Home Blog Page 137

Chồng tôi có một người anh trai nhưng hai gia đình hiếm khi gặp gỡ, liên lạc với nhau. Thậm chí khi thấy anh trai chồng hoặc chị dâu gọi điện tới, chúng tôi còn tắt máy luôn, không thèm nghe. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện trước khi cưới, anh ấy vin vào cớ sau này phải lo chuyện hương hỏa nên không có lý do gì phải san sẻ ngôi nhà trên thành phố của bố mẹ với vợ chồng tôi. Hôm trước, mẹ chồng tôi nhận được khoản lớn tiền đền bù đất liền gọi 2 anh em về chia mỗi nhà một phần. Lần này, ông anh trai yêu quý tiếp tục có ý kiến khiến tôi và chồng đều ngã ngửa..

0

Khi con cái đã về đủ, mẹ chồng liền đưa tiền đền bù đất ra, chia cho tôi và vợ chồng anh trai mỗi nhà một phần.

Năm nay tôi 30 tuổi, đã lấy chồng được gần 6 năm. Mặc dù trên chồng tôi có một người anh trai nhưng hai gia đình chúng tôi hiếm khi gặp gỡ, liên lạc với nhau. Thậm chí, khi thấy anh trai chồng hoặc chị dâu gọi điện tới, chúng tôi còn tắt máy luôn, không thèm nghe.

Tất cả cũng vì chuyện xảy ra khi vợ chồng tôi chuẩn bị kết hôn. Khi đó, hai bên gia đình đã gặp gỡ và ấn định ngày cưới. Mẹ chồng ban đầu đồng ý bán căn nhà đang ở, mua một căn nhà nhỏ khác để hai ông bà sống.

Số tiền dư ra thì giúp vợ chồng tôi mua nhà ở thành phố. Bởi ngoài căn nhà, mảnh đất sau nhà rất rộng, nếu bán đi chắc sẽ có một khoản tiền không nhỏ. Thế nhưng, anh trai chồng đã phản đối.

Anh cho rằng, anh là anh cả, sau này phải lo chuyện hương hỏa nên không có lý do gì để chia sẻ tài sản với vợ chồng tôi cả. Cũng vì chuyện này mà sau đó, vợ chồng tôi đã đứt liên lạc với anh chị.

Khi bố mẹ muốn bán nhà lấy tiền giúp chúng tôi mua nhà ở thành phố, anh trai chồng đã phản đối. (Ảnh minh họa)

Khi bố mẹ muốn bán nhà lấy tiền giúp chúng tôi mua nhà ở thành phố, anh trai chồng đã phản đối. (Ảnh minh họa)

Trong hững năm qua, chúng tôi đã nỗ lực làm việc và cuối cùng cũng mua được nhà và xe, có một cuộc sống ổn định. Hai vợ chồng tôi không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ gia đình chồng, nhưng cũng không quên chăm sóc, báo hiếu bố mẹ chồng.

Mỗi năm, chúng tôi đều gửi tiền về quê cho bố mẹ chồng và thỉnh thoảng mời họ đến ở chơi, tất nhiên là khi anh chị không có mặt.

Gần đây, mẹ chồng thông báo rằng ở quê đang được giải tỏa để làm đường. Một mảnh đất của gia đình chồng nằm trong dự án đó nên được đền bù một khoản tiền. Vì thế, mẹ chồng đã gọi chúng tôi về quê để chia số tiền này. Vì chồng đang đi công tác nước ngoài, cả tháng nữa mới về nên tôi đành về một mình.

Cuối tuần vừa rồi, tôi trở về quê. Anh trai chồng và chị dâu cũng có mặt ở đó. Vì còn bực chuyện cũ nên khi chạm mặt, tôi đã phớt lờ họ, nửa câu cũng không muốn nói với họ.

Khi mẹ gọi về quê, thấy vợ chồng anh trai chồng, tôi đã phớt lờ họ. (Ảnh minh họa)

Khi mẹ gọi về quê, thấy vợ chồng anh trai chồng, tôi đã phớt lờ họ. (Ảnh minh họa)

Khi con cái đã về đủ, mẹ chồng liền đưa tiền đền bù đất ra, chia cho tôi và vợ chồng anh trai mỗi nhà một phần. Thật không ngờ, lúc này anh trai chồng lại đẩy số tiền đó về phía tôi. Sau đó, anh ôn tồn giải thích:

– Thực ra, trước đây khi hai em kết hôn và muốn bán căn nhà cũ, vợ chồng anh không đồng ý không phải là tính toán với các em mà vì lo lắng cho tương lai của cả gia đình. Bố mẹ sống ở đây hơn nửa đời người rồi, chuyển sang nhà khác nhỏ hơn anh chị sợ bố mẹ không quen. Hơn nữa, đất năm ấy không được giá lắm, sợ tiền dư ra không đủ cho các em mua nhà trong thành phố.

Một phần là lúc đó các em còn trẻ. Tính cái Đăng (tên chồng tôi) khi ấy anh thấy nó vẫn còn trẻ con, ỷ lại bố mẹ. Vì thế, anh sợ có nhà rồi nó sẽ không chịu cố gắng làm việc kiếm tiền. Cho nên, ngày ấy anh cố tình nói những lời ấy là để khích lệ nó.

