Home Blog Page 147

Con tôi sốt cao nhập viện lúc nửa đêm. Trong túi còn đúng vài trăm nghìn, làm thủ tục nhập viện cho con xong là tôi hết sạch tiền. Tôi tìm đến chồng cũ anh ta v::ứt cho tờ 50k rồi đuổi tôi đi, trên đường về bệnh viện nhận được tin nhắn tô vỡ òa trong hạnh phúc

0

Khi quay trở lại bệnh viện, tôi phát hiện điện thoại có tin nhắn mới. Mở ra đọc, hóa ra là tin nhắn của chồng cũ. Nhìn từng dòng anh gửi, nước mắt tôi cứ thế rơi ướt đẫm hai má.

Tôi và chồng cũ ly hôn cách đây 2 năm do mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng quá gay gắt, không thể dung hòa nổi. Tôi chẳng hiểu vì sao mẹ chồng lại ghét tôi đến thế hoặc có thể đối với cô con dâu nào bà cũng sẽ đối xử tương tự.

Mẹ chồng tôi là một bà mẹ đơn thân. Nhiều năm qua chỉ có bà và con trai sống nương tựa vào nhau, anh ấy là người thân duy nhất của bà. Khi anh lấy vợ, đột nhiên phải chia sẻ con trai với một người khác, chắc chắn bà sẽ cảm thấy trống vắng và hụt hẫng. Vì thế theo phản xạ tự nhiên bà sẽ bày ra thái độ thù địch với chính con dâu của mình.

Chồng tôi là con một, không thể ra ở riêng. Nếu chúng tôi mà dọn ra ngoài thì mẹ chồng sẽ không bao giờ để yên, thậm chí bà còn dọa tự vẫn. Không ở riêng cũng không thể sống chung, vậy chỉ còn phương án duy nhất là ly hôn. Và vợ chồng tôi đã ra tòa, khi mà tình cảm dành cho nhau vẫn rất đong đầy.

Sau ly hôn, mẹ chồng quản lý con trai rất chặt, không cho anh liên lạc gặp gỡ vợ cũ. Chồng tôi vẫn chuyển tiền nuôi con hàng tháng nhưng cũng chỉ là theo quy định tại tòa án. Nói thật bây giờ nuôi con tốn kém, 1 – 2 triệu có đáng là bao đâu. Con tôi còn nhỏ, đủ khoản chi dùng, mỗi lần con ốm đi viện cũng tốn cả vài triệu rồi.

 

Con ốm tìm chồng cũ bị vứt cho 50k đuổi đi, về nhận tin nhắn tôi vỡ òa hạnh phúc - 1

Và vợ chồng tôi đã ra tòa, khi mà tình cảm dành cho nhau vẫn rất đong đầy. (Ảnh minh họa)

Hôm vừa rồi con tôi sốt cao nhập viện lúc nửa đêm. Trong túi còn đúng vài trăm nghìn, làm thủ tục nhập viện cho con xong là tôi hết sạch tiền. Định gọi điện hỏi vay tiền bạn nhưng nghĩ đến chồng cũ là bố của con mình, anh ấy phải có trách nhiệm.

Gọi cho chồng cũ không được, tôi chẳng rõ điện thoại của anh hết pin hay mẹ chồng cũ nhìn thấy tôi gọi nên cố tình tắt máy đi. Nhìn con nằm mệt lả trên giường bệnh, càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức đến phát khóc. Tôi quyết tâm tìm đến tận nhà chồng cũ, vừa để bắt anh thực hiện trách nhiệm làm bố, vừa để hỏi anh tại sao lại đối xử với chính con mình như vậy. Mẹ quan trọng, vậy chẳng lẽ con gái anh ấy không quan trọng hay sao?

Khi tôi đến nơi thì vừa hay nhìn thấy chồng cũ và mẹ chồng cũ đang nói chuyện gì đó trong sân, không khí khá căng thẳng. Trước nay tôi khá sợ sệt trước bà ấy nhưng lúc đó tôi không e dè gì nữa, nói thẳng với chồng cũ mục đích của mìnhn đồng thời lớn tiếng trách móc anh ấy không hoàn thành trách nhiệm.

Mẹ chồng cũ định lao lên mắng tôi nhưng anh ngăn lại. Sau đó anh mở ví lấy ra 1 tờ 50k ném ra trước mặt tôi rồi gằn giọng quát:

“Cô cầm lấy mà đi xe ôm về, coi như tôi cho cô phí đi lại. Tiền chu cấp nuôi con hàng tháng tôi đã chuyển đầy đủ không thiếu một xu, tôi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Cô là người nhận nuôi nó, có gì phát sinh cô phải tự gánh lấy. Đừng bao giờ xuất hiện ở đây thêm lần nào nữa!”.

Tôi cay đắng tận cùng trước thái độ tuyệt tình, tàn nhẫn của chồng cũ. Mới ly hôn 2 năm mà anh ta đã quay lưng đối xử với tôi chẳng khác gì người xa lạ. Tất nhiên tôi không bao giờ thèm cầm tờ 50k ấy. Quay lưng đi thẳng khỏi nhà chồng cũ, trong lòng tôi hạ quyết tâm sẽ cắt đứt hoàn toàn với anh ta, coi như con mình không có bố.

Con ốm tìm chồng cũ bị vứt cho 50k đuổi đi, về nhận tin nhắn tôi vỡ òa hạnh phúc - 2

Đi kèm với tin nhắn ấy, chồng cũ gửi cho tôi 10 triệu để lo cho con. (Ảnh minh họa)

Khi quay trở lại bệnh viện, tôi phát hiện điện thoại có tin nhắn mới. Mở ra đọc, hóa ra là tin nhắn của chồng cũ. Nhìn từng dòng anh gửi, nước mắt tôi cứ thế rơi ướt đẫm hai má, trong lòng thì vỡ òa hạnh phúc:

“Em cố gắng cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Anh đang gom tiền mua một căn hộ trả góp, khi nào sắp xếp mọi việc xong xuôi sẽ đón hai mẹ con về. Phía mẹ anh, anh cũng có tính toán cả rồi, em không cần lo lắng. Thời gian này có lẽ anh không liên lạc được với hai mẹ con vì để trấn an mẹ trước đã”.

Đi kèm với tin nhắn ấy, chồng cũ gửi cho tôi 10 triệu để lo cho con. Vậy ra lúc nãy anh chỉ diễn kịch trước mặt mẹ mà thôi, thực ra anh đang cố gắng sắp xếp mọi chuyện chứ không hề bỏ rơi mẹ con tôi.

Đêm ấy tôi hạnh phúc không ngủ được, mơ về ngày đoàn tụ cùng chồng. Trong hoàn cảnh này tôi có thể làm gì để giúp anh ấy? Có nên bàn với anh giới thiệu đối tượng cho mẹ chồng tái hôn, rồi bà sẽ buông tha cho vợ chồng tôi không nhỉ?

Cả hội trường trầm trồ kinh ngạc khi bố dượng của chồng tôi lên trao 10 cây vàng, thế nhưng chồng tôi không c;ảm k;ích mà còn toan trả lại. Tôi thắc mắc lý do nhưng anh không nói không rằng. Mãi tới khi dượng tôi ố;;m nặng phải nhập viện, lúc này chồng tôi mới giải thích cho sự v;ô tâm của mình: Anh h;;;ận ông ấy cả đời

0

Không chỉ tôi khóc mà nhiều người phụ nữ phía dưới hội trường đã dùng tay gạt nước mắt.

Hôm đám cưới của chúng tôi, tất cả hội trường đều bất ngờ khi bố dượng của chồng tôi lên trao 10 cây vàng. Ông bảo số vàng đó là của mẹ chồng tôi, trước lúc mất bà đã nhắn nhủ cho ông trao trong ngày cưới của chúng tôi.

Những lời của dượng nghe qua rất bình thường nhưng sâu trong là một người đàn ông cực kỳ đạo đức, thẳng thắn và không tham vàng bạc. Dượng phải yêu mẹ chồng và chồng tôi rất nhiều thì mới không tư lợi số vàng đó.

Sau đám cưới, chúng tôi quay trở lại thành phố và tất bật với công việc. Thỉnh thoảng tôi có gọi điện về hỏi thăm dượng, còn chồng tôi thì không, dường như giữa hai người có một khoảng cách rất lớn.

Tối hôm kia, bác họ của chồng tôi gọi điện nói là dượng bị bệnh ho ra máu, chẳng ăn uống được gì. Bác ấy bảo vợ chồng tôi về đưa ông đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe xem thế nào.

Cả hội trường trầm trồ kinh ngạc khi bố dượng của chồng tôi lên trao 10 cây vàng, ông còn nói một câu làm nhiều người giàn giụa nước mắt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bác ấy còn nói dượng đã nuôi dưỡng chồng tôi ăn học thành người, thế nên bây giờ chúng tôi phải có trách nhiệm khi ông ấy về già.

Ngay sau đó tôi đã nói chuyện với chồng. Anh ấy đồng ý về đưa dượng đi khám bệnh nhưng nhất định không để ông ở lại nhà chúng tôi dưỡng bệnh. Thấy sự vô cảm hờ hững của chồng, tôi thắc mắc.

Chồng nói là hận dượng cả đời này, vì ông ấy mà bố mới mất được 7 tháng, mẹ đã lên xe hoa với ông ta. Lúc đó chồng tôi gào khóc, can ngăn nhưng mẹ không quan tâm mà phớt lờ, coi ông ấy là trên hết.

Từ khi lấy dượng, hai người dành nhiều thời gian vui thú bên nhau mà không để ý đến sự tồn tại của anh ấy. Tôi thấy dượng là người cực kỳ tốt nhưng chồng tôi quá để ý đến quá khứ mà không chấp nhận tình cảm của ông ấy.

Tôi không biết phải khuyên bảo thế nào để chồng đối xử tốt với dượng đây?

Vợ nằng nặc đòi đi học thạc sĩ dù đã đi làm có công việc ổn định. Chiều lòng vợ trẻ, tôi đồng ý cho vợ đi học còn cung cấp thêm tiền học mỗi tháng. Có điều tối nào vợ cũng đi học đến khuy mới về khiến tôi rất lo lắng. Một ngày nọ tôi tình cờ tra tên vợ trên web học của trường thì ngỡ ngàng khi nhìn thấy dòng thông tin không dám tin vào mắt…

0

Vợ nói đã nhờ dịch vụ để đơn phương ly hôn, tôi cứ chờ tòa gọi đi; không còn duyên nợ thì nên ra đi như người tử tế.

Tôi và vợ kết hôn được 18 năm, có cả con trai lẫn gái, các con đang học PTTH. Sắp tới chúng tôi dự định cho con đi du học, lấy nguồn tiền từ việc bán ngôi nhà và mua lại nhà nhỏ hơn, số tiền còn lại đầu tư cho con ăn học. Vợ chồng đều làm cơ quan nhà nước với đồng lương cố định, không có khoản thu nhập nào khác. Trong thời gian sống chung, vợ chồng nhiều lần mâu thuẫn lên đỉnh điểm vì chúng tôi đều không thích gia đình của nhau. Giờ vợ tôi không về bên nội và tôi không về bên ngoại. Chúng tôi đã ly hôn một năm nhưng vẫn ở chung một nhà và quay lại ở với nhau rồi đăng ký kết hôn lại được ba năm.

Thu nhập của chúng tôi hạn hẹp trong khi tiền học của con ngày càng nhiều, đòi hỏi phải chu cấp thêm cho việc ăn học, từ học thêm đến học tiếng Anh, vợ tôi lại học thạc sĩ (mới tốt nghiêp). Trong quá trình vợ học thạc sĩ, vì không có tiền, tôi đã vay ngân hàng 80 triệu đồng để em lo việc bảo vệ luận văn, thi tiếng Anh (việc học của vợ nói chung là rất khó khăn). Vợ không ý kiến gì dù ngay từ lúc mới đi học tôi đã nói học thạc sĩ tốn tiền lắm, em xem có đủ khả năng không, anh lương ít, có khi không đủ tiêu, tháng nào hết sạch tháng đó. Mỗi tháng tôi được 17 triệu đồng, đưa cho vợ 10 triệu đồng; tiền còn lại tôi lo điện nước trong nhà, ăn sáng cùng con, xăng xe đi lại, một ít để dành mua bảo hiểm nhân thọ cho con, xem như của để dành.

Vợ đòi bán nhà, ly dị khi vừa học xong thạc sĩ - Báo VnExpress

Sau khi vợ nhắn tin báo đã tốt nghiệp thạc sĩ, tôi rất mừng. Một tuần sau khi tốt nghiệp, vợ lại gây lộn, không nấu cho tôi ăn, không cho tôi đụng vào người. Tôi không biết nguyên nhân vì sao, hỏi các con thì chúng nói ai bảo ba làm mẹ giận làm chi, ba đừng có gây bên nhà ngoại nữa.

Thời gian trôi qua, ngày nào vợ cũng nhắn tin bảo muốn ly hôn để bán nhà, trường hợp không bán nhà thì vợ dẫn con ra ở riêng. Tôi hỏi vì sao, thời gian sau vợ mới nói do nuôi con và đi học nên đã vay một khoản tiền, giờ không có khả năng trả (tôi không biết vợ vay bằng cách nào). Tôi hỏi vợ vay bao nhiêu, vay để làm gì? Vợ bảo tiền lương của hai vợ chồng không đủ trang trải trong nhà nên vay để cho con ăn học và để bản thân đi học vì lúc đầu học thấy ít tiền, về sau nhiều quá nên cần vay 300 triệu đồng. Trong khi ý định của chúng tôi là sau này bán nhà để lấy tiền cho con đi du học và sẽ mua lại nhà nhỏ hơn.

Tôi thấy lạ, mới đậu thạc sĩ xong về đòi ly hôn, đòi bán nhà (trước đây ly hôn nhưng nhất quyết không chịu bán nhà). Ban đầu tôi tức giận nên đồng ý, sau nhiều đêm suy nghĩ lại tôi thay đổi ý định, nghĩ mình lớn tuổi rồi, hơn nữa nghĩ đến cảnh nếu con đi học xa, vợ chồng xa nhau thì sao được, con có vui không khi chúng rất thương mẹ? Tôi bảo vợ nếu muốn thì làm đơn ly hôn đơn phương đi, tôi không ký và không bán nhà, khi nào con đi học tôi bán. Vợ nói sẽ nhờ tòa xử ly hôn đơn phương vì không còn cảm xúc với tôi, không muốn thấy mặt tôi nữa, sống với tôi như ở địa ngục 18 năm rồi. Vợ còn nói với em họ tôi rằng tôi không có trách nhiệm gì với gia đình, không lo cho con cái.

Tôi rất buồn nhưng không biết nói sao vì đã có trách nhiệm với gia đình, có điều đồng lương giờ rất ít nên không thể đưa vợ nhiều hơn được. Trước đây tôi làm bộ phận ngon trong công ty, có thêm khoản thu nhập ngoài như là lộc lá, nhưng vì bạn bè nên chơi và tiêu hết. Vợ lấy cớ đó để nói tôi này nọ, khi làm ra tiền không để dành, giờ túng thiếu.

Không hiểu vợ tôi có ai bên ngoài không, có nợ như vợ nói không? Trong lòng tôi muốn níu kéo để lo cho các con, tôi sẽ cố gắng thay đổi những lỗi lầm đã gây ra, ví dụ sẽ xin lỗi bên ngoại vì từng nói hỗn. Mặt nữa là lương của tôi không nhiều như xưa, phải làm sao đây?

Đàm Vĩnh Hưng: Tôi đã mất mấy ngón châ/n , vẫn bị bọn CDM Việt Nam chởi không ra gì, tôi tuyên bố kiện cả nước Việt Nam

0

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (tên thật Huỳnh Minh Hưng) khởi kiện gia đình ông Gerard Williams – chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền và đòi bồi thường 15 triệu USD (khoảng hơn 380 tỷ đồng). Vụ kiện ồn ào khiến Đàm Vĩnh Hưng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Cách đây ít phút, giọng ca “Bài thánh ca buồn” đã chia sẻ “lệ thư” lên tiếng về sự việc kiện tụng này. Đặc biệt Đàm Vĩnh Hưng muốn gửi đến đối tượng “giới trẻ trên mạng xã hội Việt” – những người được cho là chỉ trích anh thời gian qua.

“Tôi đã tự dằn vặt mình suốt 9 tháng qua chỉ vì một điều duy nhất là tôi đã đánh mất đi sự nguyên vẹn của hình hài mà cha mẹ tôi và Thuợng đế đã ban tặng cho mình. Tôi giấu má tôi hơn 9 tháng nay, con tôi ngây ngô hỏi tôi sao ba Hưng mang vớ hoài vậy? Tôi chết điếng và cảm thấy đau còn hơn lúc tai nạn ập đến.

Vì tôi đã nói gạt con mình, má mình lâu như thế mà vẫn chưa biết đến khi nào mới có thể nói thật cùng họ được. Đó là điều tôi không bao giờ muốn làm như vậy với gia đình mình nhất là con mình”, nam ca sĩ thanh minh về hành động khởi kiện.

Dòng trạng thái đẫm lệ của Đàm Vĩnh Hưng liên quan vụ kiện hơn 380 tỷ - Ảnh 1.

Đàm Vĩnh Hưng mới đây đã viết “lệ thư” gửi cộng đồng mạng sau ồn ào kiện tụng vợ chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền.

Đàm Vĩnh Hưng cho biết thêm: “Tôi hiểu rõ luật pháp mỗi nước mỗi khác. Nên tôi đã chọn cách mà mình có thể dựa dẫm, hy vọng được an ủi phần nào nhất! Không lẽ quyền duy nhất còn lại là tôi muốn đi tìm sự cảm thông và bù đắp cho bản thân mình cũng không được hay sao?

Thế nhưng sự dựa dẫm ấy cũng bị đe doạ xô ngã và tuớc đi bởi những lời lẽ thoá mạ và chà đạp, trêu chọc vô tâm của chính những nguời đồng huơng của mình, trong khi các bạn không hề biết đuợc những uẩn khúc bên trong ra sao… Vậy thì câu ‘Người trong một nước phải thương nhau cùng’, ‘Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau’ có lẽ nó đã thật sự xưa cũ và không còn giá trị gì nữa đối với lớp trẻ ngày nay rồi – đặc biệt là những người thích thể hiện sự chê bai, dạy đời trên mạng xã hội.

Tại Việt Nam cũng như thế giới cũng đã có những trường hợp người nghệ sĩ không chịu nổi sự thoá mạ, dồn ép của dư luận mà đã chọn lấy cái chết tức tưởi… Tôi viết ra đây không có mưu cầu các em, các bạn sẽ bênh vực tôi! Vì nó không hề có chút giá trị nào để thay đổi sự phán quyết của toà án. Nếu tôi sai, toà sẽ xử sai và sự thua cuộc tôi sẽ là người đón nhận”.

Giọng ca “Say tình” gay gắt nhắn gửi lời cuối tới cộng đồng mạng: “Không phải chuyện của mình. Làm ơn ngồi yên!”.

Dòng trạng thái đẫm lệ của Đàm Vĩnh Hưng liên quan vụ kiện hơn 380 tỷ - Ảnh 2.

Hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ trên trang cá nhân khi viết “lệ thư”.

Trước đó, hồi tháng 2/2024, Đàm Vĩnh Hưng được mời đến biểu diễn tại nhà riêng của vợ chồng Gerard Williams và Bích Tuyền. Trong quá trình biểu diễn, nam ca sĩ ngẫu hứng nhảy lên bồn phun nước nên bị ngã dẫn đến bị thương, đứt ngón chân. Sau đó giọng ca “Say tình” được gia đình bạn thân đưa đến bệnh viện cấp cứu.

9 tháng từ tai nạn này, Đàm Vĩnh Hưng làm đơn khởi kiện, yêu cầu gia đình ông Gerard bồi thường thiệt hại 15 triệu USD. Theo đơn kiện được phía Đàm Vĩnh Hưng gửi lên tòa, ông Gerard đã sử dụng một đài phun nước bằng bê tông sai mục đích, đó là làm sân khấu và bàn để các loại đồ uống trong bữa tiệc. Điều này khiến bồn phun nước bị đổ, rơi trúng nam ca sĩ, hậu quả khiến Đàm Vĩnh Hưng phải cắt bỏ ngón chân.

Hiện vụ kiện đang được thụ lý và sẽ đưa ra giải quyết vào năm 2025.

Về già tôi còn 3 mảnh đất, các con đứa nào cũng năn nỉ đón mẹ đến sống cùng để phụng dưỡng nhưng tôi biết thừa chúng làm thế là vì lý do gì. Tôi đưa cho cô Lý hàng xóm mỗi tháng 10 triệu để cô ấy chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của tôi, dại gì mà về ở với chúng nó rồi phụ thuộc. Các con bất mãn cho rằng tôi lãng phí tiền bạc, còn ng;;hi ngờ tôi muốn đưa tiền tiết kiệm của mình cho hàng xóm. Chúng gọi điện ngày đêm giục tôi làm sẵn di chúc, đưa sổ tiết kiệm cho các con quản lý. Suốt 1 tuần nheo nhéo bên tai, tôi đưa ra quyết định phân chia tài khiến lũ bất hiếu không kịp trở tay, nhiều người phải nhìn tôi mà học tập…

0

Tôi đưa cho cô Lý hàng xóm mỗi tháng 10 triệu để cô ấy chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của tôi. Lúc đầu cô Lý từ chối, nhưng vì tôi năn nỉ nên cuối cùng cô ấy cũng đồng ý.

Thông thường, ở tuổi xế chiều, mọi người được quanh quẩn bên con cháu mà hưởng tuổi già. Nhưng tôi lại sống một mình trong ngôi nhà cũ kỹ mà không có người thân bên cạnh.

Tôi từng nghĩ mình thật hạnh phúc khi có một đứa con trai và một đứa con gái. Các con đã lập gia đình, nhưng chúng lại ngày càng đẩy tôi ra xa hơn.

Khi con trai lấy vợ, tôi dành tiền tiết kiệm nửa đời người để mua cho nó một căn nhà. Khi ấy con trai hứa sau này sẽ hiếu thảo với mẹ, khiến tôi cảm thấy dù khó khăn hay mệt mỏi đến đâu thì tất cả đều xứng đáng. Không ngờ khi tôi chuyển về sống cùng vợ chồng con trai và phụ giúp việc chăm sóc con cái, cuộc sống lại thay đổi.

Thời gian đầu, tôi làm mọi việc nhà, đến nửa đêm còn dậy cho cháu ăn. Nhưng con dâu luôn phàn nàn, trách móc rằng tôi nấu ăn quá mặn, quần áo giặt không sạch,… khiến nó phải đi dọn lại.

Sau đó, tôi chuyển đến nhà con gái sống vì nghĩ rằng ở đây sẽ tốt hơn. Không ngờ con gái và con rể tôi cũng giống như vậy. Chúng cho rằng tôi nấu nướng tệ hơn giúp việc, cách nuôi dạy con của tôi quá lỗi thời,…

Từng lời nói của các con khiến lòng tôi lạnh buốt. Tôi đã vất vả nuôi dạy con cái, nhưng giờ lại trở thành gánh nặng trong mắt chúng.

Sau đó tôi đổ bệnh. Nằm trong bệnh viện, mong chờ các con đến chăm nhưng chúng đều nói bận công việc, thậm chí chưa bao giờ bước vào cửa bệnh viện. Tôi nằm trên giường bệnh, nước mắt từng giọt rơi xuống.

Khi tôi nằm viện, không đứa con nào đến chăm. (Ảnh minh họa)

Sau khi về quê, cô Lý hàng xóm thường đến thăm nom tôi. Chồng và con trai cô ấy đều đi làm xa nhà, để lại cô và bố mẹ chồng già ở nhà một mình.

Cuộc sống của cô ấy không hề dễ dàng nhưng mỗi lần nhìn thấy tôi, cô đều cười và hỏi:

– Chị có cần em giúp gì không?

Sau đó, không để tôi trả lời, chị đã tiến tới giúp đỡ tôi việc nhà, khi thì phơi quần áo cùng, khi thì nhặt rau,… Ngay cả lúc nửa đêm, ở bên nhà mà hễ nghe tiếng tôi ho là cô ấy cũng chạy sang hỏi han.

Hơi ấm ấy đã sưởi ấm lòng tôi. Tôi nghĩ, có lẽ mối quan hệ giữa con người với nhau không nhất thiết phải duy trì bằng máu mủ. Tình yêu đích thực của gia đình không phải là yêu cầu lẫn nhau mà là hỗ trợ lẫn nhau.

Vì vậy, tôi đã đưa ra quyết định. Tôi đưa cho cô Lý mỗi tháng 10 triệu để cô ấy chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của tôi. Lúc đầu cô Lý từ chối, nhưng vì tôi năn nỉ nên cuối cùng cô ấy cũng đồng ý.

Từ đó, cuộc sống của tôi dần ổn định hơn. Cô Lý chăm sóc tôi như chính người thân của mình, tôi cảm thấy yên tâm hơn bao giờ hết.

Không ngờ quyết định của tôi lại gây ra sự bất mãn cho các con. Chúng cho rằng tôi lãng phí tiền bạc, thậm chí còn nghi ngờ tôi muốn đưa tiền tiết kiệm của mình cho hàng xóm. Các con lần lượt gọi điện tới, cố gắng thuyết phục tôi chuyển đến sống cùng chúng và yêu cầu tôi giao tiền tiết kiệm.

Quyết định của tôi đã gây ra sự bất mãn cho các con. (Ảnh minh họa)

Tôi cười khẩy hỏi

– Con thực sự quan tâm đến mẹ hay sợ mẹ tiêu hết tiền?

Đầu bên kia điện thoại im lặng vài giây, sau đó con trai tôi gằn giọng nói:

– Mẹ ơi, sao mẹ có thể nghĩ như vậy? Chúng con là con ruột của mẹ mà.

Tôi im lặng lắng nghe, trên môi nở một nụ cười gượng. Các con không biết rằng trong lòng tôi, quyết định này đã được đưa ra từ trước đó. Các con sẽ không bao giờ hiểu được tôi đã trải qua nỗi đau bao nhiêu lần trước khi học được cách sống cho chính mình.

– Mẹ già rồi, không còn sống được mấy năm nữa. Các con không muốn chăm sóc mẹ nên mẹ phải tự thu xếp cho bản thân.

Tôi bình tĩnh nói xong rồi cúp máy. Những ngón tay khẽ run lên, nhưng trong lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Nhìn lại những năm qua, tôi đã trở thành một người mẹ, một bảo mẫu không lương, từ đầu đến cuối tôi lo lắng cho các con nhưng chưa bao giờ nhận được một lời cảm ơn. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra một sự thật: Tôi không thể tiêu hao bản thân vì cái gọi là tình yêu gia đình được nữa. Suốt đời tôi đã đau khổ đủ rồi, tôi chỉ muốn sống cho chính mình thôi.

Những tràng cười vang lên từ nhà hàng xóm. Cô Lý đưa 2 đứa cháu sang nhà tôi chơi. Bọn trẻ vây quanh tôi và gọi bà bằng giọng ngọt ngào khiến tôi thấy ấm áp trong lòng. Tôi chợt hiểu rằng, tình cảm gia đình không nhất thiết phải xuất phát từ máu mủ, mà là sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau.

Ngồi trên chiếc ghế trong sân vườn, nhấp ngụm trà chát, nhìn khung cảnh quen thuộc trước mặt, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Có thể sự lựa chọn của tôi có vẻ vô lý với người khác, nhưng với tôi, đây chính là cuộc sống mà tôi mong muốn.

Chồng ă::n b::á:m tôi từ khi lấy nhau xong. Bố mẹ chồng tôi lớn tuổi, lại thường xuyên ốm đau. Anh cho rằng lo cho ông bà là trách nhiệm của anh, nhưng thay vì tìm cách kiếm tiền, anh thẳng thắn yêu cầu tôi phải trả viện phí. Khi mẹ chồng phải nhập viện quốc tế, anh tự hào khoe với gia đình rằng anh “chu đáo với bố mẹ”. Nhưng người chi trả mọi hóa đơn lại là tôi, tôi đang bị xem như cái “máy rút tiền”. Thậm chí, mẹ chồng còn buông một câu…

0

Người ngoài nhìn vào, họ luôn khen cuộc sống của tôi hoàn hảo: một gia đình nhỏ với hai đứa con ngoan, một công việc ổn định mang lại thu nhập tốt. Nhưng mấy ai biết rằng, đằng sau cánh cửa khép kín ấy, tôi đang gồng mình gánh vác mọi thứ, từ chi tiêu sinh hoạt đến cả những món nợ mà chồng tôi và gia đình anh tạo ra.

Tôi gặp anh khi còn trẻ, trong những ngày tình yêu dường như chỉ cần cảm xúc mà không bận tâm đến vật chất. Anh từng là một người đàn ông tràn đầy hoài bão, luôn nói về ước mơ kinh doanh và sự nghiệp. Nhưng thực tế sau khi kết hôn lại hoàn toàn khác. Những ngày đầu, tôi còn không dám tin rằng mình sẽ phải trở thành người duy nhất lo liệu tài chính cho cả gia đình. Chồng tôi bắt đầu làm ăn thua lỗ, và kể từ đó, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai tôi.

Ngày anh thông báo với tôi rằng cửa hàng anh vừa mở đã phải đóng cửa vì không sinh lời, tôi đã động viên anh, nghĩ rằng thất bại đầu đời sẽ là bài học giúp anh mạnh mẽ hơn. Nhưng anh không đứng dậy sau vấp ngã. Thay vào đó, anh trở nên uể oải, không tìm kiếm công việc mới, mà chỉ quanh quẩn ở nhà.

Chồng mang thiệp tới mời vợ cũ và sự thật câu chuyện 5 năm trước - 2sao

Tôi làm việc quần quật 10 tiếng mỗi ngày, nhận lương tháng gần 40 triệu, nhưng số tiền ấy không chỉ dành cho gia đình nhỏ của chúng tôi. Nó còn phải chi trả cho những khoản nợ của chồng từ việc làm ăn thất bại. Anh thường nói, “Em là vợ, cùng gánh vác khó khăn với anh là điều bình thường,” nhưng những lần anh đưa tiền về cho mẹ anh, tôi lại chẳng thấy “bình thường” chút nào.

Bố mẹ chồng tôi lớn tuổi, lại thường xuyên ốm đau. Anh cho rằng lo cho ông bà là trách nhiệm của anh, nhưng thay vì tìm cách kiếm tiền, anh thẳng thắn yêu cầu tôi phải trả viện phí. Khi mẹ chồng phải nhập viện quốc tế, anh tự hào khoe với gia đình rằng anh “chu đáo với bố mẹ”. Nhưng người chi trả mọi hóa đơn lại là tôi.

Khi bố mẹ chồng ra viện, cảm giác trong tôi là một mớ hỗn độn khó tả. Nhìn ông bà vui vẻ khỏe mạnh trở về, tôi thấy nhẹ lòng vì ít nhất những đồng tiền mình bỏ ra đã có ý nghĩa. Nhưng sâu thẳm, một nỗi chán chường lại trào dâng. Tôi đứng đó, cố gắng mỉm cười nhưng không thể xua đi ý nghĩ rằng mình đang bị xem như cái “máy rút tiền” không hơn không kém.

Bố mẹ chồng không một lời cảm ơn, chỉ nhắc đến công lao của chồng tôi vì đã lo lắng chu toàn. Thậm chí, mẹ chồng còn buông một câu: “Cũng may có thằng T., nếu không, chúng tôi không biết phải làm sao.” Tôi đứng im, không biết nên khóc hay cười. Chồng tôi – người đàn ông chỉ biết lấy tiền của tôi để làm tròn trách nhiệm hiếu thảo – bỗng nhiên được xem như người hùng trong mắt gia đình. Còn tôi, vẫn là một cái bóng mờ nhạt, một người phụ nữ chẳng ai ghi nhận dù đang làm tất cả.

Điều khiến tôi mệt mỏi nhất là sự thiên vị. Mỗi lần tôi muốn gửi chút quà nhỏ cho mẹ đẻ, anh lại tỏ vẻ khó chịu, hỏi những câu như “Có cần thiết không?” hay “Chỉ cần gọi điện hỏi thăm là được mà”. Trong khi đó, bất kể nhu cầu nào từ gia đình anh, anh đều nhiệt tình đáp ứng, tất nhiên là bằng tiền của tôi.

Anh không chỉ không phụ giúp về tài chính, mà cả những việc nhà nhỏ nhặt anh cũng chẳng muốn động tay. Những ngày đi làm về muộn, tôi phải vừa nấu cơm, vừa dọn dẹp nhà cửa, trong khi anh ngồi chơi điện thoại hoặc xem tivi. Đã thế, anh còn hay lên mặt, phê bình tôi không dành đủ thời gian cho gia đình.

Chúng tôi nhiều lần tranh cãi. Tôi thậm chí đã đưa ra tối hậu thư: “Nếu anh không tìm được việc làm trong vòng ba tháng, chúng ta sẽ chia tay.” Nhưng anh chỉ cười nhạt, cho rằng tôi sẽ không dám làm vậy, vì anh hiểu rằng tôi yêu con hơn tất cả.

Và đúng là như vậy. Con tôi rất quấn bố. Mỗi lần anh đi xa vài ngày, con đều khóc đòi, làm tôi không nỡ cắt đứt mối quan hệ này. Có lần, tôi thử tưởng tượng cuộc sống nếu không có anh, tôi sẽ thoải mái hơn về mặt kinh tế và tinh thần, nhưng con tôi sẽ mất đi một người cha mà chúng yêu thương.

Có lẽ mong muốn của tôi không quá nhiều: chỉ cần anh làm được 10 triệu đồng một tháng, đủ để anh tự lo cho bản thân, trả nợ và phụ giúp gia đình. Nhưng anh vẫn mãi như vậy, sống dựa vào tôi mà không hề cảm thấy áy náy.

Tôi vẫn đang đứng trước ngã rẽ của cuộc đời, không biết nên tiếp tục chịu đựng hay bước ra khỏi mối quan hệ mà mình không còn tìm thấy hạnh phúc.

Vợ cũ đến tận nhà tôi để đưa thiệp mời cưới rồi nhét vào cùng phong bì 100 triệu, vợ tôi mừng rỡ lấy tiền cất ngay vào túi áo còn đon đả mời nước non, tôi x;;ấu h:;ổ ê chề khi nhận ra đó là toàn bộ số tiền đã chu cấp cho con trong 3 năm qua, mời cưới xong vợ cũ ra cửa đã có xe tiền tỉ tới đón, người đàn ông bước từ trong xe ra khiến tôi ch;;ết lặng, hóa ra lại chính là

0

Vợ tôi mừng rỡ khi có khoản tiền này, còn tôi xấu hổ ê chề.

Ở tuổi 36, tôi đã kết hôn 2 lần. Cách đây 4 năm, tôi tình cờ gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với một cô gái trẻ đẹp.

Thời điểm đó, tôi đã có vợ và một cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng vì Nguyệt – vợ tôi – có tính cách quá mạnh mẽ và hay nghi ngờ nên tôi cảm thấy rất ngột ngạt. Trong khi đó, nhân tình lại mang đến cho tôi cảm giác ấm áp và ngọt ngào, vì thế tôi mới có tình cảm với cô ấy.

Để tiện qua lại và có nhiều thời gian bên nhân tình hơn, tôi đã thuê cho cô ấy một căn hộ gần công ty. Sau 2 năm hẹn hò, người tình của tôi báo có thai. Khi ấy, tôi thẳng thắn thừa nhận việc mình có người phụ nữ khác và cô ấy đã mang thai với Nguyệt để ép cô ấy đồng ý ly hôn.

Phản ứng của Nguyệt thật sự không khiến tôi ngạc nhiên. Cô ấy đã khóc lóc và gây ồn ào, đúng như những gì tôi nghĩ. Sau 2 tháng thương thảo, cuối cùng Nguyệt cũng ký vào đơn ly hôn và đưa con trai đi cùng, mang theo phần lớn tài sản của chúng tôi, trong khi tôi chỉ còn lại ngôi nhà. Chẳng bao lâu sau, tôi cưới vợ mới.

Sau khi kết hôn lần 2, sự nghiệp của tôi bắt đầu có biến động. Vợ gặp vấn đề về sức khỏe nên cô ấy nghỉ việc để dưỡng thai. Còn vợ cũ thường xuyên đưa con trai đến nhà, nói rằng con muốn gặp tôi. Để không làm vợ tức giận, tôi luôn từ chối gặp vợ cũ. Tuy nhiên, cô ấy lại nói đó cũng là con của tôi, khiến tôi không biết từ chối thế nào cho phải.

Khi nhân tình có thai, tôi thẳng thắn đề nghị ly hôn với vợ. (Ảnh minh họa)

Một ngày nọ, khi tôi không có ở nhà, Nguyệt lại đến cùng con trai. Không ngờ, vợ tôi nhìn thấy và đã nổi giận, yêu cầu vợ cũ không được đến tìm tôi nữa. Trong lúc tức giận, vợ bỗng nhiên cảm thấy đau bụng. Nguyệt thấy vậy liền nói đưa vợ tôi đến bệnh viện. May thay, cả vợ và con đều không sao.

Còn tôi, trong lúc tức giận đã thốt ra những lời lẽ không hay với Nguyệt. Tôi cho rằng chính sự xuất hiện của cô ấy và con trai đã khiến vợ tôi nhập viện.

Sau lần ấy, vợ cũ không đến nhà tôi nữa, và tôi cũng không được phép gặp con trai riêng. Cuộc sống của tôi và vợ diễn ra bình yên cho đến gần đây, khi vợ cũ bất ngờ xuất hiện tại nhà.

Lần này, cô ấy đã thay đổi rất nhiều, trang điểm nhẹ nhàng và ăn mặc thời trang, trở nên quyến rũ hơn. Nguyệt cười và nói:

– Anh không cần phải đuổi tôi, tôi chỉ đến để nói vài lời rồi sẽ đi ngay.

Tôi rót một cốc trà cho vợ cũ và hỏi cô có chuyện gì. Lúc này, vợ tôi bế con gái 2 một tuổi ra phòng khách. Thấy Nguyệt, vợ tôi tỏ vẻ khó chịu ra mặt.

Vợ cũ nhìn quanh ngôi nhà từng là tổ ấm của chúng tôi và nói:

– Nơi này đã thay đổi nhiều.

 

 

Gần đây, vợ cũ đã đến gặp tôi và đưa thiệp mời cưới. (Ảnh minh họa)

Tôi chỉ cười gượng gạo, vợ cũ tiếp tục:

– Lần này tôi đến là để cảm ơn hai người. Nếu không có hai người, tôi sẽ không có đủ quyết tâm để sống tốt hơn và cũng không gặp được chồng hiện tại của tôi.

Sau đó, cô ấy đưa ra một tấm thiệp mời cùng một phong bì và nói:

– Hai người nhất định phải nhận lấy, mong hai người sẽ sống tốt.

Nói xong, cô ấy rời đi luôn. Hóa ra, kể từ khi bị tôi đuổi khỏi bệnh viện, vợ cũ đã một mình nuôi con và bắt đầu học cách kinh doanh. Cô ấy đã gặp một người đàn ông giàu có và sau một thời gian tìm hiểu, họ quyết định kết hôn.

Lần trở lại này, cô ấy đưa thiệp mời là muốn khoe khoang về cuộc sống mới của mình. Khi mở phong bì, tôi thấy bên trong có 100 triệu đồng. Đó là toàn bộ số tiền tôi đã chu cấp cho con trai riêng trong thời gian qua.

Vợ tôi mừng rỡ khi có khoản tiền này, còn tôi xấu hổ ê chề. Cảm xúc của tôi bỗng chốc trở nên nặng nề. Tôi cảm thấy có lỗi với con trai và vợ cũ, nhưng vẫn mừng cho cô ấy vì giờ đây đã có cuộc sống tốt hơn, có một bến đỗ tốt.

Giỗ 100 ngày của bố, tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế. Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác. Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản? Tôi ngậm đắng nuốt cay…sau đó…

0

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi phải kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.

Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.

Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Giỗ đầu của bố, tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế, mọi việc đã được anh tôi tính toán cặn kẽ từ 1 năm trước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!

Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.

Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?

Chính thức: Xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng, khán giả cả nước đã sai rồi …

0

Sau khi xảy ra vụ kiện với vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, chiều 29.11, Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng.

Đàm Vĩnh Hưng nói "hành xử văn minh và hiểu biết" là ra tòaCa sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: CTCC.
Không như những đồn đoán Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện, nam ca sĩ khẳng định sẽ tiếp tục: “Nếu tôi sai, tòa sẽ xử sai và thua cuộc, tôi sẽ là người đón nhận”.

Nam ca sĩ còn cho biết thêm, bản thân thời gian qua bị thóa mạ và chà đạp, trêu chọc, nhưng nhiều người lại chưa biết những uẩn khúc bên trong ra sao.

Điều mà ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nói trên rất cần chia sẻ, bởi vì có những chuyện trong mối quan hệ riêng tư chỉ người trong cuộc mới hiểu, mọi phán xét từ bên ngoài chưa chắc đã thấu tình đạt lý.

Hãy tiếp cận vụ kiện 15 triệu USD của Đàm Vĩnh Hưng với góc nhìn về pháp lý, ít ra cũng trang bị thêm kiến thức và sự hiểu biết về pháp luật của nước Mỹ.

Một vụ kiện của ca sĩ người Việt Nam tại Mỹ với số tiền rất lớn, một “ca” khá xa lạ với pháp luật trong nước, kể ra cũng cần quan tâm tìm hiểu. Với người có kiến thức pháp luật thì để hiểu biết thêm, người hiếu kỳ thì thỏa mãn thông tin. Chuyện kể ra cũng bình thường.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng là người của công chúng, công chúng quan tâm bàn tán sôi nổi cũng đúng thôi.

Đàm Vĩnh Hưng nói thêm một ý: “Tôi đang hành xử rất văn minh và hiểu biết. Tôi không chọn cách đôi co, nói xấu, kể tội nhau trên mạng sẽ làm câu chuyện thêm rắc rối và tệ hại. Nên tôi đã chọn cách mà tôi cho là phù hợp với một đất nước có luật lệ riêng của họ”.

Đúng là trong câu chuyện xảy ra ở nhà vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, cho đến thời điểm này, Đàm Vĩnh Hưng không lên tiếng về mối quan hệ giữa hai bên để làm xấu mặt nhau, anh chỉ giữ im lặng.

Theo Luật sư, đây là một vụ kiện hay về pháp lý, mở ra về quyền khởi kiện của khách hàng khi sử dụng sản phẩm mà không được hướng dẫn kỹ hoặc chú ý về sản phẩm. Câu chuyện ở đây là Đàm Vĩnh Hưng cho rằng chủ nhà không cảnh báo nguy hiểm của bồn phun nước khiến anh nhảy lên và gặp tai nạn.

Mới đây, dư luận xôn xao vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (tên thật Huỳnh Minh Hưng) khởi kiện gia đình ông Gerard Williams – chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền, đang sống tại Mỹ. Đáng chú ý, Mr Đàm và gia đình ông Gerard từng là bạn thân thiết.

Vụ việc xảy ra hồi tháng 2/2024, thời điểm đó Đàm Vĩnh Hưng được gia đình ông Gerard mời đến nhà tại Mỹ dự tiệc nhân dịp Tết Giáp Thìn. Trong quá trình biểu diễn tại buổi tiệc, nam ca sĩ nhảy lên bồn phun nước nên bị té, dẫn đến bị thương. Sau đó giọng ca “Say tình” được gia đình bạn thân đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng với gia đình bạn thân đang gây sự chú ý với dư luận.

 

Vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng với gia đình bạn thân đang gây sự chú ý với dư luận.

Sau 9 tháng từ tai nạn này, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng làm đơn khởi kiện, yêu cầu gia đình ông Gerard bồi thường thiệt hại 15 triệu USD. Theo đơn kiện được phía Đàm Vĩnh Hưng gửi lên tòa, ông Gerard đã sử dụng một đài phun nước bằng bê tông sai mục đích, đó là làm sân khấu và bàn để các loại đồ uống trong bữa tiệc. Điều này khiến bồn phun nước bị đổ, rơi trúng nam ca sĩ, hậu quả khiến Mr Đàm phải cắt bỏ 1 ngón chân. Hiện vụ kiện đã được Tòa án thụ lý và sẽ đưa ra giải quyết vào năm 2025.

Liên quan đến vụ việc này, dư luận cho rằng vụ kiện này là hết sức vô lý và khả năng Mr Đàm thắng kiện rất thấp.

Đây là vụ kiện bồi thường ngoài hợp đồng?

Tuy nhiên, dưới góc nhìn chuyên gia pháp lý, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia đình (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại có góc nhìn khách quan hơn về vụ kiện này.

Luật sư Hùng cho biết, trên thế giới, những vụ kiện tương tự về quan hệ pháp luật giống trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng không phải ít. Hầu hết nguyên nhân xuất phát từ chủ các sản phẩm, chủ sở hữu, nhãn hiệu, các công ty sản xuất… không ghi chú cảnh báo, ghi chú khi sử dụng sản phẩm cụ thể, dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần… cho người sử dụng, người tiêu dùng.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia đình (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia đình (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Theo Bộ luật Dân sự thì đây quan hệ bồi thường ngoài Hợp đồng! Nhiều vụ như xe hơi không ghi chú bị kiện đó là trường hợp một hãng xe hơi bị kiện vì hệ thống khởi động không dùng chìa khóa. Hãng ô tô Toyota trước đây cũng dính đến vụ kiện làm chết người do ngộ độc carbon monoxide sau khi một người phụ nữ vô tình để lại chiếc Lexus vẫn nổ máy”, Luật sư Hùng chia sẻ.

Cũng theo Luật sư, ngoài ra, đầu năm 2015, hãng xe GM triệu hồi 64.186 chiếc Chevrolet Volt sản xuất từ 2011-2013 vì chủ xe không tắt máy làm hai người bị thương. Sau đó, GM ra bản phần mềm mới cập nhật giới hạn thời gian tắt máy khi xe chạy không tải.

Tương tự, vụ kiện 2,9 triệu USD từ cốc cà phê nóng. Hay vụ gia đình gã trộm đòi chủ nhà bồi thường 660.000 nhân dân tệ (2,3 tỷ đồng) vì khi tên trộm vào nhà bị chó của chủ nhà này cắn chết tại Trung Quốc.

Vụ án Australia thắng kiện tại WTO về Luật đưa ảnh trên vỏ bao thuốc lá và rất nhiều vụ kiện tương tự khác trên thế giới khi không ghi chú chi tiết cụ thể khi sử dụng sản phẩm.

“Một vụ kiện hay về pháp lý”

Luật sư Hùng cho rằng, đối với vụ kiện của Mr Đàm, có thể luật sư của nam ca sĩ cho rằng chủ nhà không hướng dẫn cảnh báo, không ghi chú, khi anh ta chuẩn bị leo lên nhưng không cản. Ở một số nước, khi khách bị thiệt hại gì thì chủ nhà cũng phải liên lụy trong vấn đề bồi thường.

Tôi nghĩ đây là lý do chính Mr Đàm khởi kiện và có lẽ luật sư tư vấn kiện là luật sư hành nghề tại Mỹ, có thể không phải luật sư hành nghề tại Việt Nam. Vì tại Việt Nam, các vụ kiện tương tự như vậy không nhiều và cũng ít người đi kiện như vậy”, Luật sư Hùng cho hay.

Tuy nhiên, việc bồi thường còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như pháp luật, chủ thể,… như đơn vị bảo hiểm bồi thường hoặc đơn vị tổ chức sự kiện bị kiện trong vụ việc.

Cá nhân tôi thấy đây là 1 vụ kiện hay về pháp lý, mở ra cho quyền khởi kiện, quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm mà không được hướng dẫn kỹ hoặc chú ý về sản phẩm,… gây tổn thất sức khỏe, tinh thần, tính mạng cho người tiêu dùng”, Luật sư Hùng phân tích và cho biết đây có thể luật Mỹ sẽ áp dụng Án lệ trong trường hợp này.

Theo vị Luật sư, Án lệ là một hình thức của pháp luật. Theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án và quyết định giải quyết vụ việc của Tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó.

Ngoài ra, Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới. Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh–Mỹ. Do vậy, những vụ kiện này thường xảy ở các nước theo hình thức pháp luật Anh–Mỹ.

Tôi không biết kết quả vụ kiện thế nào nhưng dưới góc nhìn người hành nghề liên quan đến luật pháp, tôi ủng hộ những vụ kiện tương tự như trên”, Luật sư Hùng chia sẻ thêm.

Giá vàng không ngờ: QUAY XE, nhà đầu tư trở tay không kịp

0

Giá vàng hôm nay 30.11 diễn biến trái chiều. Trong khi vàng miếng SJC giữ đà hồi phục, vàng nhẫn trơn 9999 giảm theo thị trường thế giới.