Home Blog

Shipper không giao hàng tận nhà, cụ ông leo 6 tầng thang bộ xuống lấy thì đột quỵ qua đời, gia đình đòi bồi thường 1,7 tỷ đồng: Công ty chuyển phát khẳng định không làm sai!

0

Gia đình cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông lão là do shipper đã không thực hiện đúng yêu cầu giao hàng tận cửa nhà.

Ông Hy (tên nhân vật được thay đổi) 80 tuổi, sống cùng vợ trong một căn hộ nhỏ nằm trên tầng 6 của tòa chung cư cũ ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Vì là nhà ở xã hội và được xây cách đây hàng chục năm nên tòa nhà này không có cầu thang máy. Do đó, hai vợ chồng ông Hy chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như đi chợ, gặp gỡ bạn bè hay các dịp lễ tết.

Cho đến đầu tháng 12 năm 2021, vợ của ông Hy là bà Chương đi du lịch trở về nhà. Khi lên đến tầng 4, bà nhìn thấy chồng mình đang nằm bất tỉnh trên cầu thang với nhiều món đồ vương vãi bên cạnh. Bà Chương lập tức gọi cấp cứu và nhờ hàng xóm đưa chồng đến bệnh viện. Tuy nhiên, bác sĩ thông báo ông Hy đã qua đời vì đột quỵ.

Sau đó, gia đình nhờ ban quản lý trích xuất lại camera giám sát quanh khu nhà. Các đoạn phim cho thấy ông Hy đang ngồi xem TV thì nhận được một cuộc gọi giao hàng từ shipper. Sau đó, ông tự di chuyển xuống 6 tầng cầu thang để lấy hàng. Khi trở lại nhà, ông Hy có biểu hiện choáng váng, sau đó ngã nhào xuống đất. Vài tiếng sau, bà Chương trở về thì phát hiện chồng bị ngã ở bậc cầu thang.

Ông Hy đã tự mình di chuyển xuống 6 tầng cầu thang để lấy đơn hàng chuyển phát nhanh rồi quay lại. Ảnh minh họa.

Trước đó, ông Hy đã đặt một thùng bia nặng gần 11kg. Khi shipper giao hàng đến, thùng bia được bọc trong hộp bìa cát tông lớn, kích thước khoảng 50cmx20cm. Gia đình khẳng định trọng lượng của đơn hàng này vượt quá sức chịu đựng của ông lão. Chưa kể, ông còn phải đi bộ 6 tầng cầu thang xuống nhận hàng, sau đó lại leo 6 tầng nữa thì mới lên đến nhà. Ngoài ra, bà Chương cũng cho biết trên hóa đơn chuyển phát nhanh có ghi ‘‘sẽ giao hàng tận nhà’’ nhưng người chuyển phát nhanh lại không làm như vậy.

Gia đình cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Hy là do người shipper đã không thực hiện nghĩa vụ “giao hàng tận nhà” của mình. Sau cùng, gia đình ông lão yêu cầu công ty chuyển phát nhanh phải công khai xin lỗi về sự việc. Còn shipper phải bồi thường số tiền 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) cho mất mát về mặt tinh thần và chi phí tang lễ.

Liên quan đến cái chết đột ngột của ông Hy sau khi nhận đơn hàng chuyển phát nhanh, vài ngày sau, nhân viên bộ phận quan hệ công chúng của công ty vận chuyển đã có phát ngôn trả lời phóng viên tờ Beijing News. Sau quá trình xác minh bản ghi âm cuộc trò chuyện giữa shipper và ông Hy, họ cho biết shipper đã yêu cầu giao hàng tận cửa nhà nhưng ông lão lại đề xuất tự mình xuống lấy. Sau khi giao hàng cho khách và hoàn tất ký gửi, shipper mới rời đi. Điều này cho thấy shipper đã thực hiện đúng quy trình chuyển phát nhanh của công ty.

Công ty chuyển phát cho biết shipper đã thực hiện đúng quy trình giao hàng được quy định. Ảnh minh họa.

Phía công ty cũng cho biết, sau khi sự việc xảy ra, người phụ trách cơ sở liên quan đã thay mặt công ty gửi lời chia buồn tới gia đình ông Hy. Đồng thời, vào ngày gia đình báo cáo sự việc, công ty đã hợp tác và cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin liên quan để phục vụ cho quá trình điều tra.

Đối với khoản bồi thường 500.000 NDT mà gia đình ông Hy yêu cầu, phía công ty cho biết đây là tranh chấp dân sự và cần thông qua pháp luật. Đồng thời, họ tin rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết khách quan và chính xác nhất về sự việc. “Cho dù kết quả phán quyết của tòa án thế nào, thì công ty vẫn sẽ lên tiếng xin lỗi vì đã để xảy ra tình huống đáng tiếc như vậy . Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục hợp tác trong việc thu thập chứng cứ để thuận tiện cho việc đưa ra phán quyết của tòa án trong thời gian sớm nhất”.

Một thời gian sau đó, phía gia đình ông Hy đã đồng ý thỏa thuận với phía công ty chuyển phát và không yêu cầu bồi thường 500.000 NDT như trước.

