Những lời nói của tôi làm cho anh chị chồng càng tức hơn, họ không nghe lời nói của tôi mà vẫn khẳng định bản thân là đúng và quyết không bỏ đồng nào chi cho đám của bố.
Ngày mẹ chồng còn sống, bà quản lý tiền lương của ông rất chặt chẽ, ông muốn chi tiêu gì thì phải thông qua bà, duyệt mới được tiêu. Tuy chúng tôi sống chung nhà nhưng lại ăn riêng, hằng ngày bà đi chợ và nấu ăn cho mỗi ông.
Dù có tiền đấy nhưng bà cho ông ăn uống đạm bạc, bữa nào cũng chỉ biết chế biến món kho mặn kho nhạt và rau xào hay luộc là xong. Nhiều lần tôi bảo với mẹ:
“Vợ chồng con không có điều kiện nên không thể giúp đỡ được bố mẹ nhưng ông bà có tiền thì mua đồ ngon đồ bổ mà ăn. Mẹ cứ ăn uống tạm bợ thế thì sức khỏe yếu dần, lúc ốm đau bệnh tật bồi dưỡng cũng chẳng ăn được”.
Thế nhưng bà lúc nào cũng có câu cửa miệng, già rồi ăn nhiều hại sức khỏe, ăn thế là đảm bảo rồi. Nói là già không được ăn nhiều, ấy vậy mà đi ăn cỗ ông bà ăn rất khỏe hoặc có khi tôi biếu đĩa thịt xốt đầy mà 2 người ăn chút là xong.
Thực ra ông ăn được nhưng bà cho ăn khổ, ông cũng chẳng dám nói, bởi nói ra chỉ khiến gia đình cãi nhau, con cháu nhìn vào lại cười.
Sau khi mẹ chồng mất, bố chồng phó thác việc ăn uống và sức khỏe cho vợ chồng tôi chăm sóc. Chính vì vậy, ông cho vợ chồng tôi hết tiền lương hàng tháng. Ông bảo:
“Bố bây giờ chỉ cần ngày 3 bữa cơm và nếu ốm đau bệnh tật thì cũng chỉ biết nhờ cậy vào các con là chính. Còn mấy người ở xa, bố không mong chờ gì. Bố mà ốm đau, họ mà về thăm bố, các con còn vất vả làm cơm đãi bọn chúng đấy chứ. Vì thế bố cho lương các con, mong muốn của bố chỉ là từ đây đến lúc chết được các con chăm sóc tốt là yên lòng”.
Mẹ chồng lúc nào cũng có câu cửa miệng, già rồi ăn nhiều hại sức khỏe, ăn thế là đảm bảo rồi. (Ảnh minh họa)
Dù bố chồng không cho lương, chúng tôi vẫn chăm sóc ông. Bây giờ cầm lương của ông, chúng tôi càng phải có trách nhiệm hơn. Suốt 6 năm nay, bữa cơm nào tôi cũng chuẩn bị đủ chất cho bố, nhìn ông ăn ngon và khỏe là tôi vui mừng.
Tháng nào tôi cũng mua đồ bổ và các loại thực phẩm chức năng để bồi dưỡng cho ông. Dù được vợ chồng tôi chăm sóc chu đáo nhưng ông chỉ sống với chúng tôi vài năm rồi qua đời.
Sau khi ông mất thì gia đình chồng xảy ra chuyện rất đau buồn. Tổng chi phí đám của ông hết là 100 triệu, thế nhưng các anh chị chồng không ai chịu bỏ tiền ra. Anh chồng nói:
“Lương của bố rất cao, ngày ông còn sống cho chú thím toàn bộ tiền lương. Vì thế bây giờ các em phải có trách nhiệm chi trả tiền đám cho bố”.
Tổng chi phí đám của ông hết là 100 triệu, thế nhưng các anh chị chồng không ai chịu bỏ tiền ra. (Ảnh minh họa)
Tôi bức xúc nói:
“Lương của bố mỗi tháng được 10 triệu, 6 năm qua, em chi tiền ăn uống, thuốc thang và những lần bố đi bệnh viện. Làm gì có dư mà các anh chị lại nghĩ em bòn rút của ông.
Nếu biết các anh chị tính toán như thế, ngay từ đầu em đã đòi mỗi tháng 7 triệu tiền chăm sóc bố và 3 triệu tiền ăn uống, còn những lúc ốm đau đi viện thì các anh chị góp vào mà trả cho bố. Vợ chồng em thức đêm hôm vất vả chăm sóc bố để anh chị yên tâm làm việc, thế mà không ai biết ơn lại còn đòi hỏi này nọ. Em thật sự thất vọng về mấy người lắm”.
Những lời nói của tôi làm cho anh chị chồng càng tức hơn, họ không nghe lời nói của tôi mà vẫn khẳng định bản thân là đúng và quyết không bỏ đồng nào chi cho đám tang của bố.
Mấy người rời khỏi nhà ngay trong đêm và ra nhà nghỉ ngủ, sáng hôm sau thì về quê luôn. Để khoản nợ 100 triệu cho vợ chồng tôi tự chịu trách nhiệm.
…để rồi đến 49 ngày của bố, khi tôi dọn dẹp những bộ quần áo cũ và đồ dùng cá nhân còn lại của ông để đem đi đốt theo phong tục, tất cả anh em trong nhà không tin vào mắt mình khi thấy một chiếc hộp nhỏ nằm lẫn giữa những bộ đồ. Chiếc hộp gỗ cũ kỹ, được buộc chặt bằng dây thừng, bên trong chứa một số sổ tiết kiệm và vài lá thư tay.
Tôi cẩn thận mở từng lá thư ra đọc. Trong đó, bố viết rõ ràng:
“Bố biết, khi bố mất, chuyện tiền nong sẽ khiến các con tranh cãi. Các con hãy nhớ, tiền bạc không thể thay thế tình nghĩa anh em. Bố đã để lại chút tiền này, không phải để các con trách móc nhau, mà để con út lo đám tang và nếu còn dư thì chia đều cho tất cả. Nhưng quan trọng nhất, bố mong các con sống hòa thuận, đừng vì điều gì mà quay lưng lại với nhau. Đời bố mẹ cực khổ, chỉ mong đời con cháu sum vầy.”
Các anh chị lặng người, không nói nên lời. Một cuốn sổ tiết kiệm ghi rõ số tiền 200 triệu đồng khiến ai cũng bàng hoàng. Hóa ra, bố đã âm thầm tích cóp trong suốt những năm qua. Không phải để lại nhiều, nhưng đủ để đảm bảo chi phí hậu sự và một chút dư dả chia cho các con.
Tôi nhìn các anh chị, không giấu nổi sự bức xúc:
“Giờ các anh chị thấy chưa? Bố đã nghĩ cho mọi người như thế, vậy mà các anh chị chỉ chăm chăm tính toán thiệt hơn, để vợ chồng tôi phải chịu hết mọi áp lực. Nếu không có cái hộp này, liệu các anh chị có ân hận không?”
Cả nhà im lặng. Có người cúi đầu, có người rơi nước mắt. Không khí trong nhà trầm lặng, nhưng tôi hi vọng, từ đây, những rạn nứt trong gia đình sẽ được hàn gắn lại. Sau tất cả, tôi chỉ muốn bố an nghỉ thanh thản, không phải mang theo nỗi buồn vì con cái bất hòa.