Home Blog Page 190

Hình ảnh quan tài cụ ông giữa nước lũ Quảng Bình và nỗi đau nức nở của người vợ gây xót xa

0

Do nước lũ lên nhanh, đường sá bị chia cắt, một cụ ông ở Quảng Bình qua đời đột ngột nhưng không thể an táng. Gia đình phải bắc giàn giáo, kê quan tài lên cao để tránh nước ngập.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 28/10 đưa thông tin với tiêu đề: Hình ảnh quan tài cụ ông giữa nước lũ Quảng Bình và nỗi đau nức nở của người vợ gây xót xa. Với nội dung như sau:

Do nước lũ lên nhanh, đường sá bị chia cắt, một cụ ông ở Quảng Bình qua đời đột ngột nhưng không thể an táng. Gia đình phải bắc giàn giáo, kê quan tài lên cao để tránh nước ngập. Lũ kinh hoàng ở Quảng Bình: Gần 30.000 ngôi nhà bị ngập, người dân chới với trong đêm Gần 18.000 nhà dân bị ngập ở Quảng Bình: Hình ảnh kinh hoàng từ tâm lũ Lệ Thủy Lũ lớn sau bão số 6 ở Quảng Bình: “Nước lũ lên quá nhanh, không kịp trở tay…”

Do ảnh hưởng của bão số 6 – bão Trà Mi, người dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đang phải hứng chịu trận lũ lịch sử, nước dâng cao hơn nhiều so với mức báo động. Dù mưa đã giảm nhưng do nước trên sông Kiến Giang vẫn trên báo động 3, khiến toàn bộ vùng trung tâm của huyện như lọt thỏm giữa mênh mông biển nước. Nước vây tứ bề khiến cuộc sống người dân lâm vào cảnh khó khăn.

Một gia đình ở rốn lũ Lệ Thuỷ có người thân mất đúng ngày nước lũ dâng cao khiến nhiều người xót xa

Ông cụ mất sáng sớm ngày 28/10 gia đình không thể tổ chức tang lễ do lũ dâng cao. Cả nhà phải bắc giàn giáo để kê quan tài lên cao tránh ngập nước

Trong số đó, hình ảnh một gia đình ở Thị trấn Kiến Giang (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) có người mất nhưng không thể tổ chức tang lễ hay đưa tang vì nước lũ dâng cao, khiến cả thôn làng bị cô lập không thể di chuyển.

Theo dõi hình ảnh trong đoạn clip cho thấy nước lũ dâng cao ngang thân người. Gia đình phải kê giàn giáo lên cao để đặt chiếc quan tài tránh cho nước ngấm vào. Trong khi đó, người vợ của ông cụ phải lót tấm ván để ngồi lên cao sát với nóc nhà.

Quan sát xung quanh ngôi nhà trống trải chẳng có đồ đạc gì giá trị, nhiều tủ quần áo đã bị nước lũ nhấn chìm. Nước lũ vẫn dâng cao ngang chiếc tủ được kê cao để làm bàn thờ tạm được lập vội nên còn sơ sài.

Chiếc quan tài được kê lên cao, xung quanh nước lũ bủa vây

Vợ của ông ngồi sát trên nóc nhà để tránh lũ chẳng thể túc trực sát bên linh cữu chồng

Thấy có người ghé thăm, bà cụ ngồi cao trên sát nóc nhà để tránh lũ không khỏi nức nở vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Bà cho biết, “Ông nằm ngủ rồi sáng sớm là mất luôn. Mất lúc 3h30 sáng”, người phụ nữ nghẹn ngào.

Phía bên dưới, người con gái của ông cụ phải túc trực phía dưới, lội nước xung quanh để kiểm tra tình hình mực nước dâng, sợ bàn thờ của cha bị nước cuốn mất.

Hoàn cảnh của gia đình cũng như tình cảnh ngặt nghèo khi có người thân qua đời đúng đợt mưa lũ khiến nhiều người xót xa.
Bà nức nở cho biết, ông ngủ đến sáng thì đột ngột qua đời khiến cả nhà đau lòng

“Tội quá, nước ngập bủa vây tứ phía nhấn chìm nhiều tài sản đã khổ rồi mà có người mất thì còn khổ gấp trăm lần. Chia buồn với gia đình mong mọi người sớm vượt qua nỗi đau”, tài khoản D.L chia sẻ.

“Xót xa quá. Như này có muốn đi đưa tang cũng không được nữa. Nước dâng cao ngang người thế kia thì biết làm sao. Xin được chia buồn với gia đình ạ”, một người khác chia sẻ.

Theo thống kê được biết, đến chiều 28/10, một số khu vực ở Quảng Bình vẫn đang còn đổ mưa lớn, mưa không ngớt. Nếu trời tiếp tục mưa lớn như thế này, các địa phương ở 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh dự báo sẽ hứng trận lũ lịch sử hơn cả tháng 10-2020.

Thống kê sơ bộ, đến 15 giờ hôm nay đã có hơn 20.000 ngôi nhà người dân ở 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh – đang bị ngập sâu trong biển nước, làm tê liệt nhiều khu vực và nhấn chìm hàng loạt ngôi làng.

Tại huyện Lệ Thủy có hơn 12.000 ngôi nhà người dân bị ngập, nhiều làng mạc bị nhấn chìm trong dòng nước lũ. Nặng nhất là các địa phương vùng trũng nằm ven sông Kiến Giang, như: Thị trấn Kiến Giang, An Thủy, Lộc Thủy, Cam Thủy…. hầu như 90% nhà dân còn bị ngập nặng, có nhà bị ngập sâu hơn 1,5m.

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về, kết hợp với mưa lớn kéo dài nhiều ngày, khiến mực nước dâng cao chưa từng thấy. Các tuyến đường chính bị chia cắt, nhà cửa ngập trong nước, nhiều hộ dân phải sơ tán hoặc sống trong điều kiện thiếu thốn.

Nhiều địa phương bị ngập rất sâu, chính quyền các xã đang khuyến cáo người dân hạn chế đi lại bằng ghe thuyền để tránh nguy hiểm, trường hợp quá cần thiết như phải đưa người đi sinh đẻ, chữa bệnh thì phải trang bị áo phao, sử dụng ghe lớn để đảm bảo an toàn.

Tiếp đến, báo Dân Trí cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Người thân mất giữa lũ lụt, gia đình phải kê cao quan tài chờ nước rút

Nội dung được báo đưa như sau:

Bà V.T.H., ở thôn Lộc Thượng, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy lâm bệnh đã lâu, chiều 26/10, bà qua đời. Gia đình đã lên kế hoạch tổ chức lễ tang và an táng vào sáng 28/10.

Tuy nhiên, tại huyện Lệ Thủy những ngày qua có mưa lớn, kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 6, gây ngập lụt, chia cắt trên diện rộng, gia đình bà H. đành phải hoãn việc tổ chức an táng cho người quá cố.
Những câu chuyện đau thương trong lũ được nhiều trang mạng xã hội tại Quảng Bình chia sẻ (Ảnh: Nhật Anh).

Căn nhà của gia đình bà H. là nhà cấp 4, bị ngập sâu nên người thân đã đưa quan tài của bà đến nhà người con trai ở vị trí cao hơn, chờ nước rút sẽ tổ chức di quan, an táng theo phong tục địa phương.

Không chỉ bà H. tại huyện Lệ Thủy còn có trường hợp ông H.V.P., trú thị trấn Kiến Giang và bà cụ tên H., trú thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy cũng qua đời.

Ông P. và bà cụ H. không may qua đời vào ngày 28/10, tuy nhiên do tình hình mưa lũ tại huyện Lệ Thủy phức tạp, nước ngập lụt tứ phía nên các gia đình phải tạm hoãn việc tổ chức hậu sự.

Lãnh đạo xã Lộc Thủy cho biết, sau khi nắm bắt thông tin bà cụ không may qua đời giữa lúc lũ lụt, chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ thân nhân kê cao quan tài, lo hương khói chu đáo cho người quá cố. Khi nước lũ rút, gia đình sẽ tổ chức hậu sự và an táng người quá cố.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại vùng “rốn lũ” huyện Lệ Thủy, tối 28/10, thời tiết tiếp tục có mưa, nước dâng chậm. Tại nhiều khu vực, mực nước lũ chỉ còn cách mực nước trận lũ lịch sử năm 2020 khoảng 0,5-0,8m.
Chiều tối 28/10, mực nước lũ tại huyện Lệ Thủy vẫn tiếp tục dâng cao (Ảnh: Tiến Thành).

“Hiện nay nhà tôi nước đã lên cao hơn 1m, chỉ còn cách vạch nước lũ năm 2020 khoảng 50cm. Hy vọng trời ngớt mưa, để nước rút dần. Người dân chúng tôi lại thêm một đêm thức trắng để canh lũ”, anh Ngô Mậu Tình, trú tại xã An Thủy chia sẻ.

Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 17h ngày 28/10, địa phương này có gần 30.000 nhà dân bị ngập lụt; 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 84 điểm; sạt lở 13 điểm; 3 tàu cá bị chìm; sạt lở 1,5km kè biển…
Nhiều làng mạc tại huyện Lệ Thủy ngập trong nước lũ (Ảnh: Tiến Thành).

Tại Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích do nước cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, gây ngập nhiều làng mạc khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.

Nhằm ứng phó với diễn biến của mưa lũ, các địa phương tại Quảng Bình đã di dời 1.205 hộ/3.522 nhân khẩu ở các địa phương, như: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Hóa và thành phố Đồng Hới. Các địa phương cũng sẵn sàng nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Nước lũ gần chạm nóc nhà ở Quảng Bình, 1 người mất tích vì bị lật thuyền trong mưa lớn

0

Mưa to liên tục, lũ sông Kiến Giang vượt báo động ba hơn một mét, hàng chục nghìn nhà dân ở huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy bị ngập 1,5 m-2,5 m.

Theo thông tin từ báo Nhân Dân, chiều 28/10, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa xảy ra vụ 1 người bị nước lũ cuốn trôi, mất tích do lật thuyền. Công tác tìm kiếm cứu nạn gặp khó khăn do nước lũ dâng cao và sóng lớn.

Trước đó, khoảng 12 giờ cùng ngày, ông Phạm Văn Cứ (sinh năm 1960), ở thôn Trường An, xã Gia Ninh dùng thuyền di chuyển tài sản để tránh lũ lụt thì bất ngờ bị lật. Nạn nhân rơi xuống nước và bị lũ cuốn trôi.

Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khẩn trương tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều khó khăn do mưa to, nước dâng cao và sóng lớn nên hiện vẫn chưa tìm thấy nạn nhân.

Lực lượng chức năng huyện Quảng Ninh tổ chức tìm kiếm cứu nạn người mất tích trong lũ lụt – Ảnh: Nhân Dân

Cũng tại xã Gia Ninh, trước đó, vào lúc 1 giờ sáng ngày 28/10, ông Nguyễn Văn Lữ (sinh năm 1961), trú tại thôn Bắc Ngũ ra kiểm tra hồ cá, không may trượt chân ngã dẫn đến tử vong.

Dẫn tin từ VnExpress, Ba ngày nay, Quảng Bình mưa liên tục do ảnh hưởng của bão Trà Mi và không khí lạnh. Lượng mưa từ 19h hôm qua đến 17h hôm nay ở Trường Xuân 370 mm; hồ Sông Thai 490 mm; Lâm Thủy 430 mm.

Nước lũ dâng cao ở Quảng Bình – Ảnh: VnExpress

Mưa lớn khiến lũ lên nhanh. Mực nước lúc 16h hôm nay trên sông Kiến Giang tại Kiến Giang là 10,92 m, dưới báo động hai 0,08 m; tại Lệ Thủy 3,98 m, vượt báo động ba 1,28 m và tiếp tục lên chậm.

Trong ảnh, dòng xe ùn ứ trên cầu Kiến Giang, bắc qua sông Kiến Giang vào trung tâm huyện Lệ Thủy. Mực nước cách thành cầu hơn một mét.

Nguồn : https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nuoc-lu-gan-cham-noc-nha-o-quang-binh-1-nguoi-mat-tich-vi-bi-lat-thuyen-trong-mua-lon-705817.html

Cập nhật giá vàng sáng 29.10: Ồ ạt giảm, vàng nhẫn mất đỉnh

0

Cập nhật giá vàng sáng 29.10 đồng loạt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Báo Người Lao Động ngày 29/10 đưa thông tin với tiêu đề: Cập nhật giá vàng sáng 29.10: Ồ ạt giảm, vàng nhẫn mất đỉnh. Với nội dung như sau: 

Giá vàng miếng SJC

Tính đến 6h00 ngày 29.10, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 87-89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

So với chốt phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra.

Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC đầu giờ sáng 29.10. Đơn vị: Triệu đồng/lượng

Diễn biến giá vàng miếng SJC những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy

Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 87-89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

So với chốt phiên giao dịch trước, giá vàng tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra.

Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Hiện chênh lệch giá vàng mua – bán được niêm yết quanh ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch này rất cao khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.

Giá vàng nhẫn 9999

Tính đến 6h00 ngày 29.10, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 87,70-88,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với đầu phiên giao dịch trước.

Diễn biến giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 trong nước. Biểu đồ: Khương Duy

Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 87,88-88,88 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giữ nguyên chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu phiên giao dịch trước.

Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay với vàng nhẫn. Nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới đang lao dốc mạnh, vàng nhẫn trơn trong nước đối diện nguy cơ sụt giảm.

Giá vàng thế giới

Tính đến 2h12 ngày 29.10, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.740,9 USD/ounce, giảm 6,3 USD/ounce so với đầu phiên giao dịch trước.

Diễn biến giá vàng thế giới. Nguồn: Kitco

Dự báo giá vàng

Giá vàng thế giới giảm xuống trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 2h15 ngày 29.10, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,169 điểm (tăng 0,04%).

Theo Kitco, giá vàng giảm nhẹ nhưng không thay đổi quá nhiều khi thị trường đón nhận thông tin mới từ tình hình căng thẳng địa chính trị thế giới.

Các nhà giao dịch đã mua vào khi giá vàng có sự sụt giảm trong những phiên gần đây. Vàng tháng 12 đã giảm 1,9 USD/ounce xuống mức 2.752,7 USD/ounce.

Jim Wyckoff – nhà phân tích cấp cao của Kitco cho biết, không chỉ có vàng, giá dầu thô trong phiên đầu tuần đã giảm mạnh khi căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran có dấu hiệu hạ nhiệt. Cả hai quốc gia hiện đã đưa ra gợi ý rằng các hành động quân sự trực tiếp chống lại nhau của họ “đã kết thúc”. Giá dầu thô Nymex gần đây nhất đã giảm 3,89 USD/thùng xuống còn 67,27 USD. Tuy nhiên, những người theo dõi thị trường kỳ cựu biết rằng, căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Thị trường vàng vẫn được hỗ trợ nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trước các dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ vào cuối tuần này, bao gồm báo cáo tình hình việc làm tháng 10 của Bộ Lao động và trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tuần tới.

Các thị trường bên ngoài quan trọng khác hôm nay chứng kiến ​​lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đang đạt 4,290%. Lợi suất trái phiếu Mỹ đã tăng gần đây mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất. Một tiêu đề của tờ Wall Street Journal có nội dung: “Các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ lạm phát mới sau cuộc bầu cử Mỹ”. Bài viết cho biết cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều đã đưa ra các sáng kiến ​​có thể tái bùng phát lạm phát ở nước này.

Về mặt kỹ thuật, những người đầu cơ giá vàng tháng 12 có lợi thế kỹ thuật tổng thể mạnh mẽ trong ngắn hạn. Mục tiêu giá tăng tiếp theo của những người đầu cơ giá lên là tạo ra mức đóng cửa trên 2.800 USD/ounce. Mục tiêu giá giảm tiếp theo trong ngắn hạn của những người đầu cơ giá xuống là đẩy giá tương lai xuống dưới mức 2.650 USD/ounce.

Tiếp đến, báo Vietnamnet cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Giá vàng hôm nay 29/10/2024: Thế giới giảm, vàng nhẫn lao dốc từ đỉnh

Nội dung được báo đưa như sau:

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 28/10, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.742,1 USD/ounce, giảm 0,27% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.744,1 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 28/10 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới mất đà phục hồi, quay đầu giảm do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông hạ nhiệt. Cả hai quốc gia Israel và Iran hiện đã đưa ra gợi ý rằng các hành động quân sự trực tiếp chống lại nhau đã kết thúc.

Brien Lundin, Chủ tịch kiêm CEO của Jefferson Financial cho rằng, đây là thời điểm quan trọng, nhà đầu tư cần dồn tiền vào cuộc chơi, bởi kim loại quý đang được nhiều yếu tố hỗ trợ.

Ông tin rằng, hiện mọi thứ sẽ bắt đầu chuyển động rất nhanh. Cổ phiếu ngành khai thác vàng đang tăng vọt, đặc biệt là khi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này cho thấy biên lợi nhuận tăng mạnh.

Vàng nhẫn trong nước giảm, theo đà giảm của giá vàng thế giới do căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt. Ảnh: HH

Brien Lundin cho biết thêm, bằng chứng tiếp theo cho thấy vàng trở thành khoản đầu tư “hot” mới xuất hiện, khi một loạt các nhà phân tích chính thống tham gia cuộc chơi.

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế vẫn xem vàng là kênh đầu tư trú ẩn an toàn, trong bối cảnh xung đột địa chính trị căng thẳng và kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới (ngày 5/11) còn nhiều bất định.

Sự kết hợp giữa bất ổn chính trị, căng thẳng địa chính trị còn rất phức tạp ở Trung Đông và Đông Âu, dự kiến sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi của giá vàng trong thời gian tới.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 28/10, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 87 triệu đồng/lượng (mua vào) và 89 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 87 triệu đồng/lượng (mua vào) và 89 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 87-88,5 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 87,7-88,7 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Theo công cụ FedWatch của CME, lạm phát của Mỹ được kìm hãm, thị trường đang kỳ vọng 96,9% khả năng Fed sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào 7/11 và còn 3,1% giữ nguyên lãi suất như hiện tại.

Ông Kevin Grady, Chủ tịch công ty Phoenix Futures and Options tại Mỹ, dự đoán giá vàng thế giới có thể đạt 3.000 USD/ounce trong quý đầu năm 2025.

Marc Chandler, Giám đốc tại Bannockburn Global Forex, nhận định nếu giá vàng thủng mức 2.700 USD/ounce, nhà đầu tư dài hạn có thể chịu áp lực lớn. Ông dự đoán giá vàng sẽ dao động từ 2.600-2.800 USD/ounce.

Thuê được cô giúp việc trẻ xinh lại chăm chỉ, ngày nào cũng dọn phòng sạch bóng nhưng đến ngày con trai tôi chuẩn bị lấy vợ, cô ta bỗng la::o đến q;;uỳ xuống rồi ngăn cản, tôi nói thẳng “đũa mốc mà đ;;òi ch;;òi mâm son à”, cô ta vẫn nức nở ngăn cản bằng được, tôi đuổi việc luôn, đến ngày cưới, lúc chuẩn bị làm tiệc đãi khách thì ôi trời ơi, cả h:ôn trường n:;áo loạn khi nhìn thấy trên sân khấu là…

0

Gia đình tôi vốn khá giả, vợ chồng bận rộn nên thuê giúp việc là điều hiển nhiên. Cô giúp việc mới trẻ trung, xinh đẹp, lúc nào cũng tươi cười, làm việc chăm chỉ đến nỗi không hề có gì để chê trách. Mỗi ngày, phòng ốc đều được cô ấy dọn dẹp sạch sẽ, mọi thứ đều ngăn nắp, gọn gàng. Tôi cảm thấy hài lòng vì đã tìm được người giúp việc vừa ý.

Nhưng rồi, đến ngày con trai tôi chuẩn bị lấy vợ, một sự việc khó tin đã xảy ra.

Trong lúc cả nhà bận rộn chuẩn bị cho lễ cưới, bỗng nhiên cô giúp việc lao vào phòng khách, nước mắt đầm đìa, quỳ xuống trước mặt tôi và con trai, miệng không ngừng cầu xin.

Có thể là hình ảnh về 2 người

“Cô… Cô làm gì vậy?” – Tôi ngạc nhiên hỏi.

Cô ấy nghẹn ngào:

“Bác ơi, anh ấy không thể lấy người khác… cháu yêu anh ấy. Bác đừng để anh ấy cưới người đó…”

Tôi tức giận, không ngờ cô ta lại dám làm như vậy. Tôi quắc mắt nhìn cô ta, giọng nghiêm khắc:

“Đũa mốc mà đòi chòi mâm son à? Cô biết thân phận mình là gì không mà dám mơ tưởng như vậy?”

Cô giúp việc vẫn không từ bỏ, nức nở:

“Cháu không quan tâm đến thân phận… Cháu yêu anh ấy thật lòng!”

Tôi không chịu nổi sự ngang ngược của cô ấy nữa, ngay lập tức đuổi việc cô ta.

Đến ngày cưới, lúc chuẩn bị làm tiệc đãi khách thì ôi trời ơi, cả hôn trường náo loạn khi nhìn thấy trên sân khấu là…

Ngày cưới của con trai cuối cùng cũng đến. Khách khứa đã đông đủ, mọi thứ chuẩn bị hoàn hảo, nhưng bỗng nhiên tiếng xì xào, thậm chí là tiếng la hét vang lên trong hôn trường. Tôi nhìn lên sân khấu và giật mình khi thấy… cô giúp việc đang đứng đó, tay ôm bụng tròn lẳn, nước mắt lăn dài trên má, nói trước mặt quan khách:

“Tôi đã có con với anh ấy… Con trai của ông bà chính là bố đứa bé này!”

Cả hôn trường lặng thinh, ai nấy đều bất ngờ. Con trai tôi mặt tái mét, không nói lên lời. Mọi người nhìn nhau, bàn tán không ngừng. Tôi cảm thấy như đất trời sụp đổ, không ngờ sự thật này lại bị phơi bày vào đúng ngày trọng đại.

Hóa ra, bấy lâu nay con trai tôi và cô giúp việc đã có mối quan hệ sau lưng chúng tôi. Lễ cưới tạm hoãn lại, cả nhà tôi rơi vào cảnh hỗn loạn vì không biết phải xử lý thế nào.

Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng đôi khi sự thật lại đến từ những người mà ta không bao giờ ngờ tới, và có những bí mật tưởng chừng đã giấu kín lại trở thành cơn ác mộng vào chính lúc ta cho rằng mọi thứ đang hoàn hảo.

17,000 nghìn ngồi nhà ở Quảnh Bình chìm trong biển nước, CĐM lập tực gọi tên Hoài Linh làm từ thiện, nam danh hài lập tức hàn;h động, số tiền là

0

Trao đổi với PV báo Dân Việt, Phạm Minh Huấn – Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: “Đến bây giờ, trên địa bàn vẫn còn hơn 80% nhà dân ngập lụt, mưa có giảm, nước có rút nhưng rất chậm. So với đỉnh lũ năm 2020 vẫn còn cách 50cm”.

“Từ hôm thứ 7 (26/10), chính quyền địa phương đã phát thông báo khuyến cáo bà con và người dân chủ động dự trữ lương thực, thuốc men và đưa đồ đạc lên cao để sống chung với lũ”, ông Phạm Minh Huấn – Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy, nói.

Quảng Bình: Mưa ngớt, nước rút chậm, còn hơn 30.000 nhà dân bị ngập- Ảnh 1.

So với đỉnh lũ lịch sử năm 2020, nước lũ vẫn còn cách 50cm, hình ảnh được phóng viên Dân Việt ghi nhận tại rốn lũ Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

Còn tại xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy), trời tạnh, nước cũng rút dần, chính quyền địa phương xã này đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm tình hình người dân sống trong lũ.

Ông Phạm Văn Linh – Chủ tịch UBND xã Liên Thủy cho hay: “Từ đêm qua đến nay, nước lũ đã rút khoảng 15cm. Nước lũ rút nhưng chậm nên nhiều khu vực còn bị chia cắt.  Chúng tôi đã trực tiếp đến ghi nhận đời sống của bà con và thấy mọi người đều chủ động sống chung với lũ, nếu mưa to thêm ngày nữa thì một số hộ dân trên địa bàn sẽ thiếu thức ăn”.

Quảng Bình: Mưa ngớt, nước rút chậm, còn hơn 30.000 nhà dân bị ngập- Ảnh 2.

Nhiều nhà dân ở vùng lũ Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vẫn còn ngập nặng trong lũ.

Quảng Bình: Mưa ngớt, nước rút chậm, còn hơn 30.000 nhà dân bị ngập- Ảnh 3.

Người dân ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sống chung với lũ 2 ngày qua nên gương mặt ai cũng tỏ rõ sự mệt mỏi.

Xã An Thủy là nơi chịu ảnh hưởng nặng của đợt mưa lũ lần này, toàn bộ nhà dân trên địa bàn xã này bị ngập nặng.

Ông Lê Văn Quyết – Chủ tịch UBND xã An Thủy chia sẻ: “Mưa đã giảm, nước đã rút nhưng chậm. Do có kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử năm 2020 nên chính quyền và người dân chủ động, sẵn sàng ứng phó với lũ. Hiện chúng tôi đã cử người và phương tiện tới từng hộ nắm tình hình và giúp đỡ bà con gặp khó khăn”.

Quảng Bình: Mưa ngớt, nước rút chậm, còn hơn 30.000 nhà dân bị ngập- Ảnh 4.

Đến sáng 29/10, vẫn còn hàng chục nghìn nhà dân ở vùng lũ Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngập nặng.

“Nước lũ đã giảm 20cm, người dân cũng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lũ rút tới đâu lau tường tới đó. Chúng tôi luôn túc trực 24/24, nếu có chuyện gì xảy ra với người dân sẽ sẵn sàng ứng phó, cứu trợ bà con”, ông Trần Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết.

Hàng nghìn hecta hoa màu bị lũ nhấn chìm

Ông Phạm Minh Huấn – Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết: “Nước lũ trên địa bàn đợt này có thấp hơn đỉnh lũ năm 2020 khoảng 50cm nhưng nó đã nhấn chìm toàn bộ rau màu của bà con nông dân”.

Vùng lũ Lệ Thủy (Quảng Bình): Mưa lũ nhấn chìm hoàn toàn cây giống của nông dân- Ảnh 1.

Cây khoai lang của nông dân xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) chìm hẳn trong nước lũ.

Theo ông Phạm Minh Huấn, lúa chưa gieo trồng nên không có thiệt hại nhưng cây giống gieo trồng vụ tới đây của nông dân thì ngập 100%, chủ yếu các loại cây, như: su hào, ớt, bắp cải… còn hoa phục vụ cho dịp Tết thì mất trắng.

Tại xã Thanh Thủy, nước lũ cũng đã nhấn chìm toàn bộ cây giống của bà con trên địa bàn xã này.

Vùng lũ Lệ Thủy (Quảng Bình): Mưa lũ nhấn chìm hoàn toàn cây giống của nông dân- Ảnh 2.

Rau màu của nông dân vùng lũ Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) chìm hoàn toàn trong nước lũ.

Ông Trần Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho hay: “Cây giống trồng cho vụ mới của bà con nông dân ngập hết rồi, chìm hẳn trong nước lũ, chủ yếu các loại, cây: khoai lang, nén, cải, dưa chuột… ước tính khoảng 60ha khoai, 40 ha rau các loại”.

Vùng lũ Lệ Thủy (Quảng Bình): Mưa lũ nhấn chìm hoàn toàn cây giống của nông dân- Ảnh 3.

Trên địa bàn huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) mưa đã ngớt, nước bắt đầu rút.

Trao đổi với PV báo điện tử Dân Việt, ông Lê Văn Tân – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy chia sẻ: “Vụ lúa của bà con trên địa bàn đã thu hoạch nên không có thiệt hại. Còn về rau màu, ao cá của nông dân thiệt hại nặng”.

Vùng lũ Lệ Thủy (Quảng Bình): Mưa lũ nhấn chìm hoàn toàn cây giống của nông dân- Ảnh 4.

Mưa lũ ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) nhìn từ trên cao.

Theo ông Lê Văn Tân, trên địa bàn huyện Lệ Thủy thiệt hại 229,5ha hoa màu, rau màu, chủ yếu ở các xã Hồng Thủy và Thanh Thủy. Bên cạnh đó, có hơn 15,1ha cây lâu năm, 4.000 con gia cầm, diện tích nuôi cá – lúa, nuôi hồ mặt nước lớn 110ha (cá vụ 3 ở xã Tân Thủy) mất trắng.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh còn có hơn 30.000 nhà dân bị ngập lụt, nhiều tuyến đường bị chia cắt và có 2 trưởng hợp tử vong do mưa lũ.

Trà Mi chưa tan, Kongrey lại đến. Bão Kongrey được nhận định là một cơn bão nhiệt đới dữ dội, gây mưa cực lớn cho 2 quốc gia

0

Các cơ quan khí tượng quốc tế nhận định, bão Kongrey là một cơn bão nhiệt đới dữ dội.

Theo tin tức dự báo thời tiết cập nhật lúc 13:24 ngày 28/10 trên tờ Japan Times (Nhật Bản), trên vùng biển tây Thái Bình Dương xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là bão Kongrey.

Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 tuần, Thái Bình Dương xuất hiện liên tiếp 2 cơn bão là Trami và Kongrey.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết, bão Kongrey đang ở phía đông Philippines tính đến 9 giờ sáng 28/10. Áp suất trung tâm của nó là 985 hectopascal và gió giật mạnh 126 km/giờ. Cơn bão đang di chuyển về phía tây-tây bắc với tốc độ chậm, khoảng 10 km/giờ.

Các chuyên gia khí tượng nhận định, việc Kongrey di chuyển chậm là một điều đáng lo ngại vì thông thường các cơn bão di chuyển chậm mà gặp được điều kiện thích hợp như mặt nước biển ấm, không khí ẩm, sẽ giúp gia tăng sức mạnh của nó lên rất nhiều.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo rằng khi đạt đỉnh, Kongrey có thể đạt tốc độ gió tối đa 172 km/giờ gần tâm bão. Trong khi đó, Cục Khí tượng Trung ương (CWA) của Đài Loan (Trung Quốc) đã xếp hạng Kongrey là một cơn bão nhiệt đới dữ dội.

Trami chưa tan, Kongrey lại đến: "Bão nhiệt đới dữ dội", gây mưa cực lớn cho 2 quốc gia- Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh động của Tây Bắc Thái Bình Dương. Nguồn: NOAA

Kongrey dự kiến đổ bộ 2 quốc gia châu Á: Philippines và Trung Quốc

Channelnewsasia cho biết, Philippines vừa ban bố cảnh báo thời tiết mới vào ngày 28/10 – vài ngày sau khi cơn bão khiến 116 người thiệt mạng; 39 người mất tích tại nước này vì cơn bão tồi tệ nhất trong năm – bão Trami. Hiện tại, gần 1 triệu người vẫn đang trú ẩn tại các trung tâm sơ tán hoặc ở nhà người thân sau khi mất nhà cửa hoặc bị lũ lụt do cơn bão Trami đổ bộ nước này ngày 22/10.

Cơ quan Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PASAGA) cảnh báo, bão Kongrey (còn gọi là Leon tại nước này) là một cơn bão dữ dội, dự kiến sẽ mang theo mưa lớn và gió mạnh vào đất liền trong những giờ tới, đồng thời gây ra biển động ở bờ biển phía đông nước này. Đến khoảng thứ Tư ngày 30/10, Kongrey sẽ đi qua các đảo nhỏ ở phía bắc Philippines.

Như vậy, hậu quả của bão Trami tại Philippines chưa được khắc phục xong thì Kongrey lại đến và có nguy cơ làm gia tăng tình trạng lũ lụt tại quốc gia vùng Đông Nam Á.

Trong bản tin cuối cùng về bão số 6 (Trami) của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đăng tải ngày 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển Quảng Nam-Đà Nẵng. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Đông Bắc suy yếu và tan dần.

Vậy bão Kongrey có đi vào Việt Nam không? Theo dự báo của các chuyên gia thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản, bão Kongrey sẽ tiếp cận Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ 6 tuần này. Sau đó, cơn bão dự kiến sẽ đổi hướng và di chuyển về phía đông bắc, áp sát gần bờ biển phía đông Trung Quốc vào thứ Bảy 2/11.

Dự báo hiện tại của CWA cho thấy Kongrey sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến Đài Loan (Trung Quốc) từ thứ Năm 31/10 đến thứ Bảy, khi đó bão sẽ mang theo gió mạnh và mưa, bao gồm cả mưa to hoặc rất to ở khắp khu vực này.

Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, Kongrey được dự báo sẽ mạnh lên thành bão mạnh hoặc siêu bão. Do đó, Cơ quan kiểm soát lũ lụt và cứu trợ hạn hán của Phúc Kiến đã yêu cầu chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ cơn bão và thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Tham khảo: Japan News, Taiwan News

Đi trông trẻ cho mẹ đơn thân nhà giàu được ăn sung mặc sướ::ng, nào ng:ờ một ngày mẹ đứa b:é b:;ất ng:ờ bỏ con gá:;i hơn 1 tu:;ổi để đi biền biệt, tôi đang làm bảo mẫu cho nhà giàu thì thành mẹ nu;;ôi cưu mang trong căn nhà dột nát ở quê, nào ngờ 10 năm sau có chiếc xe tiền tỷ đỗ trước nhà, người đàn ông bước xuống đưa ra một trao đổi chấn động, tôi không biết có nên đồng ý không…

0

Cứ ngỡ người mẹ bận bịu việc riêng nên đến đón con muộn, ấy thế nhưng đã 12 năm trời trôi qua không ngày nào bà Bình không ngóng người phụ nữ ấy đến đón đứa con gái bé bỏng. Đứa bé năm nào giờ đã 13 tuổi, còn người bảo mẫu thì vẫn chưa ngày nào hết thương cô bé.

Đã 12 năm trời, tôi vẫn đợi chờ người mẹ ấy đến

Như một duyên nợ, hay nói đúng hơn là cái nghiệp vận vào thân Bà Đặng Thị Bình (63 tuổi hiện trú tại thôn Ngọc Loan – xã Tân Quang – huyện Văn Lâm – Hưng Yên) đã làm nghề bảo mẫu trông trẻ hàng chục năm trời.

Người đời gọi bà cùng với nghề bảo mẫu đến với nhau như cái duyên thì đúng hơn bởi cách đây đúng 12 năm một trong những đứa trẻ bà trông nom giúp bất ngờ lại gắn bó như ruột thịt với cuộc đời bà. 12 năm trôi qua với bà là câu chuyện dài, trong câu chuyện ấy không thể thiếu tình yêu bà dành cho đứa trẻ không máu mủ ruột già suốt 12 năm qua.

Nhớ lại câu chuyện, bà Bình kể: “Giữa năm 2002 tôi lên tổ 10 – phường Thượng Thanh – Long Biên nơi con gái tôi thuê nhà để chăm đứa cháu gái thứ 2. Tuy nhiên lúc đó, cuộc sống khá khó khăn nên bản thân đã nhận trông thêm trẻ nhỏ quanh xóm nhằm kiếm thêm thu nhập”.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 2.

Bức ảnh cháu Hoài Thương ngày còn nhỏ được mẹ dẫn đi chụp ảnh nhân dịp sinh nhật 1 tuổi.

Ngày 8/1/2004 chị Hoàng Huyền Trang (sinh năm 1981 trú tại Quảng Ninh) cũng sinh sống gần đó đã đưa con gái Hoàng Huyền Thương (lúc đó 5 tháng tuổi) đến gửi.

 

Bà Bình kể: “Người mẹ ấy cao ráo, khá trắng trẻo, những ngày đầu rất hay đến chơi và đón cháu đúng giờ như bình thường. Tuy nhiên, một thời gian sau có nhờ trông cả buổi tối, tôi thấy thương 2 mẹ con nên cũng gật đầu đồng ý. Từ đó cho đến hết năm 2004 cô ấy thi thoảng đến thăm con chốc lát rồi lại phải đi”.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 3.

Bà Bình và bé Hoài Thương chụp ảnh nhân dịpThương sinh nhật 1 tuổi.

Bà Bình vẫn nhớ như in cái này ấy, đó là ngày 22/2/2005 Bình dù đợi hoài, đợi mãi nhưng người mẹ của bé Hoài Thương vẫn không thấy quay lại đón cháu. Cô bé nhớ mẹ khóc ngặt. Bà Bình tưởng người mẹ gặp chuyện không hay nên ra sức dò la tin tức nhưng vẫn bặt vô âm tín.

Bà kể: “Ban đầu tôi cứ ngỡ cô ấy bận gì, hoặc có thể đau ốm như thế nào đó nên đã không kịp quay lại đón đứa con gái của mình. Nhưng càng chờ càng mất hút, càng mòn mỏi. Ngay sau đó tôi có gọi điện khắp nơi cho bạn bè cô ấy, đồng nghiệp thậm chí cả người được cho là bố của đứa trẻ cũng đều không thể liên lạc được”.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 4.

Bà Bình kể lại quãng thời gian suốt 12 năm trôi qua.

Cứ mòn mỏi chờ đợi người mẹ đến đón Hoài Thương nhưng càng chờ càng mất tích. 12 năm trôi qua, bà Bình trở thành người mẹ bất đắc dĩ khi 1 mình gánh vác mọi chuyện cơm nước, quần áo, học hành… cho bé Hoài Thương.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 5.

Bà Bình nghĩ rằng không hiểu vì sao người mẹ ấy lại rứt ruột bỏ con ra đi.

Cuộc sống chẳng mấy khá giả, với thu nhập ít ỏi từ nghề trông bảo mẫu, bà Bình nhiều lúc như quỵ xuống muốn buông xuôi nhưng với tình cảm dành cho bé Hoài Thương bà lại đứng dậy gắng gượng tiếp…

Bà kể: “Tôi thương yêu đứa bé bằng trái tim, bằng tấm lòng của tôi vì tôi nghĩ bản thân nó sinh ra đã quá thiệt thòi rồi. Hai bà cháu cứ vậy rau cháu nuôi nhau qua ngày, nuôi nó từ khi hơn 1 tuổi, bao khó khăn nhưng cũng chính vì vậy mà bà cháu thương nhau nhiều hơn”.

Đã nhiều lần 2 bà cháu dắt díu nhau đi tìm mẹ

Trong câu chuyện về người mẹ của bé Hoài Thương bà Bình khẳng định rằng rất nhiều lần mẹ của cô bé lén nhìn bé từ xa nhưng lại không dám đối mặt.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 6.

 

Bé Hoài Thương 17 tháng tuổi năm nào giờ đang dần trở thành thiếu nữ (ảnh L.P).

“Hồi cháu Thương học mẫu giáo tại quận Long Biên, nhiều người đã từng nhìn thấy mẹ nó nhìn lén từ ngoài cổng vào bên trong. Nhưng không hiểu vì sao suốt 12 năm qua cô ấy không xuất hiện để đón nhận đứa con do mình rứt ruột đẻ ra. Có thể, cô ấy còn có điều khổ tâm gì đó quá lớn chưa hoặc không thể vượt qua”, bà Bình nói thêm.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 7.

Hiện bà Bình đang ở nhà thuê làm bảo mẫu lấy tiền nuôi bé Thương.

Và cứ thế, cuộc sống của 2 bà cháu vẫn trôi đi một cách bình dị, 2 bà cháu từng dắt nhau đạp xe đạp lên quận Gia Lâm tìm người mẹ ấy nhưng vẫn không thể gặp được.

Rồi cách đây không lâu, khi được một số người thông báo mẹ cháu Thương đang làm việc tại Bắc Ninh thì lập tức 2 bà cháu lại tiếp tục bắt xe lên Bắc Ninh để tìm nhưng dù đã đi đến 2 lần nhưng linh cảm của bà Bình là người mẹ ấy đều trốn mặt.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 8.

Bà cho biết, bản thân mình yêu bé Thương hơn cả các cháu nội ngoại.

Bé Hoài Thương từng nói cho bà biết: “Mục đích cháu lên Bắc Ninh tìm mẹ xem mặt mũi mẹ con thế nào thôi mà lại để con như thế này”.

“Hiện tại Thương đang ở tuổi mới lớn nên dễ xúc cảm, dễ hờn dỗi do tâm sinh lý thay đổi. Đặc biệt, cháu cũng có nhiều mặc cảm với bạn bè người khác nên chúng tôi cũng phải để ý nhiều. Thậm chí chúng tôi còn dành tình cảm nhiều hơn những đứa cháu nội ngoại để bù vào việc Thương thiếu hơi ấm của cha mẹ từ bé”, bà chia sẻ thêm.

Mẹ bất ngờ bỏ con gái hơn 1 tuổi đi biền biệt, bảo mẫu trở thành mẹ nuôi cưu mang bé suốt 12 năm trời - Ảnh 9.

Mong muốn lớn nhất của bà Bình là bé Thương được gặp mẹ hoặc nếu người mẹ ấy quyết tâm không nhận con thì bà mong mình sẽ lo xong học hành, kiếm tấm chồng và ổn định cuộc sống.

