Home Blog Page 106

Luộc lòng lợn nhớ thêm thứ này, lòng trắng nõn, giòn sần sần, không hôi

0

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn luộc lòng lợn thơm ngon như ngoài hàng.

Cách chọn và sơ chế lòng lợn

Để mua được đoạn lòng lợn ngon, đảm bảo chất lượng, bạn nên đi chợ sớm hoặc dặn người bán để phần từ hôm trước. Mua ở nơi có uy tín.

Nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng tròn, màu trắng hồng. Dịch bên trong lòng có màu trắng sữa.

Không nên chọn đoạn lòng cuối, kích thước lòng to nhưng thành mỏng, dịch bên trong có màu vàng. Đoạn lòng nhìn sẫm màu, có lẫn tia máu. Đây là loại lòng không ngon, dễ bị đắng.

Bạn có thể lộn trái đoạn lòng, loại bỏ bớt phần mỡ. Đổ bột ít bột mì và muối vào bóp kỹ để loại bỏ hết các chất bẩn bên trong. Rửa lại lòng dưới vòi nước sạch cho hết các chất bẩn. Lộn đoạn lòng trở lại như ban đầu. Dùng chanh chà vào lòng lợn để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại. Cuối cùng rửa lại lòng với nước sạch. Với cách này, lòng lợn sẽ sạch sẽ, không bị dai.

Khi sơ chế lòng lợn, bạn có thể dùng bột mì, muối, chanh/giấm để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.

Khi sơ chế lòng lợn, bạn có thể dùng bột mì, muối, chanh/giấm để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.

Ngoài ra, sau khi làm sạch phần dịch bên trong lòng, bạn có thể ngâm lòng trong nước có pha nước cốt chanh và gừng đập dập trong khoảng 15 phút. Cách này cũng giúp lòng sạch và thơm hơn.

Để đảm bảo loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi của lòng lợn, bạn có thể nấu một ít nước sôi, cho lòng lợn vào chân sơ 15 giây rồi vớt ra, vuốt nhẹ để phần dịch trắng bên trong chảy ra ngoài. Xả nước để dịch trôi đi hết.

Một trong những sai lầm khiến lòng lợn luộc bị dai chính là tuốt quá kỹ.

Mẹo luộc lòng lợn

Khi luộc lòng lợn, bạn cần nắm được một số mẹo nhất định để lòng chín tới, không bị dai.

Khi luộc lòng lợn, bạn cần nắm được một số mẹo nhất định để lòng chín tới, không bị dai.

Để luộc lòng lợn, bạn cần chuẩn bị một số gia vị như gừng, sả. Đây sẽ là nguyên liệu làm cho lòng thơm ngon hơn.

Ngoài ra, bạn hãy chuẩn bị thêm một bát nước đá lạnh, vắt nước cốt chanh vào nước đá, thả cả vỏ chanh vào ngâm trong đó. Nước này sẽ dùng để ngâm lòng lợn sau khi luộc.

Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi. Thêm sả đập dập cắt khúc, gừng đập dập. Chờ nước sôi mới thả lòng vào luộc. Chú ý dùng đũa nhấn chìm lòng lợn xuống. Luộc khoảng 1 phút rưỡi đến 2 phút.

Sau đó, vớt lòng ra ngâm vào bát nước đá đã chuẩn bị từ trước trong khoảng 1 phút. Việc hãm nhiệt này giúp lòng lợn giòn hơn. Ngoài ra, chanh sẽ giúp lòng lợn trắng thơm.

Tiếp tục đun sôi nước và cho lòng lợn vào luộc thêm khoảng 1-2 phút nữa. Vớt lòng lợn ra và ngâm ngập trong âu nước đá.

Tùy theo lượng lòng lợn cần luộc, bạn có thể lặp lại việc luộc và ngâm lòng lợn trong nước đá thêm một lần nữa. Lưu ý, tổng thời gian từ lúc cho lòng lợn vào nồi nước sôi đến lúc vớt ra chỉ khoảng 6-10 phút (tùy lượng lòng cần luộc).

Cuối cùng, vướt lòng lợn ra để ráo bớt nước rồi cắt thành miếng vừa ăn.

Bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không ??

0
Nhà đất là di sản thừa kế rất phổ biến và có giá trị lớn. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp về thừa kế, mà chủ yếu là anh em, họ hàng. Vậy, khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không?

