Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xao t:ỵ n:ạnh…Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nay ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hai cô mỗi cô 100m. Còn lại phần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi… Bác dâu trưởng gào lên: Bố chia thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã ch:et từ lâu, lại không có con trai….và thế là..
Từ ngày vợ b::ầ:u 7 tháng, tôi lấy lý do ‘kiêng cho con’ rồi qua lại với cô đồng nghiệp b::ố:c l::ử:a ở công ty. Cũng từ ngày đó, tôi thấy vợ ‘xuống cấp rõ rệt’ nên đến tận khi còn tròn 1 t::uổi, chúng tôi vẫn ‘ăn chay’ không 1 lần t:ương t:ác. Dạo gần đây, bồ thì ngày càng xuống sắc còn vợ cứ phơi phới trẻ trung như g::á:i 18. Tôi lấy làm tò mò bèn chịu khó để ý thì thấy trước khi ăn cơm, bữa nào vợ cũng uống thứ gì đó rất đều đặn nên hỏi han quan tâm thì em cười bảo ‘th;;ần d;;;ược hồi xuân’ rồi tủm tỉm cười duyên nhìn đến là xao xuyến. Hôm sau, tôi l/én chụp ảnh lại lọ th/uố/c rồi mua ngay cho b/ồ dùng để ‘cứu vãn nhan sắc nữ thần’. Đang hí hửng chờ đợi kết quả thì đúng 3 hôm sau cô b/ồ khóc lóc như g/à/o lên trong điện thoại đòi tôi chịu trách nhiệm vì tác dụng k/inh h/oàng của thứ ‘thần dược đó’. Đưa b/ồ đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ nhìn rồi lắc đầu phán 1 câu đầy chua chát ……
Hoang mang trước lời dược sĩ nói, tôi khẳng định với cậu ta rằng đây là thực phẩm chức năng đẹp da vợ vẫn uống nhưng…
Một số phụ nữ sau sinh thường thay đổi rất nhiều, đặc biệt là da sạm, tàn nhang nhiều hơn. Nói chung tôi nhìn mấy chị em đẻ rồi như biến thành người khác. Thế nhưng vợ tôi lại khác. Cô ấy đẻ xong còn xinh hơn thời con gái, đặc biệt là da vợ mịn màng, căng bóng, hồng tự nhiên nhìn đến mê.
Nhiều hôm thấy vợ lấy viên thuốc màu trắng ra uống, tôi tò mò là thuốc gì, có phải thuốc làm đẹp không, vợ nhìn tôi cười nhẹ bảo: “Thực phẩm chức năng đấy anh ạ. Em uống để tân trang nhan sắc, xinh đẹp hơn không xấu anh lại chê rồi đi ngoại tình mất”.
Giật mình khi vợ nói nửa đùa nửa thật, tôi im lặng không nói gì. Từ hồi vợ bầu tháng thứ 7 tôi đã lén qua lại với Hương – cô đồng nghiệp độc thân ở công ty. Chúng tôi vụng trộm không ai biết và giả vờ không ưa nhau trước mặt mọi người. Cặp kè với Hương lâu dần, biết làm thế là có lỗi với vợ nhưng tôi không dứt ra được. Bỏ Hương tôi thấy tội cho cô ấy lắm. Hương từ chối bao người đàn ông độc thân để yêu tôi, tôi không thể phụ cô ấy được.
Cũng may tôi ngoại tình vợ không biết, không nghi ngờ gì. Nhưng ngược lại với vợ, Hương chưa sinh đẻ gì mà da không được đẹp cho lắm. Da em hay bị mụn, tàn nhang nổi đầy. Nhìn vợ đẹp mà bồ không bằng, tôi liền chụp trộm viên thực phẩm chức năng đẹp da vợ uống ra hiệu thuốc mua. Thứ này sẽ khiến Hương đẹp, tự tin về da mặt mình hơn thay vì suốt ngày kêu mụn, da xấu như bây giờ.
Hí hửng ra hiệu thuốc lớn mua cho bồ, vậy mà vừa đưa ảnh chụp, người bán nhìn kỹ rồi hỏi tôi: “Anh bị trầm cảm hay sao mà phải mua thuốc này? Thuốc này phải có đơn bác sĩ kê chúng em mới dám bán. Anh thông cảm. Loại này liều nặng, tụi em không dám bán không có đơn ạ”.
Hoang mang trước lời dược sĩ nói, tôi khẳng định với cậu ta rằng đây là thực phẩm chức năng đẹp da vợ vẫn uống. Nhưng anh ta giải thích cặn kẽ cho tôi rằng tôi đã nhầm. Không tin, tôi lên mạng tra tên thì đúng là thuốc trầm cảm thật. Chết lặng với thứ vợ uống, tôi như kẻ thất thần về nhà hỏi vợ tại sao lại uống thứ này và giấu tôi.
Cô ấy nhìn tôi, ánh mắt lơ đãng bảo: “Sau 7 ngày sinh, em đọc được tin nhắn cô bồ hẹn anh đi nhà nghỉ. Em đã sốc, đau đớn tốt độ và chịu đựng không nói ra. Lâu dần em bị trầm cảm, đi khám bác sĩ kê đơn thuốc này cho uống. Em đợi anh bỏ bồ quay về, nhưng có lẽ anh không làm được điều đó. Mỗi ngày giả vờ vui vẻ, em mệt lắm rồi. Bây giờ nếu anh muốn đến với cô ấy, em đồng ý”.
(Ảnh minh họa)
Run sợ trước những lời vợ nói, tôi không ngờ cô ấy đã biết chồng ngoại tình cách đây 5 tháng mà không nói một lời gì. Vợ âm thầm chịu đựng sự phản bội, 1 mình đi chữa trầm cảm. Bây giờ vợ nói lời chia tay, muốn rời xa tôi, tôi lại cảm thấy sợ hãi như thể sắp mất đi thứ quý giá. Sợ mất vợ, tôi xin lỗi cô ấy và cầu xin vợ cho tôi 3 ngày để chấm dứt mọi chuyện với Hương. Cô ấy không nói cả, chỉ im lặng. Sự im lặng khiến tôi rùng mình.
Dứt khoát chia tay Hương, tôi xin lỗi cô ấy vì chính tôi đã làm khổ 2 người phụ nữ. Họ không sai, chính tôi là người sai. Trở về nhà, vợ con không còn ở nhà nữa, em dọn sạch đồ về ngoại. Vội vàng qua đó xin lỗi, đón vợ về nhưng cô ấy không chịu. Mẹ vợ thì bảo cứ để mẹ con cô ấy ở 1 – 2 tháng tĩnh tâm, bình ổn lại mọi chuyện rồi về nhà cũng chưa muộn.
