Home Blog Page 162

Cô ấy đợi chờ cuộc ly hôn này 15 năm rồi. Khi cô lấy chồng, cô nghĩ nhất định mình sẽ là người vợ tốt, người mẹ đảm đang. Cô là cán bộ nhà nước, mức lương theo hệ số và cũng không dư dả gì. Chồng cô được đánh giá là người đàn ông có học thức, được cả họ nhà nội luôn đề cao là người có năng lực. Mọi người nói cô gặp được đám hời. Ừ thì gọi nôm na là: trai tài gái sắc. Đến lúc l:y h:ôn Chồng cô không ký đơn, cô thấy khá nực cười.. để rồi …

0
Cô ấy đợi chờ cuộc ly hôn này 15 năm rồi. Khi cô lấy chồng, cô nghĩ nhất định mình sẽ là người vợ tốt, người mẹ đảm đang. Cô là cán bộ nhà nước, mức lương theo hệ số và cũng không dư dả gì. Chồng cô được đánh giá là người đàn ông có học thức, được cả họ nhà nội luôn đề cao là người có năng lực. Mọi người nói cô gặp được đám hời. Ừ thì gọi nôm na là: trai tài gái sắc.
Lấy chồng rồi, cô cứ thấy mình nem nép với chồng. Bạn bè đến chơi thấy 2 vc ở nhà riêng ra chiều ngưỡng mộ, cô nói nhỏ nhà của chồng đấy tớ ko góp gì rồi liếc nhẹ nhìn chồng, thấy anh ta đưa ánh mắt khinh khỉnh nhìn cô. Cô sợ sệt cúi mặt nhìn xuống, từ bấy không dám mời ai đến chơi.
Cô sinh con, phải ngửa tay xin tiền chồng. Sóng gió bắt đầu ập đến. Gái đẻ không ai giúp, chồng cô tuyên bố: đàn bà có mỗi việc sinh con chứ có gì mà kêu. Đêm cô thức trông con, ngày không được ngủ, còn lo cơm nước cho chồng và giặt giũ chăm con. Một lần cô hỏi tiền chồng, chồng cô chỉ mặt: đẻ ở nhà nằm ngửa mà ăn chẳng làm được cái gì. Từ bấy, đêm nào cô cũng nằm khóc. Con 3 tháng, cô thuê người trông con để lao đi làm. Cuộc hôn nhân không màu hồng như cô từng nghĩ. Chồng cô luôn cho rằng cô lấy được anh ấy là 3 đời phúc nhà cô, biết điều mà ăn ở, cung phụng chồng.
Trung Quốc tranh cãi vì phán quyết ly hôn chưa từng có
Cô nhẫn nhịn cố gắng để hy vọng nhất định chồng sẽ hiểu mà yêu thương cô.
Đứa con gái đầu được 5 tuổi thì cô sinh thêm đứa con gái thứ 2. Mới hơn 30 tuổi với 2 đứa con mà cô già nua, khắc khổ. Một tay cô 2 đứa con, thêm ông chồng chưa bao giờ động tay giúp cô bất kể việc gì: từ chăm sóc, đưa đón con đi học, con ốm đau một mình cô lo. Mỗi buổi chiều về cô lao vào cơm nước, dọn dẹp, tắm rửa cho con, giặt giũ đến 9-10h đêm mới xong. Chồng cô ngồi kia, giương mắt xem tivi và phủi mông mỗi khi ăn xong.
Mỗi tháng chồng đưa cô vài triệu, cộng với lương của cô. Cố gắng co kéo cũng đủ, cô không dám than một câu, có tháng thiếu thì vay đồng nghiệp rồi có khoản thưởng, làm thêm thì trả nợ. Bảy tám năm trời, cô quay cuồng việc gia đình con cái chẳng biết trời nắng, trời mưa, xuân hạ thu đông chẳng màng, ngày đẹp ngày u ám chẳng biết. Sáng lo việc chợ búa, con cái rồi cuống cuồng đi làm. Chiều ba chân bốn cẳng đi đón 2 đứa rồi về nhà cơm nước. Chồng cô kén ăn, phải nấu những món vừa miệng đúng khẩu vị anh ta chứ anh ta chẳng quan tâm 3 mẹ con thích ăn gì.
Một ngày anh ta mua ô tô, hỏi cô có tiền đóng góp. Cô ớ người ra: tiền lương của cô tiêu hết cho gia đình rồi lấy đâu mà góp. Chồng cô buông 1 câu: loại vô tích sự, chỉ ăn bám là giỏi. Cô đau điếng. Ngày mang xe về, chồng cô hãnh diện lắm, hai đứa con háo hức. Cả nhà đi liên hoan xe mới, cô vừa mở cửa bước lên chồng cô thở dài: ko góp gì mua xe leo lên ko thấy ngượng. Cô đắng họng ko nói gì, cô đã định bỏ bữa liên hoan, nhưng vì 2 đứa con mà cố kìm lòng.
Cái điệp khúc chê cô hãm tài, vô tích sự, ăn bám ngày càng dày đặc. Cô sống im lặng trong nhà như một cái bóng. Có lần cô ốm, chiều chồng đi làm về thấy cô nằm trên giường chưa cơm nước gì: cô làm cái gì mà ốm, chỉ lười giả vờ là giỏi. Cô cố nhổm người dậy đi nấu cơm, nhờ anh tắm cho 2 đứa con. Anh nói đang bận xem tivi, hai đứa con nóng quá khóc ré lên, anh lôi xềnh xệch hai đứa vào nhà tắm đóng rầm cửa lại rồi bỏ lên gác. Cô xót con không để đâu cho hết.
Anh luôn hãnh diện anh là trụ cột, nuôi cả 3 cái tàu há mồm, vất lắm. Vớ phải cái con vợ nhà quê, đi làm nhà nước 3 cọc 3 đồng chẳng nhờ vả được gì, đến não cả lòng.
Anh tuyên bố không có anh thì cái nhà này đói rã hỏng. Có giỏi ra khỏi cái nhà này xem sao. Cô chỉ im lặng ngước nhìn anh ta mà lòng tự hỏi: chồng mình đây sao. Nhất định một ngày cô sẽ phải giải thoát cho mình.
Khi đứa thứ con gái thứ hai được 3 tuổi, cơ quan có suất học nâng cao cô đã dành tâm sức để thi và đi học vào 3 buổi tối 1 tuần. Đứa 8 tuổi trông đứa 3 tuổi khi cô đi học, cô nói dối chồng cơ quan có dự án phải làm thêm giờ. Cô dành thời gian nhận việc bên ngoài làm thêm để kiếm thu nhập. Hai năm sau cô có tấm bằng thạc sĩ kinh tế và có một lượng khách hàng nhất định, cô làm sổ sách kế toán cho một số doanh nghiệp.
Do có trình độ và làm việc có trách nhiệm, khách hàng của cô ngày càng tăng. Ngoài làm ở cơ quan, cô kết hợp với một người bạn thuê một căn chung cư nhỏ ở trong khu tập thể cũ để làm thêm dịch vụ thuế, kế toán. Năm năm sau, cô lên trưởng phòng ở cơ quan và có 1 công ty bên ngoài mà chồng cô không biết. Cô vẫn giữ nếp sống như ngày nào. Chồng cô vẫn khinh khỉnh: tưởng cô lên được tý chức thì thế nào trông vẫn rách như con nhà quê, chắc ăn bám thằng này đến cuối đời.
Cô vẫn giữ im lặng. Cô xin nghỉ ở cơ quan để tập trung cho công ty mà không hề bàn bạc với chồng. Cô đi học lái xe và tự thưởng cho mình 1 chiếc ô tô mới, ngày cầm lái cô nhớ lại cảm giác chồng khinh miệt cô khi xưa, cô chỉ mỉm cười. Khi đứa con gái đầu đỗ vào lớp 10, đứa con gái thứ hai lên lớp 5 cô quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Một buổi sáng, cô đặt đơn ly hôn lên bàn, chồng cô quắc mắt chỉ tay vào mặt cô dám hả.
Cô để đấy và đi làm. Sáng hôm sau, chồng cô lôi cô dậy từ sớm cùng 2 đứa con, tống cổ cô và 2 đứa con gái ra khỏi nhà và ráo hoảnh: c::út 3 mẹ con chúng mày đi, cấm quay về nhà chết đừng có gọi thằng này. Cô không nghĩ chồng cô cạn tình đến vậy, ít nhất còn 2 đứa con. Cô cho 2 con đi học xong thì nhận được tin nhắn từ chồng: tao thay khóa không cho chúng mày vào nhà. Cô chỉ nhắn lại: Tùy anh. Cô không về nhà bố mẹ, không muốn phiền ông bà. Mấy ngày đầu ba mẹ con thuê khách sạn để ở. Sau đó cô thuê 1 căn chung cư nhỏ gần trường học để tiện hai con đi học.
Ba mẹ con đi tay không khỏi nhà, cô mua sắm lại toàn bộ sách vở cho các con, quần áo đồ dùng cho ba mẹ con mà không có ý định quay về nhà cũ lấy đồ.
Mấy ngày đầu khá im ắng, không thấy chồng cô nhắn gọi gì. Cô nhắn tin đề nghị chồng ký đơn thuận tình ly hôn và để cô nuôi hai con, tài sản chia đôi. Chồng cô nhắn tin chửi rủa cô liên hồi, nói cô đéo có tiền chắc đi theo giai, chửi lây 2 đứa con và bảo sẽ không cho đồng nào cho biết mặt.
Chồng cô không ký đơn, cô thấy khá nực cười, bình thường chửi mắng khó chịu với cô, coi cô không ra gì, cô là kẻ ăn hại ăn bám sao không ký đơn để rảnh nợ. Chồng cô lồng lộn đến cơ quan cô để tìm thì thấy đồng nghiệp báo cô đã xin nghỉ việc và giờ làm gì không rõ. Chồng cô gọi điện cho bố mẹ cô nói ông bà không biết dạy con, cái loại đàn bà lăng loàn đã không biết điều mà sống còn bỏ chồng theo giai.
Mẹ cô biết chuyện của cô từ lâu, bà chỉ nói với con rể quí: anh chị yêu đương tìm hiểu tự lấy nhau, giờ không ở được thì tự giải quyết bố mẹ không can thiệp. Anh ta chưng hửng cúp máy.
Hết phần 1

