. Anh động viên vợ nên làm hòa với mẹ, cố gắng nghe lời bà chút để được yên ổn.

Nhưng rồi Vân vẫn là cái gai trong mắt đối với mẹ chồng. Đợt đó, Hưởng đi công tác nước ngoài 3 tháng, nhưng rồi trong lần đi công tác đó, anh đã phải lòng một nữ đồng nghiệp. Từ đó, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ bênh vợ, thương vợ, yêu vợ, Hưởng quay ra cáu gắt rồi chì chiết Vân. Thấy con trai với con dâu bất hòa, mẹ chồng Vân mừng rúm. Thế là cơ hội để nhổ cái gai trong mắt mình đã đến.

Hôm đó là ngày giỗ ông nội Hưởng. Anh vẫn tít mít với chuyến công tác bên nữ đồng nghiệp xinh đẹp nên không có mặt. Vân ở nhà từ sớm đã dậy chuẩn bị đồ cúng. Nhưng đến tối, khi xong xuôi mọi việc và khách khứa đã về hết, mẹ Hưởng mới gọi con dâu đến nơi rồi nói:

– Hôm nay cô làm gì mà lơ đễnh đến mức không mua giấy hóa vàng thế hả? Làm tôi bị cả họ chửi vào mặt như tát nước.

– Ơ mẹ ơi, hôm qua chính mẹ bảo để mẹ mua nên con mới không lấy ạ.

– Cô còn cãi chày cãi cối à? Tôi bảo khi nào? Thứ con dâu hư hỏng như cô còn dám bất kính với tổ tiên, ông bà thế thì có đáng sống trong căn nhà này không?

– Con đâu cố ý, chính mẹ bảo mà…

Mẹ chồng Vân cầm luôn tô canh đang ăn dở hất vào mặt cô, cùng với cô em gái hét lên:

– Cút, đồ con dâu mất dạy.

Vân lấy tay lau hết canh trên mặt rồi bảo:

– Mẹ đuổi thì con xin đi, nhưng cho con 2 phút.

Nói rồi Vân đủng đỉnh đến chỗ bàn thờ, lật cây đèn lên rồi lấy ra một cuốn sổ tiết kiệm màu xanh. Chỗ này là nơi cô thường xuyên quét dọn chứ cả nhà chồng cô chả ai đụng đến. Lấy xong, Vân giơ lên, mẹ chồng cô hơi ngạc nhiên khi thấy đó là một cuốn sổ tiết kiệm.

– Thế là mẹ hết số hưởng rồi nhé. Đây là cuốn sổ tiết kiệm 3 tỷ, con định cho mẹ và bố để dưỡng già nhưng giờ mẹ đuổi con đi thì đành chịu thôi.

Tình yêu, Hạnh phúc gia đình, Cuộc sống vợ chồng, Tâm sự

(Ảnh minh họa)

– Cô điêu vừa thôi, cô làm gì có tiền.

– À, con không có tiền, con chỉ có 3 cửa hàng kinh doanh quần áo và mỹ phẩm thôi. Mấy tháng nay cứ để cho nhân viên làm hết nên doanh thu bị giảm. Cứ ngỡ lấy được ông chồng biết thương yêu vợ nhưng giờ anh ta cũng chẳng ra gì nên thôi, con xin đi cho rảnh nợ.

Nói rồi Vân vào lấy vali quần áo rồi ngẩng cao đầu bước đi. Cả mẹ chồng cô và cô em gái chồng cứ đứng chết sững ở đó mà không nói được một câu nào. Có lẽ họ quá sốc khi thấy cô con dâu nghèo kiết xác của mình đang bước ra khỏi nhà với cuốn sổ tiết kiệm 3 tỷ.

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Thiếu tin hỗ trợ, SJC và nhẫn trơn dự báo giảm tiếp

0

Giá vàng hôm nay 25/12/2024 trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm do thị trường thiếu thông tin hỗ trợ. Ở trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn dự báo giảm tiếp sau khi đã đồng loạt giảm trong phiên hôm qua.

Ngày 25/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Thiếu tin hỗ trợ, SJC và nhẫn trơn dự báo giảm tiếp”. Nội dung cụ thể như sau:

Tới 20h20′ tối 24/12 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.614 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.654 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 24/12 cao hơn khoảng 26,7% (551 USD/ounce) so với đầu năm. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức 81,2 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 24/12.

Giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm do thị trường thiếu thông tin hỗ trợ. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm ở trong nước trước khi kết phiên hôm qua.

Vàng thế giới giảm giá chủ yếu do đồng USD quay đầu tăng giá và thị trường thiếu thông tin hỗ trợ, trong thời điểm nhiều nước bắt đầu bước vào kỳ nghỉ dài lễ Noel và Tết Dương lịch.

Thị trường đang tiếp tục đánh giá kết quả cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) vào tuần trước. Giới đầu tư có xu hướng đánh cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ rất thận trọng trong việc hạ lãi suất trong năm sau.

Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Ảnh: Minh Hiền

Đồng USD có xu hướng nhích lên dù đang ở mức rất cao. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng trên đà đi lên.

