Home Blog

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng

0

Theo đề xuất của Bộ Công an xử phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe.

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng  ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

Cùng mức phạt trên, Bộ Công an đề xuất các hành vi sẽ bị xử phạt gồm: Không thắt  dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường, chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy, chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng - 1
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm (Ảnh minh họa: INT). 
Trước đó, ngày 27/6 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định: Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô-tô không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe (hàng ghế trước) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, sử dụng và hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm. Khu vực này sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn so với ghế phía sau xe.

Hệ thống an toàn chính của ô-tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu dành cho người lớn.

Trẻ em có thể trạng nhỏ hơn, không phù hợp với các hệ thống này. Không may, trong trường hợp xảy ra tai nạn, do không được bảo vệ tốt nhất, trẻ em có thể gặp nguy hiểm hơn người lớn so với cùng một vị trí ngồi.

Bên cạnh đó, khả năng tự chủ và ý thức hành vi của trẻ trong các sự việc thường chưa cao. So với người lớn, trẻ nhỏ chưa thể hoàn thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát hành vi của mình. Trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò và thích nghịch ngợm.

Do vậy, nếu ngồi ở ghế trước, rất dễ gây ra những hành động khiến người lái mất tập trung, dễ dẫn đến tai nạn trên đường.

Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cụ thể về  ghế ngồi trên ô-tô cho trẻ em ở các lứa tuổi, chẳng hạn như Đức, Pháp, Nga, Anh, Mỹ…

Cách tính các lỗi bị trừ điểm Giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025, vi phạm nồng độ cồn tính ở mức cao nhất

0

Quy định về trừ điểm bằng lái được áp dụng từ 2025 khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành.

Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.

Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, cơ quan chức năng còn quy định hình thức xử phạt mới so với hiện hành, đó là trừ điểm giấy phép lái xe.

Các vi phạm có tính chất nguy hiểm sẽ áp dụng tước bằng lái thay vì trừ điểm. (Ảnh minh họa)

Các vi phạm có tính chất nguy hiểm sẽ áp dụng tước bằng lái thay vì trừ điểm. (Ảnh minh họa)

Theo đó, tùy theo tính chất vi phạm, lái xe sẽ bị trừ tối thiểu 2 điểm và tối đa 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm. Đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức tước ngay bằng lái, không quy định việc trừ tối đa 12 điểm như dự thảo trước đây.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, mỗi giấy phép lái  xe có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được lái xe. Bằng lái sẽ được phục hồi đủ 12 điểm, nếu tài  xế không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế được thi sát hạch để được phục hồi số điểm này.

Còn cơ quan thực thi là Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung kiểm tra gồm: Lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ căn cứ theo câu hỏi sát hạch lý thuyết để cấp bằng lái và các bài mô phỏng những tình huống giao thông trên máy tính do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Các lỗi bị trừ điểm Giấy phép lái xe:

+ Các lỗi vi phạm bị trừ 2 điểm GPLX

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến các vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường và không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển ô tô kéo theo xe khác, vật khác;

– Điều khiển ô tô đẩy xe khác, vật khác…;

– Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển xe.

+ Các lỗi bị trừ 3 điểm GPLX

– Đi ngược chiều trên đường một chiều, hoặc đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều.

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 20km/h đến 35km/h;

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ…

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng từ 2025.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng từ 2025.

+ Các lỗi bị trừ 6 điểm GPLX

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, hoặc lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường;

– Bỏ trốn, không đến trình báo với các cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…

+ Các lỗi bị trừ 10 điểm GPLX

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn lại vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc đã vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở.

+ Các lỗi bị trừ 12 điểm GPLX

– Điều khiển xe mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc đã vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;

– Điều khiển xe mà cơ thể có chất ma túy,

– Chở hàng quá tải 150% trọng tải cho phép;

– Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng hoặc điều khiển  vô lăng bằng chân;

– Lái ôtô quá tốc độ mức trên 35km/h…

Các lỗi khiến tài xế bị cấm lái xe tới 2 năm từ 2025, bị tước bằng lái mà vẫn lái xe bị phạt cao nhất 20 triệu đồng

0

Các hành vi vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất, lạng lách đánh võng sẽ bị tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo đó, các hành vi vi phạm luật giao thông giờ đây ngoài việc tăng mức phạt tiền, người vi phạm còn bị trừ điểm và tước giấy phép lái xe (bằng lái) tùy mức độ vi phạm.