Nghe mẹ, tôi không làm phiền vợ nữa. Mẹ vợ cũng nói tôi vô tâm, chuyện da đẹp lên là do thay máu sau khi sinh, còn cân nặng giảm nhanh là vì suy nghĩ nhiều chuyện tôi bồ bịch mà sụt đi. Càng nghĩ, tôi càng thấy trách bản thân và thương vợ hơn. Lúc tôi vui vẻ bên bồ thì vợ đau khổ thế nào. Tôi đã sai và bây giờ phải trả giá. Nhưng tôi chỉ mong sau 1 tháng nữa bình tâm lại, vợ sẽ trở về bên tôi. Thiếu vợ 1 ngày tôi đã sợ, lo lắng lắm rồi.
(baolam…@gmail.com)
Theo Vietnamnet
Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn? Nhiều người vẫn còn chưa rõ …
1. Cháu đích tôn là gì và trách nhiệm của cháu đích tôn
Cháu đích tôn là gì? Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa, cách hiểu của mọi người về cháu đích tôn cũng như trách nhiệm của cháu đích tôn.
1.1 Định nghĩa
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, (cháu) đích tôn là “cháu trai trưởng bên nội”. Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, đích tôn là “cháu nội trai lớn hơn hết trong hàng cháu nội: Đích tôn thừa tự”.
Theo văn hoá và phong tục của người Việt, cháu đích tôn là người con trai trưởng của trưởng nam. Tương lai, người này sẽ là trụ cột, đứng ra gánh vác mọi công việc chung trong dòng họ. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, cháu đích tôn còn phải sinh được con trai để nối dõi tông đường.
Trong trường hợp trưởng nam không có con trai, con trai của thứ nam lớn tuổi nhất sẽ là cháu đích tôn. Sau đó, nếu người cháu trai này có sinh được con trai, danh hiệu “cháu đích tôn” lại giao lại cho con của người đó.
Các thế hệ cháu đích tôn sẽ thay thế lớp người trước trong trường hợp người đó mất để đảm đương mọi việc lớn nhỏ của dòng họ, kể cả trường hợp các chú – em trai của cha còn sống.
1.2 Trách nhiệm của cháu đích tôn với dòng họ
Trách nhiệm của cháu đích tôn thể hiện ngay trong tên gọi. Cháu đích tôn có vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên, công việc bao gồm việc cúng giỗ các tuần rằm, dịp lễ, Tết.
Cháu đích tôn có trách nhiệm thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với các thế hệ trước. Cháu đích tôn cũng có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ, cháu đích tôn được coi là người nối dõi tông đường.
Vì có trách nhiệm rất lớn, họ được kỳ vọng và được dạy dỗ trong vấn đề quản lý các công việc chung trong gia đình. Họ cũng có tiếng nói, có uy tín được các thành viên trong gia đình, dòng tộc coi trọng, nể phục.
2. Cháu đích tôn có được là con gái không?
Theo quan niệm xưa, cháu đích tôn phải là cháu trai trưởng, có trách nhiệm với mọi công to việc lớn trong gia đình và dòng tộc. Vậy nên nếu xét theo quan niệm truyền thống, cháu đích tôn không thể là con gái.
Đây là một tư duy không tiến bộ, do vậy nó cũng đang dần được thay đổi trong nhận thức của mỗi người trong thời gian gần đây.
Theo pháp luật hiện hành, con gái cũng như con trai (không phân biệt giới tính và thứ bậc) đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. Các người con, người cháu đều phải có đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, báo hiếu và là người thừa kế hợp pháp của cha mẹ, ông bà.
3. Cháu đích tôn có được hưởng quyền thừa kế cao hơn?
3.1 Trường hợp thừa kế theo pháp luật
Pháp luật hiện hành không quy định cháu đích tôn có quyền được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật cao hơn các thành viên khác trong gia đình. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
“Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Dù được văn hóa xem trọng nhưng dựa trên pháp luật, cháu đích tôn bình đẳng với các cháu khác.
Theo đó, nếu theo pháp luật thì trường hợp cháu đích tôn sẽ được xếp vào hàng thừa kế thứ hai vì cháu đích tôn là con của người con trai trưởng và là cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội hay ông/bà ngoại.
Ngoài ra, tại Điều 652 Bộ luật dân ѕự 2015 ᴠề Thừa kế thế ᴠị thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, cháu đíᴄh tôn ᴄó thể đượᴄ nhận tài sản thừa kế theo pháp luật ᴄủa ông, bà nội thaу ᴄha nếu ᴄha ᴄhết trướᴄ hoặᴄ ᴄhết ᴄùng thời điểm ᴠới ông và bà.
3.2 Trường hợp thừa kế theo di chúc
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Trường hợp ông/bà để lại di chúc với phần thừa kế nhiều hơn cho cháu đích tôn thì đương nhiên, cháu đích tôn sẽ có quyền lợi này.
Kết luận
Bài viết đã giải đáp cháu đích tôn là gì và cháu đích tôn có quyền thừa kế cao nhất hay không. Mong rằng bạn đã tìm kiếm được thông tin bổ ích thông qua bài viết này.
Bị cả thế giới gọi là ‘th/ằ/ng ă/n v/ạ’, Đàm Vĩnh Hưng xấu hổ quá đành vờ vịt đổ lỗi cho …. tâm linh: Chẳng qua năm nay 53 t/uổi nên vận hạn thôi
Giữa lúc bị cư dân mạng chỉ trích về việc kiện bạn thân, Đàm Vĩnh Hưng gây chú ý khi nói về những điều ‘kinh khủng khiếp’ đã trải qua suốt 1 năm qua.
Những ngày gần đây, Đàm Vĩnh Hưng trở thành cái tên hot được cư dân mạng bàn tán rôm rả. Nguyên nhân xuất phát từ sự việc “Ông hoàng nhạc Việt” kiện bạn thân tiền đền bù tai nạn tại Mỹ.
Theo chia sẻ của Mr Đàm, anh bị tai nạn trong một buổi tiệc tại nhà của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền ở Mỹ. Vụ việc khiến anh bị đứt vài ngón chân phải nhập viện để điều trị dài ngày và phải hủy nhiều show diễn.
