Home Blog Page 123

Diễn viên Hoàng Yến cưới lần thứ 5, biết ơn 4 người chồng cũ: Đẹp như tui lấy 100 ck vẫn được

0

Mới đây, nữ diễn viên Hoàng Yến bất ngờ tung ảnh diện váy cưới khiến dân tình xôn xao. Ở tuổi U50, “cô Xuyến” vẫn sở hữu sắc vóc trẻ trung, quyến rũ. Nhiều người bất ngờ khi xem bức ảnh cưới và nhan sắc “lão hóa ngược” của Hoàng Yến.

Cô viết: “Tin là ai nhìn thấy hình này cũng vui! Cô dâu Hoàng Yến 17 tuổi ngày xưa không trẻ không đẹp không ngây thơ thế này!”.

Diễn viên Hoàng Yến bất ngờ đăng tải ảnh diện váy cưới. (Ảnh FBNV)

Ở tuổi U50 và trải qua 4 cuộc hôn nhân, Hoàng Yến đang có cuộc sống yên bình bên 3 con gái. Cô tập trung vào kinh doanh và thỉnh thoảng lại tái xuất màn ảnh khi có vai diễn phù hợp.

Cuối năm 2023, Hoàng Yến đăng tải hình ảnh và video ghi lại khoảnh khắc xuống tóc để tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Chia sẻ với Tiền Phong, nữ diễn viên cho biết hoằng dương Phật pháp là sứ mệnh quan trọng trong cuộc đời mình nhưng lần xuất gia này chỉ mang tính ngắn hạn.

Hoàng Yến từng cạo đầu, tham gia khóa tu. (Ảnh FBNV)

Hoàng Yến bắt đầu giác ngộ đạo Phật từ năm 2016, nhờ duyên lành với hai người bạn thân. Thời gian gần đây, cô thường xuyên đăng tải hình ảnh tham gia các hoạt động thiện nguyện và biểu diễn nhạc Phật.

Hoàng Yến, sinh năm 1976, thường được biết đến qua các vai diễn lẳng lơ, đanh đá trên màn ảnh nhỏ. Cô gây ấn tượng mạnh với khán giả qua vai cô Xuyến trong Về nhà đi con. Bộ phim truyền hình gần đây nhất Hoàng Yến tham gia là Làng trong phố, do đạo diễn Nguyễn Mai Hiền thực hiện, phát sóng vào giữa năm 2023.

Dịch vụ xem phim trực tuyến

Đời tư của nữ diễn viên cũng thu hút nhiều sự chú ý, đặc biệt là qua những cuộc hôn nhân đầy ồn ào. Kết hôn lần thứ tư vào năm 2016, Hoàng Yến từng dành nhiều lời khen ngợi cho người chồng trẻ tuổi. Tuy nhiên, vài năm sau, cô ly hôn và tố cáo chồng cũ có hành vi bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nữ diễn viên không có ý định đi bước nữa sau 4 lần đò. (Ảnh FBNV)

Trả lời trong một bài phỏng vấn, Hoàng Yến cho biết sau 4 lần đò, cô không có ý định đi bước nữa. Tuy vậy, cô sẵn sàng mở lòng khi “hoàng tử” xuất hiện. Cô nói: “Tôi hiện không có ý định lấy chồng nữa. Nhìn nhiều người bạn mệt mỏi vì chồng, tôi thấy hạnh phúc với cuộc sống tự do. Nhưng mọi thứ chỉ đúng ở thời điểm nói, biết đâu hoàng tử xuất hiện, khiến tôi dũng cảm bước tiếp”.

MC Thảo Vân hiếm hoi khoe ảnh cưới sau nhiều năm ly h/ô/n Công Lý, chú rể trẻ măng là người nổi tiếng có giọng nói vạn người mê

0

Vợ cũ Công Lý chia sẻ loạt ảnh cưới đậm không khí Hà Nội xưa khiến fan vô cùng bất ngờ.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 1

Cách đây ít giờ, trên trang cá nhân, MC Thảo Vân bất ngờ đăng tải chùm ảnh cưới theo phong cách Hà Nội xưa.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 2

Cụ thể, vợ cũ của nghệ sỹ Công Lý diện áo dài, trang điểm nhẹ nhàng làm toát lên vẻ nữ tính duyên dáng.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 3

Cùng với bó hoa dơn trắng, Thảo Vân trông thật xinh đẹp và trẻ trung.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 4Đi cùng với loạt ảnh đặc biệt này, nữ MC từng gắn bó với series “Gặp nhau cuối tuần” viết: “Cô dâu già quá, nhưng xinh! (Mọi người bảo thế) Thực ra là do chú rể trẻ quá thôi!”. Thảo Vân thậm chí còn tag (đánh dấu) tên chú rể Trịnh Lê Anh.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 5

Trong những bình luận bên dưới bài đăng, đa số bạn bè và fan đều khen ngợi nhan sắc của nữ MC 49 tuổi và nhận xét cô rất đẹp đôi với chú rể kém 7 tuổi. Một số khán giả gửi lời chúc mừng và Thảo Vân cũng vui vẻ đón nhận kèm theo biểu cảm dí dỏm.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 6

Cùng thời điểm này, “chú rể” của Thảo Vân cũng chia sẻ loạt ảnh cưới tương tự kèm theo status: “Có muốn cưới đâu, hazz”. Tuy nhiên, anh đã hé lộ sự thật về loạt ảnh bằng cách “check-in” tại sự kiện mang tên “Trăm năm hạnh phúc” diễn ra tại Hà Nội.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 7

Được biết, “Trăm năm hạnh phúc” là sự kiện tổng kết cuối năm được các nghệ sỹ trang trí bối cảnh giống như một đám cưới của cặp uyên ương người Hà Nội gốc. Từ khách mời dự tiệc đến nhân vật chính là MC Thảo Vân và MC Trịnh Lê Anh đều diện trang phục phù hợp thời kỳ bao cấp.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 8

Ngoài ra, “phi công trẻ” ban đầu khiến fan của Thảo Vân lầm tưởng là chú rể thực tế là gương mặt quen thuộc trên màn ảnh nhỏ. Anh sinh năm 1977, là giảng viên du lịch và sự kiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng rất nổi tiếng khi dẫn các chương trình trên VTV như Cà phê sáng và nhiều sự kiện quy mô lớn. Với vẻ ngoài lịch lãm và lối dẫn tinh tế, Lê Anh chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 9

Trước khi tham gia sự kiện này, Trịnh Lê Anh cũng bày tỏ trên trang cá nhân rằng: “77 mà đóng 5X, 6X đấy cả nhà. Đạo diễn trứ danh Nguyễn Hoàng Điệp chọn vai cho thì chỉ có mà náo nức, nôn nao chờ nhập vai thôi ạ. Thật đúng là tinh thần phơi phới kiểu Ơ KÌA!

Tối nay ai đến mừng duyên nàng Thảo Vân sánh đôi cùng…thì…chuẩn bị xoong chảo mâm nhôm. Nhớ bọc giấy hồng điều nhá nhá!”, anh dặn dò hóm hỉnh.

MC Thảo Vân khoe ảnh cưới "phi công" kém 7 tuổi: Sự thật ngã ngửa - 10

MC Thảo Vân sinh năm 1970 tại Lạng Sơn, là một công chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng Thảo Vân nổi tiếng khi làm MC của nhiều chương trình. Với lối dẫn thông minh, sâu sắc, có chừng mực, giọng nói ấm áp, truyền cảm, chị nhanh chóng được khán giả yêu mến khi dẫn chương trình: “Tôi và chúng ta”, “Rubic online”, “Vui khỏe có ích”; “Chuyện đêm muộn”, “Quý hơn vàng”, “Hiểu về trái tim” và đặc biệt là “Gặp nhau cuối tuần”, “Gặp nhau cuối năm – Táo quân”.

Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu

34 tuổi, Thảo Vân kết hôn với Công Lý và sau đó sinh được một con trai kháu khỉnh. Sống cùng nhau được chừng 5 năm, hai người chia tay nhưng vẫn duy trì quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Hiện tại, MC Thảo Vân đang có một cuộc sống giản dị, sáng đi làm, tối về nhà chăm sóc con. “Mình cũng là phụ nữ mà, có những lúc thấy mệt mỏi, yếu đuối. Những lúc đi làm về nếu có một người nào đó chia sẻ với mình thì tốt biết bao”, chị từng tâm sự.

BTV Thu Uyên ‘Như chưa hề có cuộc chia ly’ đang có cuộc sống thế nào

0

Ngoài việc gắn bó với chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” cùng những phân cảnh lấy đi nước mắt trên sóng truyền hình, đằng sau ống kính máy quay, BTV Thu Uyên lại người vô cùng giản dị cũng như kín tiếng ở đời tư.

Kể từ khi ra mắt, chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly được đánh giá là chương trình nhân văn, lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Hơn 150 tập phát sóng, chương trình đã giúp nhiều người đoàn tụ với gia đình sau những năm tháng thất lạc.

Đằng sau của chương trình được đánh giá là “nhân văn bậc nhất VTV” phải kể đến BTV – nhà báo Thu Uyên. Không chỉ là người làm nên thương hiệu với vai trò MC chính, kỳ cựu của chương trình mà còn đảm nhận nhiều vai trò như biên tập, chủ nhiệm chương trình

BTV Thu Uyên là người đứng sau thành công của chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly". (Ảnh: Tư liệu)

BTV Thu Uyên là người đứng sau thành công của chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. (Ảnh: Tư liệu)

BTV Thu Uyên có xuất thân trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Cô từng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại giao tại trường Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow. Vào năm 1987, cô trở về nước, công tác tại Đại học Bách khoa Hà Nội với vai trò là giảng viên tiếng Pháp và tiếng Nga. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, cuộc sống đưa đẩy giúp nữ MC “bén duyên” với công việc tại Đài Truyền hình Việt Nam.

Hơn 10 năm sau khi làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam, cô khiến nhiều người bất ngờ khi có quyết định táo bạo là sang Mỹ làm Matser về báo chí và truyền thông đại chúng. Sau khi trở về Việt Nam, tiếp tục công việc tại nhà đài, BTV Thu Uyên bắt đầu dẫn dắt chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly ở ngay những ngày đầu.

Hình ảnh hậu trường của BTV Thu Uyên đằng sau những khung hình trên sóng truyền hình. (Ảnh: FB Nguyễn Phạm Thu Uyên)

Hình ảnh hậu trường của BTV Thu Uyên đằng sau những khung hình trên sóng truyền hình. (Ảnh: FB Nguyễn Phạm Thu Uyên)

Có thể nói, cùng với chất giọng ngọt ngào cùng lối dẫn thông minh, tình cảm, cô còn dồn nhiều tâm huyết để giúp chương trình hoàn thành sứ mệnh. Cũng chính vì thế, không chỉ làm nên tên tuổi cùng với chương trình, nhận được nhiều tình cảm của công chúng mà cô còn trở thành “người giữ lửa” của Như chưa hề có cuộc chia ly suốt 15 năm, cùng khóc cười với những số phận ở đây.

Để vợ sang trời Âu nghỉ ngơi, tránh xa MXH, ông Dũng Lò Vôi ở nước nhà vẫn tiếp tục làm thiện nguyện giúp đỡ bà con khó khăn, trao cho số tiền cực lớn

0

Tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Sáng ngày 14/9, tại Bình Dương, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Tại buổi lễ, nhiều tổ chức và cá nhân đã tham gia đóng góp với số tiền lớn. Công ty Cổ phần Đại Nam, thuộc sở hữu của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng ‘lò vôi’), đã ủng hộ 5 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Công ty Đại Nam của ông Dũng 'lò vôi' ủng hộ 5 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào vùng lũ
Công ty Cổ phần Đại Nam, thuộc sở hữu của ông Huỳnh Uy Dũng đã ủng hộ 5 tỷ đồng

>> Ông Dũng ‘lò vôi’: Thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được về nhà là ‘tào lao’

Bên cạnh đó, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã đóng góp 10 tỷ đồng, Tổng Công ty Becamex IDC ủng hộ 5 tỷ đồng, Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng, và Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ ủng hộ 2 tỷ đồng. Tổng cộng, lễ phát động đã thu hút hơn 44 tỷ đồng từ các đơn vị, cá nhân.

Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương cho biết, sẽ tiếp tục vận động và kêu gọi các đơn vị, cá nhân ủng hộ thêm. Mọi thông tin về hoạt động ủng hộ sẽ được công khai minh bạch đến người dân.

Trước đó, vào ngày 13/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương đã công bố 117 trang sao kê từ Quỹ ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thông qua tài khoản Vietcombank của Ban Vận động cứu trợ tỉnh. Trong vòng 3 ngày từ 10/9 đến 12/9, đã có gần 1.500 giao dịch từ người dân và tổ chức, tổng số tiền quyên góp hơn 2,5 tỷ đồng. Số tiền này sẽ tiếp tục được chuyển đến hỗ trợ các tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại từ cơn bão.

Đã ở tuổi 74, người anh cả lòng tham trỗi dậy, vẫn kiên quyết khởi kiện em trai yêu cầu chia mảnh đất cha mẹ để lại. Nếu đòi được, đất sẽ để xây nhà từ đường, nhưng ông đứng tên sổ đỏ vì là con trưởng, kết quả là…

0

Dù đã ở tuổi xế chiều, người anh cả 74 tuổi vẫn kiên quyết khởi kiện em trai yêu cầu chia mảnh đất cha mẹ để lại. Nếu đòi được, đất sẽ để xây nhà từ đường, nhưng ông đứng tên ‘sổ đỏ’ vì là con trưởng.

TAND tỉnh Phú Thọ ngày 16.5 mở phiên tòa sơ thẩm lần 2, xét xử vụ tranh chấp chia tài sản thừa kế xảy ra trên địa bàn H.Thanh Thủy (Phú Thọ). Vụ án liên quan đến 11 người là anh chị em ruột, đều trú tại H.Thanh Thủy. Nguyên đơn là ông V.T.A (74 tuổi), bị đơn là ông V.K.B (66 tuổi).

Hồi tháng 8.2023, TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 1 của TAND tỉnh Phú Thọ để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm.

'11 anh em ruột tranh chấp đất', anh cả muốn sổ đỏ đứng tên mình- Ảnh 1.

Mảnh đất xảy ra tranh chấp giữa ông A. và ông B.

Cha mẹ qua đời, các con “đưa nhau” ra tòa kiện chia đất

Theo đơn khởi kiện, cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn (cha mẹ) sinh được 11 con chung, trong đó ông A. là con cả, ông B. là con thứ tư. Năm 1962, cha mẹ nhận chuyển nhượng thửa đất 1.213 m2 từ một người địa phương, chưa được cấp “sổ đỏ”.

Năm 1984, cha mẹ cho ông B. 138 m2 đất để làm nhà riêng, hơn 1.000 m2 còn lại gồm nhà, cây cối và công trình xây dựng của cha mẹ. Năm 2001 và 2015, cha mẹ lần lượt qua đời, không để lại di chúc; một trong số 11 người con cũng mất vào năm 2014.

Năm 2020, ông A. họp anh chị em bàn xây nhà từ đường của dòng họ trên phần đất hơn 1.000 m2 vì đây tài sản thừa kế chung. Tuy nhiên, ông A. “bất ngờ và sốc” khi ông B. không đồng ý và cho hay toàn bộ 1.213 m2 đất đã đứng tên ông B., được cấp “sổ đỏ” từ năm 2005.

Ông A. cho rằng em trai sử dụng thửa đất khi cha mẹ không có di chúc, gia đình không họp mặt để phân chia tài sản, cũng không ai ủy quyền làm thủ tục đứng tên, là trái quy định pháp luật.

Do vậy, ông A. đại diện cho 9 anh chị em cùng khởi kiện (vợ và con trai của người đã mất ủy quyền cho ông A. khởi kiện), đề nghị hủy “sổ đỏ” đã cấp cho ông B., chỉ cho ông B. được hưởng 138 m2, phần còn lại chia đều.

Ngược lại, ông B. khẳng định từ năm 1992, cha đã tới UBND xã làm thủ tục cho ông toàn bộ 1.213 m2 đất. Suốt quá trình sử dụng, ông đã tôn tạo, trồng trọt, chăn nuôi, đóng thuế đất… đến năm 2005 thì được UBND H.Thanh Thủy cấp “sổ đỏ”.

Vẫn theo lời ông B., sau khi cho ông toàn bộ 1.213 m2, cha mẹ mua một khu đất khác cùng xã để sinh sống ổn định. Đến nay, thửa đất này đã bán để lấy tiền chia cho 11 anh chị em. Ông B. cho rằng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ đã được định đoạt xong, không ai có ý kiến gì, nay do “sốt đất” nên các anh chị em mới đòi quyền lợi. Ông không chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn.

Sẽ chia đều, nhưng “sổ đỏ” phải đứng tên con trưởng

Trình bày tại tòa, ông A. nói kiện em trai không phải vì cần tiền mà do thấy “giấm giúi đổ đất lấp ao, chặt cây”. Tính ra, số tiền và thời gian mà ông bỏ ra để theo đuổi vụ kiện đến nay đã “quá tiền mảnh đất”.

Quá trình giải quyết vụ án này, tòa án các cấp nhiều lần tạo cơ hội để hai bên ngồi lại với nhau, tìm tiếng nói chung, nhưng đều bất thành. Hôm qua cũng vậy, khi được hỏi có muốn hòa giải hay không, cả ông A. và em trai đều cương quyết từ chối.

Thấy ông A. có phần gay gắt, chủ tọa giơ tay, khuyên bình tĩnh. “Toà sẽ lắng nghe cả hai bên để phân xử, cần giữ hòa khí vì nguyên đơn và bị đơn không chỉ là đương sự mà còn là người nhà”, chủ tọa nói.

Theo trình bày của bị đơn là ông B., sau khi được cấp “sổ đỏ” đứng tên mình, ông đã tôn tạo để mảnh đất được như ngày hôm nay. Đại diện viện kiểm sát hỏi ông A. rằng, nếu tòa tuyên chia đều đất cho 11 anh chị em thì có sẵn sàng trả ông B. chi phí tôn tạo đất không. Ông A. lập tức khẳng định là có.

Đáng chú ý, luật sư đặt câu hỏi với ông A.: “Nếu ông xác định đòi đất về để xây nhà thờ họ thì sao không đề nghị cấp sổ đỏ diện nhà thờ họ, hoặc sở hữu chung 11 anh em mà lại đề nghị để riêng tên mình?”.

Ông A. lý giải mình là con trưởng nên sẽ đứng tên trong “sổ đỏ”. Tuy nhiên, ông sẽ đề nghị ghi chú trong sổ “đất này để thờ tổ tiên, mãi mãi không con cháu nào được mua bán chuyển nhượng”.

Không đồng tình với yêu cầu của anh trai, ông B. cho rằng 8 đơn thư (của ông A. và 7 người em) giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy. Đại diện viện kiểm sát cũng đặt vấn đề ông A. đại diện cho cả 7 người em để khởi kiện ông B., vậy có đảm bảo tất cả đơn thư của họ là khách quan, tự nguyện hay không. Ông A. đáp: “Tôi nghĩ chắc là không ai ép họ cả”.

Một nội dung quan trọng được tòa dành nhiều thời gian để xét hỏi, đó là có hay không việc cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn mua một khu đất khác cùng xã rồi chuyển ra đó sinh sống ổn định.

Ông A. phủ nhận, cương quyết cho rằng cha mẹ mình sống tại mảnh đất đang tranh chấp đến khi qua đời, không có chuyện mua khu đất khác rồi chuyển nhà. Ngược lại, ông B. thì khẳng định sau khi cha mất, ông A. đã nhân danh con trưởng xin mẹ họp gia đình, quyết định bán khu đất cùng xã nêu trên, lấy tiền chia “mỗi con trai 30 triệu, mỗi con gái 2 triệu”.

“Anh em từng rất yêu thương nhau, chỉ khi giá đất tăng thì…”

Trong số 9 anh chị em còn sống, bà V.T.C, con thứ hai, là người duy nhất đứng về “phe” bị đơn. Đại diện viện kiểm sát hỏi bà C., rằng tại sao 9 người đứng về phía con trưởng, chỉ mình bà bênh ông B., “có uẩn khúc gì không?”. Người phụ nữ nói bản thân không thiếu tiền, cũng không bênh ai cả.

Theo trình bày của bà, khi còn sống, cha mẹ nhiều lần nói cho ông B. mảnh đất 1.213 m2. Bà nghĩ “cha mẹ cho cậu rồi thì tôn trọng, không nên tranh giành”.

Năm 2001, ông B. có thông báo việc làm “sổ đỏ” mảnh đất mang tên mình, khi ấy cả gia đình không ai có ý kiến gì. “Anh A. bảo sốc vì cậu B. làm sổ không ai biết, thế là nói sai rồi”, bà C. thẳng thắn.

Vẫn theo lời bà C., trước khi xảy ra vụ kiện chia đất, các anh em trong gia đình rất yêu thương, hòa thuận, kinh doanh khấm khá nhất nhì huyện. Mọi người thường xuyên sang nhà ông B. tụ họp, liên hoan, vì thế “anh A. bảo cậu B. âm thầm lấp ao, chặt cây, xây tường bao, chiếm đất mà không ai biết là không đúng”.

Giống với lời khai của bị đơn là ông B., bà C. cho hay em trai ở mảnh đất này đã 30 năm, không anh chị em nào đòi chia chác. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh từ năm 2020, khi giá đất tăng.

Ban đầu, hai bên từng nhiều lần thỏa thuận. Ông B. chấp nhận lấy một nửa diện tích khu đất, phần còn lại sẽ xây nhà từ đường theo đúng nguyện vọng của các anh chị em trong gia đình. “Tôi thấy 600 m2 xây nhà thờ tổ là quá thoải mái, nhưng phía ông A. không chịu”, bà C. kể.

Sau nhiều giờ xét hỏi, cả hội đồng xét xử và đại diện viện kiểm sát đều nhận định, nhiều lời khai của ông A. đang có sự mâu thuẫn. Đến nay, việc ai là người đóng thuế đất chưa rõ, cũng chưa làm rõ được cha mẹ các đương sự có thực sự chuyển đến khu đất mới hay không. Để có câu trả lời, tòa cho rằng cần triệu tập những người cao tuổi tại địa phương để xác nhận.

Vì những vấn đề trên không thể giải quyết ngay tại tòa, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên xử, sẽ mở lại trong vòng một tháng tới.

Sau khi chồng tôi và con gái đi nghỉ mát ở cơ quan về, cô con gái nhỏ kể: “Hình như bố có bồ ở cơ quan ý mẹ. Bố ngồi ăn, cô ấy cũng ngồi cùng. Cô ấy hay gắp thức ăn cho bố và con. Con thấy đi đâu cô ấy cũng đi cạnh bố”. Nghe con kể, tôi nổi “cơn tam bành”, tra hỏi về “cô ấy” và cãi nhau một trận kịch liệt với chồng. Bực mình, anh ta thách thức ly h:ô:n, còn ch:ê tôi như chị của chồng. Sau hôm đấy, tôi đã quyết định làm 1 việc hệ trọng, dồn hết tiền cho bản thân, cho anh ta sáng mắt…

0

Ở tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.

Chị Minh Hiền chia sẻ rằng, chị vui vì chính bản thân cũng cảm nhận được rõ sự thay đổi về con người – cả tâm hồn lẫn ngoại hình của mình.

“Thú thật, xem lại những tấm hình của 10 năm về trước mà không ngờ mình lại như một “bà già” thế. Nhìn tôi già và quê mùa vì ăn mặc quá lôm côm, vớ gì mặc nấy, ai cho đồ gì cũng mặc…”, chị Hiền tâm sự.

Thực ra, không chỉ riêng chị Hiền mà nhiều chị em khác, để lo cho gia đình, con cái, họ thường chắt chiu, giản tiện tối đa nhu cầu riêng của bản thân. Điều này lâu dần trở thành thói quen khiến nhiều chị em quên mất việc chăm sóc bản thân để làm cho mình đẹp dần lên cùng năm tháng.

Chị Hiền nhớ lại khoảng thời gian gần chục năm về trước, mỗi ngày thức dậy, chị chỉ biết đến việc lo cho con và trông coi tiệm tạp hoá. Chồng chị đi làm lương cũng khá, cửa hàng tạp hoá của chị túc tắc cũng được chục triệu mỗi tháng.

Kiếm đồng tiền vất vả, nghĩ tiếc tiền nên chị Hiền chẳng dám tiêu pha, vui chơi rộng rãi. Trước đây, cơ quan chồng chị hay “bao” cả gia đình cán bộ nhân viên đi nghỉ mát thì cả nhà chị thường đi cùng nhau.

Sau này, cơ quan cắt giảm ngân sách, gia đình đi cùng thì phải đóng tiền thêm nên chị Hiền và các con không đi nữa. Cứ nghĩ cả nhà đi nghỉ 3-4 ngày mất toi nửa tháng thu nhập của hai vợ chồng là chị tính chuyện thoái lui. Riết cũng quen, chị chẳng có nhu cầu giao lưu, gặp gỡ bạn bè của cả 2 vợ chồng.

Rồi một lần, sau khi đi nghỉ mát cùng bố về, cô con gái 10 tuổi kể: “Hình như bố có bồ ở cơ quan ý mẹ. Bố ngồi ăn, cô ấy cũng ngồi cùng. Cô ấy hay gắp thức ăn cho bố và con. Con thấy đi đâu cô ấy cũng đi cạnh bố”.

Nghe con kể, chị Hiền nổi “cơn tam bành”, tra hỏi về “cô ấy” và cãi nhau một trận kịch liệt với chồng. Chị chì chiết, trách móc mình, than vãn ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, vậy mà bị chồng “cắm sừng”.

Anh cố gắng giải thích rằng đó chỉ là tình cảm đồng nghiệp cùng cơ quan, mấy năm nay toàn thấy chỉ có 2 bố con đi nghỉ mát, con gái còn nhỏ nên mọi người hay hỏi han, quan tâm hơn.

Cô ấy mới chuyển về cơ quan 2 năm nay, chị lại không hay đi cùng cơ quan chồng nên anh nói tên chị cũng không biết… Thế nhưng, dù anh có giải thích thế nào, chị cũng không chịu tin, còn đòi… chia tay.

Bực mình, anh thách thức: “Em cứ làm đơn đi, anh ký. Em tưởng chỉ mình em chịu ấm ức, hy sinh à? Em có quan tâm đến cảm xúc của anh không? Anh không cần em hy sinh rồi biến mình thành “mẹ bổi”, suốt ngày tiếc tiền ru rú ở nhà như thế.

Em có biết, bao nhiêu người nhận xét rằng em bây giờ nhìn như “chị” của chồng không? Anh không có ý gì, vì anh biết em quên bản thân để chăm lo cho các con, cho gia đình. Nhưng anh là chồng em, nghe thế anh có vui được không?”.

Bình thường chồng chị ít nổi nóng nhưng lần này, anh tuôn lời như suối. Anh càng nói, chị càng thấy nhói đau trong tim. Thì ra, tất cả những thứ mà chị nghĩ rằng mình “hy sinh” bản thân để lo cho chồng con lại vô hình trung, thành “cái tội” trong mắt anh – tội tính toán chi li, tội… tiếc tiền, tội ăn mặc cẩu thả, tội biến mình già nua, tội không cần ai bạn bè…

Sau trận cãi vã nảy lửa với chồng, chị bắt đầu nhìn lại bản thân. Những lời “chê” của anh làm chị “xóc tận óc” vì tự ái. Chị cứ chắt bóp tiết kiệm là vì anh, vì con, vì gia đình này chứ ai. Thế mà anh còn lên án chị “chi li, tiếc tiền”.

Đã thế, từ nay chị chẳng việc gì phải chắt chiu từng đồng nữa, chị sẽ dành hẳn 1 khoản để chăm lo nhu cầu bản thân.

Giờ nhìn lại chuyện cũ, chị Hiền bảo, chị biết ơn vì nhờ cuộc xung đột với chồng mà chị nhận ra rằng: “Phụ nữ biết làm đẹp, chăm lo tốt cho mình cũng chính là cách thể hiện tình yêu chồng con, làm cho họ tự hào về mình. Chúng ta không tránh được việc tuổi tác già đi nhưng chúng ta có khả năng biến mình đẹp lên theo năm tháng”.

Tôi 35 tu:ổi, từng l:y h:ô:n và có một con g:ái riêng. Vợ cũ ph:ản b:ội khiến tôi o:á:n h:ận. Tôi không cho vợ gặp hay liên lạc với con như đ:òn tr:ả th:ù khiến cô ấy cả đời này cũng phải h::ố:i h::ậ:n. Nửa năm sau, tôi nhanh chóng kết hôn với Vy – cô gái hiền lành làm nghề dạy học, biết yêu thương trẻ con, tôi tin cô ấy sẽ biết chăm sóc con tôi. Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 t:u:ổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, b:ỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm. Tôi nghe thế thì thấy l:ạ nhưng vẫn đồng ý. Hôm đó,…. Cảnh tưởng trước mặt khiết tôi ch:ế:t s:ữ:ng…..

0

Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 tuổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, bỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm.

Tôi 35 tuổi, từng ly hôn và có một con gái riêng. Vợ cũ phản bội khiến tôi oán hận. Tôi không cho vợ gặp hay liên lạc với con như đòn trả thù khiến cô ấy cả đời này cũng phải hối hận. Sau khi ly hôn, vợ cũ ra nước ngoài. Nửa năm sau, tôi nhanh chóng kết hôn với Vy.

Vy là gái tân, hiền lành và nhân hậu, là giáo viên mầm non. Tôi quen biết cô ấy trong một lần cùng bạn bè đi làm từ thiện trong chùa. Vy ưa nhìn, thường xuyên đến chùa phụ giúp. Ngày đó nhìn thấy cô ấy chơi đùa với bọn trẻ trong chùa, tôi liền nghĩ đây có thể là người mẹ tốt cho con gái của mình. Tôi ích kỷ nghĩ cho con đầu tiên, nhưng tôi cũng có tình cảm chân thành với Vy.

Biết Vy chưa từng kết hôn lại lấy đàn ông từng ly hôn như tôi sẽ chịu thiệt thòi trong mắt người khác, nên tôi hết lòng chăm lo cho cô ấy và gia đình vợ. Tôi đưa vợ tiền để gửi về nhà, giúp bố mẹ cô ấy sửa chữa nhà. Bố mẹ cô ấy ban đầu không thích tôi, nhưng thấy sự kiên trì và thật lòng của tôi thì dần trở nên quý mền tôi. Từ ngày về sống cùng nhau, Vy yêu thương và chăm sóc cho con riêng của chồng như con ruột của mình.

Thông thường tôi và vợ sẽ ngủ một phòng, con gái 6 tuổi của tôi sẽ ngủ riêng. Nhưng gần đây, bỗng dưng vợ tôi nói muốn ngủ cùng con, con bé cũng nói muốn được ngủ với mẹ vài hôm. Tôi nghe thế thì thấy lạ nhưng vẫn đồng ý. Dù sao cả hai gần gũi với nhau hơn thì tình cảm càng gắn bó.
Vợ 5 lần 7 lượt đòi ngủ chung với con riêng, tôi nghe lén thì 'chết sững' khi biết sự thật mà cô ấy che giấu  - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet
Hôm đó, vợ tôi sang phòng con gái từ 8 giờ tối, nói là muốn sang đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ. Đến khoảng 9 giờ thì tôi đi ngang qua phòng ngủ của con gái, nhẹ nhàng mở hé cửa ra xem hai mẹ con đang làm gì. Cảnh tưởng trước mặt khiết tôi chết sững.

Con gái tôi đang cầm điện thoại của vợ để gọi video call. Tôi nghe giọng của người bên kia thì biết ngay đó là vợ cũ của mình. Tôi thật sự tức giận, tôi không muốn cô ta liên lạc với con gái mình, cô ta không xứng đáng làm mẹ của con tôi. Tôi đi tới giật điện thoại trên tay con, định lôi vợ vào phòng nói chuyện thì nghe tiếng con gái khóc nấc lên:

“Bố ơi bố đừng la mẹ Vy, là do con khóc đòi mẹ Vy gọi cho mẹ Phượng (tên vợ cũ của tôi). Bố đừng la mẹ Vy, con xin lỗi bố”.

Tôi thấy con khóc thì lòng mềm đi, vội dỗ con nín. Tôi hứa với con sẽ không la vợ thì con bé mới nín khóc rồi ngoan ngoãn lên giường đi ngủ.

Khi về phòng, vợ tôi xin lỗi tôi rồi nói:

“Em biết anh giận vợ cũ nhưng con gái anh đâu có lỗi gì. Mình được nhìn mặt ba mẹ mà lại bắt con gái mình không được nhìn thấy mẹ thì sao mà được hả anh? Em biết anh giận em nhiều chuyện, nhưng mà em cũng chỉ vì thấy thương con bé thôi. Trẻ con thì đâu có tội tình gì đâu anh”.

Tôi không trả lời vợ, cũng không tức giận với cô ấy nữa. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn cái gai khó nhổ vì bị vợ cũ phản bội. Tôi cũng biết mình không đúng khi bắt con không được gặp mẹ, chắc tôi cần thêm thời gian. Qua chuyện này, tôi càng yêu thương người vợ hiện tại của mình hơn. Cô ấy tin tưởng tôi nên mới không ghen tuông với vợ cũ, lại còn vì con gái của tôi mà lén liên lạc với vợ cũ. Tôi thật sự rất nể trọng và biết ơn cô ấy.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố, mẹ mất không để lại di chúc

0

Câu hỏi

Bố tôi mất và không để lại di chúc, trong khi sổ đỏ đất nhà chúng tôi đứng tên của cả bố và mẹ. Hiện giờ mẹ tôi muốn tách sổ cho các con (nhà em có 2 anh em), vậy thủ tục thực hiện thế nào?

Trả lời

Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đứng tên cả bố và mẹ bạn. Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Khi bố bạn qua đời mà không để lại di chúc thì 1/2 mảnh đất được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự bao gồm: hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bố.

Theo quy định trên, ông bà nội (nếu ông bà còn sống), mẹ của bạn, 2 anh em của bạn là các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. 1/2 tài sản trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn là di sản thừa kế của bố bạn. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế, đó là: mẹ bạn, 2 anh em của bạn, (và ông nội, bà nội của bạn nếu còn sống)

Hai anh em bạn có thể từ chối quyền thừa kế, sau đó mẹ bạn sẽ làm thủ tục thoả thuận di sản thừa kế. Tiếp đó, mẹ bạn tiến hành sang tên sổ đỏ đứng tên mẹ bạn. Sau khi sổ đỏ đứng tên mẹ bạn, nếu đáp ứng các điều kiện về tách thửa thì mẹ bạn và các con làm thủ tục tách thửa.

Thủ tục thực hiện tách thửa như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Căn cứ tại khoản 1 điều 2 và khoản 11 điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ tách thửa bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK
  • Bản gốc sổ đỏ
  • CCCD chứng thực của mẹ bạn và anh em bạn

Bước 2 : Tiếp nhận hồ sơ

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Các công việc

Tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho thửa đất thì Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho bạn hoặc gửi UBND cấp xã. Để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết trường hợp tách thửa mảnh đất.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, đối với lệ phí trước bạ thì trường hợp mẹ tặng cho con đất đai được miễn lệ phí trước bạ. Để được miễn nộp thì trong hồ sơ thực hiện sang tên, bạn cần có thêm giấy khai sinh (bản sao) để chứng minh quan hệ mẹ con. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì mẹ tặng cho con cũng được miễn thuế.

Khi tiến hành thủ tục tách thửa, bạn nộp chi phí đo đạc, phí thẩm định, lệ phí cấp sổ mới.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: [email protected]

Từ 01/8/2024, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở ….

0

Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách thay đổi liên quan tới bồi thường, tái định cư. Liệu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở không? Cùng theo dõi bài viết sau.

Đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được bồi thường thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng:

– Đất nông nghiệp; hoặc

– Tiền; hoặc

– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi; hoặc

– Nhà ở.

Đối chiếu với quy định tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ được bồi thường về đất bằng đất nông nghiệp hoặc tiền (trong trường hợp không có đất nông nghiệp để bồi thường).

Đồng thời, khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định, người bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở/nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở/nhà ở tái định cư.

Như vậy, từ ngày 01/8/2024 – khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường thì có thể được bồi thường bằng nhà ở.

Tuy nhiên, đối chiếu với nguyên tắc bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, vẫn sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền.

Nếu được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng nhưng phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nói tóm lại, từ 01/8/2024, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở (hiện nay chỉ quy định bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền).

đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở
Từ 01/8/2024, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? (Ảnh minh họa)

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất được bồi thường về đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Có quyết định giao đất/quyết định cho thuê đất/quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;
  • Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

CON CỨ Ế ĐI, MẸ ĐỒNG Ý. Con gáι ! Hôm nαy mẹ đi họρ lớρ cũ, các bạn mẹ đều có cháu bồng cháu bế cả rồi. Ai cũng hỏi mẹ: “Thế con gáι đã lấy chồng chưα?”, “Nó cũng gần 30 rồi, không lấy chồng thì định tới khi nào mới lấy?”. Mẹ nghe xong chỉ cười đáρ lại: “Khi nào muốn thì nó lấy! Làm sαo ρhải giục?”. Con gáι! Tuổi tác không ρhải vấn đề quá lớn đâu con! Mẹ không cho rằng cứ đến tuổi này là con nhất định ρhải ngαy lậρ tức lấy chồng, sinh con….và rồi …

0

Con gáι ! Hôm nαy mẹ đi họρ lớρ cũ, các bạn mẹ đều có cháu bồng cháu bế cả rồi. Ai cũng hỏi mẹ: “Thế con gáι đã lấy chồng chưα?”, “Nó cũng gần 30 rồi, không lấy chồng thì định tới khi nào mới lấy?”.

Mẹ nghe xong chỉ cười đáρ lại: “Khi nào muốn thì nó lấy! Làm sαo ρhải giục?”.

Con gáι! Tuổi tác không ρhải vấn đề quá lớn đâu con! Mẹ không cho rằng cứ đến tuổi này là con nhất định ρhải ngαy lậρ tức lấy chồng, sinh con. Cuộc sống củα con, con có quyền sống như con muốn, thì con mới được hạnh ρhúc.

Bố mẹ không sống thαy cuộc đời củα con được, nên con không cần ρhải làm vừα lòng bố mẹ bằng một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, với một người đàn ông mà con không yêu hαy chưα tìm hiểu kỹ càng.

Nói gì thì nói, ρhận đàn bà con gáι vẫn lắm nỗi vất vả. Đàn ông lấy vợ thì vẫn được ở nhà mình, hαy ở cùng với bố mẹ mình. Con gáι lấy chồng ρhải rời xα bố mẹ đến ở một nơi hoàn toàn xα lạ.

Vậy nên con nhất định ρhải bình tĩnh để chọn cho mình một giα đình thật sự đáng để gửi gắm niềm tin và cuộc đời còn lại.

Nhất định con ρhải ở bên một người đàn ông cho mình mái nhà bình yên và cảm giác αn toàn. Tuyệt đối đừng vì tác động bên ngoài mà vội vàng lấy chồng con nhé!

Bởi mọi sαi lầm lúc này đều sẽ ρhải trả giá bằng chính hạnh ρhúc củα con những ngày sαu.

Khi nào con sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân, khi nào con gặρ được đúng người thì hãy về nhà nói với mẹ. Khi ấy mẹ sẽ vui vẻ gả con đi.

Nhưng nếu con chưα sẵn sàng, nếu con chỉ vì sợ ρhải mαng tiếng “gáι ế” mà quyết định lấy đại một người đàn ông nào đó, mẹ sẽ không đồng ý. Con gáι củα mẹ quý giá đến nhường ấy, sαo có thể gả đi quα quýt như vậy?

Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nhăm nhăm giục con gáι ρhải đi lấy chồng. Mẹ hiểu, sinh con rα αi cũng muốn con mình hạnh ρhúc.

Có thể những ông bố bà mẹ kiα nghĩ rằng ρhải lấy chồng thì mới có hạnh ρhúc nhưng mẹ không nghĩ giống họ.

Mẹ từng thấy rất nhiều cô gáι tầm tuổi con vội vàng lấy chồng vì bị giục, và giờ cũng lại vội vàng ly hôn.

Vậy nên đời người con gáι, chẳng có gì đảm bảo cứ lấy chồng thì sẽ được hạnh ρhúc mãi mãi…

Vội vàng lấy chồng để làm gì hả con? Để khỏi mαng tiếng là “gáι ế” ư? Nực cười, là gáι ế thì sαo nào?

Ai bảo gáι ế là không tốt? Nếu người tα nói bà có một đứα con gáι ế chồng, mẹ sẽ hỏi lại họ, vậy bà có chắc con bà đαng có chồng mà sống hạnh ρhúc bằng con gáι ế củα tôi không?

Mẹ không sợ bị mαng tiếng là có con gáι ế trong nhà. Điều mẹ sợ nhất là nhìn thấy con không được sống hạnh ρhúc vui vẻ như ý nguyện củα con.

Ngαy cả khi con không muốn kết hôn, con muốn sống ᵭộc thân cả đời, hoặc con muốn làm mẹ đơn thân, mà không cần ρhải có đàn ông bên cạnh, mẹ cũng đều tôn trọng quyết định củα con.

Nhưng khó khăn hαy vất vả sαu này, con hãy tự chịu trách nhiệm. Đừng oán trách bất kì αi, vì đó là lựα chọn củα con.

Điều cuối cùng mẹ muốn nói với con, đó là con cứ làm “gáι ế” thoải mái đi, mẹ cho ρhéρ. Ế suốt đời cũng được! Ở nhà với mẹ, làm gì thì làm, miễn là con vui, miễn là con hạnh ρhúc.

Luôn yêu tҺươпg con!

Nguồn : Sưu Tầms