Theo Nghị định 168, thời gian bị tước giấy phép lái xe lâu nhất do vi phạm luật giao thông là 22-24 tháng. Đây đều là những lỗi nghiêm trọng nhất trong hệ thống vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như nồng độ cồn, ma túy, đua xe, lạng lách đánh võng. Bên cạnh tước bằng, người lái xe còn bị phạt tiền hoặc tịch thu xe với một số trường hợp.

Dưới đây là những lỗi bị tước bằng lái 22-24 tháng:

Khi bị tước bằng lái, tài xế sẽ không được phép tham gia giao thông trong thời gian này, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt 2-4 triệu đồng đối với xe máy dưới 125 phân khối, 6-8 triệu đồng đối với xe máy trên 125 phân khối, và 18-20 triệu đồng đối với ôtô.

Từ 1/2025: 7 trường hợp này đi xe máy ra đường bị CSGT tịch thu xe vĩnh viễn, đó là những trường hợp nào?

0

Bộ công an đã đề xuất dự thảo Nghị định về xử phạt liên quan tới vi phạm hành chính trong trật tự an toàn giao thông, theo đó nhiều lỗi sẽ bị thu xe.

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế rất nhiều người đi xe máy vi phạm an toàn giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và cho người cùng tham gia giao thông.

Tại dự thảo lần 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe thì những lỗi sau đây bị đề nghị tịch thu phương tiện với người đi xe máy:

– Điều khiển xe chạy bằng 1 bánh với xe 2 bánh, chạy bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh

– Buông cả 2 tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi về 1 bên khi điều khiển xe

– Nằm trên yên khi điều khiển xe, thay người điểu khiển khi xe đang chạy

– Quay người về phía sau khi điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe

– Điều khiển xe tham gia giao thông mà xe được lắp ráp trái quy định

– Không có chứng nhận đăng ký xe hoặc chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung số máy hoặc bị tẩy xóa

– Tái phạm lạng lách đánh võng

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều hành vi bị đề nghị tăng mức xử phạt

– Vượt đèn đỏ bị đề nghị tăng mức xử phạt lên nhiều lần: mức xử phạt quy định hiện tại là 800.000 – 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 4-6 triệu đồng.  Hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, chủ yếu là vượt đèn đỏ, diễn ra phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh thành. Thời gian vi phạm thường là sáng sớm hoặc ban đêm tại các giao lộ vắng CSGT. Hành vi này chủ yếu do chủ quan nóng vội và đây là hành vi vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông nên bị đề nghị tăng mức xử phạt để răn đe.

– Giao xe cho người không đủ điều kiện: mức phạt hiện hành đang là 600.000 – 800.000 đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 8-10 triệu đồng. Giao xe cho người không đủ điều kiện tức là giao cho người không có bằng lái, chưa đến tuổi lái xe. Đặc biệt hiện nay nhiều cha mẹ giao xe cho con mình chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái. Gần đây đã có những trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra do trẻ chưa đủ tuổi lái xe. Thế nên con lái xe ra đường, cha mẹ ở nhà bị phạt. Hành vi này để tránh ý thức chủ quan về việc giao xe máy vào tay con chưa đủ điều kiện lái xe vừa mất an toàn cho con vừa gây nguy hiểm cho người khác.

Bởi vậy người đi xe máy cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh bị xử phạt, tránh hối hận vì một vụ tai nạn có thể khiến nhiều gia đình chia ly mãi mãi.

Từ ngày mai: Chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư có thể bị phạt tới 12 triệu đồng

0

Từ ngày 1/1/2025 quy định mới về vận tốc ô tô  xe may trong những khu vực trung tâm đông dân cư có sự điều chỉnh, ai cũng nên biết kẻo bị phạt nặng.

Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của  xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có quy định về tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc).

Theo đó, từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư như sau:

– Trong trường hợp đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60km/h.

– Trong trường hợp đói với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50km/h.

Quy định về mức vận tốc tối đa của xe máy, ô tô từ 1/1/2025

Quy định về mức vận tốc tối đa của xe máy, ô tô từ 1/1/2025

Lưu ý: Tốc độ tối đa theo quy định trên không áp dụng với các loại xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, cụ thể:

– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa là 40 km/h.

– Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 30 km/h.

– Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển  xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe chạy quá tốc độ phạt như thế nào?

Xe chạy quá tốc độ phạt như thế nào?

