Sáng 19/12 tại nhà tang lễ Bệnh viện 198, ông Nguyễn Xuân Ứng, Trưởng ban tổ chức Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 3 nạn nhân vụ cháy quán cafe đường Phạm Văn Đồng và bàn giao cho gia đình đưa về quê lo hậu sự.
Danh tính các nạn nhân là: anh PQT (SN 2000, ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Anh PTC ( SN 1985, phường Nam Sơn, TP Bắc Ninh) và chị ĐTN ( SN 1981, trú tại Nam Định).
Đại diện UBND tp Hà Nội và quận Bắc Từ Liêm chia sẻ mất mát với gia đình nạn nhân (ảnh PV).
Cũng theo lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm, đơn vị đang phối hợp với cơ quan công an tiến hành xác định nhân thân 8 người còn lại. Các thi thể được đưa về nhà tang lễ quận Cầu Giấy (phố Trần Vỹ) và nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 để phục vụ công tác xác định nhân thân và điều tra.
Tại nhà tang lễ 19/8, quận Bắc Từ Liêm cũng lập ban thường trực để tiếp nhận và hỗ trợ việc xác minh nhân thân người gặp nạn
Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 3 nạn nhân trong vụ cháy tại quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) và đang tích cực xác định danh tính 8 người tử vong còn lại.
Báo Vietnamnet ngày 19/12/2024 đưa thông tin với tiêu đề: “Xác định danh tính 11 người tửvong trong vụ cháy quán hát ở Hà Nội” cùng nội dung như sau:
Sáng 19/12, tại nhà tang lễ 19/8, ông Nguyễn Xuân Ứng, Trưởng ban Tổ chức quận ủy Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 3 người tửvong trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng và bàn giao cho gia đình đưa về quê lo hậu sự.
Rất nhiều người thân của các nạn nhân vụ cháy quán hát đã đến Bệnh viện 19-8.
Danh tính 3 người tửvong đã được xác định gồm: Anh P.Q.T. (SN 2000, ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), anh P.T.C. (SN 1985, phường Nam Sơn, TP Bắc Ninh) và bà Đ.T.N. (SN 1981, ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Cũng theo lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm, quận đang phối hợp với cơ quan Công an tiến hành xác định nhân thân 8 người tử vong còn lại.
Tại nhà tang lễ 19/8, quận Bắc Từ Liêm cũng lập Ban thường trực để tiếp nhận và hỗ trợ việc xác minh nhân thân người gặp nạn. Quận Bắc Từ Liêm cũng đã quyết định mức hỗ trợ tiền 25 triệu đồng/nạn nhân trong vụ cháy.
Hình ảnh tại nhà tang lễ 19/8 sáng 19/12, nhiều người thân đến đây khi có thân nhân gặp nạn trong vụ cháy:
Lực lượng chức năng đưa áo quan đến nhà tang lễ 19/8, để khâm liệm cho các nạn nhân.
Trước đó, khoảng 23h ngày 18/12, tại nhà số 258 đường Phạm Văn Đồng đã xảy ra vụ phóng hỏa đốt quán hát. Vụ cháy đã khiến 11 người tửvong và 2 người khác bị thương.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (SN 1973, trú tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán cà phê làm nhiều người tửvong vào đêm 18/12.
Tiếp đến, Vietnamnet ngày 19/12/2024 đưa tin “Hoàn cảnh khó khăn của nữ nạn nhân vụ cháy quán ‘Hát cho nhau nghe’ ở Hà Nội”. Nội dung chính như sau:
Sáng 19/12, cơ quan chức năng đang khẩn trương khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tửthi để điều tra nguyên nhân vụ cháy quán cà phê ”Hát cho nhau nghe” làm 11 người tửvong.
Theo ghi nhận, 9h cùng ngày, nhiều người đã đến nhà tang lễ Bệnh viện 19-8 để tìm nhận người thân là nạn nhân trong vụ cháy.
Người thân đến nhà tang lễ Bệnh viện 19-8 để nhận thi thể nạn nhân trong vụ cháy quán cà phê.
Một nguồn tin cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 3 nạn nhân được người thân nhận diện. Cơ quan chức năng đã xác định danh tính và bàn giao cho gia đình, trong đó một nạn nhân nam giới 40 tuổi sáng sớm nay được đưa về quê còn 2 nạn nhân khác đang được làm thủ tục.
“Có 3 người được nhận diện, còn lại vẫn đang chờ mẫu xét nghiệm ADN”, nguồn tin chia sẻ.
Trong số 11 nạn nhân tửvong có 4 người phụ nữ. Một nữ nạn nhân được xác định danh tính là chị Đ.T.N. (SN 1981, trú tại Ý Yên, Nam Định).
Người thân của chị Đ.T.N. đến nhận thi thể.
Người thân của chị N. cho biết, hoàn cảnh của chị vô cùng khó khăn, phải nuôi 3 con, trong đó cháu nhỏ nhất đang học lớp 1. Để nuôi con ăn học và trang trải cuộc sống, chị N. và người con lớn phải lên Hà Nội đi làm thuê.
