Home Blog Page 118

R:ón ré:n bên ngoài nhà tắm của chồng, tôi ch;ết điếng khi thấy anh xả nước liên tục vào 1 thứ, mới vỡ lẽ lý do cả tháng nay hóa đơn tiền nước lại tăng vọt bất thường

0

Mặc dù anh hết lời giải thích nhưng tôi vẫn vô cùng khó chịu vì bị phản bội.

Tôi và Liêm lấy nhau đã 9 năm. Quả thật, cuộc sống hôn nhân vất vả hơn thời còn yêu nhau. Dù vậy, tôi vẫn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan. Liêm dù không thường xuyên giúp đỡ vợ việc nhà, thấu hiểu vợ nhưng anh giỏi kiếm tiền. Anh cũng hay la cà đi chơi với bạn bè, thường cầm điện thoại khi ở bên vợ.

Tôi và Liêm nhiều lần cãi nhau vì anh ham chơi, bỏ bê vợ con. Nhưng chồng tôi luôn tìm lý do biện hộ cho mình. Anh nói anh dù ham vui nhưng chẳng tốn kém bao nhiêu, cũng chỉ đá bóng, chơi game. Anh đưa tiền cho tôi hàng tháng, tôi muốn tiêu thế nào cũng được. Anh còn than thở đi làm đã mệt rồi, không muốn về nhà còn phải làm việc nhà.

Ban đầu nghe chồng nói thế tôi thấy khó chịu lắm nhưng dần dà cũng nghĩ thoáng ra. Dù sao tôi có người chồng như Liêm cũng đã may mắn hơn nhiều. Thấy bản thân làm việc nhà một mình cực nhọc, tôi liền thuê người giúp việc.

Từ ngày có người giúp việc, tôi sống thoải mái vui vẻ hơn, có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. Nhưng tôi lại thấy chồng dường như có gì đó là lạ. Thời gian gần đây, Liêm bỗng dưng tắm lâu hơn ngày trước, cả tiếng đồng hồ mới bước ra khỏi phòng tắm.

Tôi thấy lạ thì hỏi chồng, anh lại khó chịu nói tôi tò mò chuyện không đâu. Đến cuối tháng khi nhận hóa đơn, tôi sững người bất ngờ. Số tiền gấp rưỡi tháng vừa rồi. Vậy có nghĩa là chồng tôi xả nước liên tục trong suốt 1 tiếng tắm. Tôi bỗng thấy có gì đó không đúng.

Tò mò vì chồng tắm suốt 1 tiếng chẳng ra, tôi hé cửa ra xem thì chết điếng khi thấy cảnh tượng bên trong - Hình 1Ảnh minh họa: Internet

Tôi quyết định một tối đưa hai con về ngoại, còn mình ở nhà để ý lúc chồng đi tắm. Liêm về nhà rồi vào phòng tắm bắt đầu xả nước. Tôi kê sát vào cửa phòng tắm thì nghe tiếng nước không ngừng cùng tiếng nhạc từ điện thoại của chồng. Tôi cảm thấy chồng đang có gì đó che giấu mình. Tôi cố gắng kê sát tai thêm nữa thì nghe tiếng chồng trò chuyện với ai đó.

Sau khi chồng ra khỏi phòng tắm, tôi đi vào kiểm tra một lượt xem có nhìn thấy gì khả nghi không. Tôi lục hết các tủ cũng không thấy gì. Đi đến bình chứa nước bồn cầu, tôi lật nắp lên. Trong đó có một chiếc hộp được chồng giấu trong một túi ni lông màu đen. Mở hộp ra tôi thấy một chiếc điện thoại.

Không một mình đoán già đón non nữa, tôi đem chiếc điện thoại đến trước mặt chồng, buộc anh phải mở lên cho tôi kiểm tra. Thấy không thể giấu được vợ, Liêm thú thật dạo này đang liên lạc với một cô gái mới quen trên mạng. Anh nói vì chuyện chăn gối của vợ chồng tôi quá nhạt nên anh mới giở thói trăng hoa. Nhưng anh cam đoan với tôi là chưa hề gặp cô gái kia, càng không có chuyện lên giường.

Dù vậy, tôi vẫn đau lòng, cảm giác bị chồng phản bội rất khó chịu. Tôi nhìn người phụ nữ kia xinh đẹp lại trẻ trung hơn mình, trong lòng đắng chát tủi thân. Vài ngày sau bình tĩnh lại, cả tôi và chồng nói chuyện với nhau nhiều hơn, tìm hiểu xem mối quan hệ của cả hai đang xảy ra chuyện gì.

Tuy sau đó vợ chồng tôi đã hòa hợp hơn nhưng chuyện chồng mơ tưởng người phụ nữ khác vẫn là cái gai trong lòng tôi, khó mà quên được.

Giá vàng hôm nay: Quay đầu giảm, nhiều người n:ín thở….

0
Sáng nay (6/12), giá vàng trong nước ngày thứ 2 đứng im quanh mốc 84 – 85 triệu đồng/lượng. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư có thể mua vào nhưng nên mua số lượng vừa phải.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83 – 85,5 triệu đồng/lượng, đứng im so với sáng qua.

Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji… cũng đồng loạt giữ nguyên mức giá 85,5 triệu đồng/lượng.

Đây cũng là mức giá bán vàng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank).

Giá vàng đứng im, có nên mua vào lúc này? ảnh 1

Giá vàng nhẫn đứng im quanh mốc 84 triệu đồng/lượng (ảnh: Như Ý).

Giá vàng nhẫn của các thương hiệu cũng đồng loạt đứng im. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 83,28 – 84,38 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 83,3 – 84,3 triệu đồng/lượng.

Sáng nay, giá vàng thế giới ở mức 2.633 USD/ounce, giảm 17 USD/ounce so với sáng qua.

Chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho biết, thời điểm này là nhịp giảm của giá vàng nên nhà đầu tư có thể tranh thủ mua vào. Tuy nhiên, giá vàng khả năng còn giảm tiếp nên nhà đầu tư chỉ mua ít một để thăm dò thị trường.

Theo ông Phương, về lâu dài, giá vàng sẽ tăng trở lại. Theo đó, giá vàng thế giới năm 2025 được dự báo sẽ tăng lên mốc 3.000 USD/ounce và trong nước sẽ tăng theo.

Trên thị trường tệ, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.262 đồng/USD, tăng 4 đồng/USD so với sáng qua.

Các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh tăng giá USD. Cụ thể, tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 25.145 – 25.479 đồng/USD, tăng 3 đồng/USD chiều mua và tăng 4 đồng/USD chiều bán ra so với sáng qua.

BIDV niêm yết giá mua – bán USD ở mức 25.177 – 25.479 đồng/USD, tăng 4 đồng/USD chiều bán ra.

Eximbank giao dịch đồng USD ở mức 25.170 – 25.479 đồng/USD, đi ngang chiều mua và tăng 4 đồng/USD chiều bán ra.

Trên thị trường tự do, giá USD ở quanh mức 25.631 – 25.731 đồng/USD mua – bán.

Lấy chồng xa 8 năm tôi mới được đưa con về về quê giỗ ông ngoại lần đầu. Vậy mà vừa bước chân tới nơi mẹ chồng đã gọi điện cho cháu nội: “Ăn cỗ xong thì bắt xe về ngay với bà, việc nhà không có ai làm đâu. Về đấy để ý xem mẹ có cho tiền ai không để về còn kể cho bà nghe”. Tôi lúc này chẳng kiêng nể gì nữa bảo thẳng với bà qua điện thoại: “8 năm mới được về nên con cho cháu ở lại chơi 1 tháng cùng bà ngoại con mới đưa cháu đi. Lần này về con mang cho mẹ con 500 triệu để sửa nhà luôn rồi mẹ ạ” Đúng lúc này…

0

Cách đây 8 năm tôi rời nhà bố mẹ đẻ để đi đến nơi có cuộc sống mới, đó là kết hôn và ở lại nhà chồng. Nơi nhà chồng đúng là không hề dễ dàng gì, nếu như ở nhà bố mẹ đẻ tôi được yêu thương chiều chuộng thì nơi nhà chồng ngược lại.

Tôi phải làm đủ thứ việc, quan tâm đến từng thành viên của nhà chồng.

Hết mình, tận tâm và quên đi nơi mình đã sinh ra. Mỗi ngày bận việc nhà, việc công ty, không còn thời gian để nghỉ. Cả năm mới về thăm nhà bố mẹ đẻ vài lần, lần nào về cũng nhanh chóng để lên lại nhà chồng.

Nhiều khi tôi căng thẳng, mệt mỏi, muốn đi đâu đó hoặc về nhà mẹ đẻ vài hôm mà không được. Mẹ chồng kiểm soát chặt chuyện ra ngoài của con dâu.

Mỗi lần có việc nào đó muốn ra ngoài, như đi ăn tiệc cưới chẳng hạn, tôi phải xin phép mẹ chồng và phải nấu ăn trước cho cả nhà.

Đi rồi cũng phải về sớm, mẹ chồng phần cho việc nhà lúc tôi vắng mặt, như dọn dẹp, rửa bát. Có lần tôi chỉ đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, lúc về mẹ chồng nhăn nhó mắng: “Về sớm thế? Sao không ở lại luôn đấy chờ người ta bao giờ sinh con xong rồi mới về”.

Không hiểu sao mẹ chồng tỏ ra khó chịu mỗi khi tôi về nhà ngoại, cho dù đó là dịp Tết hay giỗ bố. Lần giỗ bố tôi vừa rồi cũng vậy, tôi xin về nhà mấy hôm, dĩ nhiên là mẹ chồng dù không muốn cũng phải cho đi vì tôi không thể vắng mặt.

Mẹ chồng tỏ ra không hài lòng, bà cho rằng về giỗ cũng chỉ một ngày là xong, sao cần đi tận vài hôm.

Về quê giỗ bố đẻ, lúc trở về con dâu suy sụp trước câu nói của mẹ chồng-1

Con dâu khổ sở vì mẹ chồng khó tính, hay nghi ngờ. Ảnh minh họa

Vì dịp giỗ bố tôi năm nay rơi vào ngày nghỉ, nên nhân tiện tôi về luôn vài ngày. Anh em, họ hàng có dịp gặp gỡ, cùng nấu ăn… Tôi háo hức lắm, vì có nhiều người họ hàng ở xa cũng về, lâu rồi mới gặp lại nhau. Biết là mẹ chồng không thích, tôi cũng mặc kệ vì việc của tôi là quan trọng, khi về tôi cũng mang con về.

Việc giỗ bố đã xong, tôi và các con trở về nhà chồng. Vừa bước chân vào nhà, đã gặp mẹ chồng đứng chờ sẵn, bà buông lời nhiếc móc: “Sao không ở luôn dưới đó đi, về làm gì? Hay là tiêu hết tiền rồi mới trở về, chứ còn tiền chắc là không về nhà này đâu nhỉ. Cô coi nhà này như cái nhà trọ, thích thì đi thích thì về”.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi tổn thương. Lâu nay mẹ chồng luôn có suy nghĩ cho rằng con dâu mỗi lần về quê ngoại là mang rất nhiều tiền, cho hết người này người kia.

Chính vì thế mẹ chồng luôn muốn kiểm soát chuyện thu nhập, đi đâu của con dâu.

Có lần tôi thấy mẹ chồng dặn cháu nội: “Về quê phải để ý xem mẹ có cho ai tiền không nhé? Nếu thấy phải báo bà nhé”. Chuyện tiền bạc tôi và chồng đều hiểu rõ, minh bạch với nhau.

Tôi rất thoải mái với nhà chồng, còn với nhà ngoại cũng phải có lúc mua quà, cho tiền, điều này là hoàn toàn bình thường.

Tôi cũng đi làm, có tiền lương, tiền thưởng nên đôi khi cũng phải có quyền sử dụng. Việc cho tiền, biếu quà mẹ đẻ, anh em họ hàng dù một chút thôi đó cũng là việc nên làm.

Tôi chưa báo hiếu được mẹ, mỗi lần về có biếu bà chút tiền để tiêu vặt, chứ không phải là có bao nhiêu tiền là gửi về hết. Mỗi lần về quê, mang đi bao tiền tôi đều trao đổi với chồng và anh ấy hoàn toàn nhất trí.

Mỗi lần về quê và trở lên nhà chồng, tôi đến khổ vì bị mẹ chồng buông những lời nhiếc móc, nghi ngờ. Nhiều lúc ra ngoài thấy thoải mái, nghĩ đến cảnh về nhà là ấm ức, khó chịu với mẹ chồng là tôi không muốn về.

Nói dối vợ đi công tác nhưng thực ra là đưa bồ đi du lịch, đêm đó đang ‘tập thể dục’ h-ừ-ng h-ự-c thì vợ cứ gọi nheo nhéo hàng chục cuộc, b-ự-c quá tôi mới bắt máy để nghe cho xong chuyện thì tái mặt khi em báo ‘mẹ mất rồi anh ạ’. Sáng hôm sau bắt chuyến sớm nhất bay về Hà Nội, vừa đặt chân đến nhà thì thấy cả họ đang nhốn nháo nhưng người nằm trong quan tài không phải mẹ tôi mà là…

0

Tôi đã nói dối vợ rằng mình phải đi công tác gấp, nhưng thực chất lại đưa nhân tình đi du lịch. Chúng tôi chọn một khu nghỉ dưỡng sang trọng, xa khỏi Hà Nội để không lo ai nhận ra. Mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ. Tối đó, khi cả hai đang “tập thể dục” mệt nhoài, thì điện thoại của tôi reo liên tục.

TRANG PHỤC ĐÁM TANG CHUẨN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT - NGHĨA TRANG CÔNG VIÊN PHÚC AN VIÊN - LONG AN | Website Chính Thức #1

Là vợ tôi. 5 cuộc… rồi 10 cuộc.

Cảm giác bực bội trào dâng, tôi bấm nút từ chối liên tục. Nhưng cô ấy không từ bỏ. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, tôi gắt lên qua điện thoại:

  • “Có chuyện gì mà gọi lắm thế? Anh đang bận!”

Đầu dây bên kia, giọng vợ tôi nghẹn ngào:

  • “Mẹ mất rồi anh ạ.”

Toàn thân tôi cứng đờ. Tai ù đi, trái tim nặng như chì. Tôi lắp bắp vài câu hỏi rồi cúp máy, không kịp nói thêm với nhân tình. Một cảm giác tội lỗi và sợ hãi bủa vây.

Sáng hôm sau, tôi bắt chuyến bay sớm nhất trở về Hà Nội. Tâm trạng nặng nề theo tôi suốt cả hành trình. Khi taxi dừng trước cửa nhà, khung cảnh càng làm tim tôi thắt lại. Cả họ hàng nhốn nháo, người khóc lóc, người thì thầm trò chuyện. Không khí tang tóc bao trùm.

Nhưng khi tôi bước vào trong, thứ đầu tiên tôi thấy là chiếc quan tài đặt giữa nhà. Tiếng khóc ai oán văng vẳng. Tôi lặng lẽ tiến lại gần… và tá hỏa khi nhìn vào người nằm bên trong. Đó không phải mẹ tôi!

Người nằm đó là… vợ tôi.

Chân tôi như khuỵu xuống, không tin vào mắt mình. Tôi quay sang hỏi một người họ hàng:

  • “Tại sao… vợ tôi… lại nằm ở đây?”

Người họ hàng ngập ngừng, lắc đầu không dám nói. Sau đó, một người dì của tôi kéo tôi ra một góc, thở dài:

  • “Cô ấy không chịu nổi cú sốc khi biết anh đi với người khác. Đêm qua, sau khi gọi điện, cô ấy lên cơn đau tim đột ngột.”

Mỗi lời bà nói như nhát dao đâm thẳng vào tim tôi. Tôi chết lặng. Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, mọi thứ trong cuộc đời tôi đã hoàn toàn sụp đổ.

Tôi đứng đó, nhìn những vòng hoa trắng, nghe tiếng khóc than của hai con nhỏ. Chúng hỏi tôi, ngây thơ:

  • “Mẹ đi đâu hả bố? Tại sao mẹ không dậy?”

Tôi không thể trả lời. Mọi lời biện minh lúc này đều vô nghĩa. Trong mắt mọi người, tôi không chỉ là một người chồng tồi tệ, mà còn gián tiếp gây ra cái chết của người vợ hiền.

Cảm giác dằn vặt ám ảnh tôi mỗi ngày sau đó. Tôi không biết liệu mình có thể sống tiếp, khi chính tôi đã hủy hoại gia đình này.

Câu chuyện không kết thúc với sự tha thứ. Đó là lời cảnh báo cho những người đang đứng trước ngã rẽ: Đừng để những phút giây lầm lỡ hủy hoại tất cả những gì bạn từng có.

Mẹ chồng tôi UT gan giai đoạn cuối, biết chẳng còn sống được bao lâu nữa nên bà quyết định chia tài sản cho con. Anh cả sẽ được thừa kế cả căn nhà bà đang ở còn vợ chồng tôi chỉ được 300 triệu, nhận phần xong họ cũng đi về để mình bà nằm ở đó, ốm đau cũng mặc kệ chẳng chăm nom. Riêng có tôi là dâu con trong nhà, thương bà ngày trẻ đối đãi chân tình nên tôi một tay thay bỉm, đút cháo mà chẳng nề hà hôi khai. Đêm đó đang ngồi thì bà gọi lại đưa cho cuốn sổ tiết kiệm 15 tỷ bảo rút hết tiền về mà tiêu… ngày hôm sau ra ngân hàng nghĩ đời sẽ lên hương từ đây nhưng tôi sữ-ng người khi nghe nhân viên thông báo toàn bộ số tiền đó đã thuộc về…

0

Căn nhà của mẹ chồng tôi mấy tháng nay chìm trong không khí ảm đạm. Bà bị ung thư gan giai đoạn cuối, các bác sĩ đã lắc đầu, nói rằng thời gian của bà không còn nhiều. Biết mình chẳng sống được bao lâu, bà quyết định gọi các con về để chia tài sản, nhằm tránh cảnh anh chị em bất hòa sau khi bà ra đi.

Anh cả, đứa con trai mà bà luôn tự hào, được giao quyền thừa kế căn nhà bà đang ở. Còn vợ chồng tôi, là con thứ, chỉ nhận được 300 triệu đồng. Sau khi mọi việc xong xuôi, anh cả vội vã rời đi, không chút lưu luyến. Các anh em khác cũng chẳng mặn mà với việc chăm sóc bà. Chỉ còn mình tôi – đứa con dâu – ở lại, vừa thương bà, vừa không đành lòng để bà nằm đó một mình.

Bà đã từng đối xử rất tốt với tôi khi tôi mới về làm dâu. Những năm đầu khó khăn, bà là người duy nhất trong nhà đứng ra bảo vệ tôi. Vì vậy, dù mệt mỏi, tôi vẫn ngày ngày chăm sóc bà. Tôi thay bỉm, đút cháo, lau người cho bà, bất kể mùi hôi khai khiến ai cũng khó chịu.

Bầu vượt mặt vẫn chăm mẹ chồng ốm, lúc lâm chung bà cho tôi 1 chỉ vàng

Tối hôm đó, khi tôi đang ngồi bên giường, bà bỗng gọi tôi lại. Giọng bà yếu ớt nhưng ánh mắt lại lấp lánh một tia sáng kỳ lạ:

Mẹ không còn sống được bao lâu nữa. Nhưng con là người duy nhất thương mẹ thật lòng. Cầm lấy cái này mà lo cho cuộc sống sau này.

Tôi nhìn xuống, thấy bà đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm. Khi nhìn số dư, tôi sững người – 15 tỷ đồng!

Con đừng nói với ai. Số tiền này là của mẹ dành dụm cả đời. Con đã chăm sóc mẹ thế này, mẹ tin con xứng đáng.

Tôi mừng rỡ, nước mắt rơi lã chã. Tôi ôm lấy bà, cảm giác như mọi khó khăn trước giờ cuối cùng đã được đền đáp.

Hôm sau, tôi ra ngân hàng để rút tiền, lòng đầy hy vọng về một cuộc sống mới. Nhưng khi đến quầy giao dịch, nhân viên kiểm tra xong sổ thì ngước lên nhìn tôi:

Xin lỗi chị, số tiền này hiện đã được chuyển toàn bộ sang tên người khác.

Tôi choáng váng:

Là sao? Người khác nào?

Nhân viên kiểm tra thêm một lần nữa, rồi đáp:

Chủ nhân hiện tại của tài khoản là một người phụ nữ tên Lan.

Tôi chết sững. Lan chính là con nuôi của mẹ chồng tôi – một người mà bà đã âm thầm giúp đỡ suốt nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ nhắc đến trong các cuộc họp gia đình.

Tôi trở về nhà, lòng trĩu nặng. Mẹ chồng tôi nằm trên giường, nhìn tôi với ánh mắt bình thản:

Mẹ biết con sẽ thắc mắc. Nhưng Lan cũng là con của mẹ, dù không cùng máu mủ. Nó cần số tiền đó hơn con. Mẹ tin con sẽ hiểu.

Tôi không nói gì. Nỗi buồn và thất vọng đan xen trong lòng, nhưng tôi không thể trách bà. Có lẽ, đây cũng là cách bà yêu thương và lo lắng cho những người mà bà coi là con cái, dù tôi biết mình đã mất đi cơ hội “lên hương” từ đây.

Cầm cuốn sổ trống rỗng trở về, tôi nhận ra rằng đôi khi, tình cảm không thể đong đếm bằng tiền bạc. Nhưng lòng người, dù tốt đẹp đến mấy, cũng khó tránh khỏi cảm giác hụt hẫng khi bị đặt ở vị trí thứ hai.

Kể từ 1/1/2025: Vợ chồng, anh em cô dì chú bác, mượn xe nhau đi CSGT xử phạt lên tới 8 triệu

0

Theo quy định việc đi xe không chính chủ bị xử phạt như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Thế nào là đi xe không chỉnh chủ?

Xe không chính là trường hợp bạn điều khiển phương tiện giao thông nhưng trên Giấy đăng ký xe không đứng tên người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, việc xe không chính chủ chỉ áp dụng với những trường hợp mua bán chuyển nhượng cho tặng xe nhưng không sang tên đổi chủ. Như vậy, nếu như CSGT phát hiện ra điều này thì sẽ xử lý mức phạt về xe không chính chủ. Còn với những trường hợp vợ chồng, anh em, người thân, bạn bè mượn xe của nhau để điều khiển thì sẽ không tiến hành xử phạt lỗi không chính chủ.

Mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2025

– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.

(Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đi xe không chính chủ bị phạt lên tới 8 triệu đồng đúng không?

Đi xe không chính chủ bị phạt lên tới 8 triệu đồng đúng không?

Vợ chồng, anh em, bạn bè mượn xe của nhau cần làm gì để không bị CSGT xử phạt?

Lỗi xe không chính chủ là là lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, khi mượn xe người thân, bạn bè,…để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ.

Mặc dù khi khi mượn xe người thân, bạn bè,…để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ. Tuy nhiên, khi chạy xe của người thân, bạn bè,… thì người điều khiển phương tiện phải lưu ý mang theo những giấy tờ sau:

Từ 1/2025 vợ chồng anh em mượn xe nhau đi bị CSGT xử phạt đúng không?

Từ 1/2025 vợ chồng anh em mượn xe nhau đi bị CSGT xử phạt đúng không?

– CCCD/CMND của người đang điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) của xe mình đang chạy.

– Giấy phép lái xe của người đang điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm xe bắt buộc.

– Giấy chứng nhận đăng kiểm đối với ô tô.

Tuyệt vời : Chính thức cấp Sổ đỏ cho nhà xây dựng tạm, ai cũng phấn khởi

0

Việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm, nhà trong quy hoạch treo đang làm nức lòng người dân tại TP.Thủ Đức cũng như tạo nên kỳ vọng cho nhiều người dân TP.HCM đang sống trong những khu tương tự.

Ngay sau khi Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức (TP.HCM) có văn bản gửi UBND 34 phường trên địa bàn thông báo về việc cấp giấy chứng nhận cho đất (sổ đỏ) đối với giấy phép xây dựng có thời hạn, chúng tôi đã có cuộc khảo sát nhỏ với những người dân thuộc diện này.

A1.jpg

Người dân ở bán đảo Bình Quới – Thanh Đa mong được sớm tháo gỡ về cấp sổ đỏ cho nhà xây tạmvì vướng quy hoạch treo

Người dân phấn khởi, nhiều quyền lợi được bảo đảm

Sau gần 2 thập niên sống trong nhà tạm, ông Hoàng Tuấn, ngụ tại P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), bày tỏ niềm vui lớn khi nghe thông tin nhà xây dựng tạm được hợp thức hóa, cấp sổ đỏ và ông nhanh chóng tiến hành thuê công ty đo vẽ để làm hồ sơ cấp sổ đỏ từ năm 2025 cho căn nhà xây theo giấy phép xây dựng tạm.

Ông Tuấn kể năm 2003 ông mua đất bằng giấy tay trên đường Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh). Do đất nằm trong vùng quy hoạch ga Bình Triệu nên không được xây dựng. Đến năm 2006, do nhu cầu bức thiết về chỗ ở nên ông đánh liều xây nhà không phép và đã bị chính quyền xử phạt hành chính. Đến năm 2015, căn nhà bị hỏa hoạn thiêu rụi. Thời điểm đó, ông được UBND phường hướng dẫn đi xin giấy phép có thời hạn để xây dựng lại căn nhà hai tầng. Trong giấy phép quy định rõ thời hạn sử dụng là 5 năm. Sau này, khi nhà nước thực hiện quy hoạch, căn nhà sẽ không được bồi thường và người dân như ông sẽ phải tự tháo dỡ.

“Tại thời điểm đó tôi nghĩ không xa nhà nước sẽ bỏ hoặc điều chỉnh quy hoạch và cho người dân hợp thức hóa chủ quyền nhà nên cố gắng bỏ tiền ra xây nhưng thú thực là không biết đến khi nào. Nay luật Đất đai đã mở cơ chế nên tôi đi làm thủ tục cập nhật tài sản trên đất là căn nhà nói trên lên sổ đỏ ngay”, ông Tuấn nói và bày tỏ hân hoan khi nhà nước có chính sách cởi mở cho dân làm sổ đỏ, mang lại lợi ích lớn cho cả người dân và nhà nước. Người dân có sổ đỏ từ đó có thể giao dịch mua bán, thế chấp… một cách hợp pháp còn nhà nước thì thu được khoản phí, thuế “khổng lồ”.

“Như nhà tôi diện tích gần 80 m² đất, nếu phải bỏ vài chục triệu đồng mà hợp thức hóa được thì tôi sẵn sàng. Chưa hết, hằng năm nhà nước còn có thể thu thuế phi nông nghiệp, quá lợi vì sao không làm?”, ông Tuấn tính toán và nói thêm từ trước đến nay, ông phải chịu vô vàn bất tiện từ việc nhà đã xây nhưng không được hoàn công cấp sổ.

Như việc con ông đang học ở Hàn Quốc nhưng ông không thể làm visa đi thăm con vì muốn làm được visa phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Không chỉ vậy, vì không có chủ quyền nhà nên khi kẹt tiền muốn thế chấp ngân hàng cũng “bó tay”. Không có chủ quyền nhà, người dân như ông muốn bán thì bị ép giá giảm gần một nửa so với giá thị trường.

Ông Phạm Ngọc Liên, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM

Vui mừng cũng là cảm xúc của ông Tạ Lâm Hồng (TP.Thủ Đức) khi nghe thông tin nhà xây dựng tạm được cấp sổ đỏ. Bởi 3 năm qua, nhà ông nằm trong các đồ án quy hoạch đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp… nên dù được cấp phép xây dựng có thời hạn nhưng không được cập nhật tài sản trên đất, cấp sổ đỏ. “Cách làm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo hơn trước. Người dân cũng mạnh dạn hơn khi bỏ tiền tỉ xây dựng nhà trên đất quy hoạch”, ông Tạ Hồng Lâm nhận xét.

“Trước đây đối với nhà có giấy phép xây dựng có thời hạn khi hoàn công cơ quan chức năng thường gạch căn nhà đi không công nhận. Chính vì vậy, những người có nhu cầu về nhà ở không dám xây nhà. Đến nay nhà được cập nhật lên sổ đỏ sẽ giúp chúng tôi yên tâm hơn, việc mua bán chuyển nhượng sẽ dễ dàng hơn. Vì lâu nay khi mua bán người dân mua bán loại nhà này rất khó khi hiện trạng và sổ đỏ khác nhau cũng không thể sang tên. Quyết định của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức là mạnh mẽ và hợp lòng dân, cần phải nhận rộng ra cả nước”, ông Hồng đánh giá.

Sống “treo” hàng thập niên

Có sống trong các khu quy hoạch treo mới hiểu hết niềm vui của người dân trước quy định mới nói trên. Nằm ngay trong lòng TP.HCM, khi chúng tôi ghé vào khu Bình Quới – Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) đã chứng kiến những căn nhà tạm bợ, cũ kỹ và xuống cấp, khiến cái nóng tháng 8 thêm bức bối. Nhiều căn nhà xiêu vẹo nằm lọt thỏm giữa những khu đất bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm. Đường đi vào bên trong là bờ đê đủ 2 chiếc xe máy tránh nhau, lót một lớp bê tông mỏng, chắp vá.

Chính thức cấp sổ đỏ cho nhà xây dựng tạm- Ảnh 2.

Khu vực ga Bình Triệu (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) nằm trong quy hoạch “treo” suốt 22 năm

NGỌC DƯƠNG

Đem quy định cho làm sổ đỏ đối với nhà xây dựng có thời hạn hỏi anh Hải, một người dân ở đây, anh vui vẻ, hoạt bát hẳn. Bởi gia đình anh sống ở đây đã nhiều đời nhưng vẫn phải ở trong căn nhà cũ kỹ, xuống cấp mà không thể tiến hành xây dựng mới. Anh Hải phân trần gia đình anh là dân cố cựu ở đây, có khoảng 2.000 m² đất nhưng hiện không thể làm nông nghiệp vì không có hệ thống kênh mương. Miếng đất được ông bà chia cho con cháu mỗi người một ít để xây nhà nhưng khi đi xin giấy phép xây dựng có thời hạn lại không được. Để có nhà ở, người dân như gia đình anh phải cơi nới hoặc buộc lòng xây dựng sai phép. “Nếu nhà nước cho xin phép xây dựng nhà có thời hạn và được cấp sổ đỏ, người dân như chúng tôi sẽ chấm dứt được cảnh phải chui rúc trong căn nhà xập xệ mấy chục năm”, anh Hải nói.

“Con cháu có vợ, có chồng phải ra riêng nhưng đất không được tách sổ cũng không cho xây dựng. Trước đây ở khu vực này trồng lúa, nhưng nay không trồng trọt gì được. Mấy chị em trong nhà chia đất ra xây nhà tạm vách tôn, vách lá để ở. Còn dư ít đất thì xây nhà trọ cho thuê để có thêm thu nhập. Quy hoạch từ năm 1992, đến nay đã nửa đời người nhưng vẫn treo chưa biết đến khi nào. Do vậy nếu có thực hiện dự án thì làm nhanh đền bù cho dân, còn không thì xóa treo, trả lại quyền lợi cho người dân”, anh Hải kiến nghị.

Ngồi trước căn nhà xây dựng mấy chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng, chị Nguyệt, một người dân sống ở đây, cho hay căn nhà đã qua nhiều lần sửa chữa vì chính quyền không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn mà chỉ cho sửa chữa, cải tạo. Miếng đất được ông bà để lại qua nhiều đời nhưng không thể làm nông nghiệp. Để có nguồn thu nhập, chuồng heo, chuồng bò được gia đình chị sửa thành phòng trọ để cho thuê.

“Cũng là quận trung tâm của TP và chỉ cách P.Thảo Điền – TP.Thủ Đức một con sông nhưng hai mảnh đất, hai số phận. Phía bên Thảo Điền phồn hoa rực rỡ, còn bên này như miền quê. Ông tôi có 2 người con là mẹ tôi và một người chị. Phía bên kia, bác gái có đất chia thừa kế cho các con xây nhà cửa khang trang, còn bên đây muốn chia thừa kế cho các con cũng không được, bán cũng không xong chứ đừng nói đến chuyện xây nhà. Chúng tôi chỉ mong TP cho chúng tôi xây nhà tạm và cấp sổ. Có được cuốn sổ đỏ trên tay, người dân cũng thấy ấm lòng”, giọng chị Nguyệt xen lẫn niềm hy vọng từ chính sách mới.

A2.jpg

Nhà của ông Hoàng Tuấn (TP.Thủ Đức) xây dựng bằng giấy phép xây dựng có thời hạn từ năm 2015 đến nay sắp được cho làm sổ đỏ

ĐÌNH SƠN

Khu đầu mối giao thông Bình Triệu rộng hơn 40 ha (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) đã được quy hoạch từ năm 2002 đến nay vẫn là dự án “treo” trên giấy, khiến người dân khốn đốn. Bằng nhiều cách khác nhau, từ xây “lụi”, chung chi để được xây dựng hay xin phép xây nhà có thời hạn, người dân ở đây đã xây nhà kiên cố để an cư. Dẫn chúng tôi đi một vòng, ông Trần Văn Dương, Bí thư Chi bộ KP.14, nói người dân nơi đây đã phải sống tạm bợ nhiều năm trời, việc mua bán nhà đất cũng chỉ bằng giấy tay vì không thể tách thửa, cấp sổ. Do vậy, việc pháp luật cấp phép cho xây dựng nhà có thời hạn và được cấp sổ đỏ khiến người dân rất phấn khởi vì khi được cấp giấy phép xây nhà, cấp sổ thì việc mua bán, thế chấp ngân hàng sẽ thuận lợi hơn và nhà đất của họ cũng có giá trị hơn. Quan trọng hơn hết là hạn chế tình trạng xây dựng sai phép, không phép và hạn chế tiêu cực.

Xóa quy hoạch “treo” nếu hết thời hạn

Ông Phạm Ngọc Liên, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM, cho biết lâu nay TP có chủ trương cấp phép xây dựng tạm, cấp phép xây dựng có thời hạn cho người dân có đất ở bị “dính” các loại quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho những người thuộc diện này có được chỗ ở ổn định, kiên cố. Tuy nhiên, người dân lại không đón nhận bởi thời gian qua các địa phương không chấp nhận hoàn công, cập nhật nhà lên sổ đỏ. Nay luật Đất đai 2024 quy định khá rõ việc cấp sổ đỏ đối với tài sản là nhà ở khi có giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn.

“Chính sách này có tác dụng rất lớn đến người dân không chỉ TP.HCM mà trên cả nước khi tháo gỡ những khó khăn, ách tắc lâu nay đến các đồ án quy hoạch “treo”, dự án “treo”. Tại TP.HCM, TP.Thủ Đức là địa phương đầu tiên hiện thực hóa quy định này bằng cách triển khai đến 34 phường. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, các quận huyện khác trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh nên nhân rộng, triển khai sớm”, ông Liên kiến nghị.

Luật sư Nguyễn Đăng Tư (đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng về lâu dài đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực có quy hoạch nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để xây nhà mới, mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo. Sau 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch… người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định. Hết thời hạn quy hoạch, nếu nhà nước không thực hiện dự án, giấy phép xây dựng có thời hạn sẽ đương nhiên được chuyển sang giấy phép xây dựng lâu dài và căn nhà, tài sản trên đất được cập nhật trong sổ đỏ sẽ được công nhận sở hữu lâu dài và được xóa quy hoạch “treo”. Làm như vậy mới đảm bảo được công bằng, quyền lợi cho người dân. Không thể để quyền lợi người dân “treo” lơ lửng theo các dự án treo hàng thập niên.

“Hiện nay cơ chế bồi thường đã theo giá thị trường nên không thể giam, treo quyền lợi người dân theo các dự án kéo dài lê thê. Người dân mong muốn nhà nước xác định cụ thể quy hoạch đất đai là bao lâu hoặc quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch. Nếu hết kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà không thực hiện quy hoạch, dự án thì hủy bỏ quy hoạch. Hết thời gian theo luật Quy hoạch, dự án phải bị xóa và trả lại quyền lợi cho người dân”, luật sư Tư đề xuất.

Dù đã tiến một bước khá mạnh, khá dài nhưng việc cấp phép xây dựng có thời hạn và cho làm sổ đỏ cũng chỉ là giải pháp tình thế, do đó ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhấn mạnh: Hết chu kỳ quy hoạch 5 năm đối với quy hoạch chung, 3 năm đối với quy hoạch phân khu 1/2.000 và 10 năm đối với quy hoạch tỉnh, các địa phương phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả của đồ án. Nếu không khả thi phải xóa, trả lại quyền lợi cho người dân có nhà đất trong dự án như được xây nhà, được cấp sổ, được mua bán, thế chấp… Với những dự án tiếp tục triển khai, chính quyền cần thông tin công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, lộ trình thực hiện. Trường hợp dự án chưa triển khai, chưa có lộ trình thực hiện, nhà nước nên tạo điều kiện cho người dân được xây dựng, sửa chữa nhà, được cấp sổ như các hộ dân không nằm trong quy hoạch để họ ổn định cuộc sống trong thời gian chờ đợi.

Không được bồi thường

Điều 148 luật Đất đai 2024 quy định: Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng sẽ được cấp sổ đỏ. Luật cũng quy định tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn, chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời mà không được bồi thường.

Đo vẽ, nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

Kể từ ngày 1.8, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức thực hiện đăng ký biến động đối với hồ sơ hoàn công có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của luật Đất đai 2024. Điều này đồng nghĩa với việc nhà xây dựng theo giấy phép có thời hạn sẽ được cập nhật lên sổ đỏ. Để được cập nhật, cấp sổ đỏ, người dân tiến hành đo vẽ, nộp hồ sơ hoàn công lên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức phối hợp cùng các bên, trong đó có UBND phường, thực hiện kiểm tra hiện trạng, xác định nội dung xây dựng so với giấy phép xây dựng có thời hạn, trước khi thực hiện đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định 101.

Đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ vẫn được cấp sổ đỏ như bình thường, nhưng cần làm thêm điều này

0

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất lấn chiếm là vi phạm pháp luật. Người dân thắc mắc, trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thì đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không.

Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại 2024 mới nhất, tránh rắc rối về sau ..

0

* Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sau đây gọi tắt là nhà đất).

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”

Theo đó, người thừa kế có thể hưởng thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

1. Chia thừa kế nhà đất theo di chúc

1.1. Hình thức của di chúc

Di chúc gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

– Di chúc bằng văn bản có công chứng.

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Lưu ý: Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

1.2. Khi nào di chúc hợp pháp?

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp là di chúc phải có đủ các điều kiện sau:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

1.3. Cách chia thừa kế nhà đất theo di chúc

Theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Lưu ý: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có tài sản chung là nhà đất trị giá 02 tỷ đồng, vì mâu thuẫn với vợ nên ông A trước khi chết đã lập di chúc với nội dung là để toàn bộ di sản cho 01 người con trai (cha, mẹ ông A đã chết).

Mặc dù không được ông A cho hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng vì là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Phần di sản bà B được hưởng như sau:

– Di sản thừa kế của ông A là 01 tỷ (vì nhà đất là tài sản chung nên chia đôi).

– Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế của ông A thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà B và con trai, mỗi suất thừa kế là 500 triệu đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì bà B được hưởng di sản bằng 2/3 suất thừa kế. Do vậy, dù ông A không cho bà B hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng phần di sản thừa kế nhà đất với trị giá là 333.33 triệu đồng.

chia thừa kế nhà đất

2. Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

2.1. Khi nào di sản chia theo pháp luật?

Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, nhà đất được chia theo pháp luật trong trường hợp sau:

– Không có di chúc.

– Di chúc không hợp pháp.

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là nhà đất sau:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2.2. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.

– Diện thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản.

Lưu ý: Quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi.

– Hàng thừa kế:

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

2.3. Nhà đất được chia theo phần bằng nhau?

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”

Như vậy, nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Kết luận: Cách chia thừa kế nhà đất do bố mẹ để lại trên đây bao gồm chia theo di chúc và chia theo pháp luật, cụ thể:

– Nếu di chúc hợp pháp thì phần di sản thừa kế là nhà đất nhận được sẽ theo nội dung của di chúc, trừ những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

– Nếu nhà đất được chia theo pháp luật thì phần di sản nhận được là bằng nhau.

Khi phân chia di sản thừa kế là nhà đất hoặc các loại di sản khác nếu có vướng mắc, tranh chấp thì bạn đọc vui lòng liên hệ số 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thanh niên 26 tuổi đẹp trai, cao to bất ngờ quỳ gối tỏ tình với Sếp nữ 50, nói thẳng: ‘Tôi làm công ty này chỉ vì thích chị mà thôi!’

0

Chàng nhân viên 26 tuổi đã phải lòng vị sếp nữ hơn mình tới 24 tuổi và anh chàng mạnh dạn quỳ gối tỏ tình ngay tại nơi công cộng.

img

Một anh chàng 26 tuổi là nhân viên văn phòng bình thường đã gây sốt trên MXH khi có hành động quỳ gối tỏ tình với sếp nữ U50. Trước đó, anh chàng đã có mối tình với đồng nghiệp nhưng vị chênh lệch về mức thu nhập nên liên tục bị từ chối.

img

Sau quãng thời gian chán nản vì không tìm được một nửa phù hợp với mình, anh chàng đã bắt đầu để ý tới sếp. Vị sếp nữ năm nay 50 tuổi, từng có một đời chồng song cả hai không gắn bó được lâu. Bình thường, vị sếp luôn đối xử tốt với nhân viên và anh chàng cũng nằm trong số đó.

img

Nam nhân viên cho rằng sếp của mình không quá lớn tuổi lại có kinh tế ổn định và đối xử với mình rất tốt, anh dần dần có thiện cảm với cô. Anh chàng liên tục thể hiện tình ý với sếp, cho tới một buổi liên hoan trong công ty tổ chức tại một nhà hàng thì anh quyết ‘cán đích’.

Tại đây, anh chàng đã quỳ gối và tỏ tình với sếp nữ U50. Ban đầu, vị sếp này còn từ chối nhưng người đàn ông kiên quyết thổ lộ: “Tôi làm việc trong công ty vì tôi thích chị. Tôi tình cờ gặp chị khi tới một nhà hàng ăn cơm. Lúc đó, tôi biết mình thích chị cho nên đã tới công ty phỏng vấn vì muốn bên chị”

img

Lời tỏ tình này của nam thanh niên khiến sếp nữ U50 độc thân lâu năm có chút rung động và xấu hổ. Anh chàng đã nhanh tay lấy ra một chiếc nhẫn đeo vào tay vị sếp. Cuối cùng sếp nữ U50 cũng gật đầu đồng ý trước lời tỏ tình của anh chàng nhân viên trẻ tuổi.

Phía dưới bài đăng có nhiều bình luận trái chiều về câu chuyện tình của nam thành niên 26 tuổi và sếp nữ U50. Đa phần cư dân mạng cho rằng, anh chàng chỉ tiến tới vì tiền tài của vị sếp nữ đó.