Home Blog

Từ 1/2025: Che biển số xe máy, “ăn” ngay phạt 4 – 6 triệu đồng, nhiều tài xế đã phải kh:::óc…

0

Bạn đọc hỏi: Mức phạt che biển số đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Che biển số xe máy, "ăn" ngay phạt 4 - 6 triệu đồngMức phạt che biển số xe năm 2025 đối với xe máy sẽ từ 4 triệu đến 6 triệu đồng và bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe. Đồ họa: Hoài LanCông ty Luật TNHH Youme trả lời:

 

Căn cứ theo Khoản 3, Khoản 8 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt che biển số xe đối với xe máy như sau:

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí, không đúng quy cách theo quy định; gắn biển số không rõ chữ, số hoặc sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe), hình dạng, kích thước của biển số xe.Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng nếu che biển số xe máy. Ảnh minh họa: Xuyên ĐôngPhạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng nếu che biển số xe máy. Ảnh minh họa: Xuyên Đông8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

 

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm.

Như vậy, mức phạt che biển số xe năm 2025 đối với xe máy sẽ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và đồng thời bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe.

Lái xe máy, ôto đến đoạn rẽ phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị CSGT thổi phạt?

0

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, việc bật xi nhan trước khi quay đầu hoặc chuyển hướng phải được thực hiện một cách đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về khoảng cách cụ thể phải bật xi nhan trước khi thực hiện hành động này.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, việc sử dụng xi nhan là một phần quan trọng trong việc báo hiệu ý định của người lái   xe. Khi quay đầu hoặc chuyển hướng, bật xi nhan là bắt buộc để cảnh báo cho các phương tiện khác biết về hành động của bạn.

Trên thực tế, người điều khiển ôtô nên bật xi nhan trước 30m và người điều khiển xe máy nên bật xi nhan trước 10-15m để đảm bảo an toàn nhất.
Trên thực tế, người điều khiển ôtô nên bật xi nhan trước 30m và người điều khiển  xe máy nên bật xi nhan trước 10-15m để đảm bảo an toàn nhất.

Khoảng Cách Lý Tưởng

Mặc dù không có quy định cụ thể về khoảng cách mà bạn cần bật xi nhan trước khi quay đầu hoặc chuyển hướng, tuy nhiên, một khoảng cách an toàn và hợp lý thường là khoảng 30 mét. Điều này đảm bảo các phương tiện khác có đủ thời gian để phản ứng và thích ứng với hành động của bạn.

Cách Thực Hiện Đúng Đắn

Kiểm Tra Gương và Đánh Dấu:  Trước khi thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, hãy kiểm tra kỹ gương và đánh dấu rõ ràng ý định của bạn.
Bật Xi Nhan Kịp Thời:  Bật xi nhan khoảng 30 mét trước khi thực hiện hành động. Điều này giúp cảnh báo cho các phương tiện khác về ý định của bạn.
Thực Hiện Hành Động An Toàn:  Khi đã bật xi nhan, hãy thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng một cách an toàn và chính xác.
Tắt Xi Nhan Sau Khi Hoàn Thành:  Sau khi hoàn thành hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, đừng quên tắt xi nhan để không gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác.

Việc bật xi nhan quá sớm hay quá muộn có thể tiềm ẩn khả năng gây ra va chạm, tai nạn giao thông cho các phương tiện đang di chuyển cùng, đồng thời có thể bị xử phạt.
Việc bật xi nhan quá sớm hay quá muộn có thể tiềm ẩn khả năng gây ra va chạm, tai nạn giao thông cho các phương tiện đang di chuyển cùng, đồng thời có thể bị xử phạt.

Tuân Thủ Luật Lệ

Việc tuân thủ quy định về việc sử dụng xi nhan không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là biện pháp an toàn quan trọng trên đường. Đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ đúng các quy định để giữ an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Cách đơn giản giúp tránh buồn ngủ khi lái xe

0

Lái ô tô trong tình trạng buồn ngủ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, vậy làm sao để tránh buồn ngủ khi lái xe?