Thường ngày, chị N. làm công nhân may gia công tại khu vực Cổ Nhuế, tận dụng thời gian buổi tối chị đi làm phục vụ, dọn vệ sinh tại quán cà phê ”Hát cho nhau nghe”.
Hồi 23h03 ngày 18/12, Tổng đài 114 – Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin báo cháy quán cà phê “Hát cho nhau nghe” tại số 258 Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm), có nhiều người mắc kẹt bên trong.
Mặc dù lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nhưng vụ cháy đã làm 11 người tửvong. 7 người được đưa ra ngoài (trong đó 5 người sức khỏe ổn định, 2 người được đưa đi bệnh viện cấp cứu).
Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với C.V.H. (SN: 1973, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán cà phê làm 11 người tửvong.
Đối tượng C.V.H. có 2 tiền án về tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”.
Lần đầu vợ cặp với khách hàng để tốt cho công việc, được tôi tha thứ nhưng vợ vẫn tiếp tục cặp với sếp.
Chúng tôi yêu nhau 7 năm rồi tiến tới hôn nhân trong tình yêu. Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng tôi cùng làm ở nội thành Hà Nội được hơn một năm rồi cưới, sau đó về quê sinh sống và làm ăn tại quê. Tôi làm nghề theo ngành học, thu nhập không ổn định, lúc nhiều lúc ít nhưng đủ chi tiêu trong gia đình, con cái và có thể tiết kiệm được.
Vợ tôi xin làm việc ở một doanh nghiệp với thu nhập trung bình, tiền bạc chúng tôi quản lý riêng. Sau 3 năm chúng tôi có hai bé, một trai và một gái. Tưởng chừng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc nhưng trước khi sinh bé gái, tôi phát hiện vợ qua lại với khách hàng chỗ vợ làm. Tôi biết vợ qua lại với người đó một phần để tốt cho công việc, một phần vì nội bộ gia đình hay căng thẳng và nhiều lúc bị tôi chửi mắng. Đôi lần tôi cũng đánh cô ấy vì lý do vợ nói dối, không trung thực khi đi làm và gặp khách hàng.
Sau việc đó tôi hoàn toàn mất lòng tin với vợ, giá như lúc ấy tôi quyết định chấm dứt thì đã không có ngày hôm nay phải suy nghĩ, dằn vặt bản thân. Tôi nghĩ cho con cái và cho gia đình nên cho vợ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Không ngờ thời gian sau, vì muốn được nâng đỡ và thăng tiến nên vợ tiếp tục qua lại với sếp. Tôi có toàn bộ chứng cứ. Sau hai lần bị vợ phản bội, tôi sống nội tâm, khó tính, cuộc sống ngột ngạt, khó chịu, lúc nào cũng nghĩ đến việc này. Cuộc sống của tôi kéo theo nhiều tiêu cực, thế nhưng nghĩ đến gia đình, con cái, tôi không quá đà.
Sau khi mọi chuyện trong gia đình trở nên căng thẳng không lối thoát, tôi bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực hơn. Không chỉ sự phản bội của vợ khiến lòng tôi trĩu nặng, mà còn là cảm giác bất lực, đau khổ khi gia đình nhỏ của mình đang trên bờ vực tan vỡ.
Dù đã cố gắng tha thứ hai lần, hy sinh để giữ gìn hạnh phúc cho con cái, nhưng lòng tin của tôi với vợ đã hoàn toàn sụp đổ. Cảm giác như mình là người ngoài trong chính ngôi nhà mình từng cố gắng xây dựng. Mỗi lần nhìn vào mắt con trai và con gái, tôi lại tự hỏi, liệu những đứa trẻ ấy có thực sự là con ruột của mình không? Đau đớn và dằn vặt, nhưng tôi biết mình cần một sự thật, một câu trả lời rõ ràng cho những suy nghĩ đang bủa vây trong đầu.
Sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ, tôi quyết định lén đi xét nghiệm ADN cho cả hai đứa con. Có lẽ, nếu nhận được kết quả chính xác, tôi mới có thể giải thoát bản thân khỏi vòng luẩn quẩn này và quyết định rõ ràng về tương lai của gia đình.
Ngày nhận kết quả xét nghiệm đến, tay tôi run run khi cầm tờ giấy. Kết quả của đứa con trai đầu tiên: đúng là con ruột của tôi. Tôi cảm thấy một chút nhẹ nhõm, nhưng đến khi nhìn xuống kết quả của đứa con gái, trái tim tôi như ngừng đập.
Kết quả xét nghiệm ghi rõ: tôi không phải là cha đẻ của con gái. Trước mắt tôi là một sự thật đau đớn đến khó tin, và mọi cảm xúc trong lòng bỗng chốc vỡ vụn. Đứa con gái tôi từng yêu thương, từng bế bồng, không phải là máu mủ của mình. Trong khoảnh khắc ấy, mọi kỷ niệm, những tháng ngày vui vẻ, những hy sinh vì gia đình như tan biến thành hư không. Tôi không còn đủ sức để đứng vững.