Hiện hai đứa mới sinh con thứ 2, có nhiều khoản cần chi, chi phí sinh hoạt ở thành phố cũng đắt đỏ. Các em đi làm không dễ dàng gì, vì thế em hãy nhận lấy số tiền này đi. Giờ thấy các em trưởng thành, chín chắn như vậy, anh chị cũng yên tâm đưa tiền.

Tôi thực sự không ngờ anh trai và chị dâu lại có suy nghĩ như vậy. Hóa ra tôi và chồng đã hiểu lầm anh chị. Hóa ra, người nhỏ nhen mới là vợ chồng tôi. Nghĩ đến thái độ lạnh nhạt của mình đối với vợ chồng anh trai chồng trong 6 năm qua, tôi bật khóc và quỳ xuống trước mặt anh chị nói lời xin lỗi.

Thật may, mọi lỗi lầm trong quá khứ đều có thể sửa chữa. Hiện tại, mối quan hệ giữa chúng tôi đã trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, hai gia đình thường xuyên gặp gỡ, chuyện trò rất vui vẻ.

Từ 1/1/2025 giấy phép lái xe ôtô quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại lý thuyết

0

Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong Thông tư số 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

GPLX bị mất được cấp lại ngay

Điểm mới đáng chú ý của Thông tư này là có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành liên quan đến người có GPLX quá thời hạn sử dụng. Theo đó, người có GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết theo quy định. GPLX quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường trường.

Thông tư mới của Bộ GTVT cũng quy định: Người có GPLX thuộc các hạng nêu trên bị mất nhưng quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm, phải dự sát hạch lý thuyết; quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành. GPLX thuộc trường hợp này phải có tên trong hồ sơ của sở GTVT, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.

Lý giải về vấn đề này, chiều 8/12, trao đổi với PV Báo CAND, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý Vận tải Phương tiện và Người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định: Người có GPLX được đổi, cấp lại trước thời hạn ghi trên GPLX. Điều này có nghĩa là người có GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày khi muốn đổi sang GPLX mới sẽ phải sát hạch lại.

Vì vậy, tại Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ GTVT quy định: Người có GPLX quá hạn dưới 1 năm sẽ phải thi lại lý thuyết, quá hạn trên 1 năm sẽ phải thi lại thực hành. Lấy minh chứng cụ thể hơn, vị này cho hay, ví như anh Nguyễn Văn A có GPLX hết hạn vào 29/1/2025 thì theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trước ngày 29/1, anh A được đổi, cấp lại GPLX. Nhưng nếu đến ngày 30/1 anh A mới đi đổi thì sẽ phải thi lại lý thuyết.

 

Từ 1/1/2025, có nhiều quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe.

 

Từ 1/1/2025, có nhiều quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe.

Liên quan đến cấp lại GPLX, tại thông tư mới, Bộ GTVT cho phép người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại ngay mà không phải chờ xác minh. Việc cấp lại GPLX bị mất thực hiện theo quy định của Thông tư này. Thêm vào đó, Bộ GTVT quy định không cấp lại GPLX đối với các trường hợp: GPLX không có trong hệ thống thông tin GPLX tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp GPLX (sổ quản lý); chưa cấp lại GPLX đối với người vi phạm trật tự ATGT chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Để làm được điều này theo đại diện của Cục Đường bộ Việt Nam là do ở thời điểm hiện tại công nghệ đã phát triển, lực lượng CSGT có thể cập nhật ngay vào dữ liệu xử lý vi phạm đối với các trường hợp bị tạm giữ hay bị tước GPLX. Cơ quan cấp đổi sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu để kiểm tra và cấp lại GPLX.

Từ tháng 1/2025, có 15 loại giấy phép lái xe

Ngoài các quy định trên, từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực với nhiều điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe. Luật quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E, tăng 2 hạng so với luật hiện hành. Trong đó hạng A1 cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3 hoặc công suất động cơ điện đến 11kW. Hạng A cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm3 hoặc công suất động cơ trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng B1 cấp cho người lái môtô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Với ôtô, giấy phép hạng B dành cho người lái xe đến 8 chỗ (không kể chỗ lái xe); ôtô tải và chuyên dùng đến 3,5 tấn.

So với Luật giao thông đường bộ 2008, hạng B đã được gộp giữa bằng B1 (cấp cho không hành nghề lái xe đi ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) và bằng B2 (cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải dưới 3,5 tấn). Giấy phép lái xe hạng C trước đây dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn trở lên được tách thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D trước đây cấp cho lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ được tách thành các hạng D1 (từ 8 đến 16 chỗ, không kể chỗ của lái xe) và D2 (từ 16 đến 29 chỗ), hạng D (trên 29 chỗ). Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ôtô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg. Tương tự, các hạng C1E, CE, D1E, D2E, DE được cấp cho người lái các loại xe ôtô hạng C1, C, D1, D2, D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

Luật mới kế thừa Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn quy định giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; giấy phép hạng B và hạng C1 thời hạn 10 năm; giấy phép hạng C, D1, D2, D và các giấy phép lái xe rơ moóc chỉ 5 năm. Về độ tuổi được lái xe, Luật mới quy định người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (dung tích dưới 50cm3; động cơ điện không lớn hơn 4 kW); người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1. Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.

Khi người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có nhu cầu đổi, cấp lại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc sau: Người có giấy phép hạng A1 (theo Luật Giao thông đường bộ 2008) được chuyển sang hạng A, song chỉ được điều khiển xe môtô đến 175cm3 hoặc động cơ điện đến 14 kW. Hạng A2 được đổi sang hạng A; hạng A3 được đổi sang hạng B1.

Người có giấy phép hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang hạng B, song chỉ được điều khiển ôtô số tự động; hạng B1, B2 được đổi sang hạng B và C1; hạng C được đổi cùng loại; hạng D được đổi, cấp lại sang hạng D2; hạng E được đổi, cấp lại sang hạng D; hạng FB2 được đổi, cấp lại sang C1E…

Nguồn: https://cand.com.vn/Giao-thong/giay-phep-lai-xe-oto-qua-han-1-ngay-cung-phai-thi-lai-ly-thuyet-i…

Vợ chồng tôi lấy nhau được 12 năm, có với nhau hai mặt con, nhưng nhường như số lần anh về thăm gia đình tôi có thể đếm trên đầu ngón tay. Lúc thì anh đưa là lý do này, lý do kia, có khi anh nói thẳng vào mặt vợ: “Về đó làm gì hả em, vừa lạc hậu lại không sạch sẽ, động tới cái gì cũng không có, thế thì sống làm sao được”…Năm ngoái, bố tôi mất vì b::ị b:ệnh, lúc này anh mới chịu về thì…

0

Lấy nhau về, ngày lễ Tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác.

Lấy nhau về, ngày lễ Tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác.

Vợ chồng tôi lấy nhau được 12 năm, có với nhau hai mặt con, nhưng nhường như số lần anh về thăm gia đình tôi có thể đếm trên đầu ngón tay. Lúc thì anh đưa là lý do này, lý do kia, có khi anh nói thẳng vào mặt vợ: “Về đó làm gì hả em, vừa lạc hậu lại không sạch sẽ, động tới cái gì cũng không có, thế thì sống làm sao được”. Bất đắc dĩ lắm anh mới chịu về thăm gia đình bố mẹ vợ một lần, tôi buồn và thất vọng về chồng mình vô cùng.

Tôi sinh ra ở vùng núi, quê tôi còn rất nghèo, cuộc sống vẫn còn hết sức khó khăn và lạc hậu. Bố mẹ tôi dù nghèo nhưng vẫn luôn cố gắng chăm lo cho con học đến nơi đến chốn. Tôi đỗ đại học, đó vừa là niềm tự hào và cũng là gánh nặng đè lên vai bố mẹ tôi gấp bội, hai đứa em sau cũng chỉ học đến cấp 3 rồi nghỉ học để cho tôi học tiếp, vì chúng không muốn bố mẹ phải oằn lưng ra để nuôi chúng tôi ăn học.

Xuống đây học thì tôi gặp và yêu chồng mình bây giờ, chồng tôi là người thành phố, vốn rất sạch sẽ. Trong thời gian yêu cho đến khi cưới anh chỉ về nhà tôi đúng ba lần, lần đầu ra mắt và sau đó là cưới hỏi. Lúc đầu tôi cũng không trách chồng, vì quê tôi nghèo, nhà lại không có điều kiện nên việc ăn uống và sinh hoạt cũng có nhiều hạn chế, mà anh vốn quen những vật chất có sẵn ở gia đình. Anh không chịu được khổ.

Lấy nhau về, ngày lễ, ngày tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác, chồng không muốn về tôi cũng chẳng ép được. Nhiều lúc tôi có ý trách móc thì anh bảo bận công việc chứ có phải rảnh rang gì đâu. Mấy lần ngày nghỉ lễ tôi tính đưa con về nhà bà ngoài chơi vài ngày, bảo chồng thì anh nhất quyết từ chối: “Về nhà em chán lắm, mở mắt ra là thấy rừng với núi, nhà cửa thì chật chội, có tiền cũng chả có gì mà mua để ăn, anh không về đâu, em muốn về thì về đi”. Mỗi lần về quê mà có cỗ, là chồng lại mặt nhăn mày nhõ, rồi chê bai việc cỗ bàn, ăn uống. Tôi góp ý với anh, ở quê nghèo chỉ làm thế thôi, anh chịu khó ngồi với mọi người, thế nhưng sau mỗi lần đó là anh lại “đâu vào đấy”, lại chê bai…

  • girl66-8178-1405940584.jpg

Tôi khổ tâm nhất là lần nào về quê một mình là bố mẹ cũng hỏi thăm lý do chồng tôi không đi cùng, nhưng rồi sau hỏi nhiều quá, tôi đánh trống lảng sang chuyện khác, ông bà chắc cũng hiểu nên không hỏi tôi nữa. Tuy không nói, nhưng tôi biết bố mẹ mình cũng chạnh lòng lắm, nhiều lúc tôi thấy rất buồn và xấu hổ với bố mẹ đẻ mà không biết phải nói sao.

Năm ngoái, bố tôi mất vì bị bệnh, lúc đầu anh tính chỉ để mẹ con tôi về, nhưng sau đó vì bố mẹ chồng cũng nói nên bất đắc dĩ anh mới về chịu về. Ba ngày bố tôi xong anh đòi xuống Hà Nội ngay với lý do phải đi làm và bảo tôi ở lại đó thêm một tuần.

