Home Blog Page 7

Tôi đ::au th:ắt lòng. Con trai tôi mua nhà tiền 3 tỷ rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, một hôm tôi lên chơi đúng giờ cơm tối, con trai liền to tiếng: Sao bố lên không nói trước với con? Đêm đó l;;ạ nhà nên tôi không ngủ được, dậy đi vệ sinh ngang qua phòng con trai liền vô tình nghe thấy cuộc hội thoại giữa 2 vợ chồng nó. Sáng hôm sau tôi lặng lẽ về quê sớm không nói với con một lời, vừa ngồi trên xe vừa rơi nước mắt, đúng lúc này con trai gọi điện tới… 👇

0

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về.

Vợ chồng tôi chỉ có một cậu con trai duy nhất. Con là niềm tự hào của bố mẹ và dòng họ vì ngay từ khi còn bé, con đã học rất giỏi, năm nào cũng có giấy khen. Lớn lên con thi đỗ vào một trường đại học thuộc hàng top của cả nước, tốt nghiệp xong liền ở lại thành phố lớn làm việc.

Lúc con trai mới ra trường, tôi từng đề nghị con về quê tìm việc vì chúng tôi chỉ có mình con nên muốn được ở gần để tiện chăm lo. Nhưng con trai gạt đi và bảo về quê không có cơ hội phát triển, ở lại thành phố lớn mới mở mang tầm mắt, thăng tiến trong sự nghiệp được.

Vợ chồng tôi đều là những người nông dân quê mùa, nghe con nói vậy thì thấy cũng đúng. Con còn trẻ, muốn phát triển, bay nhảy là điều đúng đắn. Chúng tôi không nên hạn chế tự do vươn cao của con. Thế nên chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ con bằng cách bán một mảnh đất ruộng, dồn hết tiền tiết kiệm cho con lấy vốn làm ăn. Lúc đó 300 triệu mà chúng tôi có là cả một gia tài. Nhưng lên thành phố, 300 triệu chẳng thấm vào đâu. Tôi gọi điện thăm hỏi thì con nói phải đi vay thêm cả tỷ bạc nữa mới đủ dùng.

Về ăn cơm cùng ba mẹ - Báo Phụ Nữ

Để giúp đỡ con trai trả nợ, chúng tôi làm lụng, chi tiêu tằn tiện, mỗi tháng gửi thêm cho con 5 triệu, chỉ mong con sớm trả hết nợ, công thành danh toại.

Rồi con trai tôi yêu đương, dẫn về nhà một cô gái người thành phố để ra mắt bố mẹ. Chúng tôi chỉ thấy đó là một cô gái đẹp, gia cảnh hơn nhà tôi vì bố mẹ đều là giáo viên. Các con nói làm đám cưới ở khách sạn chứ không tổ chức ở quê. Con sẽ bố trí xe để chở bố mẹ, các bác đại diện trong dòng họ ra ăn cưới.

Đám cưới con trai mà vợ chồng tôi chẳng lo được cái gì. Mọi thủ tục đều là con trai và nhà thông gia làm, hôm cưới thì vợ chồng tôi cùng họ hàng ngồi đủ một chuyến xe 30 chỗ lên thành phố. Làm bố mẹ, đến ngày trọng đại của con cũng không góp được gì nên chúng tôi quyết định dốc hết tiền túi và vay thêm họ hàng để mua 2 cây vàng tặng các con làm quà cưới.

Sau đám cưới của con, vợ chồng tôi không gửi tiền cho con nữa mà bắt đầu tiết kiệm để trả nợ họ hàng.

2 tháng sau thì con trai gọi điện thông báo mua nhà, hỏi chúng tôi có tiền không thì cho con mượn. Nhưng chúng tôi lúc này lấy đâu ra tiền nữa. Vợ tôi nói nếu cần thiết thì sẽ bán nốt mảnh ruộng còn lại. Con trai nghe vậy thì từ chối, bảo sẽ xoay xở cách khác.

Rồi con mua một căn hộ chung cư rộng hơn trăm mét. Vợ chồng tôi lên ăn tân gia mà choáng váng kinh ngạc. Căn hộ rất đẹp, đầy đủ nội thất hiện đại khiến 2 vợ chồng già nhà quê chúng tôi lóa mắt, chỉ biết trầm trồ khen ngợi và mừng cho các con. Khi tôi hỏi con lấy tiền đâu mua nhà thì con bảo: “Bố không phải lo, con còn nợ một ít nhưng sẽ sớm trả xong thôi”.

Từ khi lấy vợ và có nhà cửa đàng hoàng, con trai tôi cả năm chỉ về nhà vào mỗi dịp Tết. Trước kia khi còn ở trọ thì con còn 3-4 tháng về nhà thăm bố mẹ một lần, giờ thì về đúng mùng 3 Tết, hôm sau lại đi luôn. Vợ chồng tôi lủi thủi ở quê vẫn chỉ có 2 ông bà già với nhau.

Thời gian cứ thế trôi, khi con dâu sinh con, vợ tôi muốn lên chăm sóc thì con nói đã nhờ được ông bà ngoại trông coi rồi nên vợ tôi không đi nữa.

Cho tới cuối tuần vừa rồi, tôi lên thành phố khám bệnh vì gần đây bị ho tức ngực, rất khó chịu, khám xong thì quyết định về nhà con trai, tiện thể ở lại vài ngày chơi với cháu nội.

Tôi đến đúng vào giờ cơm tối, các con đều rất kinh ngạc. Con trai biết chuyện thì trách tôi không nói với con, để con về quê đón bố đi khám. Còn con dâu thì vội đi lấy thêm bát đũa. Tôi kinh ngạc khi thấy ông bà thông gia cũng đang ngồi ăn cơm ở đây.

Con trai mua nhà rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, bố ruột lên chơi ở lại một đêm, hôm sau lặng lẽ rời đi- Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa

Đến khi cơm nước xong xuôi, ngồi ghế sô pha nói chuyện, tôi mới biết sau khi mua nhà, con trai tôi đón bố mẹ vợ tới ở cùng, vừa để chăm sóc con dâu mang thai và sinh đẻ, vừa để hỗ trợ việc nhà. Thế mà bao nhiêu năm qua, vợ chồng tôi không hề biết. Lúc con dâu mới sinh xong, chúng tôi đến thăm thì cứ tưởng ông bà thông gia đến chăm cháu 1-2 tháng thôi. Ngờ đâu, họ ở đây từ lâu rồi và sẽ tiếp tục ở đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Buổi đêm, lạ giường nên tôi trằn trọc không ngủ được liền dậy đi vệ sinh. Do chưa quen bố trí phòng nên tôi đi khắp nơi tìm nhà vệ sinh, thế nào lại đi ngang qua phòng con trai và nghe tiếng rù rì nói chuyện. Con dâu hỏi: “Bố anh định ở bao lâu? Liệu có phải ông lên xem xét để 2 ông bà chuyển đến ở cùng không? Em nói trước là em không đồng ý đâu nhé”.

