Home Blog Page 27

Diễn viên Ngọc Lan lại khóc vì bị l-ừ-a tiếp

0

Trong quá trình vận chuyển hàng cứu trợ, cô đã gặp phải không ít trường hợp một số cá nhân giả mạo cơ sở cho thuê xe để lừa tiền cọc.

Cơn bão số 3 đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, khiến cuộc sống của người dân nhiều nơi bị đảo lộn. Trước tình cảnh đó, các nghệ sĩ Việt Nam đã không ngần ngại chung tay giúp đỡ, trong đó có diễn viên  Ngọc Lan . Những ngày qua, cô tích cực vận động mọi người đóng góp để gửi những phần quà thiết thực đến những hoàn cảnh khó khăn ở miền Bắc.

dien-vien-ngoc-lan-ke-chuyen-bi-lua-dao-khi-dang-lam-thien-nguyen-mua-bao

Diễn viên Ngọc Lan năng nổ thực hiện hoạt động thiện nguyện – Ảnh: FBNV
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển hàng cứu trợ, cô đã gặp phải không ít khó khăn khi bị một số đối tượng lợi dụng tình hình để lừa đảo. Nữ diễn viên cho biết có nhiều bên biết đoàn thiện nguyện cần thuê xe nên chủ động liên lạc, thậm chí còn giảm giá đến 50%.

Tuy nhiên các bên này lại yêu cầu chuyển cọc trước lên đến 30% dù chưa hề thấy bóng dáng người cho thuê và xe. Để tránh gặp phải trường hợp lừa đảo, Ngọc Lan chỉ đành từ chối thẳng các bên yêu cầu chuyển cọc.

Thay vì kêu gọi tiền mặt, diễn viên Ngọc Lan đã tập trung vào việc quyên góp những nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ trực tiếp cho người dân vùng lũ. Hiện tại, nữ diễn viên đang rất cần các loại thuốc men, thực phẩm dễ bảo quản và các vật dụng sinh hoạt cần thiết như tã, ủng,… để gửi ra miền Bắc.

MiddleContent-01

dien-vien-ngoc-lan-ke-chuyen-bi-lua-dao-khi-dang-lam-thien-nguyen-mua-bao (2) Nữ diễn viên không nhận tiền mặt mà chỉ nhận nhu yếu phẩm – Ảnh: chụp màn hình
Ngọc Lan chia sẻ: “Khi mọi người đã ổn định chỗ ở, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các vật dụng cần thiết khác như nồi niêu, xoong chảo để giúp bà con ổn định cuộc sống”.

Đặc biệt, Ngọc Lan từ chối nhận tiền quyên góp. Trường hợp thật sự muốn ủng hộ chi phí cho đoàn, cô đề xuất người dân có thể thuê xe tải cho đội thiện nguyện để mọi người vận chuyển hàng hóa đến tay đồng bào vùng lũ nhanh hơn.

Bên cạnh Ngọc Lan, nhiều nghệ sĩ Việt đã và đang tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ.  Diệp Lâm Anh ,  H’Hen Niê , Kiều Anh, Thái Thùy Linh, Quang Hà… là các nghệ sĩ đã trực tiếp đến các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề như Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên… để trao tặng hàng nghìn phần quà, tiền mặt và nhu yếu phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ còn kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ đồng bào vùng lũ.
dien-vien-ngoc-lan-ke-chuyen-bi-lua-dao-khi-dang-lam-thien-nguyen-mua-bao (3) Rất nhiều nghệ sĩ chung tay hỗ trợ người dân vùng bão lũ – Ảnh: FBNV
Câu chuyện Ngọc Lan bị lừa đảo khi kêu gọi cứu trợ bão lũ đang gây xôn xao cộng đồng mạng.  Bên cạnh những tấm lòng hảo tâm muốn chung tay giúp đỡ người dân khó khăn, vẫn còn không ít kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của mọi người để trục lợi. Vì thế, các mạnh thường quân cần đề cao cảnh giác, tránh trở thành mục tiêu lừa đảo của những kẻ tham lam.

MTTQ được ủng hộ 500 tỷ có 12.000 trang sao kê, trong khi đó cô Tiên “quá đ:ỉnh” 177 tỷ sao kê bằng 1 tờ giấy A4: CDM được phen hốt hoảng suốt 3 năm chưa nguôi

0

MTTQ được ủng hộ 500 tỷ có 12.000 trang sao kê, trong khi đó cô Tiên “quá đ:ỉnh” 177 tỷ sao kê bằng 1 tờ giấy A4: CDM được phen hốt hoảng suốt 3 năm chưa nguôi.

Vừa qua, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ủy ban MTTQ Việt Nam) đã đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ từ mạnh thường quân trên khắp cả nước để ủng hộ khắc phục bão Yagi. Hành động này của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng vì quá uy tín và rõ ràng trong từng giao dịch.

Bên cạnh những ồn ào xoay quanh câu chuyện “phông bạt” của một số cá nhân, thì nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng được quan tâm không kém. Trong đó, ca sĩ Thủy Tiên một lần nữa bị cộng đồng mạng “cà khịa” về ồn ào từ thiện năm nào.

Nhiều cư dân mạng đã vào trang cá nhân của Thủy Tiên để “đào” lại câu chuyện nữ ca sĩ từng sao kê số tiền kêu gọi 177 tỷ chỉ với 1 tờ giấy A4. Trong khi đó, số lượng trang sao kê của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại lên đến hơn 12 nghìn trang, chính vì vậy mà vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh đã bị không ít người chỉ trích dù câu chuyện qua đã lâu.

Sau lần sao kê bằng tờ giấy A4, vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh đã đến tận ngân hàng để nhờ hỗ trợ in các bản sao kê và đóng thùng để chụp lại, công khai lên mạng xã hội.

Trong bài đăng gần nhất, Thủy Tiên cũng lên tiếng khi vẫn còn nhiều người đào lại câu chuyện năm xưa để chỉ trích mình. Cụ thể, nữ ca sĩ viết:

“Dạ kính thưa các anh các chị vô chửi quá chửi nè.