Để có câu trả lời về việc cô, dì, chú, bác có quyền yêu cầu cháu chia một phần di sản thừa kế là nhà đất cho mình khi cha, mẹ của cháu mất hay không cần làm rõ theo từng trường hợp dưới đây.

Trường hợp 1: Có di chúc

Cô, dì, chú, bác hoặc cá nhân khác được hưởng thừa kế nếu có di chúc hợp pháp và được người lập di chúc đó cho hưởng di sản thừa kế.

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải có các điều kiện sau:

(1) Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Hình thức di chúc gồm 02 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.

Lưu ý: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý quy định về người làm chứng khi lập di chúc, cụ thể:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất
Cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất khi bố mẹ mất? (Ảnh minh họa)

Trường hợp 2: Không có di chúc

Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế, đồng thời cũng không có quyền yêu cầu chia thừa kế.

Lý do không được hưởng thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng điều kiện thừa kế theo pháp luật.

Để được thừa kế theo pháp luật phải thuộc diện thừa kế và đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế, cụ thể:

* Thuộc diện thừa kế

Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.

Theo đó, cô, chú, bác có quan hệ huyết thống với bố của người cháu; dì có quan hệ huyết thống với mẹ của cháu nhưng không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế.

* Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (ở đây là người cháu). Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.
Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc của người cháu khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất hay không?

Theo đó, cô dì chú bác được chia thừa kế nếu bố, mẹ cháu lập di chúc cho hưởng di sản thừa kế; trường hợp không có di chúc thì không được hưởng vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đó là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại. Giữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng…

0

Chính tai tôi nghe được những lời chồng nói với mẹ chồng, lộ ra ý đồ xấu đối với nhà vợ.

Tôi năm nay 32 tuổi, kết hôn cách đây 7 năm. Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Nhà ít người nên có tôi là thêm người, vui vẻ hơn và cuộc sống được nâng lên so với trước đây.

Bức xúc vì nghĩ vợ lén cho đằng ngoại tiền xây nhà, cô ấy lấy ra một thứ  khiến tôi hạnh phúc

Hàng ngày tôi đi làm ở công ty nhưng vẫn không quên nhiệm vụ làm việc nhà của mình, lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, sạch sẽ, nấu ăn ngon… Mẹ chồng tôi mới đầu khó gần, nhưng rồi bà cũng hài lòng và chấp nhận tôi như một thành viên trong gia đình. Nhất là kể từ khi có con, tôi được mẹ chồng tỏ ra thân thiện, bà rất quan tâm tới cháu nội.

Chồng tôi là người hiền lành, kín tiếng, ít biểu lộ cảm xúc. Tuy không sống sôi nổi nhưng bù lại chồng rất trách nhiệm với gia đình. Hết việc là về nhà với gia đình, ít khi đi ăn nhậu bên ngoài. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình, toàn tâm giúp sức để gia đình hạnh phúc, phát triển.

Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Tuy nhiên, vợ chồng tôi tiết kiệm tiền không được là bao. Còn mẹ chồng cũng không có thu nhập nào đáng kể.

Vậy nên, chúng tôi muốn xây nhà mà cũng rất đau đầu vì không có đủ tiền; mà vay ngân hàng thì số nợ nhiều, riêng trả lãi cũng đã vất vả rồi huống chi trả cả gốc nữa. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại.

Tôi nghe chồng nói xong cũng thấy rất hợp lý, đằng nào bố mẹ tôi trước sau cũng cho mảnh vườn đấy, nên giờ có việc xin trước. Cũng có chút ngại ngùng, nhưng sau mấy hôm được chồng động viên, thúc giục nên tôi đã thấy tự tin hẳn lên. Tôi liền gọi điện thoại cho bố đẻ, trình bày qua tình hình và nguyện vọng. Thật may, bố tôi không suy nghĩ gì nhiều mà đồng ý ngay, nhưng mà phải có thêm thời gian để tìm khách mua, tiến hành thủ tục mua bán…

Mảnh đất mà bố mẹ cho tôi, hiện cũng có giá trị khoảng vài tỷ đồng. Từ hôm đó đến nay tôi lâng lâng cảm giác vui sướng, nghĩ đến ngôi nhà mới rộng lớn, đủ tiện nghi hiện đại. Hai con của tôi sẽ có phòng riêng, có giường ngủ rộng và nơi học tập thuận lợi… Nhìn cảnh nhà ở hiện nay, tôi thấy quá chật và thiếu thốn nhiều thứ, lọt thỏm giữa những hộ bên cạnh đã được xây to đẹp.

Gữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng. Mẹ chồng trách con trai: “Sao con lại để nó góp tiền xây nhà thế? Nhỡ đâu sau này hai đứa không ở được với nhau, nó đòi chia nhà thì sao. Tiền đất chắc chắn là sẽ nhiều hơn tiền nhà rồi, mình thiệt à?“.

Chồng tôi đáp lại lời của mẹ: “Ôi dào, con tính toán cả rồi, tạm thời mẹ cứ để nhà đứng tên riêng của mẹ. Nhà cứ xây trên đất của mẹ, mẹ toàn quyền quyết định. Ít nữa mẹ làm thừa kế cho riêng con. Nếu ly hôn, cô ta chỉ có nước ra đường chứ làm sao mà đòi tiền hay đòi chia nhà được. Mẹ yên tâm, nhà bên đó còn nhiều đất, sau này con sẽ nịnh vợ để xin thêm“.

Tôi nghe xong mà rụng rời, quá sốc đến mức suýt ngất ra nhà, quá bất ngờ trước sự tính toán của chồng và mẹ chồng. Thì ra họ đang cố tình nghĩ ra cách để tôi về xin tiền bố mẹ để mang về xây lại nhà chồng. Nếu tôi ngoan ngoãn, chấp nhận thì cứ ở đó, còn không sẽ bị hất ra ngoài bất cứ lúc nào.

Từ hôm đó đến nay tôi rất buồn, không biết mình phải nên làm thế nào. Tôi có nên bóc mẽ chồng và mẹ chồng rồi dừng lại chuyện tin bố đẻ tiền xây nhà? Hãy cho tôi lời khuyên!

Hướng dẫn chuyển đất vườn, ao sang đất thổ cư: Không tốn 1 đồng…

0

Chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai.

Do lỗi kỹ thuật đánh máy nên dự án thành phần của tuyến đường ven biển tăng thành 195 tỉ đồng, trong khi thực tế chỉ có 95 tỉ….

0

 Do lỗi kỹ thuật đánh máy nên dự án thành phần của tuyến đường ven biển tăng thành 195 tỉ đồng, trong khi thực tế chỉ có 95 tỉ.

2 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện, ai cũng cần biết…

0

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong những trường hợp sau.

Thế nào là di chúc hợp pháp?

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp hợp pháp như sau:

– Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt; người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2025.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. Đồng thời, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Di chúc bằng miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.

Theo quy định, di chúc cần đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau để được coi là hợp pháp.

Theo quy định, di chúc cần đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau để được coi là hợp pháp.

Trường hợp di chúc không có hiệu lực

Theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:

– Người thừa kế theo di chúc qua đời trước hoặc qua đời cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người qua đời trước hoặc qua đời cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Lấy chồng 7 năm không có con, tôi bị chồng tặng cho c;;ặp s;;ừng cùng tờ đơn l;;y h;;ôn. Sau đó, tôi trở về sống cùng bố mẹ, quyết ở vậy chăm sóc bố mẹ thay 2 anh trai. 10 năm trôi qua, bố tôi tuổi cao sức yếu nên qua đời, tôi chỉ còn mẹ. Giữa lúc đó, anh trai đưa cả gia đình trở về, đòi hết các phòng trong nhà và bắt tôi sang ngủ với mẹ. Anh còn ‘đ;;uổi khéo’ tôi ra khỏi nhà bằng cách é;;p tôi đi lấy chồng khác. Tôi t;;ừ ch;;ối thì anh s;;ưng mặt, l;;ộ rõ bản chất thật. Hóa ra anh muốn ch;;;iếm luôn căn nhà này, thế nhưng anh tính không bằng bố tôi tính, trước khi m;;ất ông đã có nước cực đi cao tay…

0

Đầu năm nay, vợ chồng anh cả làm ăn gặp nhiều khó khăn, nghe nói nợ rất nhiều, phải bán nhà trên phố để trả nợ. Sau đó ra ngoài ở trọ một thời gian.

Những năm đầu của cuộc hôn nhân, tôi sống rất hạnh phúc bên người chồng giỏi kiếm tiền. Nhưng cưới nhau 7 năm không có con, chúng tôi tốn khá nhiều tiền chữa trị mà chưa bao giờ có được niềm vui.

Chồng không còn đủ kiên nhẫn đợi tôi chữa vô sinh nữa, anh lén qua lại với một người đồng nghiệp. Khi cô ấy có thai thì anh nói lời xin lỗi và mong tôi ký vào đơn ly hôn. Mỗi lần nhớ về ngày đó mà tim tôi vẫn còn nhức nhối, người đàn ông mà tôi yêu thương nhất lại làm đau lòng nhất.

Sau khi bị chồng bỏ, tôi không còn chỗ nương tựa nên về nhà ngoại sống. Bố mẹ rất thương tôi, họ đã động viên an ủi giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Những năm sau đó, các anh chị giới thiệu cho tôi vài mối tốt nhưng tôi đều từ chối. Bởi tôi thấy bản thân không có con, đi bước nữa cũng chỉ làm giúp việc cho nhà chồng. Thế thì tôi ở nhà phụng dưỡng bố mẹ đẻ để họ an tâm sống tuổi già còn tốt hơn.

Ngày trước, các anh tôi còn sống ở quê, bố mẹ đã chia cho mỗi anh một mảnh đất. Nhưng từ ngày 2 anh chuyển ra phố sống thì bán luôn đất và mua nhà trên phố. Một lần có đông đủ các thành viên trong gia đình, bố tôi nói:

“Bố có 3 đứa con, 2 trai thì có gia đình yên ấm hạnh phúc, chỉ có mỗi cô con gái thì chịu nhiều thiệt thòi. Các con trai bố đã cho đất rồi, ngôi nhà mọi người đang đứng đây, bố mẹ sẽ cho em út. Sau này ngôi nhà này sẽ là nơi thờ cúng và đi về của các con, con út nhất định không được bán mảnh đất này”.

Bố mẹ rất thương tôi, họ đã động viên an ủi giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. (Ảnh minh họa)

Các anh chị đồng tình với quyết định của bố nên tôi cảm thấy rất yên lòng ở lại ngôi nhà đó.

Suốt 14 năm qua, mỗi lần bố mẹ ốm đau đi viện thì chỉ có tôi ở bên chăm sóc, còn các anh chị bận công việc, không ai đoái hoài đến ông bà.

Ngày bố tôi bị bệnh khá nặng, ông gọi tôi đến bên giường mà nói:

“Tuổi già của bố mẹ không có con ở bên thì cũng chẳng có ai chăm sóc nữa. Số con thật là vất vả, bố không muốn cuối đời con lận đận nữa. Vì thế, con ra xã hỏi thủ tục sang tên sổ đỏ, bố mẹ sẽ quyết định sang tên nhà cho con.

Bố sợ sau khi khuất, các anh con sẽ về tranh giành đất với con. Khi đất thuộc về con rồi thì không ai đuổi được con ra khỏi nhà này nữa”.

Bố tôi lúc nào cũng thương con gái, cơ thể đau nhức mà vẫn còn lo lắng cho tương lai của tôi.

Đầu năm nay, vợ chồng anh cả làm ăn gặp nhiều khó khăn, nghe nói nợ rất nhiều, phải bán nhà trên phố để trả nợ. Sau đó ra ngoài ở trọ một thời gian.

Suốt 14 năm qua, mỗi lần bố mẹ ốm đau đi viện thì chỉ có tôi ở bên chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Tuần vừa rồi, anh ấy về quê nói với mẹ:

“Tháng sau, chúng con sẽ về quê ăn Tết Nguyên Đán rồi ở lại nhà luôn. Em và mẹ sẽ ở một phòng, những phòng còn lại để gia đình anh chuyển vào sống. Cuối đời, em út không phải vất vả chăm sóc mẹ nữa, đã có chị dâu rồi. Em ly hôn đã lâu, anh nghĩ nên tìm một người đàn ông để về già có người bầu bạn”.

Tôi đáp ngay:

“Em không muốn lấy chồng nữa, ở vậy chăm sóc mẹ già thôi. Ngôi nhà này bố mẹ đã cho em, chưa được sự đồng ý của em sao anh chị chuyển vào sống được?”.

Anh cả trơ trẽn nói:

“Bố mất rồi, bây giờ anh là trưởng to nhất trong nhà này, lời anh nói mọi người phải nghe theo. Ngày đó bố cho em nhà chỉ là cho miệng, nếu ra tòa thì nhà này sẽ chia thành nhiều phần, em chỉ được phần thôi”.

Thấy anh cả vẫn muốn giành bằng được ngôi nhà, tôi đưa cho anh xem cuốn sổ đỏ đứng tên tôi. Đến lúc này thì anh tức giận và đẩy đổ chiếc bàn ngay trước mặt cả nhà. Còn tôi thầm cảm ơn bố đã sớm sang tên nhà cho con gái, nếu không tôi chỉ còn nước ra đường sống.

Anh trai tôi hơn 40 tuổi rồi nhưng không hề đáng mặt đàn ông. Là trụ cột trong nhà nhưng lười làm ỉ lại vào vợ, lúc nào cũng chỉ nhăm nhe chỗ đất ông bà để lại. Năm ngoái bố tôi bất ngờ qua đời sau 1 trận ốm, thời điểm đó tôi đang kẹt công việc ở nước ngoài nên không thể về làm trọn chữ hiếu, tiễn bố chặng đường cuối cùng. Lần này giỗ bố cũng là lúc tôi về nước hẳn, nào ngờ chờ đón tôi tôi là một chuyện động trời rằng anh trai đã mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng, thậm chí toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi, và tôi bị gạch tên khỏi quyền thừa kế từ lúc nào không hay, không chia cho tôi một mét vuông. Đáng giận hơn, khi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống…

0

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.
Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.
Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.
Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Ảnh minh họa
Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!
Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?
Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.
Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?

Mẹ chồng tôi vay họ hàng tận 200 triệu để trả nợ cho con gái nhưng lại bắt con dâu đi trả hết, tôi không nói gì chỉ đưa cho bọc đen lớn, bà hí hửng mở ra tưởng tiền mặt, nào ngờ vừa nhìn bà đã ngã lăn ra nhà, chạy vội vào nhà lấy tiền ra trả…

0

Tôi tên là Hương, 28 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Chồng tôi – Nam, con trai cả trong gia đình có hai anh em. Ngày tôi về làm dâu, mọi người hay nói: “Phúc lớn quá mới cưới được con dâu hiền như vậy!” nhưng tôi hiểu mình chỉ là người ngoài trong cái gia đình mà mọi mâu thuẫn luôn âm ỉ, đặc biệt là giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Mẹ chồng tôi, bà Lan, là người phụ nữ kiểu cũ, trọng con trai, thương con gái và đặc biệt rất giỏi “lấy lòng thiên hạ” nhưng lại không ưa con dâu. Em chồng tôi – Ngọc, cô con gái út được bà cưng chiều hết mực, dù đã 25 tuổi nhưng vẫn còn thất nghiệp, tính tình tiểu thư, thích tiêu xài hoang phí.

Cuộc sống làm dâu của tôi khá căng thẳng, nhưng tôi luôn nhịn nhục. Tôi nghĩ đơn giản: giữ được hòa khí trong nhà là giữ được hạnh phúc cho mình.

Một ngày cuối tuần, sau khi dọn dẹp xong bữa sáng, tôi nghe tiếng mẹ chồng gọi Nam vào phòng nói chuyện. Tiếng bà Lan vang lên:

  • “Con Ngọc nó lỡ mượn tiền chơi hụi, giờ vỡ nợ 200 triệu, người ta kéo đến tận nhà đòi. Mẹ vay đỡ họ hàng, nhưng mà… con Nam nó lo cho mẹ đi!”

Nam im lặng một lúc, rồi đáp:

  • “200 triệu đâu phải số tiền nhỏ, mẹ để từ từ vợ chồng con tính. Sao Ngọc lớn rồi mà còn làm khổ mẹ vậy?”

Bà Lan đập tay xuống bàn cái rầm:

  • “Chị mày sai thì có mẹ lo. Vợ chồng mày đi làm lương tháng hai chục triệu, chẳng lẽ không giúp nổi?”

Tôi đứng bên ngoài mà trong lòng ngổn ngang. Số tiền lớn như vậy, vợ chồng tôi đâu dư dả. Hơn nữa, đó là nợ của em chồng, tại sao chúng tôi lại phải chịu?

Buổi tối, Nam kể lại câu chuyện cho tôi, giọng anh buồn bã:

  • “Mẹ nói em Ngọc bị người ta dí, giờ phải trả ngay. Nhà mình không trả chắc mẹ suy sụp mất.”

Tôi thở dài:

  • “Đó là nợ của em Ngọc. Mẹ làm vậy có công bằng với anh và em không? Mình cũng đâu có dư dả gì…”

Nam ôm đầu không nói gì. Anh thương mẹ, nhưng cũng áy náy với tôi. Tôi biết Nam sẽ chọn cách gồng gánh trả nợ, vì anh là người con hiếu thảo. Nhưng lần này, tôi quyết không thể im lặng.

Hai ngày sau, mẹ chồng gọi tôi vào phòng, giọng đầy vẻ trách móc:

  • “Con dâu à, chuyện nhà mình không lẽ con không giúp? Chị chồng con khổ vậy, con làm dâu mà không biết lo sao?”

Tôi cắn răng nhịn nhục:

  • “Mẹ để con suy nghĩ.”

Nói rồi, tôi quay người đi, nước mắt nghẹn đắng. Tại sao lúc nào con dâu cũng là người phải chịu thiệt?

Hôm sau, tôi đến ngân hàng, rút hết số tiền tiết kiệm còn lại của mình và mượn thêm từ bạn bè. Nhưng không phải để đưa tiền mặt cho bà Lan.

Tôi quyết định sẽ dạy mẹ chồng một bài học. Tôi mua một chiếc túi lớn màu đen, loại túi siêu thị bằng vải bố, rồi nhét vào đó đủ thứ: giấy báo cũ, quần áo rách, vỏ hộp carton… tất cả đều được bọc kín và đè nặng như một bọc tiền khổng lồ.

Khi đưa chiếc bọc đen về nhà, tôi nói với bà Lan bằng giọng bình thản:

  • “Mẹ, đây là số tiền con chuẩn bị để mẹ đi trả nợ cho chị Ngọc.”

Mắt bà Lan sáng lên, khuôn mặt hớn hở:

  • “Ôi trời ơi, cuối cùng con cũng hiểu chuyện rồi. Mẹ biết con là người tốt mà!”

Bà hí hửng ôm bọc đen vào lòng. Tôi đứng yên, cố giữ vẻ mặt lạnh lùng.

Chiều hôm đó, bà Lan gọi vài người họ hàng tới chứng kiến “con dâu tốt bụng trả nợ thay cho em chồng”. Tôi đứng bên góc nhà nhìn mọi việc diễn ra. Bà đặt chiếc bọc đen lên bàn, cười tươi rói:

  • “Đây, con dâu tôi nó lo hết cả rồi. Tôi nói rồi, nhà tôi đoàn kết lắm!”

Mọi người trầm trồ khen ngợi, rồi bảo bà mở ra để “xem mặt mũi 200 triệu”. Bà Lan vui sướng, cẩn thận mở từng lớp bọc.

Nhưng vừa mở ra, bà chết sững.

Bên trong toàn giấy báo, vỏ lon, áo quần cũ. Một tờ giấy nhỏ đặt trên cùng với dòng chữ:

“Tiền con không có, chỉ có đống này để trả tình nghĩa của mẹ thôi!”

Mặt bà Lan tái mét, rồi chuyển sang đỏ bừng vì tức giận. Bà thét lên:

  • “Cái gì thế này? Cô… cô Hương!”

Những người họ hàng xung quanh nhìn nhau, bối rối. Họ bắt đầu xì xào:

  • “Sao lại có chuyện như vậy?”
  • “Tiền không có mà nói có, làm mất mặt gia đình quá!”

Bà Lan đứng không vững, ngã phịch xuống sàn nhà. Cả nhà nháo nhào đỡ bà dậy. Tôi lạnh lùng bước tới, nhìn thẳng vào mắt mẹ chồng:

  • “Mẹ à, 200 triệu không phải số tiền nhỏ. Mẹ bắt vợ chồng con trả nợ cho chị Ngọc, nhưng còn công bằng nào cho tụi con? Nếu chị làm sai thì phải chịu trách nhiệm, không phải đổ hết cho người khác.”

Mọi người xung quanh im lặng. Nam vừa về đến nhà, thấy cảnh tượng ấy liền chạy tới. Anh nhìn tôi đầy kinh ngạc, rồi quay sang mẹ:

  • “Mẹ, chuyện này là sao?”

Bà Lan khóc ầm lên:

  • “Vợ con nó làm bẽ mặt mẹ! Nó… nó đưa bọc giấy này cho mẹ, bảo là 200 triệu!”

Nam nhìn tôi. Tôi nói bình tĩnh:

  • “Em không sai. Tiền của vợ chồng mình phải lo cho gia đình nhỏ. Đây là bài học để mẹ hiểu rằng không phải lúc nào con dâu cũng phải gánh mọi trách nhiệm.”

Bà Lan sau hôm ấy nằm liệt giường cả ngày vì xấu hổ. Nhưng điều tôi không ngờ là mẹ chồng đã thay đổi. Có lẽ sự việc hôm đó khiến bà nhận ra mình đã sai.

Một tuần sau, bà gọi tôi và Nam vào phòng. Giọng bà nhỏ nhẹ:

  • “Hương, mẹ xin lỗi. Mẹ sai rồi. Chuyện của em Ngọc, mẹ sẽ bảo nó tự giải quyết. Mẹ không nên bắt tụi con phải chịu khổ như vậy.”

Tôi bất ngờ, nhưng cũng cảm thấy nhẹ lòng.

Nam nắm tay tôi, nhìn mẹ nói:

  • “Mẹ hiểu như vậy là tốt rồi. Con mong cả nhà mình thương nhau đúng cách.”

Cuối cùng, số nợ của Ngọc được giải quyết khi bà Lan quyết định bán đi miếng đất bà giữ làm của hồi môn cho con gái. Ngọc sau cú sốc đó cũng thay đổi, tìm một công việc ổn định để tự lo cho bản thân.

Còn tôi, sau bao nhiêu chuyện, cũng nhận ra rằng: đôi khi, im lặng nhịn nhục không phải là cách tốt nhất. Có lúc mình phải đứng lên bảo vệ bản thân để giữ gìn sự công bằng trong cuộc sống.

Cuộc sống gia đình tôi từ đó trở nên êm ấm hơn. Mẹ chồng không còn cay nghiệt với tôi như trước, còn tôi cũng học cách yêu thương bà nhiều hơn. Câu chuyện về “chiếc bọc đen lớn” ngày nào vẫn được mọi người nhắc lại như một giai thoại đầy hài hước, nhưng với tôi, đó là một bài học quý giá.

Bởi vì đôi khi, để người khác thay đổi, mình cần dũng cảm để làm điều khác biệt.

Anh trai lấy vợ đón mẹ về ở cùng, lương hưu của mẹ tận 11 triệu nhưng chỉ đóng góp cho chị dâu có 1 triệu 2 tiền ăn mỗi tháng rồi yêu cầu ngày nào cũng phải có thịt kho, rau xanh đủ chất, lúc đầu tôi không hiểu vì sao mẹ làm thế nhưng đến lúc biết lý do, đến tôi là con gái cũng không thể tha thứ cho bà, xem tiếp bên dưới

0

Nếu không có vợ chồng anh trai chăm sóc là mẹ phải bỏ ra nửa tháng lương thuê người làm rồi. Mẹ thấy bản thân may mắn khi về già có con cháu ở bên cạnh.

Chị em tôi lấy chồng xa nhà, cũng may có vợ chồng anh trai ở bên cạnh mẹ chăm lo tuổi già nên chúng tôi mới yên tâm công tác.

Lương hưu của mẹ tôi mỗi tháng được 11 triệu, đó là số tiền rất lớn so với cuộc sống vùng quê còn nhiều khó khăn, mọi người chủ yếu sống bằng nghề làm nông và công nhân.

Do mẹ có lương hưu nên chị em tôi ở xa không phải gửi tiền biếu bà bao giờ. Bởi có gửi mẹ cũng không lấy. Thỉnh thoảng chúng tôi gửi quà hay đồ bổ về thì bà mới nhận. Mẹ thương chúng tôi lắm, bà thường nói:

“Các con lấy chồng xa, lúc nào mẹ cũng lo lắng và mong con cháu được sống sung sướng hạnh phúc. Cuộc sống của mẹ rất tốt, tiền lương của mẹ nhiều ăn tiêu không hết, các con không phải gửi biếu gì cả, mẹ tự lo được cho bản thân hết”.

Những lời mẹ nói làm chúng tôi rất yên lòng. Nhưng tuần vừa rồi về thăm mẹ, tôi mới phát hiện một chuyện gây sốc. Lương của mẹ rất cao nhưng bà lại không chịu bỏ ra để bảo vệ sức khỏe mà sống rất hà tiện.

Hôm ấy, tôi về thăm mẹ vào đúng bữa cơm gia đình. 4 người nhà anh trai và mẹ có mỗi bát thịt kho với đĩa rau luộc. Mang tiếng là thịt mà độn toàn cùi dừa kho với mỡ lợn là chính.

Không có mô tả ảnh.

Tuần vừa rồi về thăm mẹ, tôi mới phát hiện một chuyện gây sốc. (Ảnh minh họa)

Mấy ngày ở đấy, bữa nào tôi cũng mua thức ăn ngon cho mọi người. 2 đứa con anh cả ăn nhanh và nhiều lắm, như thể bị bỏ đói lâu ngày vậy, nhìn rất đáng thương. Có bữa ăn no nê rồi đứa cháu nhỏ nói:

“Cô về chơi cháu được ăn nhiều món ngon, năm sau cô nhớ về nữa nha”.

Chớp lấy câu nói của đứa cháu, tôi liền hỏi về chuyện ăn uống thường ngày của gia đình, cháu tôi hồn nhiên đáp:

“Thỉnh thoảng mẹ mới mua đồ ăn ngon cho mọi người nhưng phải nhường hết những miếng ngon cho bà”.

Sợ tôi hiểu nhầm nên chị dâu vội thanh minh:

“Tổng thu nhập của vợ chồng chị mỗi tháng chưa đầy 10 triệu. Một tháng phải chi tiêu đủ các loại tiền như điện nước, học hành của các cháu, đình đám, ốm đau,…Chi tiêu tiết kiệm thế mà nhiều tháng còn âm và phải vay tiền mẹ đấy”.

Tôi bảo mỗi tháng mẹ góp tiền ăn với anh chị thì phải cho bà ăn đàng hoàng. Tôi sợ mẹ ăn đạm bạc thế rồi khi bị bệnh tật thì lấy sức đâu mà chống đỡ.

Tôi bảo mỗi tháng mẹ góp tiền ăn với anh chị thì phải cho bà ăn đàng hoàng. (Ảnh minh họa)

Tôi bảo mỗi tháng mẹ góp tiền ăn với anh chị thì phải cho bà ăn đàng hoàng. (Ảnh minh họa)

Thấy chị dâu im lặng không nói gì nữa nên tôi cũng không trách cứ mà quay qua hỏi mẹ mỗi tháng góp cho anh chị bao nhiêu tiền ăn. Tôi lặng người khi bà nói mỗi tháng góp 1,2 triệu.

Tôi nhớ 10 năm trước mẹ góp cho chị dâu 1,2 triệu, tiền lương của bà tăng mỗi năm, chi tiêu tăng lên từng ngày, thế mà bây giờ bà vẫn góp bằng ấy. Tôi bực bội trách mẹ:

“Với số tiền mẹ góp mỗi tháng đó chỉ đi 2 lần chợ là tiêu hết sạch. Từ tháng sau mẹ góp với anh chị 6 triệu tiền ăn”.

Nghe thế mẹ giật mình và không đồng ý:

“Bây giờ mẹ già rồi, sức yếu ăn không tiêu hóa được, góp như thế thì ăn sao hết”.

Tôi cố bình tĩnh giải thích cho mẹ nghe. Hiện tại sức khỏe mẹ yếu, cả ngày chỉ ngồi ăn chơi, không nấu nổi miếng cơm để ăn. Nếu không có vợ chồng anh trai chăm sóc là mẹ phải bỏ ra nửa tháng lương thuê người làm rồi. Mẹ thấy bản thân may mắn khi về già có con cháu ở bên cạnh.

Mẹ không chăm sóc được bản thân nhưng mẹ có tiền thì phải bỏ ra để trả công cho chị dâu. Mẹ có tiền thì góp chung với vợ chồng anh trai để mẹ con vui vẻ ăn uống thoải mái. Tiết kiệm làm gì rồi chết có mang đi được đâu.

Con gái nói mỏi miệng, vậy mà mẹ vẫn bảo thủ nói là chỉ góp với anh chị tôi 2 triệu mỗi tháng. Thương vợ chồng anh trai lắm nhưng tôi không biết nói sao để mẹ đưa thêm tiền ăn mỗi tháng cho chị dâu đây?