Đến ngày giỗ đầu của bố tôi, anh nhất quyết không chịu về, rồi bảo mỗi mình tôi về là đủ, anh ở nhà chăm con. Tôi bước lên xe mà rơi nước mắt, chồng tôi quá đáng đến thế là cùng, tôi đi làm dâu mười mấy năm trời, gia đình chồng chưa bao giờ phàn nàn một lời về tôi, mọi thứ bên gia đình chồng tôi đều quan tâm và làm một cách chu đáo, còn anh, ngay cả ngày giỗ đầu của bố vợ anh cũng không chịu về chỉ vì sợ bẩn, sợ khổ. Càng ngày tôi càng thất vọng và chán nản về chồng mình quê tôi nghèo nhưng ai cũng sống rất tình cảm và thân thiện, mỗi lần vợ chồng tôi về ai cũng quý mến qua chào hỏi, vậy mà tôi không hiểu sao chồng không cảm nhận được những cái đó mà chỉ nhìn vào cái vẻ bên ngoài.

Con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, dù không nhiều nhưng chí ít là con rể anh cũng nên làm tròn trách nhiệm của mình với nhà vợ, nhưng đường này… Nhìn thấy ánh mắt thất vọng của mẹ những câu hỏi thăm của họ hàng khi biết anh không về, khiến lòng tôi nặng trìu, tôi thấy có lỗi với bố mẹ nhưng thực lòng tôi không biết phải làm như thế nào để thay đổi anh nhưng trong lòng tôi tình cảm dành cho anh cứ vơi dần đi.

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì đón nhận tin vui. Đứa con đầu lòng là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả 2. Nhưng niềm vui ấy cũng đi kèm với không ít thử thách. Chồng tôi là kỹ sư dự án, công việc thường xuyên yêu cầu đi công tác dài ngày. Những tháng cuối thai kỳ, tôi hầu như phải ở nhà một mình, với cơ thể ngày càng nặng nề và tâm trạng lúc nào cũng dễ xúc động. Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Ban đầu, tôi không để ý, chỉ nghĩ rằng anh hỏi vu vơ như một cách bắt chuyện. Nhưng rồi …

0

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”.

Tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì đón nhận tin vui. Đứa con đầu lòng là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả 2. Nhưng niềm vui ấy cũng đi kèm với không ít thử thách. Chồng tôi là kỹ sư dự án, công việc thường xuyên yêu cầu đi công tác dài ngày. Những tháng cuối thai kỳ, tôi hầu như phải ở nhà một mình, với cơ thể ngày càng nặng nề và tâm trạng lúc nào cũng dễ xúc động.

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Ban đầu, tôi không để ý, chỉ nghĩ rằng anh hỏi vu vơ như một cách bắt chuyện. Nhưng câu hỏi ấy lặp đi lặp lại gần như mỗi tuần, khiến tôi không khỏi băn khoăn.

Câu hỏi của anh hàng xóm khiến tôi mơ hồ. (Ảnh minh họa)

Câu hỏi của anh hàng xóm khiến tôi mơ hồ. (Ảnh minh họa)

Anh hàng xóm là một người đàn ông ngoài 30, sống một mình, ít giao thiệp với ai trong khu. Anh không có vẻ gì là thân thiết với vợ chồng tôi, ngoài những lần chào hỏi xã giao. Vì vậy, việc anh liên tục quan tâm đến lịch trình của chồng tôi khiến tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu, thậm chí có chút cảnh giác. Một lần, không nhịn được, tôi hỏi thẳng: “Sao anh hay hỏi chồng em đi công tác thế? Có chuyện gì không?”.

Anh cười, lảng tránh: “À… không có gì, chỉ hỏi thôi mà”. Câu trả lời mơ hồ ấy càng khiến tôi khó hiểu hơn.

Rồi những hành động của anh khiến tôi càng thêm nghi ngờ. Những ngày chồng tôi vắng nhà, anh thường mang hoa quả, đồ ăn qua gửi. Có hôm, tôi thấy anh lảng vảng trước nhà, nhìn như đang dò xét. Tối muộn, tôi còn nghe tiếng bước chân ngoài hành lang, nhưng khi mở cửa ra thì không thấy ai. Lòng tôi đầy rẫy những suy đoán tiêu cực. Liệu anh ta có ý đồ gì? Anh ta có đang lợi dụng việc tôi mang bầu, chồng lại hay vắng nhà để làm điều gì mờ ám không?

Tối hôm ấy, chồng tôi lại chuẩn bị đi công tác, lần này đến tận một tỉnh miền núi xa xôi, phải mất cả ngày đường. Trước khi đi, anh dặn dò tôi đủ thứ từ việc ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi đầy đủ, đến việc gọi ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào. Tôi chỉ cười trấn an anh, nhưng trong lòng lại dấy lên nỗi lo lắng mơ hồ, không hiểu vì sao.

Vài ngày sau, sự lo lắng ấy đã trở thành hiện thực. Đêm hôm đó, bụng tôi bỗng đau dữ dội, cơn đau quặn từng cơn như muốn xé toạc cơ thể. Tôi hoảng hốt nhận ra mình có dấu hiệu chuyển dạ sớm, nhưng chồng thì đang ở nơi xa, còn tôi thì không biết phải xoay xở thế nào. Trong cơn đau và hoảng loạn, tôi cố gắng nhấc điện thoại gọi cấp cứu nhưng tay run đến mức không bấm nổi số.

Đúng lúc ấy, có tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi cố lê bước ra, và đứng hình khi thấy anh hàng xóm đứng đó, khuôn mặt đầy lo lắng. “Em sao rồi? Anh nghe thấy tiếng động lạ, có cần đi viện không?”. Tôi không kịp nói gì, chỉ biết gật đầu.

Không chút do dự, anh bế tôi ra xe, lái thẳng đến bệnh viện trong đêm. Suốt quãng đường, anh không ngừng trấn an tôi, thậm chí còn lấy áo khoác che cho tôi khi thấy tôi run vì lạnh. Vào đến bệnh viện, anh lo thủ tục nhập viện, gọi bác sĩ, thậm chí còn gọi điện báo tin cho chồng tôi. Trong phút giây ấy, tôi nhận ra mình đã quá oan uổng anh.

Sau khi mọi chuyện ổn thỏa, bác sĩ nói rằng may mắn tôi đến kịp thời, nếu chậm chút nữa có thể cả tôi và con đều gặp nguy hiểm. Lúc ấy, anh hàng xóm mới thở phào nhẹ nhõm và cười: “Tôi biết chồng em hay đi công tác, em lại sắp đến ngày sinh nên tôi muốn để ý xem em có cần gì thì giúp. Sợ em không thoải mái nên không dám nói thẳng”.

Tôi nghẹn ngào, không thốt nên lời. Sự quan tâm âm thầm của anh khiến tôi vừa áy náy, vừa xúc động. Nhờ có anh hàng xóm tốt bụng kịp thời giúp đỡ trong lúc chồng tôi đang công tác xa, tôi mới có thể đến bệnh viện đúng lúc và chứng kiến con chào đời khỏe mạnh. Nhìn thiên thần nhỏ nằm ngoan trong vòng tay, tôi thầm biết ơn người hàng xóm ấy hơn bao giờ hết.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: tuanh…[email protected]

Những điều mẹ bầu cần lưu ý và chuẩn bị trong tháng cuối thai kỳ khi chồng thường xuyên đi công tác xa

Khi bước vào tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đặc biệt trong trường hợp chồng thường xuyên đi công tác xa. Dưới đây là những gợi ý chi tiết giúp các mẹ bầu an tâm vượt qua giai đoạn này:

1. Chuẩn bị đồ dùng đi sinh đầy đủ từ sớm

– Túi đồ đi sinh: Chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết như quần áo cho mẹ và bé, bỉm, tã, khăn, giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, sổ khám thai, bảo hiểm y tế). Đặt túi ở nơi dễ lấy trong nhà để khi cần có thể sử dụng ngay.

– Danh sách liên hệ khẩn cấp: Bao gồm số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ, người thân gần gũi hoặc hàng xóm đáng tin cậy.

2. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe với chồng

Dù chồng ở xa, hãy đảm bảo anh ấy được thông báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe và lịch khám thai định kỳ.

Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, hoặc cơn co thắt mạnh, hãy liên lạc ngay với chồng để cùng tìm giải pháp hoặc báo người thân hỗ trợ.

3. Nhờ sự hỗ trợ từ người thân hoặc hàng xóm

Khi chồng đi công tác, mẹ bầu nên nhờ bố mẹ, anh chị em hoặc hàng xóm đáng tin cậy đến ở cùng hoặc ghé thăm thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn trong các tình huống khẩn cấp.

Nếu không có ai bên cạnh, hãy mở lời nhờ sự giúp đỡ từ một người hàng xóm thân thiện. Đôi khi, sự hỗ trợ kịp thời của họ có thể cứu nguy trong những tình huống bất ngờ.

4. Tự trang bị kiến thức xử lý tình huống

Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ như vỡ ối, cơn đau co thắt đều đặn, hoặc ra máu âm đạo. Biết rõ khi nào cần đến bệnh viện sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn.

Học cách thở và giữ bình tĩnh khi cơn co thắt đến.

5. Luôn giữ điện thoại ở bên cạnh

Điện thoại cần luôn được sạc đầy pin và đặt gần người. Đăng ký các ứng dụng hỗ trợ khẩn cấp hoặc đặt sẵn số gọi nhanh cho xe cấp cứu, bệnh viện, hoặc bác sĩ.

6. Thảo luận kế hoạch dự phòng với chồng

Hai vợ chồng nên thống nhất trước các phương án xử lý trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như người thân nào sẽ đưa mẹ bầu đi sinh hoặc cách sắp xếp công việc để chồng có thể về kịp.

7. Sắp xếp phương tiện di chuyển

Nếu nhà không có xe riêng, hãy tìm hiểu trước các dịch vụ taxi, xe công nghệ gần khu vực. Đặt số liên hệ của các dịch vụ này ở nơi dễ nhìn để tiện sử dụng khi cần.

8. Kiểm tra tuyến đường và bệnh viện gần nhất

– Xác định trước tuyến đường ngắn nhất đến bệnh viện để tránh lãng phí thời gian trong tình huống khẩn cấp.