Bộ Công An đã điều tra mấy tháng trời, yêu cầu toàn bộ các ngân hàng trong và ngoài nước cung cấp toàn bộ sao kê tài khoản cá nhân em từ 2003 (năm em 18t lần đầu biết mở tk ngân hàng) tới thời điểm điều tra, và rà soát điều tra toàn bộ thông tin xem em có tài sản bất thường bất chính hay không v.v…

Ngoài ra cũng yêu cầu chính quyền công an các địa phương đối chiếu với người dân thực tế xác nhận xem có sai đúng gì báo cáo , để Bộ Công An đối chiếu toàn bộ thu chi của em.

Kết quả điều tra được BCA gửi cho Viện Kiểm Sát Tối Cao của Việt Nam kiểm tra hồ sơ và đồng ý công nhận kết quả rồi mới được công bố em KHÔNG CÓ HÀNH VI GIAN DỐI , KHÔNG CHIẾM ĐOẠT TIỀN TỪ THIỆN và em số tiền em cho đi cũng nhiều hơn số tiền em nhận được vì em ngoài quyên góp cũng bỏ tiền túi nhiều hơn bất cứ 1 cá nhân nào góp  trong này ạ.

Đây là kết quả điều tra của những người có nghiệp vụ, hệ thống pháp luật cao nhất của VN mình ạ. Nếu anh chị không đồng ý hay có chứng cứ gì mà nói em ăn chặn thì mình cứ mạnh dạng kiện cáo gửi đơn cho cơ quan chức năng có nghiệp vụ điều tra đi ạ, chớ đừng dựa vào mấy cái clip, chỉnh sửa rồi photoshop, cắt ghép câu view rồi tự cho mình thành tòa án và phán xét luôn thì tội cho em quá ạ!

Em cũng chỉ là 1 người phụ nữ bình thường, em có làm sai ăn chặn thì pháp luật người ta khởi tố ngay và luôn chứ nghĩ sao mà tha cho em được tự do tự tại được đúng không ạ?

Bởi vậy em mà sống bình thường thì làm sao em chịu nổi được , nên em phải bất thường lên như vậy emm mới sống nổi với mấy anh chị á.

Em có làm sai thì trời phạt em ngay rồi ạ. Còn nếu em không làm sai gì mà anh chị chửi hoài rủa hoài không nhả thì anh chị lãnh hết nghiệp dùm em nha. Em cảm ơn các anh các chị nhiều ạ”.

Thất vọng với 1 MC, BTV VTV nhưng “phông bạt” tiền ủng hộ

0

Ngay khi “Đại hội check var” bùng nổ thì Việt Anh Pí Po là một trong những nhân vật được cư dân mạng nhắc đến nhiều nhất lúc này. Ngay cả khi anh chàng đã lên tiếng xin lỗi ngay lập tức nhưng dân tình vẫn rất bức xúc về sự việc này.

 

Việt Anh Pí Po: Từ MC/BTV truyền hình đến câu xin lỗi vòng vo sau màn từ thiện "phông bạt" khiến dân tình thất vọng - Ảnh 1.

Cụ thể anh từng chia sẻ màn hình chuyển khoản ủng hộ 20 triệu hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 vào sáng 10/9. Sau khi UBMTTQ công bố sao kê, cư dân mạng phát hiện ra số tiền thực sự là 1 triệu đồng.

 

Ngay lập tức Việt Anh Pí Po lên tiếng xin lỗi. Thậm chí anh còn vào hẳn fanpage của Mặt trận Tổ quốc để nói về việc làm lần này của mình. Việt Anh nhận sai và sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Việt Anh Pí Po: Từ MC/BTV truyền hình đến câu xin lỗi vòng vo sau màn từ thiện "phông bạt" khiến dân tình thất vọng - Ảnh 2.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì dân tình cũng không đến mức khó chịu hay bức xúc thêm. Nhưng trên kênh TikTok, anh chàng cũng lên một clip xin lỗi và giải thích quá trình chuyển khoản từ thiện của mình.

 

 

 

Việt Anh Pí Po lên tiếng về sự việc làm màu chuyển khoản từ thiện. Đoạn clip nhận về tới 13,1 nghìn lượt bình luận.

Việt Anh chia sẻ: “Mình xin lỗi mọi người về sự phông bạt, và chuyện mình phông bạt cũng là thật. Những hình ảnh và thông tin mà mọi người nhận được là thật”.

 

Theo anh chàng chia sẻ, sáng ngày 10/9 team dự định sẽ chuyển khoản 20 triệu để giúp đỡ bà con vùng lũ. Lúc đó một bạn khác trong team đang cần điện thoại của Việt Anh và anh chàng nhờ bạn đó chuyển khoản.

“Sau khi chuyển khoản, bạn đó hỏi mình là có che không. Mình muốn làm màu nên bảo che hững hờ đi. Và sau đó mình ung dung lắm, mình cũng rất tin tưởng và gần như không có thói quen kiểm tra số tài khoản luôn. Đến khi mình đọc được những lời bình luận, mình vẫn còn trả lời lại là bản thân đã chuyển khoản. Mình đã gọi điện cho bạn trong team và xấu hổ về việc này và đã xóa câu trả lời vừa nãy. Thật sự mình cảm thấy hổ thẹn” – Việt Anh chia sẻ.

 

Việt Anh cũng khẳng định lại lỗi sai là ở anh và phông bạt cũng là anh, hiện giờ dù có giải thích hay nói thế nào thì cũng không thể bao biện. Ngay sau đó Việt Anh đã chuyển khoản lại đúng số tiền 20 triệu vào tài khoản Mặt trận Tổ quốc.


Đoạn clip xin lỗi của Việt Anh Pí Po nhận về hơn 18,1 nghìn lượt bình luận. Và rất nhiều người cảm thấy thất vọng trước sự việc này.

 “Phông bạt xong không nghĩ đến MTTQ sẽ sao kê. May mà sao kê mới lòi ra được bộ mặt nhiều người. Thất vọng quá Việt Anh”.

– “Họ không xin lỗi vì họ sai, họ xin lỗi khi bị phát hiện”.

