Home Blog Page 119

Chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm, chia thừa kế sẽ như thế này …👇

0

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự số 2015 số 91/2015/QH13 thì thời hiệu thừa kế sẽ chỉ xác định tối đa là 30 năm nếu di sản là bất động sản. Trong trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm mà xảy ra tranh chấp di sản và yêu cầu đòi lại tài sản thừa kế thì cần phải xem xét thời hiệu khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 và Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 như sau:

Thời điểm mở thừa kế Từ 10/9/1990 – trước 01/01/2017 Trước 01/7/1991 (di sản thừa kế là nhà ở mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia)   Trước ngày 01/7/1991 (di sản thừa kế là nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) Từ  10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản – Đối với bất động sản: 30 năm từ thời điểm mở thừa kế

– Đối với động sản: 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.

Không tính vào thời hiệu khởi kiện kể từ 01/7/1996 – 01/01/1999 Không tính vào thời hiệu khởi kiện kể từ 01/7/1996 – 01/9/2006 Tính từ thời điểm mở mở thừa kế
Căn cứ pháp lý Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006 Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015

Như vậy, theo quy định, trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản ấy.

Trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm mới xảy ra tranh chấp di sản và yêu cầu đòi lại tài sản thừa kế thì cần phải xem xét thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ở trên.

Trong đó, nếu đã kết thúc thời hạn 10 năm phân chia di sản mà không có tranh chấp từ các đồng thừa kế thì di sản đó sẽ thành tài sản chung của các đồng thừa kế.

Nói thêm, hiện nay, việc xác định thời hiệu chia di sản được xác định như sau:

(1) Thời hiệu để chia di sản: 30 năm với bất động sản và 10 năm với động sản từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn trên, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người đang quản lý tài sản đó thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

(2) Thời hiệu để xác nhận/từ chối quyền thừa kế: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

(3) Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ liên quan tới tài sản: 03 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.

2. Thủ tục phân chia thừa kế khi bố mẹ mất hơn 30 năm 

2.1. Thừa kế theo di chúc 

Căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bố mẹ trước khi mất để lại di chúc thì di sản sẽ được chia phụ thuộc vào nội dung phân chia trong di chúc.

Trong trường hợp di chúc phân chia rõ ràng từng phần di sản cho từng người thừa kế, người thừa kế cần làm thủ tục chia di sản thừa kế, sau đó chuyển quyền sở hữu tài sản từ người để lại di chúc sang cho mình. Người đang giữ di chúc phải giao di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.

Trong trường hợp di chúc không xác định rõ ràng phần di sản của từng người thừa kế thì người thừa kế có thể thực hiện việc công chứng văn bản thoả thuận phân di sản (theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 năm 2014). Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân di sản được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị: 

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Di chúc.

– Giấy tờ của người để lại di chúc: Giấy chứng tử, đăng ký kết hôn…

– Giấy tờ của người được hưởng thừa kế: Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu) còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú, giấy khai sinh/giấy chứng nhận con nuôi…

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản:

  • Đối với động sản: Đăng ký xe ô tô, xe máy; sổ tiết kiệm…
  • Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng); Biên bản bàn giao nhà đất…

– Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có).

Cơ quan thực hiện: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Thời hạn giải quyết: Từ 02 đến không quá 10 ngày làm việc nếu nội dung công chứng phức tạp.

chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm

2.2. Thừa kế theo pháp luật

Khi hưởng di sản thừa kế, pháp luật thường ưu tiên việc phân chia thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật khi:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Di sản không được định đoạt cụ thể trong di chúc;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Người nhận thừa kế cần phải thực hiện thủ tục công chứng một trong 02 loại văn bản trên.

Vợ chồng hiếm muộn nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, 18 năm sau bàng hoàng khi biết thân phận của con…Hóa ra…

0

Thương vợ, Vương Cường thường xuyên an ủi, động viên Trương Lợi. Anh tin nếu kiên trì tĩnh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, sẽ có ngày thiên thần nhỏ tìm đến với vợ chồng họ.

Đời có trăm ngàn lối nhưng vạn sự trên đời đều không thể tránh được vòng tròn nhân quả. Nhân và quả nối tiếp nhau, ác sinh ác, thiện ắt sinh thiện. Mỗi sự việc xảy đến trong đời người đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là những hành vi mà chính ta đã từng thực hiện. Đừng mong thành quả ngọt ngào nếu như ta chỉ gieo trồng toàn hạt giống xấu xa. Ngược lại, nếu thành tâm hướng thiện, giúp đời, giúp người thì những điều tốt đẹp sẽ tự nhiên tìm đến.

Kết hôn đã gần 10 năm mà Vương Cường và Trương Lợi vẫn chưa có một mụn con dưới gối. Mặc dù đã chạy chữa khắp nơi, điều dưỡng nhiều loại thuốc, thử không ít biện pháp từ đông đến tây y nhưng trong nhà vẫn vắng tiếng cười con trẻ. Sau nhiều cuộc thăm khám không thành công và phải chịu áp lực sinh con nối dõi từ họ hàng, Trương Lợi ngày càng suy sụp. Thương vợ, Vương Cường thường xuyên ở bên cạnh an ủi, động viên và đưa Trương Lợi đi du lịch để cô khuây khỏa. Anh tin nếu kiên trì tĩnh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, sẽ có ngày thiên thần nhỏ tìm đến với vợ chồng họ.

Năm ấy, Vương Cường đưa vợ về quê nghỉ ngơi, thăm người thân để giải tỏa căng thẳng sau một đợt điều trị dài. Không ngờ, chuyến đi đó đã mở ra một bước ngoặt lớn thay đổi cuộc sống của họ. Trong thời gian ở quê, sau khi Trương Lợi giãi bày khát khao làm mẹ với một người họ hàng, cô được người ấy khuyên đi cầu tự ở một ngôi miếu trên núi Đại Thanh gần đó. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn quanh đây sau khi chạy chữa mọi biện pháp không ăn thua đã thử cách này và may mắn có con.

Trương Lợi như người đuối nước vớ được cọc, vội về nhà bàn với chồng soạn lễ đến miếu cầu tự, biết đâu ông Trời thương tình mà thỏa mãn mong ước bấy lâu của hai vợ chồng. Dù chỉ có một tia hi vọng mong manh, cô vẫn quyết định thử và còn yêu cầu chồng phải đi cùng mình để thể hiện sự thành tâm. Vương Cường lúc đầu không mấy tin tưởng vào những biện pháp an ủi tinh thần vì cho rằng chúng không hề có cơ sở khoa học. Sau vì thương vợ nên anh đành bằng lòng để cô vui.

Hai vợ chồng chọn ngày lành sắm sửa lễ vật đến miếu cầu tự trên núi Đại Thanh, thành kính dâng hương cầu xin bề trên phù hộ cho Trương Lợi sớm ngày có tin vui. Lễ vừa xong, hai người nán lại một hồi đi ngắm cảnh. Chẳng mấy khi được rời xa chốn thị thành khói bụi để sống trong không khí mát lành của miền làng quê thôn dã. Vừa bước chân ra khỏi ngôi miếu, hai vợ chồng bỗng nghe thấy một âm thanh như tiếng khóc của hài nhi. Giữa bốn bề rừng núi, tiếng oa oa từ xa truyền đến như khuấy động vẻ yên tĩnh, tịch mịch của không gian xung quanh. Ở nơi thâm sơn cùng cốc này, bình thường đã ít người lai vãng, sao lúc này lại có tiếng khóc của trẻ con?

Sau một thoáng sợ hãi, hai vợ chồng đánh bạo lần theo âm thanh oa oa, đến dưới mái hiên sau miếu cầu tự thì phát hiện thấy một bé trai sơ sinh khoảng một tháng tuổi, trắng hồng, mập mạp, được đặt trong một chiếc giỏ mây, đang vừa quẫy đạp, vừa khóc lớn. Vương Cường nhìn quanh một lượt rồi tiến lại ôm đứa bé lên, vẫn thấy hơi ấm chứng tỏ người bỏ lại nó chỉ vừa mới rời đi không lâu. Anh trao đứa bé cho vợ bồng rồi chạy đi hỏi thăm mấy nhà dân gần đó nhưng cũng không nắm được tung tích gì.

Trời đã về chiều, hai vợ chồng ôm đứa nhỏ ngồi dưới tán cây. Nhìn đứa trẻ đang ngủ ngoan trong ngực, đôi má bầu bĩnh, cái miệng hồng hồng càng ngắm càng yêu, lòng Trương Lợi bỗng nảy sinh một tình cảm lạ kì, muốn che chở cho cậu bé đến mãi sau này. Cô bèn bảo với chồng: “Nếu không có người quay lại tìm em bé, chi bằng chúng mình nhận nuôi. Nếu vợ chồng mình không nghe thấy tiếng khóc, chẳng phải đứa nhỏ đã đói lả rồi. Đây có lẽ là sự an bài của bề trên, là lời cầu nguyện của vợ chồng mình đã linh nghiệm”. Vương Cường cảm thấy lời nói của vợ hợp lí nên cũng xiêu lòng. Lẽ nào ông Trời thấy vợ chồng anh đang mong mỏi có con nên đã rủ lòng thương mang cậu bé này đến. Nghĩ vậy, Vương Cường đồng ý với vợ, tạm thời đưa đứa trẻ về nhà chăm sóc. Sau khi đến trình báo chính quyền, hai vợ chồng làm thủ tục chính thức nhận nuôi em bé, đặt tên là Vương Thanh Sơn để kỉ niệm lần đầu gặp con ở miếu cầu tự.