Chỉ số DXY – đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt – tăng vọt từ mức 106 điểm hồi đầu tháng 12 lên 108,5 điểm hôm 19/12, trước khi hạ nhiệt về 108,1 điểm hôm 21/12 và tới đầu phiên 24/12 (giờ Mỹ) đang ở mức 108,2 điểm.

Theo tín hiệu từ các quan chức Fed, cơ quan này sẽ có 2 lần giảm lãi suất trong năm 2025, thay vì 4 lần như kỳ vọng trước đó.

Vàng giảm còn do giao dịch trầm lắng trong khoảng thời gian nghỉ lễ.

Căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới cũng hạ nhiệt.

Tại Syria, tình hình đã ổn định hơn sau khi chính quyền mới do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu được thành lập và tiến tới hợp nhất các lực lượng dân quân vào quân đội chính quy.

Xung đột tại Ukraine cũng được kỳ vọng sẽ sớm tới hồi kết, khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp quay trở lại Nhà Trắng. Quan chức Ukraine cho rằng Kiev phải chuẩn bị cho các cuộc đàm phán “không thể tránh khỏi” với Nga sau chiến thắng của ông Trump.

Dự báo giá vàng

Mặc dù thiếu thông tin hỗ trợ nhưng mức giảm giá của vàng không nhiều. Giá vàng giao ngay vẫn trụ khá vững trên ngưỡng 2.600 USD/ounce.

Trong năm 2025, đồng USD được dự báo yếu đi theo xu hướng giảm lãi suất của Fed và sức cầu đối với vàng của ngân hàng trung ương nhiều nước sẽ hỗ trợ cho mặt hàng kim loại quý.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã khởi động lại hoạt động mua vàng vào tháng 11 vừa qua sau 6 tháng tạm dừng.

Vàng cũng đang trong mùa cao điểm tiêu thụ ở khu vực châu Á. Đây là yếu tố được kỳ vọng sẽ giữ cho giá vàng không bị giảm mạnh.

Năm tới, dự báo vàng cũng được hỗ trợ bởi tình trạng giá cả, lạm phát leo thang khi các nước đẩy mạnh bơm tiền để kích thích kinh tế. Trung Quốc có kế hoạch bán hơn 410 tỷ USD giá trị trái phiếu đặc biệt trong năm 2025 để thúc đẩy nền kinh tế lớn số 2 thế giới.

Cùng ngày, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay, 25-12: Tăng trở lại”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng hôm nay của thế giới lại đi lên

Khoảng 6 giờ ngày 25-12, giá vàng thế giới giao ngay tại 2.619 USD/ounce, tăng 10 USD so với mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch đêm qua là 2.609 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay bật tăng ngay khi thị trường bắt đầu nghỉ lễ Giáng sinh. Một số hoạt động săn hàng giá thấp đã diễn ra. Tuy nhiên, sức mạnh của đồng USD và đà tăng của lãi suất trái phiếu Mỹ đã hạn chế nhiều đầu tư quan tâm đến vàng.

George Milling-Stanley – nhà phân tích tại State Street Global Advisors, kỳ vọng năm 2025 có khả năng lập kỷ lục đối với giá vàng. Bởi lẽ nhu cầu tăng dự trữ vàng của ngân hàng trung ương để bảo vệ mình khỏi tình trạng bất ổn kinh tế, địa chính trị vẫn là động lực chính trên thị trường.

Tại Việt Nam, giá vàng SJC cuối ngày 24-12 được các ngân hàng bán ra 84,3 triệu đồng/lượng. Công ty SJC bán ra vàng nhẫn với giá 84,1 triệu đồng/lượng.

https://vietnamnet.vn/gia-vang-hom-nay-25-12-2024-thieu-tin-ho-tro-sjc-va-nhan-tron-du-bao-giam-tiep-2356064.html

Phát hiện gần 1kg vàng trong nữ tiếp viên hàng không

0

Nữ tiếp viên hàng không 26 tuổi bị bắt giữ vì giấu gần 1kg vàng trong trực tràng. Cô này nổi tiếng xinh đẹp và thường xuyên chia sẻ cuộc sống sang chảnh lên mạng xã hội.

Báo Người đưa tin ngày 22/12 có bài Phát hiện gần 1kg vàng trong trực tràng nữ tiếp viên hàng không. Nội dung như sau:

Một nữ tiếp viên hàng không làm việc cho hãng Air India Express đã bị bắt tại sân bay Kannur vì cáo buộc buôn lậu vàng và giấu nó trong trực tràng.

Cụ thể, theo Tổng cục tình báo Tiền tệ Ấn Độ (DRI), lực lượng chức năng phát hiện nữ tiếp viên này giấu 960g vàng dạng hỗn hợp trong trực tràng.

Theo cơ quan điều tra, nữ tiếp viên hàng không Surabhi Khatun đã được huấn luyện đặc biệt để buôn lậu gần 1 kg vàng bằng cách giấu nó trong trực tràng. Họ đưa ra kết luận này bởi một người chưa qua đào tạo không thể giấu nhiều vàng như vậy trong cơ thể.

Không có điều gì bất thường trong dáng đi hay hành vi của Khatun. Thêm vào đó, cơ thể sẽ cố gắng đào thải vật thể lạ vì thế những người như Khatun được đào tạo đặc biệt để kiểm soát được điều này trong nhiều giờ.

Surabhi Khatun là tiếp viên hàng không trên chuyến bay của Air India từ Muscat đến Kannur. Cơ quan tình báo Ấn Độ cho biết, các nữ tiếp viên hàng không từng bị bắt vì buôn lậu vàng nhưng đây là trường hợp đầu tiên ở Ấn Độ mà nữ tiếp viên cố gắng buôn lậu vàng bằng cách nhét vào trực tràng.

Truyền thông Ấn Độ cho biết thêm, nữ tiếp viên Surabhi Khatun năm nay 26 tuổi, sống tại Kolkata. Cô này nổi tiếng xinh đẹp và thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống sang chảnh lên mạng xã hội. Nếu phi vụ trên trót lọt, cô này sẽ nhận được một khoản thù lao hậu hĩnh.

Nguồn tin từ DRI cho biết, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông có tên Suhail, được cho là kẻ chủ mưu đứng sau vụ việc. Kẻ này đã thực hiện hơn 20 vụ buôn lậu vàng thông qua tiếp viên hàng không.

Trước đó, năm 2020, tại Ấn Độ ghi nhận một nam hành khách, khởi hành từ sân bay Kannur đến Dubai, giấu 1 kg vàng thỏi trong trực tràng.

Theo báo Đời sống pháp luật có bài Đi rút tiền ở ATM, cậu học sinh chết lặng khi thấy hơn 260 tỷ đồng trong tài khoản. Nội dung như sau:

Mới đây, một nam sinh Ấn Độ đã trải qua cảm giác “ngồi trên đống lửa” khi số dư tài khoản bất ngờ tăng vọt lên gần 870 triệu Rupee (hơn 260 tỷ đồng) mà không biết lý do vì sao.

Câu chuyện hy hữu xảy ra với cậu học sinh Saif Ali (làng Chandan Patti, Muzaffarpur, Bihar, Ấn Độ). Trong một lần đến cây ATM tại tiệm net địa phương để rút 500 Rupee (khoảng 150.000 đồng), Ali bàng hoàng phát hiện số dư trong tài khoản của mình đột nhiên tăng vọt lên con số 870 triệu Rupee.

Ảnh minh họa

Chủ tiệm net, anh Avinash Kumar, cũng không khỏi kinh ngạc trước số dư “khủng” này. Anh đã kiểm tra lại kỹ lưỡng và xác nhận không hề nhìn nhầm. Anh Kumar sau đó đã khuyên Ali nhanh chóng về nhà báo tin cho mẹ.

Ngay lập tức, mẹ của Ali đã đưa cậu đến ngân hàng để xác minh. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng cho biết số dư trong tài khoản của Ali đã trở về con số ban đầu là 532 Rupee. Khoảng thời gian Ali trở thành tỷ phú chỉ vỏn vẹn trong 5 giờ đồng hồ.

Ngân hàng North Bihar Gramin Bank, nơi Ali mở tài khoản, hiện đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc hy hữu này. Cơ quan điều tra an ninh mạng địa phương nghi ngờ tài khoản của Ali có thể đã bị các nhóm lừa đảo sử dụng làm tài khoản trung gian để chuyển tiền. Họ cho rằng trong bối cảnh các vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, đây có thể là một thủ đoạn mới của tội phạm. Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra.

Nguồn: Times of India

Ông cụ đem 7 tỷ đồng tiền đền bù đất gửi tiết kiệm, 1 năm sau đi rút tiền thì bị nhân viên từ chối, cảnh sát khẳng định: “Ngân hàng đã làm đúng”

Trong gia đình nhà chồng, người tôi nể phục nhất vẫn là bố chồng. Ônglà một người làm ăn giỏi, có tiếng nói trong gia đình và bên ngoài, ngoại giao rất tốt, cách cư xử cũng luôn chuẩn mực. Thấy con trai ngoại tình, con dâu không hạnh phúc, bố chồng đã động viên, chỉ bảo mọi cách để tôi kéo chồng về phía gia đình. Tôi còn nhớ như in lời của bố với mình: “Chồng con nó đi với g::ái, con đừng để ý làm gì cho mệt. Nó đi chán thì nó lại về thôi, nếu cần con cứ ăn mặc diện, hẹ:n h:ò với tr:ai đi cho nó gh:en. Cùng lắm là ng:oại tì:nh:, xem ai hơn ai?”. Những tưởng đó là tấm lòng xuất phát từ của bậc làm cha, tôi không ngờ đó là màn kịch được sắp đặt hết với 1 chiếc máy ghi âm đã ở đó từ lâu… Đọc tiếp dưới bình luận

0

Bố chồng xúi giục con dâu tìm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân, nhưng thực chất là để thúc đẩy ly hôn thật nhanh.

Tâm sự chuyện ứng xử bố chồng nàng dâu

Hôn nhân của tôi được 5 năm, nhưng không thực sự hạnh phúc. Trong chặng đường hôn nhân của vợ chồng tôi chỉ được năm đầu là yên ấm, còn lại không khác gì ly thân dù sống cùng một nhà. Thấy con dâu không hạnh phúc, bố chồng đã động viên, chỉ bảo mọi cách để tôi kéo chồng về phía gia đình.

