Home Blog Page 201

Sau ngày Trùng cửu 9/9, 3 tuổi cá chép hóa Rồng, ngồi không cũng có lộc

0

Tử vi 12 con giáp dự báo rằng vận trình của những tuổi này sau ngày 9/9 có sự khởi sắc, cánh cửa thành công ngày một rộng mở.

Tuổi Sửu

Theo tử vi 12 con giáp, người tuổi Sửu có thể chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực tài chính. Con giáp này có thể thu về những khoản lợi nhuận bất ngờ từ việc đầu tư, quản lý tài sản. Bản mệnh cũng đón nhận những cơ hội làm ăn tiềm năng khác, có thể nhanh chóng gia tăng thu nhập, gia tăng tài sản.

Theo tử vi 12 con giáp, người tuổi Sửu có thể chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực tài chính.

Bản mệnh có tài chính ổn định, tiền của tích lũy được ngày một nhiều, tương lai càng thêm tươi sáng. Tuổi Dần có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp nhưng cần phải thận trọng trước khi đưa ra các quyết định quan trọng.

Về chuyện tình cảm, người độc thân có thể mở ra cơ hội làm quen, gặp gỡ với người mới, có thể cùng nhau trò chuyện, tìm hiểu dần dần, biết đâu sẽ sớm tìm được người phù hợp.

Tuổi Ngọ

Tử vi 12 con giáp nói rằng công việc của người tuổi Ngọ trong thời gian tới diễn ra yên ổn. Bản mệnh có thể giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng, đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời.

Tử vi 12 con giáp nói rằng công việc của người tuổi Ngọ trong thời gian tới diễn ra yên ổn.

Con giáp này có thể gặp gỡ được nhiều người mới, mở rộng mối quan hệ xã giao. Bản mệnh có thể bình tĩnh, đưa ra lựa chọn phù hợp trong các tình huống cấp bách, không để bản thân chịu ảnh hưởng của các yếu tố tích cực bên ngoài.

Về chuyện tình cảm, các cặp đôi có thể trải qua những cảm xúc mới mẻ. Dù bận rộn, hai bên vẫn không quên dành thời gian quan tâm, chia sẻ với nhau, động viên nhau vượt qua khó khăn.

Tuổi Mùi

Tử vi 12 con giáp nói rằng người tuổi Mùi có đường công danh sự nghiệp rộng mở, không có nhiều khó khăn. Bản mệnh có thể tìm kiếm các cơ hội làm ăn, kiếm nhiều tiền của hơn trong giai đoạn tới. Tài chính của bản mệnh ngày một vững chắc, tiền của tăng lên không ngừng. Tuổi Mùi biết cách quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý nên không sợ thất thoát tài sản, tiền của chỉ có tăng chứ không có giảm. Giai đoạn này, bản mệnh ý thức được việc gì cần chi tiền, việc gì không cần nên không phải lo lắng nhiều.

Tử vi 12 con giáp nói rằng người tuổi Mùi có đường công danh sự nghiệp rộng mở, không có nhiều khó khăn.

Về chuyện tình cảm, người có cặp có đôi tiếp tục trải qua những ngày tháng mặn nồng. Người độc thân vui vẻ với những cuộc gặp gỡ, trò chuyện làm quen, sẵn sàng mở lòng để tìm được đối tượng phù hợp.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/sau-ngay-trung-cuu-9-9-3-tuoi-ca-chep-hoa-rong-ngoi-khong-cung-co-loc-847808.html

Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?

0

Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.

Sau khi bão Yagi đổ bộ và quét qua các tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội, bạn có thể thấy cây cối đổ ngổn ngang xung quanh khu phố nhà mình. Từ những xây siêu cổ thụ như đa và xà cừ cho đến các cây thân gỗ trẻ hơn như hoa ban, sưa, phượng và sấu, tất cả đều có thể bị gió bão quật đổ.

Thế nhưng, có một loại cây trên khắp thành phố đã tỏ ra kiên cường một cách kỳ lạ trong gió bão. Thân thì mảnh khảnh mong manh, tán xòe rộng lại còn cao lênh khênh tới gần 20 mét, những cái cây này có thể cao hơn cả một tòa nhà 4 tầng, thứ sẽ khiến chúng phải đón gió đầu trong nhiều trận bão.

Ấy vậy mà khi đối mặt với bão Yagi, chúng chỉ vặn vẹo hết bên này đến bên khác. Có những lúc tưởng chừng sẽ bị gió giật gãy làm đôi hoặc đổ rạp, nhưng không, loài cây ấy vẫn đứng lên vững vàng và thần kỳ sau cơn bão.

Nếu bạn không tin, hãy thử đi quanh khu phố mà xem, làm gì có cây cau nào bị đổ, đúng không?