Bà Bình cũng khoe, dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng hiện tại Thương được các thầy cô giáo tại trường rất yêu quý, bạn bè quý mến. Không chỉ thế, nhiều giáo viên còn giúp đỡ để Thương không mất tiền học phí, tiền ăn bán trú, sách vở…

Chia sẻ với chúng tôi về dự định, ước mơ của Thương, bà Bình cho rằng, cháu nói sau này lớn lên ước mơ mở được một tiệm làm bánh nhỏ để kinh doanh rồi mở rộng ra dần dần.

Trước khi chia tay chúng tôi, bà Bình ngậm ngùi nói: “Cuộc đời tôi cũng sang tuổi xế chiều rồi, nếu mẹ cái Thương quay lại đón thì tôi cũng vui vẻ thôi vì họ là máu mủ mà. Nhưng nếu cô ấy không đến đón, tôi chỉ trăn trở làm sao có sức khỏe để lo cho con bé được ăn học đàng hoàng, kiếm được tấm chồng tử tế là tôi mãn nguyện rồi…”.

Một tay tôi chăm mẹ chồng gần chục năm trời không ai đóng góp cùng, nhưng đến ngày bà làm di chúc toàn bộ đất đai cho hết con gái, tôi chỉ được đúng 50 triệu tiết kiệm của bà. Vẫn biết là làm tròn bổn phận của mình khắc sẽ có phúc báo, khi đi rút tiền tôi mới bật khóc biết lý do…

0

Năm ngoái, mẹ chồng chị Ngô bị xuất huyết não và phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đối với chi phí điều trị cao của mẹ chồng, vợ chồng chị Ngô rơi vào tình thế tuyệt vọng. Sau đó, họ đã gọi điện cho anh rể và chị dâu để bàn bạc về viện phí của mẹ chồng.

Anh rể cau mày sau khi nhìn thấy tờ hoá đơn viện phí. Anh bắt đầu thở dài: “Em trai, em dâu, không phải anh không muốn giúp hai em. Nhưng hai năm nay, công việc của anh đã bế tắc, còn vợ sắp bị sa thải. Cuộc sống của anh chị giờ khó khăn vô cùng”.

Lắng nghe sự từ chối của họ với trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng, chị Ngô không khỏi thất vọng. Từ khi mẹ lâm bệnh, vợ chồng anh chị không đóng góp bất kỳ tiền bạc hay công sức nào. Điều phẫn nộ hơn là họ còn bòn rút tiền lương hưu của mẹ chồng để trả nợ vay mua nhà.

Chồng chị Ngô là người hiếu thảo. Dù không hài lòng với cách hành xử của anh rể và chị dâu, nhưng anh không đành làm ngơ trước bệnh tình của mẹ. Trước thái độ toan tính của vợ chồng anh rể, chị Ngô rất tức giận. Chị từng cãi nhau to với họ. Chị cũng vạch trần bộ mặt thật của cặp đôi này: “Anh chị đừng tưởng em không biết, tổng lương tháng của hai người là 175 triệu. Trên người anh chị đâu thiếu hàng hiệu đâu, mà sao khi mẹ bị bệnh, anh chị có thể nói rằng mình không có tiền?”.

Chị Ngô nhớ lại, trong quá trình mẹ chồng nằm viện vì bệnh nguy hiểm, chị từng đe doạ vợ chồng anh rể nếu không chịu trả tiền viện phí thì sẽ mặc kệ mẹ chồng. Nhưng đã 3 ngày trôi qua, dù y tá nhiều lần yêu cầu người nhà chuyển khoản, thì chị Ngô không nhận được bất kỳ đồng nào từ vợ chồng anh rể. Cuối cùng, chị Ngô chỉ đành bán đồ trang sức và của hồi môn để đủ tiền trả tiền viện phí cho mẹ chồng.

Một mình chăm mẹ 9 năm, bà cho tôi thừa kế sổ tiết kiệm 35 triệu: Đi rút tiền mới chết lặng trước câu nói của nhân viên- Ảnh 1.

Lần này nhập viện, mẹ chồng nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt, được vợ chồng chị Ngô chăm sóc chu đáo. Dẫu vậy, bệnh tình của bà ngày một nặng hơn.

Một ngày gần thời điểm qua đời, mẹ chồng đột nhiên tỉnh táo. Mẹ gọi vợ chồng chị Ngô và anh rể đến giường bệnh.

Gặp các con, mẹ chồng nói: “Mẹ đời này không có năng lực, cũng không để lại được tài sản quý cho cho hai anh em con. Trước khi tới bệnh viện, mẹ biết mình không thể sống được bao lâu. Thế nên, mẹ đã phân chia tài sản thừa kế trước rồi.

Về phần con trai thứ hai, cảm ơn các con đã quan tâm mẹ suốt bao năm qua. Trong thẻ ngân hàng của mẹ có 35 triệu đồng. Đây là toàn bộ tài sản của mẹ, các con hãy nhận lấy thẻ ngân hàng này. Còn về con cả, mẹ tặng con một căn nhà. Mẹ biết con đang cần căn nhà này”.

Lời của mẹ chồng khiến chị vô cùng buồn bã. Nếu biết mẹ là người thiên vị như vậy thì ngay từ đầu, chị Ngô đã không đồng ý đưa bà về nhà chăm sóc. Chị Ngô và chồng đã chăm sóc mẹ chồng suốt 9 năm mà chưa bao giờ phàn nàn, bất chấp vợ chồng anh rể chưa từng hỏi thăm đến mẹ trong thời gian này. Đổi lại, nếu vợ chồng anh rể chấp nhận chăm sóc mẹ chồng thì chị cũng không phản đối việc họ được quyền thừa kế căn nhà.

Vài ngày sau, mẹ chồng chị Ngô qua đời. Anh rể và chị dâu của chị Ngô được thừa kế căn nhà như họ mong muốn. Chị Ngô cầm trong tay quyển sổ ngân hàng chỉ có 10.000 NDT và cảm thấy mọi nỗ lực của mình không xứng đáng.

Một mình chăm mẹ 9 năm, bà cho tôi thừa kế sổ tiết kiệm 35 triệu: Đi rút tiền mới chết lặng trước câu nói của nhân viên- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

“Sổ dư trong tài khoản tiết kiệm là 10 tỷ đồng”, nhân viên nói với chị Ngô sau khi được chị đưa cho thẻ ngân hàng của mẹ chồng để nhờ rút tiền.

Chị Ngô kinh ngạc, mẹ chồng chị chỉ là công nhân đã nghỉ hưu bình thường, làm sao bà có thể tiết kiệm được nhiều tiền như vậy. Chị Ngô nghĩ nhân viên có thể nhầm lẫn nên đã nhờ họ kiểm tra nguồn gốc của số tiền. Nhân viên giải thích, số tiền bố mẹ chồng chị Ngô kiếm được từ việc mua bán chứng khoán những năm cuối đời.

Khoảnh khắc bước ra khỏi ngân hàng, lòng chị Ngô nặng trĩu. Hoá ra mẹ chồng cố tình tỏ ra thiên vị trước mặt anh rể và chị dâu, vì bà hiểu, họ sẽ ghen tỵ nếu như biết bà dành phần giá trị nhất cho các em. Cho đến lúc này, chị mới ngỡ ngàng và thực sự hiểu mẹ chẳng để các con nào chịu thiệt thòi. Hai vợ chồng anh chị bàn bạc nhau, họ sẽ nỗ lực sống tốt để không làm uổng phí với tấm lòng của mẹ chồng.

Chồng m;;ất, chăm bố chồng được 6 tháng, nàng dâu bất ngờ “sình bụng”, 2 bố con làm đám cưới hoành tráng nhất làng nhưng hàng xóm dè bỉu đến ăn cho có, đến khi chú rể bước xuống thì “ối dồi ôi” ai nấy tròn mắt khi nhìn thấy ….

0

Chồng m;;ất, chăm bố chồng được 6 tháng, nàng dâu bất ngờ “sình bụng”, 2 bố con làm đám cưới hoành tráng nhất làng nhưng hàng xóm dè bỉu đến ăn cho có, đến khi chú rể bước xuống thì “ối dồi ôi” ai nấy tròn mắt khi nhìn thấy

Chồng mất khi chỉ mới cưới tròn 1 năm…Liên như rơi vào cảnh trầm cảm vì không thể nào chấp nhận nổi sự thật. Ngày giỗ 49 của chồng thì bố chồng của Liên rớm nước mắt:

– Con hãy đi thêm bước nữa đi…con còn trẻ. Dùng thanh xuân thờ chồng là tội con. Bố không ép con ở nhà này đâu.

Nhiều người phụ nữ sau khi chồng mất con còn nhỏ họ còn đi lấy chồng mới, huống hồ ở đây Liên còn chưa có con chung với chồng nên làm lại cuộc đời cũng dễ. Vậy nhưng không, Liên thương bố chồng của mình lắm. Ông chỉ có mình chồng Liên là con, mẹ chồng Liên mất trước khi Liên về làm dâu. Giờ đây còn mình bố chồng thì thật sự là Liên không cam tâm để ông sống cảnh neo đơn đến cuối đời.

– Con sẽ không đi bước nữa. Hãy để con chăm sóc cho bố…bố là bố chồng nhưng con thương bố như bố đẻ.

Ai cũng tấm tắc khen Liên là cô con dâu hiếu thảo, đúng ngày hết khó của chồng thì bố chồng Liên trải qua trận ốm nặng khiến ông nằm một chỗ không dậy nổi. Lúc này ai cũng thấy nếu không có Liên ở bên thì thật sự không biết ông sẽ ra sao nữa.

Ở trong xóm Liên thì ai cũng nêu gương cô để học hỏi về sự hiếu thảo. Nhưng rồi cho đến một ngày thì người ta phát hiện ra Liên hay mặc áo rộng thùng thình. Rồi có người nhìn thấy bụng Liên phình to ra…lúc này biết Liên có bầu thì hàng xóm quay ra xì xào rồi chửi rủa.

– Cái Liên chồng mất mà có bầu thì thật vô lý. Rốt cuộc ai là làm cô ta có bầu nhỉ??

– Còn ai vào đây nữa…chắc là ông bố chồng rồi. Tưởng hiếu thảo cỡ nào, ai dè chồng mất thì ăn nằm luôn với bố chồng. Đúng là loạ‌ּn luâ‌ּn, không chửa to bụng thế kia thì tôi vẫn còn nghĩ con bé kia hiếu thảo mẫu mực lắm. Đúng là nhìn mặt không đến nỗi nào nhưng tâm địa thì xấu xa. Thằng chồng dưới suối vàng chắc không nhắm nổi mắt.

Chăm bố chồng bại liệt, nàng dâu bất ngờ có bầu khiến hàng xóm...

Hàng xóm cứ mỉa mai chê trách này nọ nhưng cả Liên và bố chồng đều im lặng. Thậm chí bố chồng Liên còn tổ chức đám cưới mời tất cả mọi người khiến hàng xóm bất bình vô cùng.

– Già đầu rồi mà còn mất nết. Làm con dâu có bầu mà còn làm đám cưới to nữa. Không thấy có lỗi với đứa con ruột đã chết của mình hay sao cơ chứ.

Thế là bà con hàng xóm quyết định rủ nhau đừng đến dự đám cưới của nhà Liên để cho họ xấu mặt với mọi người.

– Đừng có đi ăn cưới nhé mọi người.

Dù mâm cỗ soạn đầy nhưng khách khứa không ai đến, bố chồng nhìn Liên.

– Con đừng nghĩ gì cả, chỉ cần con hạnh phúc là được.

Mọi người cứ nghĩ cô dâu là Liên, chú rể là bố chồng. Nhưng lúc thấy dàn xe sang tiến đến đón dâu thì ai cũng sốc, nhất là lúc chú rể bước xuống thì mọi người đều kinh ngạc. Đó là một chàng trai trẻ, khôi ngô tuấn tú…chàng trai tiến đến gọi bố chồng Liên là bố.

– Cảm ơn con đã lấy con dâu của ta. Nó là con dâu nhưng từ khi thằng Hoan ( tên chồng Liên) mất thì ta coi nó như con gái. Con lại chính là bạn thân của con trai ta…vậy nên ta mong con hãy yêu thương nó.

– Con cảm ơn bố. Con cảm ơn bố vì đã không trách chuyện con đã khiến Liên mang thai.

– Ta mừng còn không được ấy chứ. Ta chỉ buồn vì sức khỏe yếu quá chưa cho hai đứa cưới xin sớm hơn trước khi cái thai to như này…để hàng xóm dị nghị về nhân cách của con Liên…Hãy chăm sóc cho con bé nhé.

– Từ nay con sẽ chăm sóc cho mẹ con Liên thật tốt. Con cũng sẽ đón bố về ở với chúng con rồi hương khói cho cả mẹ và Hoan chu đáo. Con cảm ơn bố đã đồng ý chuyện cưới xin cho bọn con.

– Được…rồi. Ta nghĩ thằng Hoan ở dưới suối vàng sẽ đồng ý với quyết định của ta ngày hôm nay. Con Liên nó chịu vất vả quá nhiều rồi, nó là một người con tốt…hiếu thảo…

Lúc này mọi người mới òa khóc, những người từng hiểu sai, nói xấu Liên và bố chồng cô đều cúi mặt xin lỗi. Hôm đó mọi người kéo nhau tới chúc mừng, thậm chí những người ở xa không quen biết, không được mời cùng đến chung vui và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động giữa nàng dâu và người bố chồng hết sức tuyệt vời.

Lâm Tùng Chi SN 1999, nữ phi công và cơ phó trẻ nhất của Vietnam Airlines.

0

Luôn bận rộn với những chuyến bay trong nước và quốc tế, khó khăn lắm chúng tôi mới tranh thủ được một ngày nghỉ của Tùng Chi để nghe nữ cơ phó 9X chia sẻ về cuộc sống và công việc vốn thường chỉ dành cho nam giới.

“Người khác cố gắng 1, tôi phải 10”

2h sáng, trở về nhà sau chuyến bay dài, Tùng Chi nhẹ nhàng mở cửa bởi không muốn đánh thức giấc ngủ của bố mẹ. Theo đuổi công việc phi công, những lần “đi đêm về hôm” với Chi đã là chuyện như cơm bữa.

Nữ phi công trẻ và áp lực 'con nhà nòi' ảnh 1
Cơ phó Lâm Tùng Chi.

Ba mẹ cô cũng đã quá quen với giờ giấc làm việc thất thường của con gái. Chưa kể, ba của Chi đang là cơ trưởng kỳ cựu của Hãng hàng không Vietnam Airlines, trong khi mẹ cô cũng từng là cựu tiếp viên hàng không của hãng bay này. Cũng là người trong nghề, họ thấu hiểu những nỗi vất vả và đặc thù công việc phi công của con gái. Bởi thế, Tùng Chi thấy mình may mắn khi luôn được ba mẹ ủng hộ.

Chi kể, từ nhỏ, cô đã được tiếp xúc với hàng không. Cô được ngồi trên những chuyến bay về quê do ba và những đồng nghiệp cầm lái. Năm thứ 2 tại Đại học Hoa Sen, tạm gác lại ngành tâm lý học, Tùng Chi bảo lưu kết quả học tập, xách vali sang Australia và trở thành học viên tại Học viện phi công hàng không Australia (AAPA) để nối nghiệp gia đình.

Tham gia các khóa huấn luyện phi công ở cả Việt Nam và Australia từ năm 2019, trải qua những đợt huấn luyện nghiêm khắc, tới năm 2023, Tùng Chi chính thức trở thành cơ phó của đội tàu bay A321 của Vietnam Airlines.

Cơ phó trẻ thừa nhận, quá trình học tập và rèn luyện giúp cô dần định hình được ước mơ theo đuổi công việc trên bầu trời. Công việc nhiều thử thách và phi công phải luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng để xử lý các tình huống có thể xảy ra khiến Tùng Chi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người tài giỏi, được đi nhiều nơi và mở mang tầm nhìn.

Dù vậy, nữ phi công chưa bao giờ thấy chặng đường mình đi “trải hoa hồng”. Hỏi Chi đã nhận được những ưu ái, thuận lợi ra sao khi có ba cũng là phi công, cô thừa nhận không được ba chia sẻ nhiều kinh nghiệm.

“Tính cách của ba tôi nghiêm khắc và kiệm lời. Kỳ vọng của ba đặt cho tôi rất cao, tôi cũng tự ý thức được việc liên tục phải chủ động trau dồi và cập nhật những kiến thức cho bản thân. Cả khi đạt được thành tích tốt, ba cũng ít dành lời khen cho con gái”, Chi kể

Dù vậy, cô hiểu ba vẫn vui cho con gái mình, thương con nên muốn con tự lập, thành công bằng đôi chân mình.

Chưa kể, việc mang danh “con nhà nòi” cũng khiến Tùng Chi chịu nhiều áp lực. Đối với cô, bạn bè, đồng nghiệp đều đặt nhiều kỳ vọng, khiến Chi luôn phải cố gắng nhiều hơn các đồng nghiệp. Cơ phó 25 tuổi cho rằng, cô cố gắng 10 cũng chỉ bằng người khác cố gắng 1 vì họ nghĩ cô có nhiều lợi thế, có người hỗ trợ, nâng đỡ.

Không dám nhận là phi công tốt cho đến khi nghỉ hưu

Tính tới nay, Tùng Chi đã đảm nhận vai trò cơ phó gần 2 năm. Hai năm, đủ để cô nhìn nhận được phần nào tính chất công việc của mình.

Nữ phi công trẻ và áp lực 'con nhà nòi' ảnh 2

Nhớ lại quá trình học tại AAPA, Chi quen nhiều bạn được gia đình định hướng vào nghề, nhưng một thời gian, một số người đã bỏ vì không chịu được áp lực. Cô cho biết, công việc đòi hỏi độ an toàn cao nên phi công luôn phải đối mặt với nhiều thử thách. Ngay việc thi cử đã rất khắt khe và bị giới hạn về số lần thi nên học viên luôn phải đảm bảo mình phải làm tốt nhất ở những lần thi, không có nhiều cơ hội để làm lại.

Đó cũng là lẽ thường tình bởi với hàng không, các tình huống đều có thể xảy ra mà không dự đoán được trước. Quá trình huấn luyện, Chi luôn được thực hành những biện pháp và quy trình để đối mặt với tình huống xấu, tập các kỹ năng xử lý tình huống dứt khoát để đảm bảo an toàn.

Đã quen với những chuyến bay nhưng cô gái trẻ không quên được lần đầu tự cầm lái máy bay. Đó là kỳ thi “First Solo” trên chiếc Piper Warrior PA-28, cô phải một mình ngồi trên buồng lái mà không có thầy bên cạnh.

“Lúc đó, cảm giác chỉ duy nhất có một từ: Sợ. Không sợ sao được khi lúc đó, tôi hiểu sự an toàn của bản thân nằm trong chính những kiến thức và kinh nghiệm mình đã tích lũy qua những bài học và bài thi”, nữ phi công tâm sự.

Đó là khi chỉ có một mình. Còn khi bay thương mại, sau tay lái của phi công là sự an toàn và tính mạng của hàng trăm hành khách. Phi công luôn phải bình tĩnh trong mọi tình huống.

Có những vấn đề về tâm lý như bực bội, cáu gắt do các chuyện riêng tư, khi bước vào công việc, tất cả phải bật chế độ “vô cảm” để hoàn thành tốt công việc. Trong mọi tình huống, phi công phải tỉnh táo, luôn sẵn sàng cho bất kỳ giây phút nào trong trường hợp máy bay mất kiểm soát.

“Trong ngành, chúng tôi có câu nói: “Mình không phải phi công tốt cho tới ngày nghỉ hưu”. Không ai dám nhận mình là phi công giỏi, phi công tốt cho đến khi nghỉ hưu và mọi chuyến bay an toàn”, cô chia sẻ.

Tới nay, sau khoảng 1.000 giờ bay, cô đã quen dần với công việc và bớt sợ hãi, áp lực hơn. Dù vậy, phi công 25 tuổi vẫn có những lần phải đối mặt với các tình huống khiến cô “toát mồ hôi hột”.

Cô kể về chuyến bay từ Buôn Ma Thuột về TP.HCM mất gần 2 tiếng đồng hồ thay vì 30 phút như thường lệ. Do thời tiết xấu, máy bay không thể hạ cánh được tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi dầu sắp hết.

Theo Tùng Chi, nếu lái ô tô, xe hết xăng dầu chỉ cần tấp vào lề đường, nhưng máy bay thì không thể. Tổ bay rất căng thẳng và chịu áp lực lớn về thời gian.

Sau khi bàn bạc, tổ bay quyết định quay lại sân bay Buôn Ma Thuột. Chuyến bay trở lại điểm xuất phát, một số hành khách đã tỏ thái độ khá tiêu cực. Dù vậy, nữ cơ phó cho rằng tổ bay đã cố gắng hết sức và quay trở lại là quyết định đúng đắn.

Mơ ước tiến xa trên bầu trời rộng mở

Ở tuổi 25, Tùng Chi có sự ngọt ngào, trẻ trung của thiếu nữ ngoài đôi mươi. Song bước vào công việc, khoác bộ đồng phục phi công với cầu vai 3 vạch lại toát lên sự chuyên nghiệp, nghiêm túc. Đó cũng là hình ảnh mà nhiều người ngoài ngành luôn nghĩ về các phi công, tiếp viên hàng không: đẹp đẽ, bóng bẩy, lịch thiệp và đầy hào nhoáng.

Nữ phi công trẻ và áp lực 'con nhà nòi' ảnh 3
Cơ phó Lâm Tùng Chi và đồng nghiệp.

Nhưng là người trong cuộc, Chi hiểu rõ thiệt thòi của nghề. Hôm nay, cô rời khỏi nhà lúc 3h sáng để đi làm thì hôm sau, 2h sáng cô mới về tới nhà. Thời gian biểu của phi công luôn phải linh hoạt.

“Dịp lễ, Tết là lúc tần suất bay dày đặc. Lịch trình của tôi khi đó chỉ ngủ dậy là bay, bay và ngủ. Tôi không có thời gian gặp gỡ ai, kể cả làm việc cá nhân”, cô chia sẻ và bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu với những khó khăn mà ba mẹ đã phải trải qua để nuôi cô khôn lớn.

Thiệt thòi của phi công là vậy, phi công là nữ còn nhiều khó khăn hơn. Chi kể, cô nghe những lời đồn rằng môi trường làm việc của phi công tiếp xúc với nhiều thiết bị điện tử, radar, có khả năng làm ảnh hưởng tới việc sinh nở. Tuy nhiên, cơ phó 9X vẫn luôn thoải mái bởi xung quanh cô, nhiều nữ cơ trưởng, cơ phó vẫn lập gia đình, có con cái đề huề.

Dẫu vậy, bậc cha mẹ có lẽ luôn tâm tư và lo lắng cho các con nhiều hơn. Tùng Chi hiểu dù không nói gì song trong thâm tâm, ba mẹ cô có lẽ lo con gái làm phi công sẽ khó lấy chồng. Bởi, không phải ai cũng hiểu và cảm thông được cho tính chất công việc của một phi công.

Chưa kể, cô cho rằng kết hôn và sinh con là điều mà các phi công nữ phải có định hướng rõ ràng về tương lai.

“Mỗi năm, chúng tôi phải trải qua các kỳ kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để gia hạn bằng lái máy bay nên nếu xin nghỉ sinh, sẽ mất một thời gian dài để đi huấn luyện lại và thi lại lấy bằng. Ngoài ra, nhiều phụ nữ sinh con xong có các triệu chứng sau sinh như trí nhớ suy giảm, trầm cảm sau sinh… cũng là thách thức để tiếp tục công việc”, Chi nói.

Tuy nhiên, từng được bay cùng nhiều cơ trưởng nữ đã có gia đình, con cái, cô gái trẻ gốc Đà Nẵng nhận thấy các đàn chị đều luôn chu toàn cả việc nhà lẫn công việc. Điều đó giúp cô có thêm động lực để nỗ lực, phấn đấu tiến xa hơn trên bầu trời rộng mở.

Là người trực tiếp tham gia đào tạo Lâm Tùng Chi trong quá trình đào tạo phi công của Vietnam Airlines, cơ trưởng Nguyễn Đức Hoàng – Nhóm trưởng Nhóm 2, Đội bay A321 cho biết, ấn tượng của anh về Tùng Chi là một cô gái trẻ có tiếng Anh tốt, phong cách chuyên nghiệp, học hành bài bản và phương thức bay chỉnh tề.
“Chi phản ứng khá nhạy bén với các tình huống giả định được đưa ra, cũng có sự mạnh mẽ và quyết đoán. Nghề phi công thường được nhiều người mặc định dành cho nam giới, nhưng các bạn nữ phi công như Chi lại cho thấy bản thân không hề thua kém. Họ có sự chuyên nghiệp, tuân thủ trong khi bay thậm chí tốt hơn một số bạn nam”, cơ trưởng Nguyễn Đức Hoàng chia sẻ.