Tôi chịu đựng từng đó năm không phải vì ham vật chất nơi nhà chồng, cũng không màng gì người chồng dù đẹp trai nhưng rất lăng nhăng. Đơn giản với tôi đó là cuộc hôn nhân tự nguyện, cả hai vợ chồng cũng đã có những năm tháng yêu đương cháy bỏng trước hôn nhân.

Chồng tôi sớm lộ hình một kẻ lười nhác, không đoái hoài gì đến vợ con, chẳng bao giờ đưa nổi một đồng gọi là phụ giúp vợ nuôi con. Chồng tôi muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, thậm chí qua đêm thường xuyên bên ngoài cũng không thèm báo vợ một câu. Tôi cắn răng chịu đựng sự thờ ơ, bất cần của chồng. Nhưng anh ta ngoại tình thì đúng là tôi không thể chịu đựng nổi.

Điều tôi nghĩ đầu tiên đó là ly hôn, nhưng biết bao người khuyên can tôi đừng vội vàng mà ảnh hưởng đến con. Tôi còn nhớ như in lời của bố chồng với mình: “Chồng con nó đi với gái, con đừng để ý làm gì cho mệt. Nó đi chán thì nó lại về thôi, nếu cần con cứ ăn mặc diện, hẹn hò với trai đi cho nó ghen. Cùng lắm là ngoại tình, xem ai hơn ai?“.

Hôn nhân đổ vỡ chỉ vì nghe lời bố chồng - Ảnh 2.

Bố chồng vẫn còn ấm ức với đám cưới của con trai và con dâu. (Ảnh minh họa)

Lời của bố chồng khiến tôi không thể không lưu tâm, trong gia đình nhà chồng, người tôi nể phục nhất vẫn là ông. Bố chồng tôi là một người làm ăn giỏi, có tiếng nói trong gia đình và bên ngoài. Bố chồng tôi ngoại giao rất tốt, cách cư xử cũng luôn chuẩn mực.

Mới đầu về làm dâu, tôi cũng hơi lo lắng vì bố chồng vốn không tán thành cuộc hôn nhân. Về sau, tôi thấy ông cũng đã chấp nhận tôi, còn động viên, “xúi giục” con dâu làm cho chồng ghen để quay về. Mặc dù chưa có ai, nhưng tôi làm ra vẻ như đang hẹn hò. Cố tình ăn mặc thật đẹp, buông những lời “thả thính” trên trang cá nhân… Tôi còn dũng cảm đáp trả lại chồng: “Anh có người khác, đừng trách tôi có ngày ngoại tình“.

Bố chồng tôi bất ngờ tổ chức cuộc họp hai bên gia đình, bàn bạc về hôn nhân của vợ chồng tôi. Trong cuộc họp này, bố chồng yêu cầu hai vợ chồng tôi phải thú nhận mọi chuyện, trong đó có cả việc đang có người khác. Tôi cứ nghĩ, đây là cách hòa giải của bố chồng nên thừa nhận là đang hẹn hò với người khác, mặc dù tôi không có ai.

Tưởng bố chồng sẽ ủng hộ mình, nhưng ông lại bất ngờ tuyên bố: “Chuyện vợ chồng hai đứa bất hòa đã lâu, đôi bên đều đã có người bên ngoài. Tôi cũng đã nhiều lần hòa giải, khuyên can nên bất thành. Dù không muốn, nhưng tôi nghĩ hai gia đình nên chấp thuận cho hai đứa ly hôn. Cả hai vẫn còn cơ hội ở cuộc hôn nhân tiếp theo“.

Chồng ngoại tình với bạn thân, Chồng ngoại tình, Hạnh phúc gia đình, Tâm sự

Bố chồng bí mật ghi âm và làm biên bản cuộc họp, vậy là tôi thấy mình quá dại khi thừa nhận đang có người khác. Hóa ra, bố chồng tôi xúi con dâu làm vậy là để thúc đẩy quá trình ly hôn nhanh hơn thôi. Bố chồng từ đầu không ưa con dâu, nhưng giả bộ chia sẻ, khuyên nhủ để dẫn dắt tôi phạm vào sai lầm.

Tôi và chồng đã viết đơn ly hôn và nộp ra tòa, đang trong thời gian hòa giải. Từ hôm đó đến nay tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi thấy thương con còn nhỏ, chưa muốn ly hôn. Tôi rất muốn chồng tôi vì vợ con mà cắt đứt với người bên ngoài. Liệu tôi có nên rút đơn ly hôn và tìm cách khuyên nhủ chồng giữ gìn hôn nhân không?

Bé 7 tuổi không qua khỏi do ngậm đầu nắp bút ở trường

0

Bé 7 tuổi đã không qua khỏi sau sự việc. Thông tin được cơ quan báo chí đăng tải khiến nhiều người xót xa!

