Thảo nào đợt này tôi thấy mẹ xanh xao, lại hay kêu chóng mặt. Tưởng bà trông cháu vất vả nên ảnh hưởng sức khỏe, ai ngờ bà lại có bầu.
Sau khi sinh con đầu lòng, tôi ở nhà chăm con 2 năm để bé cứng cáp, có thể đi học mẫu giáo rồi mới đi làm trở lại. Công việc của tôi khá bận rộn, con mới đi học lại hay ốm, phải nghỉ ở nhà. Vì vậy, tôi nhờ mẹ ruột ở quê lên hỗ trợ việc nhà cửa, đưa đón, trông nom cháu những ngày bé đau ốm.
Vợ chồng tôi ở riêng, bố mẹ chồng còn đang công tác nên không hỗ trợ được nhiều. Mẹ đẻ của tôi thì còn trẻ, năm nay mới 43 tuổi, bà chỉ có mình tôi là con, bố tôi mất đã 10 năm rồi. Ở nhà mẹ cũng chẳng vướng bận gì nhiều nên bà nhận lời ngay.
Mẹ tôi nhanh nhẹn, chăm chỉ, sạch sẽ, khỏe mạnh lắm. Nhờ có bà mà tôi thảnh thơi hơn nhiều.
Thấm thoắt mẹ tôi cũng lên Hà Nội được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, tôi thấy mẹ khá mệt mỏi, xanh xao, hay kêu chóng mặt. Tôi cứ nghĩ mẹ chăm cháu vất vả nên động viên bà nghỉ ngơi, đồng thời mua đồ ăn ngon để bà tẩm bổ.
Thế nhưng mọi chuyện lại khác xa với những gì tôi nghĩ. Tối hôm đó mẹ tôi vào phòng, nước mắt ngân ngấn, tay run run rồi chìa ra trước mặt tôi chiếc que thử thai 2 vạch. Tôi sững sờ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi liên tục hỏi mẹ mọi chuyện là như thế nào, ai là bố đứa trẻ?
Sau một hồi bình tĩnh lại, mẹ tôi mới kể hết mọi chuyện. Bố của em bé chính là ông Thức, hàng xóm ở đối diện nhà tôi. Ông Thức năm nay 60 tuổi, vợ đã mất từ lâu, con cái cũng đã có gia đình riêng nên ông ở một mình. Tôi thì vốn không ưa ông Thức lắm vì ông rất khó tính, hay soi mói nhà tôi. Có lần, nhà tôi với nhà ông ấy còn cãi nhau vì chuyện để xe máy lấn ngõ.
Mẹ tôi kể, bà và ông Thức nảy sinh tình cảm được một thời gian nhưng giấu mọi người. Mẹ tôi bình thường không dùng biện pháp tránh thai nào cả. Khi qua lại với ông Thức, mẹ chỉ tránh ngày an toàn, và cũng cứ nghĩ bản thân đã nhiều tuổi, khó mà có con được. Không ngờ, giờ mẹ tôi đã mang thai 7 tuần rồi.
Vợ chồng tôi lập tức đưa mẹ sang nhà ông Thức nói chuyện. Ông rất vui vẻ và mong chúng tôi tạo điều kiện, tác hợp cho hai người. Tôi hoang mang lắm, hỏi kỹ mẹ xem bà thực sự có muốn đến với ông Thức không, có muốn giữ em bé để đẻ không? Câu trả lời của mẹ tôi là có. Vì vậy, tôi tôn trọng ý kiến của bà.
Hóa ra, bố em bé chính là ông hàng xóm khó tính đối diện nhà tôi. Mẹ tôi cứ nghĩ bản thân đã nhiều tuổi, khó mà có con được. (Ảnh minh họa)
Cuối tuần trước, mẹ tôi và ông Thức đã đi đăng ký kết hôn. Sau đó, mẹ chuyển sang nhà ông Thức ở. Nhìn ông hàng xóm, nay thành bố dượng chăm sóc chu đáo cho mẹ, tôi cũng vui và yên tâm. 10 năm qua mẹ ở vậy nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành, giờ cũng đã đến lúc lo cho hạnh phúc riêng của mình. Mặc dù vậy, tôi vẫn có chút lo lắng vì mẹ hiện đã 50 tuổi, không biết mang thai ở độ tuổi này có an toàn hay không?
Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.
Ba trường hợp đầu tiên được cấp sổ đỏ là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014. Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.
Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.
Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.
Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông
Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp, sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.
Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.
Trường hợp bốn, hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Trường hợp năm, hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.
Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.
Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.
Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.
Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.
Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đồng tình mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đánh giá việc này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước.
HoREA dẫn chứng, tại TP HCM, việc cấp sổ đỏ đã đạt 99% nhưng vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ dù đã sử dụng đất ổn định lâu đời hàng chục, trăm năm. Nguyên nhân bởi người dân không có giấy tờ đất và cũng không có nhu cầu xin cấp sổ đỏ.
Vì vậy, HoREA cho rằng, việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.
Giá vàng trong nước giữ ổn định, với vàng miếng và vàng nhẫn giảm nhẹ so với tuần trước. Trên thị trường quốc tế, giá vàng dao động trong biên độ 2.630-2.690 USD/ounce. Dữ liệu việc làm Mỹ tháng 11 cũng đang có tác động lớn đến giá vàng.
Chênh lệch giá vàng nhẫn và vàng miếng lên cao
Giá vàng nhẫn tiếp tục duy trì xu hướng ổn định trong phiên giao dịch cuối tuần, dù có sự điều chỉnh nhẹ so với tuần trước. Cụ thể, giá vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ của SJC hiện đang dao động trong khoảng từ 82,6 triệu đến 84 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Một số doanh nghiệp trong nước chấp nhận mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng
Các thương hiệu vàng khác như PNJ, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng cũng niêm yết giá vàng nhẫn ở mức tương tự, dao động từ 82,7 triệu đồng đến 84 triệu đồng/lượng. Mặc dù không có biến động lớn trong ngày, nhưng các nhà đầu tư vẫn cần lưu ý đến những thay đổi trong ngắn hạn do tình hình thị trường vàng quốc tế.
Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn giữ mức ổn định quanh ngưỡng 82,7 triệu đến 85,2 triệu đồng/lượng, không có sự thay đổi so với ngày trước. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, giá vàng miếng đã giảm khoảng 400.000 đồng/lượng.
