Home Blog

5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025

0

Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.

Ba trường hợp đầu tiên được cấp sổ đỏ là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014. Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.

Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.

Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp, sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.

Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.

Trường hợp bốn, hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Trường hợp năm, hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.

Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có  giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.

Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.

Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.

Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.

Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Đồng tình mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đánh giá việc này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước.

HoREA dẫn chứng, tại TP HCM, việc cấp sổ đỏ đã đạt 99% nhưng vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ dù đã sử dụng đất ổn định lâu đời hàng chục, trăm năm. Nguyên nhân bởi người dân không có giấy tờ đất và cũng không có nhu cầu xin cấp sổ đỏ.

Vì vậy, HoREA cho rằng, việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.

Nguồn: https://vnexpress.net/5-loai-dat-khong-giay-to-se-duoc-cap-so-do-tu-2025-4748229.html

5 trường hợp này dù là con ruột cũng không được hưởng thừa kế từ cha mẹ: Người dân cần nắm rõ

0

Thông thường, khi cha mẹ mất đi, tài sản của họ mặc định sẽ để lại cho con cái trong trường hợp không có di chúc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, có 5 trường hợp không được hưởng thừa kế của cha mẹ mặc dù đó là con ruột.

Những trường hợp sau không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ

5-truong-hop-khong-duoc-huong-thua-ke-du-la-con-ruot-3

thừa kế nhà đất, bao gồm:

– Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

– Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

– Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

– Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên những người này vẫn có thể được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó nhưng trong di chúc vẫn đồng ý cho họ hưởng tài sản.

– Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy, các quy định trên có thể cho ta biết nếu con đã thành niên (đủ 18 tuổi) và có khả năng lao động không có quyền được hưởng di sản thừa kế khi:

– Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc.

– Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở được thừa kế theo di chúc hợp pháp.

5-truong-hop-khong-duoc-huong-thua-ke-du-la-con-ruot-4

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không?

Nếu trong trường hợp người mất có để lại di chúc về việc kế thừa tài sản và di chúc đó được coi là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc sẽ có quyền tuyệt đối để thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc. Đối với trường hợp trong di chúc có nhiều đồng thừa kế thì phải xin chữ ký xác nhận của những người đồng thừa kế khác để họ đồng ý chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu trong trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc người mất để lại không hợp pháp thì phần di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo hàng thừa kế căn cứ theo quy định tại điều 651 bộ luật dân sự 2015.

Đối với trường hợp người thừa kế được kế thừa quyền sử dụng đất ngoài việc phải tuân đủ điều kiện về thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì còn phải tuân thủ quy định về điều kiện và trình tự thủ tục theo từng loại đất theo quy định tại Luật đất đai 2013

Căn cứ theo điều 186 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người có quốc tịch Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài như sau: Nếu trong trường hợp người quốc tịch Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì mới có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nếu người kế thừa muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì người nhận kế thừa được đứng tên sẽ là người chuyển nhượng trong hợp đồng trong quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong trường hợp người kế thừa chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng quyền sử dụng đất cho người khác thì cần phải có văn bản ủy quyền và nộp tại cơ quan đăng ký đất đai để được cập nhật vào sổ địa chính.

3 trường hợp bị từ chối đăng ký xe máy ở công an xã: Ai thuộc diện này cần chú ý

0

Ba trường hợp không được đăng ký  xe máy ở công an xã gồm  xe có nguồn gốc tịch thu, gắn biển trúng đấu giá hoặc có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Thông tin được nêu trong thông tư 79/2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 do Bộ Công an ban hành, thay thế thông tư 24/2023, quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Theo quy định, 4 đơn vị sẽ đảm nhận đăng ký xe. Trong đó, Cục Cảnh sát giao thông đăng ký xe của các đơn vị thuộc cơ quan công an, ôtô, xe máy chuyên dùng của các cơ quan; ôtô của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc ôtô của người làm việc trong cơ quan đó.

Phòng Cảnh sát giao thông công an các tỉnh, thành phố sẽ đăng ký ôtô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, ôtô và xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân cư trú tại nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở. Ôtô, xe máy gắn biển trúng đấu giá; xe có nguồn gốc tịch thu hoặc mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Công an cấp huyện đăng ký các loại xe máy gắn biển trúng đấu giá, ôtô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương.

Một điểm mới tại thông tư 79 là công an cấp huyện từ 2025 sẽ đăng ký cho xe máy gắn biển trúng đấu giá.