Con trai tôi đáp lại: “Em yên tâm, anh biết mà. Bố mẹ anh không bỏ được quê đâu. Ông lên chơi vài ngày rồi lại về thôi”.

Con dâu tiếp: “Tốt nhất là thế. Anh đừng quên căn nhà này có hơn nửa tiền là của bố mẹ em cho, anh báo hiếu, phụng dưỡng bố mẹ em là đúng. Còn bố mẹ anh ở quê được rồi, sau ông bà già yếu thì anh thuê người chăm sóc là được”.

Con trai tôi nghe vợ nói thế thì liên tiếp khẳng định: “Anh biết, anh biết mà”.

Tôi đau thắt lòng. Hóa ra căn nhà này thông gia cho hơn nửa mua nhà nên con dâu có quyền lớn như vậy. Nhưng con trai không biết rằng, trước đó con lập nghiệp và trả nợ, vợ chồng tôi đã gom góp tính ra cũng cả tỷ bạc cho con. Vậy mà con không định báo hiếu chúng tôi sao?

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về. Ngồi trên xe, thấy con trai gọi điện, tôi nghe máy và nói đúng một câu: “Bố về quê rồi”. Con hỏi đi hỏi lại sao tôi không nói gì đã đi, có biết làm con lo lắng thế nào không? Không thoải mái ở đâu thì phải bảo con chứ sao lại tự ý đi… Tôi liền cúp máy, không trả lời thêm nữa.

Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng hiểu ra rằng, con cái trưởng thành rồi, chúng ta không thể nào kiểm soát cuộc đời hay suy nghĩ của chúng. Chỉ có thể tự lo cho tuổi già của mình.

Trong lúc giúp đỡ con cái cũng đừng quên tiết kiệm một khoản tiền dưỡng lão, sau này về già, cho dù con cái không về, ít nhất bạn cũng có khả năng thuê người chăm sóc.

Thật không thể tin được: Hành trình 10 ngày đóng tiền phạt nguội vi phạm giao thông theo luật mới như cơn ác m:ộng…

0

Cứ nghĩ chỉ cần mang tiền đến cơ quan công an để nộp phạt nguội là xong, tôi không ngờ thủ tục lại phức tạp và kéo dài tới vậy.

Tôi đang sinh sống ở một huyện ngoại thành Hà Nội, có số dân gần 300.000 người, sắp lên quận. Tháng gần Tết này trùng thời điểm xe của tôi hết hạn kiểm định. Trước khi đi đăng kiểm, theo lẽ thường, tôi lên mạng kiểm tra thông tin phạt nguội và vô tình phát hiện mình mắc một lỗi phạt nguội ở Nghệ An từ thời điểm lễ 2/9.

Đến gần hạn đăng kiểm, hai vợ chồng tôi rút tiền và lên cơ quan công an để nộp phạt. Thế nhưng, điều mà tôi không ngờ tới cái việc nộp phạt nó lại không đơn giản như mình nghĩ. Ngày đầu tiên, chúng tôi đến vào chiều thứ bảy. Cán bộ trực nói rằng: “Hôm nay không làm việc”.

Hành trình 10 ngày đóng tiền phạt nguội vi phạm giao thông

Ngày thứ hai, chúng tôi đến theo đúng lịch tiếp dân. Tại đây, tôi được cho biết do vi phạm ở Nghệ An nên cần biên bản cứng từ công an địa phương. Tôi gọi điện về cho công an Nghệ An nhờ gửi biên bản ra thì được thông báo rằng chỉ cần gửi lệnh, bản mềm ra là được.

Ngày thứ ba, chúng tôi lại đến làm việc vào 4h chiều, nhưng người ta vẫn nằng nặc đòi phải có biên bản cứng mới giải quyết. Tranh cãi qua lại hồi lâu, cuối cùng tôi mới được chấp nhận không cần bản cứng. Sau đó, tôi được hướng dẫn ra hiệu photo hết giấy tờ xe đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, biên lai phí đường bộ… để hôm sau làm việc tiếp vì đã hết giờ.

Ngày thứ tư, chúng tôi đến làm việc và lại phải chờ khá lâu. Cuối cùng tin mừng cũng đến khi tôi được thông báo rằng “ba ngày sau đến để lấy quyết định xử phạt hành chính, bảy ngày sau đó sẽ có biên bản”.

Hai ngày sau đó, chúng tôi lên nhận quyết định xử phạt rồi nộp tiền. Nhưng việc đóng tiền online lại gây cho tôi sự bức bối vì gần như không ai hướng dẫn cách làm cả. Trong khi đó, hiệu photo gần đó lại có dịch vụ hướng dẫn chi tiết, thậm chí nộp phạt hộ với giá từ mấy chục đến cả trăm ngàn đồng.

Tôi để ý thấy trong trụ sở chất đống những chồng giấy tờ cao ngất, mỗi lần tìm kiếm, cán bộ lại phải bóc tách từng tập hồ sơ, rất mất thời gian. Tôi không hiểu quá trình chuyển đổi số đã được tiến hành tại đây chưa?

Việc hướng dẫn nhỏ giọt khiến những thứ tôi có thể chuẩn bị một lần nay bị kéo dài ra thành nhiều lần. Mỗi lần như thế, tôi lại phải đi quãng đường 10 km bụi bặm, đông đúc, rất mệt mỏi. Việc nộp phạt nguội như tôi, nhanh nhất cũng đã mất tối thiểu ba lần lên trụ sở công an: lần thứ nhất để nộp giấy tờ, lần thứ hai nhận quyết định xử phạt, lần ba nộp phạt, với thời gian tối thiểu cũng 10 ngày.

Chẳng biết có phải chỉ mỗi địa phương tôi đi chậm hơn xu thế mà hầu như ai đi nộp phạt nguội cũng cảm thấy phiền hà, muốn đóng phạt nhanh cũng khó? Mong rằng các thủ tục như vậy sớm được cải thiện, số hóa, để người dân không còn phải vất vả mỗi khi gõ cửa cơ quan hành chính.

Nỗi lo bị phạt lái xe quá 4 giờ, khi cao tốc không có trạm dừng nghỉ..Đã có cách giải quyết…

0

‘Tôi chạy cao tốc Long Thành – Nha Trang dài 400 km, không có chỗ đổ xăng, không có trạm dừng nghỉ, thì biết phải làm sao?’.

Nghị định 168/2024 quy định nếu lái xe quá thời gian hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng, trừ hai điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra chủ xe để cho tài xế của mình vi phạm cũng sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng đối với cá nhân và 8-12 triệu đồng đối với tổ chức.

“Tôi chạy cao tốc Long Thành – Nha Trang dài 400 km, không có chỗ đổ xăng, không có trạm dừng nghỉ, thì biết nghỉ chỗ nào để không bị phạt theo quy định?”.

Đó là thắc mắc của độc giả Vutrinhconghoang về những lo lắng bị xử phạt khi lái xe quá giờ. Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ quy định người lái ôtô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ không được phép lái xe liên tục quá 4 giờ, thời gian làm việc trong ngày tối đa 10 giờ. Trong một tuần nhóm tài xế này không được lái xe quá 48 giờ.

Nỗi lo bị phạt lái xe quá giờ khi cao tốc không có trạm dừng nghỉ

Bạn có đang lo lắng về quy định xử phạt lái xe quá giờ?

“Luật còn quá nhiều điều bất cập nên sẽ khiến tài xế dễ bị phạt trong tình trạng dở khóc dở cười. Ví dụ như đang chạy trên cao tốc mà không có trạm dừng nghỉ thì tài xế biết làm sao? Và tất nhiên không nghỉ thì sẽ bị phạt, mà dừng nghỉ bất chấp thì có khi bị các xe phía sau tông phải. Mong sao các điều luật trước khi thực thi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và nhất thiết cần phải được người dân đóng góp xây dựng ý kiến để hoàn thiện hơn trước khi áp dụng thực tế”, bạn đọc Nguyễn Cường Quân nói thêm.

Sáng 11/1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, Cục cho rằng quy định này giúp người lái xe được tỉnh táo, không bị mệt mỏi dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn, đồng thời ngăn nguy cơ người lái xe vì cố giữ tỉnh táo mà sử dụng chất kích thích.

Tài xế ôtô kinh doanh nếu lái xe liên tục quá 4 giờ sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

 Nếu lái xe liên tục quá 4 giờ hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục, lái xe sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), người lái xe ôtô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ không được phép lái xe liên tục quá 4 giờ, thời gian làm việc trong ngày tối đa 10 giờ.

Đồng thời, trong một tuần, nhóm tài xế này cũng không được lái xe quá 48 giờ.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe) nêu rõ nếu lái xe quá thời gian quy định trên, hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe ôtô liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng (cá nhân) và 8-12 triệu đồng (tổ chức).

Ảnh minh hoạ

Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết quy định về thời gian lái xe trên được kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ trước đây và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc bình thường của người lao động tại Việt Nam không quá 8 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần.

Việc quy định lái xe không quá 48 giờ mỗi tuần cũng phù hợp theo Công ước Vienna về giao thông đường bộ.

Sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 phút, họ được phép lái xe tiếp tục hành trình.

Mục tiêu cao nhất là giúp người lái xe được tỉnh táo, không bị mệt mỏi dễ dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn.

“Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động,” đại diện Cục Cảnh sát giao thông nói.

Bên cạnh đó, quy định thời gian lái xe, nghỉ ngơi của tài xế còn là biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lái xe, góp phần giảm thiểu rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông.

Việc thực hiện hiệu quả các quy định này cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa ý thức cá nhân và trách nhiệm của các tổ chức vận tải.

Cơ quan chức năng đồng thời khuyến cáo tài xế khi lái xe cần giữ tâm lý thoải mái nhất, khi cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ cần phải nghỉ ngơi ngay, dù có thể chưa đến 4 tiếng lái xe liên tục, tuyệt đối không nên “cố lái thêm.”

Việc quy định thời gian nghỉ ngơi còn giúp ngăn nguy cơ người lái xe kinh doanh vận tải vì cố giữ tỉnh táo mà sử dụng chất kích thích. “Như vậy sẽ có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Không có chất kích thích nào thay thế được việc nghỉ ngơi, cơ thể phải được phục hồi,” đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định.

Ngoài ra, trong các tình huống bất khả kháng, tài xế gặp kẹt xe trong thành phố hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo, họ có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó.

“Khi xem xét các tình huống, Cảnh sát giao thông sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe,” đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho hay.

Với quy định trên, cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài, sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.

Tôi kết hôn với chồng cũ được 7 năm và ly hôn đã 3 năm nay. Nguyên nhân đổ vỡ là do tôi bị chồng cũ phản bội. Khi phát hiện ra anh ấy có người phụ nữ khác, cuộc h:ôn nhân của chúng tôi nhanh chóng kết thúc, tôi bế con trai rời khỏi nhà chung. Tuy nhiên, khi đang dần thích nghi với cuộc sống độc thân thì mẹ chồng cũ bất ngờ xuất hiện trong cuộc đời tôi. Ngày hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ chồng cũ. Bà ấy giận dữ mắng tôi ở đầu dây bên kia: “Cô thật độc ác! Tại sao lại cạn tàu ráo máng đến thế? Cho dù có ly hôn thì tại sao cô không thèm nhìn mặt chồng cũ nữa? Có đến mức tuyệt tình như thế không?” Hóa ra, mẹ chồng cũ gọi đến vì cho rằng tôi tàn nhẫn, không muốn gặp mặt chồng cũ dù anh cầu xin, năn nỉ. Tôi không biết phải trả lời thế nào. Thành thật mà nói, không phải vì tôi tàn nhẫn mà vì tôi thấy điều đó không cần thiết. Hơn nữa, anh và gia đình có ngó ngàng gì tới cuộc sống của mẹ con tôi đâu, một đồng trợ cấp cũng không có, một lời hỏi thăm cũng không. Cho tới ngày hôm ấy, tôi nhận được cuộc gọi từ bệnh viện… 👇 ĐỌC TIẾP CÂU CHUYỆN DUỐI BÌNH LUẬN

0

Khi đang dần thích nghi với cuộc sống độc thân thì mẹ chồng cũ bất ngờ xuất hiện trong cuộc đời tôi.

Từ ly hôn có ý nghĩa khác nhau đối với từng người. Đối với tôi, nó có nghĩa là sự kết thúc của một mối quan hệ và bắt đầu một cuộc sống mới. Ly hôn không phải là dấu chấm hết của cuộc đời. Đó chỉ là một bước ngoặt khiến chúng ta phải xem xét lại cách sống của mình. Tuy nhiên, điều tôi không ngờ là cuộc sống sau ly hôn lại nhiều trắc trở như vậy.

Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn với chồng cũ được 7 năm và ly hôn đã 3 năm nay. Nguyên nhân ly hôn là do tôi bị chồng cũ phản bội. Khi phát hiện ra anh ấy có người phụ nữ khác, cuộc hôn nhân của chúng tôi đã kết thúc. Sau khi ly hôn, tôi bế con trai rời khỏi nhà.

Cuộc sống sau ly hôn không hề dễ dàng. Tôi vừa làm việc vừa chăm sóc con cái, nhưng tôi không bao giờ đầu hàng trước cuộc sống. Tôi luôn làm việc chăm chỉ, nỗ lực hết mình để cho con cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, khi đang dần thích nghi với cuộc sống độc thân thì mẹ chồng cũ bất ngờ xuất hiện trong cuộc đời tôi.