Như một phép màu, 2 năm sau, Trương Lợi có thai và sinh được một bé gái. Một nhà bốn người tuy không giàu có nhưng chưa lúc nào vắng tiếng cười. Dù có thêm con nhưng vợ chồng họ vẫn yêu thương, chăm sóc Vương Thanh Sơn như ruột thịt. Càng lớn, cậu bé càng tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, hiểu chuyện, lại có lòng hiếu thảo với cha mẹ khiến hai người rất hài lòng. Thấm thoắt đã 18 năm trôi qua, lũ trẻ ngày một trưởng thành, chẳng mấy chốc đã trở thành sinh viên đại học.

Một ngày, nhân dịp các con về nghỉ hè, hai vợ chồng đang chuẩn bị một bữa tiệc gia đình thì đột nhiên chuông cửa reo vang. Vương Cường vội chạy ra đón khách và thoáng giật mình với cảnh tượng trước mặt. Một dàn ô tô con màu đen bóng loáng đang đậu ngay ngắn trước cổng nhà anh. Đứng cạnh mỗi xe là một nam thanh niên vạm vỡ mặc âu phục đen và đeo kính mát. Thấy Vương Cường xuất hiện, cửa chiếc xe ở trí trung tâm bật mở, một người đàn ông cao niên ăn vận sang trọng bước xuống, tay vịn ba – toong trạm trổ đầu rồng tinh xảo, miệng ngậm tẩu thuốc, chậm rãi tiến về phía nhà anh. “Xin hỏi, có phải anh là anh Vương Cường?” – người đàn ông nhấc mũ ra khỏi đầu, để lộ mái tóc hoa râm.

Vương Cường đứng bất động vì ngạc nhiên, anh chưa từng gặp qua vị khách này, lại càng không biết ông ta từ đâu tới. Sau một hồi lúng túng, Vương Cường vẫn lịch sự mời ông ta vào nhà. Đôi mắt người đàn ông ánh lên tia cảm kích. Ông ta quay lại ra hiệu cho đoàn người áo đen đứng đợi bên ngoài, chỉ dẫn một trợ lý bước theo sau Vương Cường. Anh gọi vợ ra cùng tiếp khách và dặn các con ở lại phòng ăn.

Dù đã sớm biết đây là một người cực kì giàu có nhưng sau khi nghe người đàn ông giới thiệu ông ta là chủ tịch hội đồng quản trị của một tập đoàn chế biến khoáng sản lớn nhất thành phố, Vương Cường vẫn giật mình. Nhưng điều khiến hai vợ chồng choáng váng hơn là nguyên nhân ông ta có mặt ở đây: “Thực lòng xin lỗi anh chị vì sự đường đột này nhưng hôm nay tôi tới là để tìm lại đứa cháu nội 18 năm trước chính tay mình vứt bỏ, cũng là người sẽ kế thừa khối tài sản kếch sù của tập đoàn. Cháu của tôi không phải ai khác, chính là bé trai năm đó anh chị nhặt về”.

Hai vợ chồng bàng hoàng, không dám tin vào mắt mình, đất dưới chân như sụp đổ. Trương Lợi phải nắm chặt tay chồng mới lấy lại được bình tĩnh. Người đàn ông này sớm không đến, muộn không đến lại xuất hiện đúng lúc gia đình họ đang hạnh phúc và yên ổn. 18 năm nuôi Thanh Sơn, cả hai đều yêu thương thằng bé như con ruột. Nay đã biết được thân thế thật sự của con, họ lại càng lo sợ có ngày người ta sẽ đưa con đi mất. Thấy hai vợ chồng Vương Cường tỏ ý nghi ngờ, người đàn ông giàu có mới kể lại ngọn nguồn câu chuyện.

“18 năm trước, tập đoàn của tôi trúng thầu khai thác quặng tại một khu mỏ trên núi Đại Thanh. Tôi có một cậu con trai vừa thông minh lại khá tháo vát. Mong muốn con được rèn giũa, tôi bổ nhiệm nó làm quản lí dự án khai thác mỏ quặng của tập đoàn. Sau khi tiếp nhận công việc, con trai tôi tổ chức tuyển dụng lao động tại các khu vực nông thôn lân cận, trong đó có mẹ ruột của Thanh Sơn. Cô ấy lúc trẻ nổi tiếng xinh đẹp, dịu dàng nên con tôi vừa gặp đã yêu. Sau một thời gian qua lại, hai đứa có con với nhau. Chuyện này mãi về sau tôi mới biết được và vô cùng giận dữ vì con trai dám bỏ qua cuộc hôn nhân mà tôi đã nhọc công sắp đặt để yêu cô gái nhà nghèo kia.

Lúc đó tôi đã nghĩ nhà hào môn như chúng tôi không thể chấp nhận một cô con dâu xuất thân từ tầng lớp lao động. Vợ của con trai tôi phải thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, đem lại lợi ích kinh tế cho tập đoàn. Tôi năm lần bảy lượt ép con chấm dứt mối tình này, yêu cầu khi nào đứa trẻ sinh ra phải lập tức mang cho người ta. Tất nhiên thằng bé không chịu, nó và cô gái kia khóc lóc cầu xin tôi cho nuôi đứa trẻ. Sau cùng, tôi cả giận mất khôn, lại bị bẽ mặt với đám bạn bè trong giới vì con trai dám từ hôn với tiểu thư nhà giám đốc ngân hàng nên thừa lúc bọn chúng không chú ý, sai người bắt cóc đứa trẻ đem đi. Năm đó, đích thân tôi cùng trợ lí thân cận ôm Thanh Sơn đến ngôi miếu cầu tự trên núi Đại Thanh với hi vọng sẽ có một cặp vợ chồng hiếm muộn nào đó nhặt được cậu bé. Chắc anh chị không biết nhưng ngày ấy chúng tôi đã trốn trong bụi cây, chứng kiến anh chị chăm sóc đứa nhỏ và mang nó đi tôi cũng thở phào nhẹ nhõm”.

Nghe đến đây, Trương Lợi thắc mắc: “Ông bỏ mặc cháu nội bao năm không thăm nom, sao bây giờ lại tìm đến. Cha mẹ ruột của nó đâu, sao cũng không đi tìm?”

Ông già thở dài, nhấp tẩu thuốc: “Đây đều là quả báo cho những việc làm thất đức trước đây mà kiếp này ông trời bắt tôi phải trả. Sau khi bị cướp đi đứa bé, mẹ ruột Thanh Sơn đau lòng đến ngây dại, chẳng bao lâu sau thì hóa điên. Tôi sai người đưa cô ấy về quê, cung cấp cho người nhà một khoản tiền để chăm sóc rồi không còn liên lạc gì nữa. Về phần con trai tôi, nó vô cùng bất mãn, sa đà vào rượu chè, cờ bạc, rồi mất trong một vụ tai nạn giao thông. Tôi đã gần đất xa trời, bên cạnh không còn một người thân nên nay muốn tìm lại đứa cháu trai duy nhất, cũng là huyết mạch cuối cùng của gia tộc về kế thừa hương hỏa và tập đoàn. Sau này, Thanh Sơn muốn thế nào thì sẽ được như thế ấy. Tôi đã sai lầm một lần, đã hủy hoại đời cha mẹ nó, giờ tôi muốn bù đắp cho con trẻ. Còn về công lao nuôi dạy Thanh Sơn trong ngần ấy năm, tôi xin biếu anh chị một khoản tiền gọi là chút tấm lòng. Mong anh chị hiểu cho thân già này”. Nói xong, người đàn ông lặng lẽ lấy khăn lau nước mắt. Ngồi trò chuyện ít lâu, thấy không khí gượng gạo, ông ta vội từ biệt ra về.

Đời có trăm ngàn lối nhưng vạn sự trên đời đều không thể tránh được vòng tròn nhân quả.Vợ chồng Vương Cường nhìn nhau, còn đang bối rối không biết phải giải thích thế nào với các con thì Vương Thanh Sơn đã đứng bên cạnh họ từ lúc nào. Từ buồng trong, cậu đã nghe hết đầu đuôi câu chuyện về thân thế của mình. Thanh Sơn đột nhiên sà vào lòng cha mẹ, òa khóc: “Cha mẹ, con quyết không nhận người ông nội đó. Bọn họ đã vứt bỏ con, là cha mẹ đã mang con về, cho con cơm ăn áo mặc, nuôi con lớn đến từng này. Con sẽ không đi đâu cả, con mãi là con của ba mẹ”.

Vương Cường thở phảo nhẹ nhõm, xoa đầu con trai. 18 năm trước hai vợ chồng đã làm một việc tốt, hiện tại số phận cho họ những đứa con ngoan. Còn người đàn ông nhà giàu nọ, cuối đời phải sống trong cô độc, âu cũng là kết cục mà ông ta phải trả giá cho những việc làm ích kỉ trong quá khứ.

Anh trai lên chức giám đốc, lương tận 80 triệu. Tôi mạnh miệng nhắc anh biếu bố mẹ môĩ tháng 6 triệu, thế mà chị dâu nghe được lại n/é/m ngay cuốn sổ vào mặt, bảo “Đọc thử đi rồi hãy yêu cầu”, tôi đọc xong mà hoa mắt vội lảng đi về

0

Thương bố mẹ hơn 70 tuổi còn phải làm ruộng nên tôi đã mạnh miệng xin tiền anh trai.

Đầu năm nay, anh tôi báo tin được thăng chức giám đốc, lương 80 triệu/tháng. Gia đình tôi vui lắm, mẹ còn làm mâm cơm cúng cảm tạ tổ tiên đã phù hộ cho anh tôi được thăng quan tiến chức.

Còn tôi mừng đến nỗi cả đêm không ngủ được, tôi gọi điện khoe với anh em trong họ. Vậy là cuối cùng họ nhà tôi cũng có người làm giám đốc, tương lai anh tôi sẽ ủng hộ nhiều tiền để phát triển dòng họ lớn mạnh ngang tầm với những họ khác.