Sau đó, Đàm Vĩnh Hưng đã yêu cầu vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền bồi thường 15 triệu USD để bù đắp sau vụ tai nạn này. Tuy nhiên, vợ chồng nữ ca sĩ từ chối và cho rằng không có lỗi trong vụ này. Điều này khiến cả hai bên phải giải quyết vấn đề ở tòa án.
Tuy nhiên, ngay khi biết thông tin về vụ kiện, Đàm Vĩnh Hưng đã vấp phải không ít chỉ trích từ khán giả. Bởi theo video nhân chứng quay lại, trong lúc hát hò tại nhà của ca sĩ Bích Tuyền, Đàm Vĩnh Hưng ngẫu hứng nhảy lên đài phun nước của nhà nữ ca sĩ dẫn đến chấn thương.
Trước phản ứng gay gắt của cư dân mạng, vào ngày 29/11, “Ông hoàng nhạc Việt” đã đăng đàn thể hiện sự bức xúc. Thậm chí, anh còn chê trách “ ý thức và văn hoá sử dụng mạng xã hội” của giới trẻ Việt Nam.
Nhưng vào ngày 4/12, Đàm Vĩnh Hưng lại đăng đàn thông báo việc sẽ hủy đơn kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền và mong muốn nhận được sự cảm thông từ cư dân mạng. Anh còn thừa nhận bản thân đã có quyết định thiếu đúng đắn rằng: “Không phải lần quyết định nào trong đời mình cũng đều đúng hết 100 %. Và sự nóng giận đã luôn làm con người ta có những quyết định ko chính xác và nó hoàn toàn trái ngược với con người thật của mình”.
Dẫu vậy, khán giả vẫn đồng loạt để lại bình luận chỉ trích và mỉa mai Đàm Vĩnh Hưng. Vì chỉ trong 1 tuần, anh đã liên tục thay đổi quyết định liên quan đến vụ kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền.
Đến sáng ngày 5/12, Đàm Vĩnh Hưng gây chú ý khi “than thở” về những khó khăn đã trải qua. Cụ thể, nam ca sĩ cho biết: “Gần sắp hết năm của tuổi 53 tuổi mà ai cũng phải đi qua. Kinh khủng khiếp sợ hãi hùng… Ráng thêm chút nữa anh bạn…”.
Theo đó, Mr Đàm cảm thấy vô cùng sợ hãi khi nghĩ về những điều đã gặp phải trong suốt một năm qua. Anh còn tự trấn an bản thân cố gắng tiếp tục đối diện với “sóng gió” một cách mạnh mẽ.
Ngay dưới bài đăng, bạn bè và fan hâm mộ đồng loạt động viên và khích lệ Đàm Vĩnh Hưng:
“Có những khoảnh khắc này khi qua rồi mới thấy mình thật tuyệt vời. Chỉ cần anh nhẫn nhịn, mình nhịn được là mình độ lượng vô biên rồi anh. Cố gắng, cố gắng, phía trước là bầu trời và còn triệu người yêu thương anh, trong đó có em á”
“Cố lên cố lên, cố gắng thêm chút nữa thôi chú iu quý”
“Sau cơn mưa trời lại sáng nhé chúc em luôn được chúa che chở bình an hạnh phúc”
“Ai cũng phải trải qua những giai đoạn khó khăn, ai cũng có lúc nghĩ không thông thoáng mọi việc. Chúc DVH vượt qua giai đoạn khó khăn này, giữ được thân tâm an lạc, thân thể bình an”,…
Vào trưa 4/12, trong cuộc trò chuyện với Dũng Taylor – bầu show có tiếng ở Mỹ (chồng ca sĩ Thu Phương), ông Gerard Richard Williams III (chồng nữ ca sĩ Bích Tuyền) cũng lên tiếng xác nhận vụ việc này, đồng thời cho biết, Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện và ông thấy vui vì chuyện ồn ào này cũng đã chấm dứt.
Biết tôi có 30 tỷ tiền tiết kiệm và đang chuẩn bị mua nhà hồi môn để làm đám cưới, bố chồng tương lai liên tục mời sang nhà ăn cơm, nấu toàn món ngon đại bổ rồi hết lời khen ngợi tôi rất giỏi giang, còn trẻ đã có chức vụ cao và sắp mua được nhà, con trai bác đúng là vừa tốt phúc lại có mắt nhìn người. Thế mà chưa kịp nở nụ cười thì bác lại tỉ tê nói luôn ‘Nếu cháu là cô gái tốt hiểu chuyện thì chắc chắn sẽ cho con bác đứng chung tên trong sổ đỏ. Hải không tham lam gì miếng đất của cháu, chẳng qua là con bác thấy bị l;;ép v;;ế khi lấy vợ quá giỏi và sẽ không tự tin khi ở bên cháu. Nếu cháu cho Hải đứng tên nhà thì tin rằng con bác sẽ yêu thương cháu hết lòng và không thấy tủi thân khi lấy vợ thành đạt’. Mặc kệ bác ngồi phân tích chán chê, tôi ăn hết 5 con cua Cà Mau rồi lặng lẽ đứng lên, không rửa bát đữa gì nữa, xin phép về thẳng, rồi còn chuyện cưới xin thì ……
Mở màn bác trai khen ngợi tôi rất giỏi giang, còn trẻ đã có chức vụ cao và sắp mua được nhà. Sau đó bác bảo…
Ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học, tôi đã đặt kế hoạch cho bản thân phải mua được nhà mới nghĩ đến chuyện lấy chồng. Để đạt được mục tiêu đặt ra thì tôi phải học giỏi, kiếm được công việc tốt và lương cao.
Suốt 4 năm, tôi đã học tập rất chăm chỉ và thành quả lớn nhất của tôi là nhận tấm bằng cử nhân loại giỏi. Kế hoạch đầu tiên của tôi đã đạt được đó là xin vào làm việc trong một công ty lớn, với mức lương khởi điểm 14 triệu/tháng.
Trong 7 năm làm việc ở đó, tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nâng cấp bản thân. Từ một nhân viên bình thường, tôi được thăng hết chức này đến chức khác và hiện tại đang là giám đốc chi nhánh của công ty, quản lý 20 nhân viên.
Tôi dự định khi nào mua được nhà rồi mới lấy chồng, vậy mà năm vừa rồi, lần đầu gặp Hải, trái tim tôi đã rung động. Anh là nhân viên dưới quyền tôi, ngoại hình cao ráo đẹp trai và cười rất duyên.
Hiện tại chúng tôi yêu nhau được gần một năm và dự định tháng sau sẽ tổ chức đám cưới.
Ảnh minh họa
Tôi có khoản tiền tiết kiệm gần 3 tỷ, mấy tuần nay, tôi đang săn tìm mua căn hộ rộng rãi. Nếu tiền còn thiếu thì tôi sẽ vay bố mẹ, anh em mỗi người một ít.
Tôi không muốn mua nhà sau cưới vì lúc đó sẽ là tài sản chung của 2 vợ chồng. Tôi dự định sau khi có nhà sẽ để cho thuê, còn vợ chồng vẫn thuê phòng trọ. Tôi muốn Hải phải tự lực phấn đấu, kiếm tiền mua một căn hộ chung cư nhỏ cũng được, không muốn anh ấy phụ thuộc vào vợ.
Khi Hải biết chuyện bạn gái mua nhà, anh xin tôi cho đứng tên chung sổ đỏ mà không góp đồng tiền nào. Tôi nói rõ quan điểm của bản thân và anh ấy tỏ vẻ ấm ức khó chịu. Không biết anh đã nói gì mà bác trai gọi tôi đến nói chuyện.
Mở màn bác trai khen ngợi tôi rất giỏi giang, còn trẻ đã có chức vụ cao và sắp mua được nhà. Sau đó bác bảo:
“Con trai bác tuy không giỏi nhưng có ngoại hình đẹp như thế 2 đứa rất cân xứng với nhau. Nếu cháu là cô gái tốt hiểu chuyện thì chắc chắn sẽ cho con bác đứng chung tên trong sổ đỏ. Hải không tham lam gì miếng đất của cháu, chẳng qua là con bác thấy bị lép vế khi lấy vợ quá giỏi và sẽ không tự tin khi ở bên cháu. Nếu cháu cho Hải đứng tên nhà thì tin rằng con bác sẽ yêu thương cháu hết lòng và không thấy tủi thân khi lấy vợ thành đạt”.
Nghe lời bác trai nói, tôi không khỏi cảm thấy lòng mình nặng trĩu. Những lời bác nói vừa như một lời khuyên, vừa như một áp lực đè nặng lên vai tôi. Tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này, về sự tự tin của Hải và về tương lai của chúng tôi.
Tối hôm đó, tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với Hải. Trong ánh đèn mờ của quán cà phê quen thuộc, tôi hỏi anh: “Anh có thực sự nghĩ rằng việc đứng tên chung trên sổ đỏ là cách để anh không cảm thấy lép vế?”
Hải im lặng một lúc lâu, ánh mắt tránh né cái nhìn của tôi. Rồi anh thở dài, trả lời: “Anh chỉ muốn cảm thấy mình có giá trị hơn trong mối quan hệ này. Em giỏi giang, thành công, còn anh chỉ là một nhân viên bình thường. Anh không muốn bị mọi người nhìn vào và nghĩ rằng anh đang dựa dẫm vào em.”
Lời anh nói làm tôi chạnh lòng, nhưng tôi biết đây là vấn đề lớn hơn cả một cuốn sổ đỏ. “Hải, em không bao giờ coi anh là người lép vế. Nếu em yêu anh, em yêu vì con người anh, chứ không phải vì anh có gì hay không có gì. Nhưng em cũng không thể làm điều gì đi ngược lại nguyên tắc của mình. Ngôi nhà này là mục tiêu cả đời em phấn đấu, và em muốn giữ nó làm tài sản riêng trước hôn nhân.”
Hải trầm ngâm, không đáp. Tôi tiếp tục: “Nếu anh cảm thấy không tự tin khi ở bên em, thì vấn đề không nằm ở cuốn sổ đỏ. Vấn đề là anh cần tự tin vào bản thân mình hơn. Tự tin không phải từ tài sản hay vị trí xã hội, mà từ giá trị anh tự tạo ra. Em muốn chúng ta xây dựng cuộc sống cùng nhau, chứ không phải để tài sản quyết định mối quan hệ.”
Sau hôm đó, Hải trở nên xa cách. Anh không còn vui vẻ như trước, những tin nhắn và cuộc gọi của anh cũng ít dần. Tôi nhận ra rằng tình cảm giữa chúng tôi đang có vết rạn.
Hai tuần sau, Hải đến gặp tôi. Anh nói rằng anh cần thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ này. “Anh không muốn em cảm thấy anh không xứng đáng. Nhưng anh cũng cần thời gian để tìm lại sự tự tin cho bản thân. Anh nghĩ chúng ta nên tạm dừng lại để anh có thể tự phấn đấu, chứng minh giá trị của mình.”
Lòng tôi chùng xuống, nhưng tôi tôn trọng quyết định của anh. Tôi nói: “Em hiểu. Nếu đây là điều anh cần, em sẽ chờ đợi. Nhưng em mong anh nhớ rằng em yêu anh vì con người anh, không phải vì bất kỳ thứ gì khác.”
Chúng tôi tạm xa nhau. Trong khoảng thời gian ấy, tôi tập trung vào công việc và hoàn tất việc mua căn hộ của mình. Ngôi nhà tôi chọn thật đẹp, với ban công hướng đông ngập nắng. Mỗi buổi sáng, khi đứng nhìn thành phố từ ban công, tôi đều tự nhủ rằng mình đã chọn đúng con đường, dù con đường ấy có thể cô đơn hơn tôi mong đợi.
Ba tháng sau, Hải đến tìm tôi. Anh trông khác hẳn, ánh mắt sáng hơn và nụ cười tự tin hơn. Anh kể rằng anh đã xin chuyển sang một công việc mới, nơi anh có thể học hỏi và thử thách bản thân nhiều hơn. “Anh không muốn chỉ đứng bên em như một cái bóng. Anh muốn trở thành người đàn ông mà em có thể tự hào, không chỉ vì anh đẹp trai,” anh nói, nửa đùa nửa thật.
Chúng tôi nói chuyện rất lâu. Hải không còn nhắc đến chuyện đứng tên sổ đỏ, và tôi cũng không đề cập đến. Cuối cùng, chúng tôi quyết định cho nhau thêm một cơ hội, lần này với sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau nhiều hơn.
Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi tin rằng mối quan hệ này đã trở nên mạnh mẽ hơn sau những thử thách. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng điều quan trọng là chúng ta học cách đối mặt với những khó khăn, thay vì né tránh chúng. Và quan trọng hơn hết, là chúng ta học cách yêu thương mà không để vật chất làm mờ đi giá trị thực sự của tình yêu.
Nhân dịp nhà có khách quý từ quê lên chơi, mẹ chồng sai tôi chuẩn bị mấy mâm cỗ toàn của ngon vật lạ từ sáng sớm để đãi mọi người. Mướt mồ hôi nấu xong cả bàn tiệc chưa kịp ngắm nhìn thành quả thì bà đã ‘đ/uổi khéo’, bảo bế con sang nhà hàng xóm chơi cho đỡ mệt rồi về ăn cơm. Tôi tặc lưỡi làm theo nhưng không thể ngờ chỉ đúng 15 phút sau trở về đã chỉ còn 1 đống h;;;oang t;;;;àn bừa bộn chờ mình, mâm cơm không còn 1 miếng thịt thừa hay con tôm ăn dở. Vừa cười nhạt vừa đi úp mì tôm ăn, tôi bình thản tuyên bố đúng 1 câu khiến mẹ chồng và họ hàng đang ngồi uống nước ăn tráng miệng xám ngoét mặt … và rồi…
Khi nhà chồng có khách khứa, cô vẫn đi chợ và nấu nướng bình thường. Hoàn thành nghĩa vụ của một nàng dâu. Nhưng lúc bà bảo cô bế con sang hàng xóm chơi, cô liền ứng đáp thế này.
Nàng dâu nào không mong được mẹ chồng đối xử tâm lý, thật lòng. Song nếu ước mơ chẳng thành hiện thực, vậy chỉ còn cách ứng phó sao cho mẹ chồng phải kiêng dè.
Nàng dâu trẻ tên Tuyến tâm sự, cô kết hôn được 3 năm, con nhỏ vừa tròn 1 tuổi. Suốt thời gian mang bầu và sau sinh, cô đều ở bên ngoại. Vì khi ấy chồng cô đi làm xa nhà. Chính mẹ chồng đề nghị cho cô về ngoại, bà đỡ cực nhọc lo cho con dâu chửa đẻ.
Mới đây, chồng Tuyến bảo 2 mẹ con cô về sống bên nhà chồng. Sang năm anh chuyển lại gần nhà rồi. Cô đã lấy chồng, ở mãi nhà mẹ đẻ sao được. Tuyến nghĩ hợp lý, nên đồng ý.
Mẹ chồng đối xử với cô khá lạnh nhạt. Thường chê trách cô đủ điều. Nhưng Tuyến đều để ngoài tai. Duy chỉ có một việc làm cô ấm ức và không cam chịu chấp nhận.
Ảnh minh họa
Tuyến kể, mỗi dịp cuối tuần nhà chồng Tuyến thường có khách khứa tới ăn cơm. Khi thì bạn của bố mẹ chồng, lúc là vợ chồng chị chồng mang các cháu về thăm ngoại. Tuyến bị giao trọng trách dậy sớm đi chợ, rồi nấu nướng cả bàn tiệc đãi khách.
Chuyện chẳng phải quá to tát, vì cô là phận dâu con. Dẫu tiền cô bỏ ra mua đồ ăn, lại một mình hì hục nấu nướng. Có điều, đến giờ ăn mẹ chồng lại bảo Tuyến… bế con sang nhà hàng xóm chơi. Lý do bởi, bé nhà Tuyến còn nhỏ, nào thì quấy phá, nào thì mè nheo đòi nọ đòi kia rất ồn ào, phiền phức.
Chuyện đến đây cũng chưa to tát lắm. Ăn trước ăn sau như nhau cả thôi. Có con mọn phải chấp nhận vậy. Song tiệc tàn, Tuyến bế con về thì chỉ còn lại mâm cơm hoang tàn. Cô phải úp mì gói ăn qua bữa, trộn thêm ít cơm nguội cho chắc bụng. Ăn còn lấy sức dọn dẹp bãi chiến trường mà mọi người để lại nữa chứ.
Tuyến cho hay, lần 1 cô cho là mẹ chồng quên để dành thức ăn cho mình. Lần thứ 2,3 nghĩ bà trót vô tâm. Đến lần thứ 4 lặp lại, cô tin chắc mẹ chồng cố tình.
Không sao, người khác đối xử tệ với bạn, thì chính bạn phải thật ưu ái, nâng niu chính mình – Tuyến bày tỏ quan điểm. Khi nhà chồng có khách khứa, cô vẫn đi chợ và nấu nướng bình thường. Hoàn thành nghĩa vụ của một nàng dâu. Nhưng lúc bà bảo cô bế con sang hàng xóm chơi, cô liền gọi taxi dẫn con đi ăn hàng.
Mẹ chồng chê cháu nội ồn ào khiến mọi người ăn mất ngon, nhưng chả nhà hàng nào lườm nguýt mẹ con cô. Nhà hàng sang xịn còn có hẳn ghế ăn dành riêng cho trẻ là đằng khác. Mẹ con cô đánh chén một bữa no say rồi tạt sang nhà cô bạn thân ngủ trưa, chiều đi dạo phố chán chê mới về. Khi ấy cô mới đủng đỉnh đi rửa dọn mâm bát còn phần mình.
Được vài lần, tiền chồng gửi về cho Tuyến lập tức cạn sạch. Cô hồn nhiên gọi cho anh giục gửi thêm tiền. Anh vội hỏi sao tiêu nhanh thế, Tuyến vui vẻ kể lể dạo này mẹ con cô thường được đi ăn nhà hàng ngon.
Ảnh minh họa
“Em nghĩ ý mẹ là em cứ cho con ra quán ăn cho lạ miệng đi đấy. Tại tính mẹ ít nói nên không thể hiện ra thôi. Nếu không mẹ đã phần cơm với đồ ăn cho em rồi. Công nhận mẹ tâm lý thật anh ạ. Thương con dâu với cháu cả tuần chả được thò mặt ra ngoài, cuối tuần nhân nhà có khách liền cho em đi chơi…”, Tuyến nói mà đến bản thân cũng thấy ngượng miệng.
Tình huống cô nghĩ ra chắc chỉ có trong tiểu thuyết. Nhưng cô phải nói như thế, chứ cô thẳng thừng lên án mẹ chồng, cô sẽ là nàng dâu tệ. Chắc gì đã được chồng đồng tình, trái lại khả năng còn bị mắng “mẹ chắc không cố ý đâu, em đừng nghĩ xấu bà, có gì em là con cái nên nhịn mẹ một chút”.
Nhưng nói như Tuyến chồng cô lại tin. Vì chả người đàn ông nào nghĩ xấu mẹ mình. Hơn nữa, từ khi về chung sống, Tuyến chưa 1 lần phàn nàn với chồng về nhà chồng. Có nhắc đến, cô đều khen ngợi. Thành ra chồng cô khó bề nghĩ rằng cô đang “mát mẻ” mẹ chồng.
Tuyến bật cười kể, sau đó chồng cô gọi cho mẹ, bảo bà bớt bớt cho Tuyến đi ăn hàng, ăn cơm nhà cho tiết kiệm. Bà hỏi ra mới biết Tuyến làm gì vào những lúc bị mình bắt bế con sang nhà hàng xóm chơi. Bà giận tím mặt, nhưng vẫn phải giữ hình tượng với con trai, liền gật đầu đồng ý. Chuyện “đuổi” con dâu vào giờ cơm không còn tái diễn nữa.
Sau chuyện đó, mẹ chồng Tuyến đã có sự hiểu biết về con dâu. Từ đó bà cư xử hài hòa hơn, ít nhất là ở bề ngoài. Tuyến thở dài nói, thôi thế cô cũng thỏa mãn rồi.
Vừa cưới nhau được nửa năm thì chồng tôi không may qua đời, năm ấy, tôi tròn 26 tuổi. Thương bố mẹ chồng đã có tuổi lại chẳng còn con cái gì, tôi cũng chỉ có một mình nên cuối cùng, tôi thay chồng làm tròn chữ hiếu, ở lại phụng dưỡng, coi họ như bố mẹ r;;uột. Suốt 10 năm, gia đình 3 người chúng tôi sống hòa hợp đến mức chưa 1 lần to tiếng xích mích. Cứ tưởng cuộc sống bình lặng như thế nhưng rồi tình cờ, tôi gặp lại người yêu cũ sau nhiều năm bặt vô âm tín, anh đã ly hôn vợ được 3 năm và cũng cô đơn 1 mình. Thi thoảng chúng tôi hỏi chuyện nhau như những người bạn rồi đi cà phê, mua sắm cho khuây khỏa. Tôi chưa từng kể chuyện này với mẹ chồng nhưng chẳng hiểu sao bà lại biết để rồi đến đúng ngày tôi bước sang tuổi 36, ông bà bất ngờ tặng 1 ‘món quà sinh nhật’ khiến tôi chân tay r;;un r;;ẩy, bàng hoàng không nói được thành lời …
Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.
Tôi là đàn bà góa chồng từ năm 26 tuổi, đến nay tôi đã 36 tuổi. Sau khi chồng sớm, nhiều người khuyên tôi nên dọn ra ngoài sống riêng để tự do thoải mái hơn. Nhưng tôi có sống một mình thì cũng chẳng có cha mẹ họ hàng gì, tôi vốn là trẻ mồ côi. Cũng vì tôi thương bố mẹ chồng đã lớn tuổi lủi thủi một mình không con cái chăm sóc. Dù sao tôi cũng xem họ là bố mẹ ruột của mình.
Suốt 10 năm, tôi sống với bố mẹ chồng rất hòa hợp, chưa từng lớn tiếng với nhau. Thấy tôi một mực đi bước nữa, mẹ chồng tôi thủ thỉ: “Thôi con vậy cũng đã trọn nghĩa với bố mẹ, lâu quá rồi, hay là con đi tìm người nào phù hợp để nương tựa”. Nhưng tôi im lặng như một lời từ chối. Vì tôi thấy mình có lỗi khi để ông bà già cả sống đơn chiếc hương khói cho con trai đã mất sớm.
Thời gian gần đây, tôi gặp lại người yêu cũ. Anh ly hôn vợ đã 3 năm. Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.
Ảnh minh họa: Internet
Hôm đó là sinh nhật của tôi. Mọi năm, tôi cùng bố mẹ chồng ăn một bữa cơm vui vẻ. Nhưng lần này, mẹ chồng tôi lại hẹn tôi đến một nhà hàng. Đến nơi, tôi ngỡ ngàng tới mức tay chân run rẩy khi thấy chỉ có người yêu cũ của mình ở đó. Anh trông chẳng có gì ngại ngần như đã được sắp xếp từ trước. Dù sao anh cũng đã đến, tôi đành dùng bữa với anh. Khi ăn xuống xong, anh ngỏ lời muốn quay lại với tôi, muốn cho tôi một chỗ dựa.
Khi tôi về nhà, bố mẹ chồng vẫn thức đợi tôi ở phòng khách. Họ ôn tồn nói đã đến lúc họ phải lo cho tôi có một gia đình khác, để con trai ở nơi suối vàng cũng có thể yên tâm. Tôi phải sống cho mình, đừng chôn thân ở bên ông bà già như họ nữa.
Tôi thật sự khó nghĩ. Thời gian qua, tôi xem bố mẹ chồng như người thân, vừa yêu thương vừa có trách nhiệm. Tôi muốn chăm sóc ông bà thật tốt, như báo hiếu thay cho chồng mình, cũng là làm tròn nghĩa con cái. Nếu tôi đi bước nữa thì ai lo cho ông bà đây?
Còn chuyện với người yêu cũ, dù tôi cũng có tình cảm nhưng chưa đủ chín muồi. Có lẽ tôi cần thời gian nhiều hơn, hoặc là cần suy nghĩ thêm. Tôi nên cho mình thời gian và cho anh ấy một cơ hội phải không?
Nghe lời các con, tôi dù vẫn khỏe mạnh vội vàng đi làm di chúc chia đất đai cho 3 người con trai. Ngày ra ủy ban xã đóng dấu, tôi chưa kí vội mà quay ra hỏi con trai con dâu chia đất rồi mẹ ở đâu. Câu trả lời của các con khiến tôi bật khóc, làm ngay 1 việc để cho mình đường lui….
Tôi là bà Mai, năm nay 68 tuổi, sống ở một làng quê yên bình. Cả cuộc đời tôi vất vả làm lụng, cùng chồng xây dựng ngôi nhà và mảnh vườn trên mảnh đất này. Chồng tôi mất sớm, để lại mình tôi nuôi ba đứa con trai. Cũng may mắn, các con tôi đều trưởng thành, lập gia đình và có công việc ổn định. Tuy nhiên, từ khi các con lập gia đình, tôi bắt đầu nhận ra khoảng cách ngày càng lớn giữa mẹ con.
Dạo gần đây, tôi hay nghe hàng xóm bàn tán về chuyện chia tài sản. Bà Hòa, hàng xóm bên cạnh, vừa mới làm xong di chúc, chia đều mảnh đất cho hai con trai. Thế mà chưa đầy một tháng sau, hai anh em quay ra tranh cãi, cắt đứt quan hệ chỉ vì ai cũng muốn phần đất đẹp hơn. Chuyện nhà bà Hòa khiến tôi trăn trở mãi. Tôi tự hỏi, liệu có nên chia đất sớm để tránh phiền phức sau này?
Các con tôi bắt đầu bóng gió về chuyện này. Đầu tiên là cậu cả Tuấn, người thường tự nhận mình gánh vác trọng trách lớn nhất trong nhà. Tuấn bảo: “Mẹ, mẹ chia đất sớm đi, sau này anh em không tranh cãi nữa. Chứ để đến lúc mẹ… thì khó nói lắm.” Nghe con nói, tôi chợt giật mình, nhưng vẫn cố trấn an mình rằng Tuấn chỉ lo xa.
Rồi đến cậu hai Long, người luôn khéo léo hơn. Long thường nhẹ nhàng nhắc: “Mẹ, con nghĩ mẹ nên phân chia rõ ràng để các cháu sau này cũng biết phần của mình. Ai cũng an tâm hơn, mẹ ạ.” Còn cậu út Tùng, vốn dĩ ít nói, nhưng lần này lại bất ngờ đồng tình: “Mẹ chia sớm, sau này đỡ đau đầu. Con chỉ cần phần nào nhỏ thôi, nhưng mẹ phải công bằng.”
Mỗi lần nghe các con nói, lòng tôi buồn nhưng không dám trách. Có lẽ chúng chỉ lo lắng cho tương lai. Sau nhiều đêm trằn trọc, tôi quyết định đi làm di chúc. Tôi gọi từng đứa đến hỏi ý kiến. Tuấn nói: “Con cả thì phải gánh vác, nên mẹ cho con phần đất gần mặt đường là hợp lý.” Long thì cười: “Con chỉ cần phần giữa, mẹ cứ sắp xếp.” Còn Tùng, dù nói ít nhưng lại bảo: “Phần đất sau vườn cũng được, con không đòi hỏi.”
Nghe các con nói, tôi mừng vì chúng không tranh giành. Nhưng có lẽ, tôi đã lầm…
Ngày tôi cầm bản di chúc ra ủy ban xã đóng dấu, lòng tôi nặng trĩu. Đó là một sáng mùa đông lạnh lẽo, trời mù sương. Khi chuẩn bị ký tên, tôi chợt nảy ra ý nghĩ: “Nếu chia đất rồi, mẹ sẽ ở đâu?” Tôi quay sang hỏi các con trai và con dâu: “Mẹ chia đất rồi, mẹ ở đâu?”
Các con nhìn nhau, im lặng. Rồi Tuấn lên tiếng trước, giọng khô khan: “Mẹ ở với con. Nhưng nhà con chật, mẹ chịu khó ở tạm phòng của cháu.” Long thì cười gượng: “Hay là mẹ ở luân phiên, mỗi nhà một tháng, cho công bằng.” Còn Tùng, cậu út, chỉ cúi đầu, lẩm bẩm: “Con chưa xây nhà mới, mẹ ở tạm nhà cũ vậy.”
Câu trả lời của các con như nhát dao cứa vào tim tôi. Tôi bật khóc ngay tại ủy ban xã. Họ chỉ nghĩ đến phần đất, phần tài sản, mà quên mất tôi vẫn còn sống, vẫn cần một nơi để gọi là nhà. Tôi nhận ra rằng, nếu ký vào tờ giấy này, tôi sẽ không còn gì cả. Không đất, không nhà, không chỗ dựa. Trong giây phút đó, tôi quyết định làm một việc để tự cứu mình.
Tôi cầm lại bản di chúc, xé toạc trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Tôi nói: “Tôi sẽ không chia đất nữa. Tôi vẫn còn sống, và tôi sẽ giữ lại quyền quyết định. Nếu các con muốn đất, hãy chứng minh rằng các con xứng đáng.”
Các con tôi ban đầu phản ứng dữ dội. Tuấn nói tôi ích kỷ, Long thì bóng gió rằng tôi không tin tưởng con cái. Nhưng rồi, dần dần, chúng cũng hiểu ra. Chúng bắt đầu quan tâm đến tôi hơn, không chỉ vì tài sản. Chúng đến thăm tôi, hỏi han sức khỏe, thậm chí còn giúp tôi sửa lại ngôi nhà cũ.
Câu chuyện này không chỉ là bài học cho các con tôi, mà còn là bài học cho chính tôi. Tôi nhận ra rằng, người già cần có quyền tự chủ, cần biết giữ lại cho mình một “đường lui.” Tài sản có thể chia, nhưng chỉ khi nào người sở hữu thực sự sẵn lòng. Và trên hết, tình cảm gia đình không thể mua được bằng đất đai hay tài sản.
Bây giờ, mỗi khi nhìn ngôi nhà và mảnh vườn, tôi lại mỉm cười. Tôi biết mình đã làm đúng. Các con tôi, dù thế nào, cũng là máu mủ của tôi. Nhưng tôi sẽ không để tài sản trở thành rào cản giữa tình mẹ con. Đất đai, suy cho cùng, chỉ là vật ngoài thân. Còn gia đình, mới là tài sản quý giá nhất.
Cách đây vài ngày, tôi đưa vợ đến một nhà hàng ăn tối, bỗng nhận thấy một bóng dáng quen thuộc hóa ra người bưng đồ ăn ra lại chính là vợ cũ của tôi. Dù đã ly hôn được 3 năm nhưng khoảnh khắc gặp lại vợ cũ, tôi vẫn cảm thấy bồi hồi. Năm ấy chúng tôi ly hôn vì bất đồng quan điểm khiến những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra. Quyền nuôi con thuộc về vợ cũ, sau đó hai mẹ con cô ấy chuyển tới thành phố khác sinh sống, đồng thời chặn liên lạc của tôi. Thật không ngờ, giờ tôi lại gặp vợ cũ ở đây, trong tình cảnh này. Cuộc gặp gỡ này khiến tôi cảm thấy vui mừng nhưng cũng đầy trăn trở. Toi không nghĩ cuộc sống của cô ấy khó khăn đến thế, tôi quyết định giúp đỡ cô ấy nên rút ra 10 triệu và đưa cho vợ cũ, nhưng cô ấy lại từ chối: “Không cần đâu, số tiền này không đủ” rồi bỏ đi. Đáng nói, những lời sau đó nghe từ nhân viên thu ngân khiến tôi có cảm xúc phức tạp… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN
Nghe những lời nhân viên thu ngân nói, lòng tôi có cảm xúc phức tạp.