Nguồn : https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/shipper-khong-giao-hang-tan-nha-cu-ong-leo-6-tang-thang-bo-xuong-lay-thi-dot-quy-qua-doi-gia-dinh-doi-boi-thuong-1-7-ty-dong-cong-ty-chuyen-phat-khang-dinh-khong-lam-sai-a493602.html

6 năm Đi XKLĐ tháng nào cũng gửi tiền đầy đủ cho bố mẹ, vừa để trả nợ, vừa để xây lại căn nhà. Một hôm bố mẹ gọi điện khoe đã mua được mảnh đất đẹp gần trung tâm xã, giá cả hợp lý. Tôi vui mừng vì ước mơ của mình đang dần thành hiện thực. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục gửi tiền về để xây nhà. Sau 6 năm tôi quyết định về nước thì mọi chuyện cũng phát sinh từ đây, bố mẹ không chịu sang tên ngồi nhà, đến khi tôi mời luật sự mới biết sự thật

0

Hải, một chàng trai sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông thôn nghèo khó, quyết định đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sau khi tốt nghiệp trung học. Với mong muốn cải thiện cuộc sống gia đình, anh không ngần ngại vay mượn để có chi phí sang Nhật Bản làm việc.

Những năm tháng đầu tiên nơi đất khách quê người thật không dễ dàng. Hải phải làm việc quần quật trong nhà máy, chịu đựng áp lực công việc và nỗi nhớ nhà da diết. Nhưng nghĩ đến mục tiêu của mình, Hải tự nhủ phải cố gắng hơn nữa. Mỗi tháng, anh đều gửi phần lớn tiền lương về cho bố mẹ, chỉ giữ lại một ít để sinh hoạt. Trong lá thư đầu tiên, Hải dặn dò bố mẹ dùng số tiền ấy để mua một mảnh đất ở quê, sau này anh về sẽ xây nhà.

Mọi chuyện dường như suôn sẻ. Bố mẹ Hải thường gọi điện khoe đã mua được mảnh đất đẹp gần trung tâm xã, giá cả hợp lý. Hải vui mừng vì ước mơ của mình đang dần thành hiện thực. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục gửi tiền về để xây nhà. Qua những tấm ảnh bố mẹ gửi, căn nhà hai tầng khang trang được hoàn thiện, khiến Hải càng thêm quyết tâm làm việc.

Sau bảy năm xa quê, Hải quyết định về nước. Anh dự tính sẽ ổn định cuộc sống, mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ và sống trong căn nhà mà mình đã dành dụm xây dựng. Nhưng ngày trở về không như anh mong đợi.

Hải phát hiện mảnh đất và căn nhà đều đứng tên bố mẹ anh. Khi Hải đề cập đến việc chuyển sang tên mình, bố mẹ anh lảng tránh. “Nhà này là của chung gia đình, có gì mà phải sang tên? Con cứ ở cùng bố mẹ là được rồi,” bố anh nói.

Hải cố gắng thuyết phục, giải thích rằng anh cần đứng tên để thuận lợi cho các kế hoạch kinh doanh sau này. Nhưng càng nói, bố mẹ càng tỏ ra khó chịu. “Con đừng nghĩ quá nhiều về chuyện giấy tờ. Bố mẹ nuôi con lớn, giờ con lại tính toán với bố mẹ thế sao?” mẹ anh trách móc.

Những lời nói ấy như gáo nước lạnh dội vào lòng Hải. Anh cảm thấy nỗ lực của mình suốt bảy năm qua dường như không được trân trọng. Hơn nữa, Hải lo ngại nếu không đứng tên, tài sản có thể bị sử dụng vào mục đích khác mà anh không hề hay biết. Sự bất đồng quan điểm giữa anh và bố mẹ ngày càng lớn, khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Một ngày, Hải tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và người chú họ. Hóa ra, mảnh đất này đã được thế chấp ngân hàng để bố mẹ anh vay tiền đầu tư kinh doanh từ vài năm trước. Việc kinh doanh thua lỗ khiến gia đình đang đứng trước nguy cơ mất nhà.

Hải cảm thấy bị phản bội. Anh quyết định đối diện trực tiếp với bố mẹ. Trước sự chất vấn của con trai, bố mẹ Hải đành thú nhận sự thật. Họ xin lỗi và mong anh thông cảm, nhưng lòng Hải ngổn ngang. Anh nhận ra, không chỉ có tình cảm gia đình mà cả niềm tin cũng bị thử thách.

Cuối cùng, Hải quyết định thuê luật sư để tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình. Dù đau lòng, nhưng anh biết rằng nếu không dứt khoát, công sức của mình sẽ đổ sông đổ bể. Câu chuyện này là một bài học quý giá không chỉ với Hải mà còn với nhiều người trẻ khác: khi giúp đỡ gia đình, hãy đặt ra những nguyên tắc rõ ràng để tránh những rạn nứt không đáng có.

Sau khi giải quyết ổn thỏa vấn đề pháp lý, Hải quyết định dành thời gian để tự mình xây dựng lại niềm tin và kết nối với gia đình. Anh tìm cách đối thoại với bố mẹ, chia sẻ những khó khăn, tổn thương và mong muốn của mình. Qua nhiều lần trò chuyện, cả hai bên dần hiểu nhau hơn. Hải nhận ra rằng dù có những sai lầm, bố mẹ anh cũng chỉ mong muốn điều tốt nhất cho gia đình. Họ cũng dần ủng hộ anh trong việc tự lập và quản lý tài sản.