Trở về nhà, nhìn thấy con gái, tôi cảm thấy lẫn lộn giữa yêu thương và đau đớn. Tôi hiểu rằng con không có lỗi, nhưng nỗi đau của sự phản bội từ vợ khiến lòng tôi như bị xé nát.
Tối hôm đó, tôi đối diện với vợ và đưa ra kết quả xét nghiệm. Cô ấy chết lặng, không nói thành lời. Tôi hỏi cô ấy tại sao lại giấu tôi, tại sao lại phản bội đến mức này. Không còn giấu diếm được nữa, vợ thú nhận rằng mối quan hệ với khách hàng lần đầu không chỉ để tiến thân mà còn là một sự lầm lỡ.
Cuối cùng, tôi phải đối mặt với một quyết định khó khăn: liệu tôi có thể tiếp tục sống bên cạnh một người đã lừa dối mình nhiều lần? Liệu tôi có thể xem con gái như trước khi biết sự thật? Những câu hỏi đó vẫn xoáy sâu vào tâm trí tôi, nhưng tôi hiểu rằng, không thể cứ mãi sống trong đau khổ và ngột ngạt. Dù con đường phía trước có thể đầy thử thách, tôi cần quyết định để tìm lại bình yên cho chính mình và các con.
Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm, để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:
Từ 1/5/2025 người dân không có bảo hiểm bắt buộc bị CSGT tịch thu phương tiện?
Theo quy định người dân điều khiển phương tiện là xe máy, xe mô tô lưu thông trên đường bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy. Nếu không sẽ bị CSGT xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, mức xử phạt như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé!
Theo quy định hiện hành, tại Điểm d thuộc Khoản 2 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định số 03/2021 của Chính phủ, người đi xe máy sẽ phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.
Nếu người điều khiển xe máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (tức bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (Điểm a, Khoản 2 Điều 21 của Nghị định 100/2019 của Chính phủ, Khoản 11 Điều 2 của Nghị định 123/2021 của Chính phủ).
Những lỗi khiến người điều khiển xe máy bị tịch thu phương tiện?
Theo quy định điều 6, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị tịch thu xe máy như sau:
– Người điều khiển xe máy buông cả hai tay; dùng chân điều khiển xe máy; ngồi về một bên khi đang điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe, đổi người điều khiển khi xe đang chạy; xoay người về phía sau hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị tịch thu phương tiện
– Người điều khiển xe máy có hành vi lạng lách hoặc đánh võng khi điều khiển xe trên đường bộ trong hay ngoài đô thị sẽ bị thu phương tiện.
– Người điều khiển xe máy chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh sẽ bị thu phương tiện.
– Người điều khiển xe máy chạy thành nhóm từ 2 xe trở lên vượt quá tốc độ quy định sẽ bị thu phương tiện.
– Người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hay có hành vi bỏ trốn sau khi vi phạm không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Người điều khiển sử dụng xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông cũng bị tịch thu xe máy.
– Người điều khiển xe máy không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện trong các trường hợp như không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe không có giấy đăng ký xe theo quy định sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe sử dụng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe cung cấp phương tiện có giấy đăng ký tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép cho đơn vị chức năng sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe cung cấp phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện.
– Chủ xe sử dụng phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung, số máy của xe tham gia giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện.
Kết luận chung: Như vậy trên đây là những lỗi vi phạm khiến cho người dân bị tịch thu phương tiện giao thông, cụ thể là xe máy. Nhưng trong tất cả các lỗi trên không có lỗi về không có hoặc không mang theo bảo hiểm bắt buộc. Bởi vậy, nếu người dân đi xe máy ra đường không mang theo bảo hiểm bắt buộc sẽ chỉ bị CSGT xử phạt từ 100.000 – 200.000 nghìn đồng, không bị tịch thu phương tiện.
Tại cơ quan công an, Cao Văn Hùng vừa cười vừa nói mua 100 nghìn tiền xăng sau đó đem đến quán cà phê để đốt, sau đó đi xin quần dài và đến cơ quan chức năng đầu thú.
Sáng ngày 19/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (SN: 1973. hiện trú tại: xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, có 2 tiền án về tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán cà phê làm nhiều người tử vong tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12.
Vụ việc cháy quán cà phê ở 258 Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra vào khoảng 11h05 phút ngày 18/12 đã khiến 11 người tử vong, 2 người bị thương đang trong tình trạng biễn biến xấu khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.
Đối tượng Cao Văn Hùng tại cơ quan công an.
Tại cơ quan công an, Cao Văn Hùng bước đầu khai nhận do mâu thuẫn cá nhân với nhân viên quán nên đã mua xăng đổ vào khu vực tầng 1 quán cà phê (nơi có nhiều xe máy) rồi châm lửa đốt, khi thấy ngọn lửa bùng lên, Hùng bỏ đi.
Theo đoạn clip ghi lại cảnh đối tượng Hùng đầu thú tại cơ quan công an, thái độ không có sự ăn năn, hối cải, tay cầm điếu thuốc lá, vẫn cười nói khai rằng mua xô đựng xăng 10 nghìn đồng và mua 100 nghìn tiền xăng ở cầu Noi sau đó đem đến quán đốt. Sau đó hắn đi xin 1 chiếc quần dài để mặc đến cơ quan công an đầu thú.