Một điểm đáng chú ý là trong tuần qua, giá mua vào vàng miếng SJC đã liên tục giảm, khiến một số doanh nghiệp trong nước chấp nhận mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng.
Mức chênh lệch giữa vàng miếng và vàng nhẫn hiện dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng/lượng. Giá mua vào vàng nhẫn của doanh nghiệp đắt hơn vàng miếng, đồng nghĩa người dân bán vàng nhẫn đang thu lại nhiều tiền hơn vàng miếng SJC.
Triển vọng giá vàng trong dài hạn
Trên thị trường vàng quốc tế, dữ liệu việc làm mới nhất của Mỹ đã có ảnh hưởng rõ rệt đến giá vàng. Cụ thể, báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra 227.000 việc làm mới trong tháng 11, vượt kỳ vọng thị trường là 214.000 việc làm.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp có chút gia tăng từ 4,1% lên 4,2%, nhưng thông tin này đã khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng kinh tế Mỹ. Điều này đã tác động đến các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), với dự báo rằng Fed có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 18/12. Theo công cụ CME FedWatch, xác suất Fed giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 4,25%-4,50% đã tăng lên 87%, so với 71% chỉ vài ngày trước đó.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, giá vàng giao ngay đã có sự điều chỉnh tăng, vượt qua mức 2.630 USD/ounce và đóng cửa tuần ở mức 2.632 USD/ounce. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá vàng giao ngay đã giảm mạnh trong tháng 11 (91 USD vào ngày 25/11), kim loại quý này hiện đang trong giai đoạn tích lũy, dao động trong biên độ 2.630-2.690 USD/ounce trong suốt 8 phiên giao dịch vừa qua. Các nhà đầu tư vẫn đang phân vân về việc liệu giá vàng có tiếp tục tăng hay giảm trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, nhu cầu vàng toàn cầu cũng gây ra sự không chắc chắn đối với thị trường vàng. Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đã báo cáo rằng lượng tiêu thụ vàng vật chất từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Điều này có thể làm suy yếu tác động tích cực từ nhu cầu vàng trong các thị trường khác. Hơn nữa, các quỹ giao dịch vàng cũng chứng kiến dòng tiền chảy ra vào tháng 11, làm gián đoạn chuỗi 6 tháng liên tiếp dòng tiền chảy vào quỹ vàng. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại của các nhà đầu tư về việc các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra sự không ổn định trong ngắn hạn.
Theo nhận định của chuyên gia vàng Everett Millman từ Gainesville Coins, thị trường vàng chỉ có thể chứng kiến sự chuyển biến mạnh nếu báo cáo bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 12 cho thấy sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ. Nếu điều này xảy ra, giá vàng có thể giảm về vùng 2.594 – 2.608 USD/ounce, và các nhà đầu tư cần lưu ý những mốc hỗ trợ và kháng cự này khi đưa ra quyết định giao dịch.
Dự báo trong dài hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt là vào năm 2025, khi các yếu tố nền tảng của nền kinh tế toàn cầu và thị trường vàng tiếp tục điều chỉnh. Các chuyên gia dự báo giá vàng có thể đạt mốc 3.000 USD/ounce trong năm tới, kéo theo đó là sự điều chỉnh tăng trưởng tương ứng của giá vàng trong nước.
Mặc dù đã có kết quả giám định từ cơ quan công an nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt vẫn không được Công ty XSKT Thừa Thiên Huế trả thưởng 2 tỷ đồng. Từ đây, luật sư đã có những phân tích về nguyên nhân sự việc và những bất lợi mà công ty xổ số có thể gặp phải nếu vẫn không trả thưởng cho người chơi.
Ngày 7/12/2024, báo Sức khỏe & Đời sống đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vì sao đã giám định tờ vé số là thật nhưng Công ty XSKT vẫn không trả thưởng cho người chơi?”. Nội dung cụ thể như sau:
Vì sao tờ vé số là thật nhưng công ty không trả thưởng?
Vụ việc người phụ nữ tại Quảng Nam trúng vé số giải đặc biệt 2 tỷ đồng, nhưng không được công ty xổ số trả thưởng vì tờ vé số bị rách góc, vẫn đang nhận được sự theo dõi của dư luận.
Kết quả giám định của cơ quan công an cho thấy, vé số của bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1971, trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã mua đều hợp lệ, khớp với cùi vé số đã được Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế (Công ty XSKT Thừa Thiên Huế) phát hành. Tờ vé số trúng giải đặc biệt của bà Nguyệt không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số không bị tẩy xoá.
Thế nhưng, mặc dù đã có kết quả giám định nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt vẫn không được công ty phát hành trả thưởng. Từ đây, nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao đã giám định mà người mua vẫn không được trả tiền?
Phân tích nội dung này, luật sư Hồ Diên Trung – Giám đốc Công ty Luật TNHH Vilaw cho rằng: “Hiện nay, Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế từ chối trả thưởng cho khách hàng, có thể họ đang dựa trên các lý do như sau:
Thứ nhất, tờ vé số của khách hàng đã bị biến dạng, không còn nguyên khổ, không đủ điều kiện của vé xổ số lĩnh thưởng theo quy định quy định tại khoản 1 điều 31 Thông tư 75/2013/TT-BTC.
Thứ hai, mặc dù đã có kết luận giám định từ cơ quan công an về tờ vé xổ số của khách hàng là thật, nhưng đây chỉ là căn cứ để khách hàng yêu cầu Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế trả thưởng, chứ không có giá trị phán quyết buộc công ty phải thực hiện trả thưởng”.
Theo luật sư, nếu xác định được vé số bị rách, biến dạng bởi những nguyên nhân khách quan, không phải cố ý của khách hàng và đủ căn cứ để xác định hình dạng, các dãy số trên tờ vé số, tính xác thực của tờ vé số là thật theo kết luận của cơ quan công an thì hoàn toàn đủ cơ sở để Công ty xổ số trả thưởng cho khách hàng theo khoản 2, Điều 31 Thông tư 75/2013/TT-BTC.
Trên thực tế, Thông tư 75/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định, nếu vé bị rách rời do nguyên nhân khách quan nhưng vẫn đảm bảo xác thực và không ảnh hưởng đến yếu tố xác định trúng thưởng, công ty xổ số phải tổ chức thẩm tra và có thể quyết định trả thưởng. Như vậy, quy định tại Thông tư không phải mang tính chất tuyệt đối.
“Việc cố tình không trả thưởng cho người trúng số, cho thấy cách hiểu máy móc về mặt câu chữ trong khoản 1 điều 31 Thông tư 75/2013/TT-BTC của công ty này”, luật sư Trung nhấn mạnh.
Những bất lợi nếu không trả thưởng
Sau nhiều ngày vẫn không được Công ty XSKT Thừa Thiên Huế đồng ý trả thưởng đối với vé trúng giải đặc biệt, bà Nguyễn Thị Nguyệt đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân TP. Huế để giải quyết. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người khởi kiện, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải giữa 2 bên, nếu hòa giải không thành sẽ đưa ra xét xử.
Trong trường hợp này, theo luật sư Hồ Diên Trung, Công ty xổ số nên chủ động đàm phán với khách hàng để giải quyết quyền lợi cho họ, tránh gặp phải hệ lụy bất lợi khi yêu cầu khởi kiện của khách hàng được chấp nhận tại Tòa án. Bởi vì, bên cạnh giá trị trúng thưởng của tờ vé số là 2 tỷ đồng, khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án buộc Công ty xổ số phải hoàn trả các chi phí khách hàng đã bỏ ra để truy đòi quyền lợi như: án phí, chi phí giám định, chi phí chậm thanh toán sau khi có bản án, các chi phí khác…
Mặt khác, qua sự việc này, Công ty XSKT Thừa Thiên Huế có thể đánh mất niềm tin của nhiều người dân đối với hoạt động xổ số kiến thiết. Nếu người chơi xổ số cảm thấy mình không được bảo vệ và gặp khó khăn trong câu chuyện đòi quyền lợi, họ sẽ không còn tin tưởng vào ngành xổ số, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
Cụ thể, trong ngày 14/10, bà Nguyệt có mua 2 tờ vé số do Công ty XSKT Thừa Thiên Huế phát hành mang ký hiệu H83-24 (giá 10.000 đồng/vé), gồm một tờ mang số dự thưởng 386552 (F), vé số còn lại mang số 486552 (F). Tại kỳ quay mở thưởng cùng ngày, tờ vé số 386552 (F) trúng giải đặc biệt 2 tỷ đồng, tờ còn lại trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng.
Thế nhưng, Công ty XSKT Thừa Thiên Huế chỉ chấp nhận trả thưởng tờ vé số trúng giải phụ đặc biệt 50 triệu đồng, còn tờ vé số trúng giải đặc biệt 2 tỷ đồng không chấp nhận trả thưởng. Do bà Nguyệt sơ suất làm vé số bị ướt và rách một phần phía dưới dãy số chính nên công ty không đồng ý trả thưởng.
Đơn vị này yêu cầu bà Nguyệt phải đến cơ quan công an để nhờ trưng cầu giám định 2 tờ vé số nói trên. Bà Nguyệt đã cùng với người của Công ty XSKT đã đến Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành giám định tờ vé số nhằm có căn cứ xem xét, giải quyết. Kết quả tờ vé số trúng giải đặc biệt của bà Nguyệt không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số không bị tẩy xoá.
Cùng ngày, báo Người Lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vé số trúng 2 tỉ không được nhận: Thay đổi địa chỉ nộp đơn kiện”. Nội dung cụ thể như sau:
Chiều 6-12, bà Nguyễn Thị Ng. (SN 1971; ngụ xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cho biết vừa gặp, làm việc và ủy quyền cho luật sư để nộp hồ sơ khởi kiện Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên – Huế (gọi tắt là Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế) ra tòa.
Theo bà Ng, sau khi đọc thông tin trên Báo Người Lao Động và được tư vấn từ luật sư, bà đã thay đổi địa chỉ nộp đơn khởi kiện.
Cụ thể, thay vì gửi đơn đến TAND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), bà Ng. nộp đơn đến TAND thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên – Huế) – nơi đặt trụ sở chính của Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế.
Luật sư Nguyễn Trung Thành, Công ty Đông Phương Luật – thuộc Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết theo điểm a, khoản 1, Điều 39, Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, TAND nơi bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.
Trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp, Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế có trụ sở chính tại thị xã Hương Thủy, theo quy định nêu trên thì phải chuyển đến TAND có thẩm quyền là Tòa án thị xã Hương Thủy để giải quyết.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 14-10, bà Ng. mua 2 tờ vé số của Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau đó, bà kẹp 2 tờ vé số vào tờ tiền polymer rồi bỏ trong túi áo. Do sơ suất nên gặp mưa ướt, chúng dính lại với nhau. Chiều cùng ngày, bà Ng. lấy vé số ra dò thì tờ vé số trúng giải đặc biệt 2 tỉ đồng bị rách phần lề rất nhỏ ở phía dưới.
Ngày 15-10, bà Ng. đưa 2 tờ vé số trúng thưởng ra Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế. Tại đây, lãnh đạo công ty hướng dẫn, sau đó cùng bà đem 2 tờ vé số sang Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu giám định. Bà Ng. là người chi trả 12 triệu đồng để thực hiện giám định. Sau đó, Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế nhận kết quả giám định nhưng từ chối cung cấp cho bà Ng.
Ngày 29-10, Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế thông báo chỉ trả thưởng cho tờ vé số trúng giải phụ, riêng tờ trúng độc đắc thì không trả thưởng. Trong văn bản gửi cho bà Ng. ngày 14-11, Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế nêu lý do không trả thưởng là “do đã bị co lại, biến dạng một phần và rách rời góc bên phải dưới dãy số, mất chân chữ số hàng đơn vị (phần rách rời đã không còn), không đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, vị trí rách rời ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng”.
Bà Ng. sau đó đã làm đơn khởi kiện Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế ra TAND TP Huế.
Theo bà Ng, trước đó, bà đến TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế nộp đơn khởi kiện thì được hướng dẫn nộp đơn ở tòa cấp huyện, cụ thể là TAND TP Huế. Sau khi nộp đơn và bản sao CCCD, đại diện TAND TP Huế có gọi điện hướng dẫn bà Ng. bổ sung hồ sơ, trong đó có đề nghị tòa can thiệp để yêu cầu Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế cung cấp kết quả giám định tờ vé số trúng giải đặc biệt 2 tỉ đồng của bà Ng.
Hai vợ chồng tôi từng sống một cuộc đời đầy tham vọng trên thành phố, nhưng những khoản nợ chồng chất đã đẩy chúng tôi vào đường cùng. Không còn gì để mất, chúng tôi quyết định bỏ phố về quê, dựa vào mảnh đất nhỏ của cha mẹ để nuôi cá, trồng rau, làm lại từ đầu.
Ban đầu, tôi không đặt nhiều kỳ vọng. Vợ tôi vốn lười nhác, chẳng quen việc nông nhàn. Thế mà từ ngày về quê, cô ấy thay đổi hẳn: sáng tinh mơ ra đồng, chiều lại tất bật thu hoạch, tối đến vẫn lụi cụi làm thêm gì đó trong nhà kho. Kỳ lạ hơn, thu nhập gia đình tăng lên nhanh chóng. Dù chỉ trồng vài luống rau, nuôi vài ao cá, tiền bạc lúc nào cũng đủ đầy.
Tôi thắc mắc mãi. Vợ không chịu nói rõ, chỉ bảo: “Anh cứ yên tâm, em có cách rồi.” Sự tò mò cứ lớn dần khi tôi để ý thấy cô ấy thường xuyên ra đồng vào ban đêm, với cái túi lớn trên tay.
Một đêm, tôi quyết định âm thầm đi theo. Vợ tôi băng qua con đường đất dẫn đến cánh đồng, tay cầm đèn pin, dáng vẻ vừa cẩn thận vừa có chút gì đó bí ẩn. Tôi nép sau bụi cây, mắt không rời khỏi cô ấy.
Rồi tôi chết lặng khi thấy vợ cúi xuống, kéo lên từ ruộng một chiếc bao tải lớn. Cô mở nó ra, và tôi choáng váng khi nhìn thấy… một túi đầy tiền mặt! Những xấp tiền cũ, mới, đủ mệnh giá, nằm lộn xộn trong bao tải.
Tôi không tin vào mắt mình. Tại sao vợ lại có số tiền này? Cô ấy làm gì để kiếm được? Tôi quyết định bước ra và đối mặt, nhưng lời vừa thốt ra khỏi miệng, cô ấy đã giật mình quay lại, ánh mắt bối rối pha chút sợ hãi…
“Anh phải hỏi em câu đó mới đúng!” – tôi chỉ vào cái túi đầy tiền. “Em lấy đâu ra số tiền này? Em đã làm gì?”
Vợ cúi đầu, im lặng hồi lâu như đang cân nhắc điều gì đó. Rồi cô ấy thở dài, kéo tôi ngồi xuống bên bờ ruộng, bắt đầu kể:
“Anh còn nhớ cánh đồng này chứ? Ngày trước, khi bố mẹ em còn sống, họ từng kể đây là nơi chôn giấu kho báu thời chiến tranh. Nhưng lúc đó chỉ là lời đồn đại, chẳng ai tin. Khi về quê, em tình cờ nghe lại câu chuyện này từ các cụ trong làng, và không hiểu sao, em cứ bị thôi thúc phải thử tìm kiếm.”
Cô dừng lại, nhìn tôi đầy lo lắng:
“Em không dám nói vì sợ anh nghĩ em hoang đường. Ban đầu, em chỉ đào thử vài chỗ, không ngờ lại phát hiện được vài vật dụng cổ. Sau đó, em tìm được cái túi này. Tiền bên trong đều cũ kỹ, có vẻ đã chôn từ lâu.”
Tôi nhìn vào túi tiền, lòng đầy hỗn loạn. Số tiền này có thể giúp gia đình chúng tôi thoát khỏi khó khăn, nhưng liệu việc giữ nó có đúng không? Đây có phải tài sản của ai đó bị thất lạc, hay là kho báu thực sự?
“Em không làm gì sai, đúng không?” – vợ tôi hỏi, giọng nhỏ lại.
Tôi trầm ngâm hồi lâu, rồi nói:
“Ngày mai, chúng ta phải báo chính quyền. Dù số tiền này có giá trị lớn, nhưng nó không thuộc về mình. Làm đúng thì chẳng ai trách được.”
Cả đêm hôm đó, tôi và vợ không chợp mắt. Sáng hôm sau, chúng tôi mang chiếc túi lên trình báo. Việc phát hiện “kho báu” nhanh chóng khiến cả làng xôn xao. Sau một thời gian điều tra, chính quyền xác nhận đây là di vật lịch sử, có giá trị bảo tồn. Gia đình tôi được khen ngợi vì sự trung thực và thậm chí còn nhận một khoản thưởng lớn.
Với số tiền đó, chúng tôi chính thức làm lại cuộc đời. Không cần thêm những bí mật hay lo âu, chúng tôi dồn hết sức vào việc đồng áng, sống bình dị mà hạnh phúc.
Đôi khi, vợ tôi vẫn hay nói đùa:
“May mà anh theo dõi em đêm đó. Chứ không chắc giờ này em vẫn lén đào bới mấy chỗ khác!”
Tôi có 3 người con, một trai và hai gái. Chồng tôi gặp tai nạn mất sớm, từ khi các con chỉ có mấy tuổi. Hơn 30 năm trước, tôi một mình tần tảo nuôi con, quyết không đi bước nữa, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. May sao có người thân hỗ trợ, hàng xóm giúp đỡ, tôi cũng nuôi được các con khôn lớn.
Các con tôi giờ đều có công việc ổn định trên thành phố và có gia đình riêng. Cuộc sống nơi thành thị đắt đỏ, phải thuê nhà và nuôi con nên các con tôi không mấy dư dả. Nhưng như thế đối với tôi cũng là vui mừng lắm rồi.
Một năm trước, vợ chồng con trai về quê, ngỏ ý muốn đón tôi lên ở cùng. Tôi đã gần 70 tuổi, lại sống một mình, các con không yên tâm. Thêm nữa, con trai tôi tích góp nhiều năm vẫn chưa đủ tiền mua nhà thành phố, nếu tôi bán mảnh đất ở quê cho con, các con cũng bớt khổ.
Hai con gái của tôi khi biết chuyện này rất vui vẻ ủng hộ. May sao, các con tôi yêu thương nhau, dù gia sản nhà tôi chỉ có mảnh đất này, các con cũng không tranh giành, đều muốn vun vén cho người con trai duy nhất để sau này lo hương hỏa gia đình.
Sau khi nghe các con phân tích, bà con làng xóm cũng khuyên tôi nên sống gần con cháu, dù không thích cuộc sống đông đúc, ồn ào nơi thành thị, tôi vẫn quyết định bán đất cho con trai và lên sống cùng các con.
Nói thật, thời gian đầu sống chưa quen nhưng tôi khá vui khi được nhìn thấy các con hàng ngày, trông cháu ngày một lớn hơn. Tôi muốn gặp con gái và các cháu ngoại lúc nào cũng được. Cuối tuần, cả đại gia đình tôi lại có dịp sum họp.
Nhưng đó chỉ là vài tháng đầu vui vẻ, thời gian gần đây, tôi rất buồn, đêm đến lại lén khóc một mình. Con trai tôi đi công tác triền miên, còn con dâu dần “trở mặt”, không còn đối xử với tôi tốt như trước. Trước mặt con trai, con dâu vẫn niềm nở với tôi nhưng sau lưng, com hiếm khi cười, thậm chí nhiều lần còn không chào hỏi tôi.
Ngày ngày, tôi ở nhà buồn chân, buồn tay, luôn phụ giúp các con trông cháu, nấu nướng, giặt giũ… Tuy nhiên đụng đâu, con dâu chê đấy. Nào là món này không ngon, nào là quần áo giặt chưa sạch, nào là dọn nhà phải dùng máy hút bụi mà tôi thì không biết dùng mấy loại máy móc hiện đại đó…
Con dâu thường xuyên mua hoa quả, đồ ăn vặt bên ngoài về nhưng chỉ ba mẹ con ăn, không bao giờ mời tôi. Tôi cũng ngại nên nhiều thứ đặt trên bàn, tôi không động đến. Buổi tối ở phòng khách, con dâu và các cháu nói lúc nào cũng chuyện riêng, cười đùa, mặc kệ tôi ngồi một mình, không biết gì để tham gia cùng.
Thỉnh thoảng thấy không ổn, tôi có góp ý nhỏ với con trai, đâm ra lại thành vợ chồng con cãi nhau. Con dâu hôm sau chồng đi vắng, ngay lập tức tỏ thái độ, trách tôi hay mách lẻo, kể xấu con dâu, cố tình gây bất hòa trong gia đình…
Có lần, con dâu còn hất hàm bảo tôi: “Đồ ăn đây, mẹ thích mẹ cứ ăn. Ai cấm đâu mà mẹ cứ kêu không dám, chồng con lại hiểu nhầm. Người trong nhà cả, có gì không thích, mẹ cứ nói”.
Nghe những lời này, tôi trốn vào phòng tủi thân, khóc một mình. Tôi thực sự nhớ những ngày tháng ở quê, bên cạnh hàng xóm láng giềng, họ hàng thân thuộc. Tuy không có con cháu sống cùng, tôi vẫn cảm thấy vui vẻ hơn thế này rất nhiều.
Tôi cảm giác như các con rất phiền trước sự hiện diện của tôi. Ngày nào cũng nhìn thấy bà già này, chắc các con chướng mắt lắm.
Tôi chỉ muốn dọn đồ về quê ngay nhưng có mảnh đất duy nhất đã bán rồi, nhà không còn thì về kiểu gì? Tôi cũng không thể sang nhà các con gái sống vì vợ chồng các con đang ở chung với bố mẹ chồng.
Mà mỗi lần góp ý với con trai về con dâu, các con lại cãi nhau, đánh nhau khiến tôi còn đau lòng hơn. Có vẻ như không có tôi không sao, có tôi, cuộc sống gia đình của các con càng không hạnh phúc.
Vợ chồng tôi đều xuất phát là người làm nông nên từ nhỏ đã có cuộc sống rất cơ cực, vất vả. 30 năm trước, lúc đi làm buổi sáng sớm, vợ tôi nghe tiếng trẻ con khóc ở bờ ruộng nên đến xem thử. Thấy một đứa bé mới chỉ hơn 2 tháng tuổi nằm khóc trong cái thúng, trên người chỉ có cái chăn nhỏ đã cũ cùng hộp sữa khiến chúng tôi nhìn mà rơi nước mắt.
Lúc đó, chúng tôi đã có 2 con, con trai lớn 3 tuổi và con gái nhỏ được 9 tháng tuổi. Vợ chồng tôi nhìn nhau và quyết định nhận đứa nhỏ về nuôi, dù rau cháo cũng ráng nuôi con thành người.
Nuôi 3 con cùng lúc, công việc lại không ổn định nên kinh tế trong nhà tôi luôn khó khăn. Có hôm, vợ chồng tôi chỉ ăn cháo loãng với khoai luộc, còn ít gạo để dành nấu cơm cho 3 đứa con ăn. Trời thương, 3 đứa trẻ lớn lên ngoan ngoãn, hòa thuận. Chúng luôn yêu thương nhau, yêu thương cha mẹ và đỡ đần chúng tôi việc nhà cửa.
Khi con trai út (cũng là con nuôi của chúng tôi) đã tốt nghiệp đại học, tôi quyết định nói rõ về thân thế của con. Chúng tôi không muốn giấu giếm con, lỡ đâu một ngày cha mẹ ruột con tìm đến, tôi cũng không bị khó xử.
Con sốc lắm nhưng vợ tôi nắm tay, bảo rằng dù con không phải là con ruột thì ba mẹ vẫn thương con, đối xử với con công bằng như 2 anh chị còn lại. Chúng tôi chưa bao giờ xem con là con nuôi cả, nhưng sự thật là sự thật và chúng tôi vẫn phải cho con biết về thân thế của mình. Con hiểu được nỗi lòng của cha mẹ nên ôm lấy chúng tôi mà cảm ơn.
Hiện giờ, 3 đứa con tôi đều đã thành đạt. Con trai lớn làm phó giám đốc công ty, có nhà riêng, có xe ô tô. Con gái thứ 2 thì làm giảng viên đại học, lấy chồng khá giả, cuộc sống sung sướng. Con trai thứ 3 thì mở tiệm sửa xe ô tô, công việc cũng ổn định và đang sống cùng vợ chồng tôi. Hàng xóm đều nói vợ chồng tôi đã đến lúc hưởng phúc khi không phải lo lắng điều gì; nhà cửa, đồ đạc, tiền bạc, chúng tôi không thiếu gì nữa cả.
Gần đây, vợ chồng tôi mới bán được mảnh đất hơn 30 tỷ đồng. Chúng tôi cũng đã bàn bạc việc phân chia tài sản cho các con. Hôm chủ nhật, tôi gọi các con về họp gia đình.
Tôi mãn nguyện vì cuộc đời tuy vất vả nhưng được bù đắp bằng những đứa con ngoan ngoan, hiếu thuận, ảnh: dSDTôi dự định chia đều cho các con, mỗi đứa 7 tỷ, số tiền còn lại thì vợ chồng tôi để dành dưỡng già. Nhưng điều chúng tôi không ngờ tới là không đứa nào chịu nhận hết. 2 con ruột của tôi đều nói mình đã có cuộc sống ổn định rồi, số tiền đó cứ để cho em út nhận, bởi vợ chồng tôi sống với em út. Sau này chúng tôi đau bệnh, em út cũng là người chăm sóc nhiều nhất, rồi còn cúng kính tổ tiên, ông bà nữa.
Con nuôi ngỡ ngàng nhìn anh chị rồi cũng quyết liệt không chịu nhận tài sản. Con nói đã mang ơn vợ chồng tôi cả đời thì việc chăm sóc, phụng dưỡng chúng tôi là điều nên làm, con sẽ không nhận đồng tiền nào cả.
Thấy các con đoàn kết, thương yêu nhau, không tranh giành tài sản tôi rất mừng. Nhiều người khi biết câu chuyện này bảo gia đình tôi có phúc. Tôi cũng vui lắm.
Vậy nhưng, một bài toán mới lại đặt ra là nếu các con không nhận, thì số tiền đó tôi nên làm gì bây giờ, chả lẽ sau khi bán đất lại mang hết tiền đi gửi tiết kiệm thì uổng quá vì lờ lãi chẳng được bao nhiêu.
Vợ chồng tôi vốn là những người xuất thân nghèo khó nên có được tài sản lớn như vậy tôi rất trân trọng, muốn tận dụng nó cho những việc có ích chứ không để lãng phí. Giờ các con không chịu nhận để lấy tiền làm ăn, tôi giữ 3 tỷ trong tay cũng suốt ngày trong tình trạng lo nơm nớp vì sợ mất, sợ được.
Hôm qua, có người em họ sang nhà chơi và ngỏ ý muốn vay tôi số tiền để để làm ăn. Người em này biết chuyện tôi chia thừa kế cho các con nhưng không đứa nào nhận nên muốn tận dụng số tiền đó trong thời gian rảnh rỗi để dùng. Em hứa sẽ trả đủ trong vòng 2 năm và mỗi tháng sẽ gửi cho vợ chồng tôi 8 triệu, coi như là tiền lãi để tiêu vặt hàng tháng.
Tự nhiên, tôi bị rơi vào thế khó vì có tiền không cho em vay thì mang tiếng là keo kiệt không có tình nghĩa. Nhưng nếu cho em vay thì tôi nói thật trong thâm tâm vẫn cảm thấy không yên tâm vì vợ chồng tôi có tuổi rồi, số tiền lại quá lớn, sau này nhỡ có vấn đề gì dẫn đến tranh chấp thì vô cùng phiền phức mà lại gây ảnh hưởng tới các con nữa.
Vợ chồng tôi nhiều lần bàn bạc định dùng số tiền này vào việc đầu tư, vừa là để số tiền phát huy tác dụng, vừa là có cớ để từ chối lời vay mượn từ những người xung quanh. Nhưng 2 vợ chồng nghĩ mãi vẫn chẳng biết nên đầu tư vào cái gì cho tốt. Vậy là cho đến giờ tôi vẫn ăn không ngon, ngủ không yên vì giữ số tiền lớn này!
Cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo điều 24a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, nội dung quy định như sau:
– Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất y và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:
+ Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:
a) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận cho thửa đất gốc (thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm) theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Khi diện tích đất tăng thêm, người dân được cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Ảnh: LĐO
b) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, Khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Về lệ phí cấp lại giấy chứng nhận
Theo quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Nhà có giúp việc 20t trẻ măng, trước ngày đi công tác tôi dặn con 5t: “Thấy bố vào phòng chị Lan thì gọi cho mẹ ngay, xong mẹ cho tiền”. Cả tuần không thấy con gọi nên tôi cũng yên tâm
Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm
Chồng vốn là người đẹp trai lại có chút chức vị nên chị suốt ngày lo giữ chồng. Ở nhà chị đã cẩn thận tới mức thuê ô sin già, ở công ty thì đồng nghiệp nữ của anh không ai là không biết chị. Và chả ai dám buông một câu đùa giỡn với anh vì chị đã đến từng nhà gặp cả vợ và chồng họ để gửi gắm, nhờ để ý tới chồng mình giúp.
Chồng chị đi làm bằng ô tô riêng nhưng chị thuê hẳn cho chồng 1 lái xe chứ không để anh lái dù anh đã có bằng từ lâu chỉ bởi vì chị cần lái xe làm tai mắt. Nói chung chị quản chồng 24/24 nên anh chẳng thể có kẽ hở mà ngoạ.i tìn.h. Với lại tính anh hiền, chỉ biết đến công việc về nhà lại vui với con cái nên vợ có làm gì anh cũng kệ. Chứ như người khác thì tan cửa nát nhà từ lâu.
Gần đây bà giúp việc chậm chạm quá chị cho nghỉ thuề một cô gái 20 tuổ.i, nhanh nhẹn nhưng nhan sắc thì “không thể nào mê được”. Cô ta kém chị tới chục tuổ.i mà bác hàng xóm phán một câu rằng: “Nhìn nó thằng bốc vác chuyên “ăn tạp” nhà bác chắc cũng chả dám động vào” khiến chị cười sung sướng. Không xấu thế sao chị dám thuê.
Xưa nay chị toàn sáng đi tối về mà đã lo ngay ngáy khoản giữ chồng. Giờ đột nhiên sếp báo chị phải đi công tác 1 tuần khiến chị lo sốt vó. Con gái lớn thì đang về quê nghỉ hè cùng ông bà nội, chỉ có con trai nhỏ 5 tuổ.i ở nhà với giúp việc. Xin đổi người thế nào sếp cũng không chịu, cuối cùng chị đành phải đi.
Chị đã dặn ô sin trông coi chủ, dặn lái xe để ý lịch trình chồng mình và không được đưa đi đâu mà chưa hỏi ý kiến chị (lái xe là cháu họ chị nên chị cũng yên tâm). Chị cũng đã gọi điện cho tất cả nhân viên nữ ở công ty anh để nhờ vả rồi. Cuối cùng chị vẫn đề phòng cô gái cuối cùng trong nhà nên dặn con trai 5 tuổ.i:
Ảnh minh họa
– Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin phải gọi cho mẹ ngay nhé.
Vâng ạ.
– Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Con chị gọi điện thoại thành thạo lắm rồi chứ không phải không biết dùng điện thoại. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm. Mọi mối quan hệ của chồng chị đều không có điểm gì khả nghi cả. Đúng là chị chỉ lo xa chứ chồng chị vẫn cứ là yêu thương vợ con nhất.
Chị đi công tác về đều có quà cho mọi người trong nhà. Thấy mẹ về con trai lao ra:
– Mẹ ơi, mẹ có mua ô tô cho con không.
– Quà của con đây, con ở nhà có ngoan không??
– Dạ, ngoan ạ. À mẹ ơi…
– Có chuyện gì vậy con??
– Bố không vào phòng chị ô sin đâu mà bố chỉ kéo chị ô sin vào phòng tắm để tắm cho chị ấy thôi mẹ ạ.
– Cái gì??
Chị lao vội vào tìm ô sin, chị xù lông dồn cô ta vào tường và cuối cùng cô ta đành thú nhận:
Mẹ tôi mất vào một buổi chiều u ám, khi những cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống con đường đông đúc. Đó là một tai nạn giao thông bất ngờ, và kể từ lúc nhận được tin dữ, cuộc sống của tôi và bố đã hoàn toàn đảo lộn. Mẹ là người phụ nữ dịu dàng và kiên cường, một người mẹ tận tụy đã dành cả cuộc đời để lo lắng cho gia đình nhỏ của chúng tôi. Mất đi mẹ, mọi thứ trong nhà trở nên trống rỗng, lạnh lẽo đến mức không thể chịu nổi.
Những ngày sau tang lễ, tôi dường như không thể thoát ra khỏi nỗi buồn. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi lại cảm nhận được một sự trống trải không thể lấp đầy. Mẹ không còn đó để hỏi han, không còn mùi thơm của bữa sáng mà bà luôn chuẩn bị chu đáo. Căn nhà nhỏ vốn ấm áp giờ đây trở nên lạnh lẽo, thưa thớt tiếng cười nói.
Bố tôi có vẻ cũng không khá hơn. Ông ít nói hẳn đi, khuôn mặt lúc nào cũng trầm lặng, đôi mắt sâu thẳm chứa đựng nỗi đau khó giãi bày. Mỗi tối, tôi thấy ông ngồi một mình trong phòng khách, nhìn chằm chằm vào bức ảnh của mẹ được đặt trang trọng trên bàn thờ. Tôi biết ông cũng đau đớn như tôi, nếu không muốn nói là còn đau đớn hơn. Cả cuộc đời của ông đã gắn bó với mẹ, hai người cùng nhau vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống.
Nhưng không ai ngờ, chỉ chưa đầy 49 ngày sau khi mẹ mất, bố tôi đã thay đổi.
Mọi chuyện bắt đầu từ một buổi tối mà tôi không bao giờ quên được. Khi tôi vừa bước vào nhà sau giờ làm việc mệt mỏi, ánh đèn trong phòng khách sáng rực, khác hẳn với không khí ảm đạm thường ngày. Ngạc nhiên hơn, tôi nhìn thấy một người phụ nữ trẻ đang ngồi trò chuyện vui vẻ với bố tôi.
Cô ta trẻ trung, khoảng 25 tuổi, thậm chí có khi còn trẻ hơn tôi vài tuổi. Mái tóc dài xoăn nhẹ, đôi mắt to tròn với làn da trắng nõn, và cách cô ta cười nói với bố tôi khiến tôi thấy khó chịu vô cùng. Cô ta thản nhiên ngồi trong nhà tôi, như thể đã quen thuộc với nơi này từ lâu.
Tôi không kìm được mà hỏi thẳng:
“Cô là ai? Tại sao lại ở đây?”
Bố tôi ngẩng lên, vẻ mặt hơi ngượng ngập nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Ông đứng dậy, tay nắm lấy tay cô gái trẻ, nhìn tôi nói một cách chậm rãi nhưng chắc chắn:
“Đây là Ngọc, vợ mới của bố.”
Cả thế giới như sụp đổ ngay trước mắt tôi. Vợ mới? Chưa đầy 49 ngày sau khi mẹ tôi mất, bố đã đi lấy vợ mới? Lòng tôi dậy sóng, sự phẫn nộ tràn ngập. Không thể tin được rằng bố lại có thể làm điều đó, và với một người phụ nữ trẻ hơn mình đến tận 25 tuổi.
Cả tối hôm đó, tôi không nói lời nào. Tôi chỉ nhìn bố và Ngọc với ánh mắt tràn đầy sự tức giận, khinh bỉ. Sau khi Ngọc rời đi, tôi lập tức đối mặt với bố.
“Bố nghĩ gì vậy? Mẹ mới mất chưa được 49 ngày, mà bố đã cưới vợ mới? Bố không còn nhớ đến mẹ nữa sao?” Tôi không kìm được cơn giận, nước mắt trào ra.
Bố tôi lặng im một lúc, rồi nói, giọng điềm đạm hơn tôi tưởng:
“Bố biết con giận, nhưng bố cũng có cuộc sống của bố. Ngọc là người mang lại cho bố niềm vui trong những ngày qua, và bố tin con sẽ hiểu.”
Hiểu? Làm sao tôi có thể hiểu được chuyện này? Bố đang phản bội mẹ, phản bội chính gia đình này. Tôi chẳng thể nói thêm gì, chỉ bỏ về phòng với lòng ngổn ngang.
Những ngày sau đó, Ngọc bắt đầu đến nhà thường xuyên hơn. Cô ta thản nhiên như thể đã là một phần của gia đình này từ lâu. Bố không ngần ngại giới thiệu cô với hàng xóm, bạn bè, thậm chí còn đưa cô đi chụp ảnh cưới. Tôi càng lúc càng không thể chịu đựng được nữa.
Những ánh mắt xì xào của người ngoài làm tôi cảm thấy nhục nhã. Mọi người đều biết mẹ tôi vừa mất, và giờ bố đã cưới một người vợ mới, trẻ hơn tôi. Những lời bàn tán, cười cợt làm tôi không dám đối diện với ai. Tôi đi làm về chỉ muốn trốn trong phòng, tránh xa khỏi căn nhà mà tôi từng yêu thương, giờ đã trở nên xa lạ.
Tôi quyết định sẽ phải làm điều gì đó. Ngọc không thể chiếm lấy vị trí của mẹ trong gia đình này. Tôi đã mất mẹ, nhưng tôi không thể mất luôn cả ngôi nhà và bố. Tôi phải đuổi cô ta ra khỏi đây.
Một đêm, tôi ngồi trong phòng, suy nghĩ về cách để đối phó với Ngọc. Tôi biết rằng nếu chỉ nói thẳng với bố, ông sẽ không nghe. Bố đã thay đổi quá nhiều, và có vẻ như ông đang say đắm trong tình yêu với người phụ nữ trẻ này.
Tôi nghĩ đến việc nói chuyện với cô ta trực tiếp, yêu cầu cô ta rời đi. Nhưng càng nghĩ, tôi càng nhận ra điều đó không hiệu quả. Ngọc có vẻ thông minh, cô ta biết cách nắm bắt lòng tin của bố tôi. Nếu cô ta đã khiến ông say mê như vậy, thì việc thuyết phục cô ta rời đi là vô cùng khó khăn.
Tôi quyết định sẽ tạo áp lực. Tôi bắt đầu tìm cách khiến Ngọc cảm thấy không thoải mái khi ở trong ngôi nhà này. Tôi luôn tỏ thái độ lạnh lùng, thậm chí khinh miệt khi cô ta xuất hiện. Tôi không ngần ngại làm cho cô ta cảm thấy mình không được chào đón.
Ngọc dường như nhận ra sự thù địch từ tôi, nhưng cô ta vẫn tỏ ra lịch sự. Cô không phản ứng lại, chỉ im lặng chấp nhận mọi thứ.
Nhưng rồi một ngày, sự việc đã diễn ra theo cách mà tôi không ngờ tới.
Một tối nọ, khi tôi đang ngồi trong phòng, cố gắng gạt đi những suy nghĩ về sự hiện diện của Ngọc trong nhà, tôi bỗng nghe thấy những tiếng động lạ từ phòng của bố. Ban đầu là tiếng thì thầm nhỏ, sau đó là những tiếng rên khe khẽ. Tôi bối rối, cố gắng không để ý, nhưng âm thanh ấy lại vang lên rõ hơn, đầy vẻ khó chịu và có phần đau đớn.
Tim tôi chợt đập nhanh, một cảm giác lo lắng xâm chiếm. Tôi đã có sẵn những nghi ngờ về mối quan hệ giữa bố và Ngọc. Liệu họ có đang làm điều gì sau lưng tôi không? Liệu bố có thực sự hạnh phúc với cô vợ trẻ này? Những suy nghĩ tiêu cực dồn dập khiến tôi đứng ngồi không yên.
Tôi đứng dậy, lặng lẽ tiến đến cửa phòng bố. Tiếng rên vẫn vang lên đều đều, nhưng bây giờ tôi nghe rõ hơn, không phải là âm thanh của sự khoái lạc mà là của cơn đau. Tim tôi thắt lại, lo lắng cho sức khỏe của bố. Những ngày gần đây, ông có vẻ mệt mỏi hơn trước, nhưng tôi quá bận với những suy nghĩ riêng mà không để ý đến tình trạng của ông.
Sau một hồi ngập ngừng, tôi quyết định đẩy cửa phòng bố.
Cánh cửa vừa mở, cảnh tượng trước mắt khiến tôi bất ngờ. Thay vì một hình ảnh khó chịu mà tôi đã tưởng tượng, tôi thấy bố đang nằm trên giường, khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn. Ông ôm chặt lấy bụng, cả người đẫm mồ hôi. Ngọc ngồi cạnh, vẻ mặt hoảng hốt, lo lắng, đang tìm kiếm trong ngăn kéo để lấy thuốc cho bố.
Tôi sững lại, bối rối và ngượng ngùng. Hóa ra, bố tôi đang bị cơn đau dạ dày hành hạ – căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng suốt nhiều năm qua nhưng gần đây trở nên tệ hơn. Tôi chưa từng để ý đến điều đó, chỉ mải mê với những cảm xúc cá nhân của mình mà không nhận ra tình trạng sức khỏe của bố.
Ngọc quay sang nhìn tôi, giọng khẩn thiết:
“Anh ấy đau bụng từ chiều mà cố chịu đựng. Bây giờ cơn đau tăng lên, tôi đang cố giúp anh ấy uống thuốc.”
Tôi nhìn vào ánh mắt của Ngọc, nhận ra sự chân thành và lo lắng trong đó. Cô không phải người phụ nữ ích kỷ, tính toán như tôi đã nghĩ. Thực tế, cô đang chăm sóc cho bố với tất cả sự tận tụy và tình cảm mà một người vợ tốt cần có.
Tôi bước tới gần, không còn cảm giác xa lạ hay thù địch như trước nữa. Tôi giúp Ngọc đưa thuốc cho bố uống, rồi cùng cô hỗ trợ ông nằm xuống, nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau dịu lại. Khoảnh khắc đó, tôi nhận ra rằng, dù tuổi tác chênh lệch, dù tôi đã có những suy nghĩ tiêu cực về cô ta, nhưng Ngọc thực sự quan tâm đến bố tôi.
Ngồi bên giường, tôi nhìn bố ngủ thiếp đi sau khi cơn đau đã qua. Ánh mắt của tôi và Ngọc chạm nhau, không còn sự đối đầu như trước mà thay vào đó là một sự hiểu biết ngầm. Tôi biết cô đang cố gắng vì hạnh phúc của bố, và tôi cũng phải học cách chấp nhận và hỗ trợ ông, thay vì chỉ ôm giữ những thành kiến cũ.
Tôi lặng lẽ đứng dậy, bước ra ngoài để họ có không gian riêng. Lòng tôi bỗng thấy nhẹ nhõm hơn, như vừa gỡ bỏ được một gánh nặng. Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý mình, nhưng quan trọng là phải biết trân trọng những gì mình đang có, và chấp nhận những thay đổi để tiến về phía trước.