– Tìm hiểu dịch vụ cấp cứu hoặc các cơ sở y tế hỗ trợ sản khoa gần nhà.

9. Dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi

Mẹ bầu tháng cuối thường dễ mệt mỏi, lo âu, đặc biệt khi không có chồng bên cạnh. Hãy tự chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn, hoặc tập các bài yoga nhẹ nhàng để giữ tinh thần thoải mái.

10. Tin tưởng vào bản thân

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thử thách, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và giữ tinh thần tích cực, mẹ bầu hoàn toàn có thể vượt qua mọi khó khăn. Hãy nhớ, bé yêu đang chờ đón bạn với tất cả yêu thương và niềm hạnh phúc.

B::ầ:u to tháng thứ 8, ăn cơm xong tôi nhờ chồng bê bát ra bồn để rửa thì mẹ chồng đang ngồi duỗi chân trên sập m::ắ:ng tơi tả: “Loại vợ này chỉ có v::ứ:t đi, chiều vợ lắm vào để nó cưỡi lên đầu lên cổ”. Tôi ôm bụng chạy vào phòng lấy tờ giấy, nói đúng 1 câu khiến mà x::á:m mặt vội xin lỗi con dâu rối rít …

0

Bầu bí tháng thứ 8 bụng đã vượt mặt nên đi lại rất khó khăn, ăn cơm xong tôi nhờ chồng bê giúp mâm bát ra bồn để rửa thì mẹ chồng nhìn thấy mắng con dâu vuốt mặt không kịp.

Sau kết hôn tôi sống với nhà chồng trên cùng một mảnh đất, nhưng không chung nhà. Bố mẹ chồng xây cho vợ chồng tôi 1 căn nhà nhỏ ngay cạnh nhà ông bà, chỉ cách nhau cái sân. Bố chồng tôi bảo mẹ chồng tôi khá kỹ tính cho nên ở riêng để tránh va chạm, mẹ chồng nàng dâu đỡ xích mích vì những điều nhỏ nhặt.

Cuộc sống làm dâu của tôi cũng dễ thở vì ở gần bố mẹ chồng nhưng vẫn có sự riêng tư, vợ chồng tôi lại ăn riêng nên rất thoải mái. Sau cưới nửa năm tôi cấn bầu. Chuyện không có gì đáng nói khi tôi mang thai đến tháng thứ 8. Càng về cuối thai kỳ, tôi càng cảm thấy nặng nề, khó chịu. Em bé phát triển tốt, tôi cũng tăng tới tận 20kg nên rất ì ạch. Không những thế lại còn thường xuyên bị chuột rút.

 

Bụng bầu vượt mặt nhưng tôi vẫn thường đảm nhiệm việc rửa bát sau mỗi bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Bụng bầu vượt mặt nhưng tôi vẫn thường đảm nhiệm việc rửa bát sau mỗi bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Tối hôm ấy hai vợ chồng ăn cơm xong, tôi vẫn nhận rửa bát như mọi khi dù đang bầu bí. Nhưng vì ngồi ăn cơm lâu, lúc đứng lên chân bị tê bì, bụng lại khệ nệ nên tôi nhờ chồng bê mâm bát xuống bếp để lát tôi rửa. Ai ngờ đúng lúc đấy mẹ chồng sang chơi chứng kiến cảnh đó, chưa hiểu đâu đuôi ra sao bà chạy vội đến giành mâm bát trên tay con trai, quay sang con dâu mắng té tát:

– Ăn xong cứ ngồi đấy để cho chồng phải đi rửa bát. Loại vợ như này chỉ có vứt đi. Rửa mấy cái bát thì có gì đâu mà làm mình làm mẩy cậy mình bầu bí. Đúng là sướng quen cái thân rồi!

Mẹ chồng tôi còn nói một tràng giang đại hải những câu khó nghe nữa mà tôi không thể nhớ được, tai tôi lùng bùng và bỗng cảm thấy hoang mang không biết mình đã sai ở đâu. Tôi đang bầu bí mệt mỏi nhờ chồng hỗ trợ việc nhà là sai sao? Trong khi đó chồng tôi đứng im, cũng không kịp phản ứng gì hay bênh vợ câu nào.

Mắng tôi chán chê, bà quay sang mắng chồng tôi chiều hư vợ. Đàn ông con trai đi rửa bát khác nào mặc váy.

Bất ngờ bị mẹ chồng mắng té tát, tôi hoang mang không biết mình sai ở đâu? (Ảnh minh họa)

Bất ngờ bị mẹ chồng mắng té tát, tôi hoang mang không biết mình sai ở đâu? (Ảnh minh họa)

Sau phút bất ngờ, tôi trấn tĩnh đi lại trước mặt mẹ chồng, nhìn thẳng vào mắt bà hỏi một câu:

– Mẹ cũng từng mang bầu, sao mẹ cay nghiệt với con vậy?

Lúc này thì đến lượt mẹ chồng tôi bất ngờ. Từ ngày về làm dâu tôi chưa bao giờ phản ứng với bố mẹ chồng, luôn gọi dạ bảo vâng. Nay thấy tôi phản ứng, có lẽ bà cũng chưa chuẩn bị tinh thần cho tình huống này. Có chút bối rối, bà quay ra mắng chồng tôi thêm vài câu rồi đi về bên nhà phàn nàn với bố chồng, tôi ở bên này cũng vẫn nghe thấy tiếng bà.

Thừa thắng xông lên, tôi quyết định từ giờ sẽ đào tạo chồng một số việc giúp vợ bầu để cho mẹ chồng quen mắt với hình ảnh con trai làm việc nhà. Nếu không đến lúc tôi ở cữ sẽ chỉ khổ thêm mà thôi. Chị em gợi ý giúp tôi 1 số việc chồng có thể làm giúp vợ bầu để tôi bắt đầu “sự nghiệp dạy chồng” nhé!

Những việc chồng có thể làm để hỗ trợ vợ trong thời kỳ mang thai

– Giúp vợ việc nhà

Những công việc nhà trước đây có thể là phần việc độc quyền của vợ nhưng khi vợ có bầu các anh chồng nên có ý thức biết giúp đỡ vợ. Mỗi ngày bụng bầu càng trở nên khệ nệ nên không thể đảm nhiệm được tất cả công việc đó.

– Tham gia lớp học tiền sản cùng vợ

Việc chăm sóc con sau này không chỉ của một mình vợ, bạn hãy là người cùng cô ấy chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con yêu. Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về thai kỳ, về việc chăm sóc con,… Nhất là những ngày đầu khi vợ mới sinh, bạn sẽ chủ động trong chăm sóc cả vợ và con.

– Sắp xếp thời gian cùng vợ đi khám sức khỏe thai kỳ

Việc giành thời gian đi thăm khám cùng vợ trước tiên và quan trọng nhất là cho vợ thấy rằng bạn đang ở với cô ấy, cùng cô ấy trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc, cả hạnh phúc và khó khăn trong thời kỳ mang thai.

– Cùng chuẩn bị đồ cho con yêu

Công việc chuẩn bị đồ cho bé con cũng thật gian nan vì có quá nhiều đồ cần mua. Nhưng hãy cảm thấy vui vẻ và thật ý nghĩa vô cùng khi cùng vợ sắm sửa đồ dùng, đón con chào đời. Các chồng sẽ trở thành một vệ sĩ “xịn” để tháp tùng vợ và con đi mọi nơi, đến mọi chỗ.

– Xoa bóp, massage toàn thân cho vợ

Trong suốt quá trình mang thai, vợ bạn sẽ không chỉ gặp các vấn đề về tâm sinh lý, mà còn thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức mỏi toàn thân, chuột rút,… nhất là những tháng cuối thai kỳ. Các anh chồng hãy thường xuyên xoa bóp, massage cho vợ để vợ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn.

Bứa sáng đừng ăn xôi phở, mì tôm nữa: Chuyên gia chỉ 1 món rất ngon, bổ rẻ mà toàn bị quên

0

Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên bạn có biết bữa sáng ăn gì là tốt nhất không?

Bữa sáng có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Bữa ăn này cung cấp năng lượng cho cơ thể sau cả một đêm dài, nếu bỏ bữa ăn này, bạn sẽ mệt mỏi và uể oải, chưa kể rất hại cho dạ dày.

Tuy nhiên, rất nhiều người Việt chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của bữa sáng mà chỉ ăn cho no bụng, qua loa, thường là ăn mì tôm, cơm rang, hoặc bún phở. Tất nhiên những món ăn này cũng ngon nhưng ăn mãi thì không thực sự tốt cho sức khỏe.

Mì tôm là món nhiều người lựa chọn ăn bữa sáng

Mì tôm là món nhiều người lựa chọn ăn bữa sáng

Bữa sáng ăn xôi, bún, phở có tốt cho sức khỏe không?

TS. BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) chia sẻ vấn đề này như sau: Khi chúng ta đã gọi là bữa ăn sáng thì điều quan trọng nhất là ăn khoa học và hợp lý. Đó phải là bữa ăn cân đối giữa các món. Song, bữa sáng của hầu hết người Việt hiện nay lại chưa có sự cân đối đó.

Với bún và xôi, TS. Từ Ngữ phân thích: Dù lựa chọn món nào thì bữa sáng vẫn không có sự cân đối về các chất. Chẳng hạn, xôi xéo là món mọi người ăn ăn, có protein, lipit từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng số lượng rất ít. Thành phần chính của món này là gluxit. Còn các loại bún như bún chả, bún cá… thì có nhiều chất hơn, giàu protein hơn xôi nhưng hàm lượng chất xơ, vitamin lại hạn chế.

Phở cũng là món ăn được nhiều người rất yêu thích

Phở cũng là món ăn được nhiều người rất yêu thích

Do đó, ông kết luận: Nếu so sánh về mặt chất lượng thì một bát bún sẽ cân đối hơn 1 gói xôi. Song, nếu đảm bảo tiêu chí no bụng thì bún không bằng xôi.

Ông cũng khuyên mọi người: Bữa sáng phải có tinh bột (gluxit) và nên bổ sung thêm nhiều rau xanh. Vì tinh bột nạp vào cơ thể chiếm tới 50% thành phần bữa ăn, nó rất quan trọng với sức khỏe. Chỉ có điều, hiện nay nhiều người lại giảm lượng tinh bột để giảm cân, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm.

Nói tóm lại, bữa sáng cần bổ sung thêm nhiều rau. Đây là thực phẩm giá rẻ nhưng lại vô cùng cần thiết dù bạn ăn sáng bằng xôi, bún hay là phở.

Chuyên gia nói rau xanh là thực phẩm cực tốt cho bữa sáng

Chuyên gia nói rau xanh là thực phẩm cực tốt cho bữa sáng

Ngoài ra, những thực phẩm sau đây cũng rất tốt cho bữa sáng

Trứng

Trứng là lựa chọn bữa sáng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Trứng chứa hàm lượng protein cao lại rất dễ chế biến và giúp tạo cảm giác no, do đó thúc đẩy việc ăn uống có kiểm soát và quản lý cân nặng.

Quả mọng

Các loại quả mọng, bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất đều là những lựa chọn ngon miệng vào bữa sáng và tốt cho sức khỏe. Chúng có lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.

Quả mọng có màu xanh tím và đỏ đặc trưng nhờ chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin có trong chúng. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thường xuyên các loại quả mọng có chứa anthocyanin hỗ trợ chống lại chứng viêm, bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.

Ngô

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay: 1 bắp ngô luộc nặng khoảng 164gr sẽ chứa 177 calo và rất nhiều omega 6 cũng như chất xơ. Những điều này mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột. Nhờ vậy, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ở ruột, trong đó có cả ung thư.

Khoai lang

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Sử dụng khoai lang vào buổi sáng vô cùng có ích cho sức khỏe. Nó giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng đầy đủ để bắt đầu ngày mới.

Khoai lang cũng rất giàu dinh dưỡng như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người.

Chuối

Bắt đầu ngày mới với chuối cũng là sự lựa chọn thích hợp. Loại quả này rất giàu chất xơ, ít calo. Do đó, nó có thể là sự lựa chọn thay thế thích hợp cho bún, phở nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ.

Trong 1 quả chuối lớn có chứa 100kcal, nhưng có tới 4-5g chất xơ (chiếm khoảng 15% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày). Nhờ đó, có thể kiểm soát lượng thực phẩm mà bạn nạp vào.

Mặt khác, ăn chuối buổi sáng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và tăng tốc độ trao đổi chất. Chuối cũng giúp cân bằng mức natri trong cơ thể, kiểm soát hiệu quả.

Người đã mất không để lại di chúc, sang tên sổ đỏ thế nào. Không chỉ riêng có con cái được thừa kế ….

0

Bạn đọc đặt câu hỏi về việc chủ đất qua đời không để lại di chúc, việc sang tên sổ đỏ thực hiện như thế nào?

Thủ tục cấp sổ đỏ cho diện tích đất tăng thêm. Đầy đủ chi tiết ….

0

Tùy trường hợp diện tích đất tăng thêm, thủ tục cấp sổ đỏ sẽ thực hiện khác nhau. Dưới đây là thủ tục cấp sổ đỏ đối với diện tích tăng thêm do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đã có giấy chứng nhận.

Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế…

0

Những người có tên trong di chúc sẽ được nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, vẫn có những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy họ là ai?

1. Người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế là ai?

Theo Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc; nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ… thì chia theo pháp luật.

Tuy vậy, Điều 644 của Bộ luật này quy định có 06 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, gồm:

– Con chưa thành niên của người để lại di sản;

– Cha của người để lại di sản;

– Mẹ của người để lại di sản;

– Vợ của người để lại di sản;

– Chồng của người để lại di sản;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Theo đó, cho dù những người trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Lưu ý: Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).

Có một số người được hưởng thừa kế, không phụ thuộc nội dung di chúcNgười được hưởng thừa kế, không phụ thuộc nội dung di chúc (Ảnh minh họa)

2. Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc

Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Tương tự, trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

3. Thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc

Để hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc. Nếu di sản là bất động sản, động sản phải đăng ký thì cần phải thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Dưới đây là thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng số 53/2014/QH13. Cụ thể:

– Giấy tờ cần chuẩn bị

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu)
  • Giấy tờ chứng minh di sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại di sản như Sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ về sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe…
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc bản sao trích lục khai tử…
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di chúc và người thừa kế (nếu có)…

– Cơ quan thực hiện: Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

– Thời gian giải quyết: Từ 02 – 10 ngày làm việc không kể thời gian niêm yết công khai thông báo…

– Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Thực hiện công chứng văn bản. Tại bước này, sẽ phải thực hiện các công việc sau:

– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ, dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế.

– Niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất… trong thời hạn 15 ngày.

– Công chứng viên thực hiện công chứng văn bản khai nhận thừa kế.

– Người thừa kế đọc lại dự thảo, ký tên vào văn bản dưới sự chứng kiến của công chứng viên.

– Người thừa kế nhận bản chính văn bản khai nhận di sản thừa kế đã công chứng và nộp phí, thù lao công chứng theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng…

Cập nhật: Mức phạt không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đổi nơi cư trú lên tới 10 triệu

0

 Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập bị phạt thế nào?

Khoản 2, Điều 4, Mục 1, Chương II Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập có thể bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập có thể bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;

c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;

d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền như sau:

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập có thể bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.