Sau khi ly hôn, bà ngay lập tức chặn tôi trên mạng xã hội và cắt đứt liên lạc với nàng dâu cũ. Khi ấy tôi rất bối rối, không hiểu sao bà lại làm vậy. Tôi đâu có làm gì sai mà bà lại ghét tôi đến mức ấy? Mãi tới 1 năm sau ly hôn, khi chồng cũ bị bệnh phải nhập viện, cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao bà lại dứt khoát cắt đứt với tôi như vậy.
Sau ly hôn, mẹ chồng liền cắt đứt liên lạc với tôi, 1 năm sau bà lại mắng: 'Cô thật độc ác'Sau khi ly hôn, tôi đưa con trai rời khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Ngày hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ chồng cũ. Bà ấy giận dữ mắng tôi ở đầu dây bên kia:

– Cô thật độc ác!

Tôi choáng váng, không biết phải trả lời thế nào. Bà nói tiếp:

– Tại sao lại cạn tàu ráo máng đến thế? Cho dù có ly hôn thì tại sao cô không thèm nhìn mặt chồng cũ nữa? Có đến mức tuyệt tình như thế không?

Hóa ra, mẹ chồng cũ gọi đến vì cho rằng tôi tàn nhẫn, không muốn gặp mặt chồng cũ dù anh cầu xin, năn nỉ.

Tôi có cảm xúc lẫn lộn và không biết phải trả lời thế nào. Thành thật mà nói, không phải vì tôi tàn nhẫn mà vì tôi thấy điều đó không cần thiết. Cả hai đã ly hôn và cuộc sống của anh ấy không liên quan gì đến tôi.

Hơn nữa, anh và gia đình có ngó ngàng gì tới cuộc sống của mẹ con tôi đâu, một đồng trợ cấp cũng không có, một lời hỏi thăm cũng không. Nhưng suy đi tính lại, dù gì anh cũng là bố của con tôi. Duyên cạn thì nghĩa vẫn còn, nghĩ chồng cũ đang trên giường bệnh nên vài ngày sau tôi vẫn đưa con đến thăm anh ta.

Sau ly hôn, mẹ chồng liền cắt đứt liên lạc với tôi, 1 năm sau bà lại mắng: 'Cô thật độc ác' - 1Suy đi tính lại, tôi vẫn đến thăm chồng cũ. (Ảnh minh họa)
Bước vào phòng bệnh, nhìn thấy dáng vẻ gầy gò của chồng cũ, tôi không khỏi xót xa. Khi mẹ chồng nhìn thấy tôi, trong mắt bà hiện lên một tia tội lỗi. Bà nói với tôi rằng, trước đây bà có nhiều hiểu lầm về tôi, nhưng giờ bà đã hiểu ra tất cả.

– Năm xưa là mẹ hồ đồ. Mẹ không nên chỉ nghe mọi chuyện từ một phía mà hiểu lầm con. Là mẹ đã trách nhầm con rồi.

Chồng cũ cũng xin lỗi tôi, giải thích vì năm xưa lỡ lầm đường lạc lối và mong tôi tha thứ. Tôi mỉm cười và không nói gì, nhưng trong thâm tâm biết rằng câu chuyện của chúng tôi vẫn chưa kết thúc, bởi cả hai còn một sợi dây liên kết là con cái.

Ly hôn chỉ là một khởi đầu mới và cuộc sống của chúng ta sẽ tiếp tục. Không biết tương lai sẽ ra sao nhưng tôi tin rằng chỉ cần cho đi một cách chân thành thì chúng ta sẽ luôn nhận được phần thưởng.

Nghĩ thoáng như vậy nên 2 năm nay tôi vẫn cho phép chồng cũ và nhà nội đến thăm con. Khoảnh khắc nhìn con vui cười bên bố, kể cho anh nghe những câu chuyện ở lớp là lòng tôi lại thấy vui.

Có người khuyên nên tái hôn với chồng cũ nhưng tôi từ chối, bởi giờ đây tôi không còn tình cảm với anh. Tôi cũng chưa có ý định đi thêm bước nữa vì chưa sẵn sàng bắt đầu một cuộc hôn nhân mới. Với tôi hiện tại, thấy con được vui cười hạnh phúc, thế là đủ rồi.

Tôi không nghĩ là xếp lại chuyển tiền 50 triệu. Tôi chuyển dạ sinh sớm nên chồng đi công tác không thể về kịp. Vừa đẩy từ phòng hồi sức ra, tôi liền nhận được chuyển khoản 50 triệu cùng dòng tin nhắn: “Anh cho em 50 triệu nhé, anh tin chắc đó là con trai của anh. Vài hôm nữa anh đến thăm thì mình đi xét nghiệm ADN cho chắc chắn”… Tôi không hề ph/ản b/ội chồng nhưng mà cách đây 8 tháng…Đọc tiếp tại bình luận

0

Tôi chết lặng, cả người toát đầy mồ hôi. Tôi chưa bao giờ có ý với gã ta, tôi cũng không muốn phản bội chồng.

Khi tôi mang thai còn 2 tuần nữa thì sinh thì chồng đi công tác bất ngờ trong 1 tháng. Có nghĩa là anh không kịp về lúc tôi sinh con đầu lòng. Tôi sinh sớm hơn dự định, chồng vừa đi công tác 5 ngày thì tôi đã nhập viện.

Dù không có chồng bên cạnh khi sinh con nhưng tôi vẫn có bố mẹ hai bên túc trực chăm sóc. Sau hơn nửa ngày đau bụng quằn quại thì con trai của tôi cũng cất tiếng khóc chào đời. Gia đình hai bên ai nấy đều hạnh phúc đón chào thành viên mới này.

Sau khi sinh được một ngày thì điện thoại của tôi bất ngờ có tin nhắn nhận tiền của ngân hàng. Ban đầu tôi cứ nghĩ là chồng tôi chuyển khoản để chúc mừng vợ vượt cạn thành công. Khi nhìn số tiền tôi càng bất ngờ hơn, 50 triệu là số tiền rất lớn, chồng tôi chưa từng đưa tôi nhiều tiền như thế.

Tôi hạnh phúc lâng lâng nhắn tin cảm ơn chồng. Chồng tôi ngơ ngác hỏi vì sao tôi lại cảm ơn. Tôi cảm thấy kì lạ, chẳng lẽ người chuyển tiền cho tôi không phải là chồng, vậy thì là ai? Khi tôi vẫn còn đag rối bời thì người đó đã gọi điện tới. Nghe giọng anh ta mà người tôi phát run:

Vừa sinh con trai tôi liền nhận được 50 triệu vào tài khoản, thấy tên người chuyển mà ‘vỡ tim’ kinh ngạc - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet
“Anh cho em 50 triệu nhé, anh tin chắc đó là con trai của anh. Vài hôm nữa anh đến thăm thì mình đi xét nghiệm ADN cho chắc chắn. Vợ anh không sinh được con trai nên giờ có rồi anh mừng lắm, nếu đúng thì cảm ơn em nhé”.

 

Tôi chết lặng, cả người toát đầy mồ hôi. Đó là sếp của tôi. Tôi chưa bao giờ có ý với gã ta, tôi cũng không muốn phản bội chồng. Nhưng thân làm thư ký cho giám đốc, tôi không tránh khỏi những hôm tiếp khách cùng sếp. Một hôm vì bị chuốc say, tôi tỉnh lại thấy mình không mảnh vải che thân, bên cạnh là người sếp U50. Tôi lao vào nhà tắm cố gắng tẩy rửa cơ thể của mình.

Sau hôm đó tôi có uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhưng vừa hôm sau thì tôi có quan hệ với chồng. Cho nên khi hay tin mình mang thai, tôi thật sự không biết đứa trẻ là con của ai. Giờ tôi hoang mang lắm, nếu đây là con của sếp thì tôi phải làm sao đây, tôi không muốn ly hôn chồng…

Tôi chết lặng, mồ hôi túa ra như mưa, trong lòng tràn ngập nỗi sợ hãi không thể diễn tả. Mọi thứ dường như tối sầm lại, và tôi chỉ biết cầm điện thoại, run rẩy mà không thể nhấn bất kỳ nút nào. Tâm trí tôi quay cuồng, mọi chuyện vừa xảy ra như một cơn ác mộng. Sếp tôi, người mà tôi chưa từng có chút tình cảm nào, lại ngang nhiên tuyên bố rằng con trai tôi là con của ông ấy và muốn xét nghiệm ADN. Đầu óc tôi rối bời, chẳng biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình cảnh này.

Thực hư việc phụ nữ có bầu không nên đi thăm bà đẻ?

Lúc này, từng kỷ niệm trong mối quan hệ với chồng ùa về, từ những tháng ngày yêu nhau đầy hạnh phúc, đến đám cưới ấm áp, rồi đến những ngày mong chờ con đầu lòng ra đời. Tôi không thể hình dung được cảnh phải ly hôn, hay mất đi mái ấm mà mình đã vun đắp. Từng giọt nước mắt lăn dài trên má, lòng tôi đau đớn vì không biết liệu mình có thể giữ được gia đình này hay không.

Tôi nhớ lại đêm định mệnh ấy, hôm tôi đi tiếp khách với sếp. Trong buổi tiệc, ông ấy liên tục mời rượu, và tôi vốn không uống được nhiều nên chỉ nhận lời xã giao vài chén. Nhưng càng về sau, tôi càng cảm thấy không còn tỉnh táo. Tôi nhớ mơ hồ cảnh mình cố bước về khách sạn nhưng cuối cùng lại bị ông ta dìu vào phòng. Đến sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy người không mảnh vải che thân bên cạnh ông ta, tôi hoảng sợ đến phát run. Cảm giác kinh tởm, xấu hổ xâm chiếm, nhưng tôi không dám nói ra vì sợ gia đình biết sẽ gây tổn thương đến chồng và khiến bản thân tôi rơi vào cảnh bị người đời khinh bỉ.

Hôm đó, tôi cố gắng trấn tĩnh và tự nhủ sẽ quên đi. Tôi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp ngay, nghĩ rằng như vậy sẽ an toàn. Nhưng sau đó tôi lại gần gũi với chồng, trong niềm hạnh phúc của hai vợ chồng mong đợi đứa con đầu lòng. Vậy mà giờ đây, khi thấy sếp khẳng định như vậy, tôi thực sự không còn biết phải tin vào điều gì nữa. Trong lòng tôi xuất hiện mối lo sợ không thể tả: nếu con trai tôi thực sự là con của ông ta, thì tôi sẽ phải đối diện với sự thật này như thế nào?

Tôi biết mình không thể giữ bí mật mãi. Sống trong nỗi ám ảnh này không chỉ làm tổn thương tôi mà còn ảnh hưởng đến con trai nhỏ và gia đình. Tôi không muốn chồng tôi phải chịu đựng sự dối trá này, nhưng nếu nói ra, liệu anh có tha thứ cho tôi không? Liệu hạnh phúc của chúng tôi có tan vỡ ngay lập tức? Hàng ngàn câu hỏi, hàng ngàn nỗi lo sợ khiến tôi như muốn ngạt thở. Đầu óc tôi rối như tơ vò, nhưng tôi hiểu rằng mình cần phải làm điều gì đó.

Sau vài ngày suy nghĩ và trằn trọc, tôi quyết định sẽ làm xét nghiệm ADN để xác nhận sự thật. Trong thâm tâm, tôi cầu nguyện rằng đứa bé là con của chồng tôi. Đêm trước ngày mang con đi xét nghiệm, tôi gần như thức trắng, chỉ biết ôm lấy con trai mà khóc thầm.

Khi kết quả xét nghiệm được gửi đến, tim tôi đập mạnh đến mức tưởng chừng như vỡ tung. Mở phong bì ra, mắt tôi dán chặt vào từng dòng chữ. Và rồi, trái tim tôi như vỡ òa trong nỗi hạnh phúc, bởi kết quả cho thấy đứa bé là con của chồng tôi. Tôi không thể tin vào mắt mình, nước mắt trào ra, lần đầu tiên trong suốt khoảng thời gian dài sống trong sợ hãi, tôi cảm nhận được sự nhẹ nhõm thật sự.

Cuối cùng, tôi hiểu rằng, dù đã phạm sai lầm trong quá khứ, nhưng tình yêu và sự chung thủy của tôi dành cho chồng chưa bao giờ thay đổi. Tôi nhận ra rằng chính sự dũng cảm đối diện với sự thật đã giúp tôi cứu vãn hạnh phúc của mình. Và từ nay, tôi tự nhủ sẽ yêu thương gia đình mình hơn, không bao giờ để bất kỳ ai hay điều gì có thể làm lung lay hạnh phúc mà tôi đã khó khăn lắm mới giữ gìn được.

K:inh h:oàng đoạn cam an ninh ghi lại khoảnh khắc ô tô 4 chỗ t:ô:ng 13 xe trên đường Hoàng Văn Thụ, nạn nhân kể lại khoảnh khắc amanh

0

Camera an ninh nhà dân ghi lại cảnh xe 4 chỗ chạy ở quận Phú Nhuận tông loạt xe máy trên quãng đường hơn 70 m, lao vào hàng ôtô đậu trước chung cư, nhiều người bị thương.

Cập nhật vụ việc, báo Dân Việt cho biết, tại hiện trường sau vụ tai nạn, xe máy nằm la liệt trên đoạn đường dài. Nhiều mảnh vỡ của xe, mũ bảo hiểm, cản trước sau ô tô văng tung tóe. 

Camera an ninh ghi lại khoảnh khắc ô tô 4 chỗ tông loạt xe trên đường Hoàng Văn Thụ. (Ảnh cắt từ clip: Chinh Hoàng)

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh cắt từ clip: Chinh Hoàng)
Khi gần đến trước khách sạn Tân Sơn Nhất, ô tô bất ngờ lao vào dòng xe đông đúc đi cùng chiều, hất văng 8 xe máy trên đoạn đường khoảng 70m. Sau đó ô tô lao vào trước sảnh chung cư Kingston Residence, tông 5 xe 4-7 chỗ đậu rồi mới dừng lại. Ảnh: C.T

Đến hơn 13h30 ngày 13/1, Cảnh sát quận Phú Nhuận phối hợp Phòng CSGT Công an TP.HCM (PC08), đã xử lý xong hiện trường vụ tai nạn xe 4 chỗ tông loạt xe ô tô 5-7 chỗ và nhiều xe máy, khiến 6 người bị thương, xây xát ngoài da.

Theo hình ảnh từ camera, khoảng 9h cùng ngày, ô tô 4 chỗ do ông Nguyễn Thế Hiên, 69 tuổi, lái chạy trên đường Hoàng Văn Thụ, hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ tới ngã tư Phú Nhuận.

Khi gần đến trước khách sạn Tân Sơn Nhất, ô tô bất ngờ lao vào dòng xe đông đúc đi cùng chiều, hất văng 8 xe máy trên đoạn đường khoảng 70 m. Ô tô sau đó lao vào trước sảnh chung cư Kingston Residence, tông 5 xe 4-7 chỗ đậu rồi mới dừng lại.

“Tôi đang chạy thì nghe phía sau mọi người la ó. Tôi chưa kịp quay người lại nhìn thì ô tô lao đến. Tôi ngã ra đường, bạn đi cùng xe cũng té ngã. Tôi hoảng hồn ngồi dậy, chạy lên vỉa hè, trầy hết chân tay. Nhiều người khác cũng bị thương như tôi”, một người dân bị xe ô tô tông cho biết.

Tại hiện trường sau vụ tai nạn, xe máy nằm la liệt trên đoạn đường dài. Nhiều mảnh vỡ của xe, mũ bảo hiểm, cản trước sau ô tô văng tung tóe. Một xe máy còn bị ô tô kéo lê lên bãi cỏ trước chung cư.

Bốn ô tô nằm trước chung cư bị hư hỏng phần thân. Ô tô gây tai nạn bị vỡ nát đầu, phía trước còn bám cây xanh bị kéo đi trong lúc tai nạn. Hiện, cảnh sát đã đưa tài xế về trụ sở để kiểm tra nồng độ cồn, ma túy.

Theo đại diện Phòng CSGT TP.HCM, nguyên nhân ban đầu có thể lỗi từ bộ phận phanh, giữa đường đông, tài xế hoảng loạn, không làm chủ tình huống dẫn đến tai nạn. Cảnh sát sẽ đưa ô tô về giám định hệ thống phanh để điều tra nguyên nhân. Tai nạn khiến 6 người đi xe máy chấn thương, xây xát ngoài da.

Trước đó, báo VnExpress có đưa tin vụ việc trên bài đăng: “Ôtô tông liên hoàn 13 xe, lao vào khuôn viên chung cư ở TP HCM”. Nội dung như sau:

Vào lúc 9h sáng, ôtô 4 chỗ do người đàn ông hơn 50 tuổi lái chạy trên đường Hoàng Văn Thụ, hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ hướng về ngã tư Phú Nhuận.

Khi gần đến trước khách sạn Tân Sơn Nhất, ôtô bất ngờ lao vào dòng xe đogn6 đúc đi cùng chiều, hất văng 8 chiếc nằm rải rác trên một đoạn đường khoảng 70 m. Ôtô sau đó lao vào phía trước sảnh chung cư Kingston tông 5 xe 4-7 chỗ đang đậu trước khi dừng lại.

Hiện trường tai nạn. Ảnh: Đình Văn

Tại hiện trường xe máy nằm la liệt trên đoạn đường dài khoảng 70 m từ vị trí xảy ra va chạm đầu tiên tới khi xe dừng lại. Nhiều mảnh vỡ, mũ bảo hiểm, cản trước sau ôtô văng tung tóe. Một xe máy còn bị kéo lê lên bãi cỏ trước chung cư.

Bốn ôtô nằm trước chung cư bị hư hỏng thân xe. Ôtô gây tai nạn bị vỡ nát đầu xe, phía trước còn bám cây xanh bị kéo đi trong lúc tai nạn.

Nhiều xe máy nằm lăn lóc giữa hiện trường. Ảnh: Đình Văn

Chị Mai Trinh, sống tại chung cư cho biết, ôtô lao với tốc độ rất nhanh suốt đoạn đường gây tai nạn, đến khi húc vào nhiều chiếc đang dừng ở trước chung cư mới dừng lại. “Dường như tài xế bị nhầm chân ga nên sau va chạm chiếc xe máy đầu tiên đã không dừng lại mà tiếp tục chạy”, chị Trinh nói.

Mảnh vỡ của ôtô văng trước sảnh chung cư. Ảnh: Đình Văn

Sự cố liên hoàn khiến nhiều người bị xây xát, 4 nạn nhân chấn thương nặng được đưa tới bệnh viện.

Sau tai nạn, tài xế gây tai nạn ngồi trước sảnh chung cư ngồi trước khi cảnh sát đến. Người này vẫn tỉnh táo song có dấu hiệu hoảng loạn, từ chối trả lời khi một số người tới hỏi. Công an đã đưa tài xế về trụ sở để kiểm tra nồng độ cồn, ma túy

Vạch mắt võng ở làn rẽ phải, gặp đèn đỏ ô tô được đi hay dừng? Nhiều người vẫn chưa nắm được luật này

0

Trên đường có kẻ vạch mắt võng màu vàng, mũi tên rẽ phải, nhưng không có biển được phép rẽ phải, khi có tín hiệu đèn đỏ thì tài xế cần xử lý ra sao?

Hỏi: Tại một ngã tư, làn rẽ phải có mũi tên trên mặt đường, đồng thời có kẻ vạch mắt võng màu vàng. Theo tôi hiểu lúc này tài xế không được dừng xe trong phạm vi có vạch mắt võng để tránh ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, tôi đi xe vào khu vực đó lúc đèn đỏ mà ngã tư không có biển báo cho phép “đèn đỏ được phép rẽ phải”, trong trường hợp này, nếu dừng lại liệu tôi có đỗ sai quy định mà đi tiếp (rẽ phải) thì có được phép hay không? Xin hỏi: Tôi phải xử lý như thế nào cho đúng luật?

Trần Phi Trường ( Ba Vì, Hà Nội) 

 

Trả lời nội dung này, Luật sư Nguyễn Văn Điện (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu đường bộ quy định, vạch kẻ “kiểu mắt võng” là một trong những hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, được dùng để báo cho người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch mắt võng nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Ngã tư có vạch mắt võng màu vàng nhưng lại không có biển tín hiệu cho phép rẽ phải khiến nhiều lái xe lúng túng không biết xử lý ra sao. Ảnh: Tư liệu 

Trên thực tế, tại các khu vực ngã tư, đường vòng cua có vạch kẻ kiểu mắt võng, chúng ta có thể gặp những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Vạch kẻ kiểu mắt võng không có mũi tên chỉ hướng, khi gặp vạch này, nếu đèn tín hiệu đi thẳng qua vạch sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn đỏ mà không có bất kỳ biển phụ nào khác thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Trường hợp 2: Vạch kẻ kiểu mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi thì người điều khiển phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên được phép đi qua. Khi đó sẽ không bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Như vậy, khi tham gia giao thông, gặp vạch kẻ kiểu mắc võng độc lập thì buộc phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch này. Trường hợp vạch kẻ mắc võng kết hợp với đèn tín hiệu, mũi tên, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì phải tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn này.