Sau này vợ chồng tôi có khó khăn về tiền bạc dễ dàng hỏi vay anh trai hơn. Anh tôi làm giám đốc, nhiều tiền thế, chắc chắn sẽ biếu bố mẹ khoản tiền để được an nhàn tuổi già.

Vậy mà từ ngày thăng chức đến giờ, anh chị tôi vẫn chưa biếu tiền bố mẹ hay ủng hộ dòng họ. Tháng nào gia đình anh tôi cũng về quê nhưng chỉ biếu bố mẹ hộp bánh và cho các cháu gói kẹo. Mỗi lần bố mẹ tôi ra ruộng làm thì mấy người hàng xóm còn nói cạnh khóe:

“Con làm giám đốc, nhiều tiền thế mà còn đi làm ruộng à, đừng tham việc mà tổn thọ, về nghỉ thôi ông bà”.

Nghe những lời đó, bố mẹ tôi rất buồn, chỉ biết cười gượng nói là làm cho khỏe, nghỉ ngơi sớm yếu người. Thực tế anh tôi chỉ biếu bố mẹ vài triệu vào mỗi dịp Tết, còn ngày thường chưa bao giờ biếu đồng nào.

Một tháng nay, chồng tôi bị đau bụng nhiều nên tôi đi cùng anh ra phố khám bệnh và ở chơi nhà anh trai vài ngày. Trong lúc mọi người ngồi nói chuyện vui vẻ, tôi bảo anh trai lương cao, mỗi tháng bớt ra vài triệu biếu bố mẹ cho ông bà đỡ phải làm ruộng.

Nhìn bố mẹ hơn 70 tuổi rồi mà vẫn phải ra đồng cấy gặt và vác những bó lúa mà tôi đau cả lòng. Kinh tế gia đình tôi khó khăn, không thể giúp bố mẹ được gì, tuổi già của ông bà chỉ có thể nhờ cậy vào vợ chồng anh trai.

Lương của anh trai tôi 80 triệu/tháng, tôi nhắc anh biếu bố mẹ vài triệu, chị dâu liền đưa ra cuốn sổ làm tôi hoa cả mắt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lời tôi vừa dứt thì chị dâu lấy cuốn sổ chi tiêu dưới gầm bàn lên đưa cho tôi xem. Chị bảo mỗi tháng anh chị chi tiêu hết 80 triệu, chỉ còn 15 triệu tiền lương của chị để tiết kiệm phòng lúc ốm đau.

Nhìn cuốn sổ chi tiêu ghi chi chít đủ các khoản mà tôi hoa cả mắt. Nhưng tôi vẫn cố nhìn xem anh chị chi những gì mỗi tháng mà hết nhiều đến vậy.

Tôi để ý đến khoản tiền đầu tư cho 2 đứa con của anh chị là rất lớn, mỗi tháng hết hơn 30 triệu. Anh chị cũng thường xuyên đi ăn nhà hàng và dã ngoại. Đó là những khoản tiêu tốn nhiều tiền của anh chị.

Tôi nói anh chị có thể bớt đi ăn ngoài và dành ra 6 triệu/tháng biếu bố mẹ được không. Chị dâu trợn mắt nhìn tôi và trách:

“Em không thấy khoản nào ra khoản đó, khó mà cắt bớt được à. Đi ăn và đi chơi là để các cháu có trải nghiệm, học tập xã hội chứ có phải tại chúng tôi thích ăn thích chơi đâu. Em mà xót bố mẹ thế thì cố mà kiếm tiền biếu ông bà. Anh chị không sống cùng, cũng chẳng nhận nhà cửa dưới quê, lo được cho ông bà chút nào hay chút nấy, chứ đâu có nghĩa vụ tháng nào cũng phải biếu tiền”.

Chị dâu nói liền một mạch với giọng lớn lối làm tôi sợ không dám nói lại. Bất ngờ anh trai bảo tôi nói đúng và nhắc vợ từ tháng sau bớt chi những việc không cần thiết, vừa gửi tiết kiệm vừa gửi về quê một ít cho bố mẹ. Lúc làm ra tiền phải biết tiết kiệm, cứ chi tiêu hoang phí rồi có ngày hối hận không kịp.

Sau đó anh lấy điện thoại ra và xin số tài khoản của tôi, rồi chuyển vào đó 6 triệu. Anh nói từ tháng sau sẽ biếu bố mẹ bằng ấy tiền, còn nhiệm vụ của vợ chồng tôi là chăm lo cho ông bà tốt. Anh tôi đúng là tuyệt vời, rất quyết đoán, không phải là người sợ vợ như tôi từng nghĩ.

5 năm làm giúp việc cho gia đình giàu có, tôi chán cảnh nghèo khó, không có tiền ở quê nên bỏ chồng để được làm vợ 2 của ông chủ: Tưởng 1 bước lên tiên ai ngờ 4 tháng sau lại ê ch/ề thế này, chồng ơi em xin lỗi..

0

Dù chồng chỉ chấp nhận ly thân, tôi vẫn dọn đến ở cùng ông chủ; ông ấy thực lòng yêu thương tôi, nhưng không ngờ số phận lại khiến tôi thành kẻ có nhà không thể về.

Tôi 52 tuổi, lấy chồng từ năm 20 tuổi. Con gái lớn của tôi hiện đã có chồng con; con trai út đang là sinh viên đại học năm cuối.

Trước đây, chồng tôi làm chủ một công ty xây dựng nhỏ, nhưng sau đó do liên tục thua lỗ, chủ đầu tư quỵt tiền nên công ty phá sản. Kể từ đó, chồng tôi bê tha rượu chè, không còn tu chí làm ăn, lại còn nợ ngập đầu, không biết bao giờ mới có tiền trả. Nói là có chồng nhưng những năm gần đây tôi sống không khác gì mẹ đơn thân, một mình lo trang trải sinh hoạt gia đình.

Nguồn thu nhập chính của gia đình không còn, tôi đành phải lên thành phố giúp việc để có thể nuôi con trai ăn học. May mắn là tôi được một gia đình giàu có nhận vào làm việc. Họ sống ở một khu thượng lưu, nơi có bảo vệ nghiêm ngặt. Mặc dù nói là giúp việc nhưng công việc chính của tôi chỉ là nấu ăn. Việc dọn dẹp đã có công ty dịch vụ cử người đến làm theo tuần.

Gia đình này chỉ có ông chủ nhà tên Nam, hơn tôi 2 tuổi và hai con trai đều chưa vợ. Vợ ông bỏ đi định cư ở nước ngoài từ khi các con còn bé. Gia đình toàn người lớn nên không phải dọn dẹp nhiều. Tôi nấu ăn khá ngon nên rất được lòng ông Nam, món nào tôi nấu ra ông cũng đều ăn hết. Tôi còn giúp ông kiểm tra, đối chứng lại một số giấy tờ sổ sách. Thấy tôi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng gọn gàng đâu ra đấy nên ông hay thưởng thêm ngoài khoản tiền lương cố định.

Sau 5 năm làm giúp việc, tôi bỏ chồng sống với ông chủ để rồi nhận cái kết ê chề

Từ ngày tôi lên thành phố giúp việc, kinh tế gia đình được cải thiện. Tôi vừa chu cấp được cho con trai học đại học, vừa có tiền trang trải những sinh hoạt ở quê. Có điều, khi ngày càng quen với cuộc sống thành phố và sinh hoạt tiện nghi trong gia đình giàu có, lại được ông chủ coi trọng, đối xử tốt, tôi phát sinh cảm giác chán ngán mỗi lần về quê, thấy cảnh nhếch nhác trong nhà và ông chồng nát rượu, gầy gò ốm yếu.

Sau 5 năm làm giúp việc, tôi cảm nhận được ông Nam có tình cảm với mình. Ông cũng từng tỏ tình nhưng tôi từ chối vì biết thân biết phận. Nhưng rồi một hôm, con trai cả ông gặp riêng tôi nói chuyện, muốn tôi ở đây chung sống và chăm sóc cho bố cậu cả đời. Cậu ấy nói nếu tôi ly hôn chồng thì có thể đăng ký kết hôn với ông Nam.

Tôi bị sốc, nhưng không thể không suy nghĩ về đề nghị đó suốt nhiều ngày. Tôi muốn từ bỏ người chồng bê tha ở quê để được làm bà chủ. Suy đi tính lại, từ lâu tôi đã chẳng còn tình cảm gì với chồng, sống được với nhau chừng ấy năm cũng là do trách nhiệm với con cái. Hiện giờ hai con tôi cũng đủ trưởng thành rồi, tôi có thể buông tay.

Tôi về nhà nói chuyện với chồng, anh xin tôi đừng bỏ anh, hứa sẽ thay đổi, không uống rượu nữa mà tu chí làm ăn. Nhưng lúc này anh mới hứa cô gắng thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa vì lòng tôi đã quyết. Các con cũng khuyên bảo, nhưng tôi nhất định muốn ly hôn. Níu kéo không được, chồng đồng ý ly thân, đề nghị tạm thời chưa đưa đơn ra tòa.

Từ đó, tôi dọn hẳn đến nhà ông Nam ở; gia đình thuê thêm một giúp việc theo giờ nên tôi không phải làm gì nữa. Ông Nam thực lòng yêu thương và tôn trọng tôi. Chúng tôi đã có những ngày vô cùng hạnh phúc.

Tưởng rằng cuộc sống trong mơ ấy sẽ kéo dài mãi mãi nhưng rồi chỉ được 4 tháng thì biến cố ập đến. Ông Nam bị suy hô hấp và đột ngột qua đời. Con trai cả của ông thay bố điều hành công ty, nhưng không hiểu sao chỉ hơn một tháng sau đó, công ty bị điều tra, việc kinh doanh đình trệ.

Sau 49 ngày của bố, hai cậu con trai của ông Nam tỏ ý muốn tôi rời khỏi ngôi nhà của họ. Không còn là giúp việc (hai cậu cũng không cần giúp việc), tôi chẳng còn danh phận gì vì trước đó tôi vẫn là phụ nữ có chồng nên chưa đăng ký kết hôn được với ông Nam. Tôi đành ngậm ngùi ra đi, hiện giờ ở trong một phòng trọ.

Tôi có kể với hai con tôi về hoàn cảnh của mình nhưng chúng tỏ ra không quan tâm, có lẽ vì vẫn hận tôi ham giàu sang phú quý mà bỏ bố chúng.

Hiện giờ tôi trắng tay, có nhà không dám về. Liệu tôi có nên về quê xin chồng cũ tha thứ và làm lại từ đầu hay không? Dù gì chúng tôi vẫn chỉ ly thân, trên giấy tờ vẫn là vợ chồng. Rất mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Ngày Lan quyết định rời bỏ nơi đã từng gọi là tổ ấm, trời cũng vào thu, những tia nắng nhạt trải dài trên con đường làng nhỏ. Người chồng của Hà, dáng th:ấp l:ùn, khuôn mặt kh:ờ kh:ạo, chạy theo đến tận bìa làng, ánh mắt ngây ngô như chẳng hiểu vì sao mọi chuyện lại như vậy. Hà dừng lại, lấy ra từ túi áo mấy đồng bạc lẻ, dúi vào tay chồng mà nói: “Anh quay về mà chăm các con.” Rồi Hà quay lưng bước đi, không ngoái đầu lại dù chỉ một lần. Trong căn nhà đó, Hà để lại ba đứa con – hai gái, một trai – những đứa trẻLan đã dứt ruột sinh ra. Nhưng, sự thật trần trụi khiến lòng Hà tan nát: chúng không phải con của người chồng đang bị gọi là cha mà là con của bố chồng cô. Tất cả như một trò đùa cay đắng của số phận….Và rồi..

0

Ngày Lan quyết định rời bỏ nơi đã từng gọi là tổ ấm, trời cũng vào thu, những tia nắng nhạt trải dài trên con đường làng nhỏ. Người chồng của Hà, dáng th:ấp l:ùn, khuôn mặt kh:ờ kh:ạo, chạy theo đến tận bìa làng, ánh mắt ngây ngô như chẳng hiểu vì sao mọi chuyện lại như vậy. Hà dừng lại, lấy ra từ túi áo mấy đồng bạc lẻ, dúi vào tay chồng mà nói: “Anh quay về mà chăm các con.” Rồi Hà quay lưng bước đi, không ngoái đầu lại dù chỉ một lần. Trong căn nhà đó, Hà để lại ba đứa con – hai gái, một trai – những đứa trẻLan đã dứt ruột sinh ra.

Nhưng, sự thật trần trụi khiến lòng Hà tan nát: chúng không phải con của người chồng đang bị gọi là cha mà là con của bố chồng cô. Tất cả như một trò đùa cay đắng của số phận. Lan ghê tởm cái gia đình ấy, ghê tởm người đàn ông suốt ngày “bố ơi con à” trước mặt thiên hạ nhưng lại là kẻ gây nên bi kịch đời cô. Cô ghê sợ cả chính mình, người từng vì hoàn cảnh mà cam chịu. Lan xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Cha cô qua đời khi cô còn nhỏ, để lại mẹ gồng gánh cả gia đình và chăm sóc ông bà nội.

Những tháng ngày vất vả chỉ càng làm cho cuộc sống thêm túng thiếu. Năm Lan mười tám tuổi, bà mối trong làng đến đặt vấn đề hỏi cô cho cậu con cả của một gia đình giàu có. Hà không biết gì nhiều về cậu ta, chỉ biết nếu đồng ý, mẹ cô sẽ được một khoản tiền lớn và gia đình sẽ thoát khỏi cảnh nghèo túng. Và thế là, một cuộc đời khác mở ra, đầy bi kịch và đớn đau, khi cô đặt chân vào ngôi nhà gỗ kín bưng, nơi mọi niềm hy vọng đã dần trở thành sự tuyệt vọng….

Lan xinh đẹp và nhuần nhị lắm, tuổi mười tám thanh nữ, cho dù nhà nghèo nhưng thanh xuân của Lan vẫn cứ sáng rỡ ràng. Nhan sắc và tuổi trẻ chẳng thể nào che giấu được, nó cứ hiển nhiên rạng rỡ và toả sáng như  ánh sáng trăng rằm mà chả thể giấu che.

Ngày cưới Lan mới chính thức biết mặt chồng nàng. Biết đến nhà ông Lang T giàu sang và uy quyền nơi mạn Hải phòng gần giáp với Hải dương này.

Đêm động phòng hoa chúc Lan buồn đờ đẫn cả người. Chú rể bé tý bé tẹo, cao cỡ được một thước bốn mươi lăm. Bàn chân, bàn tay đều ngắn ngắn tròn tròn dầy ri rít như nảo chuối mắn năm quả. Khuôn mặt của kẻ trí tuệ kém phát triển nên Lan chẳng thể đoán ra chồng mình trẻ hay già. Lan chỉ biết lúc trước bà mối nói rằng chồng Lan tuổi Dần. Gái hơn hai, trai hơn một, Lan tuổi Mão lấy chồng Lan chỉ có là nhất.

Những ngày sau đám đưa dâu, Lan cũng chỉ quanh quẩn trong nhà và loanh quanh tập tành nấu cơm, phơi dăm ba nong thuốc bắc theo hướng dẫn của các bác người làm. Chồng Lan bé thấp chỉ đến chạm vai Lan, cậu ta cứ thấy Lan là ngại ngần lẩn bóng đèn, len bóng cột né tránh, nửa tháng trời mà Lan vẫn còn con gái bởi đêm nào người nhà đẩy cậu vào phòng rồi khép cửa lại, nhưng thấy Lan quay mặt vào tường là cậu ta lại nem nép mở cửa chạy ra.

Hai tháng qua nhanh như một cơn gió thoảng. Sau ngày Lan về thăm mẹ thì ông bố chồng gọi Lan lên căn nhà lớn. Căn nhà gỗ năm gian, cửa bức bàn gỗ lim lúc nào cũng đóng im ỉm. Lan chỉ nghe người làm nói ông Lang T bố chồng Lan thường pha chế hoặc sao tẩm những vị thuốc đặc biệt quí hiếm trên ấy chứ Lan chưa được đặt chân lên căn nhà ấy lần nào.

Chính tay bố chồng Lan dẫn cô lên căm nhà lớn, một cánh cửa được mở ra và lại khép lại ngay sau khi Lan bước qua ngưỡng cửa. Lan choáng ngợp trước vẻ đẹp và cách trang trí trong nhà. Bộ hoành phi và hai câu đối sơn son thếp vàng khá lớn. Tất cả đồ gỗ trong nhà đều đẹp và tinh xảo. Giữa cái nắng oi ả đầu hè mà trong nhà cứ mát rượi như có quạt hầu.

Lan sợ sệt và nhút nhát khi ông bố chồng cô nói rằng do chồng Lan thiểu năng trí tuệ. Ông lại chỉ có duy nhất một mình chồng Lan là người nối dõi. Sản nghiệp và nghề thuốc bắc không thể thất truyền nhưng cũng không thể giao vào tay chồng Lan được, nên từ nay hàng ngày Lan sẽ lên ngôi nhà lớn để ông truyền nghề thuốc bắc cho Lan.

Hàng ngày Lan lên ngôi nhà lớn vào tầm ba bốn giờ chiều. Lần nào Lan cũng giật thót mình khi cảnh cửa gỗ lim đóng lại sau lưng. Lần nào Lan cũng sợ hãi đến ghẹt thở khi vạt áo lụa màu mỡ gà của người cha chồng chạm vào nàng khi ông đóng cửa bước đi trước Lan giữa những sập gụ tủ chè và đồ gỗ quí. Lan cứ mường tượng đôi mắt sắc như dao của ông bố chồng mọc ngay đằng sau gáy, giữa những cộng tóc bạc lơ thơ cum cúp như những cái lông đuôi của con gà trống choai trên đầu ông. Đôi mắt sau gáy nhìn như thọc vào người cô, lần lục và đầy uy lực khiến Lan lạnh toát cả người.

Ông bố chồng Lan quả là người đáng sợ, tiếng ông nhẹ nhàng, một câu con hai câu cha nhưng Lan nghe như tiếng vọng, nó âm âm, u u, hoang vắng và ghê rợn đến kinh người.

Nhà chồng Lan buổi sáng người ra người vào cắt thuốc tấp nập. Lan nghe nói ông Lang T bố chồng Lan là một ông Lang bốc thuốc có tiếng. Ông giỏi về y thuật nhưng lại chả thể chữa bệnh cho mình. Ông lấy tới ba đời vợ, hai bà vợ đầu không có con và họ tự bỏ đi. Bà thứ ba thì mãi mới sinh được chồng Lan nhưng cũng chỉ được một đứa trẻ không trí tuệ, rồi bà bạo bệnh qua đời.

Cả tháng ông bố chồng đóng cửa buổi chiều trên căn nhà lớn truyền nghề cho Lan nhưng cô hầu như vẫn chưa nhập tâm được mấy. Nhớ vị nọ thì quên tên vị kia. Cô sợ đến run rẩy, lắp bắp khi ông bố chồng đứng áp sau lưng cô. Cô cảm thấy cái miệng móm mém, chòm râu bàng bạc của ông ta chạm vào tóc mình. Cô sợ toát mồ hôi, đôi lúc cô phải nhắm chặt mắt lại vì sợ hãi. Cô nem nép nem nép cố gắng xê dịch hoặc sển nhè nhẹ để thoát ra khỏi sự va chạm phần lưng cô với phần bụng ông bố chồng già. Thế rồi một buổi chiều mưa, mưa mùa hạ ầm ầm nước đổ. Người làm được nghỉ từ sau bữa cơm trưa. Căn nhà vắng lặng chả còn ai đi lại ngoài sân. Lan vẫn phải lên ngôi nhà lớn để được truyền nghề bốc thuốc. Và rồi sự sợ hãi của cô bấy lâu nay đã xảy ra. Người cha chồng ôm chặt lấy lưng cô, ông ta ghì chặt đầu cô và người cô xuống cái sập. Lan cố gắng vùng vẫy, cố gắng gọi tên chồng. Mưa ngoài trời lớn quá, sấm chớp gió giật tơi bời. Bên trên cái sập gụ cả trăm năm tuổi, một ông bố chồng ngót nghét tuổi bảy mươi cũng làm mưa làm gió với cô con dâu vừa mới bước sang tuổi mười chín. Sự vùng vẫy, giãy giụa trong sợ hãi của cô gái mới lớn không thể thắng nỗi bản năng mạnh mẽ của một con đực tà dâm đầy kinh nghiệm. Và rồi cứ thế, cứ thế, mười hai năm cứ thế trôi qua. Lan vừa bị mua chuộc bằng tiền gửi về cho mẹ, vừa bị doạ dẫm, cả đánh đập mà chỉ mình cô biết khi đứa con đầu lòng rồi đứa thứ hai, thứ ba lần lượt ra đời.

Hơn mười năm sống trong ngôi nhà lớn với kẻ ra người vào, người làm tấp nập hàng ngày nhưng nàng luôn buồn bã đơn côi. Mỗi lần đưa các con về quê thăm mẹ, nàng cứ giật thót mình khi người làng hoặc họ mạc hỏi han đến người cha bọn trẻ. Rồi thì mọi người nhắc đứa lớn có đôi mắt giống nàng còn cái miệng giống cha… Mỗi lần về quê nhìn ngắm dòng sông quê hương, ngắm dòng nước đẩy đưa những cánh bèo trôi dạt, ngắm nhìn bầu trời quê mình, nàng cứ thầm nghĩ phận nàng chẳng bằng bèo dạt, mây trôi. Cả tuổi trẻ của nàng bị tiền và uy quyền cưỡng đoạt. Nàng nhục nhã mà chẳng thể bước chân đi.

Những ngày tháng sau đó bọn trẻ đã lớn hơn nhiều. Đứa lớn nhất sắp vào lớp bảy, đứa bé cũng vào tới lớp hai. Mỗi lần nhìn các con nàng đều thấy tủi hổ, thấy nỗi xấu hổ và bất lực cứ lớn dần lên. Nàng sợ bọn trẻ sau này lớn lên sẽ phát hiện ra bí mật khủng khiếp này, bởi vì ông bố chồng nàng càng già ông ta càng đổ đốn. Ông ta hơn tám mươi nhưng vẫn đầy dục vọng, dục vọng bản năng trong cái thân hình già nua và bộ não già nua chẳng còn phân biệt được lòng tự trọng và xấu xa. Lắm lúc nàng lên nhà lớn có vài việc gì đó, bất kể bên ngoài có người đi lại, cửa lớn mở nhưng ông ta vẫn cứ sờ soạng, kéo tay hoặc cấu véo nàng. Nàng ngày càng ghê tởm sự đụng chạm, ngày càng ghê sợ con quái vật đầy dục vọng ấy. Nàng thấy mình sẽ chết dần chết mòn nếu cứ tiếp tục sống thế này.

Bao năm trong ngôi nhà lớn này, người thực sự có lòng trắc ẩn, có trí tuệ và tử tế chắc chỉ có mỗi bà giúp việc nhà nàng. Người làm thuê cho ông lang thì có mấy người, nhưng lâu năm và ăn ở trong nhà chỉ duy nhất bà Túc, bà không chồng, không con và ở nhà này đã mấy mươi năm. Mọi việc của ông bố chồng nàng chẳng thể qua được mắt bà Túc. Bữa ấy nàng cự tuyệt ông ta, nàng bị ông già mắc dịch ấy phang tới tấp mấy cái hèo tre vào mặt vào lưng. Bà Túc đã lấy thuốc xoa bóp cho nàng, nàng gục mặt vào vai bà mà khóc.

Nàng quyết định ra đi vào một chiều mưa. Nàng căn dặn bà Túc chăm sóc cho bọn trẻ, từng đứa con nàng được bà chăm và hiểu từng thói quen của chúng tự rất lâu rồi. Nàng có ý định bỏ lại những đứa con, bỏ tất cả để đi từ lâu lắm rồi nhưng nàng vẫn nấn ná vì ngày trước mẹ nàng còn sống. Nàng sợ nếu nàng đi, mọi tai tiếng sẽ dồn lên đầu lên vai mẹ nàng. Nhưng giờ bà đã mất được mấy năm, anh chị em đều đi làm xa quê cả. Nàng sẽ đi, nàng sẽ vào Nam để bắt đầu một cuộc đời đàn bà sạch sẽ lại từ đầu.

Những đứa trẻ tầm này đều đến trường học cả. Nàng ôm bà Túc thật chặt rồi lặng lẽ rời tay bà kiên quyết bước đi. Cửa căn nhà lớn vẫn đóng im, ông bố già nua của người chồng hờ tầm này chắc còn chửa dậy. Nàng chẳng có gì phải hối tiếc, nàng kiên quyết bước đi bởi nàng biết ông bố chồng nàng tiền bạc còn đầy. Thằng con lớn của nàng khá nhanh nhẹn, mới sắp vào lớp bảy nhưng mấy hè rồi nó đều được dạy bốc thuốc. Như là di truyền, nó học tên các vị rất nhanh. Nàng chắc rồi nó sẽ là một đứa trẻ thông minh và lanh lợi có thể cùng bố cùng ông mà thực là cha nó nối nghiệp thuốc thang.

Nàng bước đi rất thoải mái, nàng bắt đầu có thể ngẩng cao đầu bước ra ngoài cổng làng, nắng rạng rỡ trên đầu, trên vai, trên cổ. Hết tầm che của bóng cây đa cổ thụ, nàng bỗng thấy nắng vàng và gió mát rượi trên đầu. Lần đầu tiên sau mười mấy năm, nàng mới thấy cảm giác thoải mái khi ngẩng đầu lên đón ánh nắng thu vàng mà không còn cảm giác sợ hãi và tủi nhục.

Vợ mất sớm do b::ạo b::ệnh, tôi một mình nuôi con nhỏ cả gia đình ai cũng động viên đi bước nữa. 1 năm sau tôi kết hôn với người phụ nữ 1 đời chồng. Thấy vợ 2 yêu thương con tôi cũng yên tâm phần nào đi làm xa kiếm tiền. 1 lần trở về không báo trước, tôi bàng hoàng khi thấy đứa con…bố xin lỗi…

0

Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn từ khi vợ qua đời. Cô ấy ra đi đột ngột sau một cơn bạo bệnh, để lại tôi và đứa con trai nhỏ mới chỉ 4 tuổi. Nhìn đứa con ngây thơ vẫn chưa hiểu chuyện, tôi thấy lòng mình như bị xé nát. Những ngày đầu sau khi vợ mất, tôi gần như chìm trong cảm giác trống rỗng, cố gắng xoay sở với công việc và chăm sóc con nhỏ. Gia đình và bạn bè thấy tôi vất vả nên động viên tôi đi bước nữa, bảo rằng một mình nuôi con sẽ rất cực, và có thêm người phụ nữ trong nhà sẽ giúp tôi vơi bớt gánh nặng.

Ban đầu, tôi không nghĩ đến chuyện tái hôn. Trong lòng tôi vẫn chỉ có hình bóng của vợ quá cố, và tôi sợ rằng việc đưa người phụ nữ khác vào cuộc đời mình sẽ làm xáo trộn cuộc sống của con trai. Nhưng rồi thời gian trôi qua, áp lực công việc cùng việc chăm con khiến tôi bắt đầu suy nghĩ lại. Con trai tôi cần có một người mẹ để yêu thương và chăm sóc, và tôi cần một người để sẻ chia cuộc sống.

Vợ mất sớm, rồi một hôm tấm ảnh trên bàn thờ bị đổ để lộ bức thư - Kênh Sao

Một năm sau ngày vợ mất, tôi gặp Lan – người phụ nữ hơn tôi vài tuổi và đã từng có một đời chồng. Cô không có con, và hiện đang sống một mình sau khi ly hôn. Lan là một người phụ nữ hiểu chuyện, biết cách quan tâm và chăm sóc người khác. Điều quan trọng hơn cả là cô tỏ ra rất yêu thương và lo lắng cho con trai tôi. Những ngày đầu quen nhau, cô thường xuyên ghé thăm nhà, chơi đùa với thằng bé và giúp tôi chăm sóc nó. Nhìn con trai dần cởi mở và thân thiết với Lan, tôi cảm thấy yên tâm phần nào.

Sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định tiến tới hôn nhân với Lan. Chúng tôi tổ chức một buổi lễ cưới nhỏ, không quá phô trương, chỉ có người thân và bạn bè thân thiết tham dự. Tôi nghĩ rằng mình đã đưa ra quyết định đúng đắn, vì Lan tỏ ra là một người vợ tốt và một người mẹ kế yêu thương con trai tôi hết mực. Cô chăm sóc nó, đưa đón đi học và luôn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của nó. Thấy con trai vui vẻ, tôi dần yên tâm để đi làm xa, tập trung vào công việc kiếm tiền lo cho gia đình.

Tuy nhiên, một ngày nọ, trong một lần đi công tác xa nhà, tôi quyết định về thăm nhà mà không báo trước để tạo bất ngờ cho vợ và con trai. Lòng tôi rộn ràng khi nghĩ đến cảnh con trai sẽ reo lên vui sướng khi thấy bố về, còn Lan chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên. Nhưng ngay khi bước vào nhà, tôi đã cảm nhận được điều gì đó không ổn. Ngôi nhà im lặng đến lạ thường, không có tiếng cười đùa quen thuộc của con trai hay tiếng nói chuyện của vợ.

Tôi bước vào phòng khách, và cảnh tượng trước mắt khiến tôi như chết đứng. Con trai tôi đang ngồi co ro trong góc nhà, khuôn mặt đẫm nước mắt. Trên người thằng bé đầy những vết thâm tím, và trong tay Lan là một chiếc roi da. Cô đang quát mắng nó, giọng đầy giận dữ.

“Cô đã nói bao nhiêu lần là phải nghe lời, tại sao lại không nghe?

Tôi không thể tin vào mắt mình. Người phụ nữ hiền dịu, luôn tỏ ra yêu thương con tôi, giờ đây đang trở thành một kẻ t-àn nh-ẫn đến vậy. Tôi lao tới, giằng lấy chiếc r\oi từ tay Lan và ôm chặt con trai vào lòng. Thằng bé run rẩy, nước mắt lăn dài trên má.

“Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em lại đối xử với con như thế?” – Tôi hét lên trong cơn tức giận.

Lan sững sờ, gương mặt biến sắc. Cô lúng túng giải thích rằng thằng bé không nghe lời, nghịch ngợm và cần phải dạy dỗ. Nhưng tôi biết, những vết thương trên người con trai không phải chỉ là kết quả của một lần nghịch ngợm. Cô đã giấu tôi mọi thứ, tạo ra vỏ bọc hoàn hảo trước mặt tôi để rồi khi tôi không có mặt, con trai tôi phải chịu đựng những trận đòn roi.

Nuôi con chồng ăn học tử tế, ngày con thành đạt trở về báo hiếu tôi bằng câu đau thấu tim này-2

Trái tim tôi như bị bóp nghẹt. Tôi đã quá tin tưởng và giao phó cuộc sống của con mình cho một người không xứng đáng. Cảnh tượng đó khiến tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm lớn. Tôi ôm con trai thật chặt, tự nhủ rằng từ giờ trở đi, tôi sẽ không để ai làm tổn thương con mình thêm một lần nào nữa.

Cả đêm đó, tôi không thể ngủ. Hình ảnh con trai run rẩy và những vết thương trên người nó cứ ám ảnh tôi. Tôi biết rằng mọi thứ sẽ không còn như trước nữa. Người phụ nữ mà tôi từng tin tưởng đã lộ rõ bản chất, và giờ đây, tôi chỉ còn cách bảo vệ con mình bằng mọi giá.

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản. Tôi đi rút tiền về cho con trai mua nhà riêng và một phần để lại lo cho mình lúc tuổi già. Ai ngờ 3 tháng sau ngân hàng gọi điện yêu cầu tôi phải hoàn lại toàn bộ số tiền vì họ nói đó không phải tiền của tôi, nếu không trả họ sẽ đưa tôi ra tòa vì t::ội chi::ếm đoạt. Ngày nhận quyết định của tòa án mà tôi cho::áng vá::ng ng::ã qu::ỵ… Không ngờ chồng tôi…

0

Bà lão không biết rằng hành động của bản thân có thể bị quy vào tội chiếm đoạt tài sản của người đã khuất.

Năm 2017, một sự việc liên quan đến tranh chấp tài sản của người quá cố đã trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Theo đó, sau khi rút tiền trong tài khoản của chồng đã mất, người vợ liền bị ngân hàng kiện ra tòa vì tội danh nghiêm trọng. Sau cùng, dưới sự xem xét công tâm của tòa án, vụ việc đã được xét xử ổn thỏa, làm hài lòng cả hai bên.

Cụ thể, vợ chồng bà Minh sống tại một xã nhỏ của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cả hai kiếm sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Sau nhiều năm làm lụng vất vả, vợ chồng bà Minh tích góp được khoản tiền 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 2,09 tỷ đồng) để lo cho con cái.

Đến cuối năm 2016, ông Minh tới ngân hàng để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm. Ông đứng tên gửi 600.000 Nhân dân tệ vào sổ với kỳ hạn 1 năm. Không may sau đó, ông Minh lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại cú sốc lớn tinh thần cho vợ và con trai.

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ- Ảnh 1.

Bà Minh đến ngân hàng rút tiền để về lo đại sự cho con trai. Ảnh minh họa.

Suốt nhiều tháng sau đó, bà Minh mất ăn mất ngủ vì thương chồng. Mãi cho đến khi con trai thông báo lấy vợ, bà mới có thể gạt đi nỗi đau để chu toàn cho đại sự của con. Biết con muốn mua nhà mới, sau nhiều lần suy nghĩ, bà Minh quyết định dùng số tiền tiết kiệm mà 2 vợ chồng dành dụm nhiều năm để vun vén cho con.

Hôm đó, bà Minh mang chứng minh nhân dân của bản thân và của người chồng đã mất đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền. Vì chứng minh nhân dân của chồng vẫn còn hiệu lực nên bà Minh dễ dàng rút được khoảng tiền 600.000 Nhân dân tệ kèm lãi suất tương ứng rồi đem về nhà. Rút tiền xong, một phần bà cho con trai mua nhà. Số còn lại bà dùng để sửa sang nhà cửa và sắm thêm một vài đồ dùng thiết yếu. Những tưởng mọi việc sẽ kết thúc trọn vẹn ở đây. Vậy mà vài tháng sau, bà Minh sửng sốt khi nhận được thông báo hoàn trả tiền của ngân hàng.

Theo đó, phía ngân hàng cho rằng các thủ tục mà bà Minh đã thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Do đó, họ hiệu cầu bà hoàn trả đúng số tiền 600.000 Nhân dân tệ kèm lãi suất tương ứng đã rút ra. Tuy nhiên, bà Minh một mực khẳng định số tiền này là tài sản chung của vợ chồng bà, do đó bà có quyền lấy đi.

Sau nhiều lần làm việc và xảy ra mâu thuẫn, phía ngân hàng quyết định kiện bà Minh ra tòa. Họ yêu cầu bà phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã rút từ tài khoản của người chồng quá cố.

Sau khi tiếp nhận đơn kiện của ngân hàng, phiên tòa đã được diễn ra với sự có mặt của các bên liên quan.

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ- Ảnh 2.

Ngân hàng đã nhờ đến pháp luật để làm rõ sự việc. Ảnh minh họa.

Phía ngân hàng lập luận rằng, sau khi ông Minh qua đời, tiền gửi của ông sẽ được coi là di sản. Không ai có quyền rút số tiền này nếu không được ông Minh trao quyền thừa kế. Do đó, việc bà Minh rút 600.000 Nhân dân tệ từ tài khoản của ông Minh có thể coi là hành vi chiếm đoạt trái phép.

Phía bà Minh cũng không chịu nhượng bộ. Bà khẳng định vợ chồng đã sống với nhau hàng chục năm. Số tiền 600.000 Nhân dân tệ là tài sản mà cả hai đã cùng dành dụm nhưng do ông Minh đứng tên để gửi tiết kiệm. Giờ đây, khi ông Minh đã qua đời, bà là người duy nhất có quyền quản lý số tiền đó.

Xem xét kỹ lưỡng sự việc, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Bà Minh có thể giữ lại số tiền 600.000 Nhân dân tệ đã rút từ tài khoản của chồng mà không cần trả lại ngân hàng. Tuy nhiên, bà cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ công chứng liên quan đến thủ tục thừa kế cho ngân hàng.

Sau khi vụ kiện tụng giữa ngân hàng và gia đình bà Minh chấm dứt, nhiều người cho rằng phía ngân hàng cũng cần đứng ra chịu trách nhiệm vì những sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch, dẫn đến trường hợp chưa cung cấp đủ giấy tờ đã có thể rút tiền từ tài khoản người quá cố.

Năm ấy tôi lên mười, MẸ TÔI BỎ NHÀ THEO NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÁC. Bà ch::ê cha tôi ngh::èo và h::èn, làm mãi không khấm khá lên được. Mẹ tôi tê tái gói ghém rồi quảy quả xách túi quần áo ra đi. Bước qua bậu cửa, đi qua cha tôi đang gục đầu xuống hai lòng bàn tay, mắt mẹ tôi cũng chẳng nỡ nhìn. Bà đi những bước đi róng riết tức tối và cứ như là mỗi bước đi trút bớt một gánh nặng. Mẹ tôi chỉ dừng lại cuối sân khi nghe tiếng tôi thét lẹt : Mẹ! Mẹ ơi ! Bà dừng lại mươi giây, hình như lỡ một nhịp chân… bà không ngoảnh lại rồi săn sẻ bước tiếp… Cha tôi thinh lặng, ông ôm chặt lấy tôi khi tôi nhào xuống sân định đuổi theo mẹ ra ngõ. Cả người cha tôi rung lên bần bật theo từng tiếng nức nở của tôi. Tết năm ấy mẹ tôi không về…để rồi …..

0

Năm ấy tôi lên mười, MẸ TÔI BỎ NHÀ THEO NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÁC. Bà chê cha tôi nghèo và hèn, làm mãi không khấm khá lên được. Mẹ tôi tê tái gói ghém rồi quảy quả xách túi quần áo ra đi. Bước qua bậu cửa, đi qua cha tôi đang gục đầu xuống hai lòng bàn tay, mắt mẹ tôi cũng chẳng nỡ nhìn. Bà đi những bước đi róng riết tức tối và cứ như là mỗi bước đi trút bớt một gánh nặng. Mẹ tôi chỉ dừng lại cuối sân khi nghe tiếng tôi thét lẹt : Mẹ! Mẹ ơi ! Bà dừng lại mươi giây, hình như lỡ một nhịp chân… bà không ngoảnh lại rồi săn sẻ bước tiếp…

Cha tôi thinh lặng, ông ôm chặt lấy tôi khi tôi nhào xuống sân định đuổi theo mẹ ra ngõ. Cả người cha tôi rung lên bần bật theo từng tiếng nức nở của tôi.

Tết năm ấy mẹ tôi không về. Chiều hăm chín Tết tôi chạy ngược triền đê, vừa chạy tôi vừa nức nở trong lòng hai tiếng: Mẹ..Mẹ ơi…gió bấc cắt vào má, vào tay tôi những làn sắc lạnh giá buốt. Tôi cứ thế lớn lên trong sự thiếu vắng hơi mẹ. Cha tôi là tất cả đối với tôi, tôi cũng là tất cả với cha. Người ta buồn thì hay uống rượu, chỉ cha tôi là không. Ông nuốt những nỗi buồn đau tình phụ vào lòng bằng sự im lặng đến buốt giá. Các bà hàng xóm hay thì thèo hỏi vào tai tôi: Mẹ có về không? Cha buồn có uống rượu không?

Lắm đêm tôi học bài chán chê, chui vào mùng ngủ đã đời tỉnh dậy vẫn thấy cửa hé mở, sân vắng đầy ánh trăng suông, cha tôi ngồi chết lặng như thế mặc cho sương rơi ướt bực thềm, trăng rơi đầy vai đầy tóc ông. Tôi bật dậy nhào đến ôm chặt lấy thân hình gầy gò lạnh cóng của cha tôi.

– Sao cha không uống rượu cho bớt buồn?

– Sao cha buồn mà không chịu khóc?

Tôi vừa thổn thức, vừa đập tay như điên dại vào khuôn ngực của cha tôi. Ông cứ vậy, chết lặng, im lìm tiếp tục để nuôi tôi sống.

Cha bảo con đừng trách mẹ. Đàn bà khi khổ cực quá, khi đa đoan quá hoặc xinh đẹp quá trong lòng thường hay dậy sóng. Có những con sóng mà chỉ trong những khoảnh khắc rất ngắn thôi nếu không đủ bản lĩnh và lý trí để trụ vững thì sẽ bị sóng vô hình đó cuốn đi xa bờ bến. Nó đẩy cuộc đời sang những ngã rẽ bất ngờ đầy đau khổ. Sau này tĩnh tâm hoặc đằm thắm lại, người đàn bà có hối tiếc nhưng muộn mất rồi.

Người làng bảo mẹ tôi lấy chồng ở bến Bính, mẹ tôi rất đẹp nên lấy chồng giàu có lắm, bà thường ngược xuôi trên những con đò nan khi thì bám mích tàu Tây buôn đồ ngoại, khi thì bán dầu bán nhu yếu phẩm cho các thuỷ thủ tàu Việt nam.

Cha làm mọi việc, làm quần quật để thoát nghèo và như để trút nỗi hận vào kiếp nghèo nàn do đó mà mẹ tôi phải bỏ cha con tôi. Ông làm phu cát ở bến đò Vạn hoá, bốc gạch, đi đáy, phụ hồ làm tất tật những gì có thể để nuôi tôi. Ngày ấy Thủy nguyên nối với nội thành Hải phòng bằng những chuyến phà chạy qua sông Cấm.

Tôi không nhớ mẹ, tôi ghét mẹ. Ba bốn cái tết bà bỏ đi mà chưa một lần trở lại thăm tôi. Làng Lâm với bến Bính đâu xa. Bác hàng xóm bảo chỉ cần tôi đi qua Hoa động, qua cầu Đen cứ đi thẳng tay phải là tới bến Bính. Nơi ấy tôi có thể gặp mẹ!

Một buổi cha tôi đi làm cát rất sớm, tôi trở dậy cho lợn gà chó má ăn xong, bỗng tự nhiên tôi bần thần nhớ mẹ. Trời mới vừa tảng sáng, lối đi còn ướt đẫm sương rơi, tôi chạy một mạch qua cổng làng chạy miết chạy miết theo lời bác hàng xóm … tôi ngơ ngác sợ hãi giữa dòng người và xe thồ hàng.

Chiếc phà cập bến, người xuống kẻ lên ,ngược ngược, xuôi xuôi, bơ vơ và không định hướng, tôi đứng chết trân nép vào một mái quán bên đường. Bến Bính với những mái nhà tạm lợp bằng giấy dầu và những khúc cây đè lên mái vì sợ gió bão thổi bay. Những khuôn mặt người lạnh lùng vội vã.

Tôi thấy sợ hãi, tôi nhớ cha và nước mắt chảy dài, lòng cứ thì thầm gọi hai tiếng Mẹ ! Mẹ ơi …. tôi đứng mãi đứng mãi chẳng thể nào biết đi về hướng nào để tìm thấy mẹ của mình. Bóng nắng đã xế dưới chân tôi. Một mình tôi lại lầm lũi trở về làng. Sau lần ấy tôi không đi tìm mẹ nữa.

Năm tôi học hết cấp ba, cây cầu Bính được khánh thành . Một buổi trưa tháng năm tôi đạp xe về nhà sau buổi liên hoan. Trên giỏ xe vẫn còn chùm phượng vĩ, vừa bước vào nhà thì tôi nhìn thấy cha tôi ngồi trên cánh phản giữa nhà, dưới sàn là bà mẹ của tôi, hơn mười năm tôi mới gặp lại, nhưng thoạt nhìn tôi nhận ra ngay. Bà ấy khuỵ xuống giữa nhà nức nở khóc gọi tên cha, xin lỗi cha để bà gặp tôi lần cuối ….

Rất nhiều năm sau cái chết của người đàn bà mà tôi gọi bằng mẹ, tôi vẫn nhớ như in lời bà ấy nói với cha tôi. Bà ấy đã từng rất yêu cha, yêu tôi, phía sau tình yêu còn có những cám dỗ, những thấp hèn, toan tính và cả rất nhiều thứ vụn vặt rất người. Bà ấy đã không vượt qua được nên để đánh mất tình yêu và gia đình.

Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu

Mẹ tôi chết rất trẻ, năm ấy bà mới có bốn mấy tuổi vì căn bệnh ung thư. Những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời bà bỗng thấy nhớ tôi, nhớ những ngày tháng cũ, bà ân hận nhưng tất cả đều là quá muộn.

Tôi lớn lên với một bên lòng mang nỗi hận mẹ mình. Cha tôi cả đời cô độc bởi tình yêu duy nhất ông chỉ dành cho một người đàn bà.

Sau này cha tôi trở nên khá giả và giàu có nhờ mở bãi buôn gạch cát. Cũng rất nhiều người đàn bà đến gần, người ve vãn gia tài, người thật dạ thương yêu nhưng cha vẫn chẳng lấy một ai.

Cuộc đời công bằng đối với tôi, đời lấy đi của tôi tình yêu người mẹ từ khi tôi còn quá bé, nhưng bù lại tôi được cả tình thương của cha thời ấu thơ. Khi lớn lên tôi gặp được một người đàn ông nữa cũng yêu tôi không kém gì cha. Nhưng anh ấy yêu tôi bằng tình yêu lứa đôi và chồng vợ. Cả cuộc đời này tôi hàm ơn họ. Và với tôi, tình yêu là tất cả, phía sau tình yêu cám dỗ và mọi thứ chẳng là gì bởi với tôi… cha và chồng, hai người đàn ông trong cuộc đời tôi, họ vừa là bầu trời vừa là mặt đất này.

Tác giả : Loan Ngẫn

Bài viết khác

Tôi có hẳn một dãy trọ 20 phòng cho thuê ở Hà Nội nên cũng gọi là t:rẻ t:uổi giàu có. Vậy mà khi tôi tặng em gái thuê phòng trọ chiếc xe hơi 1 tỷ, em không nhận mà còn nói một câu làm tôi đ:.ứng h:.ình, quyết định giảm t:iền thuê phòng trọ xuống 1 triệu/tháng

0

Tôi không ngờ những việc làm của bản thân trong quá khứ đều bị Lụa biết hết. Để chuộc lỗi đã gây ra, tôi quyết định giảm tiền thuê phòng trọ xuống 1 triệu/tháng.

Bố mẹ tôi là những người làm nghề kinh doanh thành đạt, thế nên từ nhỏ tôi đã có cuộc sống đầy đủ vật chất, thích gì có đấy. Dù được bố mẹ chiều chuộng nhưng tôi vẫn chăm chỉ học tập và có được tấm bằng đại học.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã đi làm vài nơi nhưng chẳng chỗ nào trụ được lâu. Tôi không thích sự gò bó trong công ty, bức xúc khi bị đồng nghiệp sai khiến. Công việc thì nhiều mà lương chỉ đủ tôi ăn sáng, sức bỏ ra nhiều mà thu lại chẳng được bao nhiêu. Cuối cùng tôi ở nhà ăn chơi cho sướng cuộc đời

Không muốn tôi ăn chơi lêu lổng, bố mẹ quyết định mua hẳn một dãy trọ gồm 20 phòng để cho tôi ăn rồi quản lý. Từ ngày sở hữu dãy trọ, bố không cho mẹ chu cấp tiền cho con trai nữa, tôi chỉ được phép chi tiêu trong số tiền thu được từ những người thuê phòng.

Để có tiền ăn chơi với bạn bè, năm nào tôi cũng tăng tiền thuê phòng trọ, mỗi năm một ít, ai kêu ca phàn nàn thì tôi đuổi. Phòng trọ của tôi đẹp, đầy đủ tiện nghi, lại nằm ở vị trí có nhiều khu công nghiệp, tuần nào cũng có người đến hỏi thuê phòng.

Mỗi lần tôi tăng tiền phòng, mọi người đều bức xúc khó chịu nhưng không dám rời đi, thế nên tôi càng thấy bản thân có giá.

4 tháng trước, có một cô gái xinh đẹp, dễ thương tên Lụa đến thuê phòng. Vừa nhìn thấy cô ấy, tôi đã kết ngay. Khi biết Lụa chưa có bạn trai, mới ra trường và đang làm bên du lịch, tôi quyết tâm cửa đổ cô ấy.

Để có tiền ăn chơi với bạn bè, năm nào tôi cũng tăng tiền thuê phòng trọ, mỗi năm một ít, ai kêu ca phàn nàn thì tôi đuổi. (Ảnh minh họa)

Để có tiền ăn chơi với bạn bè, năm nào tôi cũng tăng tiền thuê phòng trọ, mỗi năm một ít, ai kêu ca phàn nàn thì tôi đuổi. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng tôi theo đuổi ròng rã 3 tháng mà Lụa vẫn hờ hững và tỏ thái độ ghét bỏ. Lúc đầu tôi mua quà tặng bị trả lại, tôi mà không mang quà về thì cô ấy cho mấy em sinh viên trong xóm trọ.

Gia đình tôi giàu có, biết bao cô gái muốn bước vào chẳng được, đây là lần đầu tiên trong đời tôi hắt hủi. Lụa càng xa lánh, tôi càng muốn chinh phục hơn. Cô ấy vui vẻ nói chuyện và ăn cơm cùng với mấy nam thanh niên trong xóm, vậy mà lại không thèm đi uống nước với tôi.

Mấy người bạn tôi cho rằng:

“Không người nào chê tiền, cậu cứ mạnh tay chi tiền xem Lụa đổ không?”.

Sau nhiều ngày cân nhắc, tôi quyết định rủ Lụa đi mua xe hơi và tặng luôn cô ấy. Khi biết ý tưởng của tôi, cô ấy không vui vẻ gì mà nói bận công việc và không thích nhận bất kỳ món quà nào từ tôi.

Tôi buồn rầu nói:

“Em là người đầu tiên làm trái tim tôi rung động, tôi theo đuổi em suốt 3 tháng nay, vậy mà mỗi lần nhìn thấy tôi, em toàn tránh là sao? Nhìn tôi đáng ghét, ghê sợ lắm sao? Tôi có khiếm khuyết gì mà em không thích, cứ nói ra để tôi biết sửa. Đừng im lặng thế đau lòng lắm”.

Sau nhiều ngày cân nhắc, tôi quyết định rủ Lụa đi mua xe hơi và tặng luôn cô ấy. (Ảnh minh họa)

Sau nhiều ngày cân nhắc, tôi quyết định rủ Lụa đi mua xe hơi và tặng luôn cô ấy. (Ảnh minh họa)

Có vẻ rất bức xúc về tôi nên cô ấy nói một tràng:

“Trong đời này, em ghét nhất người đàn ông lười làm, ham chơi, sống trên mồ hôi nước mắt của người khác. Anh là người không có đạo đức, em không chơi với kiểu người như thế”.

Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu sao Lụa lại nghĩ xấu về tôi như thế. Thấy tôi thắc mắc, cô ấy nói tiếp:

“Nghe mọi người trong dãy trọ nói năm nào anh cũng tăng phòng trọ. Còn trẻ không có nghề ngỗng gì, nếu không có bóng của bố mẹ, anh cũng chẳng bao giờ có ngày vênh váo kiêu ngạo thế này. Sống phải để phúc cho con cháu anh ạ”.

Tôi không ngờ những việc làm của bản thân trong quá khứ đều bị Lụa biết hết. Để chuộc lỗi đã gây ra, tôi quyết định giảm tiền thuê phòng trọ xuống 1 triệu/tháng. Sau đó, tôi cũng đã mang hồ sơ đi xin việc.

Những lời góp ý của Lụa làm tôi sáng mắt ra. Tôi đã đi làm được 2 tuần nay, dù công việc không suôn sẻ lắm nhưng tôi sẽ thay đổi để chứng minh với cô ấy, bản thân tôi là người đứng đắn, không vô dụng như mọi người đồn thổn.

Rộ tin bà Hằng mua 3000m2 đất xây Chùa cho ông Minh Tuệ, nữa CEO phủ nhận: Thóc đâu mà đãi gà rừng

0

Trong buổi giao lưu mới nhất tại khu du lịch văn hoá Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đã đặt nghi vấn về lối tu hành của ông Thích Minh Tuệ. Đồng thời, nữ CEO còn đụng đến công ty và gia đình đối phương.

Bà Hằng nói trong buổi livestream: “Tôi không muốn quất mà kêu tôi quất. Tôi kêu thầy, sư thì không chịu thì tôi kêu bằng thằng.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 1

Nhớ cho kỹ nó không trong tôn giáo nào và chính nó tự nhận nó là người đang đi học tu. Nó không phải thầy tu, tuổ.i đời nó cũng nhỏ hơn tôi. Tôi kêu nó thằng là bình thường.

Ở thế giới chưa ai tự nhận là lãnh đạo tôn giáo vậy mà tự nhiên 1 thằng ở nghĩa trang nâng mình lên là lãnh đạo tôn giáo.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 2

Ai đặt pháp danh cho Minh Tú. Tu ở đâu, lúc nào, ai làm chứng? 6 năm mùa covid đi đâu, làm cái gì, chưa ai thấy hết. Bàn chân trắng bóc vẽ lọ nghẹ đen thui. Buông ra lời nói không có trí tuệ. Nói là lượm vải trong nghĩa địa may mà ở đó làm gì có vải mà mới tinh như vậy. Chúng ta phải tỉnh ra. Nó nói đạo này là đạo nhân quả. Em của Minh Tuệ khẳng định tạo ra 1 cái đạo mới. Cái này không ai công nhận.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 3

Nhiều người lên bênh thầy tao, thầy tao đã mang nồi cơm điện rồi mà không tha. Nói trắng ra là bất tài mới mang cái nồi cơm điện đó. Ăn nói không ra gì, ở dơ không tắm. Ca ngợi 1 cách quá đáng.

Từ lâu rồi thầy tu không đi khất thực, giáo hội phật giáo đã không cho lâu rồi”.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 4

Bà Hằng đặt nghi vấn gia đình ông Minh Tuệ thành lập công ty riêng để kêu gọi từ thiện nhưng không sao kê hay nêu rõ mục đích.

Trước đó, bà Phương Hằng từng phủ nhận chuyện mua đất xây chùa cho ông Minh Tuệ.

“Có 1 thời gian có thông tin nói vợ chồng tôi mua đất ở Kon Tum để rước ông Minh Tuệ về đó, cũng là bịa đặt hết nha. Đất mấy trăm ngàn bổng phát lên mấy triệu liền. Cái của mình chưa khai thác hết còn mua thêm làm gì nữa”, bà Hằng nói.

Hiện chia sẻ của bà Phương Hằng đang khiến cả cộng đồng mạng dậy sóng. Rất nhiều người côn.g kíc.h bà, thậm chí chế nhạc về bà.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 5

Mới đây, báo điện tử Dân Việt đã đăng tải bài viết: “Phát ngôn về cư sĩ Minh Tuệ, CEO Nguyễn Phương Hằng bị lên án và kết tội bằng nhạc chế” nêu rõ tình trạng có nhiều bài nhạc chế chế lại lời bài hát “Đứa con tội lỗi” của tác giả Châu Gia Chuyển xuất hiện trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến. Đa số các bài viết đều có lời lẽ mang tính lên án CEO Nguyễn Phương Hằng vì những phát ngôn liên quan đến cư sĩ Minh Tuệ.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 6

Trong đó, có 2 bài nhạc chế Thầy tôi tội gì? đăng trên kênh YouTube LeeHT và Người tù và người tu đăng trên kênh Duy Hưng có lượt truy cập khá cao. Cả 2 bài nhạc chế này cũng được lan truyền chóng mặt trên các nền tảng YouTube, Facebook và Tiktok. Mặc dù lời lẽ các ca khúc này có phần khiên cưỡng, lủng củng, khô cứng… nhưng nhiều người nghe vẫn để lại bình luận bày tỏ sự tán thành, đồng tình.

Cho đến thời điểm này, CEO Nguyễn Phương Hằng vẫn chưa có bất kỳ phản ứng nào trước những bài nhạc chế này.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 7

Tuy nhiên, trước sự việc này, tác giả Châu Gia Chuyển đã có đơn kêu cứu gửi lên Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Trung tâm Quyền tác giả Việt Nam (VCOP) nơi anh đã ủy quyền để bảo hộ và khai thác bản quyền âm nhạc bài hát này để nhờ bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 8

Tác giả Châu Gia Chuyển cho biết, sáng 1/11, anh đã gửi đơn kêu cứu lên hai Trung tâm sau khi đã suy nghĩ rất kỹ. Anh thấy mình cần phải làm việc này để bảo vệ bài hát của mình và để các YouTuber không lợi dụng bài hát của mình hòng đẩy câu chuyện liên quan đến CEO đến từ Bình Dương – bà Nguyễn Phương Hằng đi quá xa.

Bà Phương Hằng tố gia đình sư Minh Tuệ, phủ nhận mua đất xây chùa cho đối phương - Hình 9