Home Blog Page 102

Đã ở tuổi 74, người anh cả lòng tham trỗi dậy, vẫn kiên quyết khởi kiện em trai yêu cầu chia mảnh đất cha mẹ để lại. Nếu đòi được, đất sẽ để xây nhà từ đường, nhưng ông đứng tên sổ đỏ vì là con trưởng, kết quả là…

0

Dù đã ở tuổi xế chiều, người anh cả 74 tuổi vẫn kiên quyết khởi kiện em trai yêu cầu chia mảnh đất cha mẹ để lại. Nếu đòi được, đất sẽ để xây nhà từ đường, nhưng ông đứng tên ‘sổ đỏ’ vì là con trưởng.

TAND tỉnh Phú Thọ ngày 16.5 mở phiên tòa sơ thẩm lần 2, xét xử vụ tranh chấp chia tài sản thừa kế xảy ra trên địa bàn H.Thanh Thủy (Phú Thọ). Vụ án liên quan đến 11 người là anh chị em ruột, đều trú tại H.Thanh Thủy. Nguyên đơn là ông V.T.A (74 tuổi), bị đơn là ông V.K.B (66 tuổi).

Hồi tháng 8.2023, TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 1 của TAND tỉnh Phú Thọ để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm.

'11 anh em ruột tranh chấp đất', anh cả muốn sổ đỏ đứng tên mình- Ảnh 1.

Mảnh đất xảy ra tranh chấp giữa ông A. và ông B.

Cha mẹ qua đời, các con “đưa nhau” ra tòa kiện chia đất

Theo đơn khởi kiện, cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn (cha mẹ) sinh được 11 con chung, trong đó ông A. là con cả, ông B. là con thứ tư. Năm 1962, cha mẹ nhận chuyển nhượng thửa đất 1.213 m2 từ một người địa phương, chưa được cấp “sổ đỏ”.

Năm 1984, cha mẹ cho ông B. 138 m2 đất để làm nhà riêng, hơn 1.000 m2 còn lại gồm nhà, cây cối và công trình xây dựng của cha mẹ. Năm 2001 và 2015, cha mẹ lần lượt qua đời, không để lại di chúc; một trong số 11 người con cũng mất vào năm 2014.

Năm 2020, ông A. họp anh chị em bàn xây nhà từ đường của dòng họ trên phần đất hơn 1.000 m2 vì đây tài sản thừa kế chung. Tuy nhiên, ông A. “bất ngờ và sốc” khi ông B. không đồng ý và cho hay toàn bộ 1.213 m2 đất đã đứng tên ông B., được cấp “sổ đỏ” từ năm 2005.

Ông A. cho rằng em trai sử dụng thửa đất khi cha mẹ không có di chúc, gia đình không họp mặt để phân chia tài sản, cũng không ai ủy quyền làm thủ tục đứng tên, là trái quy định pháp luật.

Do vậy, ông A. đại diện cho 9 anh chị em cùng khởi kiện (vợ và con trai của người đã mất ủy quyền cho ông A. khởi kiện), đề nghị hủy “sổ đỏ” đã cấp cho ông B., chỉ cho ông B. được hưởng 138 m2, phần còn lại chia đều.

Ngược lại, ông B. khẳng định từ năm 1992, cha đã tới UBND xã làm thủ tục cho ông toàn bộ 1.213 m2 đất. Suốt quá trình sử dụng, ông đã tôn tạo, trồng trọt, chăn nuôi, đóng thuế đất… đến năm 2005 thì được UBND H.Thanh Thủy cấp “sổ đỏ”.

Vẫn theo lời ông B., sau khi cho ông toàn bộ 1.213 m2, cha mẹ mua một khu đất khác cùng xã để sinh sống ổn định. Đến nay, thửa đất này đã bán để lấy tiền chia cho 11 anh chị em. Ông B. cho rằng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ đã được định đoạt xong, không ai có ý kiến gì, nay do “sốt đất” nên các anh chị em mới đòi quyền lợi. Ông không chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn.

Sẽ chia đều, nhưng “sổ đỏ” phải đứng tên con trưởng

Trình bày tại tòa, ông A. nói kiện em trai không phải vì cần tiền mà do thấy “giấm giúi đổ đất lấp ao, chặt cây”. Tính ra, số tiền và thời gian mà ông bỏ ra để theo đuổi vụ kiện đến nay đã “quá tiền mảnh đất”.

Quá trình giải quyết vụ án này, tòa án các cấp nhiều lần tạo cơ hội để hai bên ngồi lại với nhau, tìm tiếng nói chung, nhưng đều bất thành. Hôm qua cũng vậy, khi được hỏi có muốn hòa giải hay không, cả ông A. và em trai đều cương quyết từ chối.

Thấy ông A. có phần gay gắt, chủ tọa giơ tay, khuyên bình tĩnh. “Toà sẽ lắng nghe cả hai bên để phân xử, cần giữ hòa khí vì nguyên đơn và bị đơn không chỉ là đương sự mà còn là người nhà”, chủ tọa nói.

Theo trình bày của bị đơn là ông B., sau khi được cấp “sổ đỏ” đứng tên mình, ông đã tôn tạo để mảnh đất được như ngày hôm nay. Đại diện viện kiểm sát hỏi ông A. rằng, nếu tòa tuyên chia đều đất cho 11 anh chị em thì có sẵn sàng trả ông B. chi phí tôn tạo đất không. Ông A. lập tức khẳng định là có.

Đáng chú ý, luật sư đặt câu hỏi với ông A.: “Nếu ông xác định đòi đất về để xây nhà thờ họ thì sao không đề nghị cấp sổ đỏ diện nhà thờ họ, hoặc sở hữu chung 11 anh em mà lại đề nghị để riêng tên mình?”.

Ông A. lý giải mình là con trưởng nên sẽ đứng tên trong “sổ đỏ”. Tuy nhiên, ông sẽ đề nghị ghi chú trong sổ “đất này để thờ tổ tiên, mãi mãi không con cháu nào được mua bán chuyển nhượng”.

Không đồng tình với yêu cầu của anh trai, ông B. cho rằng 8 đơn thư (của ông A. và 7 người em) giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy. Đại diện viện kiểm sát cũng đặt vấn đề ông A. đại diện cho cả 7 người em để khởi kiện ông B., vậy có đảm bảo tất cả đơn thư của họ là khách quan, tự nguyện hay không. Ông A. đáp: “Tôi nghĩ chắc là không ai ép họ cả”.

Một nội dung quan trọng được tòa dành nhiều thời gian để xét hỏi, đó là có hay không việc cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn mua một khu đất khác cùng xã rồi chuyển ra đó sinh sống ổn định.

Ông A. phủ nhận, cương quyết cho rằng cha mẹ mình sống tại mảnh đất đang tranh chấp đến khi qua đời, không có chuyện mua khu đất khác rồi chuyển nhà. Ngược lại, ông B. thì khẳng định sau khi cha mất, ông A. đã nhân danh con trưởng xin mẹ họp gia đình, quyết định bán khu đất cùng xã nêu trên, lấy tiền chia “mỗi con trai 30 triệu, mỗi con gái 2 triệu”.

“Anh em từng rất yêu thương nhau, chỉ khi giá đất tăng thì…”

Trong số 9 anh chị em còn sống, bà V.T.C, con thứ hai, là người duy nhất đứng về “phe” bị đơn. Đại diện viện kiểm sát hỏi bà C., rằng tại sao 9 người đứng về phía con trưởng, chỉ mình bà bênh ông B., “có uẩn khúc gì không?”. Người phụ nữ nói bản thân không thiếu tiền, cũng không bênh ai cả.

Theo trình bày của bà, khi còn sống, cha mẹ nhiều lần nói cho ông B. mảnh đất 1.213 m2. Bà nghĩ “cha mẹ cho cậu rồi thì tôn trọng, không nên tranh giành”.

Năm 2001, ông B. có thông báo việc làm “sổ đỏ” mảnh đất mang tên mình, khi ấy cả gia đình không ai có ý kiến gì. “Anh A. bảo sốc vì cậu B. làm sổ không ai biết, thế là nói sai rồi”, bà C. thẳng thắn.

Vẫn theo lời bà C., trước khi xảy ra vụ kiện chia đất, các anh em trong gia đình rất yêu thương, hòa thuận, kinh doanh khấm khá nhất nhì huyện. Mọi người thường xuyên sang nhà ông B. tụ họp, liên hoan, vì thế “anh A. bảo cậu B. âm thầm lấp ao, chặt cây, xây tường bao, chiếm đất mà không ai biết là không đúng”.

Giống với lời khai của bị đơn là ông B., bà C. cho hay em trai ở mảnh đất này đã 30 năm, không anh chị em nào đòi chia chác. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh từ năm 2020, khi giá đất tăng.

Ban đầu, hai bên từng nhiều lần thỏa thuận. Ông B. chấp nhận lấy một nửa diện tích khu đất, phần còn lại sẽ xây nhà từ đường theo đúng nguyện vọng của các anh chị em trong gia đình. “Tôi thấy 600 m2 xây nhà thờ tổ là quá thoải mái, nhưng phía ông A. không chịu”, bà C. kể.

Sau nhiều giờ xét hỏi, cả hội đồng xét xử và đại diện viện kiểm sát đều nhận định, nhiều lời khai của ông A. đang có sự mâu thuẫn. Đến nay, việc ai là người đóng thuế đất chưa rõ, cũng chưa làm rõ được cha mẹ các đương sự có thực sự chuyển đến khu đất mới hay không. Để có câu trả lời, tòa cho rằng cần triệu tập những người cao tuổi tại địa phương để xác nhận.

Vì những vấn đề trên không thể giải quyết ngay tại tòa, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên xử, sẽ mở lại trong vòng một tháng tới.

Sau khi chồng tôi và con gái đi nghỉ mát ở cơ quan về, cô con gái nhỏ kể: “Hình như bố có bồ ở cơ quan ý mẹ. Bố ngồi ăn, cô ấy cũng ngồi cùng. Cô ấy hay gắp thức ăn cho bố và con. Con thấy đi đâu cô ấy cũng đi cạnh bố”. Nghe con kể, tôi nổi “cơn tam bành”, tra hỏi về “cô ấy” và cãi nhau một trận kịch liệt với chồng. Bực mình, anh ta thách thức ly h:ô:n, còn ch:ê tôi như chị của chồng. Sau hôm đấy, tôi đã quyết định làm 1 việc hệ trọng, dồn hết tiền cho bản thân, cho anh ta sáng mắt…

0

Ở tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.

Chị Minh Hiền chia sẻ rằng, chị vui vì chính bản thân cũng cảm nhận được rõ sự thay đổi về con người – cả tâm hồn lẫn ngoại hình của mình.

“Thú thật, xem lại những tấm hình của 10 năm về trước mà không ngờ mình lại như một “bà già” thế. Nhìn tôi già và quê mùa vì ăn mặc quá lôm côm, vớ gì mặc nấy, ai cho đồ gì cũng mặc…”, chị Hiền tâm sự.

Thực ra, không chỉ riêng chị Hiền mà nhiều chị em khác, để lo cho gia đình, con cái, họ thường chắt chiu, giản tiện tối đa nhu cầu riêng của bản thân. Điều này lâu dần trở thành thói quen khiến nhiều chị em quên mất việc chăm sóc bản thân để làm cho mình đẹp dần lên cùng năm tháng.

Chị Hiền nhớ lại khoảng thời gian gần chục năm về trước, mỗi ngày thức dậy, chị chỉ biết đến việc lo cho con và trông coi tiệm tạp hoá. Chồng chị đi làm lương cũng khá, cửa hàng tạp hoá của chị túc tắc cũng được chục triệu mỗi tháng.

Kiếm đồng tiền vất vả, nghĩ tiếc tiền nên chị Hiền chẳng dám tiêu pha, vui chơi rộng rãi. Trước đây, cơ quan chồng chị hay “bao” cả gia đình cán bộ nhân viên đi nghỉ mát thì cả nhà chị thường đi cùng nhau.

Sau này, cơ quan cắt giảm ngân sách, gia đình đi cùng thì phải đóng tiền thêm nên chị Hiền và các con không đi nữa. Cứ nghĩ cả nhà đi nghỉ 3-4 ngày mất toi nửa tháng thu nhập của hai vợ chồng là chị tính chuyện thoái lui. Riết cũng quen, chị chẳng có nhu cầu giao lưu, gặp gỡ bạn bè của cả 2 vợ chồng.

Rồi một lần, sau khi đi nghỉ mát cùng bố về, cô con gái 10 tuổi kể: “Hình như bố có bồ ở cơ quan ý mẹ. Bố ngồi ăn, cô ấy cũng ngồi cùng. Cô ấy hay gắp thức ăn cho bố và con. Con thấy đi đâu cô ấy cũng đi cạnh bố”.

Nghe con kể, chị Hiền nổi “cơn tam bành”, tra hỏi về “cô ấy” và cãi nhau một trận kịch liệt với chồng. Chị chì chiết, trách móc mình, than vãn ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, vậy mà bị chồng “cắm sừng”.

Anh cố gắng giải thích rằng đó chỉ là tình cảm đồng nghiệp cùng cơ quan, mấy năm nay toàn thấy chỉ có 2 bố con đi nghỉ mát, con gái còn nhỏ nên mọi người hay hỏi han, quan tâm hơn.

Cô ấy mới chuyển về cơ quan 2 năm nay, chị lại không hay đi cùng cơ quan chồng nên anh nói tên chị cũng không biết… Thế nhưng, dù anh có giải thích thế nào, chị cũng không chịu tin, còn đòi… chia tay.

Bực mình, anh thách thức: “Em cứ làm đơn đi, anh ký. Em tưởng chỉ mình em chịu ấm ức, hy sinh à? Em có quan tâm đến cảm xúc của anh không? Anh không cần em hy sinh rồi biến mình thành “mẹ bổi”, suốt ngày tiếc tiền ru rú ở nhà như thế.

Em có biết, bao nhiêu người nhận xét rằng em bây giờ nhìn như “chị” của chồng không? Anh không có ý gì, vì anh biết em quên bản thân để chăm lo cho các con, cho gia đình. Nhưng anh là chồng em, nghe thế anh có vui được không?”.

Bình thường chồng chị ít nổi nóng nhưng lần này, anh tuôn lời như suối. Anh càng nói, chị càng thấy nhói đau trong tim. Thì ra, tất cả những thứ mà chị nghĩ rằng mình “hy sinh” bản thân để lo cho chồng con lại vô hình trung, thành “cái tội” trong mắt anh – tội tính toán chi li, tội… tiếc tiền, tội ăn mặc cẩu thả, tội biến mình già nua, tội không cần ai bạn bè…

Sau trận cãi vã nảy lửa với chồng, chị bắt đầu nhìn lại bản thân. Những lời “chê” của anh làm chị “xóc tận óc” vì tự ái. Chị cứ chắt bóp tiết kiệm là vì anh, vì con, vì gia đình này chứ ai. Thế mà anh còn lên án chị “chi li, tiếc tiền”.

Đã thế, từ nay chị chẳng việc gì phải chắt chiu từng đồng nữa, chị sẽ dành hẳn 1 khoản để chăm lo nhu cầu bản thân.

Giờ nhìn lại chuyện cũ, chị Hiền bảo, chị biết ơn vì nhờ cuộc xung đột với chồng mà chị nhận ra rằng: “Phụ nữ biết làm đẹp, chăm lo tốt cho mình cũng chính là cách thể hiện tình yêu chồng con, làm cho họ tự hào về mình. Chúng ta không tránh được việc tuổi tác già đi nhưng chúng ta có khả năng biến mình đẹp lên theo năm tháng”.

Tôi 35 tu:ổi, từng l:y h:ô:n và có một con g:ái riêng. Vợ cũ ph:ản b:ội khiến tôi o:á:n h:ận. Tôi không cho vợ gặp hay liên lạc với con như đ:òn tr:ả th:ù khiến cô ấy cả đời này cũng phải h::ố:i h::ậ:n. Nửa năm sau, tôi nhanh chóng kết hôn với Vy – cô gái hiền lành làm nghề dạy học, biết yêu thương trẻ con, tôi tin cô ấy sẽ biết chăm sóc con tôi. Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 t:u:ổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, b:ỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm. Tôi nghe thế thì thấy l:ạ nhưng vẫn đồng ý. Hôm đó,…. Cảnh tưởng trước mặt khiết tôi ch:ế:t s:ữ:ng…..

0

Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 tuổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, bỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm.

Tôi 35 tuổi, từng ly hôn và có một con gái riêng. Vợ cũ phản bội khiến tôi oán hận. Tôi không cho vợ gặp hay liên lạc với con như đòn trả thù khiến cô ấy cả đời này cũng phải hối hận. Sau khi ly hôn, vợ cũ ra nước ngoài. Nửa năm sau, tôi nhanh chóng kết hôn với Vy.

Vy là gái tân, hiền lành và nhân hậu, là giáo viên mầm non. Tôi quen biết cô ấy trong một lần cùng bạn bè đi làm từ thiện trong chùa. Vy ưa nhìn, thường xuyên đến chùa phụ giúp. Ngày đó nhìn thấy cô ấy chơi đùa với bọn trẻ trong chùa, tôi liền nghĩ đây có thể là người mẹ tốt cho con gái của mình. Tôi ích kỷ nghĩ cho con đầu tiên, nhưng tôi cũng có tình cảm chân thành với Vy.

Biết Vy chưa từng kết hôn lại lấy đàn ông từng ly hôn như tôi sẽ chịu thiệt thòi trong mắt người khác, nên tôi hết lòng chăm lo cho cô ấy và gia đình vợ. Tôi đưa vợ tiền để gửi về nhà, giúp bố mẹ cô ấy sửa chữa nhà. Bố mẹ cô ấy ban đầu không thích tôi, nhưng thấy sự kiên trì và thật lòng của tôi thì dần trở nên quý mền tôi. Từ ngày về sống cùng nhau, Vy yêu thương và chăm sóc cho con riêng của chồng như con ruột của mình.

Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 tuổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, bỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm. Tôi nghe thế thì thấy lạ nhưng vẫn đồng ý. Dù sao cả hai gần gũi với nhau hơn thì tình cảm càng gắn bó.
Vợ 5 lần 7 lượt đòi ngủ chung với con riêng, tôi nghe lén thì 'chết sững' khi biết sự thật mà cô ấy che giấu  - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet
Hôm đó, vợ tôi sang phòng con gái từ 8 giờ tối, nói là muốn sang đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ. Đến khoảng 9 giờ thì tôi đi ngang qua phòng ngủ của con gái, nhẹ nhàng mở hé cửa ra xem hai mẹ con đang làm gì. Cảnh tưởng trước mặt khiết tôi chết sững.

Con gái tôi đang cầm điện thoại của vợ để gọi video call. Tôi nghe giọng của người bên kia thì biết ngay đó là vợ cũ của mình. Tôi thật sự tức giận, tôi không muốn cô ta liên lạc với con gái mình, cô ta không xứng đáng làm mẹ của con tôi. Tôi đi tới giật điện thoại trên tay con, định lôi vợ vào phòng nói chuyện thì nghe tiếng con gái khóc nấc lên:

“Bố ơi bố đừng la mẹ Vy, là do con khóc đòi mẹ Vy gọi cho mẹ Phượng (tên vợ cũ của tôi). Bố đừng la mẹ Vy, con xin lỗi bố”.

Tôi thấy con khóc thì lòng mềm đi, vội dỗ con nín. Tôi hứa với con sẽ không la vợ thì con bé mới nín khóc rồi ngoan ngoãn lên giường đi ngủ.

Khi về phòng, vợ tôi xin lỗi tôi rồi nói:

“Em biết anh giận vợ cũ nhưng con gái anh đâu có lỗi gì. Mình được nhìn mặt ba mẹ mà lại bắt con gái mình không được nhìn thấy mẹ thì sao mà được hả anh? Em biết anh giận em nhiều chuyện, nhưng mà em cũng chỉ vì thấy thương con bé thôi. Trẻ con thì đâu có tội tình gì đâu anh”.

Tôi không trả lời vợ, cũng không tức giận với cô ấy nữa. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn cái gai khó nhổ vì bị vợ cũ phản bội. Tôi cũng biết mình không đúng khi bắt con không được gặp mẹ, chắc tôi cần thêm thời gian. Qua chuyện này, tôi càng yêu thương người vợ hiện tại của mình hơn. Cô ấy tin tưởng tôi nên mới không ghen tuông với vợ cũ, lại còn vì con gái của tôi mà lén liên lạc với vợ cũ. Tôi thật sự rất nể trọng và biết ơn cô ấy.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố, mẹ mất không để lại di chúc

0

Câu hỏi

Bố tôi mất và không để lại di chúc, trong khi sổ đỏ đất nhà chúng tôi đứng tên của cả bố và mẹ. Hiện giờ mẹ tôi muốn tách sổ cho các con (nhà em có 2 anh em), vậy thủ tục thực hiện thế nào?

Trả lời

Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đứng tên cả bố và mẹ bạn. Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Khi bố bạn qua đời mà không để lại di chúc thì 1/2 mảnh đất được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự bao gồm: hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bố.

Theo quy định trên, ông bà nội (nếu ông bà còn sống), mẹ của bạn, 2 anh em của bạn là các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. 1/2 tài sản trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn là di sản thừa kế của bố bạn. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế, đó là: mẹ bạn, 2 anh em của bạn, (và ông nội, bà nội của bạn nếu còn sống)

Hai anh em bạn có thể từ chối quyền thừa kế, sau đó mẹ bạn sẽ làm thủ tục thoả thuận di sản thừa kế. Tiếp đó, mẹ bạn tiến hành sang tên sổ đỏ đứng tên mẹ bạn. Sau khi sổ đỏ đứng tên mẹ bạn, nếu đáp ứng các điều kiện về tách thửa thì mẹ bạn và các con làm thủ tục tách thửa.

Thủ tục thực hiện tách thửa như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Căn cứ tại khoản 1 điều 2 và khoản 11 điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ tách thửa bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK
  • Bản gốc sổ đỏ
  • CCCD chứng thực của mẹ bạn và anh em bạn

Bước 2 : Tiếp nhận hồ sơ

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Các công việc

Tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho thửa đất thì Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho bạn hoặc gửi UBND cấp xã. Để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết trường hợp tách thửa mảnh đất.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, đối với lệ phí trước bạ thì trường hợp mẹ tặng cho con đất đai được miễn lệ phí trước bạ. Để được miễn nộp thì trong hồ sơ thực hiện sang tên, bạn cần có thêm giấy khai sinh (bản sao) để chứng minh quan hệ mẹ con. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì mẹ tặng cho con cũng được miễn thuế.

Khi tiến hành thủ tục tách thửa, bạn nộp chi phí đo đạc, phí thẩm định, lệ phí cấp sổ mới.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: [email protected]

Từ 01/8/2024, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở ….

0

Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách thay đổi liên quan tới bồi thường, tái định cư. Liệu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở không? Cùng theo dõi bài viết sau.

Đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được bồi thường thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng:

– Đất nông nghiệp; hoặc

– Tiền; hoặc

– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi; hoặc

– Nhà ở.

Đối chiếu với quy định tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ được bồi thường về đất bằng đất nông nghiệp hoặc tiền (trong trường hợp không có đất nông nghiệp để bồi thường).

Đồng thời, khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định, người bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở/nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở/nhà ở tái định cư.

Như vậy, từ ngày 01/8/2024 – khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường thì có thể được bồi thường bằng nhà ở.

Tuy nhiên, đối chiếu với nguyên tắc bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, vẫn sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền.

Nếu được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng nhưng phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nói tóm lại, từ 01/8/2024, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở (hiện nay chỉ quy định bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền).

đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở
Từ 01/8/2024, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? (Ảnh minh họa)

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất được bồi thường về đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Có quyết định giao đất/quyết định cho thuê đất/quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;
  • Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

CON CỨ Ế ĐI, MẸ ĐỒNG Ý. Con gáι ! Hôm nαy mẹ đi họρ lớρ cũ, các bạn mẹ đều có cháu bồng cháu bế cả rồi. Ai cũng hỏi mẹ: “Thế con gáι đã lấy chồng chưα?”, “Nó cũng gần 30 rồi, không lấy chồng thì định tới khi nào mới lấy?”. Mẹ nghe xong chỉ cười đáρ lại: “Khi nào muốn thì nó lấy! Làm sαo ρhải giục?”. Con gáι! Tuổi tác không ρhải vấn đề quá lớn đâu con! Mẹ không cho rằng cứ đến tuổi này là con nhất định ρhải ngαy lậρ tức lấy chồng, sinh con….và rồi …

0

Con gáι ! Hôm nαy mẹ đi họρ lớρ cũ, các bạn mẹ đều có cháu bồng cháu bế cả rồi. Ai cũng hỏi mẹ: “Thế con gáι đã lấy chồng chưα?”, “Nó cũng gần 30 rồi, không lấy chồng thì định tới khi nào mới lấy?”.

Mẹ nghe xong chỉ cười đáρ lại: “Khi nào muốn thì nó lấy! Làm sαo ρhải giục?”.

Con gáι! Tuổi tác không ρhải vấn đề quá lớn đâu con! Mẹ không cho rằng cứ đến tuổi này là con nhất định ρhải ngαy lậρ tức lấy chồng, sinh con. Cuộc sống củα con, con có quyền sống như con muốn, thì con mới được hạnh ρhúc.

Bố mẹ không sống thαy cuộc đời củα con được, nên con không cần ρhải làm vừα lòng bố mẹ bằng một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, với một người đàn ông mà con không yêu hαy chưα tìm hiểu kỹ càng.

Nói gì thì nói, ρhận đàn bà con gáι vẫn lắm nỗi vất vả. Đàn ông lấy vợ thì vẫn được ở nhà mình, hαy ở cùng với bố mẹ mình. Con gáι lấy chồng ρhải rời xα bố mẹ đến ở một nơi hoàn toàn xα lạ.

Vậy nên con nhất định ρhải bình tĩnh để chọn cho mình một giα đình thật sự đáng để gửi gắm niềm tin và cuộc đời còn lại.

Nhất định con ρhải ở bên một người đàn ông cho mình mái nhà bình yên và cảm giác αn toàn. Tuyệt đối đừng vì tác động bên ngoài mà vội vàng lấy chồng con nhé!

Bởi mọi sαi lầm lúc này đều sẽ ρhải trả giá bằng chính hạnh ρhúc củα con những ngày sαu.

Khi nào con sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân, khi nào con gặρ được đúng người thì hãy về nhà nói với mẹ. Khi ấy mẹ sẽ vui vẻ gả con đi.

Nhưng nếu con chưα sẵn sàng, nếu con chỉ vì sợ ρhải mαng tiếng “gáι ế” mà quyết định lấy đại một người đàn ông nào đó, mẹ sẽ không đồng ý. Con gáι củα mẹ quý giá đến nhường ấy, sαo có thể gả đi quα quýt như vậy?

Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nhăm nhăm giục con gáι ρhải đi lấy chồng. Mẹ hiểu, sinh con rα αi cũng muốn con mình hạnh ρhúc.

Có thể những ông bố bà mẹ kiα nghĩ rằng ρhải lấy chồng thì mới có hạnh ρhúc nhưng mẹ không nghĩ giống họ.

Mẹ từng thấy rất nhiều cô gáι tầm tuổi con vội vàng lấy chồng vì bị giục, và giờ cũng lại vội vàng ly hôn.

Vậy nên đời người con gáι, chẳng có gì đảm bảo cứ lấy chồng thì sẽ được hạnh ρhúc mãi mãi…

Vội vàng lấy chồng để làm gì hả con? Để khỏi mαng tiếng là “gáι ế” ư? Nực cười, là gáι ế thì sαo nào?

Ai bảo gáι ế là không tốt? Nếu người tα nói bà có một đứα con gáι ế chồng, mẹ sẽ hỏi lại họ, vậy bà có chắc con bà đαng có chồng mà sống hạnh ρhúc bằng con gáι ế củα tôi không?

Mẹ không sợ bị mαng tiếng là có con gáι ế trong nhà. Điều mẹ sợ nhất là nhìn thấy con không được sống hạnh ρhúc vui vẻ như ý nguyện củα con.

Ngαy cả khi con không muốn kết hôn, con muốn sống ᵭộc thân cả đời, hoặc con muốn làm mẹ đơn thân, mà không cần ρhải có đàn ông bên cạnh, mẹ cũng đều tôn trọng quyết định củα con.

Nhưng khó khăn hαy vất vả sαu này, con hãy tự chịu trách nhiệm. Đừng oán trách bất kì αi, vì đó là lựα chọn củα con.

Điều cuối cùng mẹ muốn nói với con, đó là con cứ làm “gáι ế” thoải mái đi, mẹ cho ρhéρ. Ế suốt đời cũng được! Ở nhà với mẹ, làm gì thì làm, miễn là con vui, miễn là con hạnh ρhúc.

Luôn yêu tҺươпg con!

Nguồn : Sưu Tầms

Thấy các con sống khổ cực trong căn nhà câp 4 xuống cấp, chồng tôi định mua cho một căn hộ chung cư, nào ngờ đến phút cuối bàn giao giấy tờ, con dâu b:;ất ng::ờ làm l:;ộ ra bí mật về lâu đài trăm tỷ của bố mẹ vợ cho từ 5 năm trước, tôi sôi m:;áu xé luôn giấy chuyển nhượng tài sản nhưng vừa mới ra cổng thì đã nghe tin sé::t đ;;ánh …

0

Lời nói của con trai làm con dâu im bặt không dám nói gì nữa. Con tôi thật may mắn có được người vợ cam chịu, tôi tin chắc sẽ có ngày các con tự kiếm được tiền và có cuộc sống tươm tất.

Ngay từ khi các con còn nhỏ, vợ chồng tôi đã chú trọng đến chuyện dạy dỗ các con tính tự lập, tự chủ về tài chính. Đồng tiền do bản thân làm ra mới quý trọng, bố mẹ chỉ có thể nuôi và cho ăn học, khi đã làm ra tiền thì đừng bao giờ quay về xin tiền của bố mẹ nữa.

Chúng tôi cũng dạy con cách tránh xa những cám dỗ bủa vây xung quanh có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Các con chỉ có cách phòng tránh đó là không tham lam, bởi trên đời này, chỉ có bố mẹ mới cho tiền các con mà không cần điều kiện gì. Người ngoài họ mang tiền ra cho con thì đừng bao giờ tham mà nhận lấy, cần phải tỉnh táo suy xét thật kỹ, không được lấy tiền khi mà không bỏ công sức lao động để tránh vấp ngã.

Thậm chí, tôi còn khuyên các con là càng nhận nhiều tiền từ bố mẹ chu cấp cho thì càng giảm khả năng kiếm tiền. Bởi khi có chỗ dựa vững chắc, các con sẽ không có bản lĩnh tự kiếm tiền, làm gì cũng lo sợ hoặc làm việc không hết mình, vì biết nếu vấp ngã sẽ về cầu cứu bố mẹ giúp đỡ. Như thế không thể khai thác hết năng lực của bản thân.

Tôi không biết các con có ghi nhớ được những lời bố mẹ nói không nữa nhưng việc nói thì vẫn phải nói, bởi chúng tôi là người đã trải qua nhiều chông gai, không thể im lặng nhìn con giẫm vào vết xe đổ của bố mẹ được. Thế nên tôi vẫn nói mỗi ngày dù các con tỏ vẻ khó chịu.

Hiện tại các con tôi đều lấy vợ và có con cả rồi. Cuộc sống của đứa con gái thì khá giả vì con lấy được anh chồng giàu có. Còn gia đình con trai làm tôi thật sự lo lắng và chưa bao giờ được thanh thản.

Thấy các con khổ cực, chồng tôi định mua cho căn hộ chung cư, con dâu bất ngờ tiết lộ bí mật - 1

Chúng tôi luôn dạy con cách tránh xa những cám dỗ bủa vây xung quanh có thể ập đến bất kỳ lúc nào. (Ảnh minh họa)

Thu nhập của vợ chồng con trai mỗi tháng được hơn 20 triệu, với số tiền đó chỉ đủ chi tiêu trong gia đình và chẳng tháng nào có dư. Thương các con sống khổ, tôi định cung cấp gạo và thực phẩm ngon ở quê nhưng con trai không chịu nhận mà nói:

“Mẹ thường dạy con là khi trưởng thành, tự lực cánh sinh kiếm tiền, không thể dựa dẫm vào bố mẹ được, như thế yếu người đi. Bây giờ mẹ lại cung cấp đồ ăn cho con mỗi tháng làm thế là hư con cháu, sau này con biết dạy dỗ các con thế nào?”.

Lời con trai nói làm tôi bừng tỉnh, không ngờ những lời vợ chồng tôi từng nói, con trai đã hấp thụ được hết và đang cố gắng kiếm tiền từ chính bàn tay khối óc của bản thân.

Lâu không thấy con cháu về quê, tuần vừa rồi vợ chồng tôi ra phố thăm các con. Đáng lẽ có đứa thứ 2 thì con trai phải tìm phòng ở rộng rãi để sống, nào ngờ lại tìm được phòng trọ nhỏ và chật chội hơn cái lần trước.

Con bảo:

“Chúng con mới chuyển chỗ làm, khu vực này phòng trọ đều xuống cấp cả rồi, lúc đầu sống khó chịu, lâu rồi cũng quen. Ở đây gần trường học và chỗ làm của 2 vợ chồng nên chúng con thấy ổn, bố mẹ không phải lo lắng gì cả”.

Thấy các con khổ cực, chồng tôi định mua cho căn hộ chung cư, con dâu bất ngờ tiết lộ bí mật - 2

Thương các con sống khổ, tôi định cung cấp gạo và thực phẩm ngon ở quê nhưng con trai không chịu nhận. (Ảnh minh họa)

Thấy con cháu sống khổ quá, chồng tôi quyết định cho con 3 tỷ mua căn hộ chung cư. Cứ tưởng các con sẽ vui mừng đón nhận, nào ngờ con dâu nói:

“Năm trước, thấy vợ chồng con nghèo túng quá, biết cả đời sẽ không thể kiếm đủ tiền mua được mảnh đất thành phố nên bà ngoại mua cho một ngôi nhà trị giá 2 tỷ ở ngoại thành. Vậy mà chồng con từ chối nhận và bảo để lại cho em trai con đó. Chồng con bảo thủ lắm, thà để vợ con chịu khổ sở, chứ nhất định không nhận tài sản của nhà vợ”.

Không ngờ ông bà thông gia lại giàu có và hào phóng đến vậy. Con trai tôi đáp trả lại:

“Anh muốn kiếm tiền bằng chính sức lao động của bản thân, không muốn dựa dẫm vào bố mẹ cả đời. Em thấy tiếc nuối thì cứ nhận và chuyển đến đó mà sống, anh không ngăn cản”.

Lời nói của con trai làm con dâu im bặt không dám nói gì nữa. Con tôi thật may mắn có được người vợ cam chịu, tôi tin chắc sẽ có ngày các con tự kiếm được tiền và có cuộc sống tươm tất.

Lé::n bán hết vàng cưới để chữa bệnh ung th::ư cho mẹ chồng, nào ngờ đến lúc bà hồi phục sức khỏe vội gọi 3 em cô chồng đến chia đất, chia tiền, tôi ứ:;c tận cổ mà phận làm dâu không có tiếng nói gì, để nguyên cái bô dưới gầm giường rồi về ngoại chơi mấy ngày, 1 tuần sau thấy các cô chồng gọi về giao hết tài sản, mẹ chồng thì mặt tái xanh vì s:;ợ…

0

Vào ngày cưới, mẹ chồng đã đích thân trao cho tôi một bộ trang sức hoàn chỉnh gồm một chiếc kiềng, vòng tay và đôi hoa tai, chiếc nhẫn vàng khiến mọi người trầm trồ, xuýt xoa rằng tôi đã gả vào một gia đình tốt.

Điều kiện nhà tôi ở mức trung bình, nhưng nhà chồng tương đối khá giả, dù mẹ chồng một mình nuôi chồng tôi khôn lớn. Chồng tôi nói, mẹ anh là một người phụ nữ mạnh mẽ, rất có năng lực làm ăn kinh doanh.

Chính vì thế, vào ngày cưới, mẹ chồng đã đích thân trao cho tôi một bộ trang sức hoàn chỉnh gồm một chiếc kiềng, vòng tay và đôi hoa tai, chiếc nhẫn vàng khiến mọi người trầm trồ, xuýt xoa rằng tôi đã gả vào một gia đình tốt.

Sau khi sinh con, chồng tôi làm kinh tế chính, còn tôi làm một công việc hành chính nhàn nhã để có thời gian chăm sóc cho con và gia đình. Mẹ chồng sống gần chúng tôi nên bà thỉnh thoảng đến thăm cháu nội. Đến nay đã 5 năm sau khi kết hôn, cuộc sống của gia đình tôi vẫn trôi qua yên bình như thế.

Nhưng vào đầu năm nay, mẹ chồng đột nhiên đổ bệnh. Lúc đầu tôi nghĩ do bà có tuổi rồi, cộng thêm thay đổi thời tiết nên cơ thể mới khó chịu như thế, nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra, tôi mới biết đó là bệnh ung thư. Bác sĩ nói, mẹ cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Lúc đó vợ chồng tôi rất bối rối và lo lắng, nhanh chóng gom góp tiền để mẹ làm phẫu thuật. Nhưng chi phí phẫu thuật cộng với chi phí điều trị thời gian hậu phẫu là một con số không nhỏ, đó là một vấn đề lớn với chúng tôi.

Tiền tiết kiệm của gia đình cộng với thu nhập bình thường căn bản không thể huy động được nhiều tiền như vậy. Chồng tôi lo lắng gọi điện vay mượn tiền khắp nơi, nhưng ai cũng than thở kinh tế eo hẹp, không có nhiều tiền cho vay.

Lén bán vàng cưới chữa bệnh cho mẹ chồng, bà bật khóc nắm tay tôi xin lỗi: “Mẹ sai rồi” - 1

Vào đầu năm nay, mẹ chồng đột nhiên đổ bệnh. (Ảnh minh họa)

Rồi tôi chợt nghĩ đến bộ trang sức bằng vàng mẹ chồng tặng khi cưới. Tôi luôn để nó trong két sắt, chẳng nỡ đeo cũng không dám bán đi, cứ để đó làm kỷ niệm, muốn để sau này trao lại cho con gái hoặc con dâu khi các con cưới. Nhưng giờ thấy mẹ chồng đổ bệnh, tôi không tính xa như vậy được nữa, đành gói ghém mang tới tiệm vàng bán lấy tiền chữa bệnh cho mẹ.

Tuy nhiên, khi tôi đưa bộ trang sức đó cho ông chủ tiệm vàng, ông ấy lại nói đó đều là vàng giả. Nghe vậy, đầu óc tôi choáng váng, toàn thân lạnh buốt, món trang sức trên tay đột nhiên trở nên rất nặng. Không chấp nhận được sự thật đó, tôi đã đến một số tiệm vàng khác để kiểm chứng nhưng câu trả lời tôi nhận được đều giống nhau.

Lúc đó, tôi vừa lo lắng vừa tức giận. Tại sao ngày đó mẹ chồng lại trao vàng giả cho tôi? Tôi lê bước nặng nề về nhà, nhìn món “trang sức” trên tay với cảm xúc lẫn lộn. Thấy sắc mặt tôi trông rất khó coi, chồng vội vàng hỏi đã có chuyện gì xảy ra.

Khi tôi kể cho anh ấy biết mọi chuyện, anh cũng choáng váng lắm, không thể tin nổi những món đồ trang sức mẹ tặng đều là đồ giả

– Chúng ta phải làm sao bây giờ? Còn thiếu rất nhiều tiền mới gom đủ tiền phẫu thuật cho mẹ.

Mắt tôi đỏ hoe, giọng run run hỏi chồng.

Chồng động viên tôi, bảo rằng anh sẽ cố gắng tìm cách khác.

Đêm đó, tôi gần như không ngủ được, trong lòng trỗi dậy một nỗi cay đắng khó tả. Mẹ chồng cho tôi trang sức giả chỉ để mát mặt với mọi người nhưng giờ bà bị bệnh, với tư cách là con dâu, tôi phải trả tiền chữa bệnh cho bà, thật là nực cười.

Lén bán vàng cưới chữa bệnh cho mẹ chồng, bà bật khóc nắm tay tôi xin lỗi: “Mẹ sai rồi” - 2

Ngày hôm sau, cuối cùng tôi cũng hạ quyết tâm hỏi mẹ chồng cho ra nhẽ. (Ảnh minh họa)

 

Ngày hôm sau, cuối cùng tôi cũng hạ quyết tâm hỏi mẹ chồng cho ra nhẽ, vì cứ giữ chuyện này trong lòng tôi thực sự rất khó chịu. Bước vào phòng bệnh, thấy mẹ mỉm cười chào hỏi, tôi phải do dự hồi lâu mới dám hỏi:

– Mẹ, con có chuyện muốn hỏi mẹ, nếu không hỏi thì trong lòng sẽ rất khó chịu.

Mẹ chồng có chút kinh ngạc, cau mày hỏi:

– Có chuyện gì vậy con?

Tôi nhìn mẹ, hít một hơi thật sâu:

– Con đã bán bộ trang sức bằng vàng mẹ tặng con khi cưới để lấy tiền phẫu thuật cho mẹ, nhưng các cửa hàng đều nói đó là đồ giả.

Mẹ chồng nghe xong sắc mặt cứng đờ, rồi thở dài nói:

– Mẹ sai rồi, mẹ xin lỗi con. Đó quả thực là đồ giả. Lúc đó công việc kinh doanh của mẹ không suôn sẻ, mẹ đang eo hẹp về tiền bạc nhưng sợ mất mặt nên đã mua đồ giả lên trao trong ngày cưới. Con biết đấy, mẹ là mẹ đơn thân, cả làng đều cười nhạo mẹ, khó khăn lắm mẹ mới gây dựng được chút sự nghiệp và nhận được sự nể trọng nên mẹ thật sự không muốn bị người ta cười nhạo nữa.

Nghe vậy, tôi cảm thấy hơi buồn và bất lực. Mẹ chồng đã nói dối tôi để giữ thể diện, nhưng bây giờ mẹ ốm quá nặng, tôi chấp nhặt chuyện này sao được.

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi nắm lấy tay mẹ chồng nói:

– Mẹ ơi, con không quan tâm đến quá khứ nữa. Điều quan trọng nhất bây giờ là chữa bệnh cho mẹ, vì vậy mẹ đừng nghĩ nhiều nữa.

Sau khi trở về ngày hôm đó, vợ chồng tôi vẫn cố gắng gom tiền bằng mọi cách, cuối cùng cũng có đủ tiền. Sau đó, ca phẫu thuật của mẹ chồng tôi diễn ra suôn sẻ và bà hồi phục rất tốt. Mặc dù gia đình tôi nợ một khoản tiền không nhỏ, nhưng vợ chồng tôi sẽ sớm trả được thôi.

Sau sự việc này, thái độ của tôi đối với mẹ chồng cũng thay đổi. Đời ai chẳng có lỗi lầm? Mẹ chồng tôi có thể đã mắc sai lầm khi mua trang sức giả chỉ để cứu thể diện, nhưng bà đã thành khẩn thừa nhận sai lầm và xin lỗi. Chúng ta phải nhìn về phía trước để bước tiếp, tôi nghĩ sau khi trải qua cơn giông bão này, gia đình chúng tôi sẽ đoàn kết hơn.

Ngân làm giúp việc cho nhà cô chủ đã được 3 năm. Do tháo vát, thạo việc lại nhanh nhẹn nên rất được lòng cô chủ, tuần nào chủ nhật cũng được cho 500K tiền về quê để thăm gia đình rồi tối lên sớm để tiếp tục công việc. Hôm ấy sinh nhật mẹ nên Ngân xin phép cô chủ được về từ chiều thứ 7. Ai dè chiều chủ nhật nhà cô chủ lại có khách đến ăn cơm, bao việc mà mãi chưa thấy Ngân lên, cô chủ s;;ốt r;;;uột nên tiện tay lấy điện thoại chồng nhắn tin cho Ngân nhờ lên sớm nhưng viết nhanh quá, thiếu dấu nên lại thành ‘Nho em len ngay nhe. Vang em, mẹt k-inh kh-u-ng’ rồi ấn gửi luôn mà chẳng kịp xem lại. Thế mà chỉ 2 phút sau, Ngân nhắn lại vào số cậu chủ với nội dung không thể tin nổi và để rồi tối đó, bộ phim k;;inh đ;;;iển ‘bắt gi;;an tại trận’ đã chính thức được công chiếu ……

0

Soạn tin xong, Liên gửi ngay mà quên không nhắn cho Ngân biết người gửi là cô. Song đọc được tin, Ngân lập tức nhắn lại. Có điều nội dung của cô giúp việc nhắn mới khiến Liên hoảng hồn. 

Hoa mắt với tin nhắn đáp lại của giúp việc, Liên còn nghĩ Ngân gửi lộn số. Song ngồi xâu chuỗi lại sự việc, cô mới ngây người nhận ra bao ngày qua mình đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Vậy là Liên quyết định sẽ diễn cùng ô sin, thậm chí còn diễn sâu hơn là đằng khác. Cuối cùng, mọi chuyện cũng được lật tẩy ngay đêm ấy.

Nói về tin chồng, có lẽ không ai vượt được Liên, bởi cô với Khánh yêu nhau gần chục năm mới cưới. Cuộc hôn nhân được bắt nguồn từ tình yêu bền lâu như thế đương nhiên cô phải tin anh hết lòng. Với lại, bản thân Khánh cũng luôn thể hiện cho cô thấy, anh đúng là một người chồng mẫu mực, kiếm ra tiền, sống trách nhiệm với vợ con. Mặc dù cả yêu lẫn cưới, tính ra hai người cũng bên nhau mười mấy năm mà tình cảm lúc nào cũng như thuở bản đầu khiến Liên vô cùng mãn nguyện.

Mượn điện thoại của chồng, vợ nhắn tin cho ô sin: "Nho em lên nhanh", ngờ đâu giữa đêm cô lại được chiêm ngưỡng cảnh tượng "mãn nhãn" - Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa

Liên kể, sau khi kết hôn, dù công việc bận rộn nhưng cô luôn cố gắng tự tay vun vén việc gia đình. Có điều sau khi sinh bé thứ 2, vì không sắp xếp được công việc nên cô đành phải thuê giúp việc.

Qua trung tâm giới thiệu, Liên thuê Ngân về giúp việc nhà. Ngân bằng tuổi cô, cùng quê, lại nhanh nhẹn biết việc nên Liên ưng lắm. Đặc biệt, Ngân trông trẻ rất khéo thành thử từ ngày có Ngân tới ở, mỗi khi phải đi công tác, hay đi đâu vắng nhà Liên cũng thấy yên tâm, không phải lo đứng lo ngồi như trước.

Nghĩ không dễ gì tìm được giúp việc ưng ý như vậy nên Liên luôn tạo điều kiện cho Ngân ăn ở hết sức thoải mái. Hàng tháng, ngoài tiền lương ra, thi thoảng cô lại thưởng thêm cho Ngân. Mỗi lần về quê cô còn chuẩn bị quà bánh chu đáo cho Ngân mang về biếu người thân. Nhiều lúc Khánh thấy vợ cẩn thận quá còn bảo: “Gớm, em chiều vừa phải thôi không ô sin của em lại được đằng chân lân đằng đầu đó”.

Nghe vậy, Liên phì cười quay sang trách chồng khó tính. Song cuối tuần ấy, Ngân xin nghỉ mấy ngày về quê có việc. Vì bố mẹ hai bên đều bận không sang đỡ được nên cứ hết giờ làm Liên lại cuống cuống chạy đi đón con, cơm nước dọn dẹp.

Được ba ngày, mệt quá Liên gọi điện về quê giục Ngân lên gấp. Nhưng vì máy hết pin, Liên đành mượn điện thoại chồng gọi mà không thấy Ngân nghe. Cô chuyển sang nhắn tin. Máy của Khánh để chế độ tiếng Anh, Liên ngại cài đặt lại liền nhắn không dấu: “Nho em len ngay nhe. Vang em, mẹt kinh khung”.

Soạn tin xong, Liên gửi ngay mà quên không nhắn cho Ngân biết người gửi là cô. Song đọc được tin, Ngân lập tức nhắn lại. Có điều nội dung của Ngân nhắn mới khiến Liên hoảng hồn: “Nỡm ạ, người ta mới về có mấy ngày. Nay cuối tuần chị ấy không ở nhà hay sao mà dám nhắn cho em thế?”.

Liên kể, lúc đó cô ngồi trơ hóa đá, cô bắt đầu ngờ ngợ ra mọi chuyện. Nhưng để biết chính xác, Liên vào vai Khánh nhắn tin tiếp: “Vo anh voi bon tre con ve ngoai mai moi xuong. O nha 1 minh anh lai cang nho em. Len day voi anh ngay nhe!”.

Ngân đồng ý luôn làm Liên chết lặng. Nước mắt cứ thế rơi, Liên không ngờ người chồng mình hết mực thương yêu tôn trọng cuối cùng lại là người như thế. Thì ra sau lưng cô, anh vẫn “lên giường” với giúp việc.

Ngồi nghĩ ngợi 1 lúc, Liên quyết định sẽ xắn tay xử lý chồng. Đợi các con ngủ trưa dậy, Liên bảo Khánh là cô sẽ đưa 2 con về bên ngoại chơi, tối ngủ lại đó sáng mai mới về. Khánh không nghi ngờ gì, vui vẻ đồng ý.

Mượn điện thoại của chồng, vợ nhắn tin cho ô sin: "Nho em lên nhanh", ngờ đâu giữa đêm cô lại được chiêm ngưỡng cảnh tượng "mãn nhãn" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đúng như lời hứa, tối ấy Ngân bắt xe lên luôn. Lúc thấy Ngân mở cửa đi vào Khánh khá bất ngờ. Song tranh thủ lúc vợ không có nhà, anh lập tức kéo Ngân về phòng để “quấn” lấy cho thỏa nỗi nhớ nhung. Ngờ đâu đúng phút cao trào thì điện phòng sáng choang, Khánh giật mình ngẩng lên mới tái mặt thấy Liên đã đứng ở cửa từ khi nào. Anh vội đẩy Ngân ra, ấp úng xin vợ cho giải thích.

Khánh không ngờ rằng thật ra Liên đâu có về ngoại, cô chỉ mang con sang gửi nhà bạn thân gần đó rồi vòng lại rình bắt gian chồng. Đợi anh với Ngân sập bẫy, cô cứ vậy xông vào bắt quả tang.

Lúc ấy Ngân sợ quá ôm đồ rời khỏi nhà cô ngay trong đêm. Còn Khánh vật nài van xin vợ cho thêm cơ hội sửa sai. Liên tâm sự rằng bản thân cô còn hận chồng nhiều lắm nhưng vì con cô vẫn nhắm mắt chấp nhận tha thứ cho chồng. Có điều cô sẽ lấy thời gian thử thách anh. Nếu Khánh còn làm cô thất vọng, nhất định cô sẽ ly hôn.

Ngày đầy tháng cháu, nhà chồng làm 25 mâm hoành tráng mời đông đủ họ hàng. Bố tôi ở quê lên Hà Nội thì bố chồng chặn ở cổng: “Ông thăm cháu nhanh nhanh rồi ra về cho kịp xe kẻo trời tối”, bố tôi liền đưa ra 1 bọc đen nói lớn: “Tôi cũng định về ngay, nhưng trước khi về, tôi phải cho cháu ngoại cái này đã”. Bố chồng thấy thứ trong bọc mà rụng rời lảng vào nhà….

0

Cũng biết tính mẹ chồng em, bố mẹ đẻ em suốt ngày nhắc nhở con gái không bao giờ được cãi bà kẻo gia đình căng thẳng.

Ngày em mới về làm dâu nhà chồng, lúc nào mẹ chồng cũng nhìn em bằng nửa con mắt. Bà bảo dòng họ nhà bà bao đời ở chốn phồn hoa đô hội này. Thế mà chả hiểu sao chồng em lại phải lòng rồi rước em tận Yên Bái xa xôi về đây.

Còn nhớ, ngày đầu về ra mắt nhà chồng, nhìn thấy ngôi nhà mặt phố cao 7 tầng lớn như khách sạn, em cũng choáng váng. Trong suốt bữa ăn, mẹ chồng cứ im lặng. Thỉnh thoảng bà nhắc con trai gắp thức ăn cho em:

“Con gắp thức ăn cho bạn gái ăn đi. Ở nơi vùng xa ấy làm gì có những món này mà ăn”

Cứ thế, thi thoảng mới nói 1 câu nhưng bà nói câu nào là em tự ái câu đó. Được cái khi làm dâu nhà chồng, dù bà ghét con dâu ra mặt và khinh nhà thông gia nghèo nhưng bà vẫn xót cháu, thương cháu. Vì thế khi em bầu bí nặng nề, bà cũng không bắt em làm lụng nhiều vì bà sợ sảy thai. Ngày em đi đẻ, dù là con gái, bà cũng quý hơn vàng, cho dâu đẻ ở viện tốt nhất.

Tuy nhiên với nhà thông gia, bà không có qua lại tình cảm. Rồi mỗi lần mẹ đẻ em xuống chơi, bà rất hay chê bai người nhà quê khiến mẹ em phát ngại. Biết ý, bà xuống chơi 1-2 bận cũng cáo bận về nhà. Cũng biết tính mẹ chồng em, bố mẹ đẻ em suốt ngày nhắc nhở con gái không bao giờ được cãi bà kẻo gia đình căng thẳng.
Chê thông gia dưới quê nghèo khó, ăn mặc kém sang, mẹ chồng toan đuổi thì phải choáng nặng với câu trả lời - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Hôm trước là đầy tháng con nhà em. Vì là đứa cháu đầu tiên nên mẹ chồng cúng đầy tháng và ăn cỗ rất to. Bà làm tận 25 mâm, mời hết họ hàng nội ngoại trong họ gần. Không thấy bà mời đằng thông gia, em liền lên tiếng trước:

“Con định mời cả ông bà ngoại và các em lên đây đầy tháng Cún nữa mẹ ạ”.

“Thôi ông bà ngoại xa xôi, con mời làm gì. Đi xa khổ vất vả ra”

Mẹ chồng nói giảm nói tránh thế, thực ra em biết bà không muốn cho thông gia lên. Bà sợ thông gia nhà quê, ăn mặc không được tinh tươm, lên đây trước bao quan khách làm xấu mặt bà. Nhưng cháu là cháu chung nên em cứ gọi về bảo bố mẹ lên đầy tháng cháu.

Lúc em đi đón bố mẹ đẻ ở bến xe về, mẹ chồng đã đứng ở trước cửa nhà bảo thẳng:

 

“Chào ông, trước khi vào nhà, ông nhớ tháo đôi dép để ở ngoài sân không cháu lại bị dị ứng với bụi đường”.

“Này ông, ông rửa tay đi đã rồi mới bế cháu nhé”

Rồi: “Ông ăn xong thì ra bến xe luôn chứ để còn kịp về quê không trởi tối nhanh lắm”.

Thấy thái độ của thông gia giống như muốn đuổi mình, bố em quay ra bảo:

 

“À, tôi lên với cháu xong cũng sẽ về luôn bà thông gia ạ. Nhưng từ từ chút, tôi chạy lên cho cháu gái rượu của tôi sổ tiết kiệm 1 tỷ đã. Sau đó tôi mới về”

Bố đẻ bảo, nhà vừa bán mảnh vườn cam cũng được 1 tỷ. Ông bà quyết định cho cháu ngoại số tiền này để cháu có thể ăn học thành tài. Ông lập 1 sổ tiết kiệm cho riêng cháu. Thấy thông gia cho cháu mới sinh cả tỷ, mẹ chồng em từ ngạc nhiên chuyển sang có chút ngại ngùng.

Sau việc này thái độ của mẹ chồng em khác hẳn, chắc bà cảm thấy từ trước tới nay hành động của mình có phần thái quá nên từ đó thường xuyên gọi điện cho thông gia để hỏi thăm và tình cảm hai bên cũng được cải thiện rất nhiều.

Phận làm con, em mừng không kể xiết, cuộc sống dù nghèo khổ hay giàu sang mà hai bên gia đình sống hòa thuận là điều em hạnh phúc nhất.