Cô dâu Thu Sao ‘t;oa-ng’ rồi: Thương cô quá cô ơi

0

Mới đây người chồng trẻ của cô dâu Thu Sao đã đăng đàn nói về chuyện ký giấy ly hôn, phải chăng hôn nhân của cặp đôi đã tan vỡ?

6 năm trước, đám cưới của chị Lê Thị Thu Sao (SN 1956, tỉnh Cao Bằng) và chồng trẻ Triệu Hoa Cương (SN 1992, tỉnh Cao Bằng) từng khiến dư luận xôn xao. Những năm qua, chuyện nhà của chị Sao thỉnh thoảng lại khuấy đảo mạng xã hội.

 

Tuy nhiên, chị Sao cho biết, đa số thông tin trên mạng xã hội không đúng sự thật. Nhiều tài khoản dựng chuyện câu view, câu like… Trải qua nhiều sóng gió và đồn đoán trên mạng xã hội, cặp đôi vẫn hạnh phúc và ngày ngày livestream bán hàng online và trò chuyện cùng cộng đồng mạng.

 

Chồng "cô dâu 62 tuổi" đòi ký giấy ly hôn sau 6 năm sống chung: Chuyện gì đang xảy ra với cặp đôi đũa lệch? - Ảnh 1.

 

 

Dòng chia sẻ của chồng “cô dâu 62 tuổi” gây xôn xao

Thế nhưng mới đây, trên trang Facebook của anh Hoa Cương bất ngờ đăng tải một dòng trạng thái rất gay gắt cho thấy cặp đôi đang gặp trục trặc trong hôn nhân. “Giỏi ký hộ tôi cái giấy ly hôn với. Không có tình cảm không sống nổi sao còn bám khư khư thế? Thích thì tới bến luôn…”, Hoa Cương chia sẻ.

 

Trong phần bình luận, một tài khoản Facebook có tích xanh của chị Thu Sao đã để lại ảnh chụp màn hình tin nhắn xưng vợ chồng được cho là của người chồng trẻ Hoa Cương cùng một cô gái khác. Ngay sau đó nhiều người bày tỏ sự bất ngờ và để lại bình luận động viên mong hai vợ chồng bình tĩnh giải quyết mâu thuẫn và không nên chia sẻ chuyện gia đình lên mạng xã hội để mọi người bàn tán.

Chồng "cô dâu 62 tuổi" đòi ký giấy ly hôn sau 6 năm sống chung: Chuyện gì đang xảy ra với cặp đôi đũa lệch? - Ảnh 2.

Chồng "cô dâu 62 tuổi" đòi ký giấy ly hôn sau 6 năm sống chung: Chuyện gì đang xảy ra với cặp đôi đũa lệch? - Ảnh 3.

 

Sau nhiều năm kết hôn, cặp đôi khẳng định cuộc sống vẫn hạnh phúc dù trải qua nhiều sóng gió

 

 

 

Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng đây lại là 1 trong những chiêu trò để câu view câu like bán hàng của cặp đôi đũa lệch bởi chỉ sau đó vài ngày, cộng đồng mạng lại thấy Hoa Cương xuất hiện trong livetream của chị Thu Sao.

Có lẽ cặp đôi đã nói chuyện rõ ràng với nhau và làm hòa. Nhiều người bày tỏ thông cảm cho cặp đôi bởi khoảng cách tuổi tác khá lớn có thể khiến nảy sinh một số mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng nếu biết dung hòa, thấu hiểu và tha thứ thì cuộc sống của vợ chồng vẫn sẽ luôn êm ấm và hạnh phúc.

 

Trước đó không lâu, chia sẻ với Vietnamnet, chị Thu Sao cho biết từ đầu năm 2024, hai vợ chồng chị đã rời Cao Bằng để xuống Hà Nội kinh doanh. Vợ chồng chị Sao ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh ở quận Ba Đình trong vòng 3 năm. Bên ngoài là cửa hàng gội đầu, chăm sóc da, bên trong là nơi vợ chồng chị vừa sinh sống, vừa livestream bán hàng.

Chồng "cô dâu 62 tuổi" đòi ký giấy ly hôn sau 6 năm sống chung: Chuyện gì đang xảy ra với cặp đôi đũa lệch? - Ảnh 4.

 

Hiện tại, cặp đôi đã xuống Hà Nội thuê nhà trọ để kinh doanh, bán hàng livestream

Từ bỏ cơ ngơi trên Cao Bằng để xuống Hà Nội, vợ chồng chị Sao thuê căn phòng trọ nhỏ rộng khoảng 20m2. Nơi đây vừa là chỗ ăn ngủ, vừa là chỗ để vợ chồng chị livestream bán hàng.

Chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình, chị Sao nói: “Hôn nhân của tôi êm đềm như trải thảm. Hoa Cương là người nói được, làm được, anh ấy nói yêu tôi và bây giờ vẫn yêu tôi”.

Chị Sao tâm sự, với họ khoảng cách tuổi tác chỉ là một con số chứ chưa bao giờ là bức tường ngăn cản tình yêu. Chị và chồng trẻ luôn biết cách cân bằng mọi thứ. Chị Sao dìu dắt chồng trong công việc kinh doanh, còn Hoa Cương giúp chị có cuộc sống tươi trẻ, cái nhìn mới mẻ.

“Vợ chồng nhà ai cũng có lúc ‘xô bát, xô đũa”. Vợ chồng tôi lại còn làm việc với nhau hằng ngày, làm sao tránh được mâu thuẫn. Quan trọng là đôi bên biết nhường nhịn nhau, vợ nóng thì chồng nguội để không căng thẳng” , chị Sao chia sẻ với Vietnamnet.

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 và chi tiết các ngày lễ khác trong năm

0

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 là 1 ngày, Tết Nguyên đán Ất Tỵ là 9 ngày liên tục đối với người lao động tại các cơ quan có lịch nghỉ cố định hai ngày cuối tuần.👇

Ngày 13/12/2024, báo VTC News đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 và chi tiết các ngày lễ khác trong năm”. Nội dung cụ thể như sau:

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH về lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ khác trong năm.

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 là 1 ngày, Tết Nguyên đán Ất Tỵ là 9 ngày liên tục. (Ảnh: Hải Luân)

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019, dịp Tết Dương lịch hàng năm, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày (1/1 Dương lịch) hưởng nguyên lương.

Đối chiếu từ quy định này, Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ 1 ngày thứ Tư (1/1/2025).

Tết Nguyên đán Ất Tỵ nghỉ 9 ngày, Quốc khánh nghỉ 4 ngày liên tục

Theo thông báo số 6150, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/1/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 2/2/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đợt nghỉ này kéo dài 9 ngày liên tục, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo quy định và 4 ngày nghỉ hằng tuần.

Công chức, viên chức được nghỉ dịp lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 2/9/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này dài 4 ngày, bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần.

Dịp lễ ngày Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ 6 (2/5/2025) sang thứ Bảy (26/4/2025), sau đó nghỉ liên tục 5 ngày từ thứ Tư 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 4/5/2025.

Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ theo thông báo thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.

Thông báo của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội cũng lưu ý, đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định như nội dung trên của Thông báo, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 như sau:

– Đối với dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ.

– Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Ba ngày 2/9/2025 Dương lịch và lựa chọn 1 trong 2 ngày: thứ Hai ngày 1/9/2025 hoặc thứ Tư ngày 3/9/2025 Dương lịch.

– Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức và yêu cầu các cơ quan, tổ chức thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Lịch nghỉ các ngày lễ khác trong năm 2025

Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH nêu rõ, về các dịp nghỉ lễ, Tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Áp dụng từ thông báo này, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, ngoài Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, Quốc khánh, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động, người lao động còn được nghỉ làm việc và vẫn hưởng nguyên ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 rơi vào thứ Hai (7/4 Dương lịch), nên người lao động sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần (đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần).

Nếu lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định này còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, năm 2025, người lao động được nghỉ 1 ngày Tết Dương lịch, 9 ngày Tết Âm lịch, 3 ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 5 ngày đợt lễ 30/4 – 1/5 và 4 ngày dịp 2/9, tổng 22 ngày.

Nếu không tính ngày nghỉ cuối tuần liền lễ, Tết, người lao động sẽ được nghỉ việc, hưởng nguyên lương 11 ngày mỗi năm; người lao động nước ngoài được nghỉ 13 ngày mỗi năm.

Trước đó, báo Dân Trí cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết Ất Tỵ và các ngày lễ lớn năm 2025”. Nội dung cụ thể như sau:

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025.

Theo đó, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 trong 9 ngày liên tục từ thứ bảy ngày 25/1 đến hết chủ nhật ngày 2/2 (tức từ ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).

Công chức, viên chức ở Hà Nội được nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 trong 4 ngày liên tục từ ngày 30/8 (thứ bảy) đến hết ngày 2/9 (thứ ba).

Ngoài ra, công chức, viên chức ở Hà Nội được nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 trong 5 ngày liên tục từ thứ tư ngày 30/4 đến hết chủ nhật ngày 4/5 (làm bù vào thứ bảy ngày 26/4). Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ sáu ngày 2/5 sang thứ bảy ngày 26/4.

Công chức, người lao động sẽ nghỉ Tết Nguyên đán từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Đồ họa: Tuấn Huy).

Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ thực tế của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Theo UBND TP Hà Nội, người lao động không thuộc đối tượng tại các quy định trên thì căn cứ điều kiện thực tế, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ cho người lao động theo khoản 7 thông báo số 6150 ngày 3/12 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phải đảm bảo thời gian nghỉ Tết Âm lịch 5 ngày liên tục và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 trong 2 ngày liên tục cho người lao động, UBND TP Hà Nội lưu ý.

Bên cạnh đó, Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ Luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao động, theo UBND TP Hà Nội.

Hà Nội cũng khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/lich-nghi-tet-duong-lich-2025-va-chi-tiet-cac-ngay-le-khac-trong-nam-d255418.html

VinFast VF 5 Plus dễ thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm nay: Doanh số bỏ xa Xpander, hơn tất cả đối thủ cộng lại

0

Ngôi vị ô tô bán chạy số 1 tại Việt Nam nhiều khả năng một lần nữa đổi chủ. Doanh số cộng dồn của VinFast VF 5 Plus trong 11 tháng đầu năm 2024 đang vượt trội hoàn toàn các mẫu xe khác trên thị trường.

VF 5 Plus rộng cửa trở thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2024

Mặc dù VinFast chưa công bố doanh số xe VF 5 Plus trong các tháng 9 và tháng 11/2024, dựa vào những số liệu có được, có thể thấy mẫu SUV cỡ A này đã bán được khoảng 20.400 xe trong 9 tháng của năm nay. Thậm chí với kết quả kinh doanh chưa được công bố đầy đủ này, VF 5 Plus vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất trong 11 tháng đầu năm 2024.

VinFast VF 5 Plus dễ thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm nay: Doanh số bỏ xa Xpander, hơn tất cả đối thủ cộng lại- Ảnh 1.

VF 5 Plus dễ là xe bán chạy nhất toàn thị trường Việt Nam năm nay.

Xếp ngay phía sau là Mitsubishi Xpander. Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tích lũy 11 tháng đầu năm nay của Xpander là 17.509 xe. Các mẫu xe xếp phía sau trong bảng xếp hạng doanh số 11 tháng qua là Ford Ranger với 15.904 xe và Mazda CX-5 với 13.656 xe bán ra.

Như vậy, cơ hội để VinFast VF 5 Plus trở thành xe bán chạy nhất toàn thị trường năm 2024 là rất cao. Ngay cả khi không tính doanh số tháng 9 và tháng 11, VF 5 Plus đã bỏ xa Xpander với khoảng cách tới gần 2.900 xe. Với đà tăng trưởng của cả hai mẫu xe như hiện tại, sẽ rất khó để Xpander vượt qua được VF 5 Plus khi chỉ còn nốt tháng 12 là kết thúc năm.

VinFast VF 5 Plus dễ thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm nay: Doanh số bỏ xa Xpander, hơn tất cả đối thủ cộng lại- Ảnh 2.

Với đà tăng trưởng như hiện tại của VF 5 Plus, sẽ khó có mẫu xe nào vượt qua được doanh số khi chỉ còn một tháng cuối năm.

Trước đó, Mitsubishi Xpander từng giành được ngôi vương doanh số vào năm 2023. Vị trí số một của năm 2022 thuộc về Toyota Vios. Trong năm 2021, VinFast Fadil là mẫu xe bán tốt nhất toàn thị trường. 2024 nhiều khả năng là năm của VinFast VF 5 Plus.

Doanh số VF 5 Plus vượt trội hoàn toàn các đối thủ

Cùng phân khúc SUV cỡ A với VinFast VF 5 Plus còn có Toyota Raize, Kia Sonet và Hyundai Venue. Theo thống kê từ VAMA và Hyundai Thành Công, tổng doanh số 11 tháng đầu năm 2024 của cả 3 mẫu xe xăng này cộng lại mới chỉ đạt 14.990 xe. Qua đó, có thể thấy thị phần của VF 5 Plus trong phân khúc là rất lớn, chiếm không dưới 60%.

Trong phân khúc SUV cỡ A, VF 5 Plus là mẫu xe chạy điện duy nhất. Trong phân khúc, điểm mạnh của VF 5 Plus là công nghệ. Mẫu xe này có kết nối Apple CarPlay/Android Auto không dây, cảm biến áp suất lốp, nhiều tính năng ADAS, 6 túi khí và có thể cập nhật phần mềm từ xa…

VinFast VF 5 Plus dễ thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm nay: Doanh số bỏ xa Xpander, hơn tất cả đối thủ cộng lại- Ảnh 3.

VF 5 Plus có nhiều công nghệ an toàn hơn đối thủ.

Giá xe VF 5 Plus từ 458 triệu đồng, dễ tiếp cận nhất trong phân khúc nhờ chính sách thuê pin. Hiện các chủ xe VF 5 Plus được sạc miễn phí tại hệ thống trạm sạc công cộng V-GREEN đến hết ngày 30/6/2027. Chi phí bảo dưỡng mẫu xe điện này cũng thấp hơn nhiều so với xe xăng. Đó là những lợi thế về chi phí của VF 5 Plus so với các đối thủ và các xe cùng tầm giá.

VF 5 Plus còn tiềm năng lớn trong năm sau

Trong năm sau, doanh số VF 5 Plus có thể sẽ tiếp tục bùng nổ khi nhà máy VinFast thứ hai ở Hà Tĩnh dự kiến khánh thành vào tháng 7/2025 sẽ tập trung sản xuất các dòng xe VF 3 và VF 5 Plus nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Hiện tại, VF 5 Plus vẫn rơi vào tình trạng cầu vượt cung. Nhiều khách hàng đã đặt xe từ những tháng trước và vẫn chờ giao.

VinFast VF 5 Plus dễ thành xe bán chạy nhất Việt Nam năm nay: Doanh số bỏ xa Xpander, hơn tất cả đối thủ cộng lại- Ảnh 4.

Việc tăng cường năng lực sản xuất xe VF 5 Plus vào năm sau sẽ phần nào giải quyết vấn đề cầu vượt cung hiện tại.

Doanh số của VF 5 Plus có đóng góp lớn trong tổng số hơn 67.000 ô tô điện VinFast bán ra thị trường trong 11 tháng đầu năm 2024. Tính đến thời điểm này, VinFast đang là hãng xe có doanh số đứng đầu toàn thị trường. Đứng thứ hai là Toyota với doanh số cùng kỳ gần 58.000 xe. Xếp sau đó là Hyundai với hơn 49.000 bán ra (không tính xe thương mại).

