Dầu gió ngoài công dụng xoa bóp, giảm đau còn có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong nhà.
Dầu gió là sản phẩm khá phổ biến, có giá thành rẻ với thành phần chính là các loại tinh dầu. Sản phẩm này thường được dùng để bôi ngoài da với tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm nhức đầu, đau bụng, đầy hơi, trị côn trùng cắn… Ngoài ra, dầu gió cũng có nhiều công dụng tuyệt vời khác trong cuộc sống thường ngày.
Bạn có thể lấy một chiếc tăm bông, cắm trực tiếp vào lọ dầu gió rồi để nó trong một góc của căn phòng. Việc làm đơn giản này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Xua đuổi muỗi và côn trùng
Đa số mọi người có thói quen dùng dầu gió để thoa lên các vết muỗi đốt, côn trùng cắn. Dầu gió sẽ làm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu biến mất ngay lập tức. Ngoài ra, sản phẩm này cũng giúp xua đuổi muỗi và côn trùng rất tốt.
Bạn chỉ cần lấy một chiếc tăm bông cắm vào lọ dầu gió rồi đặt nó ở bên bậu cửa sổ, ở khu vực cửa ra vào hoặc góc phòng, đầu giường. Que tăm bông hoạt động như một que khuếch tán tinh dầu, giúp mùi dầu gió tỏa ra xung quanh. Côn trùng thấy mùi này sẽ không dám lại gần, không bay vào nhà.
Đây là cách rất đơn giản giúp xua đuổi các sinh vật đáng ghét. Thay vì phải tốn tiền mua các loại tinh dầu đuổi muỗi, tận dụng dầu gió sẽ mang lại hiệu quả tốt và tiết kiệm hơn rất nhiều. Lưu ý, nếu gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng, hãy đặt dầu gió ở vị trí xa tầm với của chúng.
Một cách khác để đuổi côn trùng bằng dầu gió là kết hợp sản phẩm này với urgo. Bạn sẽ cần nhỏ vài giọt dầu gió vào miếng bông trên urgo. Sau đó, dán nó vào khu vực cửa ra vào, cửa sổ, đầu giường ngủ… Mùi dầu gió tỏa ra sẽ ngăn chặn muỗi và côn trùng xâm nhập vào nhà.
Khử mùi hôi
Nhiều người có thói quen đặt sáp thơm hoặc tinh dầu thơm trong phòng khách, phòng tắm, phòng ngủ để khử mùi hôi, mang lại hương thơm dễ chịu cho không gian sống. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có nhiều thành phần hóa học, hương thơm nhân tạo và chi phí để mua sản phẩm cũng khá cao.
Để khử mùi hôi trong phòng một cách hiệu quả, tiết kiệm, bạn có thể dùng dầu gió.
Cách làm rất đơn giản. Hãy cho tăm bông vào lọ dầu gió và để trong nhà vệ sinh, góc phòng khác, phòng ngủ, tủ giày… Mùi hôi khó chịu sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Với nhiều người, mùi dầu gió tỏa ra giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Dầu gió cũng có tác dụng trị nghẹt mũi tức thì.
Bạn có thể đặt một lọ dầu gió cắm tăm bông ở khu vực quanh giường để mùi thơm của dầu tỏa ra, giúp mang lại cảm giác thư giãn. Dầu gió đuổi muỗi cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đất đai là một trong những di sản có giá trị cao nhưng nhiều trường hợp người để lại di sản lại không để lại di chúc. Vậy thừa kế đất đai không có di chúc là gì? Thủ tục này sẽ thực hiện như thế nào?
1. Thừa kế đất đai không có di chúc là gì?
Thừa kế đất đai không có di chúc là một trong hai hình thức chia thừa kế tài sản là đất đai theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành. Theo đó, người thừa kế sẽ được nhận di sản thông qua hai hình thức: Theo di chúc và khi không có di chúc thì nhận theo pháp luật.
Do đó, thừa kế đất đai không có di chúc là hình thức nhận thừa kế mà người thừa kế sẽ nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong đó:
– Hàng thừa kế: Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế được chia thành 03 hàng và những người ở cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, chỉ khi không còn ai ở hàng trên thì hàng dưới mới được hưởng:
Hàng thứ nhất: Gồm vợ chồng, cha mẹ đẻ và nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản thừa kế.
Hàng thứ hai: Gồm ông bà nội và ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người để lại di sản thừa kế mà người này gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
Hàng thứ ba: Gồm cụ nội và ngoại; bác chú cậu cô dì ruột; cháu ruột mà người này gọi người để lại di sản thừa kế là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết.
– Điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật: Không có hoặc di chúc không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập; người hưởng di chúc không có quyền hoặc từ chối nhận di sản…
2. Thủ tục nhận thừa kế đất đai không có di chúc mới nhất
Thủ tục nhận thừa kế đất đai không có di chúc chính là thủ tục khai nhận hoặc thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Do tài sản là đất đai nên căn cứ điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2015, trường hợp này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Dưới đây là trình tự, thủ tục công chứng văn bản thoả thuận/khai nhận đất đai khi không có di chúc.
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế đất đai không có di chúc
Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng) do người thừa kế ghi đầy đủ thông tin kèm chữ ký.
– Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu những người thừa kế có soạn trước văn bản này).
– Giấy tờ tuỳ thân của những người thừa kế (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn sử dụng, giấy khai sinh (trong trường hợp là con hoặc cháu… của người chết), đăng ký kết hôn (nếu người thừa kế là vợ, chồng của người chết), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, sơ yếu lý lịch Đảng viên…
– Giấy tờ tuỳ thân của người để lại di sản (bản sao): Giấy chứng tử của người chết và của những người ở các hàng thừa kế (nếu có).
– Giấy tờ về di sản thừa kế: Sổ đỏ hoặc sổ hồng, đăng ký xe…
2.2 Nhận thừa kế đất đai không có di chúc ở đâu?
Do thực hiện thủ tục công chứng văn bản thoả thuận hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế nên người thừa kế cần phải đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện. Trong đó, người thừa kế có thể lựa chọn một trong hai tổ chức:
Văn phòng công chứng.
Phòng công chứng.
Lưu ý: Phải đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất để thực hiện thủ tục này.
2.3 Trình tự thực hiện chia thừa kế đất đai không có di chúc
Để công chứng trong trường hợp này, trình tự, thủ tục thực hiện gồm:
Bước 1: Người thừa kế chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra, xem xét đầy đủ hồ sơ, giấy tờ; nghe và xem xét trường hợp chia thừa kế của người yêu cầu công chứng và đưa ra quyết định:
– Tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Từ chối công chứng.
– Yêu cầu người thừa kế bổ sung giấy tờ, tài liệu còn thiếu.
Bước 3: Công chứng viên phải soạn thảo văn bản niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người chết. Nếu nơi này và nơi có đất khác nhau thì công chứng viên còn cần phải niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Trong văn bản thông báo niêm yết, cần phải có đầy đủ các nội dung: Họ tên người để lại di sản, người thừa kế; thông tin về di sản thừa kế, thời gian bắt đầu niêm yết và thời gian kết thúc niêm yết…
Việc niêm yết này được thực hiện trong 15 ngày làm việc.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả niêm yết từ Uỷ ban nhân dân cấp xã, công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào một trong hai văn bản: Thoả thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản nếu không có khiếu nại, tố cáo về nội dung chia thừa kế.
Bước 5: Công chứng viên đối chiếu bản chính với bản sao giấy tờ đã được người yêu cầu công chứng nộp trước đó. Nếu đầy đủ hồ sơ thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản chia thừa kế, ký tên vào lời chứng và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Thời gian thực hiện công chứng là từ 02 – 10 ngày làm việc không kể thời gian xác minh, niêm yết thông báo và nhận kết quả niêm yết.
2.4 Phí, thù lao phải nộp là bao nhiêu?
Khi công chứng trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng phải nộp phí và thù lao công chứng. Trong đó:
– Phí công chứng căn cứ vào giá trị của di sản thừa kế và được quy định trực tiếp tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.
– Thù lao công chứng được thu theo thoả thuận của các bên gồm photo giấy tờ, soạn thảo, niêm yết, ngoài giờ hoặc công chứng ngoài trụ sở…
Bố chồng tôi tái hôn vài năm trước với bà Lệ Hương, một phụ nữ hơn 50 tuổi nhưng luôn nhanh nhẹn và chu đáo. Khi biết bà Hương mang thai, cả gia đình đều sững sờ.
Một buổi tối, không khí trong nhà trở nên căng thẳng khi bố chồng tôi bất ngờ thông báo rằng ông sắp đón thêm thành viên mới ở tuổi 64. Chồng tôi sau đó đối diện với bố trong phòng khách, cả 2 không giấu nổi sự bất đồng.
“Bố, ở tuổi này việc sinh con liệu có hợp lý không?” – giọng anh gần như hét lên. Bố chồng tôi, với vẻ mặt sầm lại, trả lời thẳng thừng: “Chuyện của tôi, tôi tự quyết định, anh không có quyền xen vào!”.
Chồng tôi vẫn không thể chấp nhận: “Bố đã nghĩ đến đứa trẻ chưa? Việc này thật bất công với nó!”. Tuy nhiên, ông vẫn giữ lập trường: “Đây là quyết định của tôi và dì. Tôi chỉ muốn gia đình mình đầy đủ hơn”.
Vợ chồng tôi đều bất ngờ trước thông báo của bố. (Ảnh minh họa)
Đứng bên cạnh, tôi không biết phải nói gì. Là người truyền thống, việc ông quyết định sinh con ở tuổi này thật sự khiến tôi bất ngờ.
Bố chồng tôi tái hôn vài năm trước với bà Lệ Hương, một phụ nữ hơn 50 tuổi nhưng nhanh nhẹn và chu đáo. Khi biết bà Hương mang thai, cả gia đình đều sững sờ. “Mang thai thật sao? Điều này không thể tin được!” – chồng tôi thốt lên.
Tuy nhiên, bố chồng với vẻ mặt rạng rỡ trả lời: “Đây là món quà trời ban, chúng tôi rất hạnh phúc”.
Sau nhiều lo ngại, vợ chồng tôi vẫn chọn cách tôn trọng quyết định của ông. Nhưng niềm vui không kéo dài lâu, khi bố chồng bất ngờ đưa ra yêu cầu tại buổi họp mặt gia đình: “Bố muốn các con tặng em một căn hộ 128m² làm quà mừng đầy tháng”.
Cả tôi và chồng đều sững sờ. “Bố, chúng con vẫn đang trả góp nhà, làm sao có khả năng đáp ứng yêu cầu này?” – anh cố gắng thuyết phục.
Nhưng bố chồng không chịu nhượng bộ: “Con là con trai của bố, đây là trách nhiệm của con!”. Tôi lên tiếng: “Bố à, chúng con hiểu niềm vui của bố, nhưng điều kiện kinh tế hiện tại không cho phép. Chúng con đã cố gắng hết sức với món quà lì xì 2 triệu đồng rồi”.
Không hài lòng, ông buông lời trách móc: “Các con thật bất hiếu. Bố lớn tuổi thế này còn sinh con, các con phải ủng hộ bố nhiều hơn!”.
Không khí gia đình trở nên căng thẳng. Mọi người im lặng, không ai biết nên làm gì để dung hòa tình hình.
Sau buổi họp mặt căng thẳng, tôi và chồng ngồi lại bàn bạc. Tôi đề nghị: “Hay mình tăng tiền chu cấp hàng tháng để hỗ trợ bố?”. Anh đồng ý: “Có lẽ đây là cách tốt nhất”.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định mỗi tháng gửi thêm tiền sinh hoạt để thể hiện sự hiếu thảo, thay vì tặng căn hộ như bố mong muốn.
Thời gian trôi qua, không khí trong nhà dần dịu lại. Dù ban đầu bố chồng vẫn tỏ thái độ không vui, nhưng sau đó ông cũng chấp nhận. Một tối nọ, khi ngồi trò chuyện trên ban công, tôi nói với chồng: “Điều quan trọng nhất không phải là vật chất, mà là sự thấu hiểu và lòng hiếu thảo”. Anh gật đầu: “Chúng ta đã làm hết sức mình”.
Dù giữa những mâu thuẫn và áp lực từ gia đình, tôi vẫn cố gắng chăm sóc bà Lệ Hương – mẹ kế của chồng trong thời gian bà mang thai. Ở tuổi ngoài 50, bà đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với những người mẹ trẻ. Tôi thường xuyên tìm hiểu các loại thực phẩm bổ dưỡng, chuẩn bị các món ăn phù hợp và nhắc bà nghỉ ngơi đúng giờ để giữ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
Những ngày bà cảm thấy mệt mỏi hay bị phù chân, tôi luôn ở bên giúp xoa bóp, động viên bà giữ tinh thần thoải mái. Khi bà cảm thấy căng thẳng, tôi cùng bà đi dạo quanh khu vườn nhỏ sau nhà để giúp thư giãn. “Có con dâu chu đáo như con, dì mới dám tự tin làm mẹ ở tuổi này”, bà Hương đã xúc động nói với tôi trong một lần trò chuyện.
Dù không phải là mẹ ruột của chồng, bà Hương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến gia đình chúng tôi. Vì thế, việc tôi chăm sóc bà trong thời gian mang thai không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự đền đáp cho tình cảm bà dành cho cả nhà. Nhìn thấy bà khỏe mạnh từng ngày, cảm nhận niềm vui mỗi khi bà kể về em bé, tôi cũng thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, như tìm được một sự kết nối mới trong gia đình.
Việc chăm sóc mẹ kế không chỉ giúp bà vượt qua thai kỳ an toàn mà còn là cách tôi giữ gìn hòa khí, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Trong mọi hoàn cảnh, sự cảm thông và tình yêu thương chính là điều quan trọng nhất để tạo nên một tổ ấm trọn vẹn.
Giá vàng hôm nay 10/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng trước bối cảnh bất ổn chính trị tại Trung Đông. Vàng nhẫn trong nước bắt đầu tăng mạnh trở lại với nửa triệu đồng/lượng.
Ngày 10/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 10/12/2024: Thế giới tăng dựng đứng, vàng nhẫn bật theo”. Nội dung cụ thể như sau:
Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 9/12, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.666,1 USD/ounce, tăng 1,25% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.679,3 USD/ounce.
Đầu phiên giao dịch ngày 9/12 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới tăng dựng đứng sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad ở Syria bị sụp đổ, khiến thế giới phải cảnh giác trước nhiều bất ổn chính trị tại Trung Đông. Điều đó thúc đẩy một số nhà đầu tư tăng cường mua vàng nhằm tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Rich Checkan, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Asset Strategies International cho biết, trong thời gian vừa qua những dữ liệu kinh tế được công bố đang ủng hộ khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và điều này có lợi cho vàng. Ông dự báo, giá sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.
Theo công cụ khảo sát Fedwatch tool của CME Group, giới đầu tư dự đoán xác suất Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 12 tăng lên 87,1% và 12,9% khả năng giữ nguyên lãi suất như thời điểm hiện tại.
Mark Leibovit, chuyên gia của VR Metals/Resource Letter cũng có quan điểm cho rằng, vàng sẽ tăng trong những ngày tới. Tuy nhiên, ông cho rằng, về ngắn hạn vàng có thể sẽ giảm trước khi tăng trở lại.
Kevin Grady, Chủ tịch của Phoenix Futures and Options đánh giá, thị trường vàng đang rất mong manh trước thời điểm Mỹ công bố lạm phát mới nhất trong tuần này và sau đó là lễ nhậm chức của ông Donald Trump.
Grady cho biết thêm, vàng sẽ chịu tác động không đáng kể nếu Fed cắt giảm lãi suất lần thứ 3 vào tháng này. Ông cho rằng, vàng chỉ tăng nhẹ rồi sẽ đi ngang.
Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 9/12, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra).
SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 83,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua – bán); tăng tới nửa triệu mỗi lượng so với đóng phiên hôm trước.
Dự báo giá vàng
Chủ tịch của Phoenix Futures and Options vẫn duy trì sự lạc quan về vàng trong năm 2025, với dự báo kim loại quý này sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce.
Theo Daniel Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cấp cao của RJO Futures, chỉ số giá sản xuất lẫn chỉ số giá tiêu dùng tới đây của Mỹ sẽ không có nhiều bất ngờ và sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed tại cuộc họp sắp tới.
Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của Kitco dự báo rằng, vàng sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025. Hiện vàng trong giai đoạn củng cố, chỉ cần một chất xúc tác quan trọng nào đó sẽ giúp giá vàng phục hồi.
Cùng ngày, báo VTC News đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 10/12: Tăng mạnh trở lại”. Nội dung cụ thể như sau:
Giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.659 USD/ounce, tăng 16 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá vàng tăng trở lại sau thông tin Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục mua vàng sau 6 tháng tạm dừng. Bên cạnh đó, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tuần tới ngày càng tăng cao cũng thúc đẩy lực mua vào kim loại quý này.
Chiến lược gia hàng hóa Bart Melek của TD Securities cho rằng, yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy lực cầu vào vàng trong phiên giao dịch đầu tuần là tin tức Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo đã tiếp tục mua vàng.
Thị trường đang hy vọng các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ bổ sung vàng vào kho dự trữ. Việc Trung Quốc tiếp tục mua vàng có thể hỗ trợ nhu cầu của nhà đầu tư trong nước. Năm 2023, Trung Quốc là quốc gia mua vàng chính thức lớn nhất thế giới, nhưng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tạm dừng chuỗi mua kéo dài 18 tháng kể từ tháng 5.
Bên cạnh đó, giá vàng thế giới tăng sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad ở Syria bị sụp đổ, khiến thế giới phải cảnh giác trước nhiều bất ổn chính trị tại Trung Đông. Điều đó thúc đẩy một số nhà đầu tư tăng cường mua vàng nhằm tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Rich Checkan, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Asset Strategies International cho biết, trong thời gian vừa qua những dữ liệu kinh tế được công bố đang ủng hộ khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và điều này có lợi cho vàng. Ông dự báo, giá sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.
Diễn biến giá vàng hôm nay
+ Giá vàng trong nước
Lúc 6h ngày 10/12, giá vàng miếng tại Doji và SJC được niêm yết ở mức 82,7 – 85,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), không đổi so với đầu giờ sáng qua.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn hiện đang được Doji niêm yết ở mức 83 – 84 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng qua.
+ Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.659 USD/ounce, tăng 16 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.665 USD/ounce.
Dự báo giá vàng
Chủ tịch của Phoenix Futures and Options vẫn duy trì sự lạc quan về vàng trong năm 2025, với dự báo kim loại quý sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce.
Theo Daniel Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cấp cao của RJO Futures, chỉ số giá sản xuất lẫn chỉ số giá tiêu dùng tới đây của Mỹ sẽ không có nhiều bất ngờ và không ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed tại cuộc họp sắp tới.
Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của Kitco dự báo rằng, giá vàng sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025. Hiện vàng trong giai đoạn củng cố, chỉ cần một chất xúc tác quan trọng nào đó sẽ giúp giá phục hồi.
Ông Hoàng, một người đàn ông ngoài 60 tuổi, luôn tự hào về dòng họ mình. Nhà ông vốn có truyền thống lâu đời, từ thời cha ông để lại, mỗi đời đều chỉ có một người con trai nối dõi. Khi con trai ông, Quân, lập gia đình và sinh được một cậu bé, ông vui mừng khôn xiết, tự hào vì đã có cháu đích tôn để nối tiếp dòng họ.
Thế nhưng, niềm vui ấy không kéo dài lâu. Ông Hoàng bắt đầu để ý thấy cháu trai, bé Minh, có một số nét không giống gia đình. Càng nhìn, ông càng nghi ngờ. Ông bắt đầu nhớ lại những lời đồn thổi không hay từ những người hàng xóm về con dâu mình, Lan. Ông không nói với ai, chỉ lặng lẽ tự mình đi kiểm chứng.
Một ngày, ông bí mật lấy mẫu tóc của bé Minh và gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN. Kết quả đến tay ông sau vài ngày, và sự thật khiến ông sốc: bé Minh không cùng huyết thống với ông. Cảm giác bị phản bội khiến ông không thể giữ im lặng. Ngay lập tức, ông gọi cả nhà lại và công khai kết quả. Trong cơn giận dữ, ông đuổi Lan về nhà mẹ đẻ, không cho cô cơ hội giải thích.
Lan đau khổ và uất ức. Cô khẳng định mình không làm gì sai, và quyết định chứng minh sự thật. Cô thuyết phục chồng, anh Quân, cùng cô đưa bé Minh đi xét nghiệm ADN một lần nữa. Lần này, họ làm xét nghiệm cha con giữa anh Quân và bé Minh.
Khi kết quả được trả về, mọi thứ sáng tỏ: bé Minh chính là con trai ruột của anh Quân. Điều đó đồng nghĩa với việc kết quả ban đầu chỉ ra rằng ông Hoàng không cùng huyết thống với bé Minh là hoàn toàn đúng. Nhưng điều khiến cả nhà chấn động hơn là sự thật: ông Hoàng không phải cha ruột của anh Quân.
Trong khi cả gia đình chìm trong hỗn loạn, bà Mai, vợ ông Hoàng, lặng lẽ đi ra khỏi nhà, đôi mắt tràn đầy nỗi buồn. Có lẽ, bà hiểu rõ hơn ai hết về bí mật bị chôn giấu suốt bao năm qua.
Cả nhà im lặng. Sự thật, dù được phơi bày, lại khiến mọi thứ rơi vào tình thế khó xử hơn bao giờ hết.
Không khí trong nhà ông Hoàng nặng nề như một tảng đá lớn. Lan, vừa nhận được minh oan, không vui mừng mà chỉ ngồi lặng lẽ bên chồng, đôi mắt đỏ hoe. Anh Quân thì ngỡ ngàng, không thể tin nổi vào kết quả xét nghiệm. “Cha… sao lại thế được?” Anh lắp bắp nhìn ông Hoàng, còn ông thì ngồi chết lặng, tay run rẩy cầm tờ kết quả.
Bà Mai, sau khi lặng lẽ bước ra ngoài, đứng tựa vào cánh cửa. Bà biết giây phút này rồi cũng sẽ đến. Những bí mật bà giấu kín suốt mấy chục năm đã đến lúc phải đối mặt.
Ông Hoàng bất ngờ đứng dậy, ánh mắt nghiêm nghị nhìn thẳng về phía bà. “Bà giải thích đi! Quân không phải con tôi, vậy thì nó là con ai?”
Bà Mai nấc lên, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hằn sâu dấu vết thời gian. “Tôi… tôi xin lỗi ông. Tôi đã sai… nhưng lúc đó, tôi không còn cách nào khác.”
Cả nhà ngỡ ngàng nhìn bà. Sau một hồi nghẹn ngào, bà Mai kể lại câu chuyện mà bà đã giữ kín trong lòng suốt hơn 30 năm.
Hóa ra, vào những năm đầu hôn nhân, ông Hoàng là một người đàn ông lạnh lùng, chỉ chăm chăm vào việc làm ăn và không hề để ý đến cảm xúc của vợ. Bà Mai sống trong sự cô đơn và thiếu thốn tình cảm. Trong một lần yếu lòng, bà đã có mối quan hệ ngoài luồng với một người bạn cũ. Kết quả của mối tình sai trái ấy chính là Quân.
“Nhưng tôi yêu ông, yêu gia đình này, và tôi biết mình sai. Tôi đã quyết định chấm dứt tất cả, toàn tâm toàn ý với ông. Tôi không bao giờ dám nghĩ sự việc này sẽ bị phát hiện,” bà nghẹn ngào nói.
Ông Hoàng lặng người, gương mặt biến sắc. Ông không ngờ rằng, người phụ nữ ông tin tưởng lại có thể giấu ông một bí mật lớn đến vậy. Cả nhà chìm trong im lặng.
Quân, sau khi nghe câu chuyện, không khỏi bàng hoàng. Anh nhìn mẹ, rồi nhìn ông Hoàng. “Con không phải con ruột của cha… nhưng cha là người đã nuôi dạy con, yêu thương con, cho con tất cả. Với con, cha mãi mãi là cha của con.”
Câu nói của Quân khiến ông Hoàng sững sờ. Một phần trong ông muốn gạt phăng mọi thứ, nhưng ánh mắt chân thành của Quân khiến ông chần chừ.
Lan, lúc này, bước đến bên ông Hoàng. “Cha à, gia đình là nơi có tình yêu thương và sự tha thứ. Con biết cha đang đau lòng, nhưng nếu cha có thể tha thứ cho con vì sự hiểu lầm vừa qua, thì con mong cha cũng sẽ tha thứ cho mẹ, cho anh Quân, và cho chính bản thân mình.”
Ông Hoàng im lặng hồi lâu. Cuối cùng, ông thở dài, đôi mắt trĩu nặng. “Thôi thì… chuyện đã qua lâu rồi. Quân, con là con trai ta. Không cần xét nghiệm gì cả, con vẫn là máu mủ của ta, vì tình thương này là thật.”
Gia đình một lần nữa đoàn tụ, nhưng trong lòng mỗi người đều in hằn một dấu vết khó quên. Cuộc đời đôi khi không thể đoán trước được, nhưng tình yêu và sự tha thứ vẫn luôn là điều giữ cho một gia đình nguyên vẹn.
Cứ thế này thêm mấy hôm nữa chắc vợ chồng tôi phải tính kế ở riêng thôi
Mấy năm trước lúc tôi mới về làm dâu thì nhà chồng có đông người lắm. Già trẻ lớn bé 7 người chen chúc trong cái nhà 3 tầng 40 mét vuông, tưởng là rộng nhưng đi lại sinh hoạt đụng nhau khá chật.
Thấy bất tiện quá nên sau đó không lâu gia đình anh trai chồng dọn ra ngoài mua chung cư. 4 người chuyển đi một lúc khiến nhà cửa rộng rãi hẳn. Tuy gánh thêm một đống nợ nhưng anh chị vẫn vui lắm, bởi không phải chịu cảnh tranh nhau nhà vệ sinh với xếp hàng chờ tắm mỗi ngày nữa.
Giờ nhà còn mỗi vợ chồng tôi với bố mẹ già. Lịch sinh hoạt được rút gọn hơn trước, ban ngày chúng tôi đi làm thì bố mẹ ở nhà, buổi tối cùng nhau ăn bữa cơm rồi nghỉ ngơi. Hàng tháng vợ chồng tôi thống nhất gửi mẹ 4 triệu tiền chợ, còn lại hóa đơn điện nước chúng tôi trả. Lương hưu bố mẹ ít nên ông bà tự giữ lại tiêu tùy ý.
Thi thoảng vợ chồng anh trai dắt các cháu về nhà chơi, hoặc có dịp vui vẻ quan trọng thì cả gia đình kéo nhau đi ăn hàng. Mấy anh chị em chúng tôi thường chủ động đứng ra chia nhau các khoản phí ăn chơi đó, ai cũng sòng phẳng nên chưa bao giờ mâu thuẫn nhau chuyện tiền nong.
Riêng về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thì nhà tôi được vía rất hòa thuận. Mẹ chồng hiền nên tôi với chị dâu chẳng gặp áp lực gì. Khi có việc như giỗ chạp thì mẹ chồng chủ trương thuê đặt cỗ với rửa bát hết, không ai phải đụng tay vào làm gì cho mệt. Tết mẹ cũng không gọi chị em tôi bắt qua dọn dẹp nấu nướng, nếu tụ tập ăn uống thì cả nhà cùng xúm hết vào làm. Ở nhà chồng tôi không có chuyện trọng nam khinh nữ, không bao giờ có cảnh đàn ông ngồi chơi còn đàn bà phải nai lưng ra quán xuyến mọi việc.
Đấy, cơ bản thì cuộc sống làm dâu của tôi nó như vậy. Hoàn toàn bình thường và không có sóng to gió lớn gì cả.
Tuy nhiên bình yên đến mấy thì cũng vẫn có drama. Mà người khơi mào cho những vụ thị phi trong nhà tôi lại chính là bố chồng mới ngược đời chứ!
Bố chồng tôi là cán bộ về hưu nên nếp sống của ông kỷ luật lắm. Hàng ngày cứ 5h là ông dậy chạy bộ ở công viên gần nhà, 6 rưỡi đèo vợ đi chợ, 7 rưỡi về ăn sáng, sau đó ông khởi động quét sân dọn dẹp một vòng từ trong ra ngoài. 8h vợ chồng tôi đi làm, chiều về luôn có ông bà ngồi đợi cơm nước sẵn.
Lúc ăn cơm bố chồng tôi có thói quen mở tivi xem tin tức thời sự. Ông không thích vừa ăn vừa nói, nhưng khi thấy vấn đề nào đó khó chịu là ông đặt bát đũa xuống và phân tích khá dài dòng. Ông nhận xét mọi thứ theo quan điểm cá nhân, hầu hết là đối lập với người khác và sẵn sàng tranh cãi để bảo vệ ý kiến.
Mọi người nghĩ đó là chuyện bình thường đúng không? Ban đầu tôi cũng nghĩ thế. Nhưng mà khổ, cái tệ nhất ở đây không phải là chuyện nêu ý kiến, mà là bố chồng tôi rất ngang! Ông luôn tự cho là mình đúng và ai bảo ông sai thì ông sẽ phản biện tới cùng.
Hồi đầu khi mới về làm dâu, thi thoảng tôi cũng góp vài câu trao đổi cùng bố chồng cho rôm rả bữa cơm. Nhưng càng về sau tôi càng nhận ra bố chồng cực bảo thủ, ngồi tranh cãi với ông rất vô bổ và bực mình. Ông lại còn có tật nói dai nữa. Cái gì ông đam mê thì ông sẽ nói hàng tiếng đồng hồ dù không ai có nhu cầu muốn nghe.
Từ lúc anh trai chồng chuyển đi thì mấy mẹ con tôi phải chịu đựng tật nói nhiều của bố “căng” hơn trước. Chắc càng già càng khó tính nên hôm nào bố chồng cũng cãi nhau với… MC thời sự. Người ta đọc thông tin gì là bố tự phản bác cái đó, mẹ con tôi nháy nhau ăn nhanh rồi đứng dậy trước cho đỡ đau đầu.
Rồi hôm nay chồng tôi khiến cả nhà dở khóc dở cười vì lỡ chọc vào cơn nói nhiều của bố. Tivi đang phát bản tin gì đó có nhắc đến tiền nước sinh hoạt, chồng tôi buột mồm than rằng hóa đơn nước tháng này tăng thêm mấy chục. Bố chồng liền hỏi bao nhiêu khối nước. Chồng tôi đáp 14 khối, tăng thêm 2 khối so với tháng trước.
Thấy bố chồng cau mày là tôi thấy không ổn rồi. Y rằng ông bắt con trai mở hóa đơn nước ra xem bằng được. Rồi ông ngồi tính toán xem 1 khối chia ra bao nhiêu tiền, chia theo đầu người xem mỗi thành viên trong nhà dùng hết bao nhiêu khối.
Lẩm bẩm một hồi xong bố chồng kêu cả nhà dùng nước tốn kém quá. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, chiều tối về chỉ có mỗi tắm rửa. 2 ông bà già ở nhà chẳng làm gì mấy, không thể nào tốn đến mức hơn chục khối nước được.
Lúc ấy bác hàng xóm sang chơi ngồi uống nước chè và đánh cờ với bố. Nghe chuyện tiền nước xong bác ấy cứ cười, còn đùa rằng: “Nhà ông tắm cho cả đàn bò à mà tiêu tốn từng ấy nước”.
Bố chồng nghe hàng xóm châm chọc vậy thì bực lắm. Mẹ con tôi vội nói đỡ mấy câu bảo chắc tháng trước chưa rét, trời nóng nực nên vừa đun nước uống vừa tắm rửa nhiều hơn tháng này. Rồi 2 đứa cháu nhà anh chồng sang ngủ lại chơi, có thêm chúng nó nên tốn hơn một chút. Hơn nữa tổng tiền nước chồng tôi thanh toán chỉ có hơn trăm nghìn, chưa đến mức quá đắt để kêu than.
Tuy nhiên bố chồng nghe không lọt tai. Ông kiên quyết cho rằng cả nhà đang “lãng phí tài nguyên thiên nhiên”, nâng cao quan điểm thành nhiều thứ đao to búa lớn. Rồi ông tuyên bố từ bây giờ cả nhà phải tiết kiệm nước triệt để. Đặc biệt chuyện tắm rửa vệ sinh thì tắm một lần mỗi tuần là đủ, còn hàng ngày chỉ lấy một chậu nước ra lau người là được rồi (?!?)
3 mẹ con tôi giãy nảy lên phản đối. Cả ngày làm bao nhiêu việc, ra đường bụi bặm đủ thứ bám vào người nữa, không tắm rửa sạch sẽ thì chịu sao được? Sống giữa thủ đô chứ có phải thổ dân trong rừng đâu mà phải kham khổ đến mức ấy!
Chúng tôi bỏ lên phòng kệ cho bố ngồi lảm nhảm. Lát sau tôi định đi tắm để chuẩn bị ra ngoài cà phê thì phát hiện ra vòi nước không chảy. Chồng chạy xuống nhà kiểm tra thì phát hiện bố khóa luôn van tổng vào không cho ai dùng. Bảo là hôm nay mới rửa sân xong nên tốn nước quá, sáng sớm mai dậy mở nước cho cả nhà dùng sau.
Thế rồi một cuộc tranh cãi nổ ra. Bố chồng nhất quyết bọc kín cái van lại không cho ai sờ vào. Ông mắng con trai là “sống không biết tiết kiệm”, rồi cố chấp bắt mọi người nhịn dùng nước, đi vệ sinh thì múc tạm từ cái xô nước thừa cạnh máy lọc ra dùng.
Cuối cùng vợ chồng tôi phải chở nhau ra nhà nghỉ để tắm nước nóng. Chồng bực dọc bảo từ mai đi tìm nhà thuê để dọn ra riêng, chứ sống với bố kiểu này anh không chịu đựng nổi. Có mỗi hóa đơn nước hơn trăm nghìn mà bố đã cư xử trái khoáy vậy rồi. Sau này ai biết ông còn khù khoằm thế nào nữa?
Tiền bạc của cha mẹ để lại không phải là tài sản quý giá nhất. Nhưng các con trai của bà Ngân lại không thể hiểu được điều này.
Cô con gái nuôi hiếu thảo
Bà Ngân sinh có 3 người con trai. Ai trong làng đều ngưỡng mộ bà. Tuy vậy, bà rất mong muốn có một cô con gái, nhưng bấy giờ bà đã hơn 40 rồi, không còn đủ sức khỏe để có thể sinh nở. Vậy nên bà quyết định nhận nuôi một cô con gái của một gia đình nghèo huyện kế bên.
Quyết định này cũng gọi là một quyết định sáng suốt. Bởi lẽ, nếu không có cô con gái này, bà sẽ không biết sẽ sống như thế nào. Ba người con trai chưa bao giờ quan tâm, hỏi han đến bà. Lúc bà ốm nặng nằm trong bệnh viện, không ai muốn chăm sóc bà. Ngược lại, họ còn tranh nhau tài sản mặc dù bà chưa qua đời. Chỉ có mỗi cô con gái nuôi hằng ngày chăm sóc và đối xử với bà rất tốt.
Bà Ngân là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn nhất làng. Nhờ vào kinh nghiệm cũng như là bí quyết chăn nuôi, kinh tế gia đình bà khá khấm khá. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ VNĐ. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình.
Ảnh minh họa
Về phần bà Ngân, bà không biết làm sao. Cả ba dù ngoan ngoãn hay không thì cũng là con của bà, không thể nào không chia cho các con tài sản. Để mẹ chia tài sản cho mình, ba người con đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc với nhau rằng nhất quyết không được chia tài sản cho người ngoài, đặc biệt là em gái nuôi. Và bất kì số tiền được chia cho ba người như thế nào thì ba anh em sẽ chia đều lần nữa.
Khi mẹ vẫn còn đang nằm bệnh viện, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi ra khỏi nhà. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà.
Tài sản đáng giá nhất
Ảnh minh họa
Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận.
“Những tờ giấy này, ba anh trai của con không cần, mẹ để lại cho con. Còn mảnh đất mà mẹ nuôi heo ở làng này, chúng nó không muốn, mẹ cũng để lại cho con hết nhé.”
Vừa dặn dò con gái xong, bà Ngân lập tức qua đời.
Ba người con trai lo xong tang lễ cho bà Ngân xong, họ nhanh chóng về thành phố tiếp tục công việc. Chỉ có cô gái vẫn ở quê làm việc. Mọi người trong làng đều nói rằng bà Ngân không công bằng, vì đã để cô con gái nuôi mà bà yêu thương nhất thiệt thòi.
Khi cô gái mở những tờ giấy mà mẹ đã để lại ra xem, cô vô cùng ngỡ ngàng. Vì bên trong toàn bộ là bí quyết nuôi lợn mà mẹ đã đã tích cóp mấy chục năm qua.
Hóa ra, bà Ngân đã để lại cho cô gái tài sản tinh thần quan trọng nhất trong cuộc đời bà. Các bí quyết này đã giúp cô nỗ lực khởi nghiệp, mở rộng quy mô trang trại của mẹ. Sau 3 năm, nhờ sự chăm chỉ của mình, cuối cùng cô đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng khắp nơi. Còn ba người anh trai, chỉ biết ghen tị trước những thành công của em gái.
Đã giao kèo trước là như thế nhưng sống 2 tháng thì tôi không chịu được nữa vì tôi không nghĩ mẹ chồng lại lười tới mức đó.
Vợ chồng tôi mới có con đầu lòng, hiện cháu được 8 tháng. Hàng ngày con ở nhà với bà nội còn vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến chiều tối mới về nhà.
Khi con được 6 tháng tôi bắt đầu đi làm nên có nhờ mẹ chồng ở dưới quê lên chăm sóc con. Mẹ chồng tôi cũng đồng ý nhưng với yêu cầu phải trả lương cho bà vì bình thường ở quê mẹ chồng tôi còn khỏe, vẫn đi làm ở công ty điện tử nên nếu đi chăm sóc cháu thì không có nguồn thu nhập để chi tiêu đình đám. Do đó nếu trông cháu 1 năm là khoảng thời gian khá dài phải nghỉ hẳn việc ở công ty. Chồng tôi nói:
– Dù mẹ không nói trả lương thì vợ chồng mình cũng vẫn phải hỗ trợ mẹ chút tiền mỗi lần mẹ về quê. Thôi thì cứ trả lương đàng hoàng sau này em cũng không phải nghĩ ngợi gì. Ngoài ra nếu thuê người ngoài chăm con thì chúng ta trả lương mẹ, bà chăm cháu dù sao cũng yên tâm hơn người ngoài.
Ảnh minh họa
Tôi cũng đồng ý với những gì anh nói vậy nên quyết định trả mẹ chồng bằng mức lương tối thiểu của một bảo mẫu, 7 triệu/tháng. Chồng tôi làm cơ quan nhà nước lương không có nhiều, chỉ đủ trả cho mẹ chồng và còn dư ít thì anh chè nước cũng hết. Còn lại tiền của tôi phải chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và tiết kiệm. Chính vì thế trước khi đưa ra quyết định đó tôi cũng đắn đo nhiều lắm.
Khi mẹ chồng lên chăm chú bà nói với chúng tôi:
– Ban ngày ở nhà mẹ chủ yếu bế thằng bé thôi nhé, chuyện nhà cửa mẹ cũng không làm được nhiều đâu.
– Vâng không sao mẹ, mẹ cũng chỉ cần tập trung lo cho cháu là được ạ vì cháu cũng nghịch lắm, sơ sểnh chút nhỡ lại nguy hiểm.
Nói là vậy nhưng tôi cứ tưởng ban ngày hai bà cháu ở nhà ngoài việc ăn uống ngủ nghỉ thì thời gian còn lại cũng đỡ đần tôi chút việc cơm nước, nhà cửa. Thế nhưng ngược lại đúng như lời mẹ chồng nói, bà không hề động tay chân một chút vào những công việc nhà. Không chỉ vậy hai bà cháu còn đàn đống ra nhà, nồi niêu bát đũa ăn cả ngày không rửa, quần áo bẩn không giặt, nhà không lau, rác không dọn… tất cả tôi phải làm hết.
Vợ chồng tôi 7h tối mới về tới nhà là bắt tay vào cơm nước dọn dẹp nhà cửa tới quay cuồng. Thỉnh thoảng có những hôm chồng đi chơi thể thao, đi nhậu cùng bạn bè, tôi về muộn một mình quả thực làm không xuể. Khi về con lại bám víu không làm được gì nhưng mẹ chồng cũng nhất quyết không giúp nấu cơm hay dọn dẹp mà chỉ ngồi bấm điện thoại hoặc gọi điện thoại cho mọi người để buôn dưa lê. Khi tôi cố dứt con ra, đưa cho bà nội bế để đi làm việc nhà thì đứa trẻ lại khóc bà không dỗ được.
Có những hôm khác vợ chồng tôi cùng về muộn mẹ chồng cũng bế cháu xuống sảnh chơi hoặc sang nhà hàng xóm chơi. Tôi về nhà là thấy cảnh hoang toàn từ phòng khách đến phòng ngủ, 8h tối cơm nước cũng chưa nấu nên thực sự rất mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Quay cuồng như vậy suốt 2 tháng tôi tới mức không thể chịu được mới chia sẻ với chồng:
– Anh xem sắp xếp công việc về nhà sớm phụ em chứ tuần 7 ngày anh đi 5 tối một mình em phải làm hết thì em chịu sao nổi. Có những hôm em phải tăng ca còn về muộn nữa thì mẹ cũng chẳng cơm nước gì cả mà chỉ nấu cháo cho cháu ăn. Em về nhà như một mớ hỗn độn.
– Ừ anh biết rồi, để anh bảo mẹ đỡ đần thêm.
Thế nhưng chẳng biết chồng có bảo mẹ không mà bà cũng nhất quyết không động chân tay vào việc gì ngoài bế cháu đúng như những gì bà đã giao kèo trước.
Quá mệt mỏi, tôi nghĩ cứ như này thì không ổn. Tiền thuê người thì vẫn mất mà việc nhà thì tôi làm không xuể. Trong khi đó nếu thuê người ngoài tôi dám chắc họ không chỉ ăn không ngồi rồi như thế này.
Vậy nên lúc vui vui tôi ngồi rỉ tai mẹ chồng:
– Mẹ ơi công ty con chuẩn bị cắt giảm nhận sự nên có lẽ con nghỉ việc ở nhà trông cháu một thời gian, đợi cháu lớn con cho đi lớp. Mẹ còn khỏe nên thôi mẹ cứ về đi làm mà lấy lương chi tiêu.
– Muộn rồi, mẹ nghỉ việc được 2 tháng, công ty người ta cũng tuyển được người rồi. Thôi thì mẹ cứ ở đây trông cháu cho các con như hiện nay, con đi kiếm việc mà làm.
Ảnh minh họa
Câu nói của bà chặn họng khiến tôi không biết nói gì thêm và giờ cũng không biết phải làm thế nào.
Hôm nay tôi thực sự hiểu câu nói “ không phải cứ không còn nữa mới là đánh mất”. 10 năm hôn nhân và 3 năm yêu nhau là 13 năm bên nhau, gia đình chúng tôi trước ánh mắt của thiên hạ là một gia đình kiểu mẫu.
Chính tôi cũng vẫn luôn tự hào rằng tôi có một gia đình hạnh phúc và tôi nghĩ rằng đó là sự thành công lớn nhất của tôi cho tới hôm nay khi tôi nghe được vợ nói chuyện cùng 1 cô bạn đồng nghiệp ở nhà tôi. Sau cuộc họp tôi thấy hơi mệt nên về sớm hơn thường lệ, 2 con tôi 1 bạn lớp 8 và 1 bạn lớp 11 đều đã về quê với ông bà kể từ khi bắt đầu nghỉ hè.
Nhà hiện tại chỉ còn 2 vợ chồng, do tính chất công việc nên tôi thường hay về muộn, chắc vợ nghĩ tôi về muộn nên rủ cô bạn chơi thân ở văn phòng về ăn uống. Thi thoảng vợ tôi cũng rủ các bạn đến nhà tám chuyện khi tôi vắng nhà.
Nhưng hôm nay câu chuyện tôi nghe được khiến tôi phải sốc, tôi đang đứng ngoài cửa chuẩn bị mở vào thì nghe bạn kia hỏi vợ tôi “ chị có bí quyết gì mà gia đình lại luôn êm ấm vui vẻ mà chồng con, nhà cửa xe cộ đủ cả mà anh chị vẫn yêu thương nhau thế chị, chia sẻ bí quyết đi” trong đầu tôi nghĩ rằng vợ sẽ kể cho bạn kia nghe kinh nghiệm hoặc là chém gió vui vui nhưng không, sau một lúc im lặng vợ tôi nói “ Đơn giản lắm em ạ, chỉ cần em hết yêu thì sẽ êm ấm” có lẽ bạn kia cũng sốc nhưng tôi còn sốc hơn.
Ngày thường vợ vẫn ân cần chăm sóc tôi, chăm con cái, đối nội đối ngoại tốt. Với đồng nghiệp tôi thì vợ cũng cởi mở, cô ấy rất được lòng mọi người xung quanh vì tươi tắn, hay cười nói. Tôi vẫn luôn nghĩ chắc vợ phải yêu mình lắm mới có thể làm tốt mọi thứ vậy, sao lại là hết yêu nhỉ. Tôi im lặng để nghe tiếp câu chuyện.
Cô bạn kia hỏi tiếp “ Hết yêu? Sao lại là hết yêu mà êm ấm được hả chị? Hết yêu phải buông bỏ chứ?” Vợ tôi trả lời rằng “ Vì khi hết yêu em mới có thể bao dung với nhưng lỗi lầm của chồng, vì khi hết yêu e cũng đặt chồng ở vị trí chẳng còn quan trọng, hết yêu em không lo lắng cho an toàn mỗi khi chồng đi khuya về sớm, không lo thì không sót ruột, không cằn nhằn, không cãi vã, không ca thán và cũng không ghen tuông”. Bạn kia hỏi tiếp “ Sao chị lại không chọn li hôn để giải thoát khi không hạnh phúc” Vợ nói là vì con nên cố gắng. Và có kể lại 1 sự việc khi đó khoảng năm 2019 công ty tôi có rất nhiều khó khăn do mới thành lập, thời gian đó tôi tập trung cho sự nghiệp và chúng tôi thường xuyên cãi vã, tưởng như li hôn đến nơi.
Tôi hay phải đi xã giao để kết nối các mối quan hệ, thường xuyên về muộn có hôm 2-3h sáng mới về tới nhà. Vợ nói vài câu là tôi cáu. Và có một hôm chúng tôi cãi nhau rất to tôi có nói “ Em nên biết điều, anh quá mệt mỏi ngoài xã hội rồi em không chia sẻ không giúp được anh thì cũng đừng gây sự. Anh có sĩ diện của anh, đường đường là …. Về nhà vợ suốt ngày chửi vợ cằn nhằn, em im lặng để anh còn tập trung công việc.”
Sau hôm đó vợ tôi thay đổi hẳn, và tối hôm sau vợ mua một con vịt nướng rủ tôi nhậu.
Tôi cứ nghĩ đó là bữa ăn vợ làm lành và hiểu ra vấn đề của mình cho đến hôm nay tôi mới nghe định nghĩa của vợ về bữa ăn đó và mới biết đó là bữa nhậu cô ấy chia tay chức vụ “ vợ” của tôi chuyển thành người dưng chung nhà.
Cô ấy nói với bạn kia rằng, đêm đó cô ấy khóc một trận đã đời và sáng hôm sau cô ấy chính thức coi tôi chỉ còn là bố của các con và là người bạn chung nhà không hơn, không kém. Đúng là sau hôm đó vợ không bao giờ còn gọi tôi khi tôi đi nhậu.
Không còn cằn nhằn khi tôi về muộn. Không hỏi tôi muốn ăn gì vào bữa tối. Không còn thắc mắc hay trách tôi không đưa cô ấy và các con đi chơi . Không hỏi tôi khi nào về. Không chiến tranh lạnh khi tôi lỡ quên tặng quà sinh nhật hay kỷ niệm nào đó. Tôi nghĩ rằng đó là sự trưởng thành, thấu hiểu của vợ nhưng đến hôm nay chính tai được nghe cô ấy nói. Đó không phải là thấu hiểu mà là hết yêu, cô ấy chọn hạnh phúc và vun vén hạnh phúc cho mình bằng những cuộc hẹn cafe cùng bạn bè, chăm con, spa tuần 3 lần.
Bạn kia lại hỏi “ vậy chị có thực sự hạnh phúc không?” Cô ấy trả lời “ Chị rất hạnh phúc, chỉ là hạnh phúc của chị không hề bao gồm anh ấy. Chính anh ấy đã vứt bỏ vị trí quan trọng nhất của mình trong lòng vợ, anh ấy cần tự do vậy thì sao chị phải để anh ở vị trí quan trọng, anh ấy cần một người bạn vậy sao chị phải cố là một người vợ.
Hạnh phúc của e không nhất thiết phải bao gồm chồng em?” Tôi chết lặng người, thì ra bao năm nay tôi đã đánh mất người vợ thực sự và chỉ còn một người bạn chung nhà. Và cô ấy vốn hạnh phúc và thực sự hạnh phúc theo cách riêng của cô ấy chỉ là hạnh phúc ấy KHÔNG HỀ CÓ TÔI…..
Khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất thì ai cũng muốn sang tên nhanh chóng. Tuy nhiên, không ít trường hợp không thực hiện việc sang tên. Vậy, trường hợp không sang tên Sổ đỏ thì người dân có bị xử phạt?
* Sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Theo quy định, khi chuyển nhượng, tặng cho thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động.
Sang tên Sổ đỏ là thủ tục bắt buộc
Tại khoản 1 Điều 131 Luật Đất đai năm 2024 quy định:
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 113 Luật Đất đai 2024, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải đăng ký biến động. Hay nói cách khác, sang tên Sổ đỏ là thủ tục đăng ký bắt buộc.
Về thời hạn đăng ký biến động:
Theo khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho… quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Do đó, người dân phải đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho… có hiệu lực.
Trường hợp thi hành án thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày bàn giao tài sản thi hành án, tài sản bán đấu giá; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.Nếu quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực hoặc từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế đối với trường hợp thừa kế mà không đăng ký biến động (không sang tên Sổ đỏ) thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Không sang tên Sổ đỏ người dân sẽ bị phạt nặng? (Ảnh minh họa)
Mức xử phạt khi không sang tên Sổ đỏ
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Lưu ý:
– Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất;
– Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất;
– Trường hợp cho thuê, cho thuê lại, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện, không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người đã cho thuê, cho thuê lại, thế chấp.