Cụ thể, trong giờ học, bé gái 7 tuổi ở Bắc Kạn ngậm đầu nắp bút và vô tình nuốt vào đường thở. Trẻ ho, khó thở và đau ngực, được giáo viên đưa đến phòng y tế của trường học sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển đến trung tâm y tế địa phương.

Trên đường đi, trẻ ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu hồi sinh tim phổi liên tục trên đường chuyển đến bệnh viện. Tại bệnh viện tỉnh, trẻ tiếp tục được cấp cứu ngừng tuần hoàn, nhưng do tổn thương não, xuất hiện nhiều cơn co giật liên tục, phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo BSCKII. Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ vào viện trong tình trạng nguy kịch, được bóp bóng qua nội khí quản, duy trì thuốc trợ tim để đảm bảo nhịp tim và huyết áp, hôn mê sâu, co giật.

Hình ảnh dị vật đầu bút được gắp ra từ đường thở của bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)

Bệnh nhi được các bác sĩ điều trị bằng các biện pháp thở máy, duy trì vận mạch, điều trị chống phù não, an thần tại các đơn vị cấp cứu và điều trị tích cực. Cùng với đó, trẻ được nội soi cấp cứu tại giường gắp dị vật đường thở.

Dị vật được gắp ra là đầu bút bi màu đen, kích thước khoảng 0,5 x 0,8 cm, che lấp 70% phế quản gốc phải. Niêm mạc đường thở hai bên của trẻ phù nề, trong lòng phế quản nhiều dịch nhầy.

Dù đã được các bác sĩ điều trị tích cực, nhưng do thời gian ngừng tim, ngừng thở quá lâu, tổn thương não không hồi phục, bệnh nhi tử vong sau 4 ngày.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn video quay lại cảnh anh trai 12 tuổi sơ cứu tại chỗ cứu em 3 tuổi hóc đồ chơi khi bố mẹ không có nhà

Camera ghi lại cảnh anh trai 12 tuổi cứu em gái bị hóc đồ chơi lúc bố mẹ đi vắng

Phát hiện em gái hóc dị vật, bé trai 12 tuổi ở Hà Nội nhanh trí áp dụng các thao tác sơ cứu từng xem trên mạng. Sau vài phút, dị vật rơi ra ngoài, em gái thoát chết trong gang tấc.

Ngày 21/12, tài khoản TikTok Mẹ Năm Con đăng tải một clip dài hơn 3 phút cắt từ camera gia đình. Clip này quay cảnh một bé trai thực hiện các thao tác sơ cứu hóc dị vật cho em gái.

Bối cảnh xảy ra sự việc là trong phòng ngủ của gia đình. Bé trai đang ở trong phòng cùng 4 em nhỏ. Trong lúc cậu ôm em nhỏ xem tivi, 2 bé trai và 1 bé gái khác chơi trên giường.

Bất ngờ, bé gái khóc lớn, kêu đau liên tục. Cậu bé vội bỏ em nhỏ xuống sàn nhà, lấy tay vỗ mạnh vào lưng em gái.

Sau đó, cậu bé thực hiện các thao tác sơ cứu hóc dị vật cho em gái. Khoảng 2 phút sau, bé gái hết hoảng sợ và không còn gào khóc.

Lúc này, bé trai đưa nước cho em uống và căn dặn lần sau không được cho đồ chơi vào miệng. Suốt quá trình sơ cứu, bé trai hết sức bình tĩnh, thao tác dứt khoát.

Clip thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận. Bên dưới clip, nhiều người thở phào nhẹ nhõm khi thấy bé gái thoát khỏi nguy hiểm.

“Người anh quá tuyệt vời, rất bình tĩnh và chuyên nghiệp”, tài khoản Huyền khen ngợi. Trong khi đó, chị Hà Anh thán phục: “Cậu bé đỏ hết mặt mày nhưng vẫn bình tĩnh cứu em. Nếu là mình rơi vào hoàn cảnh đó thì chắc chắn sẽ hốt hoảng, không biết cách xử lý”.

Chị Trương Thị Vân (30 tuổi, Hà Nội) là người đăng tải đoạn clip vừa kể trên. Các bé trong clip là con của chị, gồm 4 bé trai, 1 bé gái. Bé trai lớn nhất là Đỗ Tuấn Tú (12 tuổi), các bé còn lại lần lượt sinh năm 2019, 2021, 2022, 2023.

Vợ chồng chị Vân run bần bật khi xem lại camera. “Tối 21/12, chúng tôi ra ngoài mua thuốc để các con ở nhà. Ngày thường, bé lớn chăm em rất chu đáo nên chúng tôi cũng có chút chủ quan.

Khoảng 20h40, con gái 3 tuổi của tôi bị hóc đồ chơi. Bé gào khóc, kêu cứu và được Tú sơ cứu”, chị Vân chia sẻ.

Lúc bố mẹ về nhà, Tú kể chuyện em gái bị hóc và khoe món đồ chơi lấy được từ họng của em. Ngay lập tức, chị Vân kiểm tra sức khỏe của con gái và xem lại camera.

Chị rất bất ngờ khi thấy con trai sơ cứu rất thành thạo. Chị hỏi Tú học cách sơ cứu hóc dị vật ở đâu, thì cậu bé nói có lần vô tình xem trên mạng.

“Nếu Tú không biết cách sơ cứu thì chuyện không may đã xảy đến với gia đình. Con thực sự rất bản lĩnh”, chị Vân tâm sự.

Sau khi clip được chia sẻ rộng rãi, nhiều người bình luận tiêu cực, trách vợ chồng chị Vân chủ quan, sinh nhiều con.

Chị nhẹ nhàng giải thích: “Sinh bé đầu xong, tôi đi làm xa và bị hiếm muộn. 7 năm sau, tôi mới sinh bé thứ hai, rồi vỡ kế hoạch các bé kế tiếp. Chúng tôi thích trẻ con nên đã chuẩn bị kinh tế vững vàng”.

Chị Vân không hối hận khi chọn công khai clip. Chị hy vọng sau khi xem clip mọi người sẽ chú ý đến con nhỏ, tránh mắc sai lầm tương tự.

Từ tình huống của gia đình, chị khuyên bố mẹ nên cho con xem các clip hướng dẫn những cách sơ cứu phổ biến. Trong lúc nguy cấp, các kiến thức đó sẽ vô cùng hữu ích.

Nguồn : https://www.webtretho.com/p/be-7-tuoi-khong-qua-khoi-do-ngam-dau-nap-but-o-truong

Sợ cảnh anh em “t::ương t::àn” khi bố m:ấ:t, mảnh đất 500m2 được tôi chia sớm cho 2 con trai. Không còn nhà cửa, ông  chọn sống luân phiên ở nhà con, từ đây bắt đầu chuỗi bi kịch khiến ông ân hận đến hết đời. Con dâu đòi ông nộp 4 triệu tháng tiền ăn, cứ nhìn thấy bố chồng là đá thúng đụng nia để rồi sau 4 tháng, ông đành phải tìm đến “hạ sách” cuối cùng… khiến ai cũng b::ất ng:ờ …

0

Sau lần đột quỵ hai năm trước, ông Hữu Tới quyết định phân chia tài sản, tránh con cái rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn” khi bố nhắm mắt xuôi tay.

Mảnh đất 500 m2 được người đàn ông Nam Định chia đôi cho hai cậu con trai. Không muốn con nào phải chịu gánh nặng chăm sóc mình khi tuổi già, ông Tới chọn sống luân phiên ở nhà hai con.

Nhưng đó là khởi đầu của chuỗi những ngày bi kịch của người cha 75 tuổi.

Trước kia ông ăn riêng nhưng khi về ở chung với các con, ông được yêu cầu góp tiền ăn, tiền điện. “Nhà chúng có 5 người nhưng mình tôi phải đóng một nửa”, ông Tới nói.

Tiền bạc thì ông có thể cố được nhưng cảnh mỗi khi có chuyện buồn bực, con trai và con dâu “chửi chó, mắng mèo” khiến ông sống trong thấp thỏm, luôn có cảm giác chúng mắng mỏ mình.

Dịp hè, gia đình con cả đi du lịch một tuần, ông Tới phải sang nhà con thứ. Cậu em đòi anh phải trả thêm tiền chăm sóc bố vì “chưa tới lượt”. Người anh không chịu, mắng em là “bất hiếu”. Vụ xô xát khiến ông bố cả tháng không dám bước chân ra đường vì sợ dân làng chê cười.

“Tôi đã sai khi chia tài sản cho chúng sớm quá. Giờ không còn gì trong tay, con cái coi là gánh nặng mà cũng chưa đến ngày tàn hơi ra đi theo ông bà”, ông Tới nói.

Thành kẻ ăn bám vì chia thừa kế sớm

Vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa mất trắng căn nhà do sang tên sổ đỏ cho con trai làm ăn thua lỗ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từng tham gia nhiều vụ liên quan đến tài sản thừa kế, luật sư Diệp Năng Bình, trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật cho rằng, việc chia tài sản sớm có thể là giải pháp đúng đắn với gia đình này nhưng cũng có thể là ngòi nổ rắc rối với gia đình khác.

Thực tế đã chứng minh, tài sản thừa kế được chia sớm khi các con bắt đầu xây dựng sự nghiệp sẽ là đòn bẩy giúp phát triển tốt hơn, sớm ổn định kinh tế gia đình trẻ. Ngược lại, một số cha mẹ khi không còn tài sản trong tay bị con coi là kẻ ăn bám tại chính ngôi nhà họ gây dựng cả đời.

“Thậm chí có người còn bị đuổi ra ngoài đường, con cái có lời nói không đúng mực khi tài sản đã chia hết. Chỉ khi pháp luật can thiệp mới đòi lại được tài sản do lỗi con cái gây ra”, ông Bình nói.

Bổ sung ý kiến của luật sư, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đỗ Minh Cương, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nhiều gia đình coi chia thừa kế sớm là giải pháp hạn chế tránh tranh chấp và nếu có khúc mắc cũng dễ giải quyết hơn để lại di chúc.

Ông Cương cho rằng giải pháp chia thừa kế sớm chỉ phù hợp với những gia đình có con cái có đạo hiếu và biết cách phát triển tài sản. Tâm lý “của trời cho” khi nhận thừa kế dễ khiến nhiều người sinh tâm lý lãng phí, không trân trọng những gì bản thân nhận được.