Thái độ nhở nhơ, cười nói như chưa hề có chuyện gì xảy ra của Cao Văn Hùng.
Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ trước thái độ và hành động vô nhân tính của Cao Văn Hùng. “Cười và khai như chiến tích”, “Sợ thật, tử hình bao nhiêu lần mới đền hết tội, chỉ khổ những nạn nhân chết oan”, “Ông này thần kinh liệu có bình thường không mọi người, sao bị bắt mà cười tươi thế”, “Nhìn ớn lạnh thế này, quá dã man”…
Sau khi đốt quán cà phê, Cao Văn Hùng đi xin quần dài để mặc và đến cơ quan Công an đầu thú.
Trước đó, Cao Văn Hùng đã có 2 tiền án tiền sự về các tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”.
Hiện Giám đốc Công an TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích gây án của đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định và xác minh, làm rõ danh tính các nạn nhân. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân và khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy.
Đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở quán hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Hiện trường vụ cháy khiến 11 người tử vong
Sáng 19-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với C.V.H. (SN 1973, trú tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán cà phê (dùng làm quán “hát cho nhau nghe”) làm nhiều người tử vong tại số 258 đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18-12.
Tại cơ quan Công an, C.V.H. bước đầu khai nhận H. đến quán uống bia rồi phát sinh mâu thuẫn với nhân viên quán nên đã mua xăng đổ vào khu vực tầng 1 quán cà phê (nơi có nhiều xe máy) rồi châm lửa đốt; khi thấy ngọn lửa bùng lên, H. bỏ đi. Cũng theo cơ quan công an, H. từng có có 2 tiền án về tội cướp tài sản và trộm cắp tài sản.
Nạn nhân được đưa ra ngoài
Hiện, Giám đốc Công an TP tiếp tục chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích gây án của bị can để xử lý nghiêm theo quy định và xác minh, làm rõ danh tính các nạn nhân.
Cùng với đó, chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân và khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy.
Camera ghi lại cảnh nghi phạm cầm xô xăng khiến quán cà phê bị cháy làm 11 người tử vong
Anh Đ.Đ.Tr., nhân chứng vụ cháy quán cà phê hát cho nhau nghe số 258 Phạm Văn Đồng, cho biết: Thời điểm trước khi cháy một vài giây, chúng tôi thấy bóng dáng của người đàn ông tiếp cận khu vực để xe trước quán rồi có dấu hiệu té xăng vào phóng hỏa. Ngọn lửa bùng phát rất nhanh và dữ dội nên chúng tôi cũng không hỗ trợ cứu nạn được nhiều. Đây là sự việc rất đau xót.
Bà N.T.H. (sống cạnh quán cà phê xảy ra cháy) kể lại vào khoảng 23 giờ ngày 18-12, khi bà và cháu nhỏ ở trong nhà chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy nhiều tiếng nổ bộp bộp ngay bên cạnh nhà. Lúc sau, bà H. nghe thấy tiếng nhiều người hô hoán có cháy. Chạy ra phía ngoài đường Phạm Văn Đồng thì thấy lửa trong quán hát đã bùng lên, tràn ra ngoài cửa làm cháy nhiều xe đỗ trước cửa. Lửa ngùn ngụt ở các tầng rồi lan sang nhà bên cạnh. “Chúng tôi ở bên ngoài không thể làm gì hơn. Sau đó, thấy lực lượng chữa cháy tới”- bà H. bàng hoàng nhớ lại.
Anh Đ.Đ.Tr., nhân chứng vụ cháy quán cà phê
Ông N.Đ.T. (sống tại đường Phạm Văn Đồng) kể lại: “Lúc tôi chạy sang ngọn lửa bốc cháy dữ dội từ các xe máy để trước cửa nhà nên không thể dập lửa được. Do ngọn lửa bùng lên dữ dội, tôi cùng một số người dân khác nhanh chóng báo cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Căn nhà xảy ra hỏa hoạn là quán hát cho nhau nghe gồm 3 tầng, 1 tum được chủ nhà cho thuê. Thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn bên trong quán có rất đông người. Khi mới phát hiện đám cháy, một người đàn ông đã trèo lên tầng 3 rồi nhảy xuống nhà bên cạnh nên may mắn thoát nạn.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn
Theo camera người dân gần hiện trường ghi lại, trước thời điểm cháy, có một người đội mũ lưỡi trai xách theo một xô (nghi là xô xăng) tiếp cận quán hát. Sau đó, ngọn lửa đã bùng phát từ bên trong quán hát rồi lan rộng ra các phòng khác và các nhà xung quanh.
Nhận được thông tin về vụ cháy, ngay trong đêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.
Nhiều xe cứu thương từ các hướng cũng có mặt tập kết tại đường Phạm Văn Đồng. Toàn bộ tuyến đường qua khu vực đã được ngăn lại phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Đến rạng sáng 19-12, đám cháy được khống chế. Lực lượng chức năng đã hướng dẫn, hỗ trợ, đưa 7 người ra ngoài (trong đó 5 người sức khỏe ổn định, 2 người được đưa đi Bệnh viện cấp cứu) và phát hiện 11 người đã tử vong.
Người ta bảo, tình yêu đôi khi không cần lý do, nhưng tôi thì biết rất rõ lý do khiến mình bước vào mối quan hệ này. Tuổi trẻ tôi từng có những mơ ước giản dị, nhưng cuộc đời khắc nghiệt khiến những giấc mơ ấy trở nên xa vời. Mẹ bệnh nặng, em trai cần tiền đóng học phí, còn tôi, một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố, làm công việc lương ba cọc ba đồng, lại không đủ để chống đỡ.
Rồi anh xuất hiện – người đàn ông thành đạt, giàu có và sẵn sàng cho tôi một cuộc sống mà trước đây tôi chỉ dám nhìn qua ô cửa kính của các tòa nhà cao cấp. Anh không hứa hẹn nhiều, chỉ bảo sẽ lo cho tôi cuộc sống đầy đủ, miễn là tôi chấp nhận giữ im lặng và không can thiệp vào gia đình anh. Và thế là, tôi trở thành “bồ nhí”.
Căn hộ chung cư cao cấp mà anh thuê cho tôi nằm ở trung tâm thành phố, đầy đủ tiện nghi, đẹp hơn bất cứ nơi nào tôi từng ở. Anh ghé qua vài lần mỗi tuần, mang theo những món quà đắt tiền, từ túi xách, giày cao gót đến cả nữ trang lấp lánh. Với anh, tôi giống như một món đồ trang trí lặng lẽ trong cuộc sống bận rộn. Chúng tôi hiếm khi nói về tương lai hay cảm xúc, mọi thứ diễn ra như một thỏa thuận mà cả hai đều ngầm hiểu.
Ban đầu, tôi nghĩ mình sẽ quen với cuộc sống này. Tiền bạc khiến mọi thứ dễ dàng hơn – mẹ tôi được chữa bệnh, em tôi tiếp tục đi học, và tôi cũng có thể sống trong sự xa hoa mà bao người mơ ước. Nhưng cảm giác cô đơn thì ngày một lớn dần. Anh đến rồi đi, để lại tôi với những ngày dài quanh quẩn trong căn hộ lộng lẫy nhưng trống trải. Những bữa cơm tôi chuẩn bị cho anh thường chỉ được ăn một nửa, bởi anh vội vàng trở về với gia đình.
Rồi hôm đó, một ngày như bao ngày khác, tôi đang nấu dở bữa tối. Tiếng chuông cửa vang lên. Tôi nghĩ là anh, nhưng khi mở cửa, người đứng đó lại là một người phụ nữ. Chị ấy đẹp, vẻ đẹp của sự mặn mà và quyền lực. Đôi mắt chị nhìn thẳng vào tôi, không giận dữ, không oán trách. Trước khi tôi kịp lên tiếng, chị nhét vào tay tôi một cọc tiền, rồi lạnh lùng nói:
Đây là tiền bồi thường. Cô nhận lấy, rời khỏi đây, và đừng bao giờ xuất hiện trong cuộc đời của anh ấy nữa.
Nói xong, chị quay lưng bước đi, để lại tôi đứng chết lặng trước cửa. Tôi nhìn cọc tiền trên tay, trong đầu rối bời với hàng nghìn suy nghĩ. Tiền, rất nhiều tiền. Nhưng cảm giác lúc ấy, không phải là hạnh phúc, mà là nỗi nhục nhã, trống rỗng.
Tôi đóng cửa lại, ngồi sụp xuống sàn. Những ngày tháng qua lần lượt hiện về trong tâm trí tôi – những lần anh đến, những câu chuyện dang dở, những món quà đắt tiền. Tôi nhận ra, trong mối quan hệ này, mình không chỉ là người ngoài cuộc, mà còn là kẻ chen vào phá vỡ hạnh phúc của một gia đình.
Đêm đó, tôi gọi điện cho anh. Khi anh nghe máy, giọng tôi run rẩy:
Vợ anh đến gặp em.
Bên kia, anh im lặng. Sau một hồi, anh chỉ nói:
Anh xin lỗi. Anh sẽ thu xếp mọi chuyện.
Tôi bật cười, nhưng tiếng cười nghe như nấc nghẹn. “Thu xếp” nghĩa là gì? Là đưa tôi đi nơi khác, hay tiếp tục một vòng lặp lén lút? Tôi biết mình cần phải làm gì. Sáng hôm sau, tôi rời khỏi căn hộ, để lại chìa khóa và một mẩu giấy ngắn:
Cảm ơn anh vì tất cả. Nhưng em không thể sống như thế này nữa.
Rời khỏi căn hộ, tôi quay lại cuộc sống trước đây, nhưng lần này với một trái tim nhẹ nhõm hơn. Tiền bạc không thể mua được tất cả, và cái giá của sự xa hoa đôi khi là những vết thương không thể lành. Tôi hiểu rằng, chỉ khi tự đứng trên đôi chân mình, tôi mới thực sự cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.