Cán bộ công an xã ở Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp biển số xe máy. Ảnh: Gia Chính

Cán bộ công an xã ở Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp biển số xe máy. Ảnh: Gia Chính

Công an xã, phường, thị trấn sẽ đăng ký xe máy của tổ chức, cá nhân cư trú tại địa phương. Tuy nhiên, ba trường hợp không được đăng ký xe máy ở công an xã gồm xe có nguồn gốc tịch thu, xe gắn biển trúng đấu giá hoặc xe có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Công an cấp xã của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng đăng ký mới từ 150 xe một năm trở lên (trung bình trong 3 năm gần nhất) được đăng ký xe máy của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương.

Với cấp xã có địa bàn đặc thù, căn cứ tình hình thực tế số lượng xe đăng ký, tính chất địa bàn, khoảng cách địa lý, giám đốc công an tỉnh, thành phố sẽ thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông quyết định tổ chức đăng ký xe.

Xe nhập khẩu lần đầu được đăng ký, bấm biển số xe trên VNeID

Hiện nay theo quy định tại thông tư 24, chỉ xe sản xuất, lắp ráp trong nước mới được đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Tuy nhiên theo khoản 1 điều 14 thông tư 79, người dân có thể đăng ký  xe bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình cho xe sản xuất lắp ráp và nhập khẩu. Để đăng ký sẽ trải qua 4 bước.

Bước 1, chủ xe kê khai đăng ký xe online. Chủ xe kê khai trung thực, đầy đủ, chính xác thông tin quy định về đăng ký xe; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ xe; chủ xe có tài khoản ngân hàng khi nộp, nhận hoàn trả trực tuyến lệ phí đăng ký xe.

Đồng thời, đăng ký sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan đăng ký xe.

Chủ xe thực hiện bấm biển số trên cổng dịch vụ công hoặc trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID theo quy định và nhận thông báo biển số xe được cấp và số tiền nộp lệ phí đăng ký xe qua tin nhắn điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử hoặc trên VNeID.

Sau khi thanh toán thành công lệ phí đăng ký xe, cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia thông báo cho chủ xe việc hoàn thành nộp lệ phí.

Bước 2, cán bộ đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình từ cổng dịch vụ công để kiểm tra, hiệu chỉnh dữ liệu đăng ký xe. Cán bộ sau đó in giấy khai đăng ký xe, chứng nhận đăng ký xe; trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền duyệt.

Bước 3, chủ xe nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Sau khi hoàn thành các thủ tục, chủ xe nộp đủ giấy tờ để nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

Ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng Nhà nước bồi thường 1,9 tỉ, chủ nhà muốn 5 tỉ mới đi

0

Phú Thọ  – Ông Ngô Văn Xạ – chủ ngôi nhà nằm giữa quy hoạch của tuyến đường trị giá 164 tỉ đồng đang thi công qua địa bàn xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã bác bỏ thông tin gia đình muốn số tiền  bồi thường  để giải phóng mặt bằng (GPMB) là 5 tỉ đồng, đồng thời cho rằng nguồn cơn từ con số 5 tỉ này đến từ chủ đầu tư của tuyến đường.

Chủ ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng nêu 2 lý do chưa nhận bồi thường

Ngôi nhà của ông Xạ nằm chính giữa quy hoạch của tuyến đường 164 tỉ. Ảnh: Trần Lâm.
Liên quan đến việc ngôi nhà của ông Ngô Văn Xạ tại xóm Lở, xã Lương Nha nằm giữa tuyến đường dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình chưa được giải tỏa mà Báo Lao Động phản ánh, chủ nhà đã có những chia sẻ với phóng viên.

Cụ thể, chiều 26.11, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Văn Xạ cho biết, có 2 lý do khiến ông chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB cho dự án nêu trên.
Ngôi nhà của ông Xạ được xây dựng cách đây 8 năm, tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Ảnh: Trần Lâm.

Ngôi nhà của ông Xạ được xây dựng cách đây 8 năm, tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Ảnh: Trần Lâm.
Cụ thể, lý do thứ nhất là bồi thường ngôi nhà và tài sản trên đất. Theo ông Xạ, ngôi nhà của gia đình ông đã được xây dựng cách đây 8 năm, với tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua những lần làm việc với huyện Thanh Sơn, ông Xạ nhận được những con số khác nhau về số tiền bồi thường, tăng dần từ 900 triệu đồng đến hơn 1,8 tỉ đồng, gần nhất là cộng thêm 100 triệu đồng thành hơn 1,9 tỉ đồng.

Theo ông Xạ, việc thay đổi về số tiền bồi thường khiến ông cảm thấy có sự mập mờ: “Tôi nghĩ nếu như đã áp dụng theo giá Nhà nước, thì sẽ kê khai đủ và xác định chuẩn con số đền bù từ đầu, chứ không thể thay đổi, trả giá như mua bán ở chợ như vậy được”.

Còn về số tiền 5 tỉ đồng, ông Xạ khẳng định bản thân và gia đình chưa từng yêu cầu cụ thể về tiền bồi thường: “Con số 5 tỉ đồng là tôi được nghe từ một số người đến nhà tôi, giới thiệu là chủ đầu tư của tuyến đường, họ nói rằng đã kê khai đền bù cho gia đình tôi số tiền là 5 tỉ đồng, khác với con số mà huyện Thanh Sơn đưa ra. Có thể, xã nghe được con số đó nghĩ rằng gia đình tôi muốn như vậy và đã chia sẻ với báo chí”.
Ngôi nhà của Xạ tiếp giáp đường bêtông của khu dân cư. Ảnh: Trần Lâm.

Ngôi nhà của ông Xạ tiếp giáp đường bêtông của khu dân cư. Ảnh: Trần Lâm.
Lý do thứ hai là về việc bồi thường đất ở. Theo ông Xạ, khi tuyến đường được xây dựng và xác định đi qua chính giữa mảnh đất của gia đình, số đất còn lại ở hai bên đường đã rất xấu (mảnh đất thành hình tam giác). Sau đó, gia đình ông Xạ được đề nghị nhận bồi thường 1 mảnh đất có chiều dài 10m mặt đường, nhưng ông đã không đồng ý vì cho rằng quá gần nghĩa địa.

“Thông tin mới nhất mà tôi nhận được, có báo cáo ở huyện Thanh Sơn chỉ ra rằng, tôi được giao 1 mảnh đất có chiều dài 20m mặt đường chứ không phải là 10m” – ông Xạ chia sẻ.

Với các nội dung phản ánh nêu trên của chủ ngôi nhà đang nằm chính giữa tuyến đường dự án, thiết nghĩ chủ đầu tư dự án là UBND huyện Thanh Thủy và địa phương phụ trách GPMB dự án là huyện Thanh Sơn cần xác minh, sớm có câu trả lời thích đáng cho người dân và dư luận.
Tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn cũng còn 1 ngôi nhà nằm giữa tuyến đường chưa được giải tỏa. Ảnh: Trần Lâm.

Tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn cũng còn 1 ngôi nhà nằm giữa tuyến đường chưa được giải tỏa. Ảnh: Trần Lâm.
Trước đó, ngày 22.11, Báo Lao Động đã có bài viết phản ánh về việc nằm giữa tuyến đường dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình đoạn qua xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn còn ngôi nhà của ông Ngô Văn Xạ chưa được giải tỏa.

Theo ông Đinh Công Hường – Chủ tịch UBND xã Lương Nha, về việc bồi thường gia đình ông Xạ, Hội đồng bồi thường của huyện Thanh Sơn xác định tổng số tiền bồi thường là hơn 1,9 tỉ đồng.

“Tuy nhiên, mức bồi thường mà ông Xạ mong muốn là 5 tỉ đồng, bao gồm cả đất tái định cư thì mới đồng ý giải tỏa” – ông Hường nói với phóng viên.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình mặc dù do UBND huyện Thanh Thủy làm chủ đầu tư nhưng được thi công trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

Dự án này có tổng mức đầu tư là hơn 164 tỉ đồng, được khởi công từ giữa năm 2021, thời hạn thực hiện hợp đồng đến hết 31.12.2024.

4 trường hợp được miễn 100% tiền sử dụng đất từ 2025: Không biết là thiệt

0
Từ năm 1/1/2025, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, sẽ có 4 trường hợp sau đây được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất.

 

4 trường hợp được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất từ 2025

Theo Khoản 1, Điều 157 thuộc Luật Đất đai 2024, các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất bao gồm:

+ Miễn tiền sử dụng đất đối với các loại đất ở trong hạn mức giao đất ở bao gồm việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho người hiện đang sử dụng đất đối với những người có công với cách mạng mà lại thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về người có công như thương binh hoặc bệnh binh không có khả năng lao động và hộ gia đình liệt sỹ không còn lao động chính.

4 trường hợp được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất từ 2025

4 trường hợp được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất từ 2025

+ Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với loại đất do chuyển mục đích sử dụng từ diện đất không phải là đất ở sang đất ở do sự tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số hay hộ nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quy định.

+ Miễn tiền sử dụng đất đối với loại đất ở cho những người phải di dời do thiên tai, hoặc di dời khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

+ Miễn tiền sử dụng đất khi tiến hành giao đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất có gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người mà lại không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và cũng không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Trình tự, thủ tục miễn hoặc giảm tiền thuê đất

Tại khoản 3, điều 157 thuộc Luật Đất đai năm 2024 quy định các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì không phải thực hiện các thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất cũng như tiền thuê đất được miễn.

Vì vậy, để đảm bảo giám sát việc thực hiện điều kiện để có thể được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo đúng các quy định; đảm bảo việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được đúng đối tượng, tránh những thất thu ngân sách nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả của chính sách ưu đãi của Nhà nước…, tại dự thảo nghị định về quy định việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã được ghi trong quyết định cho thuê đất; đồng thời quy định trách nhiệm của:

+ Cơ quan thuế trong vấn đề tính số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giảm, trình UBND cùng cấp quyết định và thu hồi số tiền sử dụng đất được giảm do mình thực hiện;

Trình tự, thủ tục miễn hoặc giảm tiền thuê đất

Trình tự, thủ tục miễn hoặc giảm tiền thuê đất

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường phải có trách nhiệm thống kê, tổng hợp tất cả các trường hợp được miễn tiền thuê đất.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan tài nguyên và môi trường phải định kỳ kiểm tra, rà soát, xác định việc đáp ứng tất cả các điều kiện về ưu đãi miễn tiền thuê đất. Nếu phát hiện người đã được miễn tiền thuê đất nhưng không đáp ứng điều kiện để được miễn tiền thuê đất thì phải báo cáo UBND cùng cấp để quyết định thu hồi việc miễn tiền thuê đất và sau đó chuyển thông tin cho cơ quan thuế để phối hợp tính, thu và nộp số tiền thuê đất phải nộp (không được miễn) về quản lý thuế.

Thủ tục, hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất ao và những giấy tờ cần phải có

0
Đất ao muốn được cấp sổ đỏ phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là hồ sơ, giấy tờ và thủ tục xin cấp sổ đỏ đất ao người dân nên nắm rõ.

 

Đất ao là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định thế nào là đất ao. Tuy nhiên, đất ao có thể hiểu là khu vực đất trũng sâu xuống, có nước đọng lại, được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo.

Đất ao thuộc nhóm đất nông nghiệp dùng để chăn nuôi thủy sản, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Riêng trường hợp đất ao được xác định là đất ở khi phần diện tích đất ao ở trong cùng một thửa đang có nhà ở (theo Điều 103 Luật Đất đai 2013).

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất ao?

Cũng giống như các loại đất khác, để được cấp sổ đỏ đất ao cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Đất ao không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.

– Đất không có tranh chấp.

– Thuộc đối tượng được cấp sổ đỏ theo quy định…

Cấp sổ đỏ đất ao cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh minh hoạ: Laodong.vn
Cấp sổ đỏ đất ao cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh minh hoạ

Những  giấy tờ cần có khi làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất ao?

Cá nhân, hộ gia đình xin cấp sổ đỏ đất ao chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Văn bản xác nhận đã đăng ký đất đai (nếu có).

– Biên lai/hóa đơn kê khai, đóng nộp thuế với Nhà nước (nếu có).

– Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu).

– Giấy tờ về tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng diện tích đất bao gồm cả phần diện tích đất ao.

– Giấy tờ về đo đạc, tách thửa đất trong trường hợp diện tích đất ao có nguồn gốc từ việc tách thửa.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh được miễn, giảm tiền sử dụng đất (nếu có).

Thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất ao năm 2023

Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất ao được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất ao tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối; hoặc bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết thông tin vào sổ tiếp nhận và hướng dẫn người nộp hồ sơ ngày hẹn trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu. Cá nhân, hộ gia đình khi nhận được thông báo sẽ phải nộp các khoản tiền như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

Sau đó, người nộp hồ sơ giữ toàn bộ hoá đơn, chứng từ xác nhận việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi tới nhận sổ đỏ.