– “Nay chuyển khoản trên 10 triệu thì phải sinh trắc học (chính chủ mới chuyển khoản được) mà chứ đưa máy cho người khác mà chuyển khoản hộ kiểu gì?”.

 

– “Sai thì nhận lỗi chứ đừng đổ cho ai”.

– “Đến phút cuối vẫn đổ thừa cho thằng bạn nhưng liệu có thằng bạn nào không?”.

– “Mình không muốn dí bạn đâu nhưng mà kèo này xin lỗi thôi đừng đổ lỗi cho ai. 20 triệu là sinh trắc học rồi mà nhỉ”.

– “Ủa tôi thất vọng bạn này nha. Tại bình thường thấy bạn ý thông minh với cũng uy tín mà”.

– “Trợ lý nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không rửa được nỗi uất ức này”.

– “Một pha đi vào lòng đất, đang thích bạn này mà nỡ sao làm vậy”.

– “Đang thích con chó nên cũng rất hay xem video của bạn này. Thấy làm MC/BTV, hay nói đạo lý mà, không ai ngờ được thật”.


Việt Anh Pí Po tên thật là Phùng Việt Anh, anh chàng hiện đang sở hữu kênh TikTok với 1,3 triệu người theo dõi. Việt Anh thường xuyên chia sẻ những câu chuyện đáng yêu của chú chó Butin mà anh đang nuôi, khiến người xem đặc biệt yêu thích.

Trước khi trở thành một TikToker nổi tiếng, Việt Anh còn là MC cho chương trình SVietnam, cùng với đó là BTV cho đài VTVCab. Anh chàng cũng từng đăng tải một số video chia sẻ về một ngày làm việc tại VTV trên kênh TikTok được rất nhiều người quan tâm ủng hộ.

Việt Anh Pí Po: Từ MC/BTV truyền hình đến câu xin lỗi vòng vo sau màn từ thiện "phông bạt" khiến dân tình thất vọng - Ảnh 6.
Chính vì mọi người dành nhiều sự tin tưởng và yêu mến cho Việt Anh nên ngay khi có thông tin anh làm màu với việc ủng hộ bà con vùng lũ, dân tình mới có phản ứng gay gắt đến vậy. Rất nhiều người cảm thấy thất vọng trước việc làm này của Việt Anh.

Giữa dòng lũ sâu 3m, nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận cứu trợ gây tranh cãi với 9 triệu lượt xem

0

Đoạn clip ghi lại cảnh nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận đồ cứu trợ giữa dòng lũ đã thu hút 9 triệu lượt xem, kéo theo tranh cãi gay gắt.

Những ngày vừa qua, cả nước đang tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3. Nhiều hình ảnh xúc động về tình người trong cơn hoạn nạn xuất hiện khắp nơi, nhưng không ít câu chuyện lại trở thành đề tài tranh cãi.

Đặc biệt, một  đoạn clip  ngắn chưa đầy một phút quay cảnh cứu trợ tại Bắc Giang đang thu hút hơn 9 triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Trong đoạn clip, hình ảnh đối lập giữa căn biệt thự bề thế và những căn nhà cấp 4 nhỏ bé bị nhấn chìm trong nước lũ khiến cư dân mạng chú ý. Giữa tình huống nước ngập sâu tới 3m, một nam thanh niên khỏe mạnh từ căn biệt thự bơi ra nhận đồ cứu trợ. Thế nhưng, chính gia cảnh giàu có của anh lại vô tình khơi dậy nhiều tranh cãi. Giữa dòng lũ sâu 3m, nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận cứu trợ gây tranh cãi với 9 triệu lượt xem Ảnh 1

Giữa tình huống nước ngập sâu tới 3m, một nam thanh niên khỏe mạnh từ căn biệt thự bơi ra nhận đồ cứu trợ.

Tranh cãi về sự “xứng đáng” nhận cứu trợ
Một số cư dân mạng không ngần ngại chỉ trích hành động của nam thanh niên, cho rằng anh sống trong biệt thự, gia đình có điều kiện nên không nên ra nhận cứu trợ.

“Nhà to thế, cổng thôi cũng đủ mua cả gia tài người khác, sao lại còn nhận thực phẩm?”,  một bình luận nặng lời viết. Ý kiến cho rằng những người giàu có nên nhường phần cứu trợ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn cũng xuất hiện không ít.

Tuy nhiên, chính quan điểm này lại khiến nhiều người cảm thấy bất bình. Họ lập luận rằng, trong tình thế nước ngập sâu, không điện, không nước, thì nhà to hay nhỏ cũng chung cảnh ngộ.

“Lũ ngập tới cổ, còn ai phân biệt giàu nghèo nữa? Thiên tai đâu có lựa chọn nhà giàu hay nhà nghèo mà tấn công”,  một cư dân mạng chia sẻ.

Sự phán xét vô cớ giữa thảm họa
Câu chuyện của nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận đồ cứu trợ chỉ là một trong số nhiều tình huống gây tranh cãi trong những ngày qua. Mạng xã hội dường như luôn sẵn sàng phán xét khi ai đó có hành động khác biệt. Từ việc công khai số tiền quyên góp đến cách thực hiện từ thiện, bất kỳ hành động nào cũng có thể trở thành mục tiêu của chỉ trích, dù chưa rõ thực hư.

Điều này càng minh chứng rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn, vẫn có những cá nhân sẵn sàng phán xét thay vì thông cảm và giúp đỡ.  “Giữa lúc nước lũ chưa biết khi nào rút, việc sống sót đã là một điều may mắn. Vậy mà, sao còn có người nỡ buông lời làm tổn thương nhau?”  – một người dùng mạng xã hội bức xúc bày tỏ. Giữa dòng lũ sâu 3m, nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận cứu trợ gây tranh cãi với 9 triệu lượt xem Ảnh 2

Câu chuyện của nam thanh niên bơi từ biệt thự ra nhận đồ cứu trợ chỉ là một trong số nhiều tình huống gây tranh cãi trong những ngày qua.
Suy ngẫm về lòng trắc ẩn trong thiên tai
Chủ nhân đoạn clip cũng không khỏi bất ngờ trước phản ứng trái chiều của cư dân mạng. Anh chia sẻ:  “Lũ ngập 3m, nhà nào cũng như nhà nào, đều mất điện, mất nước, không có sóng điện thoại. Lúc này không có đồ tiếp tế thì không biết trụ được bao lâu”.

Trong thiên tai, mọi người đều cần giúp đỡ, không phân biệt giàu nghèo. Một số cư dân mạng cũng nhận định rằng, những người đang nhận cứu trợ hôm nay có thể sẽ quay lại giúp đỡ những người khác khi cuộc sống ổn định.  “Thiên tai là điều không ai mong muốn. Họ nhận đồ cứu trợ lúc này, nhưng khi vượt qua, biết đâu họ lại là những người hỗ trợ ngược lại cho cộng đồng”.

Cảnh tượng nam thanh niên bơi ra giữa dòng nước sâu, suýt đuối vì không có áo phao, khiến nhiều người phải suy ngẫm. Trong hoàn cảnh thiên tai, sự sống và khó khăn là chung, bất kể nhà giàu hay nghèo.  “Hãy mở lòng, yêu thương nhau nhiều hơn thay vì phán xét những điều không cần thiết” – một người dùng mạng bình luận.

Có lẽ, trong những thời khắc khó khăn nhất, điều cần nhất không phải là sự chỉ trích mà là lòng trắc ẩn và sẻ chia.

Tìm thấy 1 n;ạn nh;ân trong vụ sập cầu Phong Châu

0

Thi thể được phát hiện cách nơi xảy ra sự cố  cầu Phong Châu  khoảng 10km về phía hạ lưu, được xác định là 1 trong 8 nạn nhân mất tích.

Tìm thấy 1 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu Nạn nhân đầu tiên mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu đã được tìm thấy. Ảnh: Lực lượng chức năng
Như tin đã đưa, khoảng 17h30′ chiều 14.8, Tổ tuần tra kiểm soát (thuộc Đội Cảnh sát Đường thủy – Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ) qua công tác tuần tra trên tuyến sông Hồng tại đoạn thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao đã phát hiện 1 tử thi là nữ giới đang trôi dạt trên sông, cách cầu Phong Châu khoảng 10km.

Sau khi biết được thông tin, trong chiều và đêm 14.9, nhiều thân nhân người bị nạn trong vụ sập cầu phong Châu đã đến để chờ nhận dạng người thân.

Theo đó, nạn nhân được xác định là bà Nguyễn Thị Hường (SN 1976, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) – 1 trong 8 nạn nhân mất tích sau sự cố sập cầu Phong Châu ngày 9.9.
Thi thể được phát hiện trước đó trên sông Hồng, đoạn qua địa phận xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao. Ảnh: CSGT đường thủy. Thi thể được phát hiện trước đó trên sông Hồng, đoạn qua địa phận xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao. Ảnh: CSGT Đường thủy
Trước đó, khi xảy ra sự việc thương tâm, bà Hường và chồng là ông Lương Xuân Thành cùng đi trên chiếc xe máy mang BKS: 19L1-107.49 (cả 2 đều mất tích).

Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, lực lượng chức năng đã bàn giao thi thể cho người nhà để tiến hành các thủ tục an táng theo phong tục địa phương.

Các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân còn lại trong sự cố sập cầu Phong Châu ngày 9.9.

Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu, vẫn chưa thấy đâu

0

Từ sáng 9/9 đến nay, hàng chục người thân của các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) vẫn túc trực ngày đêm bên bờ sông, chờ đợi, hy vọng một phép màu.

Đi dọc sông Hồng tìm kiếm người mất tích

Ngày 14/9, tại khu vực cầu Phong Châu (bắc qua sông Hồng) nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), lực lượng công an, quân đội tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích cũng như lên phương án trục vớt phần dầm cầu bị rơi xuống sông.

Bên dòng sông Hồng chảy xiết, nước đục ngầu, nhiều người thân của các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu mòn mỏi chờ đợi từ sáng sớm đến tối mịt, với hy vọng mong manh phép màu sẽ xảy ra.

Ngay sau khi biết tin cầu Phong Châu sập vào sáng 9/9, bà Lương Thị Sáu (55 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) đã vội chạy tới hiện trường.

Gần một tuần qua, bà Sáu cùng người thân đã đi dọc sông Hồng từ khu vực cầu Phong Châu về hạ lưu hơn 40km để tìm kiếm tung tích vợ chồng anh trai là Lương Xuân Thành (56 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) và Nguyễn Thị Hường (48 tuổi, vợ ông Thành).
Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu - 1 Bà Lương Thị Sáu ngóng tin tức về vợ chồng anh trai (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ngồi cách chân cầu Phong Châu khoảng 300m, bà Sáu luôn hướng mắt về phía lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân tại phần dầm cầu bị sập.

“Có tin tức gì chưa chú, gia đình tôi mòn mỏi tìm kiếm dọc sông Hồng gần một tuần nay nhưng chưa thấy anh Thành, chị Hường đâu”, vừa nhìn thấy Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ, bà Sáu vội hỏi.

Nhận được câu trả lời: “Gia đình cứ yên tâm, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm”, từ chiến sĩ cảnh sát, bà Sáu lại ngồi sụp xuống đất, hai tay ôm chặt đầu.

Sau ít phút trấn tĩnh, bà kể sáng 9/9, vợ chồng anh trai từ nhà đến xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) khám, chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Đến 11h cùng ngày, khi biết tin về vụ sập cầu Phong Châu, gia đình nhiều lần tìm cách liên lạc với vợ chồng ông Thành nhưng không được.

Nghĩ có chuyện chẳng lành, người thân trong gia đình tỏa đi khắp nơi tìm kiếm, xác định khi cầu Phong Châu bị sập, vợ chồng ông Thành đi đến gần giữa cầu.
Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu - 2 Ngày 14/9, các lực lượng chức năng tìm kiếm tung tích các nạn nhân mất tích (Ảnh: Nguyễn Hải).

“Từ camera hành trình, chúng tôi nhận ra vợ chồng anh Thành bị rơi xuống sông Hồng lúc cầu sập. Khi cầu sập anh Thành mặc áo trắng, cố bám vào thành cầu nhưng không được”, rưng rưng nước mắt, bà Sáu kể.

Những ngày qua, gia đình bà Sáu huy động hơn 40 người đi dọc sông Hồng để tìm kiếm. Đến nay đã tròn 6 ngày nhưng việc tìm kiếm vẫn vô vọng.

Với tâm niệm “còn hi vọng, còn tìm kiếm” gia đình bà Sáu đã nhờ thêm người thân, quen ở hạ lưu sông Hồng như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương,… nghe ngóng thêm thông tin.

“Hy vọng tìm thấy anh, chị là rất mong manh nhưng gia đình sẽ không bao giờ từ bỏ. Chỉ khi đưa được anh chị về chúng tôi mới yên lòng”, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ nhiều ngày, bà Sáu buồn bã nói.

Gần một tuần nay, quán nước của bà Thu – nằm cạnh cầu Phong Châu luôn có hàng chục người thân của các nạn nhân bị mất tích lui tới ngóng chờ tin tức.

Sáng sớm 14/9, nhiều người nhà của các nạn nhân đến chiếc bàn thờ “tạm” được đặt cạnh cầu để thay bình hoa, sắp xếp lại hoa quả và thắp hương cầu mong sớm tìm được người thân.

Có người mắc kẹt bên trong xe gặp nạn?

Từ sáng 9/9 đến nay, gia đình bà Dương Thị Hoa thay phiên nhau túc trực ở chân cầu Phong Châu để tìm kiếm, nghe ngóng thông tin về em trai là Dương Công Chiến (43 tuổi, trú xã Dân Quyền, huyện Tam Nông).

Bà Hoa kể, em trai làm nghề lái xe chở vật liệu xây dựng. Sáng 9/9, anh Chiến vừa điều khiển xe lên cầu Phong Châu bất ngờ cầu sập.

“Từ sáng qua, nước sông Hồng rút nhanh, lực lượng cứu hộ đã bắt đầu khảo sát, tìm kiếm nên gia đình rất mong ngóng sớm tìm thấy em để đưa về chôn cất”, bà Hoa nghẹn ngào nói.

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng Ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn và công tác Phòng thủ dân sự tỉnh Phú Thọ, nhận định trong các phương tiện chìm dưới lòng sông có thể có người mắc kẹt bên trong.

Các đơn vị chức năng trong tỉnh đang huy động các phà có cần cẩu đủ khả năng trục vớt ô tô đang chìm dưới lòng sông.

Theo Đại tá Cương, quá trình trục vớt phương tiện dưới lòng sông chỉ diễn ra khi lưu tốc, dòng xoáy dòng chảy cho phép.

N-Ó-N-G nhất lúc này: Công ty Đại Nam của bà Phương Hằng ông Dũng Lò Vôi vừa chính thức …..

0

Nhiều tổ chức, cá nhân tại Bình Dương đã tham gia ủng hộ đồng bào vùng lũ với số tiền lớn, trong đó Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng tiền mặt.

Sáng 14/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

 

Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Tại lễ phát động, nhiều tổ chức, cá nhân đã đã ủng hộ số tiền lớn. Công đoàn tỉnh Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng, Tổng công ty Becamex IDC ủng hộ 5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng, Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng, Tổng Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ ủng hộ 2 tỷ đồng…
Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng.

 Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng.

Ban vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương cho biết, tổng số tiền trong lễ phát động do tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 44 tỷ đồng. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương tiếp tục vận động, kêu gọi ủng hộ và sẽ công khai minh bạch thông tin chi tiết đến người dân.

Hôm qua (ngày 13/9), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương cũng đã công bố 117 trang sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ, thông qua số tài khoản Vietcombank: 1021470698 của Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương.
Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng.

Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng.

Theo đó, từ ngày 10/9 đến 12/9 đã có gần 1.500 giao dịch ủng hộ của người dân, tổ chức. Chỉ sau ba ngày, Quỹ của Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương đã tăng lên hơn 2,5 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Dương tiếp tục chuyển ủng hộ đồng bào tại các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ: Cô gái 28 tuổi 2 lần đăng quang HOA HẬU trong vòng 10 năm, phản ứng của khán giả mới là điều đáng chú ý

0

Không ai khác, ngôi vị Hoa hậu danh giá một lần nữa gọi tên Nguyễn Cao Kỳ Duyên!

Vào tối 14/9, sau 2 tháng diễn ra, cuộc thi Miss Universe 2024 đi tới đêm Chung kết diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Mở màn đêm Chung kết, 29 thí sinh cùng toàn bộ khán giả có mặt tại khán phòng dành 1 phút tưởng niệm đến các chiến sĩ đã hy sinh và những nạn nhân thiệt mạng do cơn bão số 3 Yagi đã gây ra.

hình ảnh hình ảnh hình ảnh hình ảnh

Chiến thắng của Kỳ Duyên tối 14/ 9 và khoảnh khắc cô đội vương miện Hoa Hậu lần thứ 2 sau 10 năm, ảnh: DSD

Trải qua những phần thi áo dài, trang phục dạ hội, ứng xử thì top 3 chính thức lộ diện là Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, Kỳ Duyên. 3 cô gái cuối cùng tiếp tục bước vào thử thách trả lời 1 câu hỏi chung là “Các cuộc thi Hoa hậu bản chất chỉ là giải trí, người đẹp đăng quang không thể đại diện cho phụ nữ của một đất nước. Bạn nghĩa sao về quan điểm này?”.

hình ảnh hình ảnh

Top 3 người đẹp xuất sắc nhất, ảnh: DS

Kỳ Duyên toát nên sự tự tin qua câu trả lời: “Vẻ đẹp một cô gái không thể hoàn toàn đại diện cho đất nước. Câu chuyện của cô gái đấy có thể truyền cảm hứng cho mọi người. 10 năm trước tôi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. 10 năm sau, tôi dùng toàn bộ sự can đảm của mình để thực hiện lý tưởng hô vang hai tiếng Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Tôi nghĩ với lý tưởng này của tôi có thể khuyến khích các bạn trẻ sống hết mình với lý tưởng của mình, đây là tiền đề, cơ sở để nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn”.

hình ảnh

Nhiều người cũng cho  rằng chiến thắng của Kỳ Duyên là ‘dễ đoán’, ảnh: dSD

Sau cùng, Nguyễn Cao Kỳ Duyên chính thức được xướng tên là chủ nhân của chiếc vương miện Miss Universe Vietnam 2024. Danh hiệu Á hậu 1 gọi tên Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh dừng chân ở vị trí Á hậu 2.

Trước đó, Kỳ Duyên cũng ghi điểm trong phần thi ứng xử của Top 5. Người đẹp Nam Định chọn câu hỏi số 5 với nội dung: “Có quan điểm cho rằng các cuộc thi tìm kiếm nhân tài tại Việt Nam lại đang gây ra hiện tượng chảy máu chất xám, khi đa số các cá nhân xuất sắc từ những cuộc thi này được tài trợ học bổng đi du học lại ít trở về Việt Nam phục vụ. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?”

hình ảnh hình ảnh

Kỳ Duyên đã có màn thể hiện vô cùng ấn tượng trong suốt hành trình cuộc thi, ảnh: DSD

Kỳ Duyên trả lời ấn tượng: “Tôi cảm thấy vui và tự hào khi các tài năng trẻ Việt Nam được sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Thứ hai, tôi vẫn luôn ủng hộ những chương trình trao tặng học bổng cho tài năng trẻ Việt Nam được phát triển ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự chảy máu chất xám chúng ta không quá đáng lo. Bởi vì chúng ta chỉ cần trau dồi, phát triển cho tài năng trẻ Việt Nam ngày một thành công”.

hình ảnh

Kỳ Duyên chụp ảnh cùng bố mẹ và gia đình anh trai, ảnh: DSD

Việc Kỳ Duyên 2 lần đăng quang Hoa hậu được xem là chưa từng ở Việt Nam. Sau khi công bố kết quả, lượng lớn khán giả theo dõi Miss Universe Vietnam 2024 để lại bình luận tích cực, chúc mừng tân Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên các nền tảng mạng xã hội. Không chỉ nhận được sự yêu thích từ người hâm mộ nước nhà, màn đăng quang của Hoa hậu Kỳ Duyên fan sắc đẹp quốc tế hưởng ứng trên các diễn đàn. 

Đây cũng được xem là những lần hiếm hoi một Hoa hậu đăng quang nhận được nhiều phản ứng tích cực như vậy. Bởi phần lớn những cuộc thi Hoa hậu khi tìm được người đội vương miện đều tạo ra những cuộc tranh luận gay gắt và những luồng ý kiến trái chiều.

Một số bình luận:

– “Kỳ Duyên quá xứng đáng. Nam Định mãi đỉnh”.

“Sân khấu đẹp, dàn dựng tốt, người đăng quang cũng đẹp” (Người hâm mộ Thái Lan).

– “Hoa hậu đi thi hoa hậu đoạt giải hoa hậu là Nguyễn Cao Kỳ Duyên”

– “Và đây là chiến binh của Việt Nam chúng tui, và cô ấy sẽ đến Mexico để đại diện cho Việt Nam”.

– “Chị quá xứng đáng. Không bất ngờ lắm… vì khi đăng ký hồ sơ, hào quang đã thuộc về chị. Ván cờ này là của chị”.

– “Quá xứng đáng luôn Hoa hậu ơi, Chúc mừng Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Xem không bỏ sót một giây phút nào luôn Kỳ Duyên mãi đỉnh”,…

hình ảnh

Khoảnh khắc Hoa hậu Kỳ Duyên đăng quang 10 năm trước, ảnh: DSD

Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh năm 1996, cô từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. Trong 10 năm qua, Kỳ Duyên nỗ lực hoàn thiện bản thân, đảm nhận nhiều vị trí huấn luyện viên, giám khảo cho nhiều cuộc thi như The Look Vietnam 2017, Siêu mẫu Việt Nam 2018, The Face Vietnam (mùa 4), Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 (Miss Fitness Vietnam 2022)… Sau lần bỏ lỡ cơ hội thi Miss World vì những ồn ào không đáng có, Kỳ Duyên tái xuất để thực hiện ước mơ.

Trong Miss Universe Vietnam, Kỳ Duyên liên tục lọt top những thí sinh ấn tượng, cô dẫn đầu bảng điểm trước thềm Chung kết, chiến thắng giải Người được yêu thích nhất, trong đêm bán kết cô lọt Top 5 trình diễn trang phục dạ hội đẹp nhất, Top 5 trình diễn bikini đẹp nhất.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên chính thức bắt đầu hành trình sứ mệnh của mình bằng nghi thức chạm tay vào Lung Linh Nghi. Miss Universe Vietnam 2024 – Nguyễn Cao Kỳ Duyên sẽ đại diện Việt Nam tham dự Miss Universe lần thứ 72 được tổ chức tại Mexico vào cuối năm nay. Trên sân khấu, Kỳ Duyên tuyên bố trích 500 triệu đồng giải thưởng để quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Bắc đang chịu thiệt vì thiên tai.

Ban tổ chức còn trao nhiều giải thưởng phụ cho các thí sinh Đoàn Tường Linh (Người đẹp ảnh), Phí Phương Anh (Người đẹp tài năng), Đoàn Thu Hà (Người đẹp ứng xử), Đỗ Thu Hà – Vũ Thúy Quỳnh (Người đẹp có dự án cộng đồng hiệu quả nhất), Paris Bảo Nhi (Người đẹp Trang phục dạ hội), Vũ Thúy Quỳnh (Người đẹp trình diễn trang phục dân tộc ấn tượng), Quách Tapiau Maily (Người đẹp áo tắm).

Đ/a/u đớn quá: 30 th/i/th/e được tìm thấy quanh điểm xe khách 29 chỗ bị cuốn trôi tại Cao Bằng

0

30 nạn nhân được tìm thấy là hành khách, tài xế ôtô và khoảng 10 xe máy bị lũ vùi lấp, cuốn trôi sáng 5 ngày trước ở xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình.

Ông Đàm Hải Triều, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, cho biết đến 10h30 sáng nay, lực lượng cứu hộ tìm thêm 9 thi thể là nạn nhân vụ lũ cuốn trôi xe khách, hai ôtô 5 chỗ và khoảng 10 xe máy ở bản Khuổi Ngọa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, nâng tổng số nạn nhân ở vị trí này lên 30.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân đi xe khách mất tích dọc hạ lưu con suối ở xã Ca Thành. Ảnh: Ca Thành

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân đi xe khách mất tích dọc hạ lưu con suối chảy qua xã Ca Thành. Ảnh: Đài PTTH Cao Bằng

 

Các nạn nhân được tìm thấy dọc bờ suối, dưới các đống đổ nát và trong xác xe khách. Có nhiều người bị cuốn trôi xa hơn 20 km về hướng huyện Bảo Lạc. Khoảng 5 nạn nhân mất tích tại vị trí sạt lở này đang được các đội cứu hộ tiếp tục huy động lực lượng tìm kiếm.

Thời tiết tại Nguyên Bình đã tạnh ráo, nước khe suối rút sâu, song các điểm sạt lở tồn tại lượng đất đá lớn lẫn với cây cối nên công tác tìm kiếm gặp nhiều trở ngại. Quân đội, công an đã huy động chó nghiệp vụ và thiết bị chuyên dụng mở rộng phạm vi tìm kiếm hàng chục km về phía hạ lưu.

 

Trước đó rạng sáng 9/9, ôtô khách 29 chỗ của nhà xe Việt Trang chở khoảng 15 người chạy trên quốc lộ 34 theo hướng từ huyện Bảo Lâm đi TP Cao Bằng. Khi đến xã Ca Thành, xe bị đất đá từ trên đỉnh đồi tràn xuống vùi lấp, sau đó tiếp tục bị cuốn trôi theo dòng suối ven đường.

Hàng trăm người tìm kiếm người mất tích ở bản Lũng Lỳ, xã Ca Thành. Ảnh: Cao Bằng

Hàng trăm người tìm kiếm người mất tích ở bản Lũng Lỳ, xã Ca Thành. Ảnh: Báo Cao Bằng

Sau khi nước rút, đội cứu hộ đã tìm được xe khách cách hiện trường vụ sạt lở ở Ca Thành khoảng 2 km. Chiếc xe bị vò nát, chỉ còn lại bánh và ít bộ phận nhô lên mặt nước, lẫn trong đất đá. Ngoài xe khách còn có hai ôtô 5 chỗ cũng bị vùi lấp, cuốn trôi và khoảng 10 xe máy.

Năm ngày qua, tỉnh Cao Bằng đã lập Sở Chỉ huy tiền phương, điều động hơn 500 người thuộc nhiều lực lượng bộ đội, công an, dân quân tham gia tìm kiếm nạn nhân ở các vùng sạt lở tại Nguyên Bình. Các đội cứu hộ ngoài đào bới tại chân điểm sạt lở còn mở rộng dọc các bờ sông suối về hướng huyện Bảo Lạc, cách xa Ca Thành hàng chục km.

Ngoài vụ sạt lở ở xóm Khuổi Ngoạ, xã Ca Thành còn có một điểm sạt lở ở xóm Lũng Lỳ. Đến chiều 13/9, lực lượng chức năng đã tìm đủ 9 thi thể nạn nhân ở vị trí này. Các nạn nhân đang được nhận dạng, đưa đi mai táng.

Chủ tịch UBND xã Ca Thành Hoàng Tòn Sao cho hay ngoài công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích, chính quyền địa phương hiện ưu tiên công tác cứu trợ các gia đình thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.

Chiếc xe Kia 5 chỗ chở 5 hành khách bị vò nát cùng xe khách tại điểm sạt lở Khuổi Ngoạ. Ảnh: Cao Bằng

Chiếc xe Kia 5 chỗ chở 5 hành khách bị lũ cuốn, vò nát cùng xe khách tại điểm sạt lở Khuổi Ngọa. Ảnh: Hải Triều

Ngoài Ca Thành, huyện Nguyên Bình còn có ba điểm sạt lở có người tử vong và mất tích tại các xã Yên Lạc, Vũ Minh, và xã Vũ Nông. Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 52 thi thể, còn 5 người mất tích. Đây là huyện thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Cao Bằng đợt mưa lũ vừa qua.

Làng Nủ: Thêm 11 người trong danh sách m/ấ/t t/í/ch đã trở về thần kỳ

0

Trong ngày hôm nay, cả nước đón nhận liên tiếp 2 tin vui từ Làng Nủ – Lào Cai: 1 nhóm có 8 người và 1 nhóm 3 người trong danh sách mất tích trở về

Sáng 13/9, ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ, cho biết hai chủ hộ Hoàng Văn Tiện, 47 tuổi và Hoàng Văn Duân, 39 tuổi cùng người nhà vừa trở về làng. Mỗi hộ gồm vợ chồng và hai con đã thoát chết trong trận lũ quét 6h sáng 10/9, do lên nhà người bố ở gần đó.

Lúc một phần núi Con Voi cách làng khoảng 500 m bất ngờ đổ ập, tất cả hoảng sợ bỏ chạy, nay tìm được nhau mới trở về. “Nhà cửa của họ mất hết, song người an toàn”, Trưởng thôn Làng Nủ nói. Trước đó chính quyền tập trung tìm kiếm và thống kê những người này vào diện mất tích, thuộc 37 hộ bị vùi lấp.

Sống tại nhà người thân cách Làng Nủ hơn một km, ông Hoàng Văn Tiện kể khoảng 5h30 ngày 10/9, vợ chồng ông và con trai nhỏ thấy nước lũ về nên đi xem, còn con gái 18 tuổi đang làm việc ở Vĩnh Phúc. Nhìn về phía nhà bố cách đó 100 m bị sạt lở, ông gọi em trai Hoàng Văn Duân (39 tuổi, sống đối diện bên kia đường) đi kiểm tra. Lúc đó vợ và con trai ông đã lên nhà bố.

“Chỉ một lúc sau có tiếng nổ lớn trên núi, đất đá bay tung tóe. Trong vài phút, cả làng bị vùi lấp, trong đó có căn nhà sàn bằng gỗ ba gian của tôi”, ông Tiện kể, thêm rằng đã tri hô lớn nhưng mọi người trong làng trở tay không kịp. Trong thôn ai cũng nghĩ gia đình ông đã chết. Mấy hôm nay không có phương tiện liên lạc nên ông không thông báo được cho chính quyền.

Ông Hoàng Văn Tiện người trong danh sách mất tích trở về. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Hoàng Văn Tiện người trong danh sách mất tích trở về. Ảnh: Ngọc Thành

Cũng giống gia đình anh ruột, vợ và hai con của anh Hoàng Văn Duân trước khi lũ quét đã lên nhà bố ở. Riêng anh về căn nhà cấp bốn trông giữ tài sản. “Mấy ngày qua tôi tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích mà không biết 4 người nhà mình nằm trong danh sách được kiếm tìm”, anh nói.

Vụ lũ quét xảy ra sáng 10/9, một phần núi Con Voi bất ngờ đổ ập xuống, san phẳng 37 nóc nhà với 158 người Tày ở thôn Làng Nủ. Trong đó, ba người trên 70 tuổi, 18 trẻ dưới 6 tuổi, 14 người dưới 14 tuổi, còn lại 15-69 tuổi. Khu vực này nằm xa trung tâm (cách huyện Bảo Yên 40 km, cách TP Lào Cai 120 km), giao thông chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc, nên lực lượng cứu hộ của huyện mất nhiều giờ mới tiếp cận được hiện trường.

Đến sáng nay, ngoài Quân khu 2, công an tỉnh, biên phòng…, huyện Bảo Yên đã huy động thêm 180 người từ các xã bên cạnh tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Sở chỉ huy địa phương đề nghị trưởng thôn Hoàng Văn Diệp và người dân xác định vị trí từng ngôi nhà bị vùi lấp để công tác tìm kiếm hiệu quả hơn.

Bộ đội tìm kiếm nạn nhân mất tích ở thôn Làng Nủ. Ảnh: Ngọc Thành

Bộ đội tìm kiếm nạn nhân mất tích ở thôn Làng Nủ. Ảnh: Ngọc Thành

Hôm qua, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, nằm trong diện “nghi mất tích” cũng được tìm thấy trên núi. Trước đó ngày 9/9, họ phát hiện nguy cơ sạt lở nên kêu gọi nhau chạy lên ngọn núi cách đó khoảng một km để tránh trú. Đến đêm, mưa như trút nước, đất đá bắt đầu đổ xuống vùi lấp 7 ngôi nhà của họ trong thôn.

Chính quyền địa phương không thể liên lạc (do họ ở trên núi không có sóng điện thoại) nên bước đầu xác định thuộc diện “mất tích do sạt lở”.

Thêm 3 người Làng Nủ trở về báo tin an toàn

Lào CaiChị Nguyễn Thị Hồng về thôn chiều 13/9 báo tin cùng hai con an toàn sau 4 ngày mất liên lạc vì lũ cô lập, giảm số người mất tích sau vụ lũ quét xuống còn 36.

Chị Hồng về một mình, đi thẳng lên Sở Chỉ huy cứu hộ đặt tại Nhà văn hóa Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên báo tin với chính quyền. Chị cho biết con gái Hoàng Thị Hiệp, 16 tuổi, hiện trông cậu ở Bảo Yên, con trai Hoàng Trung Nguyên, 14 tuổi, gửi lại chỗ làm ở Yên Bái.

Chị Nguyễn Thị Hồng trở về làng chiều 13/9, sau bốn ngày mất liên lạc vì lũ cô lập. Ảnh: Hoàng Phương

Chị Nguyễn Thị Hồng trở về làng chiều 13/9, sau bốn ngày mất liên lạc vì lũ cô lập. Ảnh: Hoàng Phương

Người phụ nữ 33 tuổi đi làm thuê ở TP Yên Bái, bị cô lập bởi nước lũ, không có sóng điện thoại nên không biết thảm họa xảy ra tại làng rạng sáng 10/9. Ba mẹ con nằm trong danh sách mất tích mà chính quyền ghi nhận.

Chiều qua nước rút, chị gọi về nhà mới hay tin bố mẹ, các em an toàn, một số họ hàng trong thôn đang cấp cứu ở bệnh viện, nhà cửa bị vùi lấp. Sáng nay chị đi nhờ xe một đoàn từ thiện trở về làng.

“Còn người là còn của”, chị nói thấy vẫn may mắn dù không còn nhà cửa.

Trong sáng nay, hai hộ gia đình ông Hoàng Văn Tiện và Hoàng Văn Tuân, mỗi nhà 4 người nằm trong danh sách mất tích cũng đã báo tin an toàn. Tám người thoát chết trong trận lũ quét 6h hôm 10/9 do lên nhà thăm bố ở gần đó.

Tới 16h chiều nay, Làng Nủ ghi nhận 54 người an toàn, 17 người bị thương đang điều trị, tử vong 48 người và 36 người vẫn mất tích.

Chị Hồng chỉ tên trên bản đồ đánh dấu vị trí các hộ bị vùi lấp đặt tại Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với ba nhân khẩu. Ảnh: Hoàng Phương

Chị Hồng chỉ tên trên bản đồ đánh dấu vị trí các hộ bị vùi lấp đặt tại Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với ba nhân khẩu. Ảnh: Hoàng Phương

Hôm qua, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, nằm trong diện “nghi mất tích” được tìm thấy trên núi. Ngày 9/9, họ phát hiện nguy cơ sạt lở nên kêu gọi nhau chạy lên ngọn núi cách đó khoảng một km tránh trú.

Đến đêm, mưa như trút nước, đất đá bắt đầu đổ xuống vùi lấp 7 ngôi nhà của họ trong thôn. Chính quyền địa phương không thể liên lạc (do họ ở trên núi không có sóng điện thoại) nên bước đầu xác định thuộc diện “mất tích do sạt lở”.

Toàn tỉnh Lào Cai ghi nhận 104 người chết, 76 người mất tích do ảnh hưởng của bão Yagi.