Ba năm trước, vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa quyết định sang tên sổ đỏ cho con trai duy nhất khi người này làm ăn thua lỗ, cần vốn khởi nghiệp lại. Họ hàng, bạn bè ngăn cản nhưng người phụ nữ 64 tuổi khẳng định phải tin tưởng con cái, tặng tài sản cũng nên chọn đúng thời điểm.

“Lúc mình lú lẫn hoặc nằm liệt giường thì ai chăm sóc ngoài con trai”, bà nói với chồng. “Lúc nó cần nhất, mình không giúp thì lúc đau yếu nó làm sao chăm hết lòng được”.

Có tiền thế chấp đất đai, thay vì chú tâm công việc, con trai bà Lan lại lao vào cờ bạc mong gỡ gạc tiền làm ăn thua lỗ trước đó. Sau một năm, người này thông báo với bố mẹ “đã phá sản, nhà cửa mất sạch không còn gì”, sau đó trốn biệt tích. Bị xiết nhà, hai vợ chồng già rơi vào cảnh trắng tay, không chốn dung thân, phải sống nhờ nhà họ hàng, làng xóm.

Từ trường hợp của gia đình bà Lan, luật sư Diệp Năng Bình khuyên, khi bố mẹ có ý định chuyển giao một phần hay toàn bộ tài sản cũng nên có sự ràng buộc nhất định với quyền và nghĩa vụ của con cái. Ít nhất phải nhờ cá nhân, cơ quan chức năng làm chứng, giám sát thậm chí là xử lý nếu có vi phạm về việc quản lý, sử dụng tài sản thừa kế nhằm tránh những biến cố có thể xảy ra như con cái lật lọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cha mẹ.

“Như vậy, thay vì nghĩ đến việc chia tài sản thừa kế, cha mẹ nên nghĩ đến phương án lập di chúc”, luật sư nói. Trong Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cha mẹ qua đời). Lúc này, người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản theo nội dung được nêu trong di chúc. Nếu không có, sau khi cha mẹ mất, tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Khi làm di chúc, luật sư Bình lưu ý, cha mẹ không cần phải công khai cho con cái biết để tránh những tranh chấp không đáng có. Hơn nữa, pháp luật cũng cho phép cha mẹ có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc trước thời điểm mở thừa kế.

Bổ sung thêm, chuyên gia kinh tế Đỗ Minh Cương cho rằng, dù thương con đến đâu khi bước vào tuổi xế chiều, cha mẹ vẫn nên giữ tài sản nhất định để chủ động cuộc sống cá nhân, phòng biến cố có thể xảy ra. Chỉ nên cho con cái tiền, tài sản trong trường hợp cha mẹ đã trích lập được quỹ dự phòng đủ an toàn.

“Không để con cái phải lo về mặt tài chính cho cha mẹ khi về già cũng là một loại trách nhiệm”, ông Cương nói.

Bố chồng tôi m;ấ;t ngay ngày cận Tết năm ngoái do một c;ơ;n đ;ộ;t q;u;ỵ. Dù ông ra đi đã gần một năm, nhưng cảm giác đ;a;u đ;ớ;n vẫn len lỏi trong từng khoảnh khắc. Năm nay, giỗ đầu của bố chồng trùng với những ngày chuẩn bị Tết, khiến không khí trong nhà vừa buồn, vừa ngổn ngang cảm xúc. Tôi lấy chồng được 5 năm, nhà chồng cách nhà tôi hơn 100km. Kể từ khi kết hôn, chưa một năm nào tôi được ăn Tết ở nhà ngoại. Hôm vừa rồi, sau khi xong c;ú;ng gi;ỗ bố chồng, mẹ chồng gọi cả nhà lại nói chuyện. Tôi không nghĩ buổi trò chuyện ấy lại để lại trong tôi nhiều cảm xúc đến thế. Bà ngồi giữa mọi người, giọng trầm xuống, đôi mắt ươn ướt: Các con à, từ ngày bố m;ấ;t, mẹ mới ngẫm ra được nhiều điều. Đời người, nhìn thì dài, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai ra sao. Như bố các con, khỏe mạnh thế mà cũng ra đi chỉ trong vài phút. Sự sống và cái c;h;ết mong manh quá. Vậy nên, bây giờ làm được gì cho nhau, hãy cố gắng mà làm, yêu thương và quan tâm nhau thật nhiều. Để một ngày nào đó, dù có chuyện gì xảy ra, cũng không phải h;ố;i tiế;c. Nói xong bà đưa ra ngay 1 quyết định b;ất ng;ờ khiến vợ chồng tôi đ;ứ;ng hì;n;h ……..Đọc tiếp dưới bình luận…

0

Tết với mọi nhà thường là niềm vui, là khoảng thời gian sum vầy, rộn ràng tiếng cười. Nhưng với gia đình chồng tôi, Tết lại gợi nhắc một nỗi buồn khó nguôi.