Bước 4: Trả kết quả. Thời gian trả kết quả không quá 30 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ. không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Xây nhà trên đất nông nghiệp có xin cấp sổ đỏ được không?

0
Bạn Minh Anh (Hải Phòng) hỏi: Năm 2012, tôi có mua một thửa đất nông nghiệp 300m2, chưa làm thủ tục sang tên, sổ đỏ vẫn đứng tên chủ cũ. Tuy nhiên, đến năm 2017 tôi đã xây 1 căn nhà trên đất nông nghiệp đó, hiện nay tôi muốn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ thì cán bộ địa chính lại từ chối với lý do không phù hợp với quy hoạch. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để xin cấp sổ đỏ trong trường hợp này?

 

Luật sư Đoàn Trung Hiếu (Trưởng VP Luật sư Cộng Đồng) – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Theo quy định của pháp luật tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích. Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Theo đó, pháp luật không cho phép xây nhà trên đất nông nghiệp khác. Việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác mà chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là không đúng với quy hoạch. Để thực hiện việc cấp sổ đỏ trong trường hợp của bạn, gia đình bạn cần chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sau đó mới làm được thủ tục xin cấp sổ đỏ.

Về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, để có thể làm sổ đỏ khi đã xây dựng nhà trên diện tích đất nông nghiệp hiện tại, gia đình bạn cần nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt, thực hiện các trách nhiệm tài chính liên quan sau đó mới được phép xây dựng nhà ở.

Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở như sau: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, gia đình bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có: Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.

Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất.

Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08a/ĐK.

Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Tiếp đến, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện nộp hồ sơ đề nghị. Các cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi nhận thông báo thuế (nếu có). Sau đó sẽ nộp biên lai thuế trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận và nhận phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận. Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Từ hôm nay: Muốn xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp chỉ cần đáp ứng một thủ tục sau ai không biết quá phí

0
Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

 

Được biết đến là cái nôi của nền văn minh lúa nước – Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và chiếm nhiều nhất so với các loại đất khác. Tài nguyên đất ruộng ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội.

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Theo luật pháp quy định thuật ngữ đất nông nghiệp được hiểu là: Tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu để sản xuất, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt hay nghiên cứu các giống mới, bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ không bị ngắt quãng.

Đất nông nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là chưa đủ điều kiện. Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai 2013 đã chia đất nông nghiệp thành các nhóm khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng của chúng gồm: Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp dùng để chăn nuôi, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng phòng hộ và các loại đất nông nghiệp khác.

Nhưng hiện nay có nhiều người sử dụng quỹ đất nông nghiệp không đúng theo quy định của pháp luật. Mà muốn chuyển đổi sang các thức kinh doanh hay mục đích khác, nhất là dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Vậy sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà có đúng quy định không, cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết.

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Chắc chắn câu trả lời là không, vì theo Luật Đất đai quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 năm 2013 có nêu rõ: Người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch, đúng quy định về độ sâu trong lòng đất, chuẩn độ cao trên không, đúng kế hoạch sử dụng đất, đúng ranh giới đất và phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nên việc dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là trái pháp luật, vi phạm quy định của nhà nước và phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi này. Áp dụng theo Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, sẽ phải nộp phạt hành chính tùy theo diện tích và khu vực để xác định số tiền.

Nếu ở các khu đô thị và thành phố sẽ có mức phạt cao gấp 2 lần so với nông thôn và miền núi. Ví dụ như: Cùng là diện tích 100m2 ở nông thôn sẽ có bị phạt từ 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Còn đối với các thành thị sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Người vi phạm có thể nhận mức phạt cao nhất đến 1.000.000.000 đồng với diện tích 3000m2. Vậy làm thế nào để vừa có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 như mong muốn mà không vi phạm pháp luật?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Để có thể dùng đất ruộng, đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, thì chỉ có 1 giải pháp duy nhất chính là chuyển đổi quyền sử dụng đất. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất gồm những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Một tờ đơn với mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như mẫu 01. Điền đầy đủ thông tin như mẫu. Kèm theo đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đóng dấu và xác nhận

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thành hồ sơ như mẫu trên bạn hãy đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ở đây các nhân viên sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ, thẩm định về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh thực địa và hướng dẫn bạn chi tiết các giấy tờ khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định và cấp phép cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo đúng Luật Đất đai năm 2013, do pháp luật quy định, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Người thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, cần tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quyền, đúng quy định và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nguyên tắc này nhằm áp dụng cho các loại đất ở khác nhau sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Việc nộp thuế này sẽ được thực hiện tại bưu cục thuế trên địa phương. Trong vòng 30 ngày đầu người sử dụng đất phải nộp 50% mức phí theo đúng thông báo. Và 50% còn lại sẽ phải hoàn thiện trong 60 ngày tiếp theo.