Cách đây vài ngày, tôi đưa vợ đến một nhà hàng ăn tối. Khi món ăn được đưa ra, tôi bỗng nhận thấy một bóng dáng quen thuộc. Hóa ra, người bưng đồ ăn ra lại chính là vợ cũ của tôi.
Dù đã ly hôn được 3 năm và hiện tại tôi đã có vợ mới, nhưng khoảnh khắc gặp lại vợ cũ, tôi vẫn cảm thấy bồi hồi. Năm ấy chúng tôi ly hôn vì bất đồng quan điểm khiến những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra. Sau khi ly hôn, quyền nuôi con thuộc về vợ cũ, sau đó hai mẹ con cô ấy chuyển tới thành phố khác sinh sống, đồng thời chặn liên lạc của tôi.
Thật không ngờ, giờ tôi lại gặp vợ cũ ở đây, trong tình cảnh này. Cuộc gặp gỡ này khiến tôi cảm thấy vui mừng nhưng cũng đầy trăn trở.
Thiết nghĩ vợ cũ đang gặp khó khăn về kinh tế nên mới phải đi làm phục vụ trong quán ăn, nên tôi quyết định giúp đỡ cô ấy. Khi đó, tôi đã rút ra 10 triệu và đưa cho vợ cũ, nhưng cô ấy lại từ chối:
– Không cần đâu, số tiền này không đủ.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy vợ cũ làm nhân viên phục vụ trong nhà hàng. (Ảnh minh họa)
Ngẫm nghĩ một lúc, tôi quyết định xin tiền vợ để hỗ trợ vợ cũ, với lý do chu cấp tiền cho con. Vợ tôi là một người biết phải trái, biết cảm thông và có tấm lòng rộng lượng, lại sẵn tiền mặt trong người nên cô ấy đã đưa thêm cho tôi 20 triệu.
Nhận được tiền, tôi đưa cho vợ cũ tổng cộng 30 triệu. Dù ban đầu vợ cũ tự chối, nhưng tôi vẫn kiên quyết dúi tiền vào túi cô ấy. Cuối cùng, vợ cũ cũng chịu nhận và nói lời cảm ơn với tôi.
Khi tôi và vợ chuẩn bị thanh toán cho bữa ăn, tôi không kìm lòng được mà hỏi nhân viên thu ngân về mức lương của vợ cũ. Nếu mức lương của cô ấy thấp, tôi sẽ tăng tiền chu cấp cho con để hai mẹ con đỡ vất vả.
Nào ngờ khi nghe thấy tên vợ cũ của tôi, nhân viên thu ngân lại cười nói:
– Chị ấy là chủ của nhà hàng này đấy ạ. Công việc làm ăn tốt lắm, doanh thu hàng trăm triệu mỗi tháng. Chị ấy có mấy cơ sở nhà hàng rồi đấy.
Nghe nhân viên thu ngân nói, tôi há hốc kinh ngạc, không ngờ vợ cũ lại giỏi giang như thế, sự ngượng ngùng hiện rõ trên khuôn mặt. Nhưng tại sao là bà chủ, vợ cũ vẫn tự tay bê đồ ăn ra cho khách như thế chứ?
– Hôm nay cửa hàng chúng em khai trương cơ sở mới mà, khách khứa đông nên chị chủ cũng xắn tay áo vào hỗ trợ luôn. Nhưng thực ra ngày thường, khi có khách nào gọi món ốc xào cay, chị ấy đều tự tay bê ra. Chị nói, đây là món chị thích nhất, ngày xưa thường đi ăn với chồng.
Nghe nhân viên thu ngân nói chuyện mà tôi sững sờ. (Ảnh minh họa)
Nghe những lời nhân viên thu ngân nói, lòng tôi có cảm xúc phức tạp. Ngày xưa khi yêu nhau, gần như tuần nào tôi và vợ cũ cũng đi ăn món ốc này. Không phải chỉ vì nó ngon mà còn vì rẻ, khi ấy chúng tôi chỉ đủ tiền gọi món này thôi.
Khi nghèo khổ, chúng tôi đồng hành bên nhau, tình cảm ngọt ngào hạnh phúc. Nhưng khi có tiền rồi, cuộc sống đủ đầy hơn thì mâu thuẫn lại tăng lên. Có thể là vì tôi quá bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Có thể là vì thời gian đã bào mòn tình cảm của cả hai,…
– Chị ấy đang có cuộc sống tốt như vậy, anh nên mừng cho chị ấy. Có những thứ đã mất đi thì không thể lấy lại được nữa, thay vì tìm kiếm nó thì tốt nhất nên trân trọng trước mắt.
Lời vợ nói đã đánh thức tôi, kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ. Vợ nói đúng, cái gì đã qua thì hãy để nó qua đi. Tôi mừng vì vợ cũ có cuộc sống tốt, tôi cũng mừng vì bản thân đang có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ thông minh, hiền dịu. Vì vậy, tôi sẽ trân trọng và cố gắng vun vén cho tổ ấm này.
Thủ tục cấp sổ đỏ cho diện tích đất tăng thêm bạn nên biết …
Diện tích đất tăng thêm xuất phát từ đâu?
Diện tích đất thực tế khác với diện tích đất trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do các nguyên nhân:
– Do đo đạc đất chưa chính xác, được thể hiện qua việc việc ranh giới thửa đất không thay đổi nhưng khi đo đạc lại thì diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong sổ đỏ đã cấp.
– Do người sử dụng đất lấn chiếm.
– Do chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế đất.
2 nguyên tắc xử lí điện tích đất tăng thêm
Tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp sổ đỏ, trong đó nêu rõ cách xử lý diện tích đất tăng thêm.
Cụ thể: “Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai 2013”.
Như vậy, nếu ranh giới thửa đất không thay đổi, không có tranh chấp với những người sử dụng liền kề thì khi cấp đổi sổ đỏ, diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.
Nếu ranh giới thửa đất có thay đổi so với thời điểm có sổ đỏ, phần diện tích đất tăng thêm sẽ được xem xét cấp sổ đỏ.
Thủ tục cấp sổ đỏ diện tích tăng thêm do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đã có giấy chứng nhận
– Nếu thửa đất gốc đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không cần yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp đất, thì người sử dụng đất thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế đối với diện tích đất tăng thêm, và thủ tục cấp đổi sổ đỏ cho thửa đất gốc.
Trường hợp cho tặng, chuyển nhượng, thừa kế trước ngày 1.7.2014, bên chuyển nhượng chỉ có sổ đỏ của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực thì nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ.
– Nếu trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp giấy chứng nhận, thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc.