Home Blog Page 598

Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở đâu? Ai không biết là thiệt

0

Khi di chuyển trên xe ô tô, việc lựa chọn  vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn  là cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong lúc tham gia giao thông.

Vậy nên ngồi ở vị trí nào để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe oto? Hãy cùng  VIETMAP  tìm hiểu trong bài chia sẻ sau đây.

vi tri ngoi tren xe o to an toan

I. Vị trí ngồi trên các loại xe ô tô an toàn mà bạn nên biết

1. Xe ô tô 5 chỗ

Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô là ở giữa và sau lưng ghế lái. Bởi trong trường hợp có va chạm, người lái theo phản xạ tự nhiên sẽ đánh lái theo hướng bảo vệ cho bản thân nên những người ngồi phía sau tài xế sẽ an toàn hơn.

Đồng thời, người phía sau sẽ bị tác động vật lý ít hơn so với người ngồi đằng trước. Bên cạnh đấy, bạn nên tránh ngồi ở ghế phụ lái vì đây là vị trí được cho là không an toàn.

Bởi khi có va chạm hay tình huống bất ngờ xảy ra thì người lái xe thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ bản thân như một phản xạ tự nhiên.

Do vậy, người ngồi bên cạnh sẽ không an toàn. Ngoài ra, khi có va chạm trực diện nếu dây an toàn và túi khí không hoạt động hiệu quả, người ngồi hàng ghế đầu tiên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều do lực quán tính lớn nên có thể dễ bị đập đầu, ngực vào bảng taplo.

2. Xe ô tô 7 chỗ

vi tri ngoi tren xe o to an toan

Đối với xe 7 chỗ bạn nên ngồi ở hàng ghế thứ 2 đặc biệt là ở vị trí giữa và sau lưng ghế lái do những vị trí này có đặc điểm tương đương như xe ô tô 5 chỗ. Xe ô tô 7 chỗ cũng có vị trí ngồi nguy hiểm như xe ô tô 5 chỗ là vị trí phụ lái.

Bên cạnh đó, hàng ghế cuối của xe 7 chỗ cũng khá nguy hiểm bởi chúng được thông và nằm khá gần với cửa cốp sau, không có vách ngăn.

Vì thế, nếu xe bị đâm hay va chạm từ phía sau thì những người ngồi hàng ghế cuối sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Trong nhiều trường hợp xe đi nhanh, phanh gấp và va chạm đột ngột, xe sẽ xảy ra hiện tượng văng đuôi khiến người ngồi hàng cuối bị tác động mạnh do áp lực quán tính.

3. Xe ô tô 9 đến 16 chỗ

Chỗ ngồi an toàn của loại xe này là những vị trí ở giữa bởi chúng ít chịu ảnh hưởng của lực tác động khi có va chạm. Cũng giống với những dòng xe nêu trên, ghế phụ (cạnh người lái) là vị trí ngồi nguy hiểm nhất.

4. Xe khách, xe buýt

Đối với các dòng xe này,  vị trí ghế ở giữa là chỗ ngồi an toàn nhất bởi bạn sẽ ít chịu tác dụng bởi quán tính nếu xe phanh gấp, bị đâm hay va chạm.

Đối với xe khách, xe buýt, vị trí nguy hiểm nhất là những hàng ghế chạy dọc cửa sổ bên phía người lái xe. Bởi va chạm từ hướng ngược chiều sẽ xảy ra cao hơn so với hướng cùng chiều.

Khi đó, theo áp lực quán tính thì hàng ghế này sẽ chịu tác động lớn cũng như khi các của kính bị vỡ, người ngồi cạnh cửa sổ sẽ bị thương nhiều hơn.

II. Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn cho trẻ em

1. Trẻ em đi ô tô ngồi chỗ nào an toàn nhất?

Trẻ em ngồi vị trí ở hàng ghế sau đặc biệt ghế giữa được cho là an toàn nhất. Bởi nếu xe xảy ra va chạm hoặc phanh gấp, vị trí này giảm thiểu được tối đa tác dụng từ ngoại lực và các va chạm từ việc va đập, vỡ kính hơn là vị trí ngồi sát cửa, ngồi trên và ngồi cuối.

Để đảm bảo hạn chế tổn thương khi có va chạm cũng như giúp trẻ ngồi đúng tư thế, phụ huynh nên trang bị ghế trẻ em đối với những trẻ dưới 9 tuổi.

Với trẻ dưới 13 tuổi, phụ huynh nên để trẻ ngồi ở vị trí giữa hàng ghế thứ hai. Còn đối với các bạn trên 13 tuổi có thể ngồi sau lực ghế lái và thắt dây an toàn chắc chắn.

2. Để trẻ em ngồi quay mặt khi đi xe ô tô

vi tri ngoi tren xe o to an toan

Bố mẹ nên để con ngồi quay mặt khi đi xe ô tô, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ. Bởi khi ngồi theo hướng cùng chiều với hướng di chuyển của xe thì trẻ vẫn có thể bị tổn thương lên đến 75%, mặc dù ngồi tại vị trí an toàn như ghế giữa ở hàng sau.

Đặc biệt, vị trí này sẽ giúp giảm thiểu được những áp lực quán tính và những tác động ngoại lực xung quanh, tăng độ an toàn gấp 5 lần. Đây là một điều hết sức lưu ý khi có trẻ nhỏ ở trên xe ô tô, xe khách hay xe buýt.

3. Không nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế phía trước

Việc cho trẻ ngồi ở vị trí ghế phụ phía trước không chỉ khiến trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có xảy ra va chạm mà còn có thể gây mất tập trung cho người lái xe. Vì vậy, bố mẹ không nên để trẻ ngồi ở vị trí này để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp trẻ em ngồi ở hàng ghế đầy cạnh lái xe, cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: đai, ghế trẻ em chuyên dụng và cách xa taplo ở một khoảng cách an toàn.

Như vậy, bài viết trên đây đã thông tin tới bạn những vị trí ngồi trên các loại xe ô tô an toàn. Nhưng điều quan trọng là lái xe an toàn vẫn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ chính mình và mọi người.

VIETMAP  hy vọng qua bài chia sẻ này bạn đã cập nhật được nhiều thông tin mới bổ ích cho mình trong quá trình lái xe.

VIETMAP là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ tối đa cho các phương tiện giao thông. Các sản phẩm đa dạng bao gồm thiết bị dẫn đường GPS, màn hình HUD, màn hình giải trí ô tô, thiết bị định vị và giám sát hành trình, Maps API,  phụ kiện ôtô ,… đều được thiết kế độc quyền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao tính an toàn và tiện ích cho các phương tiện di chuyển.

Nghịch lý muốn thừa kế đất nông nghiệp phải có giấy xác nhận là … ‘nông dân’

0

Nhiều người được nhận thừa kế, tặng, cho hoặc sang nhượng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi phải hoàn thành yêu cầu ‘giấy xác nhận là nông dân’ trực tiếp sản xuất mới được nhận đất. Quy định này dường như đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật một thời gian dài, gây khó khăn cho người dân.

Thực chất chuyện phải có xác nhận”nông dân” mới được thừa kế đất nông nghiệp đã có từ lâu nhưng không phải ai cũng biết hoặc việc triển khai tại các địa phương chưa rõ ràng. Chỉ đến khi, làn sóng người dân di cư về quê sinh sống, nhiều doanh nghiệp đóng cửa thời kỳ hậu Covid-19 khiến hàng triệu công nhân về quê sống bám vào đất nông nghiệp của cha mẹ, anh chị em thì vấn đề này mới nổi lên tại nhiều địa phương.

Không sản xuất nông nghiệp, không được nhận thừa kế đất

Cụ thể là tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 đã quy định, những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng, cho quyền sử dụng đất nếu: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng quyền sử dụng đất trồng lúa”.

Còn tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định rõ căn cứ xác định cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Theo đó, cá nhân được hưởng lương thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Theo quy định, luật không yêu cầu ai nhận đất nông nghiệp cũng phải có xác nhận “nông dân”. Cụ thể trong Luật Đất đai 2013 chỉ yêu cầu không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trừ đất lúa, các loại đất nông nghiệp khác không bị hạn chế quyền được cấp giấy chứng nhận cho người dân

Nhưng thực tế, dù chỉ quy định là đất trồng lúa nhưng điều này cũng gây bất cập, khó khăn cho nhiều người nên mới có chuyện ông bác sĩ, anh kỹ sư … cũng phải đi xin xác nhận là ‘nông dân’ khi chuyển nhượng, tặng cho đối với đất nông nghiệp nói chung, gồm đất trồng lúa và các loại đất khác.

-7732-1696933454.jpg

Phải có xác nhận “nông dân” mới được thừa kế, tặng, cho đất nông nghiệp là không hợp với thực tiễn.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích, việc trong luật yêu cầu xác nhận “nông dân” xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam vốn là nước nông nghiệp nên để bảo đảm vấn đề an ninh lương thực, luật luôn nghiêng về các chính sách bảo vệ đất trồng lúa. Ngay như việc cho chuyển đổi đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng phải đảm bảo có thể hoàn trả lại mặt đất phục vụ trồng lúa sau khi dừng nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, giai đoạn trước đây, Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, HTX canh tác vì vậy, sau này khi hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa phải giao lại cho đúng người có nhu cầu để bảo đảm vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Chẳng hạn, một ông nông dân cho 2 con học thành bác sĩ, kỹ sư. Khi ông nông dân này mất, nếu 2 người con cùng thừa kế đất nông nghiệp của bố, thì chắc chắn họ sẽ không thể tiếp tục trồng lúa, làm nông nghiệp mà có thể để hoang hoặc cho thuê đất. Điều này vừa gây lãng phí đất nông nghiệp, không bảo đảm được vấn đề an ninh lương thực.

Luật phải hợp thực tiễn

Tuy nhiên, xét trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước và nhiều địa phương đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Từ đó, mô hình bố mẹ ở quê làm nông dân nhưng con cái làm các ngành phi nông nghiệp như công nhân, bác sĩ… rất nhiều, thậm chí là phổ biến.

Và xét trên khía cạnh công việc, điều kiện kinh tế, nhiều gia đình dù bố mẹ làm nông nhưng con cái chắc chắn không muốn tiếp tục làm nông nghiệp. Nhưng dù sao, đây cũng là đất của bố mẹ họ để lại nên những người làm trong ngành phi nông nghiệp vẫn có quyền thừa kế, được sang tên đổi chủ. Nhưng để được nhận phần đất này từ cha ông, họ phải chứng minh mình là “nông dân” thì chắc chắn không được bởi họ đâu có trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp của bố mẹ. Còn nếu trường hợp họ có được giấy xác nhận “nông dân” thì có lẽ chỉ là do gian lận bằng hình thức nào đó.

Như vậy, theo GS Đặng Hùng Võ, quy định phải có giấy xác nhận “nông dân” là không phù hợp với thực tiễn hiện nay vì tạo ra những bất hợp lý, gây khó cho người dân.

Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp là khi nào?

Quy định này vô hình chung đã tách hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm tách bạch tư cách con nhà nông dân “ly hương” thành công nhân với con nông dân “bám trụ” trên đồng ruộng vẫn được công nhận là nông dân. Điều này chẳng khác gì việc người anh phải xa xứ lên thành phố làm công nhân nhưng nay doanh nghiệp mà người anh đang làm phải ngưng hoạt động,  khi người anh phải về quê sống thì phải chấp nhận cảnh “ăn bám” người em, người chị nông dân của mình.

Nhất là trong điều kiện nhiều người là công nhân phải về quê trốn dịch Covid và trong thời kỳ hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, khiến hàng triệu công nhân phải quay về quê sống nhưng không có đất để phát triển kinh tế mà phải sống ‘tầm gửi’ vào đất nông nghiệp của cha mẹ, anh chị em mình lại càng không hợp lý.

Chính vì vậy, việc bỏ quy định này trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là cần thiết. Nhưng nhiều người cũng cho rằng, không biết quy định này được sửa đổi thì khi có luật mới, các nhà quản lý có “đẻ” thêm những quy định khác gây khó khăn, trái thực tiễn cho người dân không?

Đi liền với đó, việc tiếp cận chính sách pháp luật không phải ai cũng rõ, nhất là với người nông dân nên cần có sự phổ biến, hướng dẫn phù hợp, tránh tình trạng quy định xác nhận “nông dân” đã có nhiều năm nhưng đến thời điểm gần đây với rộ lên, cho thấy những quy định ngang trái nhưng vẫn sống dai dẳng trong một thời gian dài.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự

0

Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đề nghị sửa đổi luật Nghĩa vụ quân sự để 100% thanh niên đều được thực hiện nghĩa vụ quân sự, không miễn, giảm nhiều như hiện nay.

Chiều 3.1, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên, trẻ em qua gần 40 năm đổi mới với sự tham gia của các chuyên gia về công tác thanh niên, trẻ em.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự- Ảnh 1.

Ông Vũ Trọng Kim nêu ý kiến tại tọa đàm

NGỌC THẮNG

Nêu ý kiến tại tọa đàm, ông Vũ Trọng Kim cho rằng, nhìn lại cả chặng đường dài của lịch sử mới thấy thanh niên Việt Nam may mắn khi có Đảng lãnh đạo sáng suốt, có hệ thống  chính trị giúp thanh niên có bệ đỡ phát triển.

Tuy nhiên, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng thẳng thắn cho rằng, so với hệ thống quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thì việc thực hiện các thể chế, chính sách về thanh niên chưa được như mong muốn. Nhiều  nghị quyết  rất lớn, nhưng tổ chức thực hiện có nhiều vấn đề: thời gian kéo dài, chưa toàn diện, chưa triệt để.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự

Góp ý cụ thể, ông Vũ Trọng Kim bày tỏ đồng tình khi dự thảo báo cáo về xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách phát triển thanh niên qua gần 40 năm đổi mới đã đề cập tới vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cho rằng bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên, ông Kim đề nghị sửa luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để làm sao giống như một số nước, mỗi thanh niên đều được trải qua huấn luyện quân sự ít nhất là 2 năm.

“Trong luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay có miễn, giảm nên không phải 100% thanh niên chúng ta được tham gia nghĩa vụ quân sự. Tôi mong muốn làm sao mỗi thanh niên đều được tham gia nghĩa vụ quân sự vì nó tạo cho thanh niên nhận thức, tinh thần mới”, ông Kim nói.

Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn phân tích, Việt Nam trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh nên những ai không trải qua quá trình huấn luyện nghĩa vụ quân sự sẽ “cảm thấy thiếu thiếu gì đó”. Ông Kim cũng dẫn ví dụ tại Hàn Quốc với chính sách yêu cầu tất cả các thanh niên đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

“Các đồng chí biết là ở Hàn Quốc, một thanh niên đá bóng ở nước ngoài giỏi cỡ nào đi nữa anh cũng phải về tập trung thực hiện  nghĩa vụ quân sự . Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là rất quan trọng và mỗi thanh niên phải thấm trong tim, gan mình về nghĩa vụ này”, ông Kim nói thêm.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự- Ảnh 2.

Cuộc tọa đàm do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội tổ chức nhằm tổng kết việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên, trẻ em qua gần 40 năm đổi mới

NGỌC THẮNG

Dự thảo báo cáo của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên trong gần 40 năm qua nêu, luật Thanh niên 2005, luật Thanh niên 2020 quy định trách nhiệm của thanh niên tham gia xây dựng nền  quốc phòng toàn dân , giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn  xã hội .

Cạnh đó, bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.

Báo cáo cũng nêu, luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 đến hết 27 tuổi trong độ tuổi gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự đã làm tốt công tác tuyển quân với tỷ lệ thanh niên tình nguyện hàng năm lên đường bảo vệ Tổ quốc đều đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Trước đó, tại kỳ họp 5 của Quốc hội giữa năm 2023, nêu ý kiến thảo luận tại tổ, Bộ trưởng  Bộ Quốc phòng  Phan Văn Giang cũng nêu tình trạng số lượng người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đông, nhưng số lượng miễn, hoãn lại nhiều. Vì thế, tới đây sẽ sửa luật theo hướng giảm đối tượng được miễn, hoãn.

03 trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

Theo ông Giang, hiện Việt Nam có khoảng 2 triệu thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ nhưng mỗi năm chỉ có 100.000 người thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Số lượng người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của Việt Nam đông, nhưng số lượng miễn, hoãn lại nhiều hay số lượng thanh niên vẽ (xăm – PV) vào người cũng nhiều”, ông Giang nói.

Ông Giang cho biết, thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ cùng Quân ủy T.Ư nghiên cứu và đề nghị sửa luật Nghĩa vụ quân sự để giảm đối tượng được miễn, hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Có thể tăng số lượng lên nhưng giảm thời gian phục vụ trong quân ngũ và tăng cường độ huấn luyện”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Theo điều 30 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ, thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

Ngoài ra, điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định một số trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

0

Ở tuổi U50, Phi Hùng sở hữu khối tài sản “không phải dạng vừa”, nhưng vẫn độc thân.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

Nhiều khán giả tưởng “giải nghệ” vì sống nhẹ nhàng, lặng lẽ

Sở hữu ngoại hình điển trai cùng giọng ca nồng nàn, xúc cảm, Phi Hùng là chàng ca sĩ được giới trẻ thập niên 2000 cực kỳ yêu thích. Sau 20 năm, nhiều ca khúc của nam ca sĩ giờ đây vẫn được nhớ đến như thanh xuân của nhiều khán giả thế hệ 8X, 9X.

Nổi tiếng nhờ ca hát, nhưng Phi Hùng vốn xuất thân là một nghệ sĩ múa. Sau khi tốt nghiệp trường múa, anh tiếp tục chuyển vào Nam để sinh sống và làm việc với mong muốn có thể tiếp tục gắng bó với nghề.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 1.

Khi đoàn múa giải thể, một công ty nhận thấy anh có chất giọng hay, lại thêm khả năng vũ đạo nên đã đề nghị anh thử sức làm ca sĩ.

Năm 2001, Nguyễn Phi Hùng nổi lên với Tình đơn côi, Mưa tuyệt vọng, Vắng cha, Anh không muốn ra đi, Dáng em… Hầu hết là những ca khúc nhạc Hoa lời Việt có giai điệu nhẹ nhàng, dễ nghe, phù hợp với chất giọng và cách thể hiện chân phương, mộc mạc của anh.

Sau khi đã thành công ở lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Phi Hùng lấn sân sang đóng phim. Anh được khán giả yêu thích khi tham gia nhiều bộ phim như Lọ Lem thời @, Mặt nạ máu, Khi đàn ông có bầu, Hải âu, Chiếc giường chia đôi…

Tuy nhiên, giữa dòng chảy sôi động của làng giải trí, Phi Hùng lại giữ nhịp sống nhẹ nhàng, đơn giản và nói không với scandal. Cũng vì quá lặng lẽ nên dù vẫn hoạt động nghệ thuật, nhưng không ít khán giả lầm tưởng anh đã… giải nghệ.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 2.

Nhưng Phi Hùng cho hay anh chưa bao giờ mất lửa nghề sau chặng đường dài theo đuổi nghệ thuật. Nam ca sĩ thấy bản thân may mắn vì được sống trong tình yêu thương của khán giả.

“Tôi làm nghề không chỉ kiếm tiền mà xem như lẽ sống. Cách làm nghề của tôi có gì đó hơi thiền, hướng nội, tự tại và thích bình an. Tôi cho rằng mỗi ca sĩ có phân khúc khán giả, sự lựa chọn riêng của mình.

Hơn 20 năm làm nghề mà vẫn còn được khán giả yêu thương là hạnh phúc quá lớn với tôi rồi. Tôi trân trọng điều đó và trong khả năng của mình cố gắng hoàn thiện nhiều hơn”, Phi Hùng chia sẻ.

Tuổi U50 vẫn độc thân, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

Không chỉ đa tài trong nghệ thuật, Phi Hùng còn giỏi kinh doanh. Ngoài ca hát, đóng phim, anh thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, thức ăn dinh dưỡng. Nhờ đó, ở tuổi U50, nam ca sĩ sở hữu khối tài sản “không phải dạng vừa”.

Phi Hùng đang sống trong một căn biệt thự sân vườn rộng khoảng 3.000 m2 ở Củ Chi, chỉ riêng diện tích nhà đã lên tới 1.600m2. Căn biệt thự sân vườn này được anh “sắm” từ hồi năm 2002. Ngôi nhà được Phi Hùng thiết kế cổ điển, kiểu mái Thái, có sân vườn rộng lớn trồng nhiều cây xanh mát. Trước nhà, anh cho thợ xây 1 bể bơi lớn và đặt một bộ bàn cổ ngoài sân để hóng mát.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 3.
Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 4.

Sở hữu căn biệt thự rộng lớn là vậy, lại không màng đến tiền cát-xê khi đi hát, nên Phi Hùng được mệnh danh là “đại gia ngầm của showbiz”.

Tuy nhiên, anh cho hay: “Yêu cầu của tôi không quá nhiều và biết bằng lòng với cuộc sống hiện tại mình đang có. Nên tôi thấy lúc nào cũng đủ đầy.

Đôi khi sự quan tâm, chia sẻ là tài sản, là điều mà mình mong muốn chứ không phải mỗi ngày thức dậy mình mong mình kiếm được bao nhiêu tiền. Lúc nào tôi cũng nhân rộng tình cảm cho mọi người và nhận lại những giá trị tốt đẹp”.

Điều khiến người hâm mộ tiếc nuối là dù điển trai, thành công và giàu có, nhưng đến nay Phi Hùng vẫn “vườn không nhà trống”. Nam ca sĩ từng tâm sự, anh rất lận đận về tình duyên, nhiều lần đau khổ vì tình.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 5.
Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 5.

“Có một người con gái yêu tôi quá nhiều nhưng lại không muốn tôi dấn thân sâu vào showbiz. Lúc đó tôi phải đấu trí rất nhiều. Mặc dù rất buồn nhưng tôi đã quyết định chia tay”, anh tiết lộ.

Sau này, vì quá say mê với công việc, lại chưa thực sự tìm được người phù hợp, nên Phi Hùng nhiều lần bỏ lỡ chuyện tình cảm. Anh từng hứa với cha mẹ rằng 35 tuổi sẽ lập gia đình, nhưng đến giờ 46 tuổi vẫn độc thân.

Mỗi khi bị cha mẹ thúc giục, nam ca sĩ thường dùng đủ kế hoãn binh để đối phó. Với anh, trong tình yêu nếu cứ vì “deadline” mà tìm đối tượng hẹn hò, thì đó không phải là cảm xúc thật.

“Tôi quan niệm chúng ta sống giữa rất nhiều người nhưng để tìm được mảnh ghép đúng thì không nên vội vàng. Sống được ngày nào thì tôi cũng nên trọn vẹn với những điều mình đang lựa chọn”, Phi Hùng bày tỏ quan điểm về chuyện lập gia đình.

Hiện tại, Phi Hùng hài lòng với cuộc sống độc thân vui vẻ. Sau ánh hào quang, anh sống rất giản dị. Mỗi ngày nếu không đi hát, nam ca sĩ thường miệt mài với việc thu âm, tập luyện thể thao, yoga…

Kiểm tra 500 học bạ đầu vào lớp 10 thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau “con ngoan vâng lời”

0

Hệ quả khó lường của giáo dục chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú trọng cung cấp kiến thức là gì?

Thầy Nguyễn Văn Hòa là người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội). Mới đây, xuất hiện trong chương trình Vì sao nên lựa chọn xây dựng Trường học hạnh phúc? , thầy Hòa đã có những chia sẻ đáng chú ý về vấn đề giáo dục chỉ chú trọng thành tích và cung cấp kiến thức.

“Chăm ngoan vâng lời sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng”

Theo thầy Hòa, chúng ta có quan niệm đúng sai, cái gì cũng chỉ đúng và sai. Học giỏi là đúng, là thành công. Học kém là sai. Nếu ngoan và vâng lời thì theo kinh nghiệm của thầy, sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng.

“Ông bạn của tôi nói rằng, con học trường chuyên, học giỏi lắm, ép con học từ đầu đến cuối. Tốt nghiệp đại học vẫn loại giỏi. Nhưng bây giờ bảo làm việc lớn không dám làm, sợ, ngại, đợi ai hướng dẫn, đợi có sẵn thôi. Nên đào tạo theo kiểu áp lực, không phát huy được sáng tạo, bảo gì nghe đấy, ngoan, vâng lời…

Tôi kiểm tra học bạ đầu vào lớp 10, 500 học bạ thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau là “con ngoan vâng lời”. Thôi chết rồi. Từ kinh nghiệm, chăm ngoan vâng lời sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng. Cho nên ta không lạ gì, báo chí nêu cả trăm cả nghìn, hàng vạn sinh viên tốt nghiệp ra trường bằng giổi, bằng đỏ không xin được việc. Lỗi tại giáo dục tại xã hội. Cách đào tạo ngoan, vâng lời ra những đứa trẻ như vậy. Đào tạo kiểu đó là đào tạo những người thừa hành thôi, không ra người sáng tạo được.

Thầy hiệu trưởng ở Hà Nội cho biết: Kiểm tra 500 học bạ đầu vào lớp 10 thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau- Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Văn Hòa là người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội).

Hệ quả khó lường của giáo dục chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú trọng cung cấp kiến thức là:

Với đứa trẻ, việc ép học lấy thành tích làm cho trẻ mất tính độc lập, sự tự tin, sáng tạo, gieo vào đầu chúng nỗi khiếp sợ khi đi học, chỉ thích hợp với mục tiêu đào tạo người thừa hành. Việc chỉ chú trọng vào cung cấp kiến thức chỉ tạo ra lớp người đầu “một bồ kiến thức”; “ngoan, vâng lời” nhưng thiếu năng lực, thiếu sáng tạo, thiếu khát vọng lập nghiệp. Hãy hình dung xã hội sẽ ra sao khi đào tạo ra toàn những người chỉ biết trông chờ “chỉ đâu đánh đấy?

Một đất nước, một xã hội thiếu những người trẻ tuổi, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám “dấn thân” sẽ ra sao trong thời đại 4.0 ngày nay? Câu trả lời sẽ là “tụt hậu”. Sự khác biệt của những đứa trẻ nếu không bị ruồng rẫy, trái lại được thầy cô chăm lo, uốn nắn có thể sẽ là hạt giống thành công và hạnh phúc.

Sai lầm của giáo dục chỉ chú trọng vào cung cấp kiến thức có nguyên nhân từ đâu?

Theo thầy Hòa, chúng ta không xây dựng được trường học hạnh phúc, nguyên nhân là bị chi phối bởi 2 yếu tố:

Thứ nhất là bị chi phối bởi cách hiểu chưa đúng về mục tiêu đích thực của giáo dục. Mục tiêu của giáo dục có phải là đào tạo học sinh giỏi? Có phải là đào tạo nhân tài? Việt Nam giỏi lắm thì có hàng trăm, hàng nghìn nhân tài. Nhưng ngành giáo dục có 25 triệu con người, làm sao mà toàn nhân tài được? Cho nên phải là đào tạo, nâng cao dân trí trước hết. Người nào cũng được học, được tốt nghiệp trung học cơ sở. Tiếp đến phải là nhân lực, đào tạo những người lao động, sau đó mới là nhân tài

Thứ hai là bị chi phối bởi cách nhìn nhận sai lầm chỉ dựa trên hai chiều đúng – sai.

Học giỏi, ngoan => Đúng, được khen ngợi, biểu dương.

Học giỏi, ngoan => Thành công trong tương lai.

Học dốt, cá biệt, cá tính => Là sai, bị kỷ luật, bị khiển trách.

Học dốt, cá biệt, cá tính => Thất bại trong tương lai, không thành công.

Ngoài đúng và sai vẫn có cách trả lời thứ ba, không đúng mà cũng không sai. Có nhiều cách trả lời, nhiều con đường, tư duy của chúng ta cũng cần có sự thay đổi.

“Nghiệm lại trong cuộc đời làm giáo dục hơn 30 năm, tôi nhận thấy hết 80, 90% học sinh của tôi không thích hợp để trở thành học sinh giỏi theo kiểu “một bồ kiến thức”, trở thành tri thức, trở thành nhân tài. Nhưng bây giờ sau 30 năm, 80% là học sinh khá giỏi, theo đúng tiêu chuẩn của Bộ.

Phải chăng mục tiêu thực sự của giáo dục là dạy học sinh nên người. Cách đây 20 năm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sao cho học sinh hàng ngày đến trường đi học, không lêu lỏng, bụi đời, không thành kẻ bất lương. Cố gắng yêu thương, dạy nó cho đến nơi đến chốn. Không việc gì phải bức xúc, mắng chửi”, thầy Hòa chia sẻ.

Việc học tập thì theo từng trò, học được đến đâu tốt đến đấy, không ép trò nào cũng phải giỏi. Cứ như thế, kiên trì từng ngày, từng ngày học sinh thích đến trường, chịu khó học tập hơn, tiến bộ hơn, đến lúc kết quả sánh ngang với các trường có tiếng khác…

Các con cần học nhiều những giá trị và kiến thức khác nhau của cuộc đời để sau này trở thành người lao động có học, làm việc chăm chỉ, biết sống và sống như một con người thực sự. Một con người bình thường biết trân trọng hạnh phúc dù nhỏ bé mà cuộc đời đã trao cho, bằng chính sức lao động của mình.

24t đã góa, người phụ nữ bén duyên lái xe tải, xe đầu kéo hơn chục năm: Chồng hiện tại nể bản lĩnh của vợ

0

Gần đây, mình xem được kênh YouTube “Bà Ngân tài xế Vlog” và quá đỗi ngưỡng mộ trước bản lĩnh của người phụ nữ ngồi sau vô lăng lái xe tải hoặc xe đầu kéo hạng nặng.  

Vì muốn tìm hiểu thêm về người phụ nữ này, mình đọc được bài viết về chị trên Tuổi Trẻ được đăng vào năm 2021. Càng đọc, xem thêm clip trên kênh YouTube của chị, mình càng thêm ngưỡng mộ trước công việc mà chị đang làm.

hình ảnh

(Ảnh: Tuổi Trẻ)

Cụ thể, chị Ngân là chủ kênh “Bà Ngân tài xế Vlog”. Chị kể, do hồi trước yêu thích YouTuber Bà Tân Vlog nên khi lập kênh đã lấy tên “Bà Ngân” cho vui. “Với lại hồi lúc mới làm YouTube, lái đường dài, để cái máy quay trước mặt nói chuyện dọc đường cho đỡ buồn ngủ, lúc nào rảnh coi lại cho vui. Ai ngờ được người ta nhấn chuông quá trời”, nữ tài xế chia sẻ trên Tuổi Trẻ.

Quê ở Bến Tre, chị Ngân tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa TP.HCM, ngành du lịch. Khi học năm thứ 2, chị kết hôn với người chồng làm trong ngành xe tải. Lúc đó, chị vừa đi học vừa đi làm. “Tôi học lái xe vì vợ chồng cũng dành được ít tiền, định mua xe. Ai dè ông xã bị ung thư, bao nhiêu dự định tan biến khi ổng đi…”, chị Ngân nhớ lại.

Khi người bạn đời qua đời, chị từng nghĩ đến chuyện bỏ hết để về quê, sống yên phận. Tuy vậy, trước khi mất, chồng cũ của chị đã nhờ bạn bè để lo cho vợ cho công việc trong nghề làm giấy tờ xe mới.

“Món nợ ân tình với chồng cũ, mình muốn giữ di nguyện cho ảnh. Vậy là theo luôn đến giờ cũng 10 năm rồi”, chị tâm sự.

hình ảnh

Chị thường đưa con trai đi cùng khi con nghỉ hè hoặc các dịp lễ. (Ảnh chụp màn hình kênh YouTube Bà Ngân tài xế Vlog)

Sau này, duyên đưa đẩy, chị gặp anh Hồng Phong – người chồng hiện tại. Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, anh cho biết, lúc mới gặp chị Ngân là anh vẫn còn “trai tân”. Tuy anh lớn tuổi hơn nhưng thâm niên nghề lái lại ngang ngửa với vợ. Lúc mới gặp chị, anh rất ấn tượng trước khả năng lái xe điêu luyện của chị Ngân.

“Hồi bả gặp tui, de cái xe thẳng tắp, sắc ngọt như cái mắt liếc tui khi tui chọc bả. Nhưng nhìn vậy chứ dễ xúc động lắm. Mãi sau tui mới biết bả chưa 24 tuổi mà đã góa chồng”, anh Phong chia sẻ.

Trên kênh YouTube, chị Ngân thường đăng những clip ghi lại cảnh đẹp dọc đường lái xe. “Phụ xe” thường đi cùng chị vào những ngày nghỉ hè hoặc dịp lễ là hai cậu con trai nhỏ. Vốn là “con nhà tông”, con trai lớn của chị Ngân đã đi theo mẹ từ trong bụng bầu nên bé có thể thuộc những cung đường đã đi qua: từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, có khi tới Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn…

hình ảnh

(Ảnh chụp màn hình kênh YouTube Bà Ngân tài xế Vlog)

Nghề tài xế vốn cực khổ, vất vả lại bao nguy hiểm rình rập. Chị Ngân kể, đôi khi một mình chạy giữa đêm hôm khuya khoắt cũng rất lo lắng.

“Đi ra mạn ngoài, thường cánh tài xế vẫn rỉ tai nhau phải cẩn thận hết sức. Nào là trộm lúc tài ngủ, bèo thì cái kiếng xe cũng vài triệu, hơn là cái vành xe cả đống tiền. Nhưng quan trọng nhất là bộ hồ sơ làm xe mới. Mất là coi như đền, thù lao bằng cả mấy năm đi làm không đủ”, chị Ngân kể.

Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, “sếp” của chị Ngân đã dành nhiều lời khen đến người phụ nữ bản lĩnh, giỏi giang: “Chị ấy làm việc uy tín, cẩn thận và có lợi thế là có bằng lái xe lưu thông đầy đủ từ B2 đến FC. Chị có thể đi cả xe nhỏ như xe 4 – 7 chỗ, xe du lịch cho tới đầu kéo, xe container. Bả người miền Tây dễ thương lắm. Có khi anh em kinh doanh còn hay phải nhờ chị giải quyết ca khó như hỗ trợ hồ sơ chứng từ, thuyết phục khách hàng… để họ bỏ qua lỗi chậm trễ”.

hình ảnh

Từ món nợ ân tình với người chồng cũ đã mất, chị Ngân bén duyên với công việc ngồi sau vô lăng lái xe tải hay xe đầu kéo hạng nặng ngót nghét hơn chục năm. Nhiều người hay nghĩ, đây là công việc vốn chỉ dành cho đàn ông, còn phụ nữ “liễu yếu đào tơ” làm sao cam được. Ấy vậy mà, chị Ngân đã ngồi sau vô lăng, ngược xuôi 2 miền suốt ngần ấy năm. Đến nỗi người chồng hiện tại còn phải ngưỡng mộ trước bản lĩnh của vợ. Thế mới thấy, khả năng của phụ nữ là không có giới hạn.

Đầu năm bí mật đặt thứ này ở đầu giường, cuối năm tiền tài đua nhau “gõ cửa”

0

Có những đồ vật tuy nhỏ nhưng lại có lượng có tác động rất lớn đến tài lộc. Đầu năm cứ đặt những thứ này ở đầu giường không chỉ hút tài lộc mà còn giúp không khí gia đình, vợ chồng hòa thuận, êm ấm hơn.

Đặt bát muối

Muối không chỉ là gia vị trong món ăn mà chúng là chất khử trùng tốt. Muối còn có công dụng hút mùi hấp thụ năng lượng xấu. Đặt một bát muối biển ở sàn nhà phía đầu giường sẽ giúp bạn thanh tẩy không gian phòng ngủ, triệt tiêu năng lượng xấu, mang lại không khí trong lành, giúp bạn ngủ ngon hơn và còn giảm mùi hôi phòng.

bat-muoi-phong-ngu

Muối cũng giúp phòng ngủ nấm mốc trong phòng. Muối theo phong thủy có ý nghĩa năng lượng vô cùng tích cực. Đặt bát muối tại phòng ngủ giúp gia chủ ngủ ngon giấc và còn giúp tăng cường tài vận thu hút tiền bạc giàu có. Bạn lưu ý tránh để bát muối ở vị trí hay bị đá va chạm sẽ gây vỡ, làm phá thế phong thủy. Sau 2 tháng thay bát muối một lần. Khi thay thì nhớ không chạm tay vào bát muối cũ, mà cầm bát dốc ngược muối xuống, tránh chạm tay vào muối sẽ hấp thụ lại năng lượng xấu.

Đặt chuỗi 3 hoặc 5 đồng xu ngũ đế

Đồng xu ngũ để biểu thị cho trời tròn đất vuông, mang lại may mắn và tài lộc. Bạn có thể treo chuỗi đồng xu ở đầu giường hoặc lật gối lên để bên dưới gối, dưới đệm ngủ. Tuy nhiên treo dây đồng xu nên treo ở bên trái giường thì tốt hơn đặt dưới đệm dưới gối. Đồng xu ngũ đế giúp mang lại may mắn, xua đuổi tà khí, mang vận may vào nhà.

Đặt túi hạt đậu xanh

Đậu xanh là một loại hạt đậu mang lại may mắn tốt lành và sinh sôi nảy nở. Hạt đậu xanh thể hiện cho tương lai và hy vọng những niềm tin và tình yêu, tốt lành. Đậu xanh mang lại những may mắn cho gia chủ. Bạn có thể chọn những hạt đậu xanh tròn chắc đặt vào túi lưới thơm nhỏ để đầu giường hoặc dưới gối.

Đặt túi hạt đậu đỏ

Tương tự đậu xanh, bạn có thể dùng túi hạt đậu đỏ. Đậu đỏ mang lại may mắn trong tình yêu hôn nhân, gia đình hạnh phúc. Đậu đỏ giúp mang lại nguồn năng lượng tình cảm tích cực cho lứa đôi, giúp công việc thuận lợi, cuộc sống viên mãn.

Trái bầu hồ lô

Bầu hồ lô mang lại may mắn thu hút dương khí tài lộc về cho gia chủ. Bầu hồ lô là một biểu trưng của vận may và tiền vào không ra. Treo bầu hồ lô ở đầu giường hoặc đặt trái bầu hồ lô trên tủ đầu giường giúp mang lại may mắn cho gia đình, tạo sự phát triển giúp năm mới nhiều tài lộc hanh thông.

treo-bau-ho-lo

Tránh đặt thứ gì ở đầu giường?

Đầu giường không để dao kéo, vật sắc nhọn: Những vật sắc nhọn, dao kéo có thể tác động xấu đến thể chất và tinh thần của con người, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hơn nữa, trong phong thủy, kéo là hung khí nên nếu đặt ở đầu giường cũng mang ý nghĩa xấu. Do đó, người xưa khuyên bạn không nên đặt kéo hay các vật sắc nhọn ở đầu giường.

Đầu giường không đặt hoa, cây cảnh: Sở dĩ như vậy là bởi vì người xưa cho rằng: “Đầu giường cắm hoa dễ có số đào hoa”. Điều này thật thiếu căn cứ nhưng suy cho cùng, ai cũng mong muốn có gia đình ấm êm, hạnh phúc.

Đầu giường không treo tranh nặng: Đó là vì giường là nơi mọi người nghỉ ngơi. Nếu đặt một số bức tranh có màu sắc quá nặng sẽ dễ gây ra tâm lý lo lắng, bi quan, dễ khiến cơ thể và tinh thần không được nghỉ ngơi tốt, sức khỏe bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những bức tranh nặng nếu có 1 ngày rơi xuống, có thể gây tai nạn nghiêm trọng cho người nằm trên giường.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo

Thịt bò xào chớ dại mà cho 2 loại gia vị này: Thịt vừa ngấy lại cạn kiệt chất bổ

0

Ai cũng xào được thịt bò, nhưng làm sao để món ăn không bị dai, khô mới khó. Khi xào thịt bò, chị em nội trợ cũng cần phải biết một số mẹo để thịt bò không bị dai, ngấy và mất chất dinh dưỡng.

2 gia vị kiêng kị dùng với thịt bò

Trong quá trình hầm hoặc kho thịt bò, có hai loại gia vị được nhiều người sử dụng để chế biến đó là hành và hạt tiêu. Đây là hai loại gia vị rất thơm, nhiều người nghĩ khử được mùi của thịt bò nhưng lại có tác dụng ngược lại, khiến thịt bò mất đi hương vị riêng.

Hành và hạt tiêu có hương vị đặc trưng làm át đi mùi vị cơ bản của thịt bò, khiến món ăn mất ngon, thậm chí tạo cảm giác khô khi ăn thịt.

Empty

Khi hầm hay kho thịt bò chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản như thịt bò, củ cải trắng hay dưa chua… Thịt bò dùng để hầm hoặc chặt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi. Cho lượng nước vừa đủ cùng với củ cải trắng cắt khúc, ít gừng, mùi tàu, vỏ quýt khô, ớt khô (nếu muốn), bật bếp đun thịt bò trên lửa lớn cho đến khi sôi.

Sau đó, hạ lửa vừa, ninh hoặckho trong 30 phút và nêm muối cho vừa miệng. Bạn có thể cho thêm chút xì dầu món bò hầm sẽ ngon hơn, nấu thêm một lúc cho ngấm muối, xì dầu là được. Như vậy, các loại gia vị này khi cho vào thịt bò không quá nồng, mùi nhẹ nhàng làm cho miếng thịt thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Để có đĩa thịt bò xào thật mềm, thơm ngon, bạn hãy thực hiện thật chuẩn các bước dưới đây.

Chọn thịt bò ngon

Để món thịt bò xào không bị dai, trước hết bạn cần chọn được miếng thịt ngon, với món xào chọn phần thăn bò là phù hợp nhất vì sẽ ngọt mềm, không bị dai, màu sắc mắt. tốt nhất là mua thịt thăn. Thịt phải tươi, tránh những miếng có màu đỏ sẫm. Nếu chọn loại có mỡ, nên ưu tiên miếng thịt có mỡ màu vàng và cứng, không lấy mỡ mềm vì sẽ rất dai.

Cẩn thận hơn hãy kiểm tra xem miếng thịt đó còn tươi hay không bằng cách lấy đầu ngón tay ấn nhẹ vào thịt, nếu thấy không dính tay và ngửi không có mùi bất thường nghĩa là thịt còn tươi.

chon-thit-bo-ngon

Thái thật mỏng, đúng thớ

Để khử mùi hôi của thịt, sau khi mua về, bạn nên rửa sạch với nước muối và gừng đập dập, sau đó dùng khăn giấy thấm khô rồi mới thái. Bạn phải thái thật mỏng, càng thái dày càng dai.

Khi đã thái xong, có thể dùng sống dao dần thịt để tăng độ mềm. Với những miếng thịt thật ngon thì không cần bước này.

Ướp với dầu ăn

Với thịt tươi, bạn chỉ cần ướp với chút hạt nêm, nước tương và vài nhánh tỏi đập dập, hạt tiêu xay. Cho thêm một thìa dầu ăn, trộn đều rồi để khoảng 30 phút, miếng thịt sẽ rất mềm và ngon. Không nên cho nhiều nước mắm hoặc muối khi ướp vì sẽ khiến thịt bị chảy nước, khi xào dễ khô, cứng.

Chảo nóng, xào nhanh

Nhớ thật kỹ là với món thịt bò xào, bạn không cho dầu vào chảo và không cho thịt vào khi chảo chưa nóng; có nghĩa là bạn sẽ không xào bò bằng dầu được làm nóng như bình thường mà sẽ tận dụng phần dầu ăn đã ướp trong thịt từ trước.

Các đầu bếp chuyên nghiệp lý giải, nếu đổ thịt bò sống vào dầu nóng, sự tiếp xúc này sẽ tạo ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến thớ thịt bò co lại. Đây chính là nguyên nhân khiến thịt bò xào bị dai, dính chặt vào chảo.

Khi xào, hãy vặn lửa to nhưng không nên để chảo quá nóng sẽ làm thịt bị chín quá kỹ, không còn mềm nữa. Đảo nhanh tay, thịt vừa chín thì tắt bếp, vì nếu xào lâu thì thịt sẽ dai hơn. Nếu xào chung với rau củ, nên xào bò riêng, khi rau củ chín mới đổ thịt bò vào đảo đều rồi tắt bếp.

Empty

Mẹo hầm thịt bò nhanh mềm bằng nồi thường

Không cần nồi áp suất, bạn vẫn có thể hầm thịt bò nhanh mềm nếu áp dụng các mẹo vặt dưới đây.

Thịt mua xong cần rửa sạch, thái thành miếng ngang thớ hơi lớn một chút để phù hợp với món hầm. Đun sôi một lượng nước vừa phải, cho thịt bò vào đun tầm 3 phút để hớt bớt bọt rồi bỏ thịt bò ra.

Lưu ý: Khi hầm thịt bò, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu muốn cho thêm nước thì phải dùng nước sôi, bởi nước lạnh sẽ khiến thịt bị se, khô, rất khó ăn. Như vậy, các bước thực hiện sẽ là luộc qua thịt để vớt bọt, sau đó đun lại một nồi nước sôi và cho thịt bò cùng các loại gia vị thêm vào để hầm.

Bước tiếp theo là quan trọng nhất, bí quyết cho món thịt bò mềm, nhanh nhừ và không bị dai cứng là cho một thìa đường trắng vào đun cùng khi đã hạ lửa nhỏ để hầm. Việc cho đường vào nồi hầm thịt bò có thể khiến nước thấm nhanh vào thớ thịt hơn, thịt bò hầm nhanh mềm hơn.

Sau khi ninh lửa nhỏ khoảng 15-20 phút, bò đã gần chín, lúc này hãy thêm chút muối cho vừa ăn và đun thêm khoảng 5 phút cho muối ngấm là có thể tắt bếp.

Người xưa dạy: “Vào cửa nhà giàu 3 thứ nhìn thấy và 4 thứ không thấy, nhà nghèo ngược lại”, đó là thứ gì?

0

Trong quan niệm của người xưa, khi bước vào một ngôi nhà mà nhìn thấy những điều này thì gia đình ấy ắt sẽ thịnh vượng.

Nhà ở không chỉ là nơi ngủ nghỉ trú ngụ mà đó là nơi cất giấu tài vận của một gia đình. Bài trí nhà ngủ liên quan trực tiếp tới sức khỏe vận may. Khi bước vào một ngôi nhà, quan sát, lắng nghe sẽ cảm nhận được những dấu hiệu của một gia đình đang thịnh vượng hay trên đà suy tàn, gia đình sẽ giàu có lên hay nghèo túng đi.

3 thứ cần thấy giúp gia đình giàu có thịnh vượng là:

phong-thuy-nha-o- 3thay-4khong

Mở cửa có dấu hiệu niềm vui

Người xưa dặn rằng mở cửa nhà, bước vào mà thấy không khí vui vẻ, màu sắc tươi tắn thì đó là điềm lành. Cửa nhà là nơi nghênh đón Thần Tài nên khi vào cửa mà xúi quẩy u ám thần tài bỏ đi. Bởi thế người xưa thường trang trí ở cửa những vật màu sắc đỏ như chuỗi xâu tiền ngũ đế hay chữ phúc màu đỏ, chữ hỷ hoặc những vật tươi sáng may mắn màu đỏ. Điều đó để đón rước thần tài mang lại tài lộc may mắn cho gia chủ. Hơn nữa những vật này ở trước cửa giúp trấn trạch ngăn cản thần nghèo và tài khí bước vào.

cua-nha-vui

Vào nhà thấy màu xanh sự sống

Màu xanh của cây cối tốt tươi thể hiện sự sống, năng lượng mới dương khí tràn đầy. Do đó người xưa cho rằng mở cửa mà thấy màu xanh lá cây thì con người cảm thấy thoải mái. Vây nên khi trang trí nhà cửa, chúng ta có thể bố trí thêm nhiều cây xanh ở cửa ra vào. Tuy nhiên cây xanh cần đặt hợp lý tránh vướng víu lối đi chặn luồng khí lưu thông vào nhà. Cây xanh hoa lá đâm chồi nẩy lộc, cây có hương thơm dễ chịu không gây khó chịu ngột ngạt. Cây xanh cũng mang lại nguồn năng lượng tích cực và xua đuổi tà ma cho gia đình. Chọn cây xanh hợp bản mệnh gia chủ là rất cần thiết. Do đó bạn nên bố trí phía trước cửa nhà, trong phòng khách cây xanh phù hợp cho gia đình thêm sự tươi tắn và sự phát triển sinh sôi.

Vào nhà thấy thư pháp trí tuệ, thanh tịnh

Người xưa đề cao tranh thư pháp, bởi ở đó có trí tuệ và sự tĩnh tâm tu tâm dưỡng tĩnh, dưỡng người. Tranh thư pháp và tranh phong thủy mang biểu trưng cho may mắn và trí tuệ. Người xưa vô cùng đề cao trí tuệ, chữ nghĩa, học hỏi. Do đó bước vào một gia đình thấy có trí tuệ, ham học hỏi là thấy họ có chiều sâu và có cái gốc nền phát triển. Thời nào cũng vậy trí tuệ là cốt yếu để một gia đình trường tồn, không phải giàu xổi.

trang-thu-phap-phong-thuy

Bốn thứ đừng thấy khi mở cửa vào nhà để gia đình không lục đục

Mở cửa đừng thấy gương

Khi mở cửa mà thấy ngay gương, kính thì gia đình sẽ nhiều vận xui. Gương kính phản chiếu mang hung khí vào nhà. Do đó người xưa rất kỵ việc treo gương thăng cửa vào nhà. Gương treo ở vị trí này khiến gia đình hay lục đục cãi vã, con cái bất hiếu, vợ chồng bất hòa.

Vào cửa không nên nhìn thấy vật sắc nhọn

Những vật sắc nhọn mang sát khí. Ngay khi vào cửa đã thấy những thứ này sẽ khiến con người bị sụt năng lượng và bị đè nén áp lực gây căng thẳng sợ hãi, hao tổn tài lộc. Hơn nữa vật sát khí sẽ xua đuổi thần tài, giảm vận may của gia chủ. Thế nên đừng trang trí trong nhà nhất là đối diện cửa những vật sắc nhọn như đầu động vật, đao, kiếm… Sát khí tỏa ra xung quanh sẽ khiến con người dễ nóng nảy cãi vã lục đục và trí tuệ sa sút hơn.

vat-sac-nhon-trang-tri

Mở cửa vào không nên nhìn thấy phòng tắm

Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi có nhiều khí âm và xú uế nên nếu đi vào mà đã thấy ngay điều này thì tinh thần sẽ bị tụt xuống, xú uế lan khắp nhà. Điều đó khiến thần tài bỏ đi còn người trong nhà dễ ốm đau triền miên. Hơn nữa mở cửa nhìn thấy phòng tắm nhà vệ sinh sẽ rất tế nhị gây ra cảnh khó xử. Đó là nơi tế nhị nên kín đáo, không được thằng với cửa chính và phòng khách.

Vào cửa không nên nhìn thấy đồ lộn xộn

Ngay khi vào cửa thấy đồ lộn xộn như giày dép, chổi, hót rác, dụng cụ tinh linh sẽ khiến thần tài ngao ngán bỏ đi, khách khưa đánh giá thấp gia chủ, gia chủ về nhà thì thấy bị ức chế không thoải mái. Do đó bạn cần sắp xếp lại nhà cho gọn gàng ngăn nắp, tránh để vật lộn xộn trước cửa.

Nếu gia đình chỉn chu chăm sóc nhà cửa tránh được những điều trên thì gia đình sẽ có thêm phúc khí, bước về nhà thấy an lành. Ngược lại thì khi về nhà sẽ thấy mệt mỏi muốn đi xa, gia đình sẽ lụi bại tan nát.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Sai lầm “chết người” khi ăn cua đồng nhiều nhà mắc phải

0

 

Cua đồng là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cua giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành “chất độc” nguy hiểm.

Cua đồng là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cua giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành “chất độc” nguy hiểm.

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào ngày hè nóng bức, phần lớn các bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu món canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.

Cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho… Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến tính mạng

Sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!-1

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Dưới đây là những sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến và ăn cua đồng:

Nấu canh từ cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.

Sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!-2

Không nên nấu canh từ cua chết. Ảnh minh họa.

Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.

Ăn đi ăn lại, hay không sử dụng ngay

Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu…

Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Ăn cua sống

Sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!-3

Tuyệt đối không ăn cua còn sống. Ảnh minh họa.

Rất nhiều vùng của Việt Nam có thói quen giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi.

Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là ‘lungfluke’ và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.

Không bỏ  dạ dày   khi chế biến

Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại.

Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Uống trà khi ăn cua

Sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!-4

Không nên uống trà khi đã ăn cua đồng. Ảnh minh họa.

Không nên uống nước trà sau khi ăn cua, nhiều người sau khi ăn cua thường thấy tanh, nồng và lạnh bụng nên hay uống trà nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn không nên. Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin.

Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Từ đó dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, tanin khi kết hợp với protein có rất nhiều trong thịt sẽ kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ dễ gây ra sỏi thận.

Ăn hồng khi ăn cua

Tiết trời chuyển thu là thời điểm mà cua đồng béo nhất cũng là mùa hồng chín, nhiều gia đình thường sử dụng hồng làm món ăn tráng miệng sau khi ăn cơm.

Điều này rất kỵ đối với những bữa ăn có cua làm thực phẩm, bởi như nước chè, chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó là sỏi thận.

Phụ nữ có thai

Sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!-5

Phụ nữ có thai cũng không nên ăn cua đồng. Ảnh minh họa.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.