Giờ đây, anh và chị như hai con chim sổ lồng. Hai người vừa giải thoát cho nhau, mỗi người rẽ một hướng, mỗi người nuôi một đứa. Thằng em nói: “Rảnh, Hai qua chơi với em nha!”. “Ừa. Rảnh Hai qua, em ngoan đừng phá mẹ nghe hông…”, thằng anh dặn dò thằng em. Rồi thằng em “dạ” một tiếng nghe thiệt nhẹ, thiệt ngoan. Anh thề với lòng là phải làm giàu, làm thay đổi cái nhìn của cha mẹ vợ đối với mình và gia đình mình và rồi …

0

Giờ đây, anh và chị như hai con chim sổ lồng. Hai người vừa giải thoát cho nhau, mỗi người rẽ một hướng. Hai thằng nhỏ chín, mười tuổi cách nhau năm một như hai thằng bạn thân, nhiều lúc cãi nhau chí chóe, có khi còn đấm đá nhau huỳnh huỵch, giờ tách ra đứa theo cha, đứa theo mẹ. Chúng quay lại nhìn nhau, mặt buồn hiu như sắp khóc.

Thằng em nói: “Rảnh, Hai qua chơi với em nha!”. “Ừa. Rảnh Hai qua, em ngoan đừng phá mẹ nghe hông…”, thằng anh dặn dò thằng em. Rồi thằng em “dạ” một tiếng nghe thiệt nhẹ, thiệt ngoan, điều mà lúc bình thường khó thấy. Có lẽ chúng cũng hiểu những giờ phút được gần nhau, chơi với nhau từ đây sẽ trở nên hiếm hoi.

Anh đưa thằng lớn trở về căn nhà to, sang trọng trước đây từng là tổ ấm của cả gia đình. Chị dắt thằng em về căn nhà trọ bé nhỏ, mới tìm thuê chưa lâu. Anh bảo, lâu nay chị chỉ ở nhà nội trợ nên bao nhiêu tài sản chị chẳng có công đóng góp. Mấy căn nhà, mấy miếng đất “vàng” anh đều tậu trong thời kỳ hôn nhân nhưng cha mẹ, anh em của anh đứng tên hết.

Ra tòa, anh tỏ ra hào phóng chi tiền trợ cấp nuôi con trọn gói và trả công chị mấy năm nội trợ với số tiền mặt một tỷ, kèm theo một câu kẻ cả: “Số tiền này quá lớn so với những gì cô làm được, nếu biết tính toán, mẹ con cô sống khỏe!”. Chị cay đắng, muốn sổ toẹt, nhưng cố kìm lòng. Chị còn phải lo cho con…

Chị thoát khỏi cuộc hôn nhân mà cách đây 13 năm, chị đã tìm mọi cách vượt qua rào cản quyết liệt từ cha mẹ, vì hai gia đình không “môn đăng hộ đối”. Anh chị cùng quê, gặp nhau khi lên thành phố học đại học. Chị là con gái út một gia đình giàu có, trong khi gia đình anh rất nghèo, lại đông anh em.

Chị lỡ yêu mê mệt “đàn anh” trên chị hai lớp bởi sự thông minh, dí dỏm và thành tích học tập đáng nể. Nhưng ba mẹ chị bảo: “Gả con cho thằng nghèo kiết xác ấy chỉ có khổ cả đời!”. Chị quyết bảo vệ tình yêu, chị tuyệt thực, dọa ở vậy suốt đời… Cuối cùng cũng qua. Cha mẹ mua cho chị một căn nhà xinh xắn ở ngoại ô thành phố để chị khỏi phải làm dâu nhà ấy.

Anh thề với lòng là phải làm giàu, làm thay đổi cái nhìn của cha mẹ vợ đối với mình và gia đình mình. Từ một kỹ sư giỏi, anh lên chức trưởng phòng, rồi phó giám đốc công ty. Đến khi đủ “lực”, anh lập công ty riêng, làm ăn phát đạt. Không quá 10 năm, anh đã đưa mình đến một tâm thế khác hẳn, với cái nhìn khác hẳn của những người xung quanh. Đặc biệt là gia đình bên vợ, họ đã phải nhìn anh bằng con mắt khác. Anh thỏa mãn, hả hê vì điều này.

Nhưng, suốt quãng đường được vạch ra và đi đến đích, anh chưa hề để tâm đến cái tổ ấm mà khó khăn lắm anh chị mới có được bằng tình yêu. Anh chỉ quan tâm làm sao để công việc đạt hiệu quả tốt nhất, kiếm được nhiều tiền nhất… Và anh đã thành công khi những gì có trong tay so với lúc mới lấy vợ là cả một trời, một vực.

Cùng với những gì làm được, thời gian anh dành cho vợ con ngày càng ít đi. Thay vào đó là những cuộc gặp gỡ bàn bạc chuyện làm ăn, ký hợp đồng, dự tiệc chiêu đãi…, mà trong những cuộc đó không thể thiếu những bóng hồng trẻ đẹp. Đôi lúc cũng thấy có lỗi với vợ con, nhưng rồi anh nghĩ, mình làm đại sự, có tiền thì phải hưởng thụ. Anh về bù đắp cho chị bằng một “cục tiền” với vẻ đầy cảm thông: “Anh bận quá. Em thích gì cứ làm, mấy mẹ con cũng nên đi chơi đâu đó cho thoải mái”.

Lúc này chị đã nghỉ làm, ở nhà chăm con để anh yên tâm với công việc. Thực ra mọi chuyện đã có người giúp việc, chị ở nhà là ý muốn sâu xa của anh, anh muốn bên vợ thấy chị không cần phải đi làm, chỉ cần ở không mà hưởng thụ.

Nhưng trong căn nhà rộng lớn, đầy đủ tiện nghi đã thay thế căn nhà nhỏ xinh nhưng ấm cúng cha mẹ cho, chị lại cảm thấy thừa thãi, trống vắng. Chị cũng nhận ra tình cảm của anh đã nhạt dần mà không cách gì níu lại được. Nhìn những “cục tiền” anh đưa, chị thấy ghét cay ghét đắng. Nó đã cướp đi niềm vui của chị, nó làm chị cô đơn…

Bất chợt trong đầu chị chợt lóe lên ý nghĩ, anh không đem niềm vui về cho chị, mà thay thế nó bằng tiền. Vậy thì phải biến tiền thành niềm vui, không thì thật vô nghĩa. Chị thấy mình phải làm gì đó để thoát khỏi tâm trạng này, không thì chết dần chết mòn mất…

Chị tự sắp kín lịch trong ngày cho mình. Ngoài một ít thời gian cho con buổi chiều, ngủ với con khi trở về đêm đã khuya, thì phần lớn thời gian chị ở bên ngoài: cà phê, tán gẫu, karaoke, shopping, học Anh văn, học khiêu vũ, chơi tennis, tập yoga… Thỉnh thoảng chị cũng đưa các con đi tắm biển hoặc về ngoại. Cũng có khi để con ở nhà cho người giúp việc, một mình chị “đổi gió” đâu đó cùng đám bạn lắm tiền, chịu chơi. Lại có lúc bị cuốn vào thú vui bài bạc và “nướng” vào đó không ít tiền…

Chị đã vui trở lại, có thêm nhiều bạn bè. Cứ nhìn mấy gã trai lăng xăng săn đón, chị cũng biết rằng mình còn cuốn hút lắm. Chị thay đổi nhiều. Vẻ đẹp tiểu thư, mong manh trước đây được thay bằng vẻ mặn mà, quý phái của người phụ nữ đã đến độ “chín”. Chị chẳng còn quan tâm đến việc anh đi đâu, làm gì, lúc nào về nữa…

Anh ăn nhậu riết đổ bệnh. Trong mấy thứ bệnh phát sinh từ thói quen của những người lắm tiền, cái bệnh gout làm anh đau nhức không chịu nổi, phải kiêng rất nhiều thứ.

Anh về nhà nhiều hơn, mới nhận ra tổ ấm của mình đã lạnh ngắt từ bao giờ. Cũng nhìn ra vợ mình chẳng hề thua kém những người đàn bà bên mình lâu nay, nhưng sự thật chưa dừng ở đó, chẳng lâu sau anh còn phát hiện chị có bồ. Anh như con thú bị trúng thương, gầm lên hỏi những cục tiền. Chị bảo, con người còn chả thèm giữ, tiền giữ làm chi?…

Nhiều năm sau ly hôn, anh vẫn chưa tìm cho mình được một người để yên tâm mà gắn bó lâu dài. Hình như chẳng có ai yêu anh thật tình. Anh như nhìn thấu tâm can họ, rặt những thợ đào mỏ. Ngay như anh em ruột nhờ đứng tên bảo toàn tài sản, gặp lúc vợ chồng anh tan tác còn đòi huê hồng, yêu sách nọ kia, thì anh còn dám tin ai? Đôi lúc trầm ngâm một mình, anh nghĩ về chị, về tình yêu thuở trước của hai người và tự hỏi, tại sao một tình yêu đẹp không hề toan tính, vụ lợi lại trở nên thế này? Xâu chuỗi những sự việc đã xảy ra, anh lại tự hỏi: phải chăng là tại TIỀN?

Chị rước thằng lớn về cho tụi nhỏ có anh có em, anh cũng không phản đối. Ba mẹ con về quê sống với ông bà ngoại, chị đã đi làm trở lại. Đôi lúc chị cũng tự hỏi, nếu hồi đó chị đừng nghe anh mà nghỉ làm, không biết mọi chuyện có khác hơn không? Cũng chẳng biết, nhưng ít ra, đi làm, chị được là chính mình. Và biết đâu, sẽ không vướng phải mấy chuyện do quá rảnh rỗi mà ra, không phải mang tiếng phản bội chồng. Chị cũng nghĩ đến những cục tiền anh đưa, nếu không có nó, biết đâu đã chẳng thế này…

Cuộc đời như một giấc mơ, chị đã từng sống trong căn nhà to lớn, đẹp đẽ. Từng có trong tay rất nhiều tiền, tiêu tiền không cần phải đắn đo. Giờ đây, cuộc sống của chị và các con dù còn nhiều khó khăn, ăn xài phải kỹ lưỡng, nhưng chị không hề ao ước có nhiều tiền như xưa…

Thấy con trai gội đầu cho vợ b::ầu 8 tháng, mẹ chồng em xỉa xói cả ngày có đau tay đau chân đâu, tôi cưới cô về để làm dâu chứ không cưới về để bắt con tôi hầu, em chỉ cườii khẩu nhưng rồi màn phản ứng sau đó của chồng em mới khiến cả nhà phải ch:;et lặng toàn tập…

0

Trước khi lấy chồng, em đã biết việc sống chung với mẹ chồng là không đơn giản. Nhà em với nhà chồng gần nhau, thành ra khi biết hai đứa đang tìm hiểu, mẹ em cũng nghe ngóng khắp nơi rồi. Về nhà, bà mới bảo em:

“Này, phải nghĩ cho kỹ đấy. Bà mẹ thằng đó không phải dạng vừa đâu. Nghe nói cũng ghê gớm lắm. Mẹ lo con mà làm dâu nhà đó thì chỉ được 3721 ngày thôi”.

Thực ra em cũng biết, nếu em kết hôn với Hoàng thì cuộc sống sẽ có nhiều sóng gió. Vì sau nhiều lần tiếp xúc, em biết mẹ anh là người vừa độc đoán, lại khó tính khó chiều. Nhưng yêu vào rồi, làm sao còn đủ lý trí mà thoát ra nữa các chị? Vậy nên sau một thời gian tìm hiểu, bọn em vẫn quyết định sẽ đi đến hôn nhân.

Tới khi về nhà chồng rồi, em mới tận mắt chứng kiến việc mẹ chồng làm vương làm tướng trong nhà. Thật chứ em chưa thấy ai có cá tính mạnh như bà. Nhà có công to việc lớn đều là mẹ chồng em đứng ra làm. Nhiều khi bố chồng muốn quản cũng chả được. Vì đụng đến cái gì là vợ lại quát ầm lên. Mẹ chồng em chuyên trị có cái điệp khúc:

“Ông nhìn đi, ông làm được cái gì cho đời chưa mà mở mồm dạy vợ dạy con. Tiền trong nhà này tôi kiếm thì việc trong nhà phải là tôi quyết”.

Đúng là mẹ chồng em kiếm được nhiều tiền hơn thật. Nhưng trên đời này nhiều người cũng như vậy. Họ đâu có xem thường chồng đến thế. Nhiều gia đình vẫn hạnh phúc khi vợ kiếm tiền giỏi hơn chồng đấy thôi. Đằng này dù đã có con dâu, mẹ chồng em vẫn không nể nang gì. Nhiều hôm trước mặt em, bà vẫn quát chồng xa xả. Mà bà không nói thì thôi, mỗi khi nói đến chuyện gì là y rằng nhắc đi nhắc lại đến chán mới thôi.

Có thể là hình ảnh về 3 người và trẻ em

Em nhớ đầu năm ngoái bố chồng em có gửi 50 triệu về cho ông bà nội ở quê xây lại cái bếp. Biết tính vợ không hảo sảng nên ông giấu. Không ngờ hôm mẹ chồng em về quê, biết được thế là nhà cửa lại một phen náo loạn.

Cho đến bây giờ, thi thoảng mẹ chồng em vẫn nhắc lại đấy. Bà cứ bảo:

“Gớm ôi, ngày xưa mua đất, xin ông bà ấy có chục triệu thì chả cho. Thế mà bây giờ còn ngửa tay cầm 50 triệu của con”.

Thú thật, nghe mẹ chồng nói mà em còn nóng cả mặt. Ông bà nội già rồi, bố chồng em có lo toan một chút thì cũng có sao đâu. Với cả 50 triệu với người khác là nhiều, còn như bố mẹ chồng em thì đáng bao nhiêu chứ. Như người đàn ông khác mà cục tính, chắc mẹ chồng em bị đánh cho lên bờ xuống ruộng rồi. Mà có phải mình bố chồng em đâu. Em làm cái gì cũng không vừa mắt với bà. Em nấu ăn, cả nhà khen ngon, chỉ có mẹ chồng là bĩu môi chê hết cái này đến cái khác. Vậy mà lạ lắm, em bầu bí ốm nghén mấy tháng trời, chẳng bữa nào bà nấu giúp hôm nào. Có điều tính em cũng hèn nên chẳng dám nói lại, chồng thì sợ mẹ một phép, thành ra, mẹ chồng em cứ được đằng chân, lân đằng đầu.

