Home Blog Page 82

Sau sin:h con g:ái đầu lòng, vì điều kiện kinh tế kém quá nên 2 vợ chồng đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc rồi cùng anh trai chđi xuất khẩu lao động nước ngoài. Một mình chăm sóc hai đứa nhỏ cùng bố mẹ già quả thật không hề dễ dàng nhưng chị vẫn đồng ý. Từ ngày đi ra nước ngoài, vợ chồng tôi chưa một lần về thăm nhà. Mãi tới khi hết hạn hợp đồng lao động 3 năm tôi mới về nước. Tuy nhiên mặc dù gọi điện cho con mỗi ngày nhưng khi gặp được bố mẹ, con bé vẫn tỏ ra xa cách với vợ chồng tôi, quấn quýt với chị dâu nhiều hơn. Khoảnh khắc đấy trái tim tôi như bị b:óp: ng:hẹt, đa:u đớ:n không tài nào thở nổi. Đêm đến khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng s:ửng s:ốt khi thấy một thứ… 👇

0

Khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng sửng sốt khi thấy một thứ.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn, bố mẹ là nông dân quanh năm ngày tháng bán mặt cho đất bán lưng cho đời. Dẫu vậy, bố mẹ luôn cố gắng lo cho 3 chị em tôi (tôi là con cả) đi học cho bằng bạn bằng bè và đương nhiên họ kỳ vọng vào chúng tôi rất nhiều. Bố mẹ luôn mong con chữ sẽ giúp chị em tôi thoát nghèo, có cuộc sống đủ đầy về sau.

Thế nhưng, thấy bố mẹ làm việc vất vả quá nên tôi đã bỏ học từ năm lớp 11 để đi làm kiếm tiền, mặc kệ sự phản đối của họ. Tôi học hành chẳng đâu vào đâu, các em học giỏi hơn, tương lai còn dài, thôi thì tôi đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ còn có ích hơn.

Sau khi đi làm, tôi quen Tùng, gia cảnh cũng chẳng khác biệt gì so với nhà tôi là mấy. Chỉ khác ở điểm Tùng là con út trong gia đình 2 anh em trai thôi.

Yêu nhau gần một năm anh ngỏ ý cưới, nhưng phần vì tôi còn quá trẻ, phần vì chưa báo hiếu được cho bố mẹ nên tôi không đồng ý. Tùng vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mãi sau 6 năm bên nhau, chúng tôi mới chính thức về chung một nhà.

Sau 6 năm hẹn hò, tôi và Tùng về chung một nhà. (Ảnh minh họa)

 

Sau 6 năm hẹn hò, tôi và Tùng về chung một nhà. (Ảnh minh họa)

Trước đó 2 năm, anh trai của Tùng đã lấy vợ và mới sinh con. Vợ chồng anh đang sống cùng bố mẹ chồng. Còn về phía chúng tôi, vì không có điều kiện ra riêng nên sau đám cưới đành phải ở chung với bố mẹ và vợ chồng anh chị. Nhà tuy hơi chật hẹp, 3 gia đình nhỏ chung sống với nhau nhưng may thay ai cũng yêu thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau nên không khí trong nhà rất đầm ấm, vui vẻ.

Năm thứ 2 sau khi kết hôn, tôi hạ sinh con gái đầu lòng. Vốn dĩ tôi muốn tự tay chăm sóc con nhưng điều kiện kinh tế kém quá nên khi con gái được 2 tuổi, vợ chồng tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc rồi cùng anh trai chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Một mình chăm sóc hai đứa nhỏ cùng bố mẹ già quả thật không hề dễ dàng nhưng chị vẫn đồng ý.

Phải xa con ai chẳng đau chẳng xót, nhưng vì tương lai của con mà chúng tôi đành dứt áo đi tha hương cầu thực. Tôi cũng tin chị dâu là người hiền lành, thương con thương cháu, chắc chắn sẽ đối xử tốt với con gái tôi thôi.

Nỗi nhớ con da diết, tối nào tôi cũng tranh thủ gọi điện về cho con gái. Chỉ cần được nhìn thấy con trong chốc lát, biết con hôm nay ăn những gì, chơi cái gì cũng đủ khiến tôi hạnh phúc rồi.

Dù lòng đau như cắt nhưng vì tương lai của con, tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Dù lòng đau như cắt nhưng vì tương lai của con, tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Mới đó đã 3 năm trôi qua, con gái tôi đã 5 tuổi rồi. Từ ngày đi ra nước ngoài, vợ chồng tôi chưa một lần về thăm nhà. Mãi tới khi hết hạn hợp đồng lao động 3 năm tôi mới về nước. Trong những năm qua, hai vợ chồng đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, lần này về có thể mua trả góp một căn nhà để ra riêng sống cho thoải mái rồi.

Ngồi trên máy bay, tôi rất háo hức, chờ ngày được gặp mặt con, ôm con gái vào lòng cho thỏa nỗi nhớ sau bao ngày xa cách. Tuy nhiên mặc dù gọi điện cho con mỗi ngày nhưng khi gặp được bố mẹ, con bé vẫn tỏ ra xa cách với vợ chồng tôi, quấn quýt với chị dâu nhiều hơn. Khoảnh khắc đấy trái tim tôi như bị bóp nghẹt, đau đớn không tài nào thở nổi.

Đêm đến vợ chồng tôi nằm ngủ cùng con, thủ thỉ tâm tình để kéo gần khoảng cách. Khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng sửng sốt khi thấy một thứ.

Nhìn thấy thứ trong balo của con gái, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)

Nhìn thấy thứ trong balo của con gái, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)

Ngoài vài bộ đồ của con gái cùng 2 hộp sữa để mai con tới trường, trong balo còn có một bọc tiền và một tờ giấy gấp tư. Trên tờ giấy viết:

– Đây là số tiền bao năm qua em gửi về cho chị chăm cháu, nay chị trả lại toàn bộ cho em. Bên cháu lâu ngày chị đã coi con bé như con ruột của chị rồi nên em không cần áy náy. Anh đi làm cũng kiếm được tiền gửi về cho chị, mà nuôi một đứa nhỏ có vất vả, tốn là bao đâu. Hơn nữa chị biết lần này hai đứa về dự định mua nhà ra ở riêng, nên hai đứa cầm lấy số tiền này mà thêm vào. Thôi thì cứ coi như tấm lòng của anh chị.

Trước đi làm nước ngoài mỗi tháng tôi đều gửi về cho chị 5 triệu nhờ chăm con, tính ra 3 năm tổng cộng tôi đã gửi về 180 triệu nhưng chị không lấy một đồng. Tuy tôi không trực tiếp nuôi con, nhưng tôi thừa biết nuôi một đứa trẻ vất vả cỡ nào.