Buồn ngủ khi đang lái xe rất nguy hiểm cho bản thân, người ngồi trong xe và người tham gia giao thông trên đường. Dưới đây là một số cách giúp chống lại cơn buồn ngủ của tài xế

Tìm người đồng hành

Đừng cố gắng lái xe một mình liên tục trong thời gian dài. Nếu được, hãy đi cùng một người đồng hành để họ lái xe cho mình khi cần, giúp tài xế có thể nghỉ ngơi mà không gián đoạn hành trình. Ngay cả những người đồng hành không biết lái xe thì cũng giúp tài xế trò chuyện để quên cơn buồn ngủ và làm chuyến đi thêm vui vẻ hơn.

Uống cà phê

Uống cà phê sẽ giúp người lái tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng say cà phê, ảnh hưởng đến quá trình lái xe.

Tranh thủ chợp mắt trước khi lên đường

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Một giấc ngủ trước khi lái xe mang lại nguồn năng lượng dồi dào giúp tài xế tỉnh táo trong suốt hành trình. Vì vậy, hãy tranh thủ chợp mắt khoảng 15 – 20 phút trước khi “ôm vô lăng”.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su cũng là một cách chống buồn ngủ khi lái xe. Khi nhai kẹo cao su, co miệng hoạt động liên tục giúp hạn chế trạng thái ngáp, giúp đẩy lùi cơn buồn ngủ. Nêu ưu tiên kẹo cao su vị bạc hà vì bạc hà có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp tinh thần tỉnh táo.

Uống vitamin

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, vitamin B, C góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, một viên vitamin B, C sau bữa ăn sẽ giúp tài xế tỉnh táo trong suốt chuyến đi.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ

Đồ ăn nhẹ cũng giúp người lái giảm thiểu cơn buồn ngủ. Đồ ăn nhẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tỉnh táo khi lái xe. Tuy nhiên, không nên sử dụng đồ ăn nhiều chất béo, đường, muối…vì có thể khiến lái xe mệt mỏi, đầy bụng.

Nghe nhạc

Để tránh cơn buồn ngủ khi lái xe, tài xế có thể nghe nhạc sôi động, bật âm lượng loa đủ lớn để luôn đánh thức mình.

Thi thoảng hạ cửa sổ

Khi cảm thấy mệt mỏi có thể mở cửa kính để luồng không khí bên ngoài lùa vào. Ngoài tạo cảm giác mát mẻ, tiếng ồn xung quanh cũng khiến tài xế tỉnh táo hơn.

Dừng xe bên đường

Thường xuyên dừng xe trên đường đi là cách tốt nhất giữ tỉnh táo khi lái xe. Đôi khi dừng xe chỉ để duỗi chân, ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành cũng là điều cần thiết.

Minh Phương(tổng hợp)
Nguồn: https://vtcnews.vn/cach-don-gian-giup-tranh-buon-ngu-khi-lai-xe-ar911632.html

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫy xe đi để điều tiết giao thông liệu có bị phạt nguội?

0

Nhiều trường hợp, người dân đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT vẫy đi để tránh tắc đường, không ít người lo ngại bị phạt nguội khi đoạn đường đó gắn camera giao thông.

 

Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho mình cùng những người khác. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, người dân vượt đèn đỏ nhưng không vi phạm, không bị xử phạt hành chính.

Trong đó, trường hợp được nhiều người quan tâm nhất là khi dừng đèn đỏ, CSGT vẫy đi thì liệu có bị phạt nguội không?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội? - Ảnh 1.

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi không phạt nguội.

Có nhiều trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp này, người điều khiển nghe hiệu lệnh của CSGT sẽ không bị coi là hành vi phượt đèn đỏ. Thứ tự mà người lái xe cần nghe theo khi trên đoạn đường có nhiều chỉ dẫn cùng hiệu lực bao gồm:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Ngoài ra, trường hợp đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển. Cụ thể, khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:

– Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay

Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Nguồn: https://danviet.vn/den-do-nhung-csgt-vay-xe-di-de-dieu-tiet-giao-thong-lieu-co-bi-phat-nguoi-2022111621354695.htm

Từ 15/1/2025: Vợ chồng, anh em đi xe của nhau bị CSGT tịch thu phương tiện và phạt lên tới 8 triệu?

0

Theo quy định lỗi đi xe không chính chủ bị xử phạt như thế nào hãy cùng tìm hiểu về xe không chính chủ nhé!

Xe chính chủ là gì?

Xe chính chủ là người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển phương tiện mà trên  giấy đăng ký xe chính là tên chủ chủ – tên họ của người đang điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định không phải tất cả người dân đi xe mà giấy đăng ký xe tên người khác thì bị phạt. THeo quy định CSGT chỉ xử phạt những trường hợp mua bán, chuyển nhượng, cho tặng phương tiện giao thông nhưng không sang tên chính chủ mà thôi.

Từ 2025, người thân đi xe của nhau có bị xử phạt lỗi không chính chủ?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì sẽ không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ. Mà thực chất sẽ chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp người dân mua bán chuyển nhượng, cho tặng xe cho nhau nhưng không sang tên, nếu CSGT phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Còn những người dân nếu như mượn xe của nhau và có mượn đủ các các loại giấy tờ theo đúng quy định như Giấy đăng ký, Giấy phép lái xe, đăng kiểm, bảo hiểm và giấy tờ cá nhân đầy đủ. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người dân không vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị CSGT xử phạt.

Người thân đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Người thân đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông

Khi mua xe, cho hoặc biếu tặng, người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe. (Ảnh minh họa)

Những giấy tờ cần có khi tham gia giao thông để không bị CSGT xử phạt

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông

Vợ chồng anh em đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Vợ chồng anh em đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Những mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2025

Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.

Tin buồn về v:ế:t thương của Nguyễn Xuân Son

0

Các bác sĩ đánh giá tình trạng gãy chân của cầu thủ Nguyễn Xuân Son phức tạp hơn ghi nhận ban đầu, đường nứt dài và có mảnh vỡ rời, được phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy.

Chiều 6/1, Xuân Son được xe cấp cứu đưa từ sân bay Nội Bài về Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), sau chuyến bay cùng đội tuyển Việt Nam về nước. Giáo sư Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, khám cho Xuân Son, tháo băng và nẹp cũ được bác sĩ tại Thái Lan sơ cứu để kiểm tra thương tổn.

Kết quả siêu âm doppler và chụp chiếu, các bác sĩ đánh giá tổn thương gãy xương của Son khá phức tạp, “nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu”. Theo đó, Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn. Gãy kín là gãy xương ở bên trong nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu ngoài da.

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son nằm trên cáng về từ Thái Lan về sân bay Nội Bài chiều 6/1. Ảnh: Hiếu Lương

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son nằm trên cáng về từ Thái Lan về sân bay Nội Bài chiều 6/1. Ảnh: Hiếu Lương

“Chúng tôi đã hội chẩn với đồng nghiệp y tế Thái Lan qua hình ảnh chẩn đoán, hiện tại hình chụp X-quang thực tế đường nứt xương dài hơn”, bác sĩ Dũng nói, thêm rằng các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec quyết định phương pháp phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn hình tăng sáng.

Đây là giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp giảm thiểu tổn thương mô mềm và đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Bằng phương pháp này, với hỗ trợ của màn tăng sáng, bác sĩ rạch da bệnh nhân với kích thước tối thiểu (3-4 cm) để luồn đinh vào ống tủy rồi chốt hai đầu. Xương gãy sẽ được nắn chỉnh thẳng, cố định vững chắc, không cần phải mở vào ổ gãy như phương pháp kết hợp xương nẹp vít.

Ca phẫu thuật dự kiến kéo dài một giờ, sau đó Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và đánh giá tình trạng.

Hiện chưa có kết quả của ca phẫu thuật.

Chị Marcele Seippel ôm động viên Xuân Son trước ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vợ của Xuân Son, Marcele Seippel ôm động viên chồng trước ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước khi bước vào ca phẫu thuật, Xuân Son mong muốn được gặp vợ – Marcele Seippel. Người vợ động viên chồng và bày tỏ tin tưởng vào y bác sĩ Việt Nam, mong ca phẫu thuật thành công, Xuân Son sớm trở lại với bóng đá.

Xuân Son bị chấn thương trong trận đấu chung kết ASEAN Cup trên sân Rajamangala, Thái Lan tối 5/1, khi đi bóng rồi cố rướn người chuyền vào cấm địa Thái Lan. Chân phải của anh quét mạnh xuống mặt đất. Sau vài phút sơ cứu trên sân tiền đạo Việt Nam được đưa lên xe cứu thương chuyển đến bệnh viện ở Bangkok. Kết quả khám và chụp chiếu ban đầu tại Thái Lan xác định Son bị gãy xương mác và xương chày chân phải.

Xuân Son, tên gốc Brazil là Rafaelson, sinh năm 1997, nhận quốc tịch Việt Nam vào tháng 9. Anh trở thành cầu thủ nhập tịch không có gốc gác Việt Nam đầu tiên được gọi lên ĐTQG kể từ năm 2009.

Vạch mắt võng là vạch gì? Có được dừng đèn đỏ ở vạch mắt võng hay không?

0

Khi tham gia giao thông, chủ phương tiện rất dễ gặp các khu vực có vạch mắt võng. Bởi thế, cần nắm chắc thông tin dưới đây để tránh bị phạt.

Điều khiển phương tiện trên đường, người lái xe cần tuân thủ đúng luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh bị phạt. Để làm được thì trước hết phải nhận biết được các ký hiệu, đèn hiệu. Trong đó có vạch kẻ mắt võngCó thể hiểu, vạch mắt võng là vạch kẻ đường được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp.

Vạch mắt võng, Vạch mắt võng là gì, xử phạt đè vạch mắt võng, kiến thức

Vạch kẻ mắt võng nên đi hay dừng?

Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Mặt đường kẻ vạch mắt võng nhưng không có biển được phép rẽ phải khiến nhiều tài xế không biết rẽ hay dừng lại cho đúng luật

Trên thực tế, tại các khu vực ngã tư, đường vòng cua có vạch kẻ kiểu mắt võng, chúng ta có thể gặp những trường hợp sau:

Vạch mắt võng, Vạch mắt võng là gì, xử phạt đè vạch mắt võng, kiến thức

Trường hợp 1: Vạch kẻ kiểu mắt võng không có mũi tên chỉ hướng, khi gặp vạch này, nếu đèn tín hiệu đi thẳng qua vạch sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn đỏ mà không có bất kỳ biển phụ nào khác thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Trường hợp 2: Vạch kẻ kiểu mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi thì người điều khiển phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên được phép đi qua. Khi đó sẽ không bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.Như vậy, khi tham gia giao thông, gặp vạch kẻ kiểu mắc võng độc lập thì buộc phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch này. Trường hợp vạch kẻ mắc võng kết hợp với đèn tín hiệu, mũi tên, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì phải tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn này.

Vạch mắt võng, Vạch mắt võng là gì, xử phạt đè vạch mắt võng, kiến thức

Cụ thể, vạch mắt võng có kèm theo mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc phần đường đó được dành cho các phương tiện giao thông rẽ phải, nếu xe đi thẳng dù đèn tín hiệu giao thông là xanh hay đỏ thì đều vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Trong trường hợp lái xe không tuân thủ chỉ dẫn tại phần đường có vạch kẻ mắt võng sẽ vi phạm lỗi và bị xử phạt.

Vạch mắt võng, Vạch mắt võng là gì, xử phạt đè vạch mắt võng, kiến thức

Nghị định 100 quy định, đối với tài xế ô tô bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông;

Đối với người điều khiển xe máy, mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông;

Đối với xe đạp, mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng

Vợ chồng tôi đi công tác, để con ở một mình với giúp việc thì không an tâm nên nhờ mẹ chồng lên giúp. Thỉnh thoảng bên nước ngoài tôi vẫn kiểm tra cam xem ở nhà có ổn không, hôm đó thấy hành động này của mẹ chồng mà tôi s-ở-n g-a-i ố-c

0

Vợ chồng tôi cưới nhau đã được vài năm và có một bé trai đáng yêu. Công việc của cả hai đều rất bận rộn, nên đành nhờ giúp việc trông coi bé mỗi khi vợ chồng tôi vắng nhà. Mặc dù có giúp việc tận tình, nhưng tôi vẫn luôn thấy bất an khi để con một mình. Gần đây, hai vợ chồng đều phải đi công tác nước ngoài trong vòng một tuần. Để yên tâm hơn, tôi bàn với chồng nhờ mẹ chồng lên thành phố để chăm sóc cháu.

Có nên để ông bà chăm cháu? 3 vấn đề bố mẹ cần chú ý

Mẹ chồng tôi là một người phụ nữ đã có tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, rất chu đáo và yêu thương cháu nội hết mực. Thỉnh thoảng, tôi vẫn hay tranh thủ thời gian rảnh để bật camera lên xem tình hình ở nhà. Mọi chuyện đều có vẻ ổn, bé nhà tôi được chăm sóc kỹ lưỡng, cười nói vui vẻ. Mỗi lần nhìn thấy cảnh đó qua màn hình, tôi thấy lòng nhẹ nhõm.

Thế nhưng, một hôm tôi vô tình bật camera lên vào buổi trưa, hình ảnh hiện ra khiến tôi không khỏi sởn gai ốc. Mẹ chồng đang ngồi bên cạnh con trai tôi, bón cháo cho cháu. Nhưng điều làm tôi bàng hoàng không phải là cảnh bà bón cháo mà là cách bà bón. Sau khi múc một muỗng cháo từ bát, bà đưa lên miệng mình, mút nhẹ, rồi mới đưa muỗng vào miệng cháu. Tôi nhìn thấy rất rõ: mỗi thìa cháo bà đều làm như vậy – mút nhẹ rồi mới bón cho cháu.

Trong khoảnh khắc đó, tôi thấy rùng mình. Ý nghĩ về vệ sinh, về sự an toàn sức khỏe cho con cứ xoay quanh trong đầu tôi. Là người mẹ, tôi không thể nào chấp nhận việc con mình ăn đồ ăn đã qua miệng người khác, cho dù đó là bà nội. Nhưng rồi, tôi kìm lại và cố gắng bình tĩnh hơn.

Tôi kể chuyện với chồng. Anh ấy lắng nghe rồi chậm rãi nói: “Có thể mẹ chỉ nghĩ đơn giản là muốn cháo nguội bớt cho cháu ăn đỡ bị nóng thôi. Ngày xưa các bà hay làm vậy mà.” Những lời anh nói giúp tôi bình tâm lại. Có lẽ, đó là cách chăm sóc truyền thống, thể hiện tình thương của một người bà. Dù sao, cũng là một phần văn hóa của các bậc cha mẹ trước đây, khi chưa có những tiêu chuẩn vệ sinh như ngày nay.

Dù đã cố gắng thông cảm, nhưng lòng tôi vẫn cứ vương vấn sự lo lắng. Tôi quyết định nói chuyện với mẹ chồng. Buổi tối sau khi về nước, trong lúc chỉ có hai mẹ con ở nhà, tôi nhẹ nhàng trò chuyện cùng mẹ, bày tỏ sự lo lắng về vấn đề vệ sinh của trẻ nhỏ. Mẹ chồng nghe xong, hơi ngượng ngùng, rồi bà cười, bảo: “Được rồi, từ giờ mẹ sẽ chú ý hơn. Cảm ơn con đã nhắc nhở nhé!”

Từ hôm ấy, mọi chuyện dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Tôi nhận ra tình thương của mẹ chồng, dù có khác cách thế hệ, nhưng vẫn là sự chăm sóc chân thành. Và tôi cũng học cách lắng nghe, cảm thông, để mối quan hệ giữa hai thế hệ ngày càng gắn kết. Cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, nhưng qua từng câu chuyện, từng trải nghiệm, tôi dần hiểu ra rằng, yêu thương chính là chìa khóa mở ra mọi điều.

Mẹ chồng lên chơi với cháu mấy hôm ngày bà về tôi tình cờ phát hiện mất 5 chỉ vàng trong két. Phát r-ồ vì đó là của hồi môn mẹ đẻ tặng cho tôi, tôi lao ngay ra bến xe hỏi mẹ chồng cho ra nhẽ. đang giằng co thì túi của bà rơi xuống thứ bên trong lòi ra khiến tôi sững người ….

0

Cách đây 3 năm, mẹ chồng gửi tôi 5 chiếc vàng nhẫn – mỗi chiếc 1 chỉ. Đây là do bà tích cóp tiền bán trái cây, hoa màu rồi mua làm của để dành. Căn nhà của bố mẹ chồng cũ kỹ, trong nhà không có chỗ để an toàn nên gửi tôi, nhờ tôi bỏ vào két sắt giúp, khi nào bà cần sẽ lấy lại.

Thế nhưng năm kia, khi xe máy của tôi hỏng, tôi muốn mua xe khác nhưng thiếu tiền nên đã âm thầm lấy 5 chỉ vàng của mẹ chồng đi bán, dùng tiền đó mua xe ga.

Lúc đầu tôi tự nhủ coi như mình mượn của bà, mỗi tháng trích ra vài triệu rồi gom lại đi mua nhẫn trả vào đó. Song từ lúc đó tới nay, tôi để ra được đồng nào là lại dùng vào việc khác luôn, chưa mua lại được 1 chỉ nào trả mẹ chồng mà giá vàng thì ngày càng tăng cao khiến tôi như ngồi trên đống lửa

Cuối tuần vừa rồi, em gái của mẹ chồng tôi đến nhà mời cưới con gái đầu lòng của dì. Mẹ chồng tôi nằm trong ban đại diện họ nhà gái đi đưa cháu về nhà chồng, thế nên bà muốn may 2 bộ áo dài mới và mua đôi giày phù hợp với bộ đồ, mua thêm cả chiếc vòng ngọc trai đeo cho sang. Tính ra cũng phải hơn chục triệu nên mẹ chồng hỏi tôi lấy lại vàng. Bà tính toán bán 5 chỉ vàng đi thì cũng có hơn 35 triệu, chi tiêu mua sắm hết 20 triệu, giữ 10 triệu trong nhà phòng khi cần gấp, còn 5 triệu làm tiền mừng đám cưới.

5 chỉ vàng của mẹ chồng khiến tôi như ngồi trên đống lửa - Ảnh 1.

Tôi băn khoăn có nên nói sự thật cho mẹ chồng biết rồi bảo bà thông cảm. (Ảnh minh họa)

Đừng nói 5 chỉ vàng, giờ đến 1 chỉ tôi cũng không có, thế nhưng tôi không dám nói cho mẹ chồng biết mà chỉ nói để chìa khóa két ở công ty, để 1-2 ngày tới tôi lấy trả bà.

Ngay chiều hôm đó, tôi gọi điện khắp nơi nhưng chỉ vay mượn được 20 triệu. Còn thiếu 15-16 triệu nữa mà không biết vay ở đâu. Nếu mua vàng để trả mẹ chồng thì vẫn còn thiếu tiền, mà tôi mua xong mẹ lại đi bán ra thì chẳng phải lỗ luôn cả triệu bạc.

Tôi băn khoăn có nên nói sự thật cho mẹ chồng biết rồi bảo bà thông cảm, chi tiêu mừng cưới trong khoảng 20 triệu này thôi, sau này tôi sẽ gom góp lại trả nốt bà 2 chỉ vàng thì có ổn không? Liệu có bị mất lòng tin của mẹ chồng và khiến bà phật lòng?

Từ nay người dân lưu ý: Bộ Công an quy định trường hợp bắt buộc phải đổi biển số xe và đăng ký xe từ 2025 …

0

Theo quy định mới nhất của Bộ Công an tại Thông tư 79/2024/TT-BCA, sẽ có 6 trường hợp bắt buộc phải đổi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe từ 01/01/2025.

Các trường hợp phải đổi đăng ký xe và biển số xe này được quy định tại Điều 18 Thông tư 79/2024/TT-BCA, bao gồm:

(1) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng.

(2) Xe cải tạo; xe thay đổi màu sơn.

(3) Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.

(4) Thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi chứng nhận đăng ký xe theo địa chỉ mới.

(5) Chứng nhận đăng ký xe hết thời hạn sử dụng.

(6) Đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư 79/2024/TT-BCA; chủ xe có nhu cầu đổi biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.

Quy định đổi biển số xe và đăng ký

Có 6 trường hợp phải đổi đăng ký xe, biển số xe từ 2025. (Ảnh minh họa)

Theo quy định mới, hồ sơ để đổi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe gồm những giấy tờ sau:

1. Giấy khai đăng ký xe.

2. Giấy tờ của chủ xe.

3. Chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe hiện tại.

Ngoài các giấy tờ trên, còn có một số yêu cầu khác tùy vào tình trạng xe:

Nếu xe đã cải tạo, thay đổi tổng thành máy hoặc khung, cần có thêm chứng nhận nguồn gốc và chứng từ nộp lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu.

Trường hợp đổi biển số từ nền màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, phải có thêm văn bản thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải hoặc văn bản thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

Thủ tục đổi đăng ký xe và biển số xe

Theo Điều 20 Thông tư 79/2024, thủ tục đổi đăng ký xe và biển số xe có thể thực hiện trực tuyến một phần hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe. Các bước như sau:

1. Kê khai giấy khai đăng ký xe theo quy định và nộp hồ sơ đổi đăng ký xe và biển số xe.

2. Nộp lệ phí theo quy định. Nếu xe đã cải tạo, thay đổi màu sơn, chủ xe cần đưa xe đến để kiểm tra.

3. Sau khi kiểm tra và xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc đổi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

4. Nhận kết quả đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Quy định đổi biển số xe và đăng ký

Thủ tục đổi đăng ký xe và biển số xe có thể thực hiện trực tuyến một phần hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe. (Ảnh minh họa)

Một số trường hợp đặc biệt

· Đổi biển số xe giữ nguyên biển số định danh: Đối với xe đã đăng ký biển 3 số hoặc 4 số, sẽ được cấp biển số định danh mới theo quy định (có thể thu lại chứng nhận đăng ký xe cũ).

· Đổi biển số từ nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen (hoặc ngược lại) sẽ cấp biển số định danh mới hoặc cấp lại biển số định danh.

· Đổi đăng ký xe khi thay đổi địa chỉ cư trú: Nếu chủ xe thay đổi địa chỉ ra ngoài phạm vi cơ quan đăng ký xe cũ, cần nộp chứng nhận đăng ký xe, đơn đề nghị xác nhận hồ sơ xe cho cơ quan đăng ký xe cũ để được cấp giấy xác nhận hồ sơ xe, sau đó nộp giấy xác nhận đó cho cơ quan đăng ký xe tại địa chỉ mới.