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

 Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo,  xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ ngày mai 1/1/2025: Những lỗi vi phạm giao thông này sẽ bị phạt lên tới 40-50 triệu đồng, ai không chú ý xác định M;ẤT TẾT

0

Từ ngày mai (1-1-2025), nhiều lỗi vi phạm giao thông có mức phạt tăng hàng chục lần so với trước đây, trong đó có những lỗi vi phạm mức phạt lên đến 40-50 triệu đồng.

Để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nghị định số 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2025.

Nghị định này sẽ thay thế cho nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123).

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục Cảnh sát giao thông) cho biết cơ quan soạn thảo đã tăng mức xử phạt đối với hàng loạt hành vi vi phạm, trong đó có những lỗi vi phạm giao thông phổ biến.

“Các lỗi được tăng mạnh mức xử lý là các hành vi có tính cố ý, là nguồn nguy hiểm cao độ và là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn”, đại tá Nhật nói.

Ông cho biết việc cần thiết phải tăng mức phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa.

Chi tiết những lỗi vi phạm giao thông phổ biến tăng mức phạt hàng chục triệu đồng từ 1-1-2025:

Chi tiết những lỗi vi phạm giao thông phổ biến tăng mức phạt hàng chục triệu đồng từ 1-1-2025 - Ảnh 1.

Từ ngày 1/1/2025, có 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn: Ai chưa có làm ngay còn kịp

0
Từ ngày 1/1/2025, có 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn: Ai chưa có làm ngay còn kịp

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có quy định 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn.

1. 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn từ ngày 1/1/2025

Theo khoản 1 và 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thời hạn giấy phép lái xe như sau:

– Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;

– Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

– Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, từ 01/01/2025 các loại giấy phép lái xe không thời hạn gồm A1, A và B1.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có quy định 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn. (Ảnh minh họa)

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có quy định 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn. (Ảnh minh họa)

Trong đó:

– Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái  xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất  động cơ điện đến 11 kW;

– Giấy phép lái xe hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

2. Bao nhiêu tuổi được cấp giấy phép lái xe không thời hạn?

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

– Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe không thời hạn (GPLX hạng A1, A, B1)

3. Có phải đổi giấy phép lái xe cũ cấp trước 1/1/2025 sang loại mới không

Theo Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Theo đó, giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định có hiệu lực sử dụng như sau:

(1) Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW;

(2) Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm (1);

(3) Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển  xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm (1) và các xe tương tự;

(4) Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

(5) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự  động có trọng tải dưới 3.500 kg;

(6) Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

(7) Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

(8) Giấy phép lái xe hạng C được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 quy định tại các điểm (5), (6) và (7);

(9) Giấy phép lái xe hạng D được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C quy định tại các điểm (5), (6); (7) và (8);

(10) Giấy phép lái xe hạng E được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D quy định tại các điểm (5), (6); (7); (8) và (9);

(11) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D quy định tại điểm (7) và điểm (9) khi kéo rơ moóc;

Giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C quy định tại điểm (8)khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

Giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng E quy định tại điểm (10) khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.

Như vậy, theo quy định nêu trên, GPLX được cấp trước năm 2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX mà không phải đổi lại GPLX theo phân hạng mới.

Vụ nữ nhân viên ngân hàng bị vung tay ở Cần Thơ: Khởi tố vụ án

0

Trưa ngày 3/1 báo Tuổi trẻ online đã đăng tải thông tin này. Bài viết có tiêu đề: ‘Khởi tố vụ án nữ nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ bị đ.á.nh g.hen”. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 3-1, thông tin từ Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án để điều tra liên quan đến vụ việc một nữ nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ bị đánh ghen.

hình ảnh

Vụ việc xảy ra trên đường Huỳnh Cương (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), ảnh: CL

Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra 3 hành vi: “cố ý gây thương tích” theo điều 134, “làm nhục người khác” theo điều 155 và “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen gây xôn xao ở Cần Thơ

Vụ việc xảy ra vào khoảng 0h30 khuya 1-1, tại khu vực đường Huỳnh Cương (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).

Công an quận Ninh Kiều tiếp nhận tin báo của chị N.N.N. (ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) về việc chị bị chị H.N.B.T. (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) sử dụng nón bảo hiểm đ.án.h liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích và x.é áo, quần của chị.

Sau đó em của H.N.B.T. là N.T.N.Q. tiếp tục sử dụng nón bảo hiểm đ.án.h chị N..

hình ảnh

Khu vực hồ Xáng Thổi, nơi xảy ra vụ việc.