Nhưng tại sao những “anh chàng gầy còm, xanh xao” này lại có sức chống trọi với gió lớn đến thế?

Hóa ra, câu trả lời đến từ nhiều yếu tố như khí động lực học, ứng suất mặt cắt… Thế nhưng, nếu không muốn đi sâu vào bản chất vật lý của một cây cau đứng trong gió bão, bạn chỉ cần hiểu đơn giản một điều: Tại cau không phải là cây thân gỗ.

Cau có danh pháp khoa học là Areca catechu, nó thuộc vào chi Areca, họ Arecaceae bao gồm một nhóm hơn 2.500 loài đã xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm, kể từ thời kỳ Phấn trắng. Điều đó có nghĩa là tổ tiên của loài cau đã đứng đó và nhìn khủng long đi bộ trên mặt đất.

Tổ tiên của loài cau đã đứng đó và nhìn khủng long đi bộ trên mặt đất.

Về bản chất, cau có họ hàng gần với cỏ và lúa hơn cả cây thân gỗ. Cho nên như bạn có thể thấy, cỏ và lúa chỉ bị rạp chứ không bật gốc hoặc gãy đổ trong gió lớn, một cây cau cũng vậy.

Nếu chặt đôi thân của một cây cau, bạn sẽ không thấy chúng có các vòng gỗ như cây thân gỗ thông thường. Thay vào đó, thân của cau được cấu tạo từ một tập hợp các sợi mảnh, xốp và cứng, nhưng được bao bọc trong những lớp mô mềm dẻo nằm rải rác và có độ đàn hồi cao.

Vì không được làm từ gỗ cứng và to ra theo chiều ngang, ứng suất cắt qua thân của một cây cau khi gió giật sẽ không lớn, khiến cau ít có khả năng bị gãy. Thêm vào đó, các mô đàn hồi của cau đem đến sự dẻo dai cho nó. Dù thân cây có bị nghiêng ngả trong gió, nó cũng có thể khôi phục trở lại vị trí ban đầu.

Cau không phải cây thân gỗ, cấu trúc thân gồm các sợi đàn hồi của cau, cho phép nó giảm ứng suất cắt từ gió.

Và nếu bạn cần thêm một chút kiến thức về vật lý ở đây, thì bản thân cây cau cũng là một kỳ quan của khí động học. Vì thân cau cấu tạo từ các sợi, chúng chủ yếu sinh trưởng theo chiều dọc. Một cây cau có thể cao tới 20 mét và cao hơn một tòa nhà 4 tầng. Tuy nhiên, chúng không hề có cành.

Việc không có cành và thiếu các tán cây xòe to đem đến lợi thế cho cau khi đối mặt với gió bão. Lực cản gió trên tán cau thực ra rất thấp. Các tán lá của nó được cấu tạo từ những chiếc lá có một gân sống lớn, găm trên đó là những lá nhỏ và mảnh dài, dễ dàng cho gió xuyên qua.

Lá cau có thể bị xé rách tả tơi trong gió bão, nhưng bù lại, lực cản gió của nó sẽ giảm xuống khiến cây khó bị đổ. Và những chiếc lá bị xé rách sẽ sớm được thay thế khi lá non mọc ra sau cơn bão.

Lá cau có cấu tạo giúp nó giảm được lực tác động từ gió.

Nói về bộ rễ, cau cũng có lợi thế đứng vững bởi chúng có rất nhiều rễ nhỏ, mọc lan tỏa vào các tầng đất mặt. Những chùm rễ nhỏ này bám chặt vào đất và thường phình to ra thành phần gốc nặng hơn, giúp cân bằng được với chiều cao của thân cau và giữ chúng đứng vững ngay cả trong gió bão.

Đây cũng là đặc điểm của nhiều loài cây khác trong họ Arecaceae cùng với cau, chẳng hạn như dừa, cọ, cau cảnh và cau vua. Cho nên, bạn hiếm khi nhìn thấy cảnh tượng những loài cây này bị bật gốc.

Họa hoằn lắm thì cảnh tượng một cây cau bị bật gốc mới xuất hiện ở khu vực miền núi, khi toàn bộ mảng đất lớn dùng để trồng cây bị sạt lở.

Dừa, một loài cây có họ hàng với cau, thường được trồng ở khu vực ven biển.

Ở các khu vực ven biển, dừa thường được trồng như một loài cây chủ lực để đón bão và giữ đất. Cọ thì thường được trồng ở các khu vực trung du và miền núi nhiều hơn. Do đó, khi đi xung quanh thành phố sau bão Yaki, bạn thường sẽ chỉ bắt gặp sự kiên cường của loài cau.

Trong thành phố, cau thường được trồng để làm cảnh. Trong khi đó ở nông thôn, người ta thường trồng cau để hái quả và lấy hoa, thắp hương như một truyền thống của người Việt.

Cau gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ở nông thôn, với những chiếc quạt làm bằng mo cau, chổi làm từ lá cau. Những người già thường ăn quả cau cùng với lá trầu không và vôi. Và ít người biết, hạt cau khi được giã ra còn có thể uống được như một phương thuốc tẩy giun.

Cau gắn liền với làng quê Việt Nam.

Ngoài Việt Nam, cây cau còn mọc ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan. Cau cũng có ở Đài Loan, miền nam Trung Quốc, Sri Lanka, Maldives và một số quần đảo ở Thái Bình Dương.

Những khu vực này nằm trong vùng ảnh hưởng thường xuyên của bão nhiệt đới. Điều này giải thích lý do tại sao cau có thể tồn tại từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng được kiên cường trong gió bão.

Nguồn : https://thanhnienviet.vn/tai-sao-cay-coi-gay-do-ngon-ngang-sau-bao-yagi-chi-rieng-cay-cau-la-dung-vung-209240809210158142.htm

Cầu Phong Châu đã xuống cấp trầm trọng, nhiều lần phải tu sửa, tỉnh Phú Thọ thường xuyên kiến nghị nâng cấp hoặc xây mới nhưng chưa được duyệt: Giờ thì không còn cơ hội sửa sai nữa rồi!

0

Cây cầu đã cực kì xuống cấp nhưng vẫn chưa được tu sửa, nâng cấp dù nhiều lần xin kinh phí.

Theo nguồn tin đăng tải trên báo Vnexpress, Năm 2013, cầu hư hỏng nặng, phải sửa chữa. Năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị nghiên cứu đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu. Khi đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết điều kiện chưa thực hiện ngay được việc này nên chỉ đạo Tổng cục Đường Bộ Việt Nam tăng cường duy tu, sửa chữa.

Phú Thọ: Lắp cầu phao phân luồng để sửa cầu Phong Châu

Ba nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được đưa vào Trung tâm Y tế Tam Nông cấp cứu, chẩn đoán ban đầu chấn thương phần mềm.

Sáng 9/9, đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho biết đang chụp chiếu, xét nghiệm xử trí cho ba bệnh nhân, hiện chưa xác định mức độ và tình trạng chấn thương.

Đây là ba nạn nhân đầu tiên trong vụ sập cầu Phong Châu được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cây cầu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ, sập lúc khoảng 10h hôm nay. Đây là thời điểm lượng xe lưu thông trên tuyến đường khá đông.

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

“Dự kiến số nạn nhân sẽ tiếp tục tăng”, đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho hay. Trung tâm cử hai đội cấp cứu cơ động, hai xe cứu thương đến hiện trường, mang đầy đủ thuốc, vật tư, cáng, bình oxy… để sẵn sàng ứng cứu, xử trí. Khoa hồi sức tích cực dồn toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây sang phòng khác để dành tiếp nhận cấp cứu trong tai nạn. Các bác sĩ cũng thu dọn Khoa ngoại để xử trí ca bệnh nặng, cần phẫu thuật.

Trung tâm Y tế Lâm Thao cũng đã điều động nhân lực, có mặt hiện trường để ứng cứu.

Hiện chưa xác định được thương vong tai nạn do các cơ quan phải trích xuất camera và thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. Lực lượng chức năng huyện Lâm Thao và Công an tỉnh Phú Thọ đã phong tỏa cầu, điều tra nguyên nhân.

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ

Cầu Phong Châu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380 m. Công trình được khánh thành năm 1995 và đưa vào sử dụng năm 1996 với tải trọng thiết kế H18-X60 gồm 8 nhịp. Trong đó, có 4 nhịp giản đơn dầm T33m bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, ba nhịp dàn thép (66m+64m+80m) và một nhịp giản đơn dầm T21 m bằng bê tông cốt thép thường.

Nguồn than khảo: https://vnexpress.net/ba-nan-nhan-vu-sap-cau-phong-chau-chan-thuong-phan-mem-4790715.html

Quảng Ninh: Vỡ đập của công trình thuỷ lợi, nước lũ cuồn cuộn khiến 400 hộ dân ngập lụt

0

Do ảnh hưởng của bão số 3, trận mưa lớn với tổng lượng mưa từ ngày 6/9 đến thời điểm 9h00 ngày 9/9 là 166,8 mm đã đẩy lưu lượng nước lớn từ trên các sông suối thượng nguồn về huyện Tiên Yên, gây vỡ bờ bao, phần đập đất của công trình thủy lợi Hà Thanh (xã Đông Hải), khiến ngập 400 hộ dân.

Cụ thể, phần đập đất vai trái của công trình thủy lợi Hà Thanh (xã Đông Hải) bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc. Mực nước ngập từ 1-1,5m.
Huyện Tiên Yên đã tổ chức di dời toàn bộ dân cư trong sáng 9/9, trước khi sự cố xảy ra nên không có thiệt hại về người.
Công trình này không phải là hồ chứa, chỉ là đập dâng trên sông, nên lượng nước trữ không nhiều và hiện nước đang rút dần. Tuy nhiên hiện chưa tiếp cận được vị trí sự cố. Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh  Quảng Ninh  đã có mặt tại hiện trường và đang đợi nước rút để tiếp cận khu vực sự cố.

Nước sông Tiên Yên dâng cao.
Nước sông Tiên Yên dâng cao.
Nước lớn từ thượng nguồn đổ về cũng gây lũ trên sông Tiên Yên, ngập úng cục bộ nhiều tuyến đường, nhiều nhà dân tại các khu dân cư và hàng trăm ha hoa màu.
Báo Quảng Ninh Điện tử cho biết, tại thị trấn Tiên Yên đã có khoảng 500 hộ bị ngập, chia cắt. Tất cả các ngầm, đập tràn trên địa bàn thị trấn đều bị ngập, chia cắt. Huyện Tiên Yên đã tổ chức di dời toàn bộ người dân ở khu vực bị ngập trên địa bàn thị trấn Tiên Yên trong sáng 9/9. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người nhưng chưa thống kê được thiệt hại về tài sản.
Huyện Tiên Yên và các sở, ngành chức năng đang tích cực, chủ động các phương án ứng phó mưa lớn, lũ ống, lũ quét,  ngập lụt , sạt lở đất do mưa lớn cục bộ gây ra và bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó với mưa lũ, hỗ trợ nhân dân xử lý các tình huống xảy ra trong mưa lũ./.
Theo baochinhphu.vn

NẠN NHÂN THOÁT CỬA TỬ VỤ SẬP CẦU PHONG CHÂU (PHÚ THỌ): BƠI MỘT ĐOẠN THÌ VỚ ĐƯỢC CÂY CHUỐI VÀ KÊU CỨU

0
Theo lãnh đạo trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ), các bác sĩ vừa tiếp nhận 3 nạn nhân đầu tiên trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Các bệnh nhân đã được đưa đi chiếu chụp, xét nghiệm, hiện sức khỏe ổn định.
Ông Phan Trường Sơn (50 tuổi, trú tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông), 1 trong 3 nạn nhân trên, kể lại thời điểm xảy ra vụ việc, ông thấy cầu rung lắc và cho rằng do phương tiện trọng tải lớn đi trên cầu. Bất ngờ, cả người và phương tiện bị rơi xuống gần đáy sông. Ông lấy hết sức để ngoi lên mặt nước nhưng luôn nghĩ mình không thể sống sót vì nước chảy rất mạnh. Người này cố bơi vào bờ, may mắn bám vào một cây chuối và được người dân đi thuyền ra cứu.
Bệnh nhân Sơn bị chấn thương phần mềm, tỉnh táo nhưng tâm lý hoảng loạn, lo lắng. Ngoài ra, hai bệnh nhân khác vào cấp cứu trong tình trạng chấn thương phần mềm, đã tự đi lại được.
Theo đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông, đơn vị cử 2 đội cấp cứu cơ động, 2 xe cứu thương đến hiện trường, mang đầy đủ thuốc, vật tư, cáng, bình oxy… để sẵn sàng ứng cứu, xử trí. Khoa Hồi sức tích cực dồn toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây sang phòng khác để sẵn sàng tiếp nhận nạn nhân liên quan vụ sập cầu Phong Châu vào cấp cứu.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Long An, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao, hiện đơn vị chưa tiếp nhận cấp cứu nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu. Cơ sơ y tế này đã điều động nhân viên y tế và xe cứu thương đến hiện trường để trực cấp cứu.
Tai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, ban lãnh đạo cho biết Khoa Cấp cứu chưa tiếp nhận nạn nhân nào trong vụ sập cầu. Đơn vị đã cử 2 kíp bác sĩ cùng xe cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/sap-cau-phong-chau-o-phu-tho-suc-khoe-cac-nan-nhan-con-song-sot-gio-ra-sao-2320044.html?

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông

0

Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu.

Trưa 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu để kiểm tra và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ với các nạn nhân, theo chỉ đạo của Thủ tướng trong công điện vừa ban hành.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Phú Thọ báo cáo sơ bộ thiệt hại từ vụ sập cầu. Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng ngăn chặn 2 đầu cầu và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh báo cáo giải pháp cứu hộ đang gặp khó khăn do dòng nước xiết, không thể cho người, phương tiện xuống ngay được.

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông - 1
Dòng nước chảy xiết tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Theo lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, đây là tuyến lưu thông huyết mạch nên cần phải sửa chữa khôi phục ngay. Tỉnh đề nghị dùng quỹ dự phòng, khẩn cấp để triển khai làm mới cầu, nhưng Bộ GTVT cho biết sẽ phải thực hiện việc này trong 1 năm.

Để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, cơ quan chức năng cho biết sẽ tính toán phương án làm cầu phao tại đây.

Lúc 13h26 ngày 9/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, cho biết lực lượng chức năng đã giải cứu, vớt được 3 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Theo vị lãnh đạo, cả 3 nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu. Trong đó, có một người trong tình trạng nguy kịch, 2 nạn nhân còn lại sức khỏe đã ổn định.

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, các lực lượng công an, quân đội, y tế đang túc trực tại cầu Phong Châu, đầu huyện Tam Nông. Lực lượng cảnh sát cứu hộ cứu nạn đã chuẩn bị sẵn áo phao, dây cứu sinh, bình oxi… để tổ chức cứu nạn.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác của Bộ GTVT và Ủy ban ATGT quốc gia đang đến điểm cầu sập. Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa điều phối lưu thông, hướng dẫn các phương tiện đường thủy không đi vào khu vực cầu sập.

Các đơn vị của Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng địa phương triển khai các phương án tìm kiếm các nạn nhân và xử lý sự cố.

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông - 2
Hiện trạng cầu Phong Châu sau khi bị gãy sập (Ảnh: Nguyễn Hải).

Tại Phú Thọ, sau khi kiểm tra hiện trường và nghe các đơn vị chức năng báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang chỉ đạo trước mắt, công an tỉnh cần triển khai phương án phân luồng giao thông ở tất cả các hướng để tránh phương tiện từ Hà Nội lên và các tỉnh khác về đi qua cầu Phong Châu, đảm bảo phân luồng từ xa.

Các lực lượng quân đội, công an, y tế… sẵn sàng phương án để triển khai cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, nhân lực để triển khai phương án khi đảm bảo các yếu tố an toàn.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Sự cố sập nhịp cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số phương tiện giao thông và người bị rơi xuống sông.

Thủ tướng chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông - 3
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Cùng với việc rà soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, các địa phương kiên quyết không để người dân qua lại nếu không bảo đảm an toàn; Thủ tướng yêu cầu rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu.

Cầu Phong Châu là cây cầu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cầu có lý trình tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/sap-cau-phong-chau-10-o-to-2-xe-may-va-13-nguoi-roi-xuong-song-20240909133506696.htm

Có 6 loại cây cảnh hiếm khi ra hoa, chỉ nở khi có điềm báo, đó là loại gì?

0

Đây đều là những loại cây cảnh được nhiều gia đình trồng trong nhà nhưng rất hiếm nở hoa. Nếu thấy hoa nở thì xin chúc mừng gia chủ.

Cây lưỡi hổ

Với tên gọi khác cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.

Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh…Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ rất khó ra hoa, người xưa quan niệm rằng, khi cây lưỡi hổ ra hoa thì báo điềm gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, mọi vận hạn, đen đủi sẽ chấm dứt. Công việc, sự nghiệp ổn định hơn, tình cảm đi lên và mọi chuyện đều thuận lợi, may mắn.

Cũng theo quan niệm được lưu truyền, trồng cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc xua đuổi tà ma, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

Cây lưỡi hổ rất khó ra hoa nhưng nếu nở là điềm báo gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn.

Nha đam

Lô hội, hay nha đam, long tu (có nơi gọi là liu hội, long thủ, lao vĩ…) là tên gọi các loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội.

Ngày nay, nha đam đã được đưa vào nhiều món ăn ngon, và đây cũng là loại cây được nhiều người biết tới, trồng làm cảnh. Tuy nhiên, thật hiếm khi có thể chứng kiến cây nha đam nở hoa.

Theo quan niệm, khi cây lô hội nở hoa là báo điềm lành sắp đến, gia chủ có thể cất bỏ những muộn phiền để đón tài lộc, an vui.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

Thiết mộc lan

Hoa của cây thiết mộc lan thường mọc thành chùm màu trắng pha nâu tím, có mùi thơm quyến rũ, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, cây cũng ít nở hoa.

Theo quan niệm, mỗi khi thiết mộc lan nở sẽ đem đến may mắn và tài lộc về cho gia chủ, xua đuổi những điều không may mắn, xui xẻo trong thời gian qua.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

Hoa kim tiền

Đây là loại cây thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoa kim tiền trông như thế nào. Hoa kim tiền có hình trụ dài, mọc từ gốc lên, trên hoa có các nếp uốn lượn như hoa văn, nhìn không bắt mắt lắm. Thế nhưng, đây là loại hoa được quan niệm sẽ đem tới điềm lành cho gia chủ, tài lộc chuẩn bị như nước đổ về, tiền tiêu rủng rỉnh không hết.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

Cây hạnh phúc

Là loại cây được ưa chuộng trồng làm cảnh bởi lá xanh dầy, bóng bẩy rất đẹp, đặc biệt cái tên “hạnh phúc” đem lại nhiều ước vọng về sự may mắn, hạnh phúc, an vui.

Đây là loại cây cực hiếm nở hoa. Mỗi khi hoa hạnh phúc nở, theo quan niệm là điềm báo cho gia chủ sắp đón những điều cực tốt lành, may mắn, hạnh phúc.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

Cây phát tài phát lộc

Hay còn được gọi là cây trúc phát tài, trúc phú quý, lucky bamboo,… Loại cây này được trồng nhiều trong nhà bởi mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy. Cực hiếm khi nở hoa, mỗi khi cây phát tài phát lộc ra hoa là điềm báo gia chủ chuẩn bị đón công việc thuận lợi, đường công danh rộng mở, tiền tài vào như nước.

cây lưỡi hổ, cây lưỡi hổ nở hoa, lưỡi hổ nở hoa điềm gì, kiến thức

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/co-6-loai-cay-canh-hiem-khi-ra-hoa-chi-no-khi-co-diem-bao-do-la-loai-gi-423753.htm

Ôi trời ơi! Vụ sập cầu Phong Châu – Con số x/ấ/u không ai mong muốn: 10 ôtô, 2 xe máy, 13 người đã bị cuốn trôi 👇👇

0

Phú Thọ  – Cơ quan chức năng đang huy động nhiều lực lượng tham gia khắc phục hậu quả vụ  sập cầu Phong Châu.

Sáng 9.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu. Ảnh: Tô Công Sáng 9.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu. Ảnh: Tô Công
Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h. Lúc này mực nước sông Hồng đã lên rất cao, chảy xiết khiến 2 mố cầu Phong Châu bị sập. Ảnh: Tô Công Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h. Lúc này mực nước sông Hồng đã lên rất cao, chảy xiết khiến 2 mố cầu Phong Châu bị sập. Ảnh: Tô Công
Thời điểm cầu sập, có phương tiện lưu thông trên cầu. Tuy nhiên, chưa thống kê được thiệt hại. Ảnh: Tô Công Thời điểm cầu sập, có phương tiện lưu thông trên cầu. Ảnh: Tô Công
Mố cầu bị đổ sập cuốn theo dòng nước chảy siết. Ảnh: Tô Công. Mố cầu bị đổ sập cuốn theo dòng nước chảy siết. Ảnh: Tô Công.
Lực lượng chức năng cũng đã sớm có mặt để làm các phân làn và các công tác chuyên môn khác. Đến 13h trưa, khu vực xung quanh đường dẫn lên cầu có rất đông người dân và phương tiện bị ùn ứ lại. Lực lượng chức năng cũng đã sớm có mặt để làm các phân làn và các công tác chuyên môn khác. Ảnh: Anh Tâm
Tại hiện trường, thông tin có 2 xe ô tô và một số xe máy đang lưu thông khi cầu sập khiến rất nhiều người lo lắng. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin nào xác nhận lại sự việc này. Ảnh: Anh Tâm Tại hiện trường, thông tin có nhiều xe ô tô và một số xe máy đang lưu thông khi cầu sập khiến rất nhiều người lo lắng. Ảnh: Anh Tâm
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) có mặt tại hiện trường. Đến trưa cùng ngày, theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo Công an tỉnh Phú thọ có mặt tại hiện trường. Ảnh: Anh Tâm
Đến khoảng 13h, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng có mặt trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả. Đến khoảng 13h, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng có mặt trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả. Theo báo cáo sơ bộ, có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, lực lượng chức năng đã vớt được 3 người trong vụ sập cầu Phong Châu và đưa đi cấp cứu. Hiện sức khoẻ của 3 người đã dần ổn định và đều xác định là những người đi xe máy. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, lực lượng chức năng đã vớt được 3 người trong vụ sập cầu Phong Châu và đưa đi cấp cứu. Hiện sức khoẻ của 3 người đã dần ổn định.
Nạn nhân Một nạn nhân đang được cấp cứu sau tai nạn.
Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cầu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Ảnh: Tô Công Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cầu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Ảnh: Tô Công

Khi xảy ra sự cố s:::ập cầu có 1 xe chở khách, một số xe ô tô 4 chỗ, 1 xe container cùng nhiều người đang tham gia giao thông… Không một cơ hội nào…

0

Khi đang đi trên cầu Phong Châu (Phú Thọ) thì sập cầu, anh Quý Trọng kể lại khoảnh khắc rơi xuống sông Hồng và được người trên bờ xuống cứu.

Mới đây,  cầu Phong Châu  bắc qua sông Hồng ở Phú Thọ bị sập, lực lượng chức năng đang xác định người và xe bị rơi xuống sông. Những người chứng kiến kinh hãi kể lại vụ việc.
Anh Bùi Quý Trọng (32 tuổi), người rơi xuống sông Hồng vẫn còn sợ hãi khi kể lại khoảnh khắc cầu Phong Châu bị sập. “Tôi đang đi trên cầu khoảng 5 m nữa đến đoạn cuối, bỗng thấy cầu rung nên khoảnh lại thì thấy cầu sập một đoạn. Lúc ấy, không biết bám víu vào đâu tôi và người bạn đi cùng xe máy rơi tự do xuống”.

Sập cầu Phong Châu, người rơi xuống sông Hồng kể lại giây phút được cứu- Ảnh 1.

Anh Bùi Quý Trọng (32 tuổi) kể lại giây phút thoát nạn khi sập cầu Phong Châu

Vừa chạy qua cầu thì… cầu sập
Vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến vụ  sập cầu , chia sẻ với  Thanh Niên  ông Nguyễn Tuấn Hùng (49 tuổi) kể, trong lúc lái ô tô chở vợ đi qua cầu khoảng 10 giờ kém, hướng từ H.Lâm Thao sang H.Tam Nông đi làm, ông thấy nước sông dâng cao, chảy xiết.

“Lúc đó, tôi nói với vợ nhìn nước cuồn cuộn nhìn kinh thế. Vừa chạy qua cầu vài trăm mét, cầu sập. Lúc đó vợ chồng tôi toát mồ hôi lạnh. May mắn cho vợ chồng tôi thoát chết”, ông Hùng kể.
Theo ông Hùng, thời điểm cầu bị sập, các vẫn di chuyển qua cầu bình thường. Sau đó, ông quay trở lại khu vực cầu. Người đàn ông kể rất nhiều người dân đã tập trung đông ở cầu chứng kiến vụ việc.

Sập cầu Phong Châu, người rơi xuống sông Hồng kể lại giây phút được cứu- Ảnh 2.

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập sáng nay

ẢNH: DUY TÚ

Trải qua vụ việc lần này, người đàn ông cho biết bản thân vô cùng may mắn vì nếu di chuyển vào đúng thời điểm cầu sập thì không biết chuyện gì xảy ra. Ông cũng hy vọng tai nạn sẽ không gây thiệt hại nào về người.

Chị Thu Hiền cũng đến xem vụ cầu sập sáng nay cho biết lúc chị đến cầu Phong Châu đã sập, nhiều người tập trung đông. “Thực sự, không thể diễn tả nổi cảm xúc vì quá kinh khủng. Mình gọi điện cho người thân hỏi thăm vì người nhà mình hay lưu thông qua cầu, may mắn mọi người đều an toàn. Hy vọng không có trường hợp đáng tiếc nào”, chị kể.

Sập cầu Phong Châu, người rơi xuống sông Hồng kể lại giây phút được cứu- Ảnh 3.

Nhiều người chứng kiến vụ việc

ẢNH: DUY TÚ

Chân tay run lẩy bẩy khi chứng kiến

Anh Đặng Duy Tú (27 tuổi, ở xã Vạn Xuân, H.Tam Nông, Phú Thọ) có xưởng sản xuất đối diện cầu Phong Châu khoảng 400 m kể lại, sáng nay khoảng 9 giờ 58 phút cầu bị gãy ở giữa và sập hẳn xuống. Lúc đó, anh đang ở xưởng nên chứng kiến toàn bộ cảnh cầu bị sập, không tin vào những gì đang diễn ra.
“Tôi nghĩ mọi thứ như trong phim vì thực sự rất kinh khủng đến bây giờ cũng không thể tin được. Hai bạn của tôi (anh Bùi Quý Trọng – NV) đi từ bên H.Lâm Thao sang H.Tam Nông lúc cây cầu sập không may rơi xuống phần bê tông của cầu lên được còn xe máy vẫn ở dưới. Tôi hỏi lại một bạn và được biết chỉ bị trầy xước còn cụ thể như thế nào phải đợi bạn bình tĩnh mới hỏi được kỹ. Cầu bị gãy ở giữa trước sau đó sụt tiếp sang bên phía cầu thuộc H.Tam Nông, phần bên H.Lâm Thao vẫn còn nguyên”, anh Tú kể lại.

Sập cầu Phong Châu, người rơi xuống sông Hồng kể lại giây phút được cứu- Ảnh 4.

Vụ sập cầu Phong Châu xảy ra sáng nay 9.9

ẢNH: DUY TÚ

Cũng theo anh Tú, khoảnh khắc cầu bị sập xuống, nhiều người đã bật khóc vì sợ hãi khi chứng kiến, trong đó có cả bản thân anh. Anh chưa bao giờ nghĩ đến trường hợp này sẽ xảy ra, đến lúc quay lại video chân tay anh vẫn run lẩy bẩy.
“Mọi người đang được yêu cầu không đến khu vực hai bên cầu bị sập, mọi người chỉ đứng phía dưới. Cây cầu đó buổi sáng có mật độ phương tiện di chuyển đông, tôi không nhớ chính xác bao nhiêu năm nhưng cầu được xây cách đây khá lâu. Đây là cây cầu duy nhất nối H.Lâm Thao và H.Tam Nông còn có chỗ khác cũng đi qua được hai huyện này nhưng cách xa hơn 15 km nữa. Sáng nay tôi thấy nước lũ dâng nên ở nhà, không ra ngoài để đảm bảo an toàn”, anh Tú nói.

Bố tôi cam chịu khi ông nội cho chú út thừa kế toàn bộ nhà, đất

0
ng nội sang tên toàn bộ nhà, đất dù chú út không có con trai, còn bố tôi là con trưởng, em tôi là đích tôn không được gì.
Bố tôi cam chịu khi ông nội cho chú út thừa kế toàn bộ nhà, đất
 Ảnh minh họaÔng bà nội tôi có chín người con, bố tôi là con trưởng. Trước năm 17 tuổi, bố tôi gánh gần như toàn bộ việc lớn, bé trong nhà, vì sau bố tôi bà sinh liền bốn cô con gái nên không làm được việc nặng. Bố ngày trông em, lo việc đồng áng, tối lại cùng bà đóng gạch để xây một căn nhà năm gian. Ông tôi công tác văn thư ở xã, nên không động tay vào việc nhà.

Năm 17 tuổi, bố tôi đi bộ đội, rồi thoát ly và định cư ở thành phố. Sau này bà mất, ông tôi làm giấy tờ sang tên toàn bộ nhà cửa, đất đai cho chú út ở cùng ông (nhà chú chỉ có hai cô con gái, không có đích tôn). Làm xong giấy tờ, ông tôi mới gọi các con về và thông báo một câu. Vậy là dù bố tôi là con trưởng, em trai tôi là cháu đích tôn nhưng chúng tôi cũng chẳng được gì thừa kế từ ông bà?

Còn nếu thắc mắc bố tôi cư xử với ông bà thế nào thì ông là một người con có hiếu. Thậm chí, bố còn thiên vị đến mức cực đoan cho bên nhà nội. Ông luôn coi bố, mẹ và anh em chỉ mình là nhất. Dù vậy, 10 ngón tay vẫn có ngón dài, ngón ngắn, ông nội tôi quý ai thì cho người đấy, nhà cửa thờ cúng cũng giao cả cho chú út dù chú không có con trai. Còn con trưởng và đích tôn không có phận sự gì.

Cách xử sự của ông tôi, có lẽ người ngoài nhìn vào cũng thấy nực cười theo suy nghĩ truyền thống. Theo góc nhìn của người ngoài, chú tôi chỉ có con gái, nghĩa là đất đai, nhà cửa hương hỏa của ông bà đến đời con chú sẽ không còn là cháu trai thờ cúng nữa. Trong khi đó, ông tôi vẫn có cháu đích tôn và cháu trai con nhà các con thứ khác. Nhưng ông tôi không quan tâm, dù lúc mất ông đã 95 tuổi, là một người hoàn toàn thuộc thế hệ cũ.

Thế nhưng, dù ông đi ngược quan niệm truyền thống, nhưng bố tôi vẫn hoàn toàn nghe theo quyết định của ông, không ý kiến hay phàn nàn gì. Phận làm cháu như chúng tôi cũng vì thế không can thiệp vào quyết định của ông, dù trong tâm vẫn cảm thấy thương bố đã cả đời chăm lo cho cho ông bà và các em, mà đến cuối cùng khi mọi thứ xong xuôi mới biết chẳng được gì.

Cơ ngơi của gia đình tôi hiện tại đều do bố mẹ tôi tự gây dựng nên từ hai bàn tay trắng. Trong nhà tôi vẫn có bàn thờ gia tiên và thờ bà nội vì dẫu sao cũng là truyền thống và lòng thành. Nên tôi nghĩ chuyện phụ huynh thiên vị, mù quáng khi phân chia tài sản thừa kế cho con cháu cũng là chuyện bình thường. Quan trọng là mỗi chúng ta đối mặt và cư xử thể nào cho phải đạo mà thôi.