Từ 1/1/2025: Sang tên xe máy không cần chủ cũ cũng chẳng tốn 1 đồng, chỉ cần đúng 1 giấy này…

0

Hướng dẫn chi tiết cách sang tên xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.

Sang tên xe máy là gì?

Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận.

dang-ky-xe3Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ:

 

Bước 1: Làm thủ tục thu hồiCác bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ:

 

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).
dang-ky-xe
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

 

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Sang tên xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của xe thuộc về chủ sở hữu xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.

Khi chủ xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhà cũng có điều kiện, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ tôi sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán. Cũng vì lý do đó mà gần 30 tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng. Một hôm có người bạn học cũ của mẹ sang chơi giới thiệu cho tôi một anh nhà cũng gia giáo và đang có nhu cầu tìm vợ. Chúng tôi hẹn hò 4 tháng rồi cũng thấy ưng, bàn ngay đến chuyện kết hôn. Ngày cưới tôi họ hàng hai bên đều đến rất đông đủ để chúc mừng, tôi thấy may mắn vì đã tìm được người chồng ưng ý. Nhưng đúng lúc tôi chuẩn bị thay váy cưới thì chồng và mẹ chồng liền vào hỏi: “”Ti;ền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”. Tôi nói lại luôn: ‘Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”. ”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”. ”Sao anh có thể x;ú;c ph;ạ;m mẹ tôi như thế chứ?”. Tôi vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn chồng thì giơ tay t;;á;;t 2 cái khiến má tôi đỏ rộp lên. Đúng lúc đó mẹ tôi xuất hiện nói một câu chấn động khiến cả họ nhà anh trơ mắt nhìn theo….Đọc tiếp dưới bình luận

0

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Linh tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ cô sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán.

Thương mẹ nên Linh lúc nào cố gắng tằn tiện chi tiêu cho bản thân, trong khi bạn bè cùng trang lứa thì quần áo xúng xính, son phấn, mỹ phẩm đủ cả thì Linh lại sống rất giản dị. Cô cũng muốn làm đẹp nhưng nghĩ thà dành tiền đó mua đồ ăn ngon bồi bổ cho mẹ thì sẽ tốt hơn.

Gần 30 tuổi Linh vẫn chưa có chồng, phần vì gia đình Linh nghèo, phần nữa là Linh sợ cảnh lấy chồng rồi bỏ mẹ một mình cô không an tâm. Cho đến một lần thì có cô Xuân là bạn học cũ của mẹ Linh đến chơi, thấy Linh liền khen nức nở:

”Ôi trời, cái Linh càng ngày càng xinh ra ấy nhỉ? Thế sắp lấy chồng chưa cháu?”.

Nghe đến đó thì mẹ Linh tiếp lời:

”Cô quá khen rồi, nói thật thì cái Linh nhà tôi nó hiếu thảo lắm, mấy lần tôi giục lấy chồng nhưng sợ cảnh tôi thân già ở mình nên nó không màng chuyện chồng con”.

Vừa nghe xong thì cô Xuân vỗ luôn vào vai Linh:

”Thương mẹ là tốt, nhưng cháu phải hiểu cách khiến mẹ an lòng nhất là cháu phải ổn định gia thất. Rồi có thể đón mẹ về ở cùng mà, thời nay đâu phải phong kiến như trước nữa. Bà chị bạn cô có cậu con trai đẹp trai lắm, hơn cháu 3 tuổi, để cô mai mối cho. Thằng Khải này nó hiền lành mà chăm chỉ làm ăn lắm. Cháu mà gả vào đó thì ăn sung mặc sướng thôi”.

Thế là hôm đó mẹ Linh và cô Xuân bàn nhau chuyện cho Linh và Khải gặp nhau. Theo lời mai mối của cô Xuân thì Linh gặp Khải, nhìn anh rất chững chạc và hiền lành nên Linh ưng ý lắm. Từ khi hai người tìm hiểu nhau mà Khải cứ mua nào là hồng sâm, tổ yến, bào ngư về biếu cho mẹ của Linh. Khải còn nói thẳng với Linh:

”Nếu hai mẹ con em có gì khó khăn cứ nói với anh, đừng có ngại nhé”.

Mẹ Linh cũng khá ưng ý Khải, nhưng lần nào bà cũng dặn con gái:

”Con cứ tìm hiểu cho kỹ, đừng để những thứ trước mắt làm mờ mắt mình. Lấy chồng phải chọn người tử tế, mẫu mực chứ lấy phải chồng vũ phu thì cả đời chỉ có thâm tím mặt mày. Như con cô Hà còn bị chồng đánh trong lễ cưới kìa, xót xa lắm”.

”Con biết rồi, mẹ đừng lo lắng quá lại ảnh hưởng sức khỏe”.
Thấy con gái bị chồng và mẹ chồng xúc  trong lễ cưới, người mẹ nghèo lao tới kéo tay nói câu chấn động: 'Về nhà đi con' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
4 tháng tìm hiểu tuy không phải dài nhưng cũng đủ để Linh nhận ra Khải chính là người đàn ông mình muốn lấy làm chồng. Cô biết Khải có khuyết điểm là quá nghe lời mẹ dẫn tới không có chính kiến. Nhưng cô tin rồi mình sẽ thay đổi được người đàn ông này, hơn nữa cô cũng đã có tuổi rồi, càng cưới sớm thì lại càng tốt.

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Đúng lúc Linh chuẩn bị thay váy cưới thì thấy chồng và mẹ chồng vào hỏi:

”Tiền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”.

”Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”.

”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”.

”Sao anh có thể xúc phạm mẹ em như thế chứ?”.

Linh vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn Khải thì giơ tay tát 2 cái khiến má Linh đỏ rộp lên.

”Cô dám trợn mắt lên cãi chồng à? Trong nhà này mẹ chồng và chồng luôn luôn đúng cô biết chưa?”.

Linh chưa kịp nói gì thì mẹ cô lao đến nói:

”Linh, cởi váy ra đi con. Về nhà với mẹ, thà mang tiếng phụ nữ một đời chồng cũng được.”

”Nhưng mà mẹ ơi, đám cưới mới…”.

”Không nhưng nhị gì nữa hết, nhà mình nghèo thật nhưng mẹ nuôi con không phải để làm ô sin hay bao cát cho người khác hành hạ. Bây giờ mới ngày đầu con làm dâu đã bị mẹ chồng và chồng đánh trong lễ cưới, hành hạ như thế này thì sau con còn bị những gì nữa? Không nói nhiều, về nhà với mẹ đi con”.

Thế là mẹ con Linh kéo vali quần áo về, mặc cho nhà chồng giữ lại nhưng mẹ Linh kiên quyết không để con gái sống trong gia đình đó thêm 1 lần nào nữa.

Thịt gà chớ luộc cùng nước lã, luộc theo cách này không tanh, vàng da lại ngọt thịt…

0

Thịt gà luộc cùng nước là cách làm đã xưa cũ. Hãy thử chế biến gà theo cách này để giữ lại độ ngọt của thịt gà nhé!

Cách luộc gà thơm ngon, đậm vị với hành và gừng

Cách chế biến chi tiết:

Bước 1: Chọn một con gà tươi hoặc gà đông lạnh. Sau khi sơ chế, rửa sạch gà và để ráo nước. Cũng cần rửa sạch hành lá và gừng, sau đó băm nhỏ hành lá.

Bước 2: Đặt gà vào nồi, thoa đều một lớp rượu nấu ăn lên toàn bộ con gà. Sau đó, nhồi một ít hành lá và gừng thái chỉ vào bụng gà. Rắc thêm hành lá và gừng băm nhuyễn lên trên thân gà rồi để yên trong khoảng 30 phút để khử mùi tanh và giúp thịt gà thấm gia vị.

Chọn một con gà tươi hoặc gà đông lạnh.

Chọn một con gà tươi hoặc gà đông lạnh.

Bước 3: Đun sôi nước trong nồi, sau đó cho gà vào chần trong 10 giây rồi vớt ra ngay. Lặp lại thao tác này ba lần để thịt gà săn chắc hơn.

Bước 4: Sau lần chần thứ ba, để gà lại trong nồi, thêm hành lá, gừng thái chỉ, muối, rượu nấu ăn và quả dành dành để tạo màu vàng cho gà. Đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp và để gà ngâm trong nồi thêm 15 phút. Dùng đũa kiểm tra, nếu không thấy nước đỏ chảy ra, thịt gà đã chín.

Bước 5: Khi gà đã chín, vớt ra và ngâm ngay vào thau nước đá trong khoảng 3 phút. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm da gà săn lại và tăng hương vị. Khi gà nguội, vớt ra để ráo nước, chặt thành từng miếng nhỏ và bày ra đĩa. Thưởng thức cùng nước chấm.

Mẹo hay để luộc gà thơm ngon, ngọt thịt

Chọn gà tươi: Nên chọn gà ta hoặc gà vườn để đảm bảo thịt gà chắc, ngọt và không bị bở. Gà phải còn tươi, không có mùi hôi hay dấu hiệu ôi thiu.

Ướp gà trước khi luộc: Trước khi luộc, hãy xoa đều một chút muối và gừng đập dập lên bề mặt gà, để khoảng 15-20 phút. Điều này giúp khử mùi tanh và làm gà thêm thơm ngon.

Luộc gà với nước lạnh: Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập gà, sau đó mới bắt đầu đun. Nước lạnh giúp gà chín đều từ ngoài vào trong.

Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập gà, sau đó mới bắt đầu đun.

Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập gà, sau đó mới bắt đầu đun.

Không đậy nắp kín: Khi nước bắt đầu sôi, giảm lửa và để nước sôi lăn tăn. Đừng đậy nắp kín để hơi nước thoát ra, giúp thịt gà không bị dai.

Thêm gia vị vào nước luộc: Để gà thêm thơm ngon và khử mùi tanh, bạn có thể thêm vài lát gừng, củ hành tím và một chút muối vào nồi nước luộc.

Chú ý thời gian luộc: Thời gian luộc sẽ tùy thuộc vào kích thước gà, thường từ 30-40 phút. Kiểm tra gà bằng cách xiên đũa vào phần đùi, nếu không thấy nước đỏ chảy ra thì gà đã chín.

Ngâm gà vào nước lạnh sau khi luộc: Khi gà đã chín, vớt ra và ngâm ngay vào nước lạnh trong vài phút để da gà giòn, thịt săn chắc và không bị khô.