Bố chồng tôi mất ngay ngày cận Tết năm ngoái do một cơn đột quỵ. Nhiều khi thấy cả một con người bằng xương bằng thịt mà như ngọn đèn trước gió vậy, có thể vụt sáng và tắt lịm bất cứ lúc nào. Dù ông ra đi đã gần một năm, nhưng cảm giác đau đớn vẫn len lỏi trong từng khoảnh khắc. Năm nay, giỗ đầu của bố chồng trùng với những ngày chuẩn bị Tết, khiến không khí trong nhà vừa buồn, vừa ngổn ngang cảm xúc.

Tôi lấy chồng được 5 năm, nhà chồng cách nhà tôi hơn 100km. Kể từ khi kết hôn, chưa một năm nào tôi được ăn Tết ở nhà ngoại. Sớm nhất cũng phải mùng 2 tôi mới về thăm bố mẹ đẻ. Dù mẹ chồng tôi không bao giờ khó dễ hay yêu cầu khắt khe, bà thuộc thế hệ trước nên mọi lễ nghi, khuôn phép đều phải chu toàn. Tôi biết thời bà làm dâu còn khổ hơn gấp bội, vất vả, thiệt thòi đủ đường. Mỗi dịp lễ Tết, nhìn bà bận rộn lo toan mà không hề than thở, tôi lại càng thương bà nhiều hơn.

Hôm vừa rồi, sau khi xong cúng giỗ bố chồng, mẹ chồng gọi cả nhà lại nói chuyện. Tôi không nghĩ buổi trò chuyện ấy lại để lại trong tôi nhiều cảm xúc đến thế.

Bà ngồi giữa mọi người, giọng trầm xuống, đôi mắt ươn ướt:

– Các con à, từ ngày bố mất, mẹ mới ngẫm ra được nhiều điều. Đời người, nhìn thì dài, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai ra sao. Như bố các con, khỏe mạnh thế mà cũng ra đi chỉ trong vài phút. Sự sống và cái chết mong manh quá. Vậy nên, bây giờ làm được gì cho nhau, hãy cố gắng mà làm, yêu thương và quan tâm nhau thật nhiều. Để một ngày nào đó, dù có chuyện gì xảy ra, cũng không phải hối tiếc.

Bà vừa nói vừa lấy tay quệt nước mắt, ánh mắt đầy trăn trở nhìn về phía tôi và chồng. Rồi bà nói tiếp, như một quyết định bất ngờ:

– Mẹ quyết định rồi, năm nay hai đứa về bên ngoại ăn Tết đi. Ông bà bên ấy dạo này cũng hay đau ốm, các con về để ông bà mừng. Chẳng có liều thuốc bổ nào quý giá bằng tình cảm gia đình đâu. Mẹ ở nhà còn có anh chị, đi lại không thiếu người. Các con về sớm đi, mùng 4 hãy lên đây cũng được.

Tôi nghe mà sững sờ. Mẹ chồng tôi vốn rất sợ cô đơn, đặc biệt từ khi bố chồng mất, tôi luôn nghĩ bà cần con cháu quây quần bên mình hơn bao giờ hết. Nhưng nay, bà lại chủ động đề nghị vợ chồng tôi về ăn Tết bên ngoại.

Tôi ngập ngừng, muốn từ chối, nhưng mẹ chồng trêu ngay:

– Tết năm nay là tôi “đuổi” về ngoại đấy nhé! Không phải mua gì cho tôi đâu, ăn lắm béo lên lại phải tập thể dục!

Cả nhà bật cười vui vẻ, nhưng tôi thì không kìm được nước mắt. Sự quan tâm và tâm lý của mẹ chồng khiến tôi quá đỗi xúc động. Những năm trước, tôi từng mong có một cái Tết được về ngoại sum vầy, nhưng từ khi bố chồng mất, tôi đã gạt đi ý nghĩ ấy, nghĩ rằng điều đó sẽ không bao giờ có cơ hội xảy ra nữa. Vậy mà nay, bà lại là người mở lời.

Tết năm nay, tôi không chỉ được về thăm bố mẹ mình, mà còn thêm thấm thía tình cảm của mẹ chồng. Tôi hiểu rằng, bà không chỉ là người mẹ chồng nghiêm khắc, giữ lễ nghĩa, mà còn là người rất thấu tình đạt lý. Bà không muốn bất kỳ ai trong gia đình phải hối tiếc vì những điều chưa làm được cho người thân yêu.

Câu chuyện ấy, tuy đơn giản, nhưng với tôi là một kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình làm dâu. Nó nhắc nhở tôi rằng tình cảm gia đình luôn vượt lên trên những lễ nghi và phong tục truyền thống. Từ mẹ chồng, tôi học được một bài học quý giá về sự bao dung và yêu thương. Và chắc chắn, cái Tết năm nay, với tôi, sẽ là một cái Tết thật đặc biệt.

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn được cho là rất nhiều vấn đề khó dung hòa. Một bàn tay không tạo được nên tiếng vỗ nên tình cảm mẹ chồng – nàng dâu đi lên hay đi xuống phụ thuộc cả vào thái độ, sự vun vén của cả hai người.

Sẽ có những mất mát, những nỗi đau lớn mà khi trải qua người ta mới biết trân quý những gì mình đang có. Họ lắng lại, suy nghĩ và học cách yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn.