Home Blog Page 521

Đệ tử tiết l-ộ mối quan hệ giữa Thượng tọa Thích Chân Quang và Angela Phương Trinh cùng loạt ảnh bị lan truyền khiến dư luận s-ốc ng-ất

0

Liên quan đến những hình ảnh của Thượng tọa Thích Chân Quang và Angele Phương Trinh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, Đại đức Thích Toàn Chuẩn đã lên tiếng.

Đệ tử tiết lộ mối quan hệ giữa Thượng tọa Thích Chân Quang và Angela Phương Trinh, sự thật loạt ảnh bị lan truyềnThời gian gần đây, Thượng tọa Thích Chân Quang trở thành cái tên bị cư dân mạng réo gọi liên tục vì những bài thuyết giảng gây tranh cãi. Đặc biệt, Angela Phương Trinh cũng bị nhắc đến cùng vị tu sĩ vì. Trên nhiều nền tảng mạng xã hội lan truyền hình ảnh của hai người kèm bình luận ác ý, suy diễn.

Chia sẻ về chuyện này với báo Công Thương, đệ tử thân cận với ông Thích Chân Quang là Đại đức Thích Toàn Chuẩn cho biết tất cả những hình ảnh đó đều là cắt ghép, bịa đặt để hạ bệ uy tín của Thượng tọa Thích Chân Quang.

angela-phuong-trinh-thich-chan-quang-1“Một người xuất gia chỉ đơn giản nếu người ta cắt ghép bỏ cái áo, ghép mặt… đã là một sự xúc phạm lớn. Phật giáo có giới luật không được có mối quan hệ với người nữ. Điều này không thể chấp nhận được, rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những thông tin trên”, Đại đức Thích Toàn Chuẩn nói.

Về Angela Phương Trinh, ông Thích Toàn Chuẩn cho biết cô gái này chỉ là Phật tử bình thường, hay ghé qua chùa lễ Phật theo nhóm Phật tử. Đệ tử ông Thích Chân Quang khẳng định: “Còn lại, các thông tin và hình ảnh trên mạng ghép với Thượng tọa Thích Chân Quang đều là rất ác ý”.

angela-phuong-trinh-thich-chan-quang-4Hôm 19/6 vừa qua, Thượng tọa Thích Chân Quang nhận quyết định kỷ luật từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo đệ tử của ông, chuyện này liên quan đến thuyết giảng chứ không liên quan đến việc khác. Đại đức Thích Toàn Chuẩn mong dư luận tỉnh táo, có cái nhìn khách quan trước những thông tin trên mạng xã hội.

Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh ông Thích Minh Tuệ

0

Ngày 19/6, ông Đặng Văn Phòng mặc quần áo giống như người tự tu hành Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) ra chợ Hương ở thị trấn Thanh Hà mua hoa quả, rồi ra nghĩa trang liệt sỹ thắp hương.

Ông Đặng Văn Phòng khẳng định là không thực hiện đi khất thực và chỉ tu tại nhà.

Ngày 23/6, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan chức năng vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng, không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm, có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng như gây dư luận xấu trên không gian mạng.Theo thông tin ban đầu, ông Đặng Văn Phòng (sinh năm 1983, có quê tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, Hải Dương; trú tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh)

Ông được một số người dân tự đặt cho biệt hiệu là “Hộ pháp Kim Cang” và đi theo ông Lê Anh Tú – người tự tu hành có pháp danh Thích Minh Tuệ.

Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng cho biết, không sinh sống thường xuyên tại Thanh Hà, tỉnh Hải Dương mà thi thoảng về quê, ở lại nhà của 2 anh trai là Đặng Văn Kiều và Đặng Văn Hải.

Ngày 19/6, ông cùng một số người bạn vào một quán càphê ở thị trấn Thanh Hà để uống nước. Sau đó, ông mặc quần áo giống như người tự tu hành Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) ra khu vực chợ Hương ở thị trấn Thanh Hà mua hoa quả, rồi ra nghĩa trang liệt sỹ huyện Thanh Hà thắp hương.

Quá trình di chuyển của Đặng Văn Phòng trong trang phục giống Lê Anh Tú đã khiến nhiều người dân hiếu kỳ, tụ tập, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng xã hội nói để “câu like” gây hiểu lầm, gây dư luận xấu và có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự tại địa phương.

Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng khẳng định là không thực hiện đi khất thực và chỉ tu tại nhà; không bán hàng online, không “câu view, like” trên mạng xã hội.

Ông cũng đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm những người đưa tin sai sự thật về việc ông đi khất thực, gây ảnh hưởng đến quyền công dân và đời sống riêng tư

Được biết, trước đó, ông Đặng Văn Phòng cùng một số người khác đã đi bộ theo ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) để khất thực.

https://www.vietnamplus.vn/co-quan-chuc-nang-ngan-chan-viec-loi-dung-hinh-anh-ong-thich-minh-tue-post960587.vnp

Tainan th:ư:ơ:ng tâm ở Thái Bình: Nữ sinh vừa thi đỗ THPT chuyên thì gặp n:a:n, thithe chia làm 2 phần

0

Vụ tai nạn xảy ra vào tối ngày 22/6, tại Thái Bình đã khiến một nữ sinh tử vong thương tâm.

Ngày 23/6, cơ quan chức năng TP.Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn giữa chiếc xe container và xe đạp điện làm một nữ sinh tử vong. Nạn nhân là cháu T.N.A (15 tuổi, trú tại tổ 14 P. Quang trung, TP.Thái Bình).Vừa đỗ trường THPT chuyên Thái Bình, nữ sinh gặp tai nạn tử vong thương tâm - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm (Nguồn: MXH)

Theo thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ 45 phút, tối 22/6, chiếc xe ô tô BKS 17C-132.48 kéo theo rơ móc 17R-00655 do N.T.M. (37 tuổi, trú tại thôn Thái Hạp, xã Việt Thuận, H.Vũ Thư, Thái Bình) điều khiển đi trên đường Hùng Vương hướng đi đường Quang Trung.

Khi đi đến ngã tư đường Quang Trung giao với Trần Thái Tông (thuộc tổ 1 P.Phú Khánh, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thì xảy ra va chạm với xe máy điện BKS 17MĐ9-11965 do cháu T.N.A điều khiển.

Trao đổi với PV, đại diện tổ trưởng tổ dân phố 14, P. Quang Trung (TP.Thái Bình) – nơi gia đình nữ sinh sinh sống cho biết, theo người dân chia sẻ, cháu N.A và gia đình về quê ngoại tại xã Song An, H.Vũ Thư thăm người thân. Đến tối, cháu N.A điều khiển xe máy điện đi trước, bố mẹ A. chở theo em bé đi phía sau.

Cũng theo vị này, vừa qua, cháu A. do mới đỗ trường Trường THPT chuyên Thái Bình nên được bố mẹ mua cho chiếc xe máy điện và cháu vẫn đang tập. Đến đoạn đường trên do nghe tiếng còi container nên cháu giật mình và xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc.

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý

0

Đây là những biểu tượng tuy quen thuộc nhưng không phải tài xế nào cũng hiểu tường tận ý nghĩa cảnh báo của nó trên xe ô tô.

Không quá ngạc nhiên khi nhiều người không thông thuộc được hết những biểu tượng đèn báo trên xe khi mà thiết kế, vị trí và ký hiệu trên xe của các hãng không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, mỗi loại đèn báo trên xe ô tô đều có ý nghĩa và chức năng riêng. Một số loại đèn có thể báo hiệu sự cố nghiêm trọng. Do đó, đừng bỏ qua chúng.

Việc hiểu hết được ý nghĩa, tính năng của những loại đèn báo trên xe ô tô sẽ giúp ích cho người lái rất nhiều khi chẳng may xe của bạn gặp sự cố. Đây cũng được coi là một loại tín hiệu cảnh báo giúp bạn biết được vấn đề mà xe đang gặp phải và nhanh chóng tìm ra giải pháp ứng phó thích hợp.

Dưới đây là “sự thật” về 15 biểu tượng đèn báo quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nhiều dòng ô tô trên thế giới mà chúng ta nên biết:

Đèn báo nhiệt độ động cơ

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 1.

Nếu trông thấy biểu tượng đèn báo nhiệt độ nổi màu đỏ thì điều này có nghĩa là động cơ xe đang bị quá nóng và thường sẽ cảnh báo, yêu cầu người lái nên dừng xe.

Đèn cảnh báo áp suất lốp

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 2.

Khi thấy biểu tượng này phát sáng có nghĩa là áp suất lốp xe của bạn đang ở dưới mức cho phép. Một trong các lốp xe đang ở mức thấp và điều này có thể làm gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hay giảm hoạt động của phanh xe.

Áp suất dầu ở mức thấp

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 3.

Trong quá trình xe vận hành, nếu biểu tượng đèn báo này nổi màu đỏ và không tắt, có nghĩa là dầu bôi trơn trong động cơ ở mức thấp và điều kiện này không đảm bảo để cho động cơ có thể hoạt động an toàn.

Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (đèn báo trượt xe)

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 4.

Khi thấy đèn sáng trên biểu tượng này có nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử của xe đang hoạt động. Hệ thống này giúp cho xe cân bằng khi đường trơn trượt, giúp gia tăng độ bám đường.

Động cơ

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 5.

Thông thường, đèn báo động cơ sẽ nổi màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt vào thời điểm người lái bật chìa khóa điện. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nếu động cơ xe gặp vấn đề kỹ thuật thì đèn báo này sẽ nổi màu đỏ và đây là dấu hiệu mà người lái nên mang xe đi kiểm tra, sửa chữa.

Đèn báo ABS

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 6.

ABS hay anti-lock brake system (tạm dịch là chống bó cứng phanh) là một hệ thống an toàn trên xe ô tô. Đèn cảnh báo này sẽ sáng lên nếu có vấn đề xảy ra với hệ thống ABS và người lái nên mang xe đi kiểm tra hoặc sửa chữa.

Đèn báo đạp chân côn

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 7.

Biểu tượng này sáng đèn khi người lái đạp chân côn chưa đúng cách và cách xử lý là nên thả chân côn ra và đạp lại.

Đèn báo ắc quy

15 biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô không phải ai cũng biết: Đọc để biết cách xử lý - Ảnh 8.

Thông thường khi ắc quy tốt, đèn báo này sẽ nổi lên màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt khi người lái bật chìa khóa điện. Tuy nhiên, nếu biểu tượng này hiển thị màu đỏ thì điều đó có nghĩa là ắc quy của xe gặp vấn đề, có thể là do sạc chưa đúng hoặc chưa được sạc.

Đèn báo sắp hết nhiên liệu

Ký hiệu chữ A trên xe máy có 3 tác dụng tuyệt vời: Có người đi xe hàng chục năm không biết

0

– Khi đi xe máy, chắc hẳn bạn từng nhìn thấy biểu tượng chữ A nhưng không biết đó là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chữ A là viết tắt cho tính năng Idling Stop

xe-may2

Idling Stop là công nghệ được trang bị lên hầu hết những dòng xe tay ga hiện nay với chức năng ngắt tạm thời động cơ xe khi xe không hoạt động.

Cụ thể, khi xe tay ga không hoạt động quá 3s trở lên, công nghệ này sẽ được kích hoạt để tắt máy xe tạm thời. Dấu hiệu để nhận biết Idling stop đã được kích hoạt là chữ A với mũi tên hình vòng cung bao quanh trên màn hình sẽ sáng lên cho đến khi nào xe tiếp tục hoạt động.

Đây là một công nghệ rất hữu ích cho người dùng xe tay ga, đặc biệt là người dụng sử dụng xe tay ga trong điều kiện đường phố đông đúc, chạy – dừng liên tục.

3 tác dụng tuyệt vời của chế độ Idling Stop

Công nghệ Idling Stop được trang bị lên xe tay ga và mang lại nhiều lợi ích như:

Tiết kiệm xăng là yếu tố đầu tiên được nhắc đến về lợi ích mà Idling Stop mang lại cho người dùng.

Bảo vệ môi trường khi giảm thiếu tối đa nhất lượng khí thải cũng như tiếng ồn của động cơ khi chế độ Idling Stop được kích hoạt

Tiện lợi cho người dùng – chế độ Idling Stop được kích hoạt động nghĩa với việc xe sẽ về trạng thái nghỉ tạm thời, động cơ sẽ êm ái, khi cần di chuyển cũng không cần phải đề xe lại từ đầu.

xe-may3

Những lưu ý khi sử dụng Idling Stop trên xe tay ga

Công nghệ Idling Stop là một công nghệ tiên tiến trên xe tay ga, tuy nhiên, hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng Idling Stop

Để bật tắt chức năng Idling stop bạn sử dụng nút bên phải tay lái, Idling Stop là Bật và Idling là Tắt.

Idling Stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe (ECU) kích hoạt khi xe khởi động và chạy lần đầu, đạt tốc độ trên 10km/giờ và nhiệt độ động cơ trên 50 độ C.

Nếu chúng ta gạt chân chống nghiêng khi xe đang tắt máy bằng Idling Stop hoặc gạt nút qua Idling thì chức năng sẽ bị tắt, nếu muốn khởi động lại máy sẽ phải sử dụng nút đề.

Nếu nhiệt độ nước làm mát quá nóng (đèn Fi hoặc đèn báo nhiệt sáng lên), xe bị lỗi phun xăng điện tử thì Idling Stop không sử dụng được.

5 lỗi tài xế Việt hay mắc phải trên đường cao tốc và mức phạt

0

Dưới đây là một số lỗi mà tài    xế  Việt hay mắc phải khi lái ô tô trên đường cao tốc, dễ dẫn tới tai nạn giao thông, gây ảnh hưởng tới người khác và có nguy cơ bị phạt nặng.

1. Chạy chậm trên đường cao tốc

Không ít tài    xế  cho rằng chỉ cần tuân thủ quy định chung về tốc độ tối đa và tối thiểu cho từng đoạn hoặc    toàn  tuyến đường cao tốc; ví dụ, có thể duy trì tốc độ 60km/h ở làn đường có giới hạn tốc độ tối đa là 120km/h.

Dù một số trường hợp không sai luật, nhưng việc điều khiển ô tô chạy chậm trên đường cao tốc, đặc biệt là làn ngoài cùng bên trái, gây khó chịu cho các tài    xế  chạy xe phía sau muốn vượt lên.

screenshot 23.png Một số tuyến đường cao tốc có quy định giới hạn tốc độ trên đường cao tốc theo làn xe chạy.
Thực tế là không có tốc độ tối thiểu chung cho tất cả các đường cao tốc, mà tùy từng đường cao tốc mà có quy định về tốc độ tối thiểu.

KHÓA HỌC ĐẦU TƯ
Miễn phí tài liệu chứng khoán: cơ hội vững chắc cho bạn
Đăng ký tải xuống miễn phí trọn bộ 6 tài liệu chứng khoán cho người mới
ĐĂNG KÝ NGAY

Theo quy định hiện hành của Việt Nam, tài    xế  điều khiển ô tô di chuyển chậm trên đường cao tốc sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).

Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an    toàn .

Trong khi đó, với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy chỉ bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng. Mức phạt này được cho quá thấp, không đủ để làm thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.

2. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc

Việc này không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng rất dễ dẫn tới tai nạn giao thông, vì người điều khiển ô tô chạy phía sau có thể không kịp quan sát hoặc xử lý tình huống.

Chuyển tuần tự từng làn đường sẽ an    toàn  hơn, tránh gây bất ngờ cho xe phía sau, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu, như mưa lớn hoặc nhiều sương mù, khả năng quan sát của tài    xế  bị ảnh hưởng.

3. Không giữ khoảng cách an    toàn  với xe phía trước

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT đã quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo). screenshot 20190917 at 235053 1568739075271 1685592277091 copy.jpg Về việc xử phạt đối với hành vi không giữ khoảng cách an    toàn , Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an    toàn  để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

– Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông khi đang vi phạm lỗi này.

– Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an    toàn  giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Trên một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi 0m, 50m, 100m hoặc 70m, 140m… chính là để giúp tài    xế  căn khoảng cách với xe phía trước dễ hơn.

4. Đi vào làn dừng khẩn cấp

Vì muốn nhanh, nhất là khi đường đông hoặc tắc đường, nhiều tài    xế  đã khôn lỏi, lái xe chạy vào làn dừng khẩn cấp để vượt. Tuy nhiên, điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rằng người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc. vd3 tren cao1 554.jpg Làn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để khi gặp sự cố, các    xe có  thể tấp vào đó và dừng lại, không gây ảnh hưởng đến giao thông.
Người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm: xe bị hư hỏng, thủng lốp xe; trục trặc phần rơ-moóc của xe, hoặc tài    xế  gặp vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục lái xe.

Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp được phép đi vào làn đường này.

Về mức phạt, theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

5. Đi lùi hoặc quay đầu xe đi ngược chiều trên đường cao tốc

Không quen đường, không chú ý biển báo là lý do chính khiến nhiều tài    xế  bị lỡ lối ra hoặc lối rẽ trên đường cao tốc. Và vì không muốn lái xe chạy thêm hàng chục km tới lối ra tiếp theo, nhiều tài    xế  đã liều lĩnh cho ô tô đi lùi hoặc thậm chí quay đầu đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Việc này cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, do các xe đều chạy tốc độ cao, tài xế dễ bị bất ngờ, lúng túng không kịp xử lý tình huống gặp xe đi lùi hoặc ngược chiều trên đường cao tốc, dễ dẫn đến tai nạn.

Về mức phạt vi phạm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định rằng người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều hoặc đi lùi trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định, bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

Với hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc, người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.

Lái xe không chịu trách nhiệm nếu khách mở cửa xe gây tai nạn, nhiều người thấy vô lý

0

Trường hợp lái xe tuân thủ việc dừng đỗ đúng quy định, nếu khách mở cửa gây tai nạn sẽ tự chịu trách nhiệm.

Mở cửa xe không quan sát dẫn đến tai nạn bị xử lý thế nào? | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Trả lời: Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

Đặc biệt, không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Căn cứ quy định trên, tài xế có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi dừng, đỗ xe, trong đó tuyệt đối không được để cửa xe mở khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn.

Như vậy, nếu tài xế không đảm bảo các biện pháp này dẫn đến khách ngồi sau mở cửa xe bên trái khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì tài xế cũng phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra.

Lỗi mở cửa xe gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Ngược lại, trường hợp tài xế đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật nhưng người ngồi phía sau vẫn cố tình thực hiện gây tai nạn, đây là sự kiện nằm ngoài kiểm soát của người điều khiển phương tiện. Khi đó, người lái xe sẽ được xác định là không có lỗi, được miễn trách nhiệm.

Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm điều khiển ôtô, các lái xe dịch vụ hầu hết luôn bấm khóa chốt cửa sau bên trái để tất cả khách lên xuống bằng cửa bên phải nhằm đảm bảo an toàn, hoặc nhắc nhở khách xuống cửa bên phải, giúp ngăn ngừa, hạn chế các vụ va chạm có thể xảy ra.

Riêng đối với trách nhiệm của hành khách ngồi sau xe gây tai nạn, với hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn tử vong, thì người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù và bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Thay đổi mẫu thẻ căn cước từ ngày 1/7 bỏ vân tay đặc điểm nhận dạng, quê quán

0

Thẻ căn cước cấp mới từ 1/7 sẽ bỏ thông tin vân tay, đặc điểm nhận dạng, quê quán, nơi đăng ký khai sinh…

Bộ Công an vừa ban hành thông tư quy định mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước, có hiệu lực từ 1/7.

Theo đó, thẻ căn cước mới sẽ thay đổi hàng loạt trường thông tin. Tại mặt trước, tên “căn cước công dân” đổi thành “căn cước”. “Số” đổi thành “số định danh cá nhân”. “Họ và tên” thành “họ, chữ đệm và tên khai sinh”. “Ngày sinh” thành “ngày, tháng, năm sinh”.

Thông tin còn lại ở mặt trước thẻ căn cước mới giữ nguyên như hiện nay, đó là in nền màu xanh vàng bản đồ Việt Nam và hoa văn trống đồng. Dòng chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” in ở chính giữa phía trên cùng. Ảnh quốc huy đặt góc trên bên trái. Ảnh công dân in màu, phía dưới.

Sau

Bấm để lật ảnh sau/trước
Trước

Mặt trước mẫu thẻ căn cước mới và căn cước công dân hiện hành. Ảnh: Viết Tuân

Mặt sau của thẻ mới sẽ in mã QR thay vì ở mặt trước như hiện hành. Thông tin “Nơi thường trú” đổi thành “nơi cư trú”, “quê quán” thành “nơi đăng ký khai sinh” và đều chuyển sang mặt sau.

Với thẻ mới, đặc điểm nhận dạng và vân tay ngón trỏ trái, phải trên mẫu thẻ hiện hành được bỏ. Dòng chữ “Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội” thay bằng “Bộ Công an”.

Dòng chữ “có giá trị đến” trên mặt trước sẽ chuyển sang mặt sau và đổi thành “ngày, tháng, năm hết hạn”. Mặt sau thẻ mới vẫn được gắn chip và in hoa văn hình hoa sen, họa tiết truyền thống cũng như đường vát chéo đan xen.

Sau

Bấm để lật ảnh sau/trước
Trước

Mặt sau mẫu thẻ căn cước mới và căn cước công dân hiện hành (bấm vào ảnh để xem chi tiết). Ảnh: Viết Tuân

Hiện nay, Bộ Công an chỉ cấp một mẫu thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi. Tuy nhiên từ 1/7, sẽ có hai mẫu thẻ căn cước cho công dân 0-6 tuổi và người từ 6 tuổi. Điểm khác biệt là mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi sẽ không in ảnh.

Từ năm 2016, Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch in trên thẻ nhựa cứng, song song với việc cấp chứng minh thư nhân dân 9 và 12 số. Sau nhiều năm liên tục cải tiến, từ tháng 1/1/2021, thẻ căn cước công dân gắn chip được cấp trên toàn quốc cho người từ 14 tuổi.

Tính đến cuối năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 87 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi thẻ gắn chip đã ổn định, Bộ Công an tiếp tục hướng đến mục tiêu xa hơn, thể hiện tại các đề xuất thay đổi về thẻ căn cước và các trường thông tin trong đó.

Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) từng giải thích việc thay đổi thông tin trên bề mặt thẻ nhằm phù hợp với quốc tế và tăng tính bảo mật thông tin cá nhân; hạn chế phải cấp đổi nhiều lần. Công dân làm lại thẻ ở các mốc tuổi 14, 25, 40 và 60. Bởi thế, người đã được cấp thẻ căn cước gắn chíp “vẫn sử dụng bình thường, không cần phải làm lại”.

Mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi.

Mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi.

Cùng với ban hành mẫu thẻ căn cước mới, Bộ Công an sẽ lần đầu cấp Chứng nhận căn cước từ ngày 1/7. Quy định này để thực hiện Luật Căn cước 2023. Theo đó, giấy được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Giấy có giá trị chứng minh về căn cước với người gốc Việt Nam, để thực hiện các giao dịch trên nước mình.

Giấy chứng nhận căn cước bằng giấy, hình chữ nhật, rộng 7,4 cm, dài 10,5 cm. Hai mặt in trên vân nền họa tiết truyền thống. Mặt trước có bản đồ Việt Nam, trống đồng. Mặt sau có hoa văn trống đồng.

Mặt trước mẫu giấy chứng nhận căn cước có hình quốc huy; ảnh người được cấp giấy; mã QR; số định danh cá nhân; họ chữ đệm và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; thời hạn sử dụng.

Mặt sau có vân tay ngón trỏ trái và phải; họ, chữ đệm và tên cha, quốc tịch; họ, chữ đệm và tên mẹ, quốc tịch; họ, chữ đệm và tên vợ (chồng), quốc tịch; họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, quốc tịch; ngày, tháng, năm.

Mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?

0

Hành vi dừng đỗ xe sai quy định ngoài việc gây ách tắc giao thông, tiền ẩn nguy hiểm thì người điều khiển xe dừng đỗ sai quy định còn bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tương đối cao. Vậy dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?

Đỗ xe ở lối rẽ bị phạt như thế nào? - Báo VnExpress

1. Quy định của pháp luật vè dừng đỗ xe
Tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe, cụ thể như sau:

Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:

– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

– Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

+ Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

+ Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

+ Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ    xe tại  các vị trí đó.

+ Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

+ Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

+ Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.

–  Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ    xe tại  các vị trí sau:

– Bên trái đường một chiều.

– Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.

– Trên cầu, gầm cầu vượt.

–  Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.

– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.

– Nơi dừng của xe buýt.

– Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.

– Trong phạm vi an toàn của đường sắt.

– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường phố:

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định về dừng đỗ xe của Luật giao thông đường bộ và các quy định sau đây:

– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

Ô tô bị phạt nặng khi rẽ vào làn xe máy, xe đạp ở đường Võ Chí Công

– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
2. Dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?
Hiện nay, tại các trung tâm thành phố, khi mà diện tích đất đang bị thu hẹp lại, nhu cầu phương tiện lưu thông trên đường ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng việc dừng đỗ xe không đúng quy định của pháp luật cũng ngày càng lớn. Đặc biệt là việc dừng đỗ xe ô tô gần ngã ba, ngã tư.

Ngã ba, ngã tư là những nút giao giao thông quan trọng, đóng vai trò đặc biệt lớn trong việc điều tiết giao thông nơi các tuyến đường. Tại các nút giao này, mất độ phương tiện giao thông qua lại tương đối nhiều. Chính vì vậy, việc dừng đỗ xe ô tô gần ngã ba, ngã tư gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho việc điều tiết giao thông, việc di chuyển, cũng như sự an toàn của người tham gia giao thông.

Như đã phân tích ở phần mục 1, theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ    xe tại  các nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau. Như vậy, việc dừng đỗ xe sai vị trí, dừng đỗ    xe tại  ngã ba, ngã tư là trái với quy định của pháp luật.

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định, việc dừng  đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Với hành vi vi phạm cụ thể, chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Việc dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư gây  nguy hiểm cho hoạt động tham gia giao thông. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, số lượng người dân sở hữu ô tô ngày càng nhiều. Ở các thành phố lớn, khi mà số lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, còn diện tích đất trống bị thu hẹp, khiến việc dừng đỗ xe gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế dừng đỗ xe ở ngã tư ngày càng nhiều.

Đặc biệt, việc dừng đỗ xe ở ngã tư gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động tham gia giao thông của người dân, công tác quản lý tình hình trật tự an toàn giao thông của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Đồng thời, nó góp phần hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra; xây dựng hoạt động tham gia giao thông toàn diện và an toàn.
3. Dừng đỗ xe sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền
Theo quy định tại Điều 5  Nghị định 100/2019/NĐ-CP  (được sửa đổi bởi  Nghị định 123/2021/NĐ-CP ) của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã phân rõ mức phạt đối với hành vi dừng đỗ xe ô tô như sau:

Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với các lỗi sau:

– Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ    xe tại  vị trí quy định được phép đỗ xe.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với các lỗi sau:

– Ô tô dừng, đỗ trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

– Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

– Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

Dừng xe ở làn đường được rẽ phải bị phạt thế nào?

– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Phạt tiền từ 800.000 – 1 triệu đồng đối với các lỗi sau:

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ    xe tại  nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

– Dừng xe, đỗ    xe tại  vị trí: Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; Điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; Trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; Nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

– Đỗ xe: Không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với các lỗi sau:

– Dừng xe, đỗ    xe tại  vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

– Dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với các lỗi:

Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.

Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với các lỗi:

Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ năm 2024, không phải đi lại nhiều lần

0

Cách làm thủ tục sang tên    xe  chính chủ không cần chủ cũ cực dễ

Người dân có thể sang tên    xe máy  không cần chủ cũ tương tự các bước theo thủ tục “sang tên    xe  đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân”.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ năm 2024Người dân có thể thực hiện sang tên xe mà không cần chủ cũ. Ảnh: Chân Phúc
Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA, các bước thực hiện thủ tục sang tên    xe máy  không cần chủ cũ như sau:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc    xe  để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số    xe , giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký    xe , biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Trang chủ - Tin tức sự kiện

Bước 2: Làm thủ tục sang tên    xe máy  không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên    xe tại  cơ quan đăng ký    xe  nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên    xe máy . Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của    xe ), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung    xe có  đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).

Bước 3: Người có nhu cầu sang tên    xe  sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên    xe     cho  người đang sử dụng xe.