Bước 4: Nhận kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi thông báo phê duyệt dự án cấp phép chuyển đổi khi mảnh đất của bạn đã đủ thủ tục cần thiết và hợp pháp. Thời gian nhận quyết định đối với khu vực thành thị là không quá 15 ngày, còn với khu vực nông thôn là tối đa 25 ngày. Sau khi nhận kết quả bạn sẽ biết được đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 được không?

Bước 4: Nhận kết quả

Bước 4: Nhận kết quả

Áp dụng Luật Đất đai tại Khoản D Điều 57, về luật chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định. Ngay khi nhận được thông báo cấp phép, cho chuyển đổi thì người sử dụng đất có thể tiến hành sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng tôi khám phá những tiềm năng kinh tế sau khi chuyển đổi là gì?

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhiều người đã nhìn thấy được tương lai tiềm lực đằng sau những thửa đất ruộng. Nên đã mua đất ruộng rồi chuyển đổi sang đất thổ cư rồi bán với giá cao hơn để kiếm lời. Có thể nói đây là hình thức kinh doanh dự án nhà đất an toàn và nhiều lợi nhuận.

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhờ đó thị trường bất động sản đất ruộng hay đất nông nghiệp trở nên sôi động và nóng hơn bao giờ hết. Nhu cầu dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 hay các loại nhà khác được ưa chuộng. Nhiều nhà đầu tư đã ưu tiên đầu tư vào dự án chung cư được xây dựng trên các khu đất nông nghiệp bởi tiềm năng sinh lời rất cao, mức phí đầu tư nhỏ.

Ta có thể nhận thấy rõ sự phát triển và sức hấp dẫn của loại hình này khi mà so sánh giá đất ở nhiều địa phương. Giá đất ruộng cho 1m2 đất dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng khi chuyển đổi sang đất thổ cư mức giá đã được nâng lên gấp 2 đến 3 lần thành 300.000 đồng đến 400.000 đồng cho 1m2 đất. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào vào giá đất của từng địa phương và vị trí đất nông nghiệp để tính chính xác số tiền.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ thủ tục và quy trình chuyển đổi đất để có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 mà không lo vi phạm quy định của pháp luật.

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo Luật mới

0

Từ 1.8, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó có căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.

7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ, người dân mua bán đất phải biết

0

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 151 của  Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trong các trường hợp cụ thể:

7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ, người dân mua bán đất phải biết
7 trường hợp đất không được cấp sổ đỏ, người dân mua bán đất phải biết

1. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn gồm xây dựng công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; công trình công cộng do UBND cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng, sẽ không được cấp sổ đỏ.

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý gồm đất công trình công cộng và hành lang bảo vệ an toàn công trình; đất có mặt nước của sông và đất có mặt nước chuyên dùng; quỹ đất đã được Nhà nước thu hồi; đất để thực hiện dự án đầu tư; đất dùng vào mục đích công cộng; đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương; đất chưa sử dụng tại các đảo; đất giao cho cộng đồng dân cư quản lý sẽ không được cấp sổ đỏ. Trừ trường hợp đất được giao để sử dụng nằm chung với đất được giao để quản lý, thì được cấp sổ đỏ với phần diện tích giao sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước.

3. Trường hợp đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất sẽ không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phù hợp với dự án đã được phê duyệt.

4. Đất nhận khoán cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đất nông nghiệp, lâm nghiệp có nguồn gốc là đất được giao, giao khoán, khoán trắng, thuê đất, mượn của nông, lâm trường trước 1/2/2015 theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

5. Đối với đất đã có quyết định thu hồi của Nhà nước cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đã quá ba năm từ khi có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện dự án.

6. Đất đang tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để đảm bảo thi hành án hoặc quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không được cấp sổ đỏ.

7. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để dùng vào mục đích công cộng không nhằm kinh doanh, cũng không thuộc diện được cấp  sổ đỏ.