Tách sổ đỏ thửa đấtcho con, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản gốc), đơn đề nghị tách thửa…
Điều kiện tách sổ đỏ thửa đất cho con hiện nay
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bố mẹ muốn tách thửa làm sổ đỏ riêng cho con, đất phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
+ Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này.
+ Đất không có tranh chấp.
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin tách sổ đỏ cho con
Khi bố mẹ muốn tách sổ đỏ thửa đất cho con, cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như sau:
+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Các bước tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin tách sổ đỏ thửa đất của bố mẹ cho con
Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBDND) xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
+ Trường hợp không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. Trường hợp người nộp hồ sơ không bổ sung thì từ chối tiếp nhận.
Ngược lại, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả.
Thời gian trả kết quả không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Sổ đỏ chính là tên thường gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, sổ đỏ cũng là một loại giấy tờ quan trọng có giá trị được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân nhằm chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, những trường hợp này cần phải đi cấp đổi sổ đỏ để tránh thiệt thòi.
Các trường hợp được cấp đổi Sổ đỏ
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1. Tất cả những người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).
Trường hợp cần đi cấp đổi lại sổ đỏ càng sớm càng tốt
Trước ngày 10/12/2009 (trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) tại Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, các loại giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, người được cấp có nhu cầu đổi sang loại Giấy chứng nhận mới thì được quyền đổi.
– Trường hợp 2. Tất cả những trường hợp mà người dân đang sở hữu giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì nên cấp đổi lại để tránh thiệt thòi.
Trường hợp nào cần cấp đổi lại Sổ Đỏ
– Trường hợp 3. Tất cả những trường hợp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; thì bắt buộc phải cấp đổi lại sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trường hợp 4. Tất cả những trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng thì nên cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư sẽ phải đóng các khoản tiền như: Tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, phí thẩm định hồ sơ.
Khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư, khoản tiền sử dụng đất người dân phải đóng nhiều nhất. Ảnh minh hoạ: Phan Anh
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở = Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất – Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có).
Trong đó:
+ Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng = Diện tích đất tính tiền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích theo quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2024/NĐ-CP x Giá đất tính tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2024/NĐ-CP.
+ Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất được tính theo quy định như sau:
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích = Diện tích đất nhân (x) với giá đất của loại đất nông nghiệp tương ứng trong Bảng giá đất.
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:
Tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất = [Diện tích đất có thu tiền thuê đất x giá đất tương ứng với thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích]/thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích x thời hạn sử dụng đất còn lại.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư sẽ được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x diện tích) x 0,5%.
Lệ phí cấp sổ đỏ
Mỗi tỉnh thành sẽ có mức quy định về lệ phí cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, mức lệ phí không quá 100 nghìn đồng/lần cấp.
Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khoản tiền này cũng phụ thuộc vào quy định tại từng tỉnh, thành phố.
Trong Luật Đất đai 2024 có nhiều quy định mới đối với người bị thu hồi đất từ 2025, trong số đó, có 4 nội dung vô cùng có lợi cho người bị thu hồi đất.
4 thông tin mới có lợi cho người bị thu hồi đất
Người bị thu hồi đất được thưởng tiến độ bàn giao đất trước thời hạn
Theo khoản 7 điều 111 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 lần đầu tiên quy định cơ chế thưởng đối với người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng trước thời hạn.
Cụ thể, UBND cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể cơ chế này. Quy định này nhằm động viên, khuyến khích người có đất bị thu hồi sớm bàn giao mặt bằng giúp rút ngắn thời gian thu hồi đất.
Ưu tiên vị trí tái định cư thuận lợi cho người có đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ
Đây là quy định hoàn toàn mới so với hiện nay, theo đó, khoản 7 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định:
– Ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Vậy là, từ 1/1/2025, người đang sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ bị thu hồi đất sẽ được ưu tiên bố trí tái định cư ở vị trí thuận lợi.
Theo khoản 2 Điều 110 Luật Đất đai 2024, khu tái định cư phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hạ tầng kỹ thuật: Tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (đối với khu vực nông thôn)/tiêu chuẩn đô thị (đối với khu vực đô thị), trong đó đảm bảo: Đường giao thông bảo đảm kết nối với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường.
– Hạ tầng xã hội: Đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, chợ, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghĩa trang.
– Phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Hộ gia đình nhiều thế hệ bị thu hồi đất ở được giao thêm đất
Hộ gia đình đang sử dụng đất mà bị thu hồi sẽ được giao đất ở mới.
Hộ gia đình đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất nếu có đủ điều kiện thì được bồi thường bằng: Giao đất ở/nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp.
Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ/có nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên 01 thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú.
Có nhiều hộ gia đinh có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi mà diện tích đất ở được bồi thường không đủ để giao riêng cho từng hộ gia định thì được xem xét hỗ trợ để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất/bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình còn thiếu.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định việc hỗ trợ giao đất ở có thu tiền sử dụng đất hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình còn thiếu
Luật Đất đai 2024 đã Luật hóa và quy định cụ thể khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP hiện hành.
Được ưu tiên bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ
Người bị thu hồi đất ở sẽ được ưu tiên bồi thường tái định cư tại chỗ.
Căn cứ khoản 7 điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định:
– Người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị thì được bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ; trong thời gian chờ bố trí tái định cư được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương. Trường hợp thu hồi đất ở để thực hiện các mục đích khác thì được bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư.
Theo đó, người bị thu hồi đất ở sẽ được ưu tiên bồi thường tái định cư tại chỗ.
Trường hợp diện tích thực tế khác với sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân được cấp lại sổ đỏ tương ứng với diện tích thực tế.
Cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo điều 24a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, nội dung quy định như sau:
– Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất y và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:
+ Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:
a) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận cho thửa đất gốc (thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm) theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Khi diện tích đất tăng thêm, người dân được cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Ảnh: LĐO
b) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, Khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Về lệ phí cấp lại giấy chứng nhận
Theo quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong Thông tư số 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
GPLX bị mất được cấp lại ngay
Điểm mới đáng chú ý của Thông tư này là có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành liên quan đến người có GPLX quá thời hạn sử dụng. Theo đó, người có GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết theo quy định. GPLX quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường trường.
Thông tư mới của Bộ GTVT cũng quy định: Người có GPLX thuộc các hạng nêu trên bị mất nhưng quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm, phải dự sát hạch lý thuyết; quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành. GPLX thuộc trường hợp này phải có tên trong hồ sơ của sở GTVT, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.
Lý giải về vấn đề này, chiều 8/12, trao đổi với PV Báo CAND, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý Vận tải Phương tiện và Người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định: Người có GPLX được đổi, cấp lại trước thời hạn ghi trên GPLX. Điều này có nghĩa là người có GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày khi muốn đổi sang GPLX mới sẽ phải sát hạch lại.
.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center}Vì vậy, tại Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ GTVT quy định: Người có GPLX quá hạn dưới 1 năm sẽ phải thi lại lý thuyết, quá hạn trên 1 năm sẽ phải thi lại thực hành. Lấy minh chứng cụ thể hơn, vị này cho hay, ví như anh Nguyễn Văn A có GPLX hết hạn vào 29/1/2025 thì theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trước ngày 29/1, anh A được đổi, cấp lại GPLX. Nhưng nếu đến ngày 30/1 anh A mới đi đổi thì sẽ phải thi lại lý thuyết.
Từ 1/1/2025, có nhiều quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe.
Liên quan đến cấp lại GPLX, tại thông tư mới, Bộ GTVT cho phép người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại ngay mà không phải chờ xác minh. Việc cấp lại GPLX bị mất thực hiện theo quy định của Thông tư này. Thêm vào đó, Bộ GTVT quy định không cấp lại GPLX đối với các trường hợp: GPLX không có trong hệ thống thông tin GPLX tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp GPLX (sổ quản lý); chưa cấp lại GPLX đối với người vi phạm trật tự ATGT chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.
Để làm được điều này theo đại diện của Cục Đường bộ Việt Nam là do ở thời điểm hiện tại công nghệ đã phát triển, lực lượng CSGT có thể cập nhật ngay vào dữ liệu xử lý vi phạm đối với các trường hợp bị tạm giữ hay bị tước GPLX. Cơ quan cấp đổi sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu để kiểm tra và cấp lại GPLX.
Ngoài các quy định trên, từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực với nhiều điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe. Luật quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E, tăng 2 hạng so với luật hiện hành. Trong đó hạng A1 cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3 hoặc công suất động cơ điện đến 11kW. Hạng A cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm3 hoặc công suất động cơ trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng B1 cấp cho người lái môtô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Với ôtô, giấy phép hạng B dành cho người lái xe đến 8 chỗ (không kể chỗ lái xe); ôtô tải và chuyên dùng đến 3,5 tấn.
So với Luật giao thông đường bộ 2008, hạng B đã được gộp giữa bằng B1 (cấp cho không hành nghề lái xe đi ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) và bằng B2 (cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải dưới 3,5 tấn). Giấy phép lái xe hạng C trước đây dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn trở lên được tách thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D trước đây cấp cho lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ được tách thành các hạng D1 (từ 8 đến 16 chỗ, không kể chỗ của lái xe) và D2 (từ 16 đến 29 chỗ), hạng D (trên 29 chỗ). Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ôtô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg. Tương tự, các hạng C1E, CE, D1E, D2E, DE được cấp cho người lái các loại xe ôtô hạng C1, C, D1, D2, D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.
Luật mới kế thừa Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn quy định giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; giấy phép hạng B và hạng C1 thời hạn 10 năm; giấy phép hạng C, D1, D2, D và các giấy phép lái xe rơ moóc chỉ 5 năm. Về độ tuổi được lái xe, Luật mới quy định người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (dung tích dưới 50cm3; động cơ điện không lớn hơn 4 kW); người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1. Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
Khi người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có nhu cầu đổi, cấp lại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc sau: Người có giấy phép hạng A1 (theo Luật Giao thông đường bộ 2008) được chuyển sang hạng A, song chỉ được điều khiển xe môtô đến 175cm3 hoặc động cơ điện đến 14 kW. Hạng A2 được đổi sang hạng A; hạng A3 được đổi sang hạng B1.
Người có giấy phép hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang hạng B, song chỉ được điều khiển ôtô số tự động; hạng B1, B2 được đổi sang hạng B và C1; hạng C được đổi cùng loại; hạng D được đổi, cấp lại sang hạng D2; hạng E được đổi, cấp lại sang hạng D; hạng FB2 được đổi, cấp lại sang C1E
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về độ tuổi lái xe và bổ sung quy định về độ tuổi tối đa khi được lái xe đối với cả nam và nữ.
Luật Trật tự ATGT đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ ngày 1-1-2025. Theo đó, Luật quy định về tuổi lái xe được điều khiển xe tuỳ theo các hạng giấy phép lái xe.
Tăng độ tuổi tối đa khi lái xe
Cụ thể, tại Điều 59 quy định tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bổ sung thêm quy định về tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người. Ảnh: TN
Luật cũng quy định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Luật hiện hành quy định ra sao?
Hiện hành, theo quy định của Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Ngoài ra, người thí sinh cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe. Theo đó, người điều khiển xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển và công dụng của xe.
Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe sẽ được Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe cũng được các cơ quan chức năng quy định.
.tdi_4.td-a-rec{text-align:center}.tdi_4.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_4 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_4.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_4.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_4.td-a-rec-img{text-align:center}}
Giấy phép lái xe là tên gọi khác của Bằng lái xe, đây là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân sau khi đã vượt qua kỳ thi sát hạch về lý thuyết và thực hành, đạt tiêu chuẩn về sức khỏe thì sẽ được cung cấp Giấy phép lái xe – bằng lái xe để đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo quy định những trường hợp này người dân sẽ không được cấp đổi lại bằng lái xe mà bị thu hồi từ 1/1/2025. Ai cũng nên biết sớm kẻo thiệt thòi.
Những trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe
3 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe từ 1/1/2025
Điều 62 của Luật Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định về việc cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe. Theo đó từ năm 2025, giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp sau:
.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center}}
– Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe.
– Giấy phép lái xe được cấp sai quy định.
– Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp nào bị thu hồi bằng lái xe
Bên cạnh đó, Khoản 7 Điều 57 quy định giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật này.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất cũng quy định chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe khi người người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo đề xuất mới, từ 01/01/2025 ngoài khung hình phạt cũ, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ còn bị trừ điểm giấy phép lái xe với từng mức vi phạm nồng độ cồn tương ứng.
Đề xuất mức phạt mới về vi phạm nồng độ cồn từ 01/01/2025Cụ thể, các mức phạt mới về vi phạm nồng độ cồn từ 01/01/2025 được Bộ Công an đề xuất như sau:
(1) Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Điểm u khoản 3 Điều 7 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. (Điểm c khoản 8 Điều 7 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. (Điểm a khoản 10 Điều 7 Dự thảo Nghị định)
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ còn bị trừ điểm giấy phép lái xe với từng mức vi phạm nồng độ cồn tương ứng.
(2) Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (Điểm p khoản 3 Điều 8 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (Điểm c khoản 7 Điều 8 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 -miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (Điểm e khoản 8 Điều 8 Dự thảo Nghị định)
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ còn bị trừ điểm giấy phép lái xe với từng mức vi phạm nồng độ cồn tương ứng.
(3) Đối với xe máy chuyên dùng
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Điểm h khoản 4 Điều 9 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (Điểm b khoản 7 Điều 9 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. (Điểm a khoản 9 Điều 9 Dự thảo Nghị định)
Ngoài bị phạt tiền, người điều kiển xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ có thời hạn tùy theo mức độ hành vi vi phạm.
(4) Đối với xe đạp, xe đạp máy người điều khiển xe thô sơ
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. (Điểm q khoản 1 Điều 10 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. (Điểm e khoản 3 Điều 10 Dự thảo Nghị định)
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (Điểm c khoản 4 Điều 10 Dự thảo Nghị định)