Đợt này em bầu 8 tháng, người bắt đầu nặng nề nên toàn ra quán gội đầu. Hôm qua có việc cần đi gấp, quán gội đầu thì kêu đông khách nên phải chờ. Em ngại ra quán khác, thế là mới quyết định gội ở nhà. Chồng em thấy vợ cúi, sợ ảnh hưởng tới con nên mới mang cái chậu nước vào phòng rồi gội cho em. Đang gội thì mẹ chồng em đi qua, nhìn thấy, bà bắt đầu nổi cơn tam bành các chị ạ:

“Có tay có chân chứ nằm một chỗ đâu mà để chồng phải gội đầu tận giường như thế? Tôi cưới cô về để làm dâu chứ cưới về để bắt con tôi hầu đâu”.

Em giật mình ngồi bật dậy. Thế mà chồng gì xuống không cho. Anh nói thẳng với mẹ:

“Mẹ quá đáng vừa vừa thôi. Lâu nay con đã không nói gì rồi. Vợ con nó nặng nề, con gội đầu giúp thì đã sao mà mẹ bảo thế. Mẹ nghĩ sao thì tùy. Nhưng mà nên nhớ cái gì cũng có giới hạn, làm quá mất hay”.

Vậy là hai mẹ con nói qua nói lại thành cãi nhau luôn các chị ạ. Đến giờ em vẫn chưa hết sợ đây các chị. Lần đầu thấy mẹ chồng với chồng em cãi nhau. Bình thường lão cũng bàng quan với chuyện của vợ lắm. Thế mà chả hiểu sao hôm nay lại lỡ lời thế cơ chứ. Mà em bảo chồng đừng có cãi mẹ nữa, anh còn gắt lên:

“Em thôi đi. Anh nhịn bà ấy nhiều lắm rồi. Từ nay mà đụng đến em hay là ai, anh đều không bỏ qua đâu. Cùng lắm thì ra ở riêng”.

Chồng em đứng phắt dậy:

“Nhà dột từ nóc, bố cũng có dạy được mẹ đâu mà bảo con dạy vợ. Mẹ một vừa hai phải thôi. Chuyện bé xé to, cái nhà này loạn lên, tất cả là tại mẹ đấy”.

Kiểu gì sau này, em cũng khổ với mẹ chồng, rồi bà lại cho rằng em kích động để con trai cãi lại mình. Nhưng mẹ chồng em cũng quá đáng nữa cơ. Em đang nghĩ hay là nhân cơ hội này thuyết phục chồng ra ở riêng, các chị thấy thế có hợp lý không?

Cách đây hơn 1 năm, mẹ tôi b::ệnh già rồi q:ua đ:ời. Căn nhà của bố mẹ chị em tôi không thấy khi còn sống mẹ dặn dò hay d:i ch:úc gì. Vậy nhưng, mới đây anh tôi đã bán căn nhà đó (mà không bàn bạc trước với chị em chúng tôi) với giá 10 tỷ đồng. Sau khi bán nhà, anh gọi 2 chị em tôi về và chia cho mỗi người 100 triệu đồng. các em cứ coi như đây là ‘lộc của mẹ’, anh vừa nói xong thì bát hương trên bàn thờ bỗng b::ùng ch::áy ..

0

Chuyện có thật mà đến bây giờ, chính bản thân tôi là nhân vật chính vẫn còn đang thấy bàng hoàng đây!

Mẹ tôi lấy 2 đời chồng và có 3 anh em chúng tôi. Anh trai là con chồng đầu của mẹ, hai chị em tôi là con chồng sau. Tức là chúng tôi là anh em cùng mẹ khác cha.

Khi bố đẻ tôi mất, anh trai đón mẹ về phụng dưỡng chăm non. Ngôi nhà của bố mẹ tôi thì anh  cho thuê lấy thêm tiền chăm lo cho mẹ. Chị em tôi dù không trực tiếp ở cùng mẹ nhưng thường xuyên về thăm mẹ và góp tiền để anh lo cho mẹ. Từ trước tới giờ, tôi cũng chưa từng thấy anh hay mẹ tôi phàn nàn gì về việc chúng tôi không chăm non, phụng dưỡng bà.

Đặc biệt, mỗi lần gia đình sum họp với nhau, mẹ tôi đều nói:

-Với mẹ con trai hay con gái, cháu trai hay cháu gái trong nhà cũng đều là món quà vô giá, mẹ luôn quý trọng. Bố mẹ cố gắng cả đời cũng là mong muốn có chút tài sản cho các con có thêm động lực phát triển sau này. Khi mẹ có già yếu, không còn minh mẫn nữa thì vẫn luôn mong các con đều yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống chứ đừng vì đồng tiền mà tan nát gia đình.

Mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi, cách đây hơn 1 năm, mẹ tôi bệnh già rồi qua đời. Căn nhà của bố mẹ chị em tôi không thấy khi còn sống mẹ dặn dò hay di chúc gì. Tôi là phận gái trong gia đình, hơn nữa nói thật bản thân trước giờ cũng luôn xác định tự làm tự ăn nên không bao giờ nhóm ngó đến tài sản gì của bố mẹ cả.

hình ảnh

Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn tôn trọng anh nhưng không ngờ anh lại là người như vậy, ảnh: dSD

Vậy nhưng, mới đây anh tôi đã bán căn nhà đó (mà không bàn bạc trước với chị em chúng tôi) với giá 10 tỷ đồng. Sau khi bán nhà, anh gọi 2 chị em tôi về và chia cho mỗi người 100 triệu đồng. Anh nói:

– Căn nhà anh đã bán, anh cho mỗi đứa 100 triệu, các em cứ coi như đây là ‘lộc của mẹ’, cầm về tiêu cho gia đình.

Khi nghe anh trai nói những lời này, chị em tôi thật sự hoảng hốt. Thứ nhất  vì khi bán nhà, anh không bàn với chúng tôi một câu nào. Đến giờ khi chia tài sản của bố mẹ thì chúng tôi gần như không có phần, vì anh chỉ chia lộc cho mỗi đứa 100 triệu trong khi ai cũng biết căn nhà anh bán được tới 10 tỷ đồng. Vì quá bất ngờ nên cũng không nói được gì ngay lúc đó. Tôi chỉ bảo anh:

– Em thấy như thế này chưa hợp lý, thôi bác cứ giữ cả lấy mà tiêu

Tôi nói xong đứng lên luôn, tôi vừa ra đến cửa thì cũng nghe đằng sao tiếng đứa em gái

– Anh bán căn nhà của bố mẹ 10 tỷ, anh cho em 100 triệu, anh coi chúng em là gì vậy. Chả lẽ chỉ có anh là con trai mới là con của bố mẹ còn chúng em là người ngoài à?

Sau cùng, cả tôi và em gái đều kiên quyết không nhận “lộc” anh đưa. Chúng tôi đều không quá khó khăn để giành giật với anh tài sản của bố mẹ để lại. Nhưng việc mà anh làm khiến tôi giận vô cùng.

Nói thật, dù là anh em cùng mẹ khác cha nhưng từ xưa đến nay, tôi đối xử với anh luôn hết lòng hết dạ, coi anh là người anh trai, cũng là quyền huynh thế phụ trong nhà vì bố tôi mất sớm. Từ nhỏ, dù anh có làm gì tôi cũng không bao giờ phản đối. Vậy mà tôi không ngờ khi đứng trước tài sản lớn, anh lại có lòng tham đến mức đánh mất lòng tự trọng và tình thân như vậy!

hình ảnh

Anh trai có lẽ không coi chúng tôi là những người ruột thịt trong nhà, ảnh: dsD

Càng nghĩ, tôi càng thấy anh làm thế là coi thường chúng tôi. Cả ba chúng tôi đều là con của mẹ, chúng tôi không sống cùng mẹ nhưng vẫn đóng góp nuôi mẹ những năm tháng tuổi già. Không có lý gì khi bán căn nhà đó anh trai lại một mình tự quyết mà không hỏi ý kiến chị em tôi. Nhất là anh chỉ cho chúng tôi một phần ‘như không có’ như vậy được.

Tôi không cầm 100 triệu vì tôi không thể để chuyện này cứ thế mà xong được. Nếu tôi cầm số tiền mà anh đưa thì chẳng khác nào đồng ý với cách mà anh làm. Trong khi nó thật sự không hề hợp tình hợp lý. Tôi hy vọng dù chúng tôi không nói thẳng ra, nhưng với cách phản ứng này anh trai cũng tự biết suy nghĩ mà giảm bớt lòng tham của mình.

Tôi không biết giấy tờ của căn nhà đó như thế nào, mẹ tôi có di chúc gì trước khi mất không nhưng tôi chắc chắn nếu theo ý của mẹ thì không bao giờ thiếu công bằng với các con như vậy được. Dù vẫn biết anh là con trưởng sẽ có phần hơn chúng tôi vì còn phải lo chuyện thờ cúng tổ tiên nhưng cũng không đến mức như vậy đúng không mọi người.

Mấy hôm nay tôi rất mệt mỏi không biết phải xử trí như thế nào để khỏi mất tình nghĩa anh em mà quyền lợi của mọi người đều được đảm bảo. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên đây để mong có một lời khuyên chân thành. Nhất là những người nào đã trải qua hoàn cảnh tương tự như gia đình tôi thì xin hãy chia sẻ kinh nghiệm cho tôi được biết là nên làm như thế nào cho phải bây giờ.

Phong hào hứng định bụng chở người yêu đến nhà nghỉ gần nhất, nhưng suy đi tính lại thì nếu đi nh::à ngh::ỉ vừa mất thời gian lại tốn mất một khoản tiền ăn cuối tháng…Tiếc 100 ngàn tiền nh:à ngh::ỉ tôi d::ụ bạn gái ra bờ sông và cái kết r::ù:ng m::ình…

0

Phong hào hứng định bụng chở người yêu đến nhà nghỉ gần nhất, nhưng suy đi tính lại thì nếu đi nhà nghỉ vừa mất thời gian lại tốn mất một khoản tiền ăn cuối tháng…

Tiếc 70 ngàn tiền nhà nghỉ tôi dụ bạn gái ra bờ sông làm tý và cái kết rùng mình - Hình 1

ảnh minh họa

Làm đủ các thể loại, tán tỉnh đủ trò thì sau 5 tháng Liên cũng gật đầu đồng ý làm bạn gái Phong, khỏi phải anh vui sướng đến cỡ nào vì có được cô bạn gái xinh xắn lại giỏi giang. Khác với tình yêu của những cặp đôi khác thì cả Liên và Phong đang là sinh viên nên những chỗ hẹn hò, ăn uống vui chơi đều dân dã, không phải nhà hàng đắt tiền cũng không phải những món quà giá trị. Mà tình yêu của cả hai ngọt ngào đậm chất sinh viên, những món quà mà Phong tặng cho Liên cũng chỉ là món quà rẻ tiền…vậy nhưng đối với Liên điều đó không quan trọng, chỉ cần Phong yêu thương cô thật lòng là cô đã mãn nguyện lắm rồi.

Và sau một thời gian hẹn hò thì Phong mạnh dạn đưa người yêu đến những chỗ vắng vẻ để tâm sự và hơn hết là thực hiện việc ôm hôn em, mới đầu Phong chỉ nghỉ được ôm hôn là quá tốt cho từng bước chinh phục Liên vậy nhưng mỗi khi ở gần Liên mà cảnh vật xung quanh lại quá vắng vẻ thành thử Phong ham muốn ” vượt rào”. Vậy nhưng khi vừa định lấy tay tuột váy Liên ra thì ngay lập tức Phong nhận được cái lắc đầu lạnh lùng.

Tiếc 70 ngàn tiền nhà nghỉ tôi dụ bạn gái ra bờ sông làm tý và cái kết rùng mình - Hình 2

( ảnh minh họa )

– Chúng mình chỉ vừa mới yêu nhau thôi mà…anh đòi hỏi ” chuyện ấy” sớm quá đấy…Anh yêu em chỉ vì như vậy thôi à.

– Làm gì có chứ, anh yêu em thật lòng mà. Chẳng qua em quyến rũ quá, mình lại ở sát gần nhau nên anh không kiềm chế được. Người ta yêu nhau bây giờ cũng ” vượt rào” cả mà em.

– Người ta kệ người ta chứ, em là em không đồng ý đâu đấy. Anh không nghe lời em giận..giận cả tuần đấy.

– Thế đợi thêm một thời gian nữa thì em đồng ý nhá…nhá…nhá…

Thấy Liên không trả lời chỉ nũng nịu mặt đỏ ửng nên tôi hiểu em cũng ngầm đồng ý với lời đề nghị của mình, để không tạo cho Liên cảm giác bất an và bị lợi dụng nên mấy ngày sau tôi vô cùng vui vẻ và yêu em theo nghĩ đen trong sáng. Nhiều lúc đi cạnh nhau cố tình đụng chạm vào người Liên mà người tôi nóng ran…chỉ muốn ” ấy ” phát với em nhưng vì nghĩ đến chuyện lâu dài nên đành kiềm chế cảm xúc của mình.

Vậy nhưng lũ bạn bè cứ chọc ngoáy bảo rằng Phong ” yếu” nên không làm được gì Liên, bị bơm kích đểu thế là Phong hậm hực lên kế hoạch xúc tiến để được gần gũi với Liên nhanh chóng hơn. Anh tỏ ra yêu chiều và hứa hẹn đủ thứ nào ra sẽ cho Liên một cuộc sống hạnh phúc rồi khi ra trường sẽ cưới cô về làm vợ…cứ thế Liên dần dần ngã vào lòng Phong một cách tình nguyện không phản kháng. Không để cơ hội vuột mất, lấy cớ tổ chức sinh nhật sớm Phong hẹn Liên đến chỗ vắng vẻ để tâm sự. Lúc Liên ngỏ ý bảo Phong thích quà gì thì ngay lập tức anh gạ gẫm chuyện vượt rào. Thấy bạn trai năn nỉ phát tội nên Liên bẽn lẽn gật đầu.

Đáng ra lúc đó khi đạt được thứ mình muốn thì Phong phải hào hứng chở người yêu đến nhà nghỉ gần nhất, nhưng suy đi tính lại thì nếu đi nhà nghỉ vừa mất thời gian lại tốn mất một khoản tiền ăn cuối tháng. Thế là Phong chẹp miệng dỗ ngọt Liên.

– Hay mình làm ” chuyện ấy” luôn ở bờ sông này được không em. Cho nó mới lạ…chứ vào nhà nghỉ thì người ta cũng dị nghị.

– Ở đây á? Sao mà được chứ, người ta nhìn thấy còn xấu hổ hơn ấy. Em không chịu đâu.

– Em thử nhìn xung quanh mà xem…ngoài hai đứa mình thì chẳng có ai nữa đâu. Mà nếu có thì người ta cũng ôm hôn nhau ai rảnh mà đi rình mò mình cơ chứ.

– Nhưng…nhưng em sợ lắm. Sao có thể nằm ở đây được chứ.

– Anh trải áo cho em nằm là được chứ gì…có anh ở đây rồi không phải lo. Anh vừa ” ấy” vừa quan sát cho, em chỉ cần nằm im thôi nhé.

– Cũng được…nhưng anh nhanh lên nhé…em sợ lắm.

– Anh biết rồi…cứ thả lòng người ra đi em.

Thấy Liên run lẩy bẩy nên Phong cố ôm chặt lấy cô để bớt sợ hơn, từ từ kéo áo Liên xuống mà Phong cứ nóng ran hết cả người. Hì hục được gần 20 phút mọi chuyện đều ổn cả, cứ tưởng Phong sẽ có một kỷ niệm đáng nhớ với cô bạn gái thời sinh viên. Ai ngờ khi đang đến đoạn cao trào thì bỗng dưng Liên hét thất thanh lên một tiếng…khiến Phong giật nẩy cười bật ra.

– Cái…cái gì vậy…em đau sao..anh làm nhẹ lắm mà.

– Không phải…chân em…chân em có con gì cắn ấy. Đau quá mất thôi…

Phong hốt hoảng rút điện thoại bật đèn pin lên để xem sao thì tá hỏa khi thấy một con rắn đang trườn bò xuống sống, Phong chắc chắn là Liên bị rắn cắn. Phong hốt hoảng kéo khóa quần rồi hì hục hút máu độc từ chân Liên ra, lấy khăn choàng buộc chặt lại rồi bế cô lên xe chở vù đến viện. Vừa đi anh vừa lo lắng..nếu lỡ như Liên có mệnh hệ gì thì Phong hối hận cả đời. Cũng may là sau đó được cứu chữa kịp thời nên Liên khỏe lại nhanh chóng sau đó, còn với Phong thì anh vẫn lo sợ vô cùng, có lẽ từ giờ anh trừa đến cuối đời. Dù có tiếc gì đi nữa anh cũng không dám mạo hiểm làm ” chuyện ấy” lần 2 ở bờ sông thêm một lần nào nữa.

Giá vàng 26/11: Sau 1 đêm mất hết thật rồi …

0

Giá vàng hôm nay 26/11/2024 trên thị trường quốc tế giảm thê thảm, xuống gần 2.600 USD/ounce. Vàng miếng SJC giảm 1,8 triệu đồng/lượng (chiều mua), nhẫn trơn cũng lao dốc. Giá vàng mua vào về dưới 83 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm mạnh theo đà lao dốc của giá vàng thế giới.

Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 1,3 triệu đồng ở chiều mua và hạ 900 nghìn đồng ở chiều bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua.

Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng hạ giá vàng nhẫn 9999 xuống mức 83-84,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 1,3 triệu đồng ở chiều mua và hạ 1,1 triệu đồng ở chiều bán ra so với mức chốt hôm qua.

Đến 8h50′, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji giảm thêm 300 nghìn đồng ở chiều mua và hạ 100 nghìn đồng ở chiều bán so với mức mở cửa, giao dịch ở mức 82,7-84,6 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Lúc 9h12′, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji giảm thêm 400 nghìn đồng ở chiều mua, về mức 82,3 triệu đồng/lượng, giá bán ra được giữ ở mức 84,6 triệu đồng/lượng.

Tới 9h42′, giá vàng nhẫn tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji được giữ chiều ở mức 82,3 triệu đồng/lượng nhưng giá bán ra giảm về mức 84,4 triệu đồng/lượng.

Mua vào (đồng/lượng) Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC 82.700.000 – 1.300.000 84.700.000 – 900.000
Doji 82.300.000 – 2.000.000 84.400.000 – 1.400.000

Bảng giá vàng nhẫn SJC và Doji cập nhật sáng 26/11

Mở cửa phiên giao dịch 26/11, giá vàng 9999 của SJC giảm 1,8 triệu đồng ở chiều mua và hạ 1,3 triệu đồng ở chiều bán so với kết phiên giao dịch hôm qua, về mức 85,3 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 8h30′ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 8h35′ như sau:

Mua vào (đồng/lượng Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC TP.HCM 82.800.000 – 1.800.000 85.300.000 – 1.300.000
Doji Hà Nội 82.800.000 – 1.800.000 85.300.000 – 1.300.000
Doji TP.HCM 82.800.000 – 1.800.000 85.300.000 – 1.300.000

Bảng giá vàng miếng SJC và Doji cập nhật sáng 26/11

Tỷ giá trung tâm ngày 26/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.295 đồng/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (26/11) được niêm yết phổ biến ở mức 25.167 đồng/USD (mua vào) và 25.506 đồng/USD (bán ra).

Tới 8h31′ hôm nay (ngày 26/11, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.625,2 USD/ounce, giảm 53,1 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.650,2 USD/ounce.

Sáng 26/11, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 81,5 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,8 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 25/11, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.678,3 USD/ounce, giảm 1,4% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.688,5 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 25/11 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Vàng cũng bị tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump chọn tỷ phú đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong chính quyền mới.

Theo các nhà phân tích, ông Scott Bessent là người sẽ không cứng rắn trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc, khiến rủi ro về chính trị hạ nhiệt, đều này sẽ bất lợi cho giá vàng.

Lukman Otunuga, Giám đốc phân tích thị trường tại FXTM, cho rằng vàng có nhiều dư địa tăng cao hơn trong bối cảnh hiện tại. Bên cạnh căng thẳng địa chính trị leo thang, vàng tiếp tục được hưởng lợi từ tâm lý ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường hiện đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng tới ở mức khoảng 55,9%.

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc. Ảnh: HH

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc. Ảnh: HH

Tăng trưởng toàn cầu chậm lại cho thấy các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ tiếp tục nới lỏng lãi suất. Lợi suất thực tế thấp hơn trên toàn cầu sẽ cải thiện chi phí cơ hội nắm giữ vàng.

Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Market, cho biết trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng, thị trường ít xảy ra hoạt động bán tháo, khi vàng là một tài sản trú ẩn an toàn. Do đó vàng sẽ khó giảm giá trong thời gian tới.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 25/11, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 84,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 86,6 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 84,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 86,6 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 84-85,6 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 84,3-85,8 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Darin Newsom, chuyên gia từ Barchart, dự báo rằng giá vàng có thể điều chỉnh giảm trong ngắn hạn. Về dài hạn, ông vẫn tin rằng xu hướng tăng giá của vàng sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay.

Các chuyên gia tại CPM Group dự đoán, giá vàng có thể lên tới 2.730 USD/ounce trong hai tuần tới, nhờ vào các yếu tố kinh tế và chính trị. Các chuyên gia cảnh báo có thể sẽ có đợt chốt lời tháng 12.

Marc Chandler, Giám đốc của Bannockburn Global Forex, dự đoán giá vàng có thể đạt mức 3.000 USD/ounce vào năm 2025. Ông cho rằng yếu tố địa chính trị sẽ là động lực chủ yếu cho vàng trong thời gian tiếp theo.

QUẢNG NGÃI NGAY LÚC NÀY: Xo’t xa quá cả nước ơi, không thể tin nổi sau 1 đêm mà m:ất trắng, mênh mông biển nước rồi

0

Ngày 25-11, ông Lê Duy Bão, Chủ tịch UBND xã Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết mưa lớn từ ngày 23 đến sáng 25-11 đã làm ngập lụt khu dân cư và gây sạt lở một số tuyến kè trên địa bàn.
Lũ lụt ở Quảng Ngãi hư hại 9 tấn lúa, chết 330 vật nuôiLũ lụt ở Quảng Ngãi gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Tính đến 9 giờ sáng 25-11 mưa lũ đã gây thiệt hại lớn cho nhiều hộ dân trong khu vực.

Do ảnh hưởng của mưa lớn liên tục từ ngày 22-11 đến ngày 24-11 tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã khiến mực nước tại sông Trà Câu lên mức báo động 3. Nước lớn đã làm ngập lụt nhiều nhà dân, gây sạt lở, sụp mố các tuyến và bờ sông.

lu-lut-o-quang-ngai-hu-hai-9-tan-lua-chet-330-vat-nuo-5.jpgKè sông Trà Câu bị sạt lở, thiệt hại nặng. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Bờ sông Trà Câu sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng. Kè Trà Câu đoạn mới xây dựng bị sạt lở khoảng 200 m, trôi sạt hoàn toàn 70 m, mái taluy nhiều đoạn bị xói và sạt lở nghiêm trọng.

 

Tại đoạn bờ kè thuộc tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, nhiều đoạn bị sạt nghiêm trọng ảnh hưởng đến 78 nhà dân với 245 nhân khẩu.

1000003679.jpgLũ lụt ở Quảng Ngãi khiến nhiều vật nuôi bị trôi chết. Ảnh: ĐC

 

Trong số 78 nhà dân bị ngập có chín nhà ngập 40 – 70 cm; 16 nhà ngập 70 cm đến dưới 100 cm; 53 căn nhà ngập 100 cm – 170cm. Một căn nhà bị sạt lở và ngã đổ, một chuồng bò bị cuốn trôi.

lu-lut-o-quang-ngai-hu-hai-9-tan-lua-chet-330-vat-nuo-3.jpgNhà dân chìm trong biển nước. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Về thiệt hại gia súc, gia cầm, có 30 con heo và 300 con gia cầm bị nước cuốn trôi chết. Ngập lụt làm hư hỏng 9 tấn lúa, sạt lở 125 m mái taluy, xóa lở 12 m đường đất; làm sa bồi thủy phát 7 ha diện tích đất nông nghiệp.

 

Trước thiệt hại lớn của ngập lụt về kinh tế cho người dân, Chủ tịch UBND phường Phổ Minh kiến nghị cơ quan chức năng sớm khắc phục các điểm sạt lở bờ sông Trà Câu ở đoạn qua địa phương để tránh ảnh hưởng đến các hộ dân ở tổ dân phố 1 và các công trình giao thông, công trình cộng và diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân.

Ngày nào con gái cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng mà hôm nay bố chỉ đưa 50 ngàn. – 50 ngàn thì sao đủ con ăn sáng. Bố không thương con chứ gì, chỉ có mẹ là thương con thôi vậy mà mẹ lại mất rồi. Mẹ ơi, bố chẳng thương con gì cả. Để rồi …

0

“Bố nói dối, bố mà cho con 50 ngàn nữa con sẽ nghỉ học, bỏ nhà đi bụi cho bố biết. Bố cứ keo kiệt với con đi, rồi bố sẽ hối hận cả đời đấy.”

Mất mẹ từ nhỏ nên Linh được bố chiều lắm. Sáng nào nó cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng sang chảnh dù mới học lớp 5. Có tiền, nên bữa sáng của Linh lúc nào cũng đầy đủ từ sữa, đồ ăn đắt tiền cho tới những món đồ ăn vặt linh tinh. Nhà bố con Linh không giàu có gì, nhưng bé Linh muốn gì bố cũng đều đáp ứng cho hết.

Thương con, đưa con 100 ngàn tự đi ăn sáng là thế, thế nhưng hôm nào bố cũng đòi đưa đi đón về cô con gái bằng được. Không muốn bạn bè chê cười, lớn rồi cứ bám đuôi bố mãi, Linh gắt gỏng không muốn bố đưa đi học đòi mua xe đạp riêng và rồi bố cũng đồng ý, tậu cho Linh 1 chiếc xe đạp mới toanh.

Ngày nào cũng được chiều, cho 100 ngàn ăn sáng quen rồi, sáng nay bố móc túi đưa cho có 50 ngàn lại còn toàn tiền lẻ Linh tỏ vẻ khó chịu gắt lên.

– 50 ngàn thì sao đủ con ăn sáng. Bố không thương con chứ gì, chỉ có mẹ là thương con thôi vậy mà mẹ lại mất rồi. Mẹ ơi, bố chẳng thương con gì cả.

– Không phải thế đâu con gái. Hôm nay con tiêu tạm 50 ngàn nhé, bố hôm qua cho người ta vay hết tiền rồi. Tối bố đòi về, mai bố bù cho con được không? Vì con mất mẹ nên bố muốn bù đắp, muốn những gì tốt nhất cho con mà.

– Bố nói dối, bố mà cho con 50 ngàn nữa con sẽ nghỉ học, bỏ nhà đi bụi cho bố biết. Bố cứ keo kiệt với con đi, rồi bố sẽ hối hận cả đời đấy.

– Con gái…

Ngày nào con gái cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng mà hôm nay bố chỉ đưa 50 ngàn - Hình 1

50 ngàn thì sao đủ con ăn sáng (ảnh minh họa)

Bực mình vì nói mãi bố cũng không đưa thêm đồng nào, Linh lấy xe đi học ngay mà ấm ức, ghét bố vô cùng. Muốn cho bố biết mình không nói đùa, thay vì chịu ngồi yên học hành tử tế thì học hết tiết thứ 3 thì Linh lại theo đứa bạn vượt tường trốn ra ngoài quán nét chơi. Đây là lần đầu tiên cô bùng học, Linh chẳng thấy sợ hãi gì cả. Nó muốn bố phải đến khóc lóc, xin lỗi rồi ấn tiền vào tay nó thay vì đưa được 50 ngàn như thế này. Thế nhưng lúc đi qua bãi rác sau trường thấy bố đang lúi húi bới đống rác đầy ruồi bọ bâu vào Linh khựng người lại bật khóc nức nở.

Bố nó bảo, bố đi làm văn phòng, nhàn hạ lương cao lắm cơ mà. Sao bố lại đi bới rác, lượm những thứ người ta vứt đi để bán lấy tiền thế này. Đang nhặt bố ngẩng đầu lên thì chết sững thấy con gái đứng phía sau, anh vội vứt bao chai lọ rồi lau tay thật sạch vào chiếc áo bẩn của mình mà run rẩy nói với con.

– Bố… bố đang đi dọn dẹp, bảo vệ môi trường ấy mà. Giờ này con đang trên lớp, sao lại ở đây thế này?

– Bố… bố là đồ nói dối. Thực ra bố thất nghiệp, bao lâu nay bố vẫn đi nhặt rác kiếm sống đúng không? Sao bố phải nói dối con như thế, con ghét bố.

Ngày nào con gái cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng mà hôm nay bố chỉ đưa 50 ngàn - Hình 2

Bé Linh bật khóc khi thấy bố làm việc này (ảnh minh họa)

– Con gái, bố xin lỗi. Vì bố bất tài, không cho con cuộc sống sung túc như người ta. Không nơi nào chịu nhận bố nên bố đành phải đi làm công việc này kiếm tiền nuôi con. Con đừng giận bố nhá, bố sẽ cố gắng kiếm 1 công việc văn phòng làm để con không phải xấu hổ với các bạn.

– Bố kham khổ kiếm từng đồng 1 thế này, bố lấy tiền đâu ra cho con mỗi ngày, mua cho con cái này cái nọ?

– Bố lo được mà con gái. Chỉ cần con không giận bố là được rồi. Bố xin lỗi con.

– Để con giúp bố nhặt rác nhá, con và bố cùng làm sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Con sẽ nghỉ học làm cùng bố.

– Không được, con quay về lớp học ngay. Có chết bố cũng không cho con nghỉ học, bố đã hứa với mẹ con phải nuôi dạy con tử tế. Con mà nghỉ học thì hãy đợi bố chết.

Ôm lấy bố, lau đi những giọt mồ hôi trên mặt bố bé Linh bật khóc nức nở và hối hận vô cùng vì những hành động hỗn láo, không phải với bố của mình từ trước đến nay. Lâu nay, Linh chỉ biết ăn học và tiêu tiền hoang phí mà bố đã phải cật lực kiếm được. Vì để dành tiền lo cho Linh, bố đã phải làm việc cả đêm lẫn ngày, chỉ dám ăn cơm trắng còn với Linh bố luôn cho cô 1 bữa ăn đầy đủ cá thịt, vậy mà nó không hề hay biết. Chưa bao giờ nó thấy thương bố như lúc này, bố thật vĩ đại, nó yêu và tự hào về bố thay vì xấu hổ và tức giận vì có 1 ông bố lượm rác.

Hàng xóm xây cổng lấn ra nhà tôi tận 10 phân, tôi không nói gì chỉ đem đúng 1 thứ để cạnh tường nhà, hôm sau thấy anh ta đập bỏ tường lùi vào tận 50 phân, tôi cười thầm nghĩ bụng “c:òn x::anh lắm” …

0

Ngay sau đó, anh Hoàng cho người đập tường mới làm và xây lùi vào 50 phân. Vậy là đoạn đường 2 nhà đều lùi lại và đường đi được mở rộng hơn.

Nhà tôi và anh Hoàng là hàng xóm của nhau, tính đến nay cũng được 6 năm. 2 gia đình ít khi giao lưu với nhau, mỗi lần chạm mặt chỉ chào hỏi vài câu rồi đi ngay. Chúng tôi bận rộn công việc nên đi làm cả ngày, tối về chuyện con cái nên cũng chẳng có thời gian để trò chuyện.

Nhà anh Hoàng lúc nào cũng đóng cổng, thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi cũng muốn sang chơi nhưng cửa khóa khen cài, ai dám gõ cửa làm phiền.

Đầu năm nay, anh Hoàng đập bỏ nhà cũ đi và xây mới. Trong quá trình xây dựng, đất nhà anh ấy hẹp nên phải nhờ vả nhà tôi nhiều. Chẳng hạn như nguyên vật liệu để nhờ nhà tôi, rồi thợ ngồi uống nước hay cỗ bàn cũng nhờ.

Tính vợ chồng tôi xởi lởi, gia đình hàng xóm gặp khó khăn, chúng tôi giúp được gì luôn sẵn sàng, không tính toán nhỏ nhen. Vài lần thấy đám thợ nhà anh Hoàng làm cả ngày mà không được ăn bữa phụ, vợ tôi thương tình mang bánh kẹo trong nhà mời họ ăn. Còn tôi thường xuyên hãm chè ngon đãi thợ.

Mấy người thợ phàn nàn rất nhiều về vợ chồng anh Hoàng:

“Thợ làm vất vả thế mà không có bồi dưỡng bữa ăn phụ. Đến trưa mệt yếu, chẳng còn sức mà làm. Làm nửa năm mới được bồi dưỡng mỗi người 100 nghìn.

Keo kiệt, khắt khe, cầu toàn. Mỗi lần anh Hoàng đến kiểm tra công trình mà thấy lỗi nào không được mắt là bắt sửa luôn, nếu không sẽ phạt hợp đồng. Chắc anh chị làm hàng xóm với người hà tiện thế chịu nhiều thiệt thòi lắm nhỉ?”.

Hàng xóm xây cổng lấn ra 10 phân, tôi làm một việc khiến anh ấy đập bỏ tường lùi vào 50 phân - 1

Trong quá trình xây dựng, đất nhà anh ấy hẹp nên phải nhờ vả nhà tôi nhiều. (Ảnh minh họa)

Từ trước đến nay, tôi và hàng xóm không có xích mích và không xảy ra xô xát gì nên tôi không thể nói xấu anh Hoàng được. Mỗi lần nghe mọi người kể xấu về vợ chồng hàng xóm, tôi chỉ cười trừ cho qua chuyện.

Cứ nghĩ hàng xóm nhờ vả nhà chúng tôi nhiều thế thì xây xong nhà sẽ qua mà dọn dẹp sân cho sạch sẽ để nhà người ta còn sinh hoạt bình thường. Nào ngờ khi chuẩn bị lên nhà mới, anh Hoàng chỉ dọn mỗi sân nhà anh ấy, còn nhà chúng tôi coi như vô hình.

Vợ tôi định qua nhắc nhở, tôi bảo các con ra lau dọn sân cho thoải mái đầu óc, học nhiều quá cũng không tốt.

Tuần vừa rồi, anh Hoàng chỉ đạo cho đám thợ xây cổng và lấn ra đường đi chung của 2 nhà khoảng 10 phân. Đường vốn đã hẹp, giờ nhà hàng xóm xây lấn khiến đường càng hẹp hơn như thế ô tô khó mà đi vào được.

Vợ tôi bức xúc lắm:

“Vợ chồng anh Hoàng đúng là kẻ “ăn cháo đá bát”, gần một năm trời nhờ vả sân nhà mình để xây dựng, vậy mà nhà xây xong lại lấn đường làm của riêng. Em không thể nhịn được nữa, phải qua nói cho vợ chồng nhà đó sáng mắt ra mới được”.

Hàng xóm xây cổng lấn ra 10 phân, tôi làm một việc khiến anh ấy đập bỏ tường lùi vào 50 phân - 2

Anh Hoàng chỉ đạo cho đám thợ xây cổng và lấn ra đường đi chung của 2 nhà khoảng 10 phân. (Ảnh minh họa)

Tôi ngăn vợ lại ngay lập tức:

“Người có bản tính ích kỷ như thế có nói người ta cũng chẳng nghe theo mà còn làm 2 gia đình căng thẳng. Chúng ta cũng chưa hiểu rõ về con người của anh Hoàng thế nào. Chẳng may anh ta là người cục tính, rồi thù hằn, hãm hại gia đình mình thì sao. Người ta lấn chiếm thì mình xây lùi lại”.

Ngay hôm sau, tôi đập bỏ tường và cổng xây lùi vào trong 50 phân để mở rộng đường. Thấy việc làm của nhà tôi, anh Hoàng rất bất ngờ và cảm thấy ngại khi nhìn thấy cái cổng đu ra đường.

Ngay sau đó, anh Hoàng cho người đập tường mới làm và xây lùi vào 50 phân. Vậy là đoạn đường 2 nhà đều lùi lại và đường đi được mở rộng hơn.

Hôm qua, anh Hoàng gọi tôi qua ăn bữa cơm gia đình. Trong lúc ngồi uống rượu, anh ấy cảm ơn vợ chồng tôi rất nhiều. Nhờ lòng tốt và bao dung của chúng tôi mà anh ấy đã hiểu được tình làng nghĩa xóm quan trọng đến thế nào.

Chồng tôi lớn lên nhờ sự chăm sóc của chị gái. Năm anh 4 tuổi, mẹ chồng qua đời vì b::ệnh nặng. Chị chồng lớn hơn 10 tuổi trở thành người chăm lo cho anh nhiều nhất. Vì lo cho chồng tôi mà chị không lấy chồng, dở dang cả đời. Chồng luôn dặn dò tôi phải biết ơn chị chồng, đối đãi với chị thật chu đáo. Nhưng khi bố chồng đọc xong di chúc, đến tôi cũng ngỡ ngàng …

0

Tôi bảo chồng cứ nhận lấy nhưng anh kiên quyết không chịu.

Chồng tôi lớn lên nhờ sự chăm sóc của chị gái. Năm anh 4 tuổi, mẹ chồng qua đời vì bệnh nặng. Chị chồng lớn hơn 10 tuổi trở thành người chăm lo cho anh nhiều nhất. Vì lo cho chồng tôi mà chị không lấy chồng, dở dang cả đời.

Chồng luôn dặn dò tôi phải biết ơn chị chồng, đối đãi với chị thật chu đáo. Tôi hiểu điều đó. Từ ngày về làm dâu, tôi luôn nghe lời chị. Chị ấy cũng tốt tính, hiền hậu. Ngoài thời gian buôn bán, chị ấy đi chùa, làm từ thiện, chăm sóc bố.

Bố chồng năm nay hơn 70 tuổi, gia trưởng, thường đau bệnh. Tính ông khó chịu. Tuy con gái chăm nhưng có gì không hài lòng là sẽ la hét, chửi mắng. Chị chồng rất nhẫn nhịn, bị bố chửi cũng chỉ cười chứ không bực bội. Có khi ông còn hất đổ bát thuốc, chén cơm mà chị vẫn kiên nhẫn dọn dẹp. Nếu không có chị chồng, sợ rằng người khổ là tôi. Tôi càng kính nể chị hơn.

Mấy tháng trước, bố chồng tôi bán mảnh đất ở ngoại ô với giá hơn 1 tỷ. Tuần trước, ông đột nhiên lập di chúc, bảo sẽ phân chia tài sản cho 2 con. Lỡ như ông có ra đi đột ngột thì các con không phải tranh giành đất đai. Tôi biết, bố chồng đang lo xa chứ chồng tôi chưa bao giờ có ý định tranh giành tài sản với chị gái.

Bố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận phần đất 500m2 cùng 1 tỷ tiền mặt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhưng khi bố chồng đọc xong di chúc, đến tôi cũng ngỡ ngàng. Ông để lại hết đất đai, nhà cửa và 1 tỷ tiền mặt cho chồng tôi. Còn chị chồng chỉ được nhận 20 triệu cùng lời đề nghị: “Con chuyển ra ngoài sống, hoặc đi lấy chồng. Bố không muốn sau này con giành nhà với em trai”.

Tôi nghe mà sốc ngang. Chị chồng cũng tái mặt, chị ấy mím môi, nước mắt lăn dài trên má. Chồng tôi vốn sống tình cảm, thương chị như mẹ nên nghe thế thì bật khóc. Anh nói mình sẽ không nhận phần tài sản nào hết, sẽ để lại hết cho chị gái. Chị đã thiệt thòi, vất vả vì anh quá nhiều rồi. Anh không muốn vì mình mà chị bị đối xử bất công.

Bố chồng cho rằng chồng tôi là đàn ông, là cháu đích tôn mà lại không muốn nhận nhà đất, nghĩa là đùn đẩy trách nhiệm thờ cúng cho chị gái. Ông giận dữ, đập bàn đập ghế, chửi bới rầm rầm lên.

Hiện tại, chị chồng vì giận bố nên đã ra ngoài ở trọ. Chồng tôi thương chị nên đối xử với bố lạnh nhạt. Tôi đứng giữa cũng rối não theo. Bố chồng gia trưởng, khó tính. Tôi nấu ăn bữa nào cũng bị ông chê bai. Tôi lau nhà, dọn dẹp cũng bị ông nhắc nhở vì làm không đúng ý. Tôi ức chế quá. Phải làm sao để chị chồng và bố giảng hòa với nhau? Có nên chia lại tài sản không?