Với những mẹo trên, bạn sẽ có món gà luộc thơm ngon, mềm mịn và không bị tanh.

Bố mẹ tôi đã mất 3 năm nay, ngôi nhà tuổi thơ năm nào giờ đã phủ đầy rêu xanh và lạnh ngắt vì thiếu hơi người. Đợi sang cát cho ông bà xong 3 anh em chúng tôi mới họp nhau lại để chia mảnh đất 1500m2 mà bố mẹ để lại, đến khi s-ờ vào sổ đỏ thì tất cả bà-ng hòa-ng khi biết người đứng tên chính là…

0

Giá khi còn sống các con chịu khó chăm lo cho bố mẹ thì giờ sẽ được hưởng tài sản của ông bà để lại.

Anh trai tôi có công việc tốt và nhà ở trên thành phố. Còn tôi và anh thứ ở quê, chúng tôi sống cách nhà bố mẹ vài cây số. Bố mẹ tôi không có lương hưu, suốt 14 năm qua, sống bằng tiền trợ cấp của anh trai cả. Mỗi tháng anh cả biếu ông bà 6 đến 7 triệu, nhờ thế mà tuổi già của 2 người khá nhàn hạ, thảnh thơi.

Mỗi lần ông bà ốm đau, chúng tôi đều đưa đến bệnh viện gần nhà anh cả để thuận tiện chăm sóc. Bố hay mẹ sẽ nằm viện tuần, sau đó ra nhà anh trai tôi nghỉ ngơi an dưỡng một thời gian. Chị dâu rất khéo léo chăm sóc bố mẹ nên chúng tôi hoàn toàn yên tâm.

Những năm qua nhờ có vợ chồng anh cả chu đáo lo cho bố mẹ nên anh em tôi yên tâm làm việc. Chúng tôi luôn kính nể và nghe theo mọi sự sắp đặt của anh chị.

Bố mẹ tôi mất đã 3 năm nay, ngôi nhà của ông bà không có người ở đã mọc rêu, tường bị bong tróc, cỏ mọc tốt nửa người xung quanh nhà. Đất của ông bà rộng 1500m2, sau này cũng chẳng ai có ý định sống ở đó nữa. Vì thế tôi và anh thứ bàn với nhau là chia mỗi người 500m2, ai thích ở thì ở, còn không thì bán.

Ngày họp chia mảnh đất 1500m2 của bố mẹ để lại, chúng tôi bàng hoàng khi nhìn thấy tên người đứng trong cuốn sổ đỏ của gia đình- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau đó chúng tôi gọi điện cho anh cả về quê bàn chuyện chia đất của bố mẹ để lại. Lúc chúng tôi họp bàn, anh cả đưa cuốn sổ đỏ của bố mẹ cho xem. Chúng tôi giật mình khi sổ đỏ đã đứng tên anh cả. Nhìn vào ngày tháng, chúng tôi càng tức giận khi mà sổ được làm khi bố mẹ đang còn sống. Tại sao ông bà sang tên sổ đỏ cho anh cả mà không nói với chúng tôi một câu, 2 người có còn coi anh em tôi là con nữa không?

Trái với sự bức xúc của chúng tôi, anh cả bình tĩnh giải thích:

“Ngày anh bảo các em góp tiền nuôi bố mẹ nhưng không ai đồng ý. Mấy người còn cho rằng bán một phần đất của ông bà để có tiền sống qua ngày. Những lần ông hay bà ốm đau nhẹ hay nặng, các em cũng đẩy hết cho anh chị chăm sóc. Chính sự thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết lo cho gia đình riêng mà coi thường người sinh thành nên bố đã sang sổ đỏ cho anh đứng và toàn quyền quyết định. Anh không có ý định bán đất của bố mẹ, sang năm anh sẽ xây nhà là nơi thờ cúng và đi về của con cháu”.

Tôi bảo đất đai của ông bà quá rộng, xây sao hết, tốt nhất chia đất cho 3 anh em, còn anh cả chỉ xây trên phần đất của anh ấy. Dù chúng tôi nói hết mọi lời lẽ nhưng anh ấy không chịu nghe. Tôi không biết phải làm sao nữa?

Từ 5/9, bổ sung thêm trường hợp cho phép người đi xe máy được chở 3

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bổ sung thêm trường hợp cho phép người đi xe máy được chở 3. 

Từ 1-1-2025, khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, sẽ có thêm một trường hợp người đi xe máy được phép chở tối đa hai người mà không bị phạt. Như vậy, kể cả người đi xe máy thì được phép chở thêm hai người nữa là 3 người trên cùng 1 chiếc xe.

Cụ thể, khoản 1 Điều 33 của Luật quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở hai người trong 4 trường hợp sau:

Một là chở người bệnh đi cấp cứu;

Hai là áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Ba là Trẻ em dưới 12 tuổi (quy định này đã giảm 2 tuổi so với Luật Giao thông đường bộ 2008);

Bốn là người già yếu hoặc người khuyết tật.

Nếu chở quá số người theo quy định thì người điều khiển xe mô tô hai bánh và xe gắn máy sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021.

Cụ thể, người đi xe máy chở hai người sẽ bị xử phạt 300 – 400 nghìn đồng, còn chở từ 3 người trở lên sẽ bị xử phạt 400-600 nghìn đồng.Nếu gây tai nạn giao thông, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.