Cuộc sống sau này dù có khó khăn, tôi vẫn không hối hận vì đã bước ra khỏi mối quan hệ ấy. Bởi lẽ, tôi chọn giữ lại lòng tự trọng của mình, hơn là sống trong một “lồng son” rực rỡ nhưng trống rỗng.
Tặng quà Tết thông gia xong, tôi vội vã ra bến xe để về quê. Giữa đường, bỗng nhớ đến món quà nhỏ con dì muốn gửi cho cháu ngoại, tôi quay ngược lại và sững sờ với những gì nhìn thấy…
Vợ chồng tôi sống ở vùng quê nghèo khó. Nhưng hai con trai, hai con gái của chúng tôi khá ganh đua, đều học giỏi, thi đỗ đại học. Cháu gái lớn sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương đã ở lại Hà Nội làm việc. Tại đây, cháu đã quen với một chàng trai và tổ chức làm đám cưới khi cháu tốt nghiệp.
Phải nói thật, khi con gái đưa con rể về ra mắt, vợ chồng tôi đã cảm thấy bất an. Con rể về mặt ngoại hình, học thức, gia cảnh đều rất tốt. Ông bà thông gia trước đâu cũng sống ở quê nhưng lên Hà Nội lập nghiệp đã lâu nên kinh tế khá giả, có của ăn của để. Nghe con rể giới thiệu: “Con là “nhà mặt phố, bố làm to” nên bố không lo về sau con gái khổ sở”.
Tôi bất an cho con vì con rể chê bố mẹ vợ nghèo. Ảnh minh họa
Đúng là kinh tế có khá giả thật, nhưng con rể lại có vẻ xa cách. Cháu ngồi ăn cơm với nhà tôi, dù thịt cá, gà lợn có đủ nhưng chỉ khều khợt vài miếng. Cháu bảo ăn không hợp, vì cháu chỉ thích ăn bò Mỹ, cá tầm… Những thứ đó làm sao tôi kiếm được ở quê. Con rể cũng chỉ ở lại ngủ ở nhà tôi đúng 1 đêm lần ra mắt, còn những lần về sau khi cưới, cháu đều giục con gái tôi nhanh nhanh chóng chóng ngược thành phố.
Vợ chồng tôi đều có chút ấm ức, nhưng nghĩ con gái sẽ sung sướng, có điều kiện phát triển nên chúng tôi cũng bỏ qua. Bố mẹ vất vả cả đời chỉ mong con có ngày được mát mặt mà thôi.
Tết năm nay, con gái tôi mới sinh con nên không về quê được. Khi cháu sinh, vợ tôi cũng ra chăm mấy ngày nhưng chỉ được hai hôm, vợ tôi về nhà với gương mặt buồn rười rượi. Vợ tôi cho biết, bà đã đủ 4 đứa con lớn lên khỏe mạnh, nhưng lại không hợp việc chăm con gái ở cữ. Vợ tôi làm gì bà thông gia cũng chê lạc hậu, sợ bẩn, sợ bệnh. Vì thế, tránh để con gái khó xử, vợ tôi đành về sớm.
Tôi sợ gia đình thông gia cảnh vẻ, khinh người nghèo. Ảnh minh họa
Nhưng sát Tết, vợ tôi sốt ruột con gái nên giục tôi mang ít quà quê ra thăm, biếu thông gia. Tôi mang theo mấy chục trứng gà, hai yến gạo mới, chục cân khoai tây mới dỡ, hai con gà trống thiến béo mập để lên biếu thông gia và bồi dưỡng cho con. Quà quê cũng không giá trị lắm, nhưng là mồ hôi nước mắt cả năm của vợ chồng tôi, cũng là tấm lòng chân thành vợ chồng tôi dành cho thông gia, cho con gái.
Quê cách xa thành phố hơn 300 km nên tôi phải đi từ 5h sáng. Xuống xe, tôi phải chuẩn bị cả đòn gánh mới gánh hết mấy chục cân quà Tết. Mở cửa nhìn thấy tôi, bà thông gia lườm tôi từ trên xuống dưới rồi ghét bỏ: “Ông thông gia đến. Vẽ vời quà cáp làm gì cho nặng”.
Thấy thái độ bà thông gia không mặn mà gì, tôi chỉ nói vài câu xã giao với bà thông gia, chơi với con gái và cháu độ nửa tiếng, rồi lấy cớ đi thăm đồng đội cũ và ra về, dự định bắt chuyến xe về nhà luôn có khi cũng kịp trời tối. Đang đi giữa đường, tôi chợt nhớ còn món quà mà con gái nhỏ gửi cho cháu ngoại trong túi nên tôi bảo xe ôm quay ngược lại.
Vừa đến cổng ngôi nhà lớn của gia đình thông gia, tôi đã thấy túi khoai tây tôi vừa xách lên nằm văng vãi cạnh thùng rác. Tiếng con gái tôi giằng co: “Mẹ không ăn thì để con ăn, đừng vứt đi, bao nhiêu công sức, tình cảm của bố mẹ con. Và tiếng bà thông gia vọng ra choe chóe: “Ai biết trứng này, gà này có bệnh cúm gà, vi khuẩn hay không. Cô ăn bị bệnh để lây sang cháu tôi, con tôi à. Cô định úm cả nhà này à. Chỉ có đồ nhà quê như bố mẹ cô mới tặng quà Tết là thứ vớ vẩn này. Ném hết đi”.
Tiếng con gái tôi khóc lặng trong cánh cổng cao sừng sững. Tôi sững sờ cúi nhặt từng củ khoai tây trong thùng rác. Chắc là thời gian qua, con gái tôi đã khổ sở biết nhường nào vì bố mẹ chồng cảnh vẻ, coi khinh nhà nghèo như vậy. Tôi chỉ muốn đạp cánh cổng và lôi phắt con gái ra khỏi cái nhà tù đó.
Sống với một người chồng vô tư quá mức như thế này, người vợ mà cứ lầm lũi chịu đựng thì cả đời chỉ rước lấy muộn phiền khổ sở mà thôi.
Tôi không biết nên khóc hay cười khi sống với người chồng vô tư quá mức như thế này. Anh tuổi đã ngoài 40 nhưng tính tình thì thật sự một lời khó nói hết.
1 tuần trước, tôi bị ốm nặng phải nằm viện 4 ngày, sau khi xuất viện, dì ruột (em gái mẹ tôi) đến thăm, mang cho 2 con chim bồ câu đã được làm sạch sẽ, bảo cho tôi hầm cháo ăn bồi bổ cơ thể cho nhanh khỏe.
Sau khi dì về, tôi liền cho bồ câu vào nồi hầm với vài vị thuốc Bắc và ít gạo nếp. Đến khi cháo chín, tôi múc một bát cháo kèm luôn con chim, muốn để nguội cho con gái ăn, sau đó đi lau nhà. Mấy ngày tôi nằm viện, nhà cửa không ai lau dọn, sắp thành bãi rác. Tôi dù mệt trong người nhưng nhìn thấy cảnh đó, không thể chịu được, phải lao vào dọn dẹp. Lấy được 2 chậu quần áo bẩn, móc ra vài đôi tất, rồi bát đũa xoong nồi nấu xong là bỏ ở bồn rửa, vỏ gói mì tôm vứt khắp nơi trong bếp… Trong lúc tôi loay hoay phơi đồ ở ban công thì chồng đi làm về, thấy tôi đang lúi húi thì hỏi một câu đáng đánh đòn: “Em vừa mới xuất viện mà đã giặt giũ phơi phóng thế kia à, để đấy mai làm cũng được mà”.
Tôi tức muốn xì khói, không thèm đáp lại mà tiếp tục công việc của mình.
Ảnh minh họa
Đến lúc quay vào nhà liền thấy chồng đang ngồi ăn bát cháo mà tôi múc ra. “Cháo ngon quá, vợ nấu vẫn đỉnh nhất, mấy ngày em nằm viện, bố con anh ăn cơm hàng cháo chợ, sợ quá rồi, đứa nào cũng chỉ mong mẹ về”.
Thấy ít xương anh nhằn ra ném ở bàn mà tôi giận tím mặt. Chồng vô tư ăn hết bát cháo liền cầm bát đứng dậy. Tôi tưởng anh đi rửa bát, ngờ đâu anh lại gần xoong cháo, mở nắp ra, kinh ngạc nói: “Ồ, còn 1 con nữa này, em có ăn không, không thì để anh ăn nốt”. Tôi ức chế quát: “Ăn ăn, anh thích thì ăn nốt đi”.
Chồng liền tươi cười: “Em cáu gì thế, còn mệt à, đi nằm nghỉ đi”. Rồi anh múc nốt cháo và chim ra bát, định ngồi ăn nốt. Tôi phải nói vội: “Cái Bông chưa ăn gì đâu”. Chồng lúc này như bừng tỉnh, đáp lại: “Thế để con bồ câu này cho con, anh ăn nốt tí cháo cho đỡ phí”. Tôi không nói được gì nữa, bỏ đi nằm vì vẫn đau đầu, bụng thì đói mà miệng đắng ngắt.
Ăn xong rồi, chồng bỏ bát vào bồn, không hề rửa.
8 năm sống với chồng, tôi hạnh phúc được đúng tháng đầu tân hôn vì được chồng yêu chiều, từ đó về sau lầm lũi như một người giúp việc không công. Chồng ngoài lười và bẩn ra thì còn vô tâm, vô tư quá mức. Đấy, như chuyện hôm nay, anh không hề hỏi xem tôi đã ăn gì chưa, còn đau, mệt thế nào, anh về nhà, nhìn thấy bát cháo là ăn ngay, không cần biết là của ai, thậm chí cũng chẳng có ý nghĩ để phần cho vợ con, cứ thỏa thích bụng của anh, no đủ cho anh đã, còn người thân thì mặc kệ.
Tôi không biết mình nên tiếp tục chịu đựng cảnh này hay bỏ quách chồng đi mà sống cho yên bình, lo cho bản thân và con cái là đủ?
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh thành với chiều dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
Liên danh Tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS đề xuất 23 ga hành khách đi qua 20 tỉnh thành, mỗi tỉnh có một nhà ga hành khách. Riêng tỉnh Hà Tĩnh được bố trí hai ga là Hà Tĩnh và Vũng Áng; tỉnh Bình Định có hai ga Bồng Sơn và Diêu Trì; tỉnh Bình Thuận có hai ga Phan Rí, Mương Mán.
Trên tuyến có 5 ga hàng hóa là Ngọc Hồi, Vũng Áng, Chu Lai, Vân Phong, Trảng Bom để phục vụ vận chuyển hàng hóa khi có nhu cầu. Trong đó Ngọc Hồi và Vũng Áng vừa là ga hành khách vừa là ga hàng hóa. Do đó xét tổng thể toàn tuyến, số lượng ga là 26.
Dự án có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (phục vụ cả hành khách và hàng hóa)thuộc xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, trong đó tư vấn có xem xét phương án khai thác chạy tàu tới ga Hà Nội trên tuyến đường sắt đô thị số 1.
Ga Phủ Lý đặt tại xã Liêm Tuyền và xã Liêm Tiết, TP Phủ Lý, gần nút giao Liêm Tuyền, phía đông cao tốc Bắc Nam.
Ga Nam Định đặt tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, gần ga Đặng Xá của tuyến đường sắt hiện tại.
Ga Ninh Bình đặt tại xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, cách nút giao Mai Sơn khoảng một km về phía đông, cách trung tâm TP Ninh Bình và ga Ninh Bình tuyến đường sắt hiện tại 7,5 km về phía nam.
Ga Thanh Hóa đặt tại xã Đông Tân và Đông Lĩnh, phía tây TP Thanh Hóa.
Ga Vinh đặt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong phạm vi giữa đường bộ cao tốc và tuyến tránh TP Vinh hiện tại.
Ga Hà Tĩnh đặt tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, phía tây TP Hà Tĩnh, nằm trên trục đường Hàm Nghi nối vào trung tâm.
Tỉnh Hà Tĩnh còn có ga hành khách và hàng hóa Vũng Áng đặt tại xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh, gần tuyến tránh Kỳ Anh.
Ga Đồng Hới đặt tại xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 4,5 km về phía tây nam.
Ga Đông Hà nằm ở phường Đông Lương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, phía tây TP Đông Hà.
Ga Huế đặt tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ga Đà Nẵng đặt tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà – Suối Mơ với đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Tại Quảng Nam, ga Tam Kỳ đặt tại phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, gần tuyến tránh TP Tam Kỳ. Tỉnh này còn có ga hàng hóa Chu Lai tại khu vực giáp ranh xã Tam Hiệp và xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành. Nhà ga sẽ phục vụ kết nối với cảng hàng không Chu Lai, các cảng biển Kỳ Hà, Dung Quất.
Ga Quảng Ngãi đặt tại phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, nằm ở khu vực phía tây thành phố.
Tại Bình Định,ga Bồng Sơn, thuộc xã Hoài Tân và thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Tỉnh này còn có ga Diêu Trì đặt tại xã Phước An, huyện Tuy Phước.
Tại Phú Yên, ga Tuy Hòa đặt tại xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa, cách sân bay khoảng 4,2 km về phía tây.
Tại tỉnh Khánh Hòa, ga Diên Khánh được đặt xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh gần quốc lộ 27C, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 11 km về phía tây. Tỉnh này còn có ga hàng hóa Vân Phong tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa để đảm bảo đồng bộ, phù hợp định hướng phát triển của khu kinh tế Vân Phong.
Ga Tháp Chàm được bố trí tại phường Phước Mỹ, TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, gần vị trí giao quốc lộ 27.
Ga Phan Rí đặt tại xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm thị xã Phan Rí Cửa khoảng 5 km. Tỉnh này còn cóga Mương Mán, thuộc xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, đặt cách ga Mương Mán hiện tại khoảng 0,4 km, cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 13,2 km.
Tỉnh Đồng Nai có ga hàng hóa Trảng Bom phục vụ trung chuyển hàng hóa. Ngoài ra, ga Long Thành đặt tại khu vực trung tâm sân bay thuộc xã Bình Sơn, huyện Long Thành.
Cuối tuyến là ga Thủ Thiêm nằm tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM.
Theo đơn vị tư vấn, khoảng cách giữa các ga đảm bảo cự ly tối thiểu khoảng 30 km. Tùy theo biểu đồ chạy của từng tàu để bố trí việc dừng đỗ tại các ga, không phải tàu nào cũng dừng đỗ tất cả ga.
Vị trí hướng tuyến và nhà ga đường sắt tốc độ cao được nghiên cứu phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương. Ga được đặt tại khu trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương, tiếp cận trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác nguồn lực quỹ đất.
Từ Hà Nội đến TP HCM, hiện có 19 đô thị có quy mô 500.000 dân trở lên, trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại 1, bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng và khai thác có hiệu quả hạ tầng.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất có tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD, tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.