Tại thời điểm đó có một nhóm người tụ tập xem, sử dụng điện thoại cá nhân quay video clip, sau đó đoạn clip này lan truyền trên mạng xã hội. Công an đã mời những người liên quan về làm việc. Tại cơ quan công an, T. và Q. đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố các đối tượng có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trước đó, theo lời khai của những người có liên quan, vào thời điểm trên, chị N. (30 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ) sau khi dự tiệc thì đi taxi về nhà ở phường Cái Khế (quận Ninh Kiều).

Tới nhà, phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà nên gọi điện thoại nhờ anh T. (làm chung ngân hàng) lấy giùm. Anh T. đem chìa khóa qua đưa cho N. tại gần đường Trần Phú. Sau đó N. nhờ anh T. đưa qua bờ hồ Huỳnh Cương (phường Thới Bình) lấy đồ đạc cá nhân.

Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống ô tô thì bị chị T. (41 tuổi – được cho là vợ anh T.) x.ông vào đ.á.nh g.hen, cầm nón bảo hiểm đ.á.nh liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích.

Người phụ nữ này cũng xé áo, quần của N.. Sau đó, một người phụ nữ khác dùng nón bảo hiểm đ.ánh N.

hình ảnh

Ngày 4/1/2025, báo Công an Nhân dân đăng tải thông tin về lời khai của người vợ. Bài viết: “Vụ đánh ghen ở Cần Thơ: Tình tiết bất ngờ từ lời khai của người vợ”. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 4/1, liên quan đến vụ nghi đánh ghen tại Cần Thơ, bà Hồ Ngọc Bích T. (ngụ phường Bình Thủy, quận Bình Thủy) đã thừa nhận hành vi vi phạm.

Theo lời khai ban đầu của bà T., thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa ông Tr. (chồng bà T.) và chị N.N.N. (nữ nhân viên ngân hàng). Thời điểm xảy ra vụ việc, bà T. phát hiện chồng đi chung với chị N. nên ghen tuông, tức giận.

Bà T. nóng vội, đưa lên những hình ảnh nhạy cảm và nói đã bắt gặp 5 lần ông Tr. và chị N. có mối quan hệ bất chính là không đúng sự thật nhằm để mọi người xung quanh biết, đồng tình đứng về phía mình.

Vụ án đang được cơ quan tố tụng tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố các đối tượng có liên quan.

Bà T. đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật và rất mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Bà T. đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của nữ nhân viên ngân hàng.

Ông Tr., bà T. và nữ nhân viên ngân hàng mong cộng đồng mạng không đăng tải những thông tin, hình ảnh nhạy cảm và không tiếp tục chia sẻ thông tin, hình ảnh có liên quan vụ việc vì gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, gia đình và những người có liên quan.

Vì sao phụ nữ không nên đánh ghen?

Trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân, việc phát hiện chồng hoặc bạn trai không chung thủy có thể khiến phụ nữ cảm thấy đau đớn và giận dữ. Tuy nhiên, phản ứng bằng cách đánh ghen lại không phải là cách giải quyết sáng suốt. Dưới đây là lý do phụ nữ không nên chọn con đường này:

1. Đánh mất phẩm giá của chính mình

Khi phụ nữ đánh ghen, dù mục đích là để đòi lại công bằng hay giữ gìn hạnh phúc, hành động này dễ dàng biến họ trở thành “kẻ mất kiểm soát”. Hình ảnh một người phụ nữ đánh ghen trong cơn nóng giận không chỉ khiến người ngoài nhìn vào đánh giá mà còn tự làm giảm giá trị bản thân trong mắt chồng hoặc bạn trai. Phẩm giá và sự tự trọng là thứ mà một người phụ nữ không nên đánh đổi.

2. Không giải quyết được tận gốc vấn đề

Đánh ghen chỉ giải tỏa cảm xúc tức thời nhưng không thể thay đổi bản chất của một mối quan hệ đã có rạn nứt. Người đàn ông có xu hướng phản bội sẽ không ngừng lại chỉ vì một lần bị bắt gặp hoặc bị trừng phạt. Thay vì tập trung vào việc trút giận lên “người thứ ba”, phụ nữ nên đối diện trực tiếp với người đàn ông của mình để hiểu rõ nguyên nhân.

Thay vì đánh ghen, phụ nữ nên tập trung vào việc chăm sóc bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Một người phụ nữ tự tin, hiểu giá trị của mình sẽ biết cách đối diện và xử lý khủng hoảng trong tình yêu một cách khôn ngoan hơn. Nhớ rằng, giá trị của bạn không phụ thuộc vào cách người khác đối xử với mình, mà ở cách bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình.

Báo tin vi phạm giao thông ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?

0

Hỗ trợ đến 5 triệu khi cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó, Điều 5, 6 và 7 của Nghị định này quy định về nội dung chi, mức chi kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.

Một trong những điểm đáng chú ý trong Nghị định này là nội dung khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tư, an toàn giao thông.

Theo đó, mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giap thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ, việc.

Báo tin vi phạm giao ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?

Người dân có thể gửi phản ánh về hành vi vi phạm giao bằng nhiều cách khác nhau như thông qua ứng dụng VNeTraffic; đến trực tiếp trụ sở đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc để gửi clip vi phạm; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị Cảnh sát giao thông; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua đường bưu điện đến đơn vị cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc.

Cách gửi clip vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic

Người dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Người dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Đầu tiên, người dân cần cài đặt ứng dụng VNeTraffic vào điện thoại thông minh và đăng ký tài khoản. Nếu đã cài đặt ứng dụng từ trước, hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Mở ứng dụng VNeTraffic. Tại màn hình Trang chủ, nhấn vào mục “Tạo phản ánh” hoặc nhấn nút (+)).

Tạo màn hình tạo phản ánh, người dân cần nhập các thông tin liên quan đến phản ánh. Khi đã hoàn thành, gấn nút “Gửi phản ánh” để hoàn tất.

Lưu ý, các trường thông tin có dấu (*) là bắt buộc phải nhập.

Vụ nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ: Giọt nước mắt muộn màng của người vợ…Nguyên nhân của nguồn cơn …

0

Liên quan vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, bà T. (người vợ) nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Báo Vietnamnet ngày 04/01/2025 đưa thông tin với tiêu đề: “Vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen: Người vợ hối hận, xin được khoan hồng” cùng nội dung như sau:

Ngày 4/1, Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) vẫn đang làm rõ vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen.

Cơ quan CSĐT Công an quận đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra 3 hành vi gồm: “Cố ý gây thương tích”; “Làm nhục người khác” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo điều tra ban đầu, tối 1/1, Công an quận Ninh Kiều tiếp nhận tin báo của chị N.N.N. (30 tuổi, ngụ phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, nhân viên một ngân hàng) về việc bị bà H.N.B.T. (41 tuổi, ngụ quận Bình Thủy) cầm nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích. Bà T. còn xé áo, quần của chị N.

Sau đó, N.T.N.Q. (em chồng của bà T.) tiếp tục cầm nón bảo hiểm đánh chị N.

Bước đầu, tại công an, bà T. và Q. thừa nhận hành vi phạm pháp như trên. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, một số người tụ tập xem, cầm điện thoại quay clip rồi đăng lên mạng xã hội.

Tại cơ quan công an, bà T. và Q. thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa ông Tr. (chồng bà T.) và chị N.

Khi phát hiện ông Tr. đi chung với chị N., bà T. “ghen tuông, tức giận, nóng vội, la lên những thông tin không đúng sự thật để mọi người xung quanh biết, đồng tình đứng về phía mình, thực hiện hành vi như trên”.

Hiện, bà T. nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Bà T. đồng ý bồi thường tiền chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.

Ông Tr., bà T, chị N. mong cộng đồng mạng ngừng đăng tải những thông tin, hình ảnh nhạy cảm và “không tiếp tục chia sẻ thông tin, hình ảnh có liên quan vụ việc trên vì gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, gia đình và người có liên quan”.

Cơ quan CSĐT đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố các đối tượng có liên quan theo quy định pháp luật.

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

Như VietNamNet đưa tin, khoảng 0h30 tối 1/1, chị N. sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan xong thì bắt taxi về nhà ở phường Cái Khế.

Tới nơi, N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại nhờ ông N.M.Tr. (làm chung ngân hàng) lấy giúp.

Ông Tr. mang chìa khóa qua đưa cho N. tại gần đường Trần Phú. Lúc này, N. nhờ người này đưa qua bờ hồ Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.

Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống ô tô của ông Tr. thì xảy ra vụ đánh ghen như nói trên.

Liên quan đến vụ việc, Công an TP Cần Thơ khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ, phát tán trên không gian mạng các hình ảnh, clip liên quan vụ việc nói trên.

Theo cơ quan công an, với hành vi đăng tải, chia sẻ, phát tán hình ảnh mà không xin phép và xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, nếu không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng.

Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự tội “Làm nhục người khác”.