Nhớ ngày tôi đi, con gái tuy đã 2 tuổi nhưng rất biếng ăn, hay ốm lại khó uống thuốc, một đêm dậy khóc tới mấy lần vất vả vô cùng. Còn bây giờ con gái có da có thịt, hồng hào hẳn ra, đã vậy còn rất ngoan ngoãn và nghe lời. Như thế cũng đủ biết chị dâu đã tận tình chăm sóc con gái tôi tốt như thế nào, vậy mà chị còn nói nuôi một đứa nhỏ có vất vả, tốn là bao đâu.

Đọc những dòng chị viết tôi bật khóc nức nở. Tôi biết ơn chị vô cùng. Tôi tự hứa với lòng mình sau này sẽ đối xử tốt với chị, đưa con về nhà chơi nhiều hơn và dạy con phải hiếu thuận với chị để đền đáp công ơn dưỡng dục này.

Chúng tôi tranh thủ ngày nghỉ chạy lên Lâm Đồng thăm nhà dưỡng lão tư nhân của hai vợ chồng dân sống lâu đời ở trên này. Anh chị thấy người già neo đơn lang thang hay có những người vì lý do nào đó lặn lội đem mẹ vào gửi tại đây. Chính quyền địa phương ở đấy cũng nghèo vì người dân tộc thiểu số đông chỉ giúp cấp bảo hiểm y tế thỉnh thoảng quyên góp giúp anh chị. Ơn trời anh chị có sức khoẻ và hai cậu con trai đi đánh cá một Úc, một Canada, anh chị thích điền trang nên năm 1985 đã lên đây lập nghiệp .. Anh chị không cho kể chuyện về mình. Không quyên góp từ thiện và nhất không thích báo chí đăng tin .. Nhưng tôi mạn phép viết chút về tình người mà thôi….Đọc tiếp tại bình luận…

0

Chúng tôi tranh thủ ngày nghỉ chạy lên Lâm Đồng thăm nhà dưỡng lão tư nhân của hai vợ chồng dân sống lâu đời ở trên này. Anh chị thấy người già neo đơn lang thang hay có những người vì lý do nào đó lặn lội đem mẹ vào gửi tại đây.

Chính quyền địa phương ở đấy cũng nghèo vì người dân tộc thiểu số đông chỉ giúp cấp bảo hiểm y tế thỉnh thoảng quyên góp giúp anh chị. Ơn trời anh chị có sức khoẻ và hai cậu con trai đi đánh cá một Úc, một Canada, anh chị thích điền trang nên năm 1985 đã lên đây lập nghiệp ..

Anh chị không cho kể chuyện về mình. Không quyên góp từ thiện và nhất không thích báo chí đăng tin ..

Nhưng tôi mạn phép viết chút về tình người mà thôi. Quen anh chị cũng tình cờ, bạn bè tôi đi mua rẫy trên ấy. Đậu một dãy xe 4 chiếc vì đi chơi nữa. Thì anh có nhờ chúng tôi đưa bà cụ đi bệnh viện bị té gãy chân và có bệnh kinh niên ..

Khi đến bệnh viện bác sĩ nói bên đưa cụ lên bệnh viện Chợ rẫy, tiện xe chúng tôi về đi luôn. Nhập viện xong Triều An nói khi nào ra viện gọi cậu chở lên để xem chỗ mua bán giấy tờ …
Chúng tôi chở vào tận nhà thì tá hoả thấy hơn hai mươi cụ lận ai cũng vui vẻ hỏi bệnh nhân. Lúc ấy anh mới nói :

– Các cụ vô gia cư vợ chồng em đón về đấy. Cũng vất vả nhưng có bà con xung quanh, có trạm xá và nhất các thầy cô giáo, các em học sinh cấp 2 giúp đỡ, ờ đây không có các cụ bệnh lây nhiễm chỉ bệnh già và các bệnh thông thường của người già ..

Xuống khu vực bếp thấy 3-5 người nấu ăn, nồi cháo, máy xay thịt người nhặt rau …Thỉnh thoảng có người ghé cho bí đỏ, bầu bí …Gần cuối rãy có chuồng nuôi heo, gà và vịt ..

Thấy sức anh chị phi thường. Anh chị cười đoàn thanh niên giúp đấy. Lúc đầu vợ thấy bà cụ ăn xin dưới thị trấn tội quá đưa về, rồi đi đâu thấy các cụ la lết vỉa hè nhờ chính quyền hỏi rồi đưa về ..rồi đủ kiểu ..

Tôi rất chú ý một cụ dáng thanh mảng nhưng cốt cách có vẻ người có trí thức bà đau thần kinh toạ và tim mạch. Anh nói :

Bà này vài được mấy năm tôi “ nhặt” ở Nha trang  trong lần về quê. Nằm vỉa hè nhà cháu tôi. Không giấy tờ, hơi lẩm thẩn nhưng hỏi gì không nhớ. Tôi báo chính quyền ở đấy xác nhận đưa bà lên đây. Mấy năm rồi bà không hé răng quê quán ở đây, nhưng bà khéo tay, nấu ăn ngon, bà khoẻ là xuống phụ bếp ..

Lần này xuống giường bà nằm đã có người thay thế bên nhà thờ đã có hình thờ bà. Được anh kể lại :

Sinh nhật bà 67 tuổi. Anh chị đặt bánh kem nhưng shop làm tặng luôn, tổ chức rất vui vẻ. Thấy bà xuống sắc anh chị gọi bác sĩ vào kiểm tra cho bà, ra về bác sĩ nói bà thích gì thì chiều không còn lâu nữa ..

Đêm ấy. Vợ chồng tôi ngồi sắc thuốc cho các cụ, thì bà ra nói :

– Cho bà gọi một cú điện thoại về nhà ..

Vợ anh đưa điện thoại bấm số cho bà, bên kia bắt máy giọng đàn ông, chị đưa máy lại cho bà, bà nói nhỏ nhẹ :

Mẹ đây, không nhận ra mẹ rồi hả. Con có thể lên gặp mẹ lần cuối được không ? Mẹ sắp đi gặp ông bà ngoại con rồi ..

Sáng hôm sau vợ được người đàn ông đó hỏi địa chỉ. Rồi nói đang trên đường ra sân bay và hỏi đường từ sân bay về chỗ đó bằng phương tiện nào ?

Chiều muộn thấy anh ta đứng trước cồng. Anh chị đón vào gặp mẹ, mẹ con ôm nhau khóc. Ba hôm sau thì bà đi bà trân trối với anh chị :

– Bà đội ơn hai con cho bà sống nốt quãng đời còn lại, bà đã bị trả giá khi khuyên con trai lấy vợ môn đăng hội đối.

Ngày trước vợ chồng bà có của ăn của để… Ông có vợ bé, hai đứa con đứa đua xe chết. Đứa út này thì vợ nó muốn đẩy bà ra khỏi nhà, dưới quê thì không tiền không ai chứa bà, nên bà theo xe khách vào Nha Trang sống lang thang cũng 16 tháng thì gặp hai con.

Hiện nay bà chỉ còn một chỉ vàng. Bà mong hai con làm đám tại đây thiêu gửi chùa 5 năm sau rải xuống sông. Bà không muốn con trai thờ tự bà nên rải tro thì đốt ảnh ..

Anh chị và những người già sống ở đó bắt tay từ biệt bà. Bà cười ra đi. Mặc cho con trai, con dâu cháu nội hỏi thăm ..

Anh chị nói ý bà cụ vậy. Vợ chồng con trai bà, nhất là con dâu đòi đưa bà ra bắc đề làm đám, cả hai người đều có địa vị xã hội nên đám bà sẽ to. Cô con dâu có vẻ bực tức mắng chồng, hỏi chồng có tìm ra sổ tiết kiệm, hay tiền của bà.

Anh chị kiên quyết làm theo ý cụ. Đưa giấy từ con của cụ cho chính quyền ..

Cụ chưa thiêu mà vợ và cháu lên xe ra sân bay ra bắc. Còn con trai sợ bị các cụ nói đàng ở lại. Cậu ta phải hàng trăm lần lục lọi tư trang của cụ chẳng biết tìm gì. Thiêu cụ xong là ra sân bay về luôn, không vào nữa ..

Đến 100 ngày cúng bà. Anh chị nhớ cái túi nhỏ bà gửi anh chị nói :

100 ngày thì mới mở ra. Cứ theo lời  trong túi mà làm cho bà..

Anh chị mở ra có CMND của bà có hai quyển số tiết kiệm gửi ngân hàng Đông Á HN. Số tiền trong sổ khoảng 1ty với bức thư nói :

– Tặng hai cháu, hãy dùng tiền này xây lại nhà, trang bị quạt … Tất cả để chăm nuôi những người ở đây.

Bà kể số phận của bà .. khá bi đát khi chồng bỏ theo gái, con chết vì nghiện, thằng út lấy vợ giàu nhưng thực dụng, bán nhà chồng cũ và con út xâu xé, nghe lời con trai con dâu bà đưa tiền để ở với con trai.

Cũng may người mua là ban thân của chồng bà họ bớt lại 1tỷ5 lập riêng cho bà hai sổ tiết kiệm và họ gữi. Tới khi bà bị đuổi họ mới đưa bà nói vào Miền Nam vào chùa mà sống với sống tiền này là sống đủ ..

Bà rút 500tr thuê nhà ở Nha Trang rồi bị trộm .. rồi gặp quí nhân.

Mấy lần bà nói chở bà ra ngân hàng rút tiến đóng sinh hoạt phí là vậy ( sổ hưu hơn 5tr/ tháng con trai cần). Tuyệt đối không cho con bà biết nếu không nó sẽ dùng thừa kế đòi lại vì giấy này không bảo đảm pháp lý. ..

Chứng tỏ bà rất hiểu biết trình độ có. Tất cả đồ của bà chính con trai bà đưa vào đốt hết sạch sẽ, mọi người đưa giường bà dùng nước rửa sạch sẽ phơi nắng để đón người khác ..

Chúng tôi thắp nén nhang cho các cụ được thờ tại đây. Bức ảnh thờ của bà được một nhiếp ảnh gia chụp tự nhiên không chỉnh sửa, nét mặt đôn hậu cặp mắt u buồn miệng như thường lệ cám ơn các con nhé ..

Thăm các cụ. Gửi chút lòng thành chúng tôi chào mọi người ra về. Cũng tâm trạng thật. Cũng may Miền Nam nhiều nơi hảo tâm đón các cụ vô gia cư về sống vui vẻ được chăm sóc tuy không giàu có, nhưng tử tế để các cụ vui cuối đời ..

Tác giả: Trần Linh

Vụ ch-á-y ở Phạm Văn Đồng: Người ch-e-t nằm la liệt tại các tầng và nhà vệ sinh

0

Cảnh tượng các nạn nhân tử nạn nằm rải rác từ tầng 1 lên tầng 3 và trong các nhà vệ sinh khiến anh Thương xót xa, ám ảnh đến mất ngủ.

Báo Dân trí ngày 19/12 đưa thông tin với tiêu đề: “Vụ cháy 11 người chết: Xót xa người tử nạn nằm ở các tầng và nhà vệ sinh” cùng nội dung như sau:

Vụ cháy ở số 258 Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đã làm 11 người tử vong và một số người khác bị thương.

Sau ít phút xảy ra vụ cháy, các thành viên của Đội cứu hộ FAS Angel đã có mặt tại hiện trường hỗ trợ lực lượng chức năng.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Lê Anh Thương thành viên của Đội cứu hộ FAS Angel chia sẻ, khoảng 23h ngày 18/12, Thương và thành viên trong đội vừa hoàn tất công tác hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra ở trước cổng Trường Đại học Thương Mại thì thấy 2 xe cứu hỏa từ Hồ Tùng Mậu chạy lên Phạm Văn Đồng.

Thấy vậy, Thương và bạn lên xe máy chạy theo 2 xe cứu hỏa. Khi đến ngôi nhà số 258 Phạm Văn Đồng, anh thấy ngọn lửa ngùn ngụt từ tầng 1 bốc lên tầng 2, tầng 3 của ngôi nhà.“Trong nhóm trực tuyến của đội khi đó cũng nhận được tin nhắn báo cháy của người dân. Tôi cũng báo tin về đội và xin chi viện thêm người. Đội trưởng của chúng tôi lập tức cử đội phó và các thành viên đến hiện trường để hỗ trợ lực lượng chức năng”, anh Thương chia sẻ.

Thời điểm anh Thương đến nơi, lực lượng chức năng cấp tập dập lửa và hỗ trợ đưa 1 người đàn ông từ ban công tầng 3 xuống đất an toàn bằng thang dây.

Khi xuống tới nơi, người đàn ông cho biết còn hơn 10 người vẫn đang mắc kẹt bên trong.

Ít phút sau, khi xe thang cẩu được đưa đến, lực lượng chức năng tiếp tục cứu thêm 4-5 người, đa số là nam giới. Lúc này, Thương hỗ trợ các nạn nhân thở oxy, đưa ra xe cứu thương. Theo quan sát của anh, ai cũng có hiện tượng khó thở, gương mặt lấm lem và hoảng loạn.

Sau khi đám cháy được khống chế, anh Thương cùng các thành viên trong đội hỗ trợ lực lượng chức năng đưa những người xấu số ra ngoài.

Cảnh tượng bên trong ngôi nhà bị cháy khiến anh bàng hoàng. “Ở tầng 1 gần như không còn gì vì đồ đạc cháy hết. Những mảng tường bong tróc rơi xuống  nhà. Mọi thứ chỉ còn tro tàn, đen đặc lại.

Người tử nạn nằm ở sàn nhà các tầng, trong các nhà vệ sinh. Những nạn nhân ở khu vực tầng 1 không còn nhận dạng được. Nhìn tư thế của các nạn nhân có thể thấy họ đã phải trải qua những giây phút cuối cùng rất đau đớn”, anh Thương kể lại.

Mặc dù từng tham gia hỗ trợ, sơ cấp cứu người gặp nạn trong các vụ cháy nhưng khi chứng kiến cảnh tượng đêm qua, anh Thương không thôi ám ảnh.

Rời khỏi hiện trường đám cháy và tiếp tục tham gia hỗ trợ cứu hộ một vụ cháy khác ở Thanh Xuân, anh trở về nhà. Dù mệt rã rời nhưng anh không thể chợp mắt khi nghĩ đến vụ hỏa hoạn thương tâm trong đêm.

“Đây là vụ việc hết sức đau lòng. Đám cháy bùng mạnh dữ dội vì có nhiều xe máy. Chỉ có lối thoát ở mặt tiền tầng 1 và ban công các tầng. Nhưng những lối này đã bị lửa bao trùm. Các nạn nhân không còn lối thoát nào khác”, anh Thương nói và cho biết, hiện trường vụ cháy là một căn nhà ống 4 tầng.

Một bên hông nhà liền với căn nhà khác, một bên là khoảng đất trống nhưng không có lối thoát. Muốn thoát phải đập tường nhưng điều này lúc ấy là bất khả thi.

Liên quan vụ hỏa hoạn xảy ra tại số 258 Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), rạng sáng 19/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (51 tuổi, ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) về tội Giết người. Hùng từng có 2 tiền án về tội Cướp tài sản và Trộm cắp tài sản.

Trước đó, khoảng 23h ngày 18/12, Tổng đài 114 Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Hà Nội tiếp nhận tin báo cháy tại quán cà phê số 258 Phạm Văn Đồng, có nhiều người mắc kẹt bên trong.

 

Ngay lập tức, Công an TP đã điều động lực lượng Cảnh sát PCCC và Công an các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, đến hiện trường để phối hợp với chính quyền, người dân địa phương tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đến 23h40 cùng ngày, đám cháy được khống chế. Lực lượng chức năng đã hướng dẫn, hỗ trợ, đưa 7 người ra ngoài (trong đó 5 người sức khỏe ổn định, 2 người được đưa đi Bệnh viện cấp cứu) và phát hiện 11 người đã tử vong.

Bước đầu, nhà chức trách xác định Cao Văn Hùng đã đốt quán cà phê gây ra vụ hỏa hoạn.

Tiếp đến, báo Người đưa tin ngày 19/12 cũng có bài đăng với thông tin: “Vụ cháy quán hát ở Hà Nội khiến nhiều người thương vong: 2 nạn nhân tình trạng sức khỏe diễn biến xấu”. Nội dung được báo đưa như sau:

Sáng 19/12, thông tin từ Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy xảy ra tại số nhà 258 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Trung tâm Cấp cứu 115 đã huy động 9 xe cấp cứu với 31 nhân viên y tế cùng 2 xe cấp cứu của Bệnh viện E và Bệnh viện Nam Thăng Long để kịp thời cấp cứu nạn nhân.
Vụ cháy quán hát ở Hà Nội khiến nhiều người thương vong: 2 nạn nhân tình trạng sức khỏe diễn biến xấu- Ảnh 1.

Lực lượng y tế đang đưa một nạn nhân về quê.

Theo thống kê ban đầu, 4 người trong vụ cháy đang được cấp cứu, điều trị tại bệnh viện, trong đó có 3 người bị ngạt khói điều trị tại Bệnh viện E và 1 người bị bỏng nặng điều trị tại Bệnh viện 198.

Được biết, trong số 3 người bị ngạt khói có 2 người nặng hơn, tình trạng sức khỏe diễn biến xấu. Hiện, các y bác sĩ đang tập trung mọi nguồn lực cấp cứu, điều trị các nạn nhân một cách tốt nhất.
Vụ cháy quán hát ở Hà Nội khiến nhiều người thương vong: 2 nạn nhân tình trạng sức khỏe diễn biến xấu- Ảnh 2.

Một trong những nạn nhân được người thân đến nhận.

Theo cơ quan công an, hồi 23h03’ ngày 18/12/2024, Tổng đài 114 – Trung tâm Thông tin chỉ huy CATP Hà Nội tiếp nhận tin báo cháy quán café tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, có nhiều người mắc kẹt bên trong. Ngay lập tức, Công an Thành phố đã điều động lực lượng Cảnh sát PCCC Công an Thành phố và Công an các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ đến hiện trường phối hợp chính quyền, người dân địa phương tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đến 23h40’ cùng ngày, đám cháy được khống chế. Lực lượng chức năng đã hướng dẫn, hỗ trợ, đưa 7 người ra ngoài (trong đó 5 người sức khỏe ổn định, 2 người được đưa đi Bệnh viện cấp cứu) và phát hiện 11 người đã tử vong.

Qua xác minh ban đầu, lực lượng Công an nhận định nghi vấn quán café bị đốt và đã khẩn trương truy tìm, bắt giữ đối tượng gây án.

Giá vàng hôm nay 20.12: Ồ ạt bán tháo, lao dốc không phanh….người dân đổ xô đi mua vàng

0

Giá vàng hôm nay 20.12: Giá vàng thế giới sụt giảm do vấp phải làn sóng chốt lời. Trong nước đà giảm cũng kéo dài.

Khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế sai khác với diện tích trên Sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi Sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế. Xem hướng dẫn thủ tục cấp đổi Sổ đỏ dưới phần bình luận…

0

Căn cứ Khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế.

Ngày con gái đưa người yêu về ra mắt, tôi không ưng lắm. Nhưng con gái nhất định đòi cưới, cuối cùng tôi cũng phải đồng ý. Cưới nhau 3 năm, hai đứa vẫn đi làm thuê, tháng tiết kiệm được vài triệu. Có công to việc lớn gì con gái lại gọi về hỏi vay tiền mẹ. Khi con gái sinh con trai đầu lòng, nhìn cháu nhỏ sống trong căn nhà trọ chật chội người làm bà, làm mẹ như tôi không cam lòng nên quyết định cho con gái tiền mua một căn nhà 3 tầng nhưng nhà vẫn đứng tên tôi. Tôi bảo con cứ ở nhà này cho “an cư” rồi mới tính tới chuyện “lạc nghiệp” được. Cậu con rể gật đầu nhưng tôi cũng chẳng biết trong lòng cậu ta nghĩ gì. Bẵng đi hơn 1 năm, tôi chẳng thấy vợ chồng con cái tính toán gì. Hôm đó, tôi tình cờ sang chơi thì thấy cửa mở nên tự vào nhà. Bước lên trên tầng, tôi thấy con rể đang lên hương trên bàn thờ bố mẹ cậu ta. Câu k:hấn vá:i của con rể trước bà:n th:ờ bố mẹ đẻ khiến tôi không ngờ chàng rể mà con gái mình chọn lại là người như vậy..

0

Sang nhà con gái chơi, thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại nói mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.

Ngày con gái đưa người yêu về ra mắt, tôi không ưng lắm. Nhìn chàng rể tương lai từ đầu đến chân, tôi chỉ thấy sự yếu kém và nhút nhát. Tôi cho rằng người như vậy sẽ không thể mang lại cho con gái cuộc sống sung túc như tôi từng mong ước. Con gái vốn là một đứa xinh đẹp, học giỏi nên nhất định phải lấy được người chồng tài giỏi, làm ra tiền.

Nghe đến xuất thân của chàng rể tương lai, tôi càng không hài lòng. Nhưng con gái nhất định đòi cưới, cuối cùng tôi cũng phải đồng ý.

Cưới nhau 3 năm, hai đứa vẫn đi làm thuê, tháng tiết kiệm được vài triệu. Có công to việc lớn gì con gái lại gọi về hỏi vay tiền mẹ. Nhiều lúc nhìn con mà tôi đau đáu trong lòng. Tôi bảo con có muốn làm ăn gì thì nói với mẹ, mẹ hùn vốn. Nhưng tính con gái an toàn, không thích kinh doanh. Con cũng chỉ hy vọng ở người chồng của mình.

Đến nhà con gái chơi, nghe chàng rể cầu khấn bên bàn thờ, mẹ vợ nói câu đau đớn-1
Mẹ vợ uất ức vì con rể kém cỏi. Ảnh minh họa: KBS

Tôi bàn với con rể rằng mình sẽ cho vay vốn để con lo chuyện kinh doanh, kiếm thêm tiền, bỏ công việc làm thuê nhưng con rể không dám. Bản thân chưa có kinh nghiệm lại lo làm ăn thua lỗ nên lúc nào cậu con rể cũng chọn giải pháp an toàn.

Khi con gái sinh con trai đầu lòng, tôi rất thương. Nhìn cháu nhỏ sống trong căn nhà trọ chật chội người làm bà, làm mẹ như tôi không cam lòng. Tôi quyết định cho con gái tiền mua một căn nhà 3 tầng nhưng nhà vẫn đứng tên tôi. Tôi bảo con cứ ở nhà này cho “an cư” rồi mới tính tới chuyện “lạc nghiệp” được.

Hai đứa dọn về nhà mới khang trang, sạch sẽ. Tôi cũng nói con rể sau này phải tính toán làm ăn lớn thì mới có tiền tích cóp, chứ cứ đi làm thuê, lương ba cọc ba đồng thì nghèo mãi thôi. Cậu con rể gật đầu nhưng tôi cũng chẳng biết trong lòng cậu ta nghĩ gì.

Bẵng đi hơn 1 năm, tôi chẳng thấy vợ chồng con cái tính toán gì. Hôm đó, tôi tình cờ sang chơi thì thấy cửa mở nên tự vào nhà. Bước lên trên tầng, tôi thấy con rể đang lên hương trên bàn thờ bố mẹ cậu ta. Tiếp đó con khấn: “Con mong bố mẹ phù hộ cho con trúng vé số, cho chúng con đỡ vất vả. Con cũng không phải đi ở nhờ nhà vợ nữa, khỏi bị coi thường”.

Câu khấn vái của con rể trước bàn thờ bố mẹ đẻ khiến tôi tức sôi máu. Tôi không ngờ chàng rể mà con gái mình chọn lại là người ăn sẵn, bất tài như vậy. Không tu chí làm ăn, cậu ta chỉ nghĩ đến chuyện chờ vận may. Tôi tiến lại gần rồi nói những lời khó nghe khiến chàng rể câm nín:

“Khi nào con tự mua được nhà thì hãy đưa bố mẹ đẻ về đây thờ, chứ đừng thờ bố mẹ ở nhà do mẹ vợ mua rồi lại ngồi không chờ ăn sẵn. Đàn ông kém bản lĩnh lại mong tiền tự chạy vào túi mình sao? Mẹ nói cho con biết, con muốn được nhà vợ tôn trọng thì hãy mua nhà bằng tiền của mình đi, nhưng phải lao động mới có tiền chứ đừng ngồi ‘há miệng chờ sung’ như thế. Lao đầu vào vé số, cờ bạc rồi đến lúc bán cả nhà chứ nói gì đến kiếm tiền. Làm chồng thì hãy lo cho vợ có cuộc sống tốt, thế mới là đàn ông bản lĩnh”.

Chàng rể ngượng chín mặt, không dám nói lời nào ngoài câu xin lỗi. Nhìn bộ dạng đó, tôi chỉ biết ngán ngẩm ra về, chỉ trách sao con gái lại chọn người đàn ông như vậy làm chồng. Tôi chỉ biết thương và lo cho con.

Cách đây 1 tháng, mẹ vợ tôi lên chơi. Tôi chẳng nghĩ gì cho đến khi hết 2 tuần rồi mà bà vẫn chưa về. Cứ nghĩ bà lên chơi vài ngày thôi, nhà tôi thì không chật chội nhưng nếu mẹ vợ muốn ở hẳn thì khó chịu lắm. Ở quê điều kiện không tốt bằng trên thành phố, tôi nghĩ bà thích lên sống với vợ chồng tôi thì phải, nên mới ở chơi mãi không về. Nghĩ đến cảnh sống chung với mẹ vợ mà tôi mệt mỏi và chán chường vô cùng. Đầu tiên là mất tự do, thứ hai là chúng tôi sẽ phải lo lắng toàn bộ, chị gái vợ dưới quê chắc chắn lại trốn tránh trách nhiệm. Tôi chỉ là con rể, có lý nào phải chịu trách nhiệm với mẹ vợ? Sau một tháng mẹ vợ ở chơi, chiều hôm đó đi làm về, cuối cùng tôi cũng đã được toại nguyện. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì sẽ được tự do thoải mái trở lại nhưng không ngờ khi vào bếp mở tủ lạnh lấy chai nước thì phải giật mình nhìn những thứ bên trong, đặc biệt là túi nilon màu đen có dán tờ giấy ghi chú “Chỉ mở sau khi mẹ về quê”… ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Sau một tháng mẹ vợ ở chơi, chiều hôm đó đi làm về, cuối cùng tôi cũng đã được toại nguyện. Mẹ vợ đã về quê, lúc trưa vợ tôi từ công ty về sắp xếp cho bà ra bến xe.

Nhà vợ tôi có hai chị em gái thôi, chị gái cô ấy lấy chồng ở quê còn vợ chồng tôi thì thuê nhà, làm việc trên thành phố. Bố vợ mất rồi, chúng tôi lấy nhau được 4 năm, có một bé gái cũng đã 3 tuổi đi nhà trẻ rồi.

Cách đây 1 tháng, mẹ vợ tôi lên chơi. Tôi chẳng nghĩ gì cho đến khi hết 2 tuần rồi mà bà vẫn chưa về. Cứ nghĩ bà lên chơi vài ngày thôi, nhà tôi thì không chật chội nhưng nếu mẹ vợ muốn ở hẳn thì khó chịu lắm.

Dưới quê mẹ vợ đang ở một mình, bà ngày một già yếu, trong nhà lại không có con trai. Ở quê điều kiện không tốt bằng trên thành phố, tôi nghĩ bà thích lên sống với vợ chồng tôi thì phải, nên mới ở chơi mãi không về.

Tôi chỉ là con rể, có lý nào phải chịu trách nhiệm với mẹ vợ? (Ảnh minh họa)

Tôi chỉ là con rể, có lý nào phải chịu trách nhiệm với mẹ vợ? (Ảnh minh họa)

Trong lòng không vui nhưng tôi không dám bày tỏ thẳng thắn suy nghĩ của mình với vợ vì dù sao cũng là mẹ ruột cô ấy. Nghĩ đến cảnh sống chung với mẹ vợ mà tôi mệt mỏi và chán chường vô cùng. Đầu tiên là mất tự do, thứ hai là chúng tôi sẽ phải lo lắng toàn bộ, chị gái vợ dưới quê chắc chắn lại trốn tránh trách nhiệm. Tôi chỉ là con rể, có lý nào phải chịu trách nhiệm với mẹ vợ?

Trong lòng bực dọc khó chịu nhưng tôi không biết phải bày tỏ với ai. Mỗi ngày đi làm về, tôi chỉ ước được nghe vợ thông báo là bà đã về quê rồi. Tôi không ghét bỏ gì mẹ vợ, các mỗi dịp lễ Tết vẫn chu toàn quà cáp nhưng tôi chỉ là con rể, nói trắng ra là người dưng. Lễ nghĩa qua lại còn được chứ tôi không thể sống chung và cũng không có trách nhiệm chính với bà.

Sau một tháng mẹ vợ ở chơi, chiều hôm đó đi làm về, cuối cùng tôi cũng đã được toại nguyện. Mẹ vợ đã về quê, lúc trưa vợ tôi từ công ty về sắp xếp cho bà ra bến xe. Chị gái vợ có chút việc nên bà về hơi đột ngột, không kịp báo với tôi từ hôm trước.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, vào bếp mở tủ lạnh lấy chai nước thì phải giật mình nhìn những thứ bên trong. Trong tủ lạnh đầy ắp đồ ăn thức uống, được chia làm 3 khu riêng biệt. Tôi phát hiện ra 3 khu đồ ăn đó tương ứng với sở thích của tôi, của vợ và đồ cho con gái tôi.

Vợ tôi đứng bên cạnh giải thích: “Đây là bà ngoại làm đấy, ngày thường ở nhà rảnh rỗi nên bà chuẩn bị trước rồi để vào tủ lạnh cho các con ăn. Bà tự đi siêu thị rồi bỏ tiền túi mua đó anh ạ. Có mấy món đồ khô ngon lắm”. 

Lúc ấy trong tôi chỉ còn lại sự hối hận và hổ thẹn. (Ảnh minh họa)

Lúc ấy trong tôi chỉ còn lại sự hối hận và hổ thẹn. (Ảnh minh họa)

Tôi tỉ mẩn kiểm tra khu đồ ăn mẹ vợ chuẩn bị cho mình, đều là những thứ tôi thích cả. Tôi chưa bao giờ nói, bà cũng chẳng hỏi thế nhưng bà biết hết sở thích của con rể chỉ sau 1 tháng ở chung. Đến mẹ tôi thậm chí còn không làm được điều đó, đủ cho thấy mẹ vợ thật lòng quan tâm và yêu thương các con. Bà không coi tôi là con rể mà thực sự coi tôi là một thành viên trong gia đình.

Nhìn những thứ ngon lành sạch sẽ bà chuẩn bị mà tôi phải đưa tay ôm mặt, mắt cay xè suýt khóc. Sau đó vợ lại khoe với tôi 20 triệu rồi bảo bà ngoại cho cháu gái. Cô ấy không lấy nhưng bà lén dúi vào dưới gối. Lúc ấy tôi mới lắp bắp thăm dò: “Sao em không bảo bà ở lại chơi lâu thêm chút”. 

“Ôi dào bà không quen cuộc sống trên này nhưng nghĩ lâu lâu mới lên thăm con cháu, muốn ở cạnh cháu ngoại thêm, mới ở hẳn 1 tháng đấy anh. Bà thích cuộc sống dưới quê hơn”, vợ cười đáp.

Lúc ấy trong tôi chỉ còn lại sự hối hận và hổ thẹn. Tôi tự hứa với lòng từ bây giờ cũng sẽ coi bà như mẹ ruột mà đối đãi và cư xử.

Số:c: Giẫ:m đạp tại hội chợ vui chơi ở trường học, ít nhất 30 người không còn

0

Ước tính có 5.000 trẻ em đã tham gia sự kiện lễ hội dành cho thiếu nhi này.

Ngày 19/12/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sốc: Giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ vui chơi ở trường học, ít nhất 30 trẻ em tử vong”. Nội dung cụ thể như sau:

Một số trẻ em đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra ngày 18/12 (giờ địa phương) tại một hội chợ vui chơi giải trí ở phía tây nam Nigeria, các nhà chức trách cho biết. Theo BNO News, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng.

Vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Hồi giáo ở Basorun, bang Oyo, gần trung tâm kinh tế Lagos. Lực lượng an ninh đã có mặt tại hiện trường và bắt giữ những người tổ chức sự kiện, thống đốc bang Seyi Makinde cho biết trong một tuyên bố.

Hình ảnh tại hiện trường vụ giẫm đạp

“Sáng nay, một vụ việc đã xảy ra tại Trường trung học Hồi giáo Basorun, nơi diễn ra một sự kiện. Thật đáng buồn, một vụ giẫm đạp tại địa điểm này đã khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương. Đây là một ngày rất buồn”, Makinde cho biết.

“Chúng tôi thông cảm với những bậc cha mẹ khi niềm vui đột nhiên chuyển sang nỗi đau buồn vì những cái chết này”, ông nói thêm

Cơ quan dịch vụ khẩn cấp quốc gia Nigeria cho biết họ đã triển khai một nhóm để hỗ trợ các nạn nhân.

Trẻ em bị thương tại địa điểm này đã được đưa đến bệnh viện địa phương, nơi cha mẹ được yêu cầu kiểm tra xem có người mất tích không.

Đoạn video quay tại hiện trường cho thấy một đám đông lớn, chủ yếu là trẻ em, đang đứng xem một số trẻ em bị đưa ra cánh đồng trống.

Hiện số thương vong chính thức của vụ giẫm đạp kinh hoàng chưa được công bố

Truyền thông địa phương xác định đơn vị tổ chức sự kiện là Quỹ Phụ nữ cần hướng dẫn và hỗ trợ, đơn vị đã tổ chức một sự kiện tương tự cho trẻ em vào năm ngoái.

Nhóm này đang chuẩn bị tiếp đón tới 5.000 trẻ nhỏ tại sự kiện năm nay, trích dẫn lời của những người tổ chức đã tham gia chương trình. Họ cho biết trẻ em “sẽ giành được những giải thưởng hấp dẫn như học bổng và nhiều phần quà giá trị khác”.

Makinde cho biết một cuộc điều tra đã được mở ra để tìm hiểu nguyên nhân của vụ giẫm đạp, đồng thời nói thêm rằng “bất kỳ ai trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thảm họa này đều sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giẫm đạp tại hội chợ trong trường học, ít nhất 30 trẻ thiệt mạng”. Nội dung cụ thể như sau:

Khung cảnh hỗn loạn trước trường Basorun Islamic sau khi sự kiện thương tâm xảy ra, cướp đi mạng sống của ít nhất 30 trẻ em – Ảnh: FACEBOOK

Theo thông tin từ truyền thông địa phương, vụ việc xảy ra vào ngày 18-12 giờ địa phương tại hội chợ do Trường trung học Basorun Islamic tổ chức ở Ibadan, thủ phủ của bang Oyo, tây nam Nigeria.

Hội chợ này đã trở thành thảm kịch sau khi những người tổ chức sự kiện thông báo kế hoạch phát tiền cho 5.000 trẻ em, khiến đám đông đổ xô vào khu vực tổ chức hội chợ trong trường.

Trong tuyên bố được đưa ra sau đó, ông Dotun Oyelade – ủy viên thông tin của bang Oyo, đã chỉ trích những người tổ chức sự kiện vì không lên kế hoạch kỹ càng cũng như yếu kém trong khâu điều phối khiến việc giẫm đạp xảy ra, gây thương vong lớn về người.

Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Nigeria vẫn chưa hoàn thành danh sách đầy đủ các nạn nhân do các em được đưa đến nhiều bệnh viện khác nhau ở Ibadan để điều trị.

“Phụ huynh nào lo lắng con mình mất tích cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế ở Ibadan để kiểm tra. Những trẻ em bị thương trong hội chợ đều được đưa đến đây chăm sóc”, ông Oyelade nói thêm, đồng thời cho biết cảnh sát đã bắt đầu điều tra vụ việc.

“Chúng tôi xin chân thành chia sẻ sự mất mát này đối với tất cả các phụ huynh, khi niềm vui của mọi người bỗng chốc biến thành nỗi đau vì những sự ra đi đột ngột này”, thống đốc bang Seyi Makinde gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.

Không phải thảm kịch giẫm đạp lần đầu

Nigeria đã từng chứng kiến những vụ giẫm đạp tương tự trong quá khứ.

Mới đây nhất, vào tháng 2 năm nay, Cơ quan Hải quan Nigeria đã đình chỉ chương trình phân phát gạo cho người nghèo sau vụ giẫm đạp chết người tại văn phòng ở thành phố Lagos.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh nạn đói gia tăng khắp đất nước, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, theo xác nhận của các quan chức.

Tuyên bố được đưa ra sau đó cho biết Cơ quan Hải quan đã thừa nhận các báo cáo từ nhân chứng về vụ chen lấn thương tâm. Mặc dù xác nhận có người chết và bị thương, cơ quan này không công bố số lượng nạn nhân chính xác.

Trước đó, vào tháng 5-2022, Nigeria cũng xảy ra vụ giẫm đạp tại một sự kiện từ thiện của nhà thờ ở miền nam nước này khiến 31 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương.

Năm 2025: Cách xây trang trại trên đất nông nghiệp, người dân nên nắm rõ

0

Có được làm trang trại trên đất nông nghiệp không?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác (dùng để xây dựng chuồng trại, nhà kính và các loại nhà khác phục vụ nghiên cứu thí nghiệm các giống vật nuôi, cây trồng).

Theo quy định trên, người sử dụng đất có thể thực hiện việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp trong các trường hợp sau:

– Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt.

– Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật khác được pháp luật cho phép và xây dựng các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi.

Xây trang trại trên đất nông nghiệp thế nào cho hợp pháp?

Cá nhân, hộ gia đình xây trang trại trên đất nông nghiệp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định.

Cụ thể, theo quy định mới nhất tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động trong đó gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm…

5 năm làm như trâu h/ú/c mả gửi 700 triệu cho mẹ chồng mua nhà giùm, ngày về thấy tên người đứng sổ đỏ, tôi c/a/y đ/ắ/ng vỡ lẽ mình đang bị lợi dụng. Nghĩ đến những ngày khổ cực dành dụm từng đồng, cô quyết không để nhà chồng “ăn chặn” tr/ắ/ng tr/ợ/n như vậy. Cô đứng giữa sân tuyên bố 1 câu, mẹ chồng mặt liền biến sắc

0

5 năm nay, Linh làm việc như “trâu húc mả” để có tiền dành dụm đưa cho mẹ chồng. Nhưng khi cầm sổ đỏ trong tay, nước mắt cô lăn dài vì biết mình bị lợi dụng.

Linh vốn là người xởi lởi, phóng khoáng. Từ trước đến nay cô không quá bận tâm về chuyện tiền nong.

Ngày còn chân ướt chân ráo về làm dâu nhà bà Lý, mẹ chồng đã ngon ngọt nói với cô rằng: “Các con còn trẻ, chưa biết cách giữ tiền của, nên cứ đưa đây mẹ cầm hộ. Mấy năm nữa được khoản kha khá thì mua cái nhà mà ở riêng. Chứ nhìn chúng mày sống ở đây chật chội cũng thương, mà bố mẹ thì già rồi cũng không có tiền mà cho mua ngay, sau này thêm vào được ít nào thì thêm thôi”.

Sau khi hỏi về thu nhập của 2 con, bà Lý quyết định mỗi tháng, vợ chồng Linh đóng 8 triệu đồng tiết kiệm và thêm 5 triệu đồng tiền sinh hoạt chung. Chồng Linh cũng nói rõ, mỗi tháng phải đưa cho bố mẹ thêm 2 triệu nữa để họ chi tiêu. Vì bố mẹ cũng già rồi không có thu nhập, sức khỏe lại yếu không thể làm việc nữa.

Linh không phản đối vì nghĩ rằng 8 triệu gửi bố mẹ kia là tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng thì cũng thế. Còn chuyện đóng tiền sinh hoạt và báo hiếu bố mẹ chồng là việc nên làm. Thế là tiền vàng lúc cưới được hơn 200 triệu cô cũng đưa luôn cho bà Lý giữ hộ.

Hàng tháng, tiền lương của chồng đều là Linh cầm. Tuy nhiên, số tiền ấy chưa đủ để đưa cho mẹ chồng. Linh phải chủ động bỏ thêm 7 triệu của mình nữa. Nhiều khi, 2 vợ chồng cũng bí, cô chịu nhiều thiệt thòi, chẳng dám mua cái áo cái quần thoải mái như thời chưa kết hôn, nhưng Linh vẫn vui vẻ. Tháng nào có tiền thưởng, cô còn mua thêm quà cáp biếu bố mẹ 2 bên.

Cứ thế đến nay đã được 5 năm, tháng nào cũng đều như vắt chanh, Linh gửi mẹ chồng 15 triệu. Có thời gian nghỉ thai sản ở nhà, thu nhập 2 vợ chồng bị giảm sút, Linh còn tìm việc  làm thêm, tranh thủ lúc con ngủ thì làm việc để bù vào. Bà Lý có thể đãng trí nhiều thứ, chứ không bao giờ quên tiền Linh phải đóng hàng tháng. Đợt nào cô gửi chậm 1-2 ngày, bà đã nhắc nhở vì sợ con dâu quên.

Hôm bữa cả nhà ăn cơm, bà Lý thông báo số tiền vợ chồng cô gửi đến nay đã được hơn 700 triệu đồng. Bà quyết định mua căn chung cư gần nhà để tiện đi lại giữa 2 nhà. Số tiền còn thiếu thì vợ chồng Linh đi làm rồi trả góp tiếp.

Linh mừng lắm, thế là bao nhiêu năm chịu khổ, vất vả, cuối cùng vợ chồng cô cũng đã có căn nhà riêng của mình.

Cật lực suốt 5 năm gửi mẹ chồng hơn 700 triệu để mua nhà, nàng dâu "điếng người" khi thấy người đứng tên trong sổ đỏ, cách cô giải quyết mới sảng khoái làm sao - Ảnh 1.

Bắt gặp mẹ chồng đang thủ thỉ với chồng chuyện ai đứng tên trong sổ đỏ, Linh liền phản pháo đanh thép khiến bà ân hận. (Ảnh minh họa)

Ấy thế nhưng, một bữa đi làm về sớm, Linh lại nghe bà Lý nói chuyện với chồng cô: “Mẹ mua nhà nhưng chỉ để tên con trong sổ đỏ. Nhỡ đâu sau này chúng mày xảy ra xích mích, cái Linh nó đòi ly hôn thì cũng không đòi được căn nhà. Đồng tiền đi liền khúc ruột đừng để hớ hênh cho người ngoài. Nó có hỏi thì bảo rằng hôm đi đăng kí mẹ không nhớ họ tên nó là được”.

Linh nghe thấy thế mà chết điếng. Cô không ngờ mẹ chồng lại tính toán đáng sợ như vậy. Linh xông thẳng vào nhà, giật lấy sổ đỏ từ tay chồng. Mở ra, cô cười cay đắng vì quả thật không có tên mình trong cuốn sổ đỏ ấy. Bà Lý và chồng cô thì ú ớ không nói được lời nào.

Linh đối diện thẳng mặt với mẹ chồng, cô cười: “Con không ngờ mẹ lại có suy nghĩ như vậy đấy. Mẹ còn tính toán được cả vợ chồng con sẽ ly hôn cơ ạ. Con cái không mong chúng nó hạnh phúc thì thôi, đằng này mẹ lại sợ con đòi ly hôn để chia tài sản. 

Trước nay con luôn coi mẹ như mẹ ruột của con, một lòng kính trọng, hiếu thảo mà mẹ lại coi con là người ngoài. Đúng là không phải khúc ruột mình sinh ra thì mãi mãi vẫn khác máu tanh lòng. Bao năm qua con cũng làm việc vất vả, cật lực ngày đêm thì mới có số tiền đó gửi mẹ. Mẹ hỏi xem nhà con góp được bao nhiêu?

Mẹ đã tính toán như vậy rồi thì tiện đây con cũng nói luôn. Con sẽ sống hạnh phúc với anh Khoa cả đời, nhà đó không mang tên con nhưng con sẽ sống thoải mái, vui vẻ cho mẹ xem. À, căn nhà đó không phải của con nên số tiền còn lại con cũng không có trách nhiệm phải trả. Thật thấy thoải mái làm sao”.

Linh nói xong cầm túi xách ra khỏi nhà, mặc cho bà Lý cùng chồng cô “á khẩu” ngồi ở ghế. Trút được bực dọc nhưng Linh vẫn chưa hết ấm ức, cô không ngờ mẹ chồng lại có suy nghĩ hèn hạ như vậy.

Ngồi quán cà phê được 1 lúc, Linh nhận được tin nhắn của chồng: “Em về đi, mẹ nghĩ vậy nhưng anh có nghĩ thế đâu. Nghe em nói xong bà cũng đang ân hận rồi…”. Nhưng Linh mặc kệ, bao năm qua cô hiền lành nhẫn nhục, giờ người ta coi cô là người lạ, cô cũng đâu cần nể nang!