Cụ thể, vạch mắt võng có kèm theo mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc phần đường đó được dành cho các phương tiện giao thông rẽ phải, nếu xe đi thẳng dù đèn tín hiệu giao thông là xanh hay đỏ thì đều vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Trong trường hợp lái xe không tuân thủ chỉ dẫn tại phần đường có vạch kẻ mắt võng sẽ vi phạm lỗi và bị xử phạt.

Nghị định 100 quy định, đối với tài xế ô tô bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông;

Đối với người điều khiển xe máy, mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông;

Đối với xe đạp, mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

Từ nay: Các lỗi nhỏ nhất giờ nâng gần hết lên thành 600k, ai không biết là bị thiệt

0
Được quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định:
Điều 14. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy xe máy khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu bên trái để bảo đảm tầm nhìn, sự quan sát cho người điều khiển phương tiện.

Nếu xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng. Có nghĩa, xe máy bắt buộc phải có gương bên trái, không bắt buộc phải có 02 gương hai bên.

Mức phạt chính thức đối với xe máy không có gương chiếu hậu từ 01/01/2025
Mức phạt chính thức đối với xe máy không có gương chiếu hậu từ 01/01/2025 (Ảnh minh họa)

Hiện nay, gương chiếu hậu xe máy phải đảm bảo quy chuẩn như gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh được vùng quan sát tại vị trí lái; bề mặt phản xạ của gương chiếu hậu phải có dạng hình lồi và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái…

Nếu không đáp ứng các điều kiện này sẽ được xem là xe máy có gương nhưng không có tác dụng.

Trước 01/01/2025, mức phạt đối với trường hợp xe không gắn gương chiếu hậu khi tham gia giao thông được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xe máy không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng phạt từ 100.000-200.000 đồng.

Kẹt xe ở trung tâm TP HCM tăng 17%. Nguyên nhân không ngờ ….

0

Tại buổi làm việc về tình hình giao thông ở TP HCM ngày 13/1, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hòa An, cho biết thông qua dữ liệu từ trung tâm điều khiển cho thấy lưu lượng xe ở các tuyến đường trên địa bàn gần đây tăng 2,8-11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, mật độ xe rất lớn ở khu trung tâm, quanh sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực Bình Thạnh…

Theo ông An, từ dữ liệu quan trắc cho thấy ùn tắc ở các tuyến đường tại trung tâm thành phố tăng khoảng 17%, một số khu vực cửa ngõ cũng tăng 10%. Điều này dẫn đến năng lực lưu thông qua các nút giao chậm hơn, chu kỳ đèn xanh không thể giải tỏa hết xe, ảnh hưởng dây chuyền tới các giao lộ liền kề.

Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hoà An tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Minh

Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hòa An tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Minh

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ngoài nhu cầu đi lại, mua bán tăng cao cuối năm, gần đây thành phố tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện… phải hạn chế xe ở một số tuyến đường.

Mặt khác, sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, mức phạt đối với các vi phạm cao hơn nhiều so với trước nên người dân tuân thủ hơn, nhất là hạn chế rẽ phải khi đèn đỏ. Với mật độ xe rất lớn, các nút giao ở trung tâm đa phần nằm gần nhau, dẫn đến tình trạng dừng chờ kéo dài.

Để hạn chế ùn tắc, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết đang phối với CSGT điều chỉnh linh hoạt đèn tín hiệu giao thông, theo từng thời điểm trong ngày. Đồng thời, khoảng 131 nút giao trên địa bàn mới được lắp đèn tín hiệu mũi tên màu xanh cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, thuận lợi hơn cho người dân đi lại.

“Giải pháp này sẽ tiếp tục được mở rộng ở những nút giao đủ điều kiện sau khi các đơn vị liên quan thống nhất tiêu chí”, ông An nói, thêm rằng ngành giao thông thành phố cũng đang liên tục rà soát, khắc phục các bất cập về hạ tầng và tổ chức giao thông phù hợp.

Dòng ôtô, xe máy nối dài, nhưng trật tự trước đèn giao thông tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, tối 12/1. Ảnh: Quỳnh Trần

Dòng ôtô, xe máy nối dài nhưng trật tự trước đèn giao thông tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, tối 12/1. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP HCM, cũng đánh giá ý thức của người dân được nâng cao hơn nhiều sau khi Nghị định 168 áp dụng. Luật mới áp dụng nên sẽ tác động phần nào đến người dân, nhưng các quy định nhằm hướng đến đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Ông cho biết trước đây, khung giờ cao điểm nhiều người không chấp hành đèn tín hiệu mà thường rẽ phải khi đèn đỏ hoặc lấn trái để dừng. Các hành vi này hiện cải thiện rõ rệt, ngoài một số nhóm như taxi, shipper vẫn vi phạm khi đón trả khách, leo lề đường…

Theo Phó giám đốc Công an TP HCM Nguyễn Đình Dương, sau khi áp dụng Nghị định 168, tình hình tai nạn giao thông ở thành phố giảm 24% so với cùng kỳ, các vi phạm cũng giảm rất nhiều.

Tuy nhiên, ông giải thích thêm một trong những lý do nhiều đường trung tâm thành phố gần đây ùn ứ là thành phố mới diễn tập phòng cháy chữa cháy quy mô lớn, một số tuyến đường phải hạn chế xe. Đồng thời, do quá e dè bị xử phạt nên có hiện tượng dù đèn xanh vẫn còn khoảng 5 giây nhưng nhiều người đã dừng lại, nhất là ôtô. Các xe chiếm dụng mặt đường lớn, làm xe phía sau bị dồn lại, nhất là giờ cao điểm.

“Công an thành phố đang tập trung bố trí lực lượng tại các điểm nóng, đồng thời phân luồng từ xa, hạn chế xe dồn đến nơi ùn tắc”, ông Dương nói và cho biết qua hệ thống camera, nhóm chat, nhiều lực lượng sẽ tập trung xử lý tránh để kẹt xe kéo dài.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Minh

Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Minh

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường, đánh giá tình hình giao thông ở thành phố sẽ phức tạp hơn do chuẩn bị đến cao điểm phục vụ đi lại dịp Tết Nguyên đán. Do đó, ông yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai giải pháp hạn chế ùn tắc, nhất là khu vực trung tâm, đầu mối giao thông lớn như sân bay, bến xe… Khi phát sinh ùn ứ, các lực lượng cần phương án xử lý nhanh.

Lãnh đạo thành phố cũng cho biết quy định mới có một số nội dung thay đổi, như việc điều khiển đèn tín hiệu giao thông hiện đã chuyển từ Sở Giao thông Vận tải qua Công an thành phố phụ trách nên các đơn vị cần phối hợp điều chỉnh linh hoạt, tránh bị động.

“TP HCM có mật độ xe rất lớn, nhưng nguyên tắc là phải chấp hành quy định nên các đơn vị cần tập trung tuyên truyền, kết hợp các giải pháp tổ chức giao thông phù hợp để thuận lợi cho người dân đi lại”, ông nói.

Bằng lái xe của tôi bị trừ điểm, làm sao để kiểm tra và làm sao để khôi phục lại?

0

Mỗi loại bằng lái xe sẽ có 12 điểm là căn cứ để quản lý việc chấp hành luật giao thông của người lái xe.

Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định về điểm giấy lái xe (GPLX/bằng lái xe) áp dụng từ ngày 1/1/2025. Mỗi loại bằng lái xe sẽ có 12 điểm là căn cứ để quản lý việc chấp hành luật giao thông của người lái xe.

Trước đây, hình thức phạt bổ sung là tạm giữ GPLX, còn hiện tước GPLX áp dụng song song trừ điểm. Mỗi lỗi vi phạm giao thông sẽ có mức trừ điểm khác nhau và độc lập với hình thức phạt tiền hay tịch thu phương tiện vi phạm.

Trường hợp lái xe không vi phạm giao thông trong 12 tháng, số điểm 12 sẽ được giữ nguyên ở kỳ xét phục hồi điểm số tiếp theo. Trường hợp lái xe vi phạm giao thông, tính từ lần bị trừ điểm gần nhất đến 12 tháng sau, nếu chưa bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi 12 điểm.

Làm sao để xem điểm  giấy phép lái xe bằng điện thoại?

Người dân có thể kiểm tra điểm trên bằng lái xe qua ứng dụng VNeID. Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện trên, người dùng chỉ cần đăng nhập ứng dụng VNeID -> chọn Giấy phép lái xe. Sau đó nhập số giấy phép, hạng. Sau khi đã điền đầy đủ thông tin , người dùng chỉ cần xác nhận và gửi đi. Hệ thống sẽ thông báo tình trạng xử lý hồ sơ. Việc này có thể mất từ 1 đến 3 ngày, tùy điều kiện thực tế.

Sau khi đã tích hợp giấy phép lái xe lên tài khoản VNeID đã được định danh cấp độ hai. Người dân có thể dễ dàng tra cứu điểm của giấy phép lái xe qua ba bước sau.

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID.
  • Bước 2: Chọn mục Giấy phép lái xe > Xác nhận bằng dữ liệu khuôn mặt hoặc nhập mật khẩu.
Bằng lái xe của tôi bị trừ điểm, làm sao để kiểm tra và làm sao để khôi phục lại?- Ảnh 1.

  • Bước 3 : Xem điểm còn lại của từng loại giấy phép.
Bằng lái xe của tôi bị trừ điểm, làm sao để kiểm tra và làm sao để khôi phục lại?- Ảnh 2.

Có được khôi phục điểm bằng lái không?

12 tháng là khoảng thời gian để xét phục hồi toàn bộ 12 điểm bằng lái. Nếu không vi phạm giao thông trong 12 tháng, đến kỳ tiếp theo số điểm giữ nguyên.

Khi tài xế vi phạm giao thông, tính từ lần bị trừ điểm gần nhất, đến 12 tháng sau, số điểm sẽ phục hồi nếu chưa bị trừ hết điểm.

Ví dụ: Nếu anh B vi phạm giao thông vào tháng 1/2025 bị trừ 4 điểm, đến tháng 1/2026 sẽ được xét phục hồi. Tuy nhiên, nếu tháng 3/2025 anh A tiếp tục vi phạm, thì thời gian xét phục hồi kéo dài tới tháng 3/2026.

Trong trường hợp phạm lỗi trừ điểm nhiều hơn số điểm hiện tại của bằng lái, điểm sẽ về mức 0, không có mức âm điểm.

Ví dụ: anh D đang còn 6 điểm trong bằng lái, sau đó phạm lỗi nồng độ cồn vượt 0,4 mg/1 lít khí thở (lỗi trừ 10 điểm), thì điểm của bằng lái của anh B là 0 điểm.

Trong trường hợp tài xế đổi giấy phép lái xe hoặc nâng hạng, mức điểm hiện tại sẽ được giữ nguyên

Làm thế nào nếu bị trừ hết điểm bằng lái?

Bằng lái xe của tôi bị trừ điểm, làm sao để kiểm tra và làm sao để khôi phục lại?- Ảnh 3.

Trong trường hợp bị trừ hết 12 điểm trong bằng lái, tài xế không được điều khiển loại xe tham gia giao thông theo bằng lái. Có nghĩa rằng nếu bị trừ hết điểm bằng lái ôtô, tài xế vẫn có thể lái xe máy, trong trường hợp bằng lái xe máy còn điểm.

Khi bị trừ hết điểm, tài xế phải đợi ít nhất 6 tháng để tham gia kiểm tra về kiến thức pháp luật an toàn giao thông đường bộ. Theo Thông tư 65/2024 của Bộ Công an, hiệu lực từ 2025, bài kiểm tra phục hồi điểm bằng lái có hai phần, bao gồm thi lý thuyết và kiểm tra xử lý các tình huống giao thông mô phỏng trên máy tính. Tuy nhiên, tài xế xe máy với bằng A1, A chỉ cần thi lý thuyết để phục hồi điểm.

Về thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả đạt yêu cầu, Thông tư số 65/2024 phân chia theo các hạng giấy phép lái xe.

Ví dụ như, người dự kiểm tra có GPLX hạng A, A1 và B1 làm bài trong 19 phút. Kết cấu bài kiểm tra gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi được tính 1 điểm, trong đó có 1 câu hỏi được tính là điểm liệt.

Người có giấy phép lái xe hạng B làm bài kiểm tra trong 20 phút, gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi được tính 1 điểm, trong đó có 1 câu được tính là điểm liệt.

Đối với phần thi mô phỏng tình huống, Thông tư 65 quy định, thời gian kiểm tra không quá 10 phút, gồm 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông tương ứng với 10 điểm. Mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 5 điểm và tối thiểu 0 điểm.

Số điểm đạt được của người dự kiểm tra tương ứng với thời điểm nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng. Người dự kiểm tra đạt từ 35/50 điểm trở lên là đạt yêu cầu.

Ngoài ra, người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật không đạt yêu cầu thì không được kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng. Còn người có kết quả kiểm tra lý thuyết đạt yêu cầu nhưng có kết quả kiểm tra mô phỏng không đạt thì được bảo lưu kết quả kiểm tra lý thuyết trong thời gian 1 năm kể từ ngày kiểm tra.

Đáng chú ý, người dự kiểm tra có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì có thể đăng ký kiểm tra lại sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trước đó.