Vào đúng ngày tân hôn, mẹ chồng tôi cứ nằng nặc đòi lên ngủ chung với 2 đứa, dù không ưa chút nào nhưng ngày đầu về làm dâu không muốn to tiếng nên tôi giả vờ nín nhịn dể xem bà làm chuyện gì. Tắm rửa, thay xong bộ đồ rồi xịt nước hoa thơm phức đi ngủ, giữa đêm tôi chợt tỉnh giấc vì tiếng sột soạt, ngó đầu dậy thì tái mặt khi thấy bà đang lúi húi làm việc này dưới đuôi giường
Ngày tân hôn, vừa kết thúc lễ cưới trong không khí rộn ràng, tôi và chồng háo hức bước vào căn phòng ngủ được trang trí lung linh. Nhưng chưa kịp tận hưởng cảm giác riêng tư, mẹ chồng bất ngờ bước vào, tuyên bố một câu làm tôi ngỡ ngàng:
“Hôm nay mẹ ngủ chung với hai đứa nhé. Mẹ có việc cần làm.”
Lòng tôi thoáng khó chịu. Ai lại đi ngủ chung với con trai và con dâu trong đêm tân hôn? Nhưng nghĩ đến ngày đầu làm dâu, tôi cố nén bực, gượng gạo đồng ý.
Tắm rửa xong, tôi thay bộ đồ ngủ mới, xịt chút nước hoa, nằm bên chồng mà lòng vẫn không yên. Mẹ chồng nằm ngay góc phòng, vẻ mặt bình thản, nhưng tôi cảm nhận có điều gì đó không ổn.
Nửa đêm, tôi chợt tỉnh giấc vì tiếng động lạ. Những tiếng sột soạt phát ra từ cuối giường làm tôi lạnh người. Nhẹ nhàng ngẩng đầu dậy, tôi tái mặt khi thấy mẹ chồng đang lúi húi bên vali của vợ chồng tôi. Bà mở từng túi đồ, từng ngăn nhỏ, lôi ra những phong bì mừng cưới rồi cẩn thận đếm từng tờ tiền.
Tôi không dám tin vào mắt mình. Trong đầu trăm ngàn câu hỏi hiện ra: Bà làm vậy để làm gì? Không tin tưởng chúng tôi sao?
Tôi khẽ động đậy, cố giữ bình tĩnh hỏi:
“Mẹ… mẹ làm gì vậy ạ?”
Mẹ chồng giật mình quay lại, mặt bà thoáng đỏ lên nhưng ngay lập tức lấy lại bình tĩnh. Bà đặt lại phong bì vào vali, rồi nói nhỏ:
“Mẹ chỉ kiểm tra xem tiền mừng có đủ không, kẻo họ hàng bỏ thiếu thì con cái lại thiệt thòi. Với cả, đây là thói quen của mẹ từ xưa, không có ý gì đâu.”
Tôi nghẹn lời, không biết nên phản ứng thế nào. Chồng tôi lúc này cũng tỉnh dậy, nhìn mẹ rồi quay sang tôi, khẽ lắc đầu, như muốn nói:
“Thôi, bỏ qua đi, tính mẹ vậy rồi.”
Dù rất khó chịu, tôi quyết định im lặng, nhắm mắt lại coi như không thấy gì. Nhưng trong lòng, hình ảnh bà ngồi đếm từng tờ tiền dưới đuôi giường sẽ mãi là một “kỷ niệm khó quên” trong đêm tân hôn của tôi.
Khoảnh khắc pháo hoa bung nở, vụt sáng trên bầu trời cũng là khoảnh khắc cuối cùng của một em bé còn trên cuộc đời này. Em đã ‘ra đi’ trong vòng tay mẹ ngay khi tiếng pháo cuối cùng vang lên, vĩnh biệt em một thiên thần nhỏ, không chỉ có cha mẹ em mà hàng triệu người trên thế giới đã rơi nước mắt khi chứng kiến giây phút này!
Video: Cậu bé 16 tháng tuổi qua đời trong vòng tay mẹ sau khi xem pháo hoa lần cuối. (Nguồn: 163)
Những ngày gần đây, đoạn video về em bé 16 tháng tuổi xem pháo hoa lần cuối rồi qua đời trong vòng tay mẹ chạm đến trái tim của hàng triệu người, khiến họ rơi lệ và thương xót vô cùng!
Cụ thể, theo Elephant News, người đàn ông họ Lưu (sống tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc) cảm thấy con trai mình sắp qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tim nên muốn cho con ra ngoài xem pháo hoa.
Đoạn video từ camera giám sát ngày 29/11 ghi lại cảnh người mẹ bế đứa con nhỏ xem pháo hoa trước nhà, cha của cậu bé đứng gần đó. Trong suốt clip, người mẹ liên tục lau nước mắt, trong khi người cha tiến đến hôn nhẹ lên khuôn mặt em bé.
“Buổi tối hôm đó, có người đốt pháo hoa bên ngoài. Vợ tôi nói rằng nên đưa con đi xem pháo hoa và bế con trên tay. Khi ra ngoài xem pháo hoa, chúng tôi tự hỏi liệu con có rời bỏ chúng tôi khi màn bắn pháo hoa chấm dứt hay không. Đúng thế, con trai đã rời bỏ chúng tôi ngay sau khi pháo hoa kết thúc”, người cha viết.
Bố mẹ đưa con trai 16 tháng tuổi ra xem pháo hoa trước khi cậu bé qua đời. (Ảnh: Baidu)
Cậu bé mất do thông liên thất, bệnh lý chiếm khoảng 40% số ca bệnh tim bẩm sinh ở Trung Quốc. Anh Lưu cho biết, em bé được chẩn đoán mắc bệnh vàng da nghiêm trọng khi mới sinh và phải nhập viện vì viêm phổi khi được 3 tháng tuổi. Trong thời gian đó, các bác sỹ phát hiện ra dị tật tim.
Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật tim khi mới 5 tháng tuổi. Ba ngày sau ca mổ, tim của bé đột nhiên ngừng đập. Các bác sỹ đã cố gắng hồi sức và bệnh nhi phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt 1 tháng.
Sau khi cho bé xuất viện, bác sỹ khuyên vợ chồng anh Lưu ngừng điều trị y tế cho con. Người cha đau đớn chia sẻ: “Các bác sỹ thông báo với chúng tôi rằng có nhiều lỗ thủng ở tim của con và các cuộc phẫu thuật tiếp theo sẽ vô ích. Chúng tôi đau lòng và không còn hy vọng gì nữa. Nếu có khả năng chữa khỏi bệnh cho con trai, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ y tế”.
Khi pháo hoa kết thúc cũng là lúc cậu bé qua đời. (Ảnh: 163)
Câu chuyện đau lòng này gây xúc động và nhận được nhiều đồng cảm trên mạng xã hội. Trên nền tảng Douyin, cộng đồng mạng bày tỏ sự tiếc thương và an ủi gia đình anh Lưu: “Kể từ khi trở thành một người mẹ, tôi luôn rơi nước mắt mỗi khi nghe những câu chuyện như thế này liên quan đến trẻ nhỏ”.
“Hãy yên nghỉ nhé cậu bé. Mong con được giải thoát khỏi đau đớn trên thiên đường”; “Em bé phải được đến một nơi không phải chịu đau khổ. Người mẹ không nên tự trách mình quá nhiều. Hãy yêu bản thân mình và sẽ có hy vọng cho tương lai”…
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, xảy ra do bất thường trong quá trình phát triển tim hoặc các mạch máu lớn liên quan khi trẻ còn trong bụng mẹ. Đây là tình trạng mà cấu trúc tim không phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến rối loạn chức năng tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố được cho là góp phần làm tăng nguy cơ:
– Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh tim bẩm sinh có liên quan đến các hội chứng di truyền hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.
– Nhiễm trùng trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai mắc các bệnh nhiễm trùng như rubella trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.- Sử dụng thuốc hoặc hóa chất độc hại: Việc tiếp xúc với các chất độc hại, sử dụng thuốc không đúng chỉ định trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai nhi.- Bệnh lý của mẹ: Bà bầu mắc các bệnh như tiểu đường không kiểm soát, lupus ban đỏ hoặc béo phì cũng có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ chào đời hoặc trong những tháng đầu tiên. Một số dấu hiệu phổ biến gồm:
– Trẻ thở nhanh, khó khăn, thậm chí có biểu hiện ngưng thở.
– Da, môi và móng tay có màu xanh tím, đặc biệt khi trẻ khóc hoặc vận động mạnh.- Trẻ bú kém, dễ mệt mỏi và không tăng cân.- Phù chân, tay hoặc bụng do suy tim.- Nhịp tim bất thường, tiếng tim lạ khi bác sĩ khám.- Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm
Phát hiện bệnh tim bẩm sinh sớm là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng cho trẻ. Các phương pháp chẩn đoán hiện đại như siêu âm tim thai, siêu âm Doppler màu, và đo điện tâm đồ có thể xác định chính xác bệnh từ giai đoạn sớm.
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ dùng thuốc, can thiệp nội khoa cho đến phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế cấu trúc tim. Với những tiến bộ y học hiện nay, nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị thành công, có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Luật giao thông đường bộ 2008 không nếu quy định về các trường hợp CSGT được dừng xe. Quy định về dừng xe sẽ do Bộ trưởng Công an quy định chi tiết. Do đó từ 31/12/2024 trở về trước CSGT thực hiện việc dừng xe theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ trưởng Công an. Cụ thể quy định trong Thông tư này như sau:
“1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
cs
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”
Còn kể từ ngày 1/1/2025 khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì sẽ có điều khoản quy định rõ ràng về việc dừng xe của CSGT. Cụ thể Điều 66 của Luật này đã quy định cụ thể về trường hợp CSGT được dừng xe:
– Trường hợp 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác.
– Trường hợp 2: Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được.
Tại trường hợp 2, quy định mới này đẽ thể hiện sự chặt chẽ hơn, nghĩa là CSGT dừng xe khi buộc phải dừng xe mới kiểm tra kiểm soát được còn trường hợp không cần dừng phương tiện vẫn kiểm tra, kiểm soát được thì không phải dừng xe.
– Trường hợp 3: Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.
Trong trường hợp này, ở quy định mới này đã loại bỏ việc CSGT phải “có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp”
– Trường hợp 4: Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Do đó người dân cần chú ý khi tham gia giao thông
Lúc mẹ chồng mang cháo yến đến cho con dâu ăn, nhìn thấy mắt tôi đỏ hoe, bà lo lắng hỏi han. Tôi cho là mẹ con anh ấy cùng một giuộc, nói ra cũng chỉ thêm rắc rối, không cẩn thận bà lại ghét bỏ khinh bỉ con dâu.
Sau cưới, chồng không đưa lương cho vợ, mỗi tháng anh chỉ góp với tôi 3 triệu để chi tiêu sinh hoạt. Tôi hỏi thu nhập của chồng được bao nhiêu, anh nói hơn 10 triệu. Anh bảo tiền ai kiếm được người ấy tự giữ và sẽ chỉ góp ở mức vừa đủ.
Tôi rất buồn khi chồng đưa ra quyết định đó nhưng tính anh ấy rất khó, tôi không dám nói nhiều sợ vợ chồng mâu thuẫn nên nhịn đi cho bình yên.
Khi sinh con đầu lòng, tôi bàn với chồng:
“Em mang nặng đẻ đau sinh cho anh đứa con đáng yêu, anh cũng nên tặng em một món quà gì đó ý nghĩa”.
Chồng suy nghĩ một hồi và nói sẽ cho vợ 10 triệu, tôi lắc đầu từ chối. Tôi bảo:
“Ngôi nhà đang đứng tên anh, bây giờ chúng ta đã có con chung, 3 người là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Anh có thể sang tên nhà cho vợ đứng chung được không để em yên tâm dành toàn lực cho gia đình”.
Lời vợ vừa dứt thì chồng gằn giọng hỏi:
“Em có ý định bỏ chồng à? Đang yên đang lành đòi đứng tên chung sổ đỏ. Để mua được ngôi nhà này, anh đã phải đổ máu và nước mắt mới có được. Sao lại dễ dàng để người khác đứng chung. Em dẹp bỏ ngay ý nghĩ vớ vẩn đó đi, anh không thích đâu”.
Tôi rất buồn khi chồng đưa ra quyết định đó nhưng tính anh ấy rất khó. (Ảnh minh họa)
Mắng vợ một tràng, rồi chồng hậm hực bỏ ra khỏi phòng, còn tôi chỉ biết ôm mặt khóc tức tưởi. Yêu cầu của tôi đâu có gì là quá đáng, vậy mà chồng lại nổi nóng với vợ là sao.
Lúc mẹ chồng mang cháo yến đến cho con dâu ăn, nhìn thấy mắt tôi đỏ hoe, bà lo lắng hỏi han. Tôi cho là mẹ con anh ấy cùng một giuộc, nói ra cũng chỉ thêm rắc rối, không cẩn thận bà lại ghét bỏ khinh bỉ con dâu. Vì thế tôi nói dối là vừa xem bộ phim cảm động quá nên khóc.
Một lúc sau, thấy chồng tôi đi ngang qua phòng, mẹ gọi vào hỏi chuyện:
“Con đã làm gì để vợ khóc sưng mắt thế này. Con dâu nói là xem phim tình cảm khóc nhưng mẹ không tin bởi vợ con kiêng cữ rất cẩn thận, mới sinh con không bao giờ dám dán mắt vào điện thoại”.
Chồng tôi bức xúc nói:
“Cô ấy cậy sinh cho con đứa nhỏ nên muốn đứng chung tên trong sổ đỏ. Để có đủ tiền mua được ngôi nhà này, con đã đổi bằng 16 năm tuổi thanh xuân, sao có thể để người khác đứng tên dễ dàng được. Thế nên con đã mắng vợ vài câu, có vậy mà cũng khóc được”.
Lúc mẹ chồng mang cháo yến đến cho con dâu ăn, nhìn thấy mắt tôi đỏ hoe, bà lo lắng hỏi han. (Ảnh minh họa)
Tôi rất bất ngờ trước phản ứng của mẹ chồng, bà đập vào lưng chồng tôi một cái và trách ích kỷ hẹp hòi. Bà bảo:
“Mẹ thật thất vọng về con, uổng công mẹ nuôi bảo dạy dỗ bao năm. Bố mẹ là tấm gương tốt để con học theo mà sao con không học được gì. Ngày trước, ông nội định sang tên nhà cho mỗi bố con đứng tên nhưng bố từ chối. Chỉ đến khi ông nội chấp nhận cho mẹ đứng tên chung sổ đỏ thì bố con mới vui vẻ nhận.
Vợ con là người ở bên con lúc ốm đau bệnh tật, sinh cho con những đứa con, lo từng miếng cơm giấc ngủ cho con. Bố mẹ, anh em hay con cái cũng không thể so sánh được công lao của vợ. Vậy mà con lại so đo tính toán thiệt hơn với vợ.
Đã là vợ chồng là phải tin tưởng thương yêu nhau, đằng này lúc nào con cũng lo sợ hôn nhân tan vỡ thì sao bền chặt được. Nếu con không sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung thì đừng gọi mẹ là mẹ nữa”.
Chồng tôi là người con có hiếu và rất nghe lời mẹ, bà nói thế nên đành phải nghe theo. Sau đó mẹ nói tuy chồng tôi là con trai thật đấy nhưng tuổi già chỉ dựa vào con dâu nên phải luôn bảo vệ tôi. Mẹ còn nói nếu sau này chồng bắt nạt thì cứ nói với bà và sẽ luôn đứng về phía con dâu.
Không ngờ tôi lại may mắn có người mẹ chồng tốt đến vậy. Tôi cảm ơn mẹ rất nhiều.
Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.
Linh tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ cô sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán.
Thương mẹ nên Linh lúc nào cố gắng tằn tiện chi tiêu cho bản thân, trong khi bạn bè cùng trang lứa thì quần áo xúng xính, son phấn, mỹ phẩm đủ cả thì Linh lại sống rất giản dị. Cô cũng muốn làm đẹp nhưng nghĩ thà dành tiền đó mua đồ ăn ngon bồi bổ cho mẹ thì sẽ tốt hơn.
Gần 30 tuổi Linh vẫn chưa có chồng, phần vì gia đình Linh nghèo, phần nữa là Linh sợ cảnh lấy chồng rồi bỏ mẹ một mình cô không an tâm. Cho đến một lần thì có cô Xuân là bạn học cũ của mẹ Linh đến chơi, thấy Linh liền khen nức nở:
”Ôi trời, cái Linh càng ngày càng xinh ra ấy nhỉ? Thế sắp lấy chồng chưa cháu?”.
Nghe đến đó thì mẹ Linh tiếp lời:
”Cô quá khen rồi, nói thật thì cái Linh nhà tôi nó hiếu thảo lắm, mấy lần tôi giục lấy chồng nhưng sợ cảnh tôi thân già ở mình nên nó không màng chuyện chồng con”.
Vừa nghe xong thì cô Xuân vỗ luôn vào vai Linh:
”Thương mẹ là tốt, nhưng cháu phải hiểu cách khiến mẹ an lòng nhất là cháu phải ổn định gia thất. Rồi có thể đón mẹ về ở cùng mà, thời nay đâu phải phong kiến như trước nữa. Bà chị bạn cô có cậu con trai đẹp trai lắm, hơn cháu 3 tuổi, để cô mai mối cho. Thằng Khải này nó hiền lành mà chăm chỉ làm ăn lắm. Cháu mà gả vào đó thì ăn sung mặc sướng thôi”.
Thế là hôm đó mẹ Linh và cô Xuân bàn nhau chuyện cho Linh và Khải gặp nhau. Theo lời mai mối của cô Xuân thì Linh gặp Khải, nhìn anh rất chững chạc và hiền lành nên Linh ưng ý lắm. Từ khi hai người tìm hiểu nhau mà Khải cứ mua nào là hồng sâm, tổ yến, bào ngư về biếu cho mẹ của Linh. Khải còn nói thẳng với Linh:
”Nếu hai mẹ con em có gì khó khăn cứ nói với anh, đừng có ngại nhé”.
Mẹ Linh cũng khá ưng ý Khải, nhưng lần nào bà cũng dặn con gái:
”Con cứ tìm hiểu cho kỹ, đừng để những thứ trước mắt làm mờ mắt mình. Lấy chồng phải chọn người tử tế, mẫu mực chứ lấy phải chồng vũ phu thì cả đời chỉ có thâm tím mặt mày. Như con cô Hà còn bị chồng đánh trong lễ cưới kìa, xót xa lắm”.
”Con biết rồi, mẹ đừng lo lắng quá lại ảnh hưởng sức khỏe”.
Ảnh minh họa: Internet
4 tháng tìm hiểu tuy không phải dài nhưng cũng đủ để Linh nhận ra Khải chính là người đàn ông mình muốn lấy làm chồng. Cô biết Khải có khuyết điểm là quá nghe lời mẹ dẫn tới không có chính kiến. Nhưng cô tin rồi mình sẽ thay đổi được người đàn ông này, hơn nữa cô cũng đã có tuổi rồi, càng cưới sớm thì lại càng tốt.
Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.
Đúng lúc Linh chuẩn bị thay váy cưới thì thấy chồng và mẹ chồng vào hỏi:
”Tiền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”.
”Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”.
”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”.
”Sao anh có thể xúc phạm mẹ em như thế chứ?”.
Linh vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn Khải thì giơ tay tát 2 cái khiến má Linh đỏ rộp lên.
”Cô dám trợn mắt lên cãi chồng à? Trong nhà này mẹ chồng và chồng luôn luôn đúng cô biết chưa?”.
Linh chưa kịp nói gì thì mẹ cô lao đến nói:
”Linh, cởi váy ra đi con. Về nhà với mẹ, thà mang tiếng phụ nữ một đời chồng cũng được.”
”Nhưng mà mẹ ơi, đám cưới mới…”.
”Không nhưng nhị gì nữa hết, nhà mình nghèo thật nhưng mẹ nuôi con không phải để làm ô sin hay bao cát cho người khác hành hạ. Bây giờ mới ngày đầu con làm dâu đã bị mẹ chồng và chồng đánh trong lễ cưới, hành hạ như thế này thì sau con còn bị những gì nữa? Không nói nhiều, về nhà với mẹ đi con”.
Thế là mẹ con Linh kéo vali quần áo về, mặc cho nhà chồng giữ lại nhưng mẹ Linh kiên quyết không để con gái sống trong gia đình đó thêm 1 lần nào nữa.
Tôi gục ngã khi biết rõ thân phận đứa bé mà cô bạn thân của tôi dẫn đến có liên quan tới chồng.
Tôi năm nay 33 tuổi, cách đây 7 năm tôi bước vào cuộc hôn nhân của mình đầy tự tin. Chỉ cần được người mình yêu đã là mãn nguyện rồi. Khi yêu và sau này kết hôn, tôi thấy chồng tôi khá hoàn hảo, anh ấy yêu thương vợ, sống rất có trách nhiệm với gia đình. Chồng hơn tôi 4 tuổi, nhưng cả hai chúng tôi đều không có khoảng cách nào về suy nghĩ, cách sống.
Hiện tại tôi đã có một cô con gái đầu lòng 5 tuổi, hạnh phúc với những gì mình đang có. Chồng tôi là người hiền lành, yêu thương vợ con. Tôi rất trân trọng tình cảm của chồng dành cho mình, lúc nào cũng như thủa mới yêu. Được chồng giúp đỡ việc nhà nên cũng khá rảnh, tôi chịu khó luyện tập để giữ gìn nhan sắc và quả thực khi nhìn vào bà mẹ hai con như tôi, ai cũng trầm trồ vì độ tươi trẻ, quyến rũ.
Được chồng yêu thương, tự hào về vợ, tôi lấy làm hãnh diện và coi đó là động lực để không ngừng làm đẹp. Chồng tôi sống rất đàng hoàng, tử tế với những người xung quanh, đồng nghiệp và cả những người thân quen, họ hàng hai bên. Anh ấy cũng rất ít khi rượu bia, uống có chừng mực, ghét chuyện ngoại tình nên không bao giờ để ý, tán tỉnh những người phụ nữ xung quanh.
Cứ nghĩ rằng cuộc sống của mình yên ổn, hạnh phúc, nào ngờ sóng gió ập đến kể từ lúc cô bạn thân đường đột tìm gặp mình. Cô bạn vốn chơi rất thân với tôi từ cách đây mấy năm. Thời gian rồi tôi bận việc, bạn cũng có việc gia đình nên hai chúng tôi ít gặp. Thỉnh thoảng có nhắn tin, gọi điện tôi biết là bạn mình đã ly hôn, hiện đang làm mẹ đơn thân, sống cùng con trai 2 tuổi.
Sụp đổ khi biết được bí mật đáng sợ giữa chồng và cô bạn thân. Ảnh minh họa
Được cô bạn thân hẹn, tôi vui lắm vì lâu ngày rồi hai đứa chưa gặp nhau. Đứa bé mà bạn tôi dẫn đến chính là con trai của bạn tôi, khi hỏi về bố đứa bé, cô bạn tôi không muốn trả lời. Chỉ nói là chỉ cần con, không cần bố đứa bé sống cùng cũng như chu cấp. Tôi cũng rất hiểu điều này, bởi hiện nay một số người lựa chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân, không ràng buộc.
Trông đứa bé rất đáng yêu, có những nét thân quen, giống ai đó mà tôi chưa thể nghĩ ra ngay. Lúc cô bạn đi vệ sinh, có để con lại với tôi và quên chiếc điện thoại. Có cuộc gọi đến điện thoại của bạn, tôi chưa biết cách xử trí ra sao. Thấy gọi đi gọi lại, tên người gọi là “Chồng yêu”, tôi đành nghe máy. Chưa kịp nói câu gì, đã thấy phía bên kia nói giọng đầy thách thức: “Em đưa con đi chơi đâu vậy? Hôm nay ngày học mà sao em không cho con đi nhà trẻ? Có biết là anh lo cho em và con lắm không. Gọi mãi chưa thấy nghe máy, cũng không trả lời tin nhắn“.
Tôi nhận ra giọng của chồng mình, nên không dám nói gì bèn tắt máy. Tôi còn đang bị bất ngờ và sốc thì đứa bé đã reo lên “bố gọi… bố gọi điện”. Lúc này tôi mới rõ sự thật có mối liên hệ nào đó giữa đứa bé kia và chồng tôi. Tôi không mở được máy điện thoại của bạn, nhưng giọng nói của chồng tôi, làm sao mà nhầm lẫn được. Tôi dù sốc nhưng vẫn bình tĩnh để lấy điện thoại chụp lại ảnh đứa bé con của bạn tôi.
Đêm hôm đó, tôi thức trắng cả đêm. Càng nhìn ảnh bé trai con của bạn, tôi càng thấy nhiều nét giống chồng mình, có thể khẳng định chắc chắn là chồng tôi đã lén lút ngoại tình với cô bạn kia, hai người họ đã có con với nhau. Tôi đành gọi chồng dậy và đưa ra ảnh đứa bé, tôi còn nói dối là cô bạn tôi đã thú nhận mọi chuyện. Lúc này chồng tôi mới khai rõ mọi chuyện. Anh ta khóc lóc, xin lỗi, cho rằng đó là không mong muốn…
Chồng muốn tôi giữ bí mật và sẽ tìm cách cắt đứt với hai mẹ con bên ngoài. Anh ta hứa hẹn, thề thốt sẽ không bao giờ tái phạm… Tôi cảm thấy sốc và rất buồn, lo lắng cho tương lai hôn nhân của mình. Tôi vẫn chưa biết phải làm gì vào lúc này vì cảm thấy bất lực trước thực tại quá phũ phàng. Tôi có nên vì con mà cho chồng một cơ hội, hay là thẳng thừng ly hôn anh ta? Hãy cho tôi lời khuyên!
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Hà Nội đề xuất xe ôm phải có thẻ hành nghề là tạo thêm rào cản về mặt hành chính chứ không hẳn phục vụ mục đích liên quan đến giao thông.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo quyết định việc sử dụng môtô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn.
Dự thảo quy định, người điều khiển các phương tiện trên để chở khách hay hàng hóa phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào Thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ này do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.
UBND xã, phường, thị trấn được giao bố trí vị trí đón trả khách cho xe ôm và xếp dỡ hàng hóa cho xe gắn máy, xe thô sơ tham gia kinh doanh.
UBND TP Hà Nội cũng khuyến khích cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ tham gia, thành lập các tổ chức (hợp tác xã, hội nghề nghiệp) để giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động.
Hà Nội lấy ý kiến người dân về việc xe ôm phải có thẻ hành nghề. Ảnh: Tư liệu
Cũng theo dự thảo, người chạy xe ôm hay chở hàng khi hoạt động phải mang theo các giấy tờ, như: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe (điều khiển xe môtô hai bánh), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực, thẻ hoạt động vận chuyển đúng theo quy định.
Trước đó, vào cuối năm 2019, Sở GTVT Hà Nội cũng đã từng dự thảo quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, môtô hai bánh và các loại tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Đề xuất này đã vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận, đặc biệt là đội ngũ những người đang hành nghề xe ôm.
Ông Nguyễn Văn Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Vợ chồng ông từ Hòa Bình xuống Hà Nội thuê nhà để mưu sinh. Vợ ông đi làm giúp việc theo giờ, còn ông hàng ngày chạy xe ôm cho mấy nhà quen gần nơi ông trọ.
“Họ thuê tôi sáng đưa trẻ đi học, chiều đón về. 2 nhà khác thì thuê tôi chở trẻ đi học thêm. Tôi là dân ngụ cư, nếu yêu cầu phải đi xin xác nhận để được “cấp thẻ hành nghề” tại phường tôi đang ở liệu có dễ không?
Hầu hết những người hành nghề xe ôm như tôi đều từ địa phương khác về, việc đi xin xác nhận ở phường liệu có gặp khó khăn, có làm cho chúng tôi thêm nhiều thủ tục, đẩy chúng tôi vào thế… đã khổ thêm khó hay không?”, ông Bình băn khoăn.
Còn chuyên gia giao thông TS. Phan Lê Bình, Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản tại Việt Nam băn khoăn: Xe ôm phải có thẻ hành nghề để làm gì?
“Tôi chưa nhìn thấy mục đích của quy định xe ôm phải có thẻ hành nghề. Và thành thật mà nói cảm giác đề xuất như một rào cản về mặt hành chính chứ không hẳn phục vụ mục đích lớn lao liên quan đến giao thông”, TS. Phan Lê Bình bày tỏ.
Ông cho biết thêm, hiện còn bộ phận rất nhỏ xe ôm hành nghề tự do, không đăng ký. Còn phần lớn họ đã chuyển thành thành viên của một hãng xe ôm công nghệ nào đó. Tại các hãng này, để có tài khoản vận hành, họ sẽ xác nhận bằng lái xe của tài xế. Như vậy cũng đã khẳng định tính pháp lý của các lái xe.
“Vậy tại sao phải phát sinh thêm thẻ hành nghề nữa? Điều này sẽ tạo thêm khó khăn cho những người vốn thu nhập không phải cao trong xã hội”, TS. Phan Lê Bình bày tỏ.
Lý giải với VietNamNet về nội dung này, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, mục tiêu của việc cấp thẻ hành nghề với xe ôm nhằm đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đô thị, đảm bảo an toàn cho hành khách chứ không phát sinh thủ tục gây khó khăn.
“Chúng tôi muốn hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn cho hành khách. Khi xe ôm có thẻ hành nghề, có sự nhận diện, chính quyền địa phương sẽ ưu tiên vị trí đón khách, xếp hàng hóa thay vì sự tuỳ tiện như hiện nay. Người có thẻ sẽ được ưu tiên hơn”, ông Tuyển nói.
Cũng theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, với xe ôm công nghệ chở khách của các hãng, đa phần đều có logo thương hiệu riêng để phân biệt và giúp người tiêu dùng nhận diện. Song, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, mất an toàn giao thông rất lớn. Do đó cần thiết quản lý với đội ngũ tài xế xe hai bánh.
Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cũng nhấn mạnh, hiện Thành phố mới đang lấy ý kiến rộng rãi, trong trường hợp đề xuất không được đồng thuận thì sẽ không thể ban hành.
Với sự thay đổi liên tục của các Quy chuẩn báo hiệu đường bộ, nhiều tài xế vẫn chưa được cập nhật quy định biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe hay không?
Trước ngày 01/11/2016, cấm rẽ trái là cấm quay đầu xe
Trước ngày 01/11/2016, người tham gia giao thông phải chấp hành những quy định về báo hiệu đường bộ tại Quy chuẩn QCVN 41 : 2012/BGTVT .
Theo Quy chuẩn này, để báo cấm rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số 123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số 123b “Cấm rẽ phải”.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe.
Như vậy, trước ngày 01/11/2016, cấm rẽ trái là cấm quay đầu xe.
Biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe theo Quy chuẩn mới? (Ảnh minh họa)
Từ 01/11/2016 đến nay, cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe
Từ 01/11/2016, QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực.
Quy chuẩn này quy định về biển cấm rẽ trái và cấm rẽ phải như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy từ 01/11/2016 đến nay (Quy chuẩn này vẫn đang có hiệu lực) thì khi gặp biển cấm rẽ trái, tài xế vẫn được phép quay đầu xe.
Từ 01/7/2020, áp dụng biển báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn mới
Từ ngày 01/7/2020, Quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức hết hiệu lực. Thay vào đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải áp dụng các quy định về báo hiệu đường bộ theo theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT .
Quy chuẩn này quy định về biển báo cấm rẽ như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy, từ 01/7/2020, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe.
Khi gặp biển cấm rẽ trái, người tham gia giao thông có thể quay đầu xe hoặc đi thẳng hoặc đi theo biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp mà cơ quan chức năng đặt trước khi đặt biển cấm rẽ.
Mặc dù, cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe là quy định đã được cập nhật cách đây hơn 03 năm, tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn chưa biết đến quy định này.
Hiện nay, biển cấm rẽ trái và cấm rẽ phải có hình thức như sau:
Vừa chính thức tuyên bố rút đơn kiện tỷ phú người Mỹ – Gerard Williams, Đàm Vĩnh Hưng lại gây chú ý với status mới nhất.
Theo đó, nam ca sĩ gửi lời xin lỗi tới cha mẹ, các con và chính bản thân mình. Cụ thể, Đàm Vĩnh Hưng viết trên trang cá nhân: “Xin lỗi má vì con đã nói dối suốt 9 tháng qua. Xin lỗi má vì đã làm má buồn lòng vì ngày nào cũng nghe những điều không vui về con mình.
Xin lỗi má vì cuộc sống mà phải để má ở nhà một mình. Xin lỗi má vì đã để má nhớ thương mà vẫn phải câm nín. Xin lỗi má và ba vì con đã không giữ được hình hài nguyên vẹn mà ba má đã ban tặng.
Xin lỗi Hạnh vì đã giấu em. Xin lỗi bé Như vì đã làm con thức trắng và khóc cả đêm hôm đó. Ba căm ghét đêm đó con ạ. Xin lỗi Tin vì đã giấu con. Xin lỗi Polo vì ba vẫn phải tiếp tục giấu và nói dối con.
Status mới nhất của Đàm Vĩnh Hưng.
Xin lỗi chính mình vì đã khiến bản thân phải chịu đựng mọi điều khiển suốt 50 năm qua. Xin lỗi người hâm mộ của Hưng, cũng vì xấu hổ mà phải luôn “diễn” như không có gì mỗi khi bước lên sân khấu, vì Hưng biết mình phải làm tròn bổn phận của 1 nguời ca sĩ, khán giả không trả tiền để nghe than vãn hay kể khổ.
Hưng luôn ý thức điều đó và chỉ biết làm sao để mọi người vui nhất, hài lòng nhất khi đến với Hưng mà thôi. Đau đớn, buồn bã, vất vả thì phải tự xử, tự nuốt, giờ thì đã hiểu rõ hơn khi quân sư vẫn hay nhắc: “Sinh nghề tử nghiệp, tuỳ Hưng chọn” .
Biết ơn những ai đã và đang đối xử tốt với Hưng! Nhất định sẽ ghi nhớ và trả ơn. Sẽ có 1 ngày tấm màn nhung này sẽ được vén lên để trả lời cho câu hỏi vì sao”.
Vài giờ trước khi đăng status này, nam ca sĩ cũng đăng dòng trạng thái tự an ủi và động viên mình: “Gần sắp hết năm của tuổi 53 – tuổi mà ai cũng phải đi qua. Kinh khủng khiếp, sợ hãi hùng… Ráng thêm chút nữa anh bạn”.
Trước đó, ngày 30-10, Tòa thượng thẩm bang California (Mỹ) đã nhận đơn kiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Bị đơn là ông Gerard Williams – người cho doanh nhân Mộng Linh mượn địa điểm tổ chức sự kiện, dẫn đến Đàm Vĩnh Hưng gặp sự cố, bị tổn thương nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu, buộc phải phẫu thuật, cắt bỏ một số ngón chân.
Theo thông tin chia sẻ từ ca sĩ Bích Tuyền, Đàm Vĩnh Hưng bị thương ở chân là do anh tự ý leo lên bồn phun nước trong sân để hát, điều này khiến bồn nước bị vỡ làm chân anh bị thương.
Sau đó ca sĩ Bích Tuyền chia sẻ vớibáo giới rằng chồng cô là ông Gerard Williams sẽ kiện ngược lại Đàm Vĩnh Hưng. Vụ việc gây xôn xao dư luận. Trưa ngày 4/12, Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ tuyên bố